HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
PGS, TS. PHẠM XUÂN MỸ
TÁC PHẨM CỦA HỒ CHÍ MINH
VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN
CHUYÊN ĐỀ CAO HỌC
HÀ NỘI - 2016
1
PGS, TS. PHẠM XUÂN MỸ
TÁC PHẨM CỦA HỒ CHÍ MINH
VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN
CHUYÊN ĐỀ CAO HỌC
HÀ NỘI - 2016
Mở đầu
2
ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÁC PHẨM
CỦA HỒ CHÍ MINH HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN
I. ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU, HỌC TẬP
1. Đối tượng nghiên cứu
Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản là bộ phận trong hệ thống tư tưởng
lý luận của Hồ Chí Minh về cách mạng vô sản, là hệ thống lý luận khoa học thống
nhất về sự hình thành Đảng Cộng sản,mục tiêu, con đường, phương pháp lãnh đạo
cách mạng của Đảng Cộng sản nhằm thực hiện sự nghiệp giải phóng giai cấp công
nhân, nhân dân lao động, giải phóng con người, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội
và chủ nghĩa cộng sản. Tư tưởng Hồ Chí Minhvề Đảng Cộng sảncó giá trị khoa học
to lớn, có giá trị phương pháp và giá trị thực tiễn xây dựng các Đảng Cộng sản,lãnh
đạo xây dựng xã hội mới ngày càng tốt đẹp.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam là bộ phận trong hệ
thống quan điểm tư tưởng của Người về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt
Nam, là sựvận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin về Đảng Cộng
sảnvào điều kiện cụ thể của đất nước, thành lập, rèn luyện và lãnh đạo Đảng Cộng
sản Việt Nam liên tụcgiành thắng lợi cho đến ngày nay.
Kể từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII ( 6-1991) đến nay, Đảng Cộng
sản Việt Nam luôn khẳng định: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động”;phát huy truyền
thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa trí tuệ của nhân loại, nắm vững quy luật
kháchquan, xu thế thời đại và thực tiễn của đất nước để đề ra Cương lĩnh chính trị,
đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo phù hợp với nguyện vọng của nhân dân.
Tư tưởng của Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sảnlà môn học gắn liền với học
thuyết Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nhưng có đối tượng, phạm vi nghiên
cứu độc lập, có quan hệ hữu cơ với các môn học khác.
3
Đối tượng nghiên cứu của môn học “Tác phẩm của Hồ Chí Minh về Đảng
Cộng sản”là những quan điểm tư tưởng lý luận về sự ra đời, bản chất, nguyên tắc tổ
chứcvà hoạt động của Đảng Cộng sản;nội dung xây dựng Đảng Cộng sảnvề chính
trị, tư tưởng và tổ chức, về phong cách, phương thức lãnh đạo với xã hội và quan
hệ với các tổ chức chính trị khác.
Môn học Tác phẩm của Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sảncó liên quan mật thiết
đến môn học Những nguyên lý của chủ nghĩa Mác- Lêninvà môn Tư tưởng Hồ Chí
Minhnhưngchỉ tập trungnghiên cứu bộ phận lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin về
Đảng Cộng sản,tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam, không đề cập
những quan điểmtư tưởng khác.
Môn học tuy có đề cập đến lịch sử hình thành tư tưởng của C.Mác,
Ph.Ăngghen, V.I.Lênin và Hồ Chí Minh nhưng không đi sâu nghiên cứu lịch sử nói
chung mà tập trung tái hiện lịch sử hình thành, phát triển những nguyên lý về Đảng
Cộng sảnvà vận dụng những nguyên lý đó trong công tác xây dựng Đảng Cộng sản
Việt Nam hiện nay.
2. Nhiệm vụ môn học
Môn học Tác phẩm của Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản có nhiệm vụ:
- Nghiên cứu hoàn cảnh lịch sử hình thành; hệ thống các quan điểm tư tưởng
lý luận của Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản
- Nghiên cứu hoàn cảnh lịch sử hình thành; hệ thống các quan điểm tư tưởng
lý luận của Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sảnViệt Nam.
- Làm rõ sự vận dụng chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong
hoạt động của Đảng và xây dựng Đảng Cộng sảnViệt Nam hiện nay.
Tác phẩm của Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sảnlà là nền tảng tư tưởng, kim chỉ
nam cho mọi hoạt động của Đảng và trong công tác xây dựng Cộng sản Việt Nam.
Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội
tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi
4
ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc. Đảng có tổ chức
chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành động. Đảng là bộ phận lãnh đạo hệ thống chính
trị. Đảng tôn trọng và phát huy vai trò của Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và
các đoàn thể chính trị - xã hội; gắn bó mật thiết với nhân dân, tôn trọng và phát huy
quyền làm chủ của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân; dựa vào nhân dân để
xây dựng Đảng, đoàn kết và lãnh đạo nhân dân tiến hành cách mạng.
Vận dụng Tác phẩm của Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản, Đảng Cộng sản Việt
Nam luôn xây dựng mình vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, thường xuyên
tự đổi mới, tự chỉnh đốn, không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên,
sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo cách mạng.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU, HỌC TẬP
1. Phương pháp nghiên cứu, học tập
Trên cơ sở phương pháp luận của Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản là nền
tảng tư tưởng, kim chỉnam cho hành độngcủa Đảng, môn học đi sâu nghiên cứu hệ
thống các quan điểm tư tưởng, lý luận về sự ra đời, quá trình xây dựng và hoạt
động của Đảng Cộng sản và Đảng Cộng sảnViệt Nam.
Nghiên cứu môn học Tác phẩm Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản cần sử dụng
các phương pháp lịch sử và logíc. Sử dụng phương pháp lịch sử, mỗi người cần
nghiên cứu tư tưởng các tác phẩm của Hồ Chí Minh hình thành trong những điều
kiện lịch sử cụ thể,trong đấu tranh tư tưởng chống các trào lưu tư tưởng phản động,
cơ hội. Sử dụng phương pháp logic trong nghiên cứu các tác phẩm của các lãnh tụ
là tìm ra bản chất, tính quy luậtcủa các nguyên lý tư tưởng. Đây chính là tính lý
luận cách mạng của các lãnh tụ.Ngoài ra cần kết hợp với phương pháp phân tích và
tổng hợp, các phương pháp nghiên cứu hiện đại trong điều kiện khoa học công
nghệ phát triển hiện nay.
Để hiểu sâu sắc tư tưởng của Hồ Chí Minh, yêu cầu người nghiên cứu đọc
trực tiếp các tác phẩm của Người. Hiện nay Đảng Cộng sản Việt Nam đã xuất bản
5
các bộ sách Hồ Chí Minh, Toàn tập (Tập 1 đến tập 15), Nxb, CTQG. HN, 2011. Để
nghiên cứu thuận tiện và có hiệu quả, người đọc, trước hết cần chú ý sử dụng bộ
sách điện tử đa năng CD -ROM Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb, CTQG. HN, 2011.
Córất nhiều tài liệu giới thiệu tổng quát và giới thiệu riêng theo chuyên đề
các tác phẩm của Hồ Chí Minh và tư tưởng của các lãnh tụ đó trên các lĩnh vực.
Cuốn sách này có giành phần phụ lục, giới thiệu tóm tắt nội dung tác phẩm, người
học có thể kế thừa và đọc trực tiếp các tác phẩm của các lãnh tụ để hiểu một cách
hệ thống,khái quát hơn những quan điểm tư tưởng của tư tưởng Hồ Chí Minh về
về Đảng Cộng sản và sự vận dụng của Đảng ta hiện nay.
Hoạt động lãnh đạo của Đảng rất phong phú và toàn diện trên các lĩnh vực.
tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của
Đảng đểđề ra đường lối, chủ trương lãnh đạo cách mạng,tổ chức thực hiện đường
lối đó trong thực tiễn, đồng thời với các hoạt đông xây dựng nội bộ Đảng. Để đánh
giá sự đúng đắn trong vận dụng các nguyên lý của tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng
Cộng sản phải căn cứ vào thực tiễn hoạt động của Đảng và thành bại của cách
mạng, kiên quyết đấu tranh phê phán, bác bỏ các quan điểm sai trái, thù địch, khắc phục bệnh
giáo điều, bảo thủ, cơ hội;bảo vệ và phát triển sáng tạo tư tưởng của Người trong điều kiện mới.
2. Ý nghĩa nghiên cứu, học tập
Tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐảngCộng sản trở thành nền tảng tư tưởng và kim
chỉ nam cho hoạt động thực tiễn của Đảng và công tác xây dựng Đảng Cộng sản
Việt Nam. Môn học này góp phần hướng dẫn nhận thức, chỉ đạo thực tiễn, xác định
đúng hơn công tác của Đảng, tránh được những sai lầm, vấp váp, tự phát như
Người đã nói: “Không có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi".
Nhờ có tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐảngCộng sản màĐảng Cộng sản Việt
Nam đã nhận thức được những điều kiện khách quan và chủ quan để nâng cao năng
lực lãnh đạo và sức chiến đấu của mình và đã giành được những thắng lợi vĩ đại
trong 86 năm qua.
6
Qua nghiên cứu môn học này, mỗi cán bộ, đảng viên và tổ chức đảng có
thêm nhận thức và phương pháp nâng cao năng lực, hiệu quả công tác Đảng, khắc
phục xu hướng giáo điều và kinh nghiệm chủ nghĩakhắc phục xu hướng giáo điều
và kinh nghiệm chủ nghĩa, phát huy tốt hơn vai trò chủ động, sáng tạo của quần
chúng nhân dân trong quá trình cách mạng.
Nghiên cứu, học tập, nắm vững tri thức môn học Tác phẩm của Hồ Chí
Minh về ĐảngCộng sảncó ý nghĩa to lớn trong giáo dục tư tưởng, phẩm chất chính
trị, lòng trung thành với lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân
tộc Việt Nam của cán bộ, đảng viên. Trên nền tảng tư tưởng của Người, tăng cường
xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến
đầu của Đảng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Chương 1
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
I. ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
1. Sự khủng hoảng và bế tắc về đường lối cứu nước và giai cấp lãnh đạo cách mạng
Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
Từ 1858 đến năm 1884 thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và thiết lập được sự thống trị
trên toàn cõi Việt Nam. Chính sách cai trị của thực dân Pháp đã làm cho xã hội Việt
Nam biến chuyển sâu sắc về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội. Việt Nam từ một xã
hội phong kiến trở thành xã hội thuộc địa, nửa phong kiến.
Trong chế độ thuộc địa, xã hội Việt Nam hình thành nhiều mâu thuẫn đan
xen nhưng mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt
Nam với thực dân Pháp, tay sai phản động ngày càng gay gắt và mâu thuẫn giữa
nhân dân Việt Nam, chủ yếu là nông dân với địa chủ phong kiến.
Trong bối cảnh đó, các phong trào yêu nước Việt Nam chống thực dân Pháp
đã liên tục diễn ra. Phong trào Cần Vương với hàng loạt các cuộc khởi nghĩa vũ
7
trang chống Pháp theo khuynh hướng phong kiến (1885 - 1913) đã diễn ra khắp cả
nước. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản của Phan Bội Châu,
Phan Chu Trinh (1906- 1908) diễn ra rất sôi nổi. Các phong trào yêu nước đó diễn
ra liên tục đã khẳng định tinh thần yêu nước, bất khuất của dân tộc Việt Nam nhưng
kết cục chung đều thất bại. Cách mạng Việt Nam đang ở thời kỳ khủng hoảng, bế
tắc về đường lối cứu nước và giai cấp lãnh đạo cách mạng.
2. Quá trình Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác- Lênin, trở thành người công
sản, đi theo Quốc tế Cộng sản
Sinh năm 1890, Nguyễn Tất Thành kế thừa những truyền thống tốt đẹp của
dân tộc, quê hương, gia đình. Người thấu hiểu nỗi khổ nhục của người dân mất
nước; khâm phục ý chí yêu nước, chống Pháp của các vị cách mạng tiền bối. Với
kiến thức qua học tập, tiếp xúc với văn hoá phương Tây, với tư duy độc lập, Người
muốn tìm con đường ra nước ngoài tìm đường cứu nước (6 - 1911).
Người quaPháp, đi nhiều nước và vềsống ở Mỹ (1912-1913), sống ở Anh (1913-1917).
Giữa năm 1917, Người trở lại Pháp và biết tinCách mạng tháng Mười Nga vừa thành
công. Người sớm tìm hiểu cách mạng đó và tham gia vào Đảng xã hội Pháp.Tháng
3 năm 1919, Quốc tế Cộng sản thành lập thúc đẩy sự ra đời nhiềuĐảng Cộng sảntrên thế giới.
Tháng 7 năm 1920, tại Pari, Người được đọc “Sơ thảo lần thứ nhất những luận
cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa” của V.I.Lênin và tìm thấy ở đây con
đường cứu nước đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng của mình. Sau đó, Người bỏ
phiếu tán thành Quốc tế Cộng sản, tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp (12
-1920).
Hoạt động trong Đảng Cộng sản Pháp, Người có điều kiện tìm hiểu về tổ chức và hoạt
động của Đảng. Lập trường chính trị theo cách mạng vô sản, tư tưởng về thành lập
Đảng cộng sản của Ngườiđã được khẳng định, đặt nền tảng tư tưởng cho con
đường cứu nước, giải phóng dân tộc Việt Nam và thành lập Đảng Cộng sảnViệt
Nam.
3. Thực tiễn sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng cộng sản Việt Nam
8
Từ tháng 6 năm 1923, Người sang Liên Xô tham gia nhiều hoạt động của Quốc tế Cộng
sản, tìm hiểu lịch sử và thực tiễn hoạt động của Đảng Cộng sảnLiên Xô và nhiều Đảng Cộng sản
khác trong Quốc tế Cộng sản. Tư tưởng về tổ chức và hoạt động của Đảng Cộng sản của Người
được bổ sung lý luận và những kinh nghiệm mới.
Cuối năm 1924, với tư cách là cán bộ của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc về Quảng
Châu (Trung Quốc).Tại đây, quathực tiễn nghiên cứu hoạt động của Đảng cộng sản Trung Quốc
(thành lập 7-1921), Nguyễn Ái Quốcsáng lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh Niên (6-1925), tổ
chức quá độ để đi tới thành lập Đảng cộng sản. Thông qua Hội, Người trực tiếptuyên truyền lý
luận Mác - Lêninvà đào tạo cán bộ cách mạng theo con đường cách mạng vô sản. Với tác phẩm
Đường cách mệnh, Nguyễn Ái Quốcđã vạch ra những phương hướng chiến lược và phương pháp
cách mạng Việt Nam, hoàn thiện tư tưởng về Đảng vô sản kiểu mới ở Việt Nam.
Với sự chuẩn bị chu đáo về chính trị, tư tưởng và tổ chức của Người, ba tổ chức: Đông
Dương Cộng sản Đảng (6-1929), An Nam Cộng sản Đảng (8-1929); Đông Dương Cộng sản Liên
đoàn (9-1929) đã cùng nhau họp hội nghị hợp nhất thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (2-1930).
Tư tưởng sáng lập Đảng cộng sản của Nguyễn Ái Quốc đã trở thành hiện thực.
Từ năm 1930 đến năm 1945, tư tưởng về xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam
của Nguyễn Ái Quốc được bổ sung và trải nghiệm trên thực tế. Thực tiễn lãnh đạo
Đảng đấu tranh gian khổ chống kẻ thù và khắc phục những sai lầm tả khuynh, hữu
khuynh đã cho Người những kinh nghiệm nhất định trong công tác xây dựng và rèn
luyện Đảng.Người đãđưa Đảng vượt qua nhiều thử thách,hy sinh,lãnh đạo nhân dân
Việt Nam đấu tranh, giành thắng lợi Cách mạng Tháng Tám năm 1945.
Thời kỳ 1945 - 1946, tư tưởng của Người về Đảng cầm quyền, phối hợp
cùng các đảng khác được trải nghiệm trên thực tế đưa đất nước vượt ra khỏi tình
cảnh “ngàn cân treo sợi tóc”.
Thời kỳ 1946 - 1954, tư tưởng về xây dựng và chỉnh Đảng được bổ sung,
phát triển hơn, nhất làviệc tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II (2 -1951),
thành lập Đảng Lao động Việt Nam và lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp đi đến thắng lợi.
9
Từ năm 1954 đến năm 1969, tư tưởng của Người về Đảng Cộng sản Việt
Nam được phát triển sáng tạo và rất độc đáo. Đó là xây dựng tổ chức và hoạt động
một Đảng thống nhất nhưng đồng thời tiến hành hai chiến lược cách mạng khác
nhau ở hai miền: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và tiến hành cách mạng
dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời 2-9- 1969 tại
Hà Nội, thọ 79 tuổi.
Tóm lại, tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam được hình
thành trên cơ sở suy ngẫm về sự thất bại của các phong trào yêu nước Việt Nam
cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX; tiếp thu chủ nghĩa Mác- Lênin về Đảng Cộng sản;
qua kinh nghiệm hoạt động trong Đảng Cộng sản Pháp, trong Quốc tế Cộng sản,
tiếp thu kinh nghiệm hoạt động của Đảng Cộng sản Liên Xô, Đảng Cộng sản Trung
Quốc và các Đảng Cộng sản khác; qua thực tiễn sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện
Đảng Cộng sản Việt Nam (1930 -1969), Người đã để lại cho Đảng ta di sản tư
tưởng to lớn, trong đó có tư tưởng về Đảng Cộng sản Việt Nam và tấm gương đạo
đức cộng sản sáng ngời, tiếp tục soi đường cho cách mạng Việt Nam tiếp tục giành
thắng lợi to lớn hơn.
II. NỘI DUNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN
1. Tính tất yếu, đặc điểm ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam
a) Sự nghiệp cách mạng của nhân dân tất yếu có sự lãnh đạo của Đảng
Tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin về sự ra đời của Đảng Cộng sản là tất yếu
lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định sự cần thiết phải thành lập Đảng Cộng
sản Việt Nam. Đây là tư tưởng vượt trội, khác về chất với tất cả các nhà cách mạng
Việt Nam đương thời và phù hợp với xu thế của thời đại.
Trong tác phẩm "Đường cách mệnh" (1927), Người nói:“Trước hết phải có
Đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc
với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới
thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy. Đảng muốn vững thì
10
phải có chủ nghĩa làm cốt, trong Đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ
nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu
không có bàn chỉ nam”1.
Người nói, Cách mệnh Nga dạy cho chúng ta rằng muốn cách mệnh thành
công thì phải dân chúng công nông làm gốc, phải có đảng vững bền, phải bền gan,
phải hy sinh, phải thống nhất theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư và Lênin.
Đảng vô sản phải giành lấy quyền lãnh đạo dẫn dắt, phối hợp phong trào
nông dân, tổ chức, động viên quần chúng nông dân với các mục tiêu cách mạng và
các hoạt động của giai cấp vô sản ở các trung tâm công nghiệp.
Từ đó, Người chuẩn bị tích cực, chu đáo về chính trị, tư tưởng và tổ chức
cho sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng ta ra đời tháng 2 -1930 và truyền bá
chủ nghĩa Mác - Lênin ví như mặt trời mới mọc, xé toang màn u ám bao phủ nước
ta từ trước đến lúc bây giờ, Đảng đoàn kết nhân dân và soi sáng con đường cách
mạng giải phóng. Người khẳng định:“Cần có sự lãnh đạo của một đảng cách mạng
chân chính của giai cấp công nhân, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân. Chỉ có sự
lãnh đạo của một đảng biết vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin
vào điều kiện cụ thể của nước mình thì mới có thể đưa cách mạng giải phóng dân
tộc đến thắng lợi và cách mạng xã hội chủ nghĩa đến thành công”2.
b)Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa MácLênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt nam
Chủ nghĩa Mác- Lênin cho rằng, ở các nước đại công nghiệp phát triển,
Đảng Cộng sản ra đời do sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin và phong trào công
nhân. Hiểu sâu sắc truyền thống dân tộc và thực tiễn Việt Nam , Hồ Chí Minh đã phát
triển quan điểm đó, chỉ rõđặc điểm ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam : “Chủ nghĩa Mác -
Lênin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước đã dẫn tới việc
1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, T.., Nxb.CTQG,HN.2011, tr.
2 Hồ Chí Minh: Sđd, T., tr
11
thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương vào đầu năm 1930”1. Giai cấp công nhân
Việt Nam tuy số lượng ít nhưng mang đầy đủ đặc điểm của giai cấp công nhân
quốc tế. Chủ nghĩa Mác - Lênin truyền bá vào Việt Nam không chỉ là hệ tư tưởng
của giai cấp công nhân mà còn phù hợp với yêu cầu giải phóng của cả dân tộc Việt
Nam.
Phong trào yêu nước Việt Nam có cơ sở xã hội rộng rãi. Đầu thế kỷ XX, với
khoảng 95% dân số, nông dân là lực lượng đông đảo, có truyền thống yêu nước, có
sức mạnh và khả năng to lớn. Phong trào cấp công nhân và phong trào yêu nước
Việt Nam tìm thấy ở chủ nghĩa Mác - Lênin như một vũ khí lý luận cần thiết dẫn
đường đấu tranh đến thắng lợi. Chủ nghĩa Mác- Lênin tìm thấy ở phong trào công
nhân và phong trào yêu nước Việt Nam như một lực lượng vật chất phù hợp. Việc
thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam chứng tỏ rằng giai cấp vô sản Việt Nam đã
trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng.
Việc kết hợp ba yếu tố trên dẫn đến sự ra đời Đảng Cộng sản ở một nước
thuộc địa, nửa phong kiến, kinh tế chưa phát triển làm cho Đảng Cộng sản Việt
Nam có sức mạnh, có cơ sở xã hội rộng lớn, tuy nhiên cũng mang vào Đảng một
số hạn chế, những thiên kiến của giai cấp xuất thân chưa được gột rửa hoàn toàn.
2. Về mục tiêu, đường lối cách mạng của Đảng
a) Về tôn chỉ, mục đích của Đảng
- Trong Sách lược vắn tắt, Nguyễn Ái Quốc viết: “Tôn chỉ: Đảng Cộng sản
Việt Nam tổ chức ra để lãnh đạo quần chúng lao khổ làm giai cấp tranh đấu để
tiêu trừ tư bản đế quốc chủ nghĩa, làm cho thực hiện xã hội cộng sản” 2. Trong tác
phẩm Thường thức chính trị, Hồ Chí Minh viết: “Mục đích của Đảng là lãnh đạo
nhân dân kháng chiến thắng lợi, kiến quốc thành công, thực hiện dân chủ mới, tiến
1 Hồ Chí Minh: Sđd, T. tr
2 Hồ Chí Minh: Sđd, T., tr
12
đến chủ nghĩa xã hội, rồi đến chủ nghĩa cộng sản”1. Đảng tổ chức và lãnh đạo giải
phóng nhân dân, nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân. Toàn dân
được giải phóng, tức là Đảng được giải phóng. Phải đặt lợi ích của Đảng lên trên
hết, lên trước hết. Vì lợi ích của Đảng tức là lợi ích của dân tộc, của Tổ quốc. Vô
luận lúc nào, vô luận việc gì, đảng viên và cán bộ phải đặt lợi ích của Đảng ra
trước, lợi ích của cá nhân lại sau. Đó là nguyên tắc cao nhất của Đảng. Đó là "tính
Đảng".
b)Đảng phải có đường lối lãnh đạo đúng và toàn diện
- Hồ Chí Minh nói: “Phải có đường lối cách mạng đúng, có đảng của giai
cấp vô sản lãnh đạo đúng. Đường lối ấy chỉ có thể là đường lối của chủ nghĩa Mác
- Lênin được vận dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của dân tộc”2. Mọi
cán bộ, đảng viên phải học tập đường lối của Đảng? “Vì có nắm vững đường lối
cách mạng mới thấy rõ phương hướng tiến lên của cách mạng, mới hiểu rõ mình
phải làm gì và đi theo phương hướng nào để thực hiện mục đích của Đảng trong
giai đoạn cách mạng hiện nay. Nội dung đường lối cách mạng Việt Nam rất rộng”3.
- Đường lối của Đảng là tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc, là độclập
dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Người nói “Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ
nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Nước Việt Nam là
một, dân tộc Việt Nam là một, ý chí thống nhất Tổ quốc của nhân dân cả nước
không bao giờ lay chuyển”4. Chân lý mà Người nêu ra “Không có gì quý hơn độc
lập, tự do” đã khẳng định độc lập dân tộc phải đi đôi với tự do hạnh phúc của nhân
dân. “Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng
1 Hồ Chí Minh: Sđd, T., tr
2Hồ Chí Minh: Sđd , T., tr.
3 Hồ Chí Minh: Sđd, T., tr
4Hồ Chí Minh: Sđd , T., tr.
13
chẳng có nghĩa lý gì”1. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân
được ăn no, mặc đủ. Chúng ta phải thực hiện làm cho dân có ăn. Làm cho dân có
mặc. Làm cho dân có chỗ ở. Làm cho dân có học hành. Muốn vậy, phải xây dựng
chủ nghĩa xã hội. Đó làxây dựng một xã hội hoàn toàn mới chưa từng có trong lịch
sử dân tộc. “Xây dựng chủ nghĩa xã hội là thay đổi cả xã hội, thay đổi cả thiên
nhiên, làm cho xã hội không còn người bóc lột người, không còn đói rét, mọi người
đều được ấm no và hạnh phúc”2, là làm cho dân giàu nước mạnh. Đảng phải làm
cho mọi người có cuộc sống ngày càng tốt hơn, trở nên giàu có, mọi người giàu có,
mọi nhà giàu có thì nước mới cường, dân mới mạnh. Phải làm cho người nghèo thì
đủ ăn, người đủ ăn thì khá giàu, người khá giàu thì giàu thêm, người nào cũng biết
chữ, người nào cũng biết đoàn kết, yêu nước.
Muốn có chủ nghĩa xã hội thì không có cách nào khác là phải dốc lực lượng
của mọi người ra để sản xuất... Muốn phát triển sức sản xuất thì trước hết phải nâng
cao năng suất lao động và muốn nâng cao năng suất lao động thì phải tổ chức lao
động cho tốt. Nhận rõ đặc điểm từ một nước chậm phát triển, lạc hậu đi lên chủ
nghĩa xã hộià là một cuộc biến đổi khó khăn nhất và sâu sắc nhất, không thể một
sớm một chiều. Đây làcuộc chiến đấu khổng lồ để chống lại những gì cũ kỹ, hư
hỏng, để giành thắng lợi, tạo lập những cái mới mẻ tốt tươi. Cần phải động viên
toàn dân, tổ chức giáo dục toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của nhân dân. “Chủ
nghĩa xã hội chỉ có thể xây dựng được với sự giác ngộ đầy đủ và lao động sáng tạo
của hàng chục triệu người. Muốn thế phải nâng cao trình độ lý luận chung của
Đảng…’’3.
- Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hoá, nhằm
không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân. “Muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội thì
1 Hồ Chí Minh: Sđd, t.4, tr. 56
2Hồ Chí Minh: Sđd , T 12, tr221
3Hồ Chí Minh: Sđd , T 11, tr93
14
phải phát triển kinh tế và văn hóa. Vì sao không nói phát triển văn hóa và kinh tế?
Tục ngữ ta có câu: Có thực mới vực được đạo; vì thế kinh tế phải đi trước. Nhưng
phát triển để làm gì? Phát triển kinh tế và văn hóa để nâng cao đời sống vật chất
và văn hóa của nhân dân ta”1.
Người nói: “Xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có máy móc, có kỹ thuật có văn
hoá. Nhiệm vụ kỹ thuật khoa học là cực kỳ quan trọng để nâng cao năng suất lao
động, sản xuất nhiều của cải vật chất”2. Muốn vậy,phải hết sức coi trọng phát triển
giáo dục, đào tạo, khoa học, kỹ thuật, nâng cao dân trí, đào tạo và sử dụng nhân tài.
Cần tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm, phát triển công nghiệp và nông
nghiệp hiện đại; phát triển nhiều thành phần kinh tế với các hình thức khác nhau.
Phải thực hành nguyên tắc kinh tế tự nguyện, cùng có lợi, chống chủ quan, gò ép,
hình thức, coi trọng phân phối theo mức lao động, tránh chủ nghĩa bình quân.Theo
Hồ Chí Minh, chế độ làm khoán là một điều kiện của chủ nghĩa xã hội, nó khuyến
khích người lao động tiến bộ. Làm khoán là ích chung và lại lợi riêng. Làm khoán
tốt, thích hợp và công bằng dưới chế độ ta hiện nay. Cần phải tổ chức thi đua: “Thi
đua là yêu nước: Thi đua là một cách yêu nước thiết thực và tích cực... thi đua là
yêu nước, yêu nước thì phải thi đua. Và những người thi đua là những người yêu
nước nhất”3.
Hồ Chí Minh khẳng định văn hoá là vốn quý của dân tộc, là mặt trận quan
trọng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đảng phải hết sức coi trọng phát
triển văn hoá, coi văn hoá là một mặt trận, là động lực tinh thần của cách mạng,
“văn hoá soi đường cho quốc dân đi”, “phải đem văn hoá lãnh đạo quốc dân để
thực hiện độc lập, tự cường, tự chủ”, phải “xúc tiến công tác văn hoá để đào tạo
con người mới và cán bộ mới.Theo Người, năm điểm lớn xây dựng nền văn hóa
1Hồ Chí Minh: Sđd , T12, tr 470
2Hồ Chí Minh: Sđd , T., tr.
3Hồ Chí Minh: Sđd , T., tr.
15
dân tộc là: Xây dựng tâm lý: tinh thần độc lập tự cường; xây dựng luân lý: biết hy
sinh mình, làm lợi cho quần chúng; xây dựng xã hội: mọi sự nghiệp có liên quan
đến phúc lợi của nhân dân trong xã hội; xây dựng chính trị: dân quyền; xây dựng
kinh tế. Đó là nền văn hóa có tính dân tộc, khoa học, đại chúng, giữ vững và phát
huy văn hoá truyền thống dân tộc, xây dựng nền văn hoá tiên tiến, tiếp thu văn hoá
thế giới.
- Hồ Chí Minh coi sự nghiệp trồng người là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, vì
lợi ích “trăm năm”. “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan
trọng và rất cần thiết”. Con người xã hội chủ nghĩa vừa “hồng” vừa “chuyên” là
động lực, là mục tiêu của sự nghiệp xây dựng đất nước. Đảng cần chăm lo xây
dựng con người mới có tư tưởng và đạo đức cách mạng, có ý thức làm chủ, tư
tưởng “mình vì mọi người, mọi người vì mình”, có trí tuệ, trình độ văn hoá khoa
học - kỹ thuật, ngoại ngữ, cần kiệm xây dựng đất nước, hăng hái bảo vệ Tổ quốc;
có lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần quốc tế trong sáng. Thanh niên phải ra sức
vượt mọi khó khăn học tập và biết vận dụng những thành tựu khoa học nhằm thiết
thực giải quyết các vấn đề do cách mạng nước ta đặt ra.
- Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược, là một trong những nhân tố
thắng lợi của cách mạng Việt Nam. “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công,
thành công, đại thành công”1.Đoàn kết trong Đảng là hạt nhân cho đại đoàn kết dân
tộc. “Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng ta và dân ta. Các
đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của
Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”2. Đoàn kết toàn dân thành một khối
vững chắc, cả nước đồng lòng, muôn người như một, nhất định thắng lợi. Đoàn kết
toàn dân, xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi. Đoàn kết toàn dân tộc và
hoà bình hữu nghị với tất cả các dân tộc trên thế giới.
1Hồ Chí Minh: Sđd , T., tr.
2Hồ Chí Minh: Sđd , T., tr.
16
- Đảng phải lãnh đạo toàn dân thực hiện dân chủ mới. Bản chất dân chủ mới,
theo Hồ Chí Minh gồm ba nhân tố cơ bản, trung tâm là con người, hai là quyền lực
thuộc về nhân dân, thứ ba là thiết chế thực hành dân chủ. "Nước ta là nước dân
chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ"1. Nước ta là một nước dân chủ, cần làm
sao cho nhân dân biết hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của mình,
dám nói, dám làm. Khi ai có điều gì oan ức, thì có thể do các đoàn thể tố cáo lên
cấp trên. Đó là quyền dân chủ của tất cả công dân Việt Nam. Có phát huy dân chủ
đến cao độ thì mới động viên được tất cả lực lượng của nhân dân giải quyết được
mọi khó khăn và tìm ra nhiều giải pháp hay để phát triển xã hội, "Có dân chủ mới
làm cho cán bộ và quần chúng đề ra sáng kiến"2. Muốn thực hiện dân chủ phải vận
động, giáo dục nhân dân, phải làm công tác dân vận, theo dõi, giúp đỡ, khuyến
khích dân. "Những người phụ trách dân vận cần phải óc nghĩ, mắt trông, tai nghe,
chân đi, miệng nói, tay làm. Chứ không phải chỉ nói xuông, chỉ ngồi viết mệnh
lệnh. Họ phải thật thà nhúng tay vào việc"3.
- Đảng cầm quyền cần xây dựng Nhà nước kiểu mới thật sự của nhân dân, do
dân, vì dân. Nước ta là nước dân chủ, chính quyền nhà nước thể hiện đầy đủ quyền
làm chủ của nhân dân, cán bộ nhà nước phải là công bộc của dân, hết lòng phục vụ
nhân dân. "Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực
lượng đoàn kết của nhân dân... Trong xã hội không có gì tốt đẹp, vẻ vang bằng phục vụ cho lợi
ích của nhân dân"4. Theo Hồ Chí Minh, có dân chúng, việc to tát mấy, khó khăn mấy
làm cũng được. Dân chúng biết giải quyết nhiều vấn đề một cách giản đơn, mau
chóng, đầy đủ mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn, nghĩ mãi không ra.
Nếu nhân dân không ra tay, không có nhân dân thì việc nhỏ mấy, dễ mấy làm cũng
1Hồ Chí Minh: Sđd , T., tr.
2Hồ Chí Minh: Sđd , T., tr.
3Hồ Chí Minh: Sđd , T., tr.
4 Hồ Chí Minh: Sđd , T., tr.
17
không xong. Nhà nước muốn làm bất cứ việc gì đều phải dựa vào sức dân thông
qua việc huy động nhân tài, vật lực của dân. Nhà nước phải chăm lo không ngừng
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân và phải chống quan liêu, cửa
quyền, nhũng nhiễu dân. Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến
dân, ta phải hết sức tránh.Người yêu cầu cán bộ phải thực hành nguyên tắc là theo
đúng đường lối nhân dân và 6 điều là: đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết; liên hệ
chặt chẽ với nhân dân; Việc gì cũng bàn với nhân dân, giải thích cho nhân dân hiểu
rõ, có khuyết điểm thì thật thà phê bình trước nhân dân, và hoan nghênh nhân dân
phê bình mình; Sẵn sàng học hỏi nhân dân; Tự mình phải làm gương mẫu cần,
kiệm, liêm, chính đề nhân dân noi theo. Cần phải ghi lòng tạc dạ vào đầu cái chân
lý này: "Chế độ ta là chế độ dân chủ, tức là nhân dân là người chủ, mà chính phủ
là người đầy tớ trung thành của nhân dân ”1. Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì
dân mới yêu ta, kính ta”. Người đòi hỏi pháp luật của ta phải xét xử theo đúng pháp
luật, phải thẳng tay trừng trị những kẻ bất liêm, bất kỳ kẻ ấy ở địa vị nào, làm nghề
nghiệp gì. Cán bộ tư pháp: “Cần phải nêu cao cái gương Phụng công, thủ pháp, chí
công vô tư“, đảm bảo tính khách quan, công bằng, bình đẳng của mọi công dân
trước pháp luật “không vì công mà quên lỗi, vì lỗi mà quên công”.
- Đảng phải chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân trung với nước,
trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ
quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với lực
lượng vũ trang nhân dân và xây dựng nền quốc phòng toàn dân. “Quân đội ta là
quân đội nhân dân. Nhân dân có Đảng lãnh đạo, Đảng có chính cương, chính
sách. Đã là quân đội nhân dân thì phải học chính sách của Đảng”2.Quân sự mà
không có chính trị như cây không có gốc, vô dụng lại có hại. Xây dựng lực lượng
vũ trang nhân dân theo ba thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân,
1Hồ Chí Minh: Sđd , T., tr.
2Hồ Chí Minh: Sđd , T., tr..
18
du kích.Cần tăng cường đoàn kết giữa cán bộ và chiến sĩ, giữa cấp trên và cấp dưới.
Phải mở rộng dân chủ nhưng đồng thời phải tăng cường kỷ luật. Kỷ luật là sức
mạnh của quân đội. Người chỉ huy quân sự là người “Trí - Dũng - Nhân – Tín Liêm – Trung”.
- Hồ Chí Minh rất coi trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của mỗi
nước nhưng luôn giương cao ngọn cờ hòa bình, đoàn kết quốc tế và chăm lo xây
dựng tình hữu nghị giữa các dân tộc. .“Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sẵn
sàng đặt quan hệ ngoại giao với Chính phủ nước nào trọng quyền bình đẳng, chủ
quyền lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của nước Việt Nam, để cùng nhau bảo vệ
hoà bình và xây đắp dân chủ thế giới”1. Người coi kết hợp sức mạnh dân tộc với
sức mạnh thời đại là sự kết hợp chủ nghĩa yêu nước chân chính và chủ nghĩa quốc
tế vô sản, là sự phối hợp hành động giữa giai cấp vô sản chính quốc với quần chúng
lao động bị áp bức, bóc lột ở thuộc địa nhằm nhằm vào mục tiêu giải phóng dân tộc
với giải phóng giai cấp, xã hội và con người.
Người tuyên bố Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước dân chủ, không
muốn gây thù oán với ai. Người luôn quan tâm tới sự hợp tác trên nguyên tắc tự
nguyện, hai bên cùng có lợi và hợp tác toàn diện với tất các nước, đoàn kết các
nước, các Đảng anh em trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô
sản có lý, có tình. Người xác định “giúp bạn là tự giúp mình”, “muốn người ta giúp
cho thì mình phải tự giúp mình đã”.
3. Về bản chất và nền tảng tư tưởng của Đảng cộng sản Việt Nam
a) Về bản chất của Đảng cộng sản Việt Nam
Trong Sách lược vắn tắt, Nguyễn Ái Quốc viết: “1. Đảng là đội tiên phong
của vô sản giai cấp, phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm
cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng”2. Đảng phải liên lạc với tiểu tư sản,
1Hồ Chí Minh: Sđd , T., tr.
2Hồ Chí Minh: Sđd , T., tr.
19
trí thức, trung nông, Thanh niên, Tân Việt, v.v. để kéo họ đi vào phe giai cấp vô sản
để tuyên truyền khẩu hiệu nước An Nam độc lập và thực hành liên lạc với giai cấp
vô sản và các dân tộc bị áp bức dân tộc trên thế giới.
Đảng đại biểu cho lợi ích chung của giai cấp công nhân, của toàn thể nhân
dân lao động, chứ không phải mưu cầu lợi ích riêng của một nhóm người nào, của
cá nhân nào. “Đảng ta là Đảng của giai cấp, đồng thời cũng là của dân tộc, không
thiên tư, thiên vị. Đảng không lo riêng cho một đồng chí nào hết. Đảng lo việc cho
cả nước”1. Đảng của dân tộc, nghĩa là quyền lợi của Đảng và quyền lợi của dân tộc
gắn liền với nhau. Mục tiêu của Đảng cũng là mục tiêu của dân tộc. Cơ sở ra đời,
điều kiện tồn tại và phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam ở trong toàn bộ xã hội
và dân tộc Việt Nam.
Tại Đại hội II của Đảng (2-1951), Người nói: “quyền lợi của giai cấp công
nhân và nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam là một. Chính vì Đảng lao
động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, cho nên nó
phải là Đảng của dân tộc Việt Nam ”2. Với tư tưởng đó, mọi giai cấp, tầng lớp nhân dân
và chính Người đều coi là Đảng của mình và thường dùng các cụm từ Đảng ta, Đảng của chúng
ta…
Theo Hồ Chí Minh, mỗi đảng viên cách mạng ắt phải do sự giác ngộ của
mình, do sự nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin, mà hiểu rõ địa vị và tác dụng của
giai cấp công nhân, hiểu rõ ích lợi của giai cấp công nhân và sự nghiệp giải phóng
của giai cấp công nhân, hiểu rõ chính sách và mục đích của đảng mình. Như thế, thì
người đảng viên sẽ suốt đời kiên quyết phấn đấu, để thực hiện sự nghiệp cách mạng
hoàn toàn.
a) Về nền tảng tư tưởng của Đảng cộng sản Việt Nam
1Hồ Chí Minh: Sđd , T., tr.
2Hồ Chí Minh: Sđd , T., tr.
20
Qua so sánh, khảo nghiệm các học thuyết trong lịch sử, Hồ Chí Minh kết
luận: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính
nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”1.
Cán bộ của Đảng phải hiểu biết lý luận cách mạng, và lý luận cùng thực hành
phải luôn luôn đi đôi với nhau. Hồ Chí Minh nhắc lại câu nói của V.I.Lênin"Không
có lý luận cách mạng thì không thể có vận động cách mạng".Lý luận như cái kim
chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho chúng ta trong công việc thực tế. Không có lý
luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi. Vì kém lý luận, cho nên mắc bệnh chủ
quan, kết quả thường thất bại.Phải chữa cái bệnh kém lý luận, khinh lý luận và lý
luận suông. Lý luận cốt để áp dụng vào công việc thực tế. Dù xem được hàng ngàn
hàng vạn quyển lý luận, nếu không biết đem ra thực hành, thì khác nào một cái
hòm đựng sách. Hồ Chí Minh phê phán một số đồng chí học thuộc ít câu của Mác Lênin, để loè người ta, một số đồng chí khác chỉ bo bo giữ lấy những kinh nghiệm
lẻ tẻ. Hai khuynh hướng ấy đều sai lầm. Sai lầm nhất là khuynh hướng giáo điều.
Đảng cần phải biết vận dụng đúng đắn sáng tạo, bổ sung và phát triển lý luận Mác Lênin vào hoàn cảnh cụ thể, tránh giáo điều, máy móc. “Lý luận sở dĩ quan trọng
là vì nó dạy ta hành động. Nếu đưa một lý luận rất đúng ra nói, rồi xếp nó lại một
xó, không đưa ra thực hành, thì lý luận ấy thành lý luận suông”2. Muốn biết lý luận
đúng hay không, thì phải dùng nó vào thực hành, xem nó có đạt được mục đích đã
định hay không. Chủ nghĩa Mác - Lênin đúng là vì nó được chứng minh là đúng
trong thực hành cách mạng giai cấp và cách mạng dân tộc.
Tại diễn văn khai mạc lớp học lý luận khóa I trường Nguyễn Ái Quốc, Người
nói: “Chúng ta phải nâng cao sự tu dưỡng về chủ nghĩa Mác - Lênin để dùng lập
trường, quan điểm, phương pháp chủ nghĩa Mác - Lênin mà tổng kết những kinh
nghiệm của Đảng ta, phân tích một cách đúng đắn những đặc điểm của nước ta.
1Hồ Chí Minh: Sđd , T., tr.
2Hồ Chí Minh: Sđd , T.7, tr.
21
Có như thế, chúng ta mới có thể dần dần hiểu được quy luật phát triển của cách
mạng Việt Nam, định ra được những đường lối, phương châm, bước đi cụ thể của
cách mạng xã hội chủ nghĩa thích hợp với tình hình nước ta. Như thế là phải học
tập lý luận, phải nâng cao trình độ lý luận chung của Đảng, trước hết là của cán
bộ cốt cán của Đảng"1. Người khẳng định, chủ nghĩa Mác - Lênin là nền tảng tư
tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng Cộng sản Việt Nam
4. Về nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng
a) Nguyên tắc tập trung dân chủ.
Theo Hồ Chí Minh, nền tảng tổ chức của Đảng tóm tắt gồm 6 điều: Đảng là
đội tỉên tiến của nhân dân lao động (công nhân, nông dân và lao động trí óc; Mỗi
đảng viên nhất định phải phụ trách một công tác của Đảng. Toàn thể đảng viên phải
giữ vững kỷ uật của Đảng, phải phục tùng sự lãnh đạo và chấp hành đúng nghị
quyết của Đảng; Đảng phải lãnh đạo tất cả những tổ chức khác của nhân dân lao
động; Đảng phải liên lạc thật chặt chẽ với quần chúng.
Đảng tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ, nghĩa là có đảng chương,
kỷ luật thống nhất, cơ quan lãnh đạo thống nhất. Cá nhân phải phục tùng đoàn thể,
số ít phải phục tùng số nhiều, cấp dưới phải phục tùng cấp trên, địa phương phải
phục tùng Trung ương. Trong Đảng, bất kỳ cấp trên, cấp dưới, đảng viên cũ hoặc
mới đều phải giữ kỷ luật của giai cấp vô sản.
Về dân chủ trong Đảng, Người nói, nước ta là nước dân chủ, vì vậy phải thực
hiện dân chủ rộng rãi trong Đảng để tất cả đảng viên bày tỏ hết ý kiến của mình.
Tập trung và dân chủ phải đi đôi, có quan hệ thống nhất, viện chứng. Có dân chủ
mới đảm bảo được tập trung và ngược lại có tập trung mới đảm bảo được dân chủ
thật sự và đầy đủ, mới đảm bảo được sức mạnh của Đảng.
b) Nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách
1Hồ Chí Minh: Sđd , T.11, tr.
22
Hồ Chí Minh giải thích, tập thể lãnh đạo là dân chủ. Cá nhân phụ trách là tập
trung. Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách tức là dân chủ tập trung. Vì sao cần phải
có tập thể lãnh đạo? Vì một người dù khôn ngoan tài giỏi mấy, dù nhiều kinh
nghiệm đến đâu, cũng chỉ trông thấy, chỉ xem xét được một hoặc nhiều mặt của
một vấn đề, không thể trông thấy và xem xét tất cả mọi mặt của một vấn đề. Vì vậy,
cần phải có nhiều người. Nhiều người thì nhiều kinh nghiệm. Người thì thấy rõ mặt
này, người thì trông thấy rõ mặt khác của vấn đề đó. Góp kinh nghiệm và sự xem
xét của nhiều người, thì vấn đề đó được thấy rõ khắp mọi mặt. Mà có thấy rõ khắp
mọi mặt, thì vấn đề ấy mới được giải quyết chu đáo, khỏi sai lầm. “Ý nghĩa của tập
thể lãnh đạo rất giản đơn, chân lý của nó rất rõ rệt. Tục ngữ có câu: “Khôn bầy
hơn khôn độc” là nghĩa đó”1.
Vì sao cần phải cá nhân phụ trách? Theo Người, việc gì đã được đông người
bàn bạc kỹ lưỡng rồi, kế hoạch định rõ ràng rồi, thì cần phải giao cho một người
hoặc một nhóm ít người phụ trách, theo kế hoạch đó mà thi hành. Như thế mới có
chuyên trách, công việc mới chạy. “Nếu không có cá nhân phụ trách, thì sẽ sinh ra
cái tệ người này ủy cho người kia, người kia ủy cho người nọ, kết quả là không ai
thi hành. Như thế thì việc gì cũng không xong. Tục ngữ có câu: “Nhiều sãi không
ai đóng cửa chùa” là như thế.”2
Hồ Chí Minh quan niệm, không phải vấn đề gì nhỏ nhặt, vụn vặt, một
người vẫn có thể giải quyết được cũng đưa ra bàn mới là tập thể lãnh đạo. Làm
như vậy là hiểu tập thể lãnh đạo một cách quá máy móc. Những việc bình
thường, một người có thể giải quyết đúng thì người phụ trách cứ cẩn thận giải
quyết đi. Những việc quan trọng, mới cần tập thể quyết định.
c) Nguyên tắc tự phê bình và phê bình là quy luật phát triển của Đảng.
1Hồ Chí Minh: Sđd , T., tr.619
2Hồ Chí Minh: Sđd , T., tr.620
23
Hồ Chí Minh quan niệm, sự nghiệp cách mạng rất vĩ đại nhưng đầy khó
khăn, thử thách, mới mẻ, nên sai lầm và khuyết điểm là điều không thể tránh khỏi.
Người đời không phải thánh thần, không tránh khỏi khuyết điểm. Mỗi đảng viên là
một con người, khi tham gia vào các công việc ai cũng có khuyết điểm. Thang
thuốc hay nhất là thiết thực phê bình và tự phê bình. Đây là một nguyên tắc, là một
vũ khí cần thiết để làm cho mỗi người, mỗi tập thể ngày một tốt hơn. “Mục đích
phê bình cốt để giúp nhau sửa chữa, giúp nhau tiến bộ. Cốt để sửa đổi cách làm
việc cho tốt hơn, đúng hơn. Cốt đoàn kết và thống nhất nội bộ”1.
Người chỉ rõ: “Phê bình là cốt giúp nhau sửa chữa khuyết điểm, cho nên thái
độ của người phê bình phải thành khẩn, nghiêm trang, đúng mực. Phải vạch rõ vì
sao có khuyết điểm ấy, nó sẽ có kết quả xấu thế nào, dùng phương pháp gì để sửa
chữa. Thuốc phải nhằm đúng bệnh. Tuyệt đối không nên có ý mỉa mai, bới móc,
báo thù. Không nên phê bình lấy lệ. Càng không nên "trước mặt không nói, xoi mói
sau lưng"2.
Hồ Chí Minh chỉ rõ phương pháp tự phê bình và phê bình là phải ráo riết,
triệt để, kiên quyết, không thêm bớt, thành khẩn, thật thà, công khai, xây dựng, thân
ái. Người nói chớ phê bình lung tung không chịu trách nhiệm, chớ dùng phê bình
để nói xấu nhau. Tự phê bình như liều thuốc chữa bệnh đối với mọi người. Không
chịu tự phê bình và phê bình cũng giống như người có bệnh mà dấu bệnh không
dám uống thuốc, để bệnh nặng sẽ nguy đến tính mạng. Theo Người, ngày nào cũng
phải ăn cho khỏi đói, rửa mặt cho khỏi bẩn, thì ngày nào cũng phải tự phê bình cho
khỏi sai lầm. Nghĩa là tự phê bình phải thường xuyên, chứ không phải chờ có khai
hội mới tự phê bình, không phải khi làm khi không.
Theo Hồ Chí Minh, ngày nào cũng phải ăn cho khỏi đói, rửa mặt cho khỏi
bẩn, thì ngày nào cũng phải tự phê bình cho khỏi sai lầm. Nghĩa là tự phê bình phải
1Hồ Chí Minh: Sđd , T., tr.272
2Hồ Chí Minh: Sđd , T.7, tr.
24
thường xuyên, chứ không phải chờ có khai hội mới tự phê bình, không phải khi làm
khi không. Tự phê bình phải thật thà. Khi tự mình kiểm điểm cũng như khi tự phê
bình trước mọi người, có khuyết điểm gì nói hết, không giấu giếm chút gì. Phải tìm
cho ra vì sao mà sai lầm. Sai lầm ấy sẽ thế nào? Dùng cách gì mà sửa chữa? Và
phải kiên quyết sửa chữa. “Tự phê bình và sửa khuyết điểm có khi dễ, nhưng cũng
có khi khó khăn, đau đớn, vì tự ái, vì thói quen, hoặc vì nguyên nhân khác. Đó là
một cuộc đấu tranh. Tự mình không đánh thắng được khuyết điểm của mình, mà
muốn đánh thắng kẻ địch, tự mình không cải tạo được mình, mà muốn cải tạo xã
hội, thì thật là vô lý. Vì vậy, người cách mạng nhất định phải thật thà tự phê bình
và kiên quyết chữa khuyết điểm”1.
Về phương hướng sửa chữa khuyết điểm, Người yêu cầu, từ Trung ương đến
chi bộ đều phải làm đúng nguyên tắc lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách; đều phải
chống các tệ sùng bái cá nhân và quan liêu, mệnh lệnh; đều phải thật thà tự phê
bình và phê bình thẳng thắn; đều phải thực sự dân chủ. Mỗi người lãnh đạo là tấm
gương sáng về tự phê bình và phê bình để cán bộ, đảng viên noi theo. “Uy tín của
người lãnh đạo là ở chỗ mạnh dạn thực hiện tự phê bình và phê bình, biết học hỏi
quần chúng, sửa chữa khuyết điểm, để đưa công việc ngày càng tiến bộ chứ không
phải ở chỗ giấu giếm và e sợ quần chúng phê bình”. Cán bộ là người có chức, có
quyền nên cần phải gương mẫu, có đạo đức thi người dân mới tin: “Nếu chính mình
tham ô bảo người ta liêm khiết có được không? Không được, mình trước hết phải
siêng năng, trong sạch thì mới bảo người ta trong sạch, siêng năng được”.
Người chỉ rõ, mỗi ngành hoạt động nêu các thành tích là đúng nhưng ít phê
bình các khuyết điểm là không đúng. Có khi phê bình, thì “đánh trống bỏ dùi’’,
không đi sâu xét kỹ tận gốc rễ vì sao có khuyết điểm ấy? Sau khi phê bình, cần xem
người bị phê bình đã thật thà kiểm thảo và sửa đổi chưa? Mỗi đảng viên, trước hết,
mỗi cán bộ, phải thật thà tự phê bình, sửa chữa những khuyết điểm của mình. Đặt
1Hồ Chí Minh :Sđd , T.7, tr.
25