Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Quy chế pháp lý hành chính của công dân việt nam và người nước ngoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.51 KB, 18 trang )

Mục Lục

1


LỜI MỞ ĐẦU
Để tham gia vào các quan hệ pháp luật hành chính, các chủ thể phải có năng
lực chủ thể (năng lực pháp luật hành chính và năng lực hành vi hành chính) theo quy
định của pháp luật. và đây cũng là hình thức thể hiện địa vị pháp lý hành chính của các
chủ thể trong quản lý hành chính nhà nước. Căn cứ vào đặc điểm và những tính chất đặc
thù của từng chủ thể, Nhà nước đảm bảo cho các chủ thể đó tham gia tích cực vào quản
lý nhà nước bằng cách quy định ngay trong luật quy chế pháp lý hành chính của chủ thể
đó.

2


NỘI DUNG
PHẦN I - QUY CHẾ PHÁP LÝ HÀNH CHÍNH CỦA CÔNG DÂN VIỆT NAM:
1. Khái niệm quốc tịch và công dân:
-Quốc

tịch là mối liên hệ pháp lý của một người đối với một nhà nước nhất

định. Mối quan hệ này biểu hiện tổng thể qua quyền và nghĩa vụ của người
đó đối với Nhà nước, những quyền và nghĩa vụ đó được quy định trong
pháp luật.
-

Khoản 1, điều 17, Hiến pháp 2013: “Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam”.



-

Mối liên hệ pháp lý của một người đối với một đất nước xuất hiện từ khi
người đó sinh ra đến khi người đó mất đi.

-

Khi sống ở nước ngoài kiều dân nước nào vẫn chịu sự tài phán của nước
đó.

-

Phải thực hiện nghĩa vụ với đất nước.

-

Được nhà nước bảo hộ quyền lợi.

-

Khoản 1, điều 14, Hiến pháp 2013: “Ở nước CHXHCN Việt Nam, quyền
công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhân, tôn
trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”.

-

Quyền và nghĩa vụ công dân được thực hiện khi tham gia vào quan hệ pháp
luật cụ thể.


-

Các quan hệ hành chính giữa công dân và nhà nước xuất hiện trong các
trường hợp sau:


Khi công dân sử dụng quyền: quyền khiếu nại tố cáo; quyền khai
sinh, đăng ký kết hôn…



Khi công dân thực hiện nghĩa vụ: thực hiện nghĩa vụ quân sự, đăng
ký tạm trú tạm vắng, nộp thuế…
3




Khi lợi ích của công dân bị xâm hại: không nộp thuế, không đăng ký
kinh doanh

2. Sự phát triển của quy chế pháp lý hành chính của công dân Việt Nam:
Quy chế pháp lý hành chính của công dân là tổng thể quyền và nghĩa vụ của
công dân trong quản lý hành chính nhà nước.
Trong lịch sử phát triển ở nước ta, quyền và nghĩa vụ của công dân ngày càng
được quy định đầy đủ hơn.
-

Hiến pháp 1946: chương II – Nghĩa vụ và quyền lợi của công dân – 18


-

điều.
Hiến pháp 1959: chương III – Quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản của công

-

dân – 20 điều.
Hiến pháp 1980: chương V – Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân –

-

29 điều.
Hiến pháp 1992: chương V – Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân –

-

34 điều.
Hiến pháp 2013: chương II – Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ
bản của công dân – 36 điều.

4


So với các Hiến pháp trước, các Hiến pháp sau luôn có sư sửa đổi, bổ sung
những quy định mới để phản ánh những thay đổi trong đời sống xã hội.
So với Hiến pháp 1946, Hiến pháp 19959 có những quy định mới:
Quyền làm việc (điều 30)
Quyền được nghỉ ngơi (điều 30)
Quyền tự do, nghiên cứu, sáng tạo khoa học, nghệ thuật (điều


-

34)
-

Quyền khiếu nại, tố cáo (điều 29)

Hiến pháp 1980: mở rộng và cụ thể hóa các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công
dân và bổ sung một số quyền mới như:
-

Quốc tịch Việt Nam (điều 53)
Quyền tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội (điều 56)

Hiến pháp 1992: sửa đổi 26 điều của Hiến pháp 1980 và quy định thêm 4 điều
mới:
-

Quyền con người và quyền công dân (điều 50)
Quyền tự do kinh doanh (điều 57)
Không ai bị coi là tội phạm và phải chịu hình phạt khi chưa có

-

bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực (Điều 71)
Người nước ngoài cư trú ở Việt Nam phải tuân thủ theo Hiến
pháp, pháp luật của Việt Nam, được nhà nước Việt Nam bảo hộ tài sản,
tính mạng. (Điều 80)


Hiến pháp 2013: là bước tiến vượt bậc trong việc bảo vệ quyền con người và
quyền công dân. Bên cạnh việc quy định về quyền công dân, quyền con người
cũng được quy định một cách chi tiết đầy đủ, với 5 điều mới:
-

Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ.

-

Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật. (Điều 19)
Quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật
và thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động đó (Điều 40)
5


-

Quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống

-

văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa (Điều 41)
Qyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn

-

ngôn ngữ giao tiếp (Điều 42)
Quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ
môi trường (Điều 43)


3. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong quản lý hành chính nhà nước:
3.1 Trong lĩnh vực quản lý hành chính – chính trị:
Công dân có các quyền:


Tham gia quản lý nhà nước và xã hội (điều 28)
Trực tiếp hoặc gián tiếp: bầu cử, đảm nhận chức vụ trong các cơ quan
nhà nước; đóng góp ý kiến xây dựng luật; giám sát các cán bộ cơ quan

nhà nước;
• Quyền khiếu nại tố cáo (điều 30)
• Quyền bình đẳng trước pháp luật (khoản 1, điều 16)
• Quyền tự do đi lại, cư trú trong nước, ra nước ngoài, từ nước ngoài về
nước. (điều 23)
• Quyền tự do tín ngưỡng (khoản 1, điều 24)
• Quyền bất khả xâm phạm thân thể (khoản 1,2 điều 20)
khoản 3, điều 20: có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người
Công dân có nghĩa vụ:




Tuân theo Hiến pháp, pháp luật (điều 46)
Trung thành với tổ quốc (điều 44)
Bảo vệ tổ quốc (điều 45)

6


3.2 Trong lĩnh vực kinh tế:




Quyền và nghĩa vụ lao động (điều 35)
Quyền được hưởng lương và được nhà nước bảo đảm thực hiện chế độ
bảo hiểm xã hội, chế độ bảo hộ lao động, chế độ nghĩ ngơi, làm việc…

(khoản 2, điều 35)
• Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà
pháp luật không cấm. (điều 33)
• Quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải đề dành, nhà ở, tư liệu sản
xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế
khác. (Khoản 1, điều 32)
Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ (Khoản
2, điều 32)
Trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc
gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai, Nhà nước trưng mua
hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của tổ chức, cá nhân theo giá trị
thị trường. (Khoản 3, điều 32).
• Công dân có quyền được bảo đảm an sinh xã hội. (điều 34)
• Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi
làm

việc.

Người làm công ăn lương được bảo đảm các điều kiện làm việc công
bằng,

an


toàn;

được

hưởng

lương,

chế

độ

nghỉ

ngơi.

Nghiêm cấm phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng nhân công
dưới độ tuổi lao động tối thiểu. (điều 35)
• Quyền xây dựng nhà ở theo quy hoạch và pháp luật.
Song song với các quyền của công dân trong lĩnh vực kinh tế thì công
dân còn có nghĩa vụ nộp thuế theo luật định. (điều 47)
3.3 Trong lĩnh vực văn hóa xã hội:


Quyền của người già, người tàn tật, trẻ mồ côi, người không nơi nương
tựa được nhà nước và xã hội giúp đỡ. (điều 37)
7





Mọi người có quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, bình đẳng trong
việc sử dụng các dịch vụ y tế và có nghĩa vụ thực hiện các quy định về

phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh. (điều 38)
• Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập (điều 39)
• Mọi người có quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn
học, nghệ thuật và thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động đó. (điều 40)
• Quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống
văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa. (điều 41)
• Quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn
ngôn ngữ giao tiếp. (điều 42)
• Quyền được sống trong môi trường lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi
trường. (điều 43).

8


PHẦN II – QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI VÀ NGƯỜI
KHÔNG QUỐC TỊCH:
1. Khái niệm người nước ngoài, người không quốc tịch:
• Người nước ngoài là người cư trú ở một nước nhưng mang quốc tịch của

nước khác. Bao gồm các nhà ngoại giao và ngoại kiều.
• Người không quốc tịch là người không có quốc tịch Việt Nam và cũng không
có quốc tịch nước ngoài.  Có thể do mất quốc tịch, luật Quốc tịch các nước
khác nhau; do cha mẹ mất quốc tịch, không có quốc tịch, con không có quốc
tịch.
2. Quy chế pháp lý của người nước ngoài, người không quốc tịch:



Quy chế pháp lý của người nước ngoài, người không quốc tịch là tổng hợp
các quyền mà người nước ngoài, người không quốc tịch được hưởng và
những nghĩa vụ mà họ phải gánh vác trước nhà nước.



Gồm nhiều nhóm: viên chức ngoại giao; người đến Việt Nam học tập, lao
động theo các hiệp định khác; người du lịch.  có quy chế pháp lý hành
chính khác nhau.



Quy chế pháp lý hành chính của người nước ngoài, người không quốc tịch
được xây dựng trên cơ sở các văn bản: Hiến pháp; luật nhập cảnh, xuất
cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.



Đặc điểm: phải chịu sự tài phán của hai hệ thống pháp luật, đó là: pháp luật
Việt Nam và pháp luật người đó mang quốc tịch. Bị hạn chế một số quyền
và nghĩa vụ có liên quan trực tiếp đến quốc tịch Việt Nam như quyền bầu
cử, quyền ứng cử, nghĩa vụ quân sự…

9


3. Quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài, người không quốc tịch:
3.1 Quyền của người nước ngoài, người không quốc tịch:



Sau khi đăng ký người nước ngoài, người không quốc tịch được cấp giấy
chứng nhận thường trú, tạm trú. Được Nhà nước Việt Nam bảo hộ tính
mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩm và quyền lợi hợp pháp khác trên cở sở

pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.
• Người nước ngoài, người không quốc tịch có quyền tự do ngôn luận, tự do
bảo chí, tự do tín ngưỡng, quyền được đảm bảo bí mật về thư tín, điện tín,
điện thoại.
• Người nước ngoại, người không quốc tịch có quyền lao động trong phạm vị
cho phép ngoại trừ các ngành nghề:
+ Nghề cho thuê nghỉ trọ
+ Nghề khắc con dấu
+ Nghề in và sao chụp
+ Nghề sản xuất và sửa chữa sung săn, sản xuất đạn sung săn và cho
thuê sung sắn;
+ Nghề kinh doanh có sử dụng đến chất nổ, chất độc mạnh, chất phóng
xạ;
+ Nghề giải phẫu thẩm mỹ.
• Ngoài những ngành nghề quy định chung nếu muốn làm những ngành
nghề khác hoặc xin vào làm trong các xí nghiệp, cơ quan thì người nước
ngoài, người không quốc tich phải được cơ quan công an nơi cư trú cho
phép và cơ quan quản lý lao động hoặc quản lý ngành nghề đó chấp thuận.
• Người nước ngoài, người không quốc tịch được học ở các trường Việt
Nam từ mẫu giáo đến Đại học, trừ một số trường Đại học, Trung học
chuyên nghiệp có liên quan đến an ninh quốc phòng.
• Người nước ngoài, người không quốc tịch được khám chữa bệnh tại các
cơ sở y tế của nhà Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam, được
hưởng phúc lợi xã hội theo pháp luật Việt Nam.


10


3.2 Nghĩa vụ của người nước ngoài, người không quốc tịch:
Người nước ngoài, người không quốc tịch khi tham gia vào các quan hệ
pháp luật hành chính phải thực hiện các nghĩa vụ sau:




Phải tuân thủ pháp luật Việt Nam
Tôn trọng phong tục tập quán Việt Nam
Không được làm hại đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước

Việt Nam
• Không được tuyên truyền gây hận thù dân tộc, phá hoại tình đoàn kết
dân tộc Việt Nam và nhân dân của các nước khác.

11


PHẦN III – ĐIỂM KHÁC BIỆT TRONG QUY CHẾ PHÁP LÝ HÀNH CHÍNH
CỦA CÔNG DÂN VIỆT NAM VÀ NGƯỜII NƯỚC NGOÀI
1. LĨNH VỰC HÀNH CHÍNH – CHÍNH TRỊ:
Thứ nhất, người nước ngoài không có quyền bầu cử, ứng cử vào cơ quan
quyền lực nhà nước Việt Nam, không có quyền tham gia vào hoạt động của
bộ máy nhà nước với tư cách là cán bộ công chức. Quyền của người nướcc
ngoài cư trú tại Việt Nam trong lĩnh vực quản lí hành chính – chính trị chỉ
dừng lại ở các quyền cơ bản của con người như: quyền lao động, nghỉ ngơi,
bảo vệ sức khỏe, có nhà ở, quyền học tập, tự do tín ngưỡng, bất khả xâm

phạm về tính mạng, tài sản, nhân phẩm, danh dự… và đặc biệt có thể được
tuyển dụng vào làm việc trong bộ máy nhà nước đối với những công việc
không liên quan đến bí mật quốc gia và an ninh quốc phòng trên cơ sở pháp
luật Việt Nam và điểu ước mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.
Thứ hai, quyền tự do đi lại – một quyền chính trị quan trọng. Hiện nay,
với chính sách mở cửa, đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ đối ngoại,
pháp luật Việt Nam đã quy định về quyền tự do đi lại của không chỉ công dân
cư trú đi lại trong nước mà cả công dân ra nước ngoài và từ nước ngoài về
nước. Trong khi đó quyền tự do đi lại của người nước ngoài cư trú tại Việt
Nam bị hạn chế rất nhiều. Ví dụ như một số quy định cấm người nước ngoài
đến những nơi có cơ sở quốc phòng và nơi thuộc phạm vi bí mật quốc gia,
việc đi lại trên lãnh thổ Việt Nam phải có giấy phép do cơ quan có thẩm
quyền Việt Nam cấp.
Thứ ba, là người nước ngoài không phải làm nghĩa vụ quân sự đối với
nhà nước Việt Nam; không bị áp dụng các biện pháp giáo dục tại xã, phường,
thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào các cơ sở giáo dục, đưa vào cơ
sở chữa bệnh và quản chế hành chính. Nếu công dân Việt Nam phải có nghĩa
12


vụ trung thành với tổ quốc, bảo vệ tổ quốc, có bổn phận làm nghĩa vụ quân
sự, tham gia quân đội thường trực, quân dự bị thì người nước ngoài đang cư
trú tại Việt Nam thì họ được miễn nghĩa vụ quân sự.
Thứ tư, người nước ngoài được cư trú ở Việt Nam dưới hình thức tạm trú
hoặc thường trú ngoài những khu vực cấm, người nước ngoài có thể bị chấm
dứt cư trú trước thời hạn nếu bị cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trục
xuất. Khi người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam, họ phải đăng kí mục
đích, thời hạn và địa chỉ cư trú tại Việt Nam và phải hoạt động đúng mục đích
đăng kí. Nếu người nứơc ngoài vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam
hoặc một số lý do khác Bộ trưởng Bộ công an sẽ ra quyết định trục xuất họ ra

khỏi lãnh thổ.
Thứ năm, người nước ngoài không được kết nạp vào một số tổ chức xã
hội của Việt Nam như Đảng Cộng Sản Việt Nam, mặt trận tổ quốc Việt
Nam…Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam Đảng viên phải là “công dân Việt
Nam từ mười tám tuổi trở lên thừa nhận và tự nguyện: thực hiện cương lĩnh
chính trị điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ Đảng viên…”
2. LĨNH VỰC KINH TẾ:
Thứ nhất, Người nước ngoài ở Việt Nam chỉ hoạt động trong một số khu
vực nhất định như kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (nhưng
phải có giấy phép lao động do Bộ Lao động – Thương binh và xã hội cấp).
Trong khi đó công dân Việt Nam có thể hoạt động trong tất cả các khu vực
kinh tế: nhà nước, tập thể, tư nhân…Công dân Việt Nam có thể tham gia lao
động, phục vụ nhà nước CHXHCN Việt Nam, nhưng công dân nước ngoài
không thể làm việc trực tiếp cho nhà nước. Điều này đã được Khoản 1, 2 Điều
4 Luật Cán bộ công chức 2008 quy định rõ: cán bộ, công chức trước tiên đều
phải là công dân Việt Nam.
13


Thứ hai, công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định tại Điều 33
Hiến pháp 2013: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành
nghề mà pháp luật không cấm”. Người nước ngoài cũng có quyền kinh doanh
nhưng ngoại trừ một số ngành liên quan đến an ninh quốc phòng… và trong
một số lĩnh vực khác thì quyền kinh doanh của họ bị hạn chế hoặc kiểm soát
chặt chẽ hơn.
Họ được kinh doanh trong các ngành nghề: cho thuê nhà trọ; khắc con dấu;
sửa chữa, sản xuất, cho thuê súng đạn, súng săn; kinh doanh hóa chất liên
quan đến chất nổ, chất độc, chất phóng xạ; … nhưng phải có “Giấy xác nhận
đủ điều kiện về an ninh trật tự” do Cục cảnh sát về quản lý trật tự xã hội Bộ
Công an hoặc Công an cấp tỉnh có trách nhiệm cấp. Trong một số lĩnh vực

khác như: kinh doanh dịch vụ cầm đồ, hoạt động in, kinh doanh karaoke, vũ
trường…họ phải cam kết thực hiện các quy định, điều kiện về an ninh trật tự
và nộp cho Công an cấp tỉnh hay cấp huyện nơi họ hành nghề.
Thứ ba, công dân Việt Nam có quyền tự do liên kết, liên doanh với cá
nhân, tổ chức kinh tế trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Người
nước ngoài ở Việt Nam được Nhà nước Việt Nam khuyến khích đầu tư nhưng
họ phải được Nhà nước Việt Nam cấp thẻ thường trú phù hợp với luật Việt
Nam, luật và thông lệ quốc tế (Điều 51 Hiến pháp 2013). Họ được nhà nước
Việt Nam bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, bảo đảm lợi ích hợp pháp nhà
đầu tư trong hoạt động chuyển giao công nghệ tại nước ta…,
3. LĨNH VỰC VĂN HÓA XÃ HỘI
Thứ nhất, trong lĩnh vực giáo dục, người nước ngoài cư trú ở Việt Nam
và con em của họ được vào học tại các trường đại học Việt Nam trừ một số
trường Đại học, trường chuyên nghiệp hoặc một số ngành học trong các
trường có liên quan đến an ninh quốc phòng. Pháp luật Việt Nam cũng cho
14


phép người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài được thành lập, tham gia thành
lập và tổ chức trường học quốc tế, trường đại học, trung tâm dạy nghề, trường
văn hóa hoạt động nghệ thuật tại Việt Nam. Tuy nhiên, việc lập và hoạt động
của các cơ sở văn hóa, giáo dục nước ngoài tại Việt Nam phải phù hợp với
quy định
Thứ hai, hoạt động thông tin báo chí của phóng viên nước ngoài (hoạt
động quay phim, chụp ảnh, thu thập tư liệu, phỏng vấn ghi âm…) phải tuân
theo quy chế quản lý thông tin của nhà nước Việt Nam. Đặc biệt “việc quay
phim, chụp ảnh, ghi hình, vẽ cảnh vật trong khu vực biên giới không được
tiến hành ở những nơi có biển cấm các hoạt động nói trên” (theo quy định tại
Điều 4 Nghị định số 34/2014/NĐ-CP ngày 29/4/2014 của Chính phủ về Quy
chế khu vực biên giới đất liền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).

Pháp luật cũng có những quy định cụ thể về khu vực cấm đối với người nước
ngoài. Trước đây, vấn đề này được thể hiện trong Quyết định số 128/TTg
ngày 01 tháng 12 năm 1992 của Thủ tướng Chính phủ về xác định các khu
vực, địa điểm được cắm biển cấm. Hiện nay quyết định này đã được thay thế
bởi quyết định của thủ tướng chính phủ số 160/2004/QĐ-TTG ngày 06 tháng
09 năm 2004. Theo đó thì Quyết định này không áp dụng đối với công dân
Việt Nam được phép thường xuyên cư trú, làm việc ở khu vực cấm, địa điểm
cấm.
Thứ ba, người nước ngoài có quyền: kết hôn với công dân Việt Nam,
nhận con ngoài giá thú, được nuôi con nuôi (cụ thể là nhận trẻ em Việt Nam
làm con nuôi hoặc nhận trẻ em nước ngoài định cư ở Việt Nam làm con nuôi),
nhận con đỡ đầu là công dân Việt Nam… Nhưng khi thực hiện các quyền đó,
người nước ngoài cũng phải tuân thủ đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật về
Hôn nhân và gia đình Việt Nam quy định. Đối với công dân Việt Nam các thủ
15


tục, trình tự trong việc kết hôn, ly hôn, nuôi con nuôi…có thể đáp ứng một
cách dễ dàng hơn người nước ngoài.
4. LÝ DO CỦA SỰ KHÁC BIỆT:
Tóm lại, sự khác biệt giữa quy chế pháp lý hành chính của người nước
ngoài với công dân Việt Nam là do những yêu cầu cần thiết để bảo vệ tổ quốc
của nhà nước ta. Tất cả các quy chế hành chính nhà nước đối với người nước
ngoài đang sinh sống, làm việc tại Việt Nam đều nhằm hạn chế việc tìm hiểu
các vấn đề chính trị, các công việc nội bộ của nhà nước ta, của người nước
ngoài.

16



KẾT LUẬN
Qua việc nghiên cứu quy chế pháp lý hành chính của công dân Việt Nam và người nước
ngoài. Chúng ta có được những hiểu biết rõ hơn về quyền và nghĩa vụ của công dân
Việt Nam và người nước ngoài trong quản lý hành chính nhà nước. Đây chính là cơ sở
để cơ quan quản lí hành chính nhà nước thực hiện tốt chức năng của mình, đảm bảo
thực hiện pháp luật nghiêm minh và chính xác.

17



×