Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

chuyên đề ôn thi tốt nghiệp thpt quốc gia môn ngữ văn kỹ năng đọc hiểu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.54 KB, 35 trang )

Chuyên đề ôn thi TN THPT Quốc Gia

KĨ NĂNG ĐỌC-HIỂU
( 02 tiết)
A. MỤC TIÊU ÔN
I. Yêu cầu
- Để làm tốt phần đọc hiểu, giáo viên cần giúp học sinh nắm được thế nào là hiểu một văn bản; các yêu cầu và
hình thức kiểm tra cụ thể về đọc hiểu; lựa chọn những văn bản phù hợp với trình độ nhận thức và năng lực của học
sinh để làm ngữ liệu hướng dẫn đọc hiểu; xây dựng các loại câu hỏi và hướng dẫn chấm một cách phù hợp với mục
đích và đối tượng học sinh.
Các câu hỏi phần đọc hiểu tập trung vào một số khía cạnh như:
+ Nội dung chính và các thông tin quan trọng của văn bản; hiểu ý nghĩa của văn bản, tên văn bản;
+ Những hiểu biết về từ ngữ, cú pháp, chấm câu, cấu trúc, thể loại văn bản;
+ Một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản và tác dụng của chúng.
- Giúp HS có thể được thực hành các dạng đề khác nhau liên quan tới kỹ năng này, đối chiếu hướng dẫn và gợi ý
chấm để rút ra kinh nghiệm.
II. Mục tiêu: giúp học sinh nắm được
1.Về kiến thức
a. Nắm được cấu trúc của phần đọc – hiểu trong kì thi THPTQG
- Phần đọc hiểu thường là câu 3 điểm trong bài thi.
- Đề ra thường là chọn những văn bản phù hợp (Trong cả chương trình lớp 11 và 12 hoặc là một đọan văn,
thơ, một bài báo, một lời phát biểu trong chương trình thời sự… ở ngoài SGK) phù hợp với trinh độ nhận
thức và năng lực của học sinh.
- Văn bản: 2 văn bản (văn bản văn xuôi/ thơ, văn bản nhật dụng/ nghệ thuật)
- Câu hỏi: 8 ý hỏi
b. Nắm được phạm vi kiến thức cơ bản của phần đọc – hiểu trong kì thi THPTQG
- Văn học: Thể loại, Chữ viết, xuất xứ, nội dung, chủ đề, kết cấu, nhan đề…..
- Tiếng Việt: Văn bản, đoạn văn, các phép liên kết, phong cách chức năng, phương tiện biểu đạt, biện pháp tu từ,
kiểu câu, dấu câu, từ loại, hình ảnh biểu đạt, hình thức kết cấu đoạn văn
- Tập làm văn: Luận điểm, cách lập luận trong văn bản, cách diễn đạt trong văn bản, thao tác lập luận, phương thức
biểu đạt và kiểu văn bản


c. Hình thức câu hỏi
1


- Nhận biết: (Thường là ở các câu 1,2,5,6): Câu văn chủ đề; Thao tác lập luận; Phương tiện biểu đạt; Biện pháp tu
từ; Phép liên kết; Hình thức diễn đạt.
- Thông hiểu: (Thường là ở các câu 3,7): Nội dung và chủ đề
- Vận dụng: (Thường là ở các câu 4,8): Viết đoạn văn 5 đến 7 dòng.
2. Về kĩ năng
- Trả lời trực tiếp vào câu hỏi, theo kiểu “hỏi gì đáp nấy”.
- Câu trả lời nên ngắn gọn nhưng chính xác đầy đủ, tránh dông dài.
- Trả lời NGẮN – ĐÚNG – ĐỦ yêu cầu của từng câu hỏi.
- Không nên gạch đầu dòng mà nên viết mỗi ý trong câu hỏi thành đoạn văn nhỏ, hoàn chỉnh.
- Trình bày rõ ràng, sạch đẹp, không sai lỗi chính tả, diễn đạt.
3. Về giáo dục:
Giáo dục ý thức học và làm bài đạt kết quả tốt nhất.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Phần chuẩn bị của GV và HS trước buổi ôn:
- Giáo viên: + Thông báo kế hoạch ôn tập cho học sinh
+ Chuẩn bị bài soạn lên lớp. Chuẩn bị hệ thống câu hỏi cho hs làm đề cương.
+ Các chuyên đề ôn tập photo cho HS.
+ Đề thi thử trắc nghiệm và kiểm tra photo cho HS.
- Học sinh: + Ôn tập lại toàn bộ chương trình đã học.
+ Chuẩn bị kiến thức lý thuyết dưới dạng đề cương ôn tập.
+ Luyện tập các chuyên đề, các đề thi thử mà GV giao.
C. PHƯƠNG PHÁP ÔN
Kết hợp nhiều phương pháp phù hợp với thời gian ôn, nội dung ôn và đối tượng HS như : Đàm thoại, vấn
đáp, thảo luận nhóm, luyện tập các bài tập. Cụ thể
- Nội dung ôn tập phần đọc hiểu (trong đó có đọc hiểu phần Tiếng Việt) được xây dựng một thời lượng thích hợp
(tùy thực tế của từng nhà trường) để ôn luyện cho học sinh.

- Trong quá trình ôn tập GV nên chú ý tích hợp những kiến thức Tiếng Việt ở cấp dưới. Chú ý rèn luyện kĩ năng
dùng từ, đặt câu, viết đoạn văn và kĩ năng trả lời các dạng câu hỏi đọc hiểu (phần Tiếng Việt), cần hướng dẫn học
sinh kĩ năng nhận diện, phân tích, đánh giá.
D. TIẾN TRÌNH ÔN
1. Ổn định lớp
2. Bài mới

2


Hoạt động của
GV và HS
GV củng cố

Nội dung cần đạt thi tốt nghiệp

Nội dung cần đạt thi
đại học

A.KHAI QUÁT CHUNG
1.Tầm quan trọng của kỹ năng Đọc hiểu
Năng lực Đọc - hiểu là một trong những năng lực thiết yếu
cần có của con người thòi hiện đại. Bởi vì kỹ năng nghe, nói,
đọc, viết không hề giản đơn là kỹ năng của người có văn hóa mà
là kỹ năng lao động của con người. Phải có kỹ năng ấy con người
mới có thể tham gia thực sự vào hoạt động lao động xã hội hiện
đại.
2. Khái niệm và mục đích đọc hiểu văn bản:
a/ Khái niệm:
- Đọc là một hoạt động của con người, dùng mắt để nhận biết các

kí hiệu và chữ viết, dùng trí óc để tư duy và lưu giữ những nội
dung mà mình đã đọc và sử dụng bộ máy phát âm phát ra âm
thanh nhằm truyền đạt đến người nghe.
- Hiểu là phát hiện và nắm vững mối liên hệ của sự vật, hiện
tượng, đối tượng nào đó và ý nghĩa của mối quan hệ đó. Hiểu còn
là sự bao quát hết nội dung và có thể vận dụng vào đời sống.
Hiểu là phải trả lời được các câu hỏi Cái gì? Như thế nào? Làm
thế nào?
Đọc hiểu là đọc kết hợp với sự hình thành năng lực giải
thích, phân tích, khái quát, biện luận đúng- sai về logic, nghĩa là
kết hợp với năng lực, tư duy và biểu đạt.
b/ Mục đích:
Trong tác phẩm văn chương, đọc hiểu là phải thấy được:
+ Nội dung của văn bản.
+ Mối quan hệ ý nghĩa của văn bản do tác giả tổ chức và xây
dựng.
+ Ý đồ, mục đích?
+ Thấy được tư tưởng của tác giả gửi gắm trong tác phẩm.
+ Giá trị đặc sắc của các yếu tố nghệ thuật.
+ Ý nghĩa của từ ngữ được dùng trong cấu trúc văn bản.

-Đa dạng hóa ngữ liệu
thực hành: trong hoặc
ngoài sách giáo khoa; đề
cập đến nhiều lĩnh vực
của đời sống;….. Quan
tâm hơn đến các văn bản
chính luận, nhật dụng,
bài thơ đọc thêm trong
chương trình 11, 12;

những vấn đề có tính
thời sự.
-Nên ôn theo dạng câu
hỏi (dạng bài), chủ đề;
sau đó ra câu đọc hiểu
minh họa và rèn luyện
cho tất cả các dạng.
Ngoài tập trung rèn
luyện theo chuyên đề,
GV cần rèn luyện qua
các tiết học chính khóa,
các tiết kiểm tra định kì
hết phần, các vòng ôn.
- Chú trọng thực hành
trong khi ôn. Cần phải
đảm bảo học sinh nắm
tốt những kiến thức khái
quát nhất về lí thuyết
trước khi thực hành.Tổ
chức cho HS chấm chéo
những bài kiểm tra.
-Phương pháp ôn cần

3


GV cung cấp hệ
thống kiến thức, câu
hỏi (nội dung) cho
HS, yêu cầu HS làm

đề cương trước khi
lên lớp. Tùy đối
tượng HS, GV giao
bài tập cụ thể. Trước
khi ôn, GV tiến
hành kiểm tra phần
chuẩn bị của HS
(hoặc kết hợp kiểm
tra trong quá trình
ôn tập tùy theo nội
dung ôn).
Yêu cầu cụ thể:
- Nắm được có bao
nhiêu loại?
- Khái niệm.
- Đặc trưng.
- Cách nhận biết.

+ Thể lọai của văn bản?Hình tượng nghệ thuật?
B. ÔN KIẾN THỨC CƠ BẢN
I. Văn học
1.Thể loại
Mọi tác phẩm văn học đều tồn tại trong các hình thức thể
loại nhất định: một cuốn tiểu thuyết, một truyện ngắn, một bài
thơ, một vở kịch, một kí sự...Không có tác phẩm văn học nào
được xây dựng ngoài những hình thức quen thuộc đó. Vì vậy,
bên cạnh nhan đề tác phẩm, tác giả thường ghi tên thể
loại: Những người khốn khổ- tiểu thuyết; Dấu chân người línhTiểu thuyết; truyện ngắn của Guy de Maupassant; Từ ấy - thơ;
Bài thơ Màu tím hoa sim; Lão hà tiện- kịch...Nhiều khi tên thể
loại gắn liền với nhan đề tác phẩm: Hoàng lê nhất thống chí,

Bình Ngô đại cáo, Tam quốc chí diễn nghĩa, Văn tế nghĩa sĩ Cần
Giụôc.
Thể loại của tác phẩm văn học là nhân tố cấu thành hình
thức, là hình thái tồn tại cơ bản của văn bản văn học. Thể loại là
hình thức trừu tượng dùng để phân loại văn bản văn học, đồng
thời là phạm trù thẩm mĩ, là cách gọi chung các loại văn bản văn
học. Thể loại văn học là dạng thức cụ thể và hình thái cụ thể của
tác phẩm văn học hiển hiện trước mắt độc giả, là cơ sở để độc giả
nắm bắt, nhận thức tác phẩm văn học. Đối tượng biểu hiện, miêu
tả của tác phẩm, hình thức tư duy sáng tạo của nhà văn, phương
thức thể nghiệm tình cảm cho đến bố cục, tiết tấu của tác phẩm,
đặc điểm thủ pháp biểu hiện, vận dụng ngôn ngữ đều lộ ra một
cách cụ thể thông qua thể loại văn học. Hiểu, nắm bắt một cách
chính xác thể, loại và đặc trưng của nó, đối với sáng tác, tiếp
nhận, phê bình nghiên cứu đều có ý nghĩa rất quan trọng.
Một số thể loại văn học bao quen thuộc:
* Văn xuôi nghệ thuật: tiểu thuyết, truyện kí, tùy bút, chính luận,

* Thơ
- Các thể thơ dân tộc: lục bát, song thất lục bát, hát nói

4

bám sát vào mục tiêu
kiến thức.
VD: Để đạt mục
tiêu kiến thức về thao
tác lập luận so sánh thì
dù câu hỏi thi yêu cầu
phát hiện hay viết đoạn

văn có thao tác lập luận
cần phải cho HS thấy
được tại sao lại sử dụng
thao tác so sánh chứ
không phải thao tác khác
và viết như thế nào.
- Đa dạng về phương
pháp tiếp cận cho một
mục đích ôn.
VD: để thấy được
việc sử dụng các thao
tác lập luận trong đoạn
văn văn, có thể xuất phát
từ:
- Xác định các thao tác ở
đoạn văn.
- Viết đoạn văn theo một
hay một số thao tác nhất
định.
- Sắp xếp các câu rời rạc
thành đoạn văn hoàn
chỉnh.
- Cho một đoạn văn
chưa hoàn thiện, viết
tiếp để hoàn thiện./.


- Thơ Đường luật: ngũ ngôn (tứ tuyệt, bát cú), thất ngôn (tứ
tuyệt, bát cú)
- Thơ hiện đại: năm tiếng, bảy tiếng, tám tiếng, hôn hợp, tự do,

thơ- văn xuôi…thơ trữ tình, thơ tự sự
*Kịch: bi kịch, hài kịch, bi hài kịch.
2. Chữ viết: Chữ Hán, chữ Nôm, chữ Quốc ngữ
3. Xuất xứ: Trích trong tác phẩm nào
4. Nội dung và hình thức của tác phẩm văn học.
2.1. Nội dung của tác phẩm nghệ thuật.
Khái niệm nội dung có cơ sở vững chắc từ mối quan hệ mật thiết
giữa văn học và hiện thực nó bao hàm cả nhân tố khách quan của
đời sống và nhân tố chủ quan của nhà văn nó vừa là cuộc sống
được ý thức vừa là sự đánh giá- cảm xúc đối với cuộc sống đó.
Vì vậy người ta thường nói đến hai cấp độ của nội dung tác
phẩm. Cấp độ thứ nhất là nội dung cụ thể (nội dung trực tiếp).
Khái niệm này nhằm chỉ dung lượng trực cảm của tác phẩm. Ðó
là sự thể hiện một cách sinh động và khách quan một phạm vi
hiện thực cụ thể của đời sống với sự diễn biến của các sự kiện sự
thể hiện các hình ảnh hình tượng sự hoạt động và quan hệ giữa
các nhân vật suy nghĩ và cảm xúc của các nhân vật...Xuyên qua
nội dung cụ thể của tác phẩm ở một cấp độ cao hơn sâu hơn là
nội dung tư tưởng (nội dung khái quát). Ðó chính là sự khái quát
những gì đã trình bày trong nội dung cụ thể thành những vấn đề
của đời sống và giải quyết những vấn đề ấy theo một khuynh
hướng tư tưởng nhất định. Như vậy có thể nói nội dung của tác
phẩm là toàn bộ những hiện tượng thẩm mĩ độc đáo được phản
ánh bằng hình tượng thông qua sự lựa chọn đánh giá chủ quan
của người nghệ sĩ tức là tiếng nói riêng của nhà văn bao gồm
những cảm xúc tâm trạng lí tưởng khát vọng của tác giả về hiện
thực dó. Khi nói đến nội dung của tác phẩm Secnưxepki không
chỉ nhấn mạnh việc "tái hiện các hiện tượng hiện thực mà con
người quan tâm" mà còn nhấn mạnh đến việc "giải thích cuộc
sống" "đề xuất sự phán xét đối với các hiện tượng được miêu tả".


5


Ông viết: "Thể hiện sự phán xét đó trong tác phẩm là một ý nghĩa
mới của tác phẩm nghệ thuật nhờ đó nghệ thuật đứng vào hàng
các hoạt động tư tưởng đạo đức của con người". Có thể mượn
những câu thơ mở đầu Truyện Kiều của Nguyễn Du để nói về nội
dung tác phẩm văn học :
Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
Trải qua một cuộc bể dâu .
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
Chu Mạnh Trinh khi nhận xét về Truyện Kiều cũng cho rằng:
"Nếu không phải có con mắt trông thấu cả sáu cõi tấm lòng nghĩ
suốt cả nghìn đời thì tài nào có cái bút lực ấy". Có thể coi con
mắt trông thấy cả sáu cõi tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời chính
là vấn đề của nội dung thì có thể coi cái bút lực ấy lại là một
trong những vấn đề thuộc về hình thức tác phẩm.
2.2.2. Hình thức của tác phẩm nghệ thuật
Là một hệ thống các phương tiện và phương thức thể hiện nội
dung. Nó được hợp thành bởi nhiều yếu tố: nghệ thuật sử dụng
các chất liệu phương tiện nghệ thuật các qui định của loại thể
những biện pháp kết cấu cách xây dựng nhân vật thể hiện hình
tượng...Tất cả đều nhằm mục đích biểu hiện trực tiếp và sinh
động nội dung của tác phẩm tạo thành một dạng tồn tại nhất định
của nội dung ấy qua đó xây dựng tác phẩm thành một chỉnh thể
nghệ thuật thống nhất. Biêlinxki cho rằng: Dù một bài thơ có
chứa chất những tư tưởng đẹp đến mấy đi nữa... nhưng nếu trong
nó không có tính thơ thì nó cũng chỉ là một dụng ý đẹp đã được

thực hiện tồi. Rêpin cũng nói: Ý tưởng anh đẹp đẽ như vậy
nhưng anh vẽ tồi thì anh chỉ làm cho người ta ghê sợ và coi rẽ ý
tưởng của anh mà thôi. Như vậy hình thức là một yếu tố rất quan
trọng của tác phẩm nghệ thuật. Ông Phạm văn Ðồng nhấn mạnh
tầm quan trọng của hình thức nghệ thuật : Giá trị hình thức rất
quan trọng. Bởi vì không có giá trị nghệ thuật thì không thể có
tác phẩm nghệ thuật được ! Nó là con số không ! Chúng ta đều

6


phải hiểu như vậy...Tư tưởng nội dung tư tưởng phải đúng và nói
về mặt yêu cầu thì nó phải một trăm phần trăm nhưng giá trị nghệ
thuật cũng cần thiết đòi hỏi cũng phải trăm phần trăm chứ không
phải là năm mươi và năm mươi cộng lại. Bởi vì một tác phẩm
không có giá trị nghệ thuật là không có nghĩa gì hết. Nó không
phải là một sản phẩm. Cũng như có thể có những đồng chí có tư
tưởng tốt lắm nghĩa là như Lênin nói khi chết có thể lên thiên
đường nhưng không làm được việc ! Chính những tác phẩm đúng
về tư tưởng nhưng không có giá trị nghệ thuật cũng giống như
những con người ấy
2.2.3. Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức
Nội dung và hình thức vốn là một phạm trù triết học có liên
quan đến mọi hiện tượng trong đời sống. Hình thức tất yếu phải
là hình thức của một nội dung nhất định và nội dung bao giờ
cũng là nội dung được thể hiện qua một hình thức. Không thể có
cái này mà không có cái kia hoặc ngược lại. Tác phẩm nghệ thuật
là một hiện tượng xã hội cho nên trong những tác phẩm nghệ
thuật có giá trị nội dung và hình thức luôn luôn thống nhất khắng
khít với nhau.

Nói về một tác phẩm có giá trị Biêlinxki cho rằng: Trong tác
phẩm nghệ thuật tư tưởng và hình thức phải hòa hợp với nhau
một cách hữu cơ như tâm hồn và thể xác nếu hủy diệt hình thức
thì cũng có nghĩa là hủy diệt tư tưởng và ngược lại cũng vậy. Ở
một chỗ khác ông viết Khi hình thức là biểu hiện của nội dung thì
nó gắn chặt với nội dung tới mức là nếu tách nó ra khỏi nội dung
có nghĩa là hủy diệt bản thân nội dung và ngược lại tách nội dung
khỏi hình thức có nghĩa là tiêu diệt hình thức.
Sự thống nhất giữa nội dung và hình thức được biểu hiên ở 2
mặt: nội dung quyết định hình thức và hình thức phù hợp nội
dung.
Trong mối tương quan giữa nội dung và hình thức nội dung bao
giờ cũng đóng vai trò chủ đạo. Nó là cái có trước thông qua ý
thức năng động và tích cực của chủ quan nghệ sĩ cố gắng tìm một

7


hình thức phù hợp nhất để bộc lộ một cách đầy đủ hấp dẫn nhất
bản chất của nó.
5. Chủ đề
Chủ đề là vấn đề cơ bản được nêu ra trong tác phẩm. Chủ
đề thể hiện điều quan tâm cũng như chiều sâu nhận thức của nhà
văn đối với cuộc sống. Một văn bản có thể có nhiều chủ đề. Tầm
quan trọng của chủ đề không phụ thuộc và khuôn khổ văn bản,
cũng không phụ thuộc vào việc chọn đề tài. Có những văn bản rất
ngắn, đề tài lại rất hẹp nhưng chủ đề đặt ra lại hết sức lớn lao
(chẳng hạn như bài ca dao Hoa sen; bài thơ Bánh trôi nước của
Hồ Xuân Hương).
- Một số VD về chủ đề:

+ Chủ đề của truyện ngắn Lão Hạc (Nam Cao) là nhân cách, lòng
tự trọng của người nông dân trước cái đói, sự nghèo khổ.
+ Chủ đề của Truyện Kiều (Nguyễn Du) là thực trạng xã hội vô
nhân đạo và số phận con người sống trong xã hội ấy. Vấn đề tình
yêu, nhân phẩm, công lí,... cũng được Nguyễn Du đặt ra để lí
giải.
+ Truyện ngắn Bức tranh của Nguyễn Minh Châu cũng là một
trong những văn bản chứa nhiều chủ đề mà chủ đề chính là vấn
đề đạo đức của con người. Bên cạnh đó, nhà văn còn đặt ra nhiều
vấn đề khác như: vấn đề người lính trong và sau chiến tranh; vấn
đề bi kịch chiến tranh; vấn đề thế nào là một tác phẩm nghệ thuật
đích thực?..
6. Kết cấu
Khái niệm: Kết cấu của văn bản là tổ chức nội dung và
hình thức của bài văn.
Kết cấu bao gồm: - Tổ chức bên ngoài (bố cục).
- Tổ chức bên trong.
Kiểu kết cấu
a. Kết cấu đẳng lập: các luận điểm bộ phận thuộc luận điểm trung
tâm của bài văn có vị trí ngang nhau, được trình bày theo lối liệt
kê.

8


b. Kết cấu tăng tiến: các luận điểm bộ phận thuộc luận điểm
trung tâm có trật tự: luận điểm sau, cao hơn, sâu hơn luận điểm
trước. Các liên kết thường gặp “không chỉ”, “mà còn”.
c. Kết cấu đối chiếu: các luận điểm bộ phận đối sánh nhau theo
từng cặp làm cho luận điểm trung tâm trở nên nổi bật.

d. Kết cấu tổng -phân - hợp: Luận điểm trung tâm được nêu trước, các
luận điểm bộ phận lần lượt được nêu sau. Cuối cùng quy nạp lại thành
kết luận (kết cấu toàn bài, đoạn).
7. Nhan đề, ý đồ nghệ thuật, và cái biểu nghĩa của văn bản
Nhiều nhà văn sau khi hoàn thiện khâu cuối cùng của sự sáng tạo
nghệ thuật mới đặt tên cho tác phẩm của mình; tên gọi này, chính
là sự tổng kết lại dự đồ sáng tác của họ. Ernest Miller
Hemingway chia sẻ về kinh nghiệm đặt nhan đề như sau: “Sau
khi viết xong một truyện… tôi kể ra cả một lô tên có thể mang
đặt cho truyện đó. Đôi khi chúng có hàng trăm cái tên. Rồi tôi bắt
đầu gạch bỏ, có khi, tất cả những tên nghĩ ra đều bị gạch hết”.
Lại có trường hợp đặt nhan đề cho tác phẩm do một sự tình cờ
nào đó, có lúc tên truyện được lấy ra từ trong thân truyện. Nhan
đề, một yếu tố cận văn bản (cùng với tiêu đề các chương, các lời
tựa, bạt, lời đề từ, các lời bình luận in trên bìa sách, các ghi chú
của người viết...) do tác giả đặt (hoặc bạn hữu/biên tập viên sành
sỏi nào đó gợi ý), nhìn chung đều có dụng ý tư tưởng, thậm chí
nó còn có chức năng định hướng cách đọc, sự tiếp nhận của độc
giả đối với phần chính văn. Nhan đề như một một mã của thông
điệp thẩm mỹ, một mô hình nghệ thuật, nó là cái biểu nghĩa của
văn bản văn học, cho độc giả biết trước: văn bản này viết về cái
gì, có thể đọc nó hoặc nên đọc văn bản như thế nào.
Người xưa khẳng định: “Chỉ ra cái cốt tuỷ của toàn
bài, hoặc ở đầu bài, hoặc ở giữa bài, hoặc ở cuối bài”. Không ít
tác giả nhận thấy: “đầu đề phải nổi lên trên bề mặt văn bản,
không có nó… không thể xây dựng được mô hình văn bản”.
Quan điểm này, đúng với một số trường hợp. Nhà văn Đỗ Chu
kể: “Bắt tay vào viết truyện ngắn, có truyện ban đầu đến với tôi

9



bằng một cái tên. Hương cỏ mật, Mùa cá bột, tôi nghĩ ra những
cái tên ấy trước, thấy hay hay, rồi liên tưởng ra nhân vật và cốt
truyện”. Như vậy, nhan đề tương ứng với ý tưởng và dự đồ sáng
tác, nó loé sáng bất chợt và trở thành cái tứ của truyện, thúc đẩy
nhà văn kiếm tìm, suy ngẫm liên tưởng, chi phối mạnh mẽ đến
việc tổ chức thế giới nghệ thuật. Nhan đề là cái ý tưởng, ý tứ ban
đầu thôi thúc nhà văn cầm bút. Lưu Hi Tải tổng kết: Nếu hình
thành ý tứ trước khi viết, tác giả sẽ viết nhàn nhã. Nếu cầm bút
viết, rồi ý mới nảy sinh, thì chân tay lúng túng” (Nghệ khái văn
khái).
Không ít tác phẩm thay đổi tên gọi nhiều lần, do tác giả chưa ưng
ý. Cái tác giả cảm thấy chưa thích hợp, theo tôi chính là vì nhan
đề chưa trở thành một tín hiệu nghệ thuật nào đó. Chẳng hạn,
trong cuộc sống lắm khi vì khó khăn, bị dồn đuổi đến bước
đường cùng muốn bám lấy sự sống, nên không tránh khỏi xảy ra
chuyện tham lam ăn cắp. oái oăm hơn có kẻ vừa ăn cướp vừa la
làng, làm lẫn lộn hư thực. Nghĩ về thực tế trên, nhà văn Bùi Hiển
tâm sự về một trường hợp viết truyện ngắn của mình: “Tên
truyện cũ Thằng ăn trộm in ở tuần báo Văn nghệ (do Đời nay ấn
hành) tháng 10-1940 không nói được điều đó. Tôi thấy tiếc cho
chủ đề và đổi thành Kẻ hô hoán”.
Tác phẩm văn học dân gian thường không có nhan đề, đó là tài
sản chung của cộng đồng, phản sánh kiểu tư duy tập thể. Nhan
đề, với tư cách yếu tố cận văn bản, xuất hiện hầu hết ở các tác
phẩm văn học viết. Việc đặt nhan đề hay không đặt nhan đề liên
hệ mật thiết với ý thức sáng tạo cá nhân, với ý thức sở hữu văn
bản
II. Tiếng Việt

1.Văn bản:
Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ,
được tạo lập bởi sự liên kết các câu, các đoạn văn… tạo thành
một đơn vị hoàn chỉnh về nội dung và hình thức và hướng tới
một mục đích giao tiếp nhất định.

10


2. Đoạn văn và cách triển khai
- Khái niệm: Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt
đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống
dòng. Nội dung đoạn văn thường biểu đạt một ý tương đối hoàn
chỉnh. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành. Nội dung và
hình thức đoạn văn
Nội dung: Một văn bản gồm có nhiều đoạn văn hợp thành.
Vậy, đoạn văn là một phần của văn bản. Đoạn văn có thể một câu
văn hoặc do một số câu tạo thành. Đoạn văn biểu đạt một ý tương
đối trọn vẹn của văn bản.
Hình thức: Chữ đầu đoạn văn phải viết hoa, lùi vào khoảng
một ô (1cm) tính từ lề. Kết thúc đoạn văn bằng dấu chấm xuống
dòng.
-Cách triển khai
Diễn dịch : Diễn dịch là cách thức trình bày ý đi từ ý
chung, khái quát đến các ý cụ thể, chi tiết. Đoạn diễn dịch là câu
chốt (câu chủ đề) đứng đầu đoạn, các câu đi kèm sau nhằm minh
họa cho câu chốt.
Quy nạp : Quy nạp là cách trình bày nội dung đi từ các ý
chi tiết, cụ thể đến ý chung, khái quát. Trong đoạn quy nạp các
câu mang ý chi tiết, cụ thể đứng trước, câu chốt (câu chủ đề) đứng

cuối đoạn.
Song hành : Đoạn Song hành là đoạn văn được sắp xếp các
ý ngang nhau, bổ sung cho nhau, phối hợp nhau để diễn tả ý
chung. Đoạn Song hành không có câu chủ đề.
Tổng - phân - hợp : Tổng - phân - hợp là đoạn văn mà câu
đầu nêu ý khái quát. Các câu tiếp theo triển khai ý cụ thể, chi tiết.
Câu cuối đoạn văn tổng hợp lại các ý khái quát.
* Một số cách triển khai đoạn văn khác: móc xích, tam
đoạn luận,...
3. Các phép liên kết
Phương tiện liên kết là yếu tố ngôn ngữ được sử dụng nhằm
làm bộc lộ mối dây liên lạc giữa các bộ phận có liên kết với nhau.

11


Cách sử dụng những phương tiện liên kết cùng loại xét ở phương
tiện cái biểu hiện được gọi là phép liên kết. Có các phép liên kết
chính sau đây: phép lặp, phép thế, phép liên tưởng, phép nghịch
đối, phép nối.
- Phép thế là cách thay những từ ngữ nhất định bằng những từ
ngữ có ý nghĩa tương đương (cùng chỉ sự vật ban đầu, còn gọi là
có tính chất đồng chiếu) nhằm tạo tính liên kết giữa các phần văn
bản chứa chúng. Có 2 loại phương tiện dùng trong phép thế là
thay thế bằng từ ngữ đồng nghĩa và thế bằng đại từ.
Dùng phép thế không chỉ có tác dụng tránh lặp đơn điệu, mà còn
có tác dụng tu từ nếu chọn được những từ ngữ thích hợp cho từng
trường hợp dùng.
- Phép lặp là cách dùng đi dùng lại một yếu tố ngôn ngữ, ở
những bộ phận khác nhau (trước hết ở đây là những câu khác

nhau) của văn bản nhằm liên kết chúng lại với nhau.
Phép lặp, ngoài khả năng kết nối các bộ phận hữu quan của văn
bản lại với nhau, còn có thể đem lại những ý nghĩa tu từ như
nhấn mạnh gây cảm xúc, gây ấn tượng...
Các phương tiện dùng trong phép lặp là:
+ Các yếu tố ngữ âm (vần, nhịp), gọi là lặp ngữ âm
+ Các từ ngữ, gọi là lặp từ ngữ
+ Các cấu tạo cú pháp, gọi là lặp cú pháp
- Phép nối là cách dùng những từ ngữ sẵn mang ý nghĩa chỉ quan
hệ (kể cả những từ ngữ chỉ quan hệ cú pháp bên trong câu), và
chỉ các quan hệ cú pháp khác trong câu, vào mục đích liên kết
các phần trong văn bản (từ câu trở lên) lại với nhau.
Phép nối có thể dùng các phương tiện sau đây:
+ kết từ,
+ kết ngữ,
+ trợ từ, phụ từ, tính từ,
+ quan hệ về chức năng cú pháp (tức quan hệ thành phần câu
hiểu rộng; có sách xếp phương tiện này riêng ra thành phép tỉnh
lược)

12


- Phép liên tưởng là cách sử dụng những từ ngữ chỉ những sự
vật có thể nghĩ đến theo một định hướng nào đó, xuất phát từ
những từ ngữ ban đầu, nhằm tạo ra mối liên kết giữa các phần
chứa chúng trong văn bản.
Phép liên tưởng khác phép thế ở chỗ trong phép thế thì dùng
những từ khác nhau để chỉ cùng một sự vật; trong phép liên
tưởng, đó là những từ ngữ chỉ những sự vật khác nhau có liên

quan đến nhau theo lối từ cái này mà nghĩ đến cái kia (liên
tưởng).
Sự liên tưởng có thể diễn ra giữa những sự vật cùng chất cũng
như giữa những sự vật khác chất.
- Tương phản -Phép nghịch đối sử dụng những từ ngữ trái nghĩa
vào những bộ phận khác nhau có liên quan trong văn bản, có tác
dụng liên kết các bộ phận ấy lại với nhau. Những phương tiện
liên kết thường gặp dùng trong phép nghịch đối là:
+ Từ trái nghĩa
+ Từ ngữ phủ định (đi với từ ngữ không bị phủ định)
+ Từ ngữ miêu tả (có hình ảnh và ý nghĩa nghịch đối)
+ Từ ngữ dùng ước lệ
- Phép tỉnh lược là cách rút bỏ những từ ngữ có ý nghĩa xác định
ở những chỗ có thể rút bỏ và muốn hiểu được thì phải tìm những
từ ngữ có ý nghĩa xác định ấy ở những câu khác.
4. Phong cách chức năng
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:
- Khái niệm: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là phong cách được
dùng trong giao tiếp sinh hoạt hằng ngày, thuộc hoàn cảnh giao
tiếp không mang tính nghi thức, dùng để thông tin ,trao đổi ý
nghĩ, tình cảm….đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống.
- Đặc trưng:
+ Giao tiếp mang tư cách cá nhân.
+ Nhằm trao đổi tư tưởng, tình cảm của mình với người thân, bạn
bè, hàng xóm, đồng nghiệp.
- Nhận biết:

13



+ Gồm các dạng: Chuyện trò, nhật kí, thư từ.
+ Ngôn ngữ: Khẩu ngữ, bình dị, suồng sã, địa phương.
Phong cách ngôn ngữ khoa học:
- Khái niệm : Là phong cách được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh
vực nghiên cứu, học tập và phổ biến khoa học.
+ Là phong cách ngôn ngữ đặc trưng cho các mục đích diễn đạt
chuyên môn sâu.
- Đặc trưng
+ Chỉ tồn tại chủ yếu ở môi trường của những người làm khoa
học.
+ Gồm các dạng: khoa học chuyên sâu; Khoa học giáo khoa;
Khoa học phổ cập.
+ Có 3 đặc trưng cơ bản: (Thể hiện ở các phương tiện ngôn ngữ
như từ ngữ,câu, đọan văn,văn bản).
a/ Tính khái quát, trừu tượng.
b/ Tính lí trí, lô gíc.
c/ Tính khách quan, phi cá thể.
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật:
- Khái niệm:
+ Là loại phong cách ngôn ngữ được dùng trong các văn bản
thuộc lĩnh vực văn chương (Văn xuôi nghệ thuật, thơ, kich).
- Đặc trưng:
+ Tính thẩm mĩ.
+ Tính đa nghĩa.
+ Thể hiện dấu ấn riêng của tác giả.
Phong cách ngôn ngữ chính luận:
- Khái niệm: Là phong cách ngôn ngữ được dùng trong những
văn bản trực tiếp bày tỏ tư tưởng, lập trường, thái độ với những
vấn đề thiết thực, nóng bỏng của đời sống, đặc biệt trong lĩnh vực
chính trị, xã hội.

- Mục đích: Tuyên truyền, cổ động, giáo dục, thuyết phục người
đọc, người nghe để có nhận thức và hành động đúng.
- Đặc trưng:

14


+ Tính công khai về quan điểm chính trị: Rõ ràng, không mơ hồ,
úp mở.
Tránh sử dụng từ ngữ mơ hồ chung chung, câu nhiều ý.
+ Tính chặt chẽ trong biểu đạt và suy luận: Luận điểm, luận cứ, ý
lớn, ý nhỏ, câu đọan phải rõ ràng, rành mạch.
+ Tính truyền cảm, thuyết phục: Ngôn từ lôi cuốn để thuyết
phục; giọng điệu hùng hồn, tha thiết, thể hiện nhiệt tình và sáng
tạo của người viết.
(Lấy dẫn chứng trong “Về luân lý xã hội ở nước ta”Và “Xin lập
khoa luật” )
Phong cách ngôn ngữ hành chính:
- Khái niệm: Là phong cách được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh
vực hành chính.
- Là giao tiếp giữa nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ
quan nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước
khác.
- Đặc trưng: Phong cách ngôn ngữ hành chính có 2 chức năng:
+ Chức năng thông báo: thể hiện rõ ở giấy tờ hành chính thông
thường.
VD: Văn bằng, chứng chỉ các loại, giấy khai sinh, hóa đơn, hợp
đồng,…
+ Chức năng sai khiến: bộc lộ rõ trong các văn bản quy phạm
pháp luật, văn bản của cấp trên gửi cho cấp dưới, của nhà nước

đối với nhân dân, của tập thể với các cá nhân.
Phong cách ngôn ngữ báo chí (thông tấn):
- Khái niệm: Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ dùng để thong báo
tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ
báo và dư luận quần chúng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ xã hội.
+ Là phong cách được dùng trong lĩnh vực thông tin của xã hội
về tất cả những vấn đề thời sự: (thông tấn có nghĩa là thu thập và
biên tập tin tức để cung cấp cho các nơi).
Một số thể loại văn bản báo chí:
+ Bản tin: Cung cấp tin tức cho người đọc theo 1 khuôn mẫu:

15


Nguồn tin- Thời gian- Địa điểm- Sự kiện- Diễn biến-Kết quả.
+ Phóng sự: Cung cấp tin tức nhưng mở rộng phần tường thuật
chi tiết sự kiện, miêu tả bằng hình ảnh, giúp người đọc có 1 cái
nhìn đầy đủ, sinh động, hấp dẫn.
+ Tiểu phẩm: Giọng văn thân mật, dân dã, thường mang sắc thái
mỉa mai, châm biếm nhưng hàm chứa 1 chính kiến về thời cuộc.
5. Biện pháp tu từ
So sánh: Là cách công khai đối chiếu hai hay nhiều đối tượng có
một nét tương đồng nào đó về hình thức bên ngoài hay tính chất
bên trong để gợi ra hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mĩ
trong nhận thức của người đọc, người nghe.
Ví dụ:
Công cha như núi thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
(Ca dao)
Ẩn dụ: Là cách lâm thời lấy tên gọi biểu thị đối tượng này để chỉ

đối tượng kia dựa vào nét tương đồng giữa hai đối tượng.
Ví dụ:
Tưởng nước giếng sâu nối sợi dây dài
Ai ngờ giếng cạn tiếc hoài sợi dây.
(Ca dao)
Nhân hoá : Là một biến thể của ẩn dụ tu từ, trong đó người ta
lấy những từ ngữ biểu thị những thuộc tính, hoạt động của người
dùng để biểu thị hoạt động của đối tượng khác loại dựa trên nét
tương đồng về thuộc tính, về hoạt động giữa người và đối tượng
không phải là người.
Ví dụ:
Những chị luá phất phơ bím tóc
Những cây tre bá vai nhau thì thầm đứng học
Ðàn cò trắng
Khiêng nắng qua sông.
(Trần Ðăng Khoa)
Hoán dụ: Là phương thức chuyển nghĩa bằng cách dùng một đặc

16


điểm hay một nét tiêu biểu nào đó của một đối tượng để gọi tên
chính đối tượng đó dựa vào mối quan hệ liên tưởng logic khách
quan giữa hai đối tượng.
Ví dụ:
Áo chàm đưa buổi phân ly
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.
(Việt Bắc - Tố Hữu)
Nói quá- phóng đại- thậm xưng; Khoa trương: Là biện pháp tu
từ dùng sự cường điệu quy mô, tính chất, mức độ... của đối tượng

được miêu tả so với cách biểu hiện bình thường nhằm mục đích
nhấn mạnh vào một bản chất nào đó của đối tượng được miêu tả.
Ví dụ:
Nhác trông thấy bóng anh đây
Ăn chín lạng hạt ớt thấy ngọt ngay như đường.
(Ca dao)
-Nói giảm- nói tránh; Nói giảm: Là biện pháp tu từ dùng hình
thức biểu đạt giảm bớt mức độ hơn, nhẹ nhàng hơn, mềm mại
hơn để thay thế cho sự biểu đạt bình thường cần phải lảng tránh
do những nguyên nhân của tình cảm. Nói giảm không có phương
tiện riêng mà thường được thực hiện thông qua các hình thức ẩn
dụ hay hoán dụ tu từ. Biện pháp tu từ này thường được dùng để
nói về cái chết.
Ví dụ:
Áo bào thay chiếu anh về đất
(Tây Tiến - Quang Dũng)
-Điệp từ- điệp ngữ Là biện pháp lặp đi lặp lại những từ ngữ nào
đó nhằm mục đích mở rộng, nhấn mạnh ý nghĩa hoặc gợi ra
những cảm xúc trong lòng người đọc.
Ví dụ:
Cũng cờ, cũng biển cũng cân đai
Cũng gọi ông nghè có kém ai.
(Nguyễn Khuyến)
- Tương phản- đối lập: Phép nghịch đối sử dụng những từ ngữ

17


trái nghĩa vào những bộ phận khác nhau có liên quan trong văn
bản, có tác dụng liên kết các bộ phận ấy lại với nhau. Những

phương tiện liên kết thường gặp dùng trong phép nghịch đối là:
+ Từ trái nghĩa
+ Từ ngữ phủ định (đi với từ ngữ không bị phủ định)
+ Từ ngữ miêu tả (có hình ảnh và ý nghĩa nghịch đối)
+ Từ ngữ dùng ước lệ
- Phép liệt kê
Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để
diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau
của thực tế, hay của tư tưởng, tình cảm. Các kiểu kiệt kê:
+ Xét theo cấu tạo: kiểu liệt kê theo từng cặp và kiểu liệt kê
không theo từng cặp.
+ Xét theo ý nghĩa: kiểu liệt kê tăng tiến và kiểu liệt kê tăng tiến
- Ví dụ:
+ Phép liệt kê không theo cặp và không tăng tiến:
"Tin vui chiến thắng trăm miền
Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đồi De, núi Hồng."
+ Phép liệt kê tăng tiến:
"Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng,
có tiếc thương, ai oán,..."
Câu hỏi tu từ Là loại câu hỏi đặc biệt không nhằm mục đích lấy
thông tin mà nhằm thể hiện 1 tâm trạng, 1 cảm xúc.Trong câu hỏi
tu từ thường bao hàm câu trả lời.
VD: Tây Bắc ư? có riêng gì Tây Bắc
- Cách sử dụng từ láy…
Các loại từ láy:
+Láy toàn phần
VD: xanh xanh, đỏ đỏ....
+Láy phụ âm đầu

VD: Lấp lửng, lập lòe...

18


+Láy phụ âm cuối
VD:lom khom, lác đác....
Tác dụng: nhấn mạnh vào nội dung mà từ láy chuyển tải.
6. Kiểu câu

-Các loại câu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp

- Các loại câu phân loại theo mục đích nói (trực tiếp, gián tiếp).
- Câu tỉnh lược, câu đặc biệt, câu khẳng định, câu phủ định,…
Câu Nghi Vấn:
Câu cầu khiến:
Câu cảm thán
Câu Trần thuật:
Câu đơn
Câu ghép
Câu rút gọn
7. Dấu câu
Dấu câu là một trong những phương tiện quan trọng giúp
người viết thể hiện điều muốn trình bày một cách mạch lạc, chính
xác nhất. Không chỉ sử dụng đúng dấu câu, cần vận dụng sáng
tạo đa dạng, độc đáo để biểu đạt cảm xúc, đem lại giá trị mới mẻ
cho mỗi loại dấu câu.
Trên thực tế, dấu câu được sử dụng khá linh hoạt, có thể sử
dụng các dấu câu theo lối thông thường hoặc tạo ra các kết hợp
giữa một số dấu câu tạo thành những dạng đặc biệt như: ...!!! ..

.??? Trong trường hợp này, dấu câu không chỉ là hình thức ngắt
đoạn mà còn là hình thức biểu thị những trạng thái tình cảm khác
nhau để chê bai, nghi ngờ một cách hay hơn, tinh tế hơn.
- Dấu chấm
- Dấu phẩy
- Dấu chấm hỏi
- Dấu chấm than
- Dấu ngoặc đơn
- Dấu hai chấm
- Dấu ngoặc kép
19


- Dấu chấm lửng
- Dấu chấm phẩy
Ví dụ
- Dấu chấm lửng: thể hiện sự trăn trở, hoài nghi…
_Dấu chấm than: thể hiện cảm xúc 1 cách trực tiếp (mừng,, giận,
vui , buồn..)
_Dâu ba chấm: thể hiện cảm xúc sâu lắng miên man, những điều
khó nói.
8. Từ loại
Trong ngữ pháp, từ loại (còn được gọi là lớp từ, lớp từ vựng,
hoặc bộ phận câu nói trong ngữ pháp truyền thống) là một lớp
từ ngôn ngữ học (hay chính xác hơn là lớp các mục từ vựng)
được xác định bằng các hành vi cú pháp hoặc các hành vi hình
thái học của mục từ vựng trong câu hỏi. Phân loại ngôn ngữ học
phổ biến gồm có danh từ và động từ và các loại từ khác. Có
các lớp từ mở thường xuyên đòi hỏi các thành viên mới, và có
các lớp từ đóng hiếm khi đòi hỏi các thành viên mới.

Thực từ: Danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ
Hư từ; Phụ từ, quan hệ từ, tình thái từ.
9. Phát hiện lỗi sai, chữa lỗi.
Lỗi về câu
- Các lỗi sai thường gặp: lỗi về cấu tạo câu, lỗi dấu câu, lỗi liên
kết câu.
- Cách xác định lỗi:
+ Nắm chắc kiến thức về cấu tạo câu, dấu câu, các phép liên
kết, đặc trưng về câu trong các phong cách ngôn ngữ.
+ Đọc kĩ văn bản, xác định nội dung, thể loại, phong cách văn
bản
+ Phân tích cấu tạo câu (các thành phần câu, dấu câu, các phép liên
kết) để chỉ ra lỗi sai.
Lỗi về từ
- Các lỗi thường gặp: lặp từ, từ không đúng nghĩa, từ không phù
hợp phong cách.

20


- Cách xác định lỗi:
+ Nắm chắc kiến thức về từ loại tiếng Việt, hiểu ý nghĩa của từ,
đặc trưng về từ ngữ trong các phong cách ngôn ngữ.
+ Đọc kĩ văn bản, xác định nội dung, phong cách của văn bản
+ Chỉ ra những từ dùng sai (lặp từ, từ dùng không đúng nghĩa,
từ không đúng phong cách).
Lỗi chính tả.
Lỗi dấu câu
- Lỗi thường gặp: dấu chấm, dấu phẩy, dấu ở cuối câu (câu hỏi,
câu cảm thán, câu lửng…) dùng không đúng.

- Cách xác định lỗi:
+ Nắm chắc cấu tạo câu, các kiểu câu (phân loại theo cấu trúc ngữ
pháp, theo mụ đích nói).
+ Hiểu cách dùng các loại dấu câu
+ Phân tích cấu trúc câu, kiểu câu để chỉ ra lỗi sai về dấu.
III. Tập làm văn:
1. Luận điểm
Lựa chọn luận điểm: Trước một luận đề, có thể nêu ra nhiều luận
điểm làm nội dung cho bài nghị luận của mình. Các luận điểm
nêu ra cần phải rõ ràng, sát hợp với đề, có tính khái quát và có ý
nghĩa đối với thực tế xã hội. Cao hơn nữa, luận điểm phải mới
mẻ, sâu sắc
2. Cách lập luận trong văn bản
- Lập luận là đưa ra các lí lẽ, bằng chứng nhằm dẫn dắt người
nghe (đọc) đến một kết luận nào đó mà người nói (viết) muốn đạt
tới.
- Để xây dựng lập luận trong văn bản nghị luận, cần xác định
được luận điểm chính xác, minh bạch; tìm các luận cứ (lí lẽ và
dẫn chứng) thuyết phục và vận dụng các phương pháp lập luận
hợp lí (phương pháp quy nạp, phương pháp diễn dịch, phương
pháp nêu phản đề,…).
3. Cách diễn đạt trong văn bản
Khi viết văn nghị luận cần chú ý:

21


* Về cách dùng từ ngữ:
- Lựa chọn những từ ngữ chính xác, phù hợp với vấn đề
cần nghị luận, độc đáo; tránh dùng từ lạc phong cách hoặc từ ngữ

sáo rỗng, cầu kì.
- Kết hợp sử dụng các biện pháp tu từ và một số từ ngữ
mang tính biểu cảm, gợi hình tượng để bộc lộ cảm xúc phù hợp.
* Về cách sử dụng kết hợp các kiểu câu:
- Kết hợp một số kiểu câu trong đoạn, trong bài để tạo nên
giọng điệu linh hoạt, biểu hiện cảm xúc.
- Sử dụng các phép tu từ cú pháp để tạo nhịp điệu, nhấn mạnh rõ
hơn thái độ, cảm xúc.
* Lập luận chặt chẽ, sắc sảo: cần vận dụng tốt các cách triển khai
như: diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, tương phản, loại
suy,..và còn cần phải đặt mình vào vị thế người đọc để lập luận
cho kín kẽ.
* Về cách tạo giọng điệu: giọng điệu cơ bản của lời văn nghị luận
là trang trọng, nghiêm túc nhưng ở mỗi phần trong bài văn có thể
thay đổi sao cho phù hợp với nội dung cụ thể. Quan tâm đến cách
sử dụng các từ xưng hô, tình thái từ một cách linh hoạt, có ý thức
phát huy vai tro của ngữ âm, nhịp điệu, giúp cho bài viết sinh
động.
4. Thao tác lập luận: Giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh,
bác bỏ, bình luận, diễn dịch, quy nạp, tổng hợp.
5. Phương thức biểu đạt và kiểu văn bản
Tự sự (kể chuyện, tường thuật):
- Khái niệm: Tự sự là kể lại, thuật lại sự việc, là phương thức
trình bày 1 chuỗi các sự việc, sự việc này đẫn đến sự việc kia,
cuối cùng kết thúc thể hiện 1 ý nghĩa.
- Đặc trưng:
+ Có cốt truyện.
+ Có nhân vật tự sự, sự việc.
+ Rõ tư tưởng, chủ đề.
+ Có ngôi kể thích hợp.


22


Miêu tả.
* Miêu tả là làm cho người đọc, người nghe, người xem có thể
thấy sự vật, hiện tượng, con người (Đặc biệt là thế giới nội tâm)
như đang hiện ra trước mắt qua ngôn ngữ miêu tả.
Biểu cảm: Là bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình về thế giới
xung quanh.
Nghị luận: Là phương thức chủ yếu được dùng để bàn bạc phải,
trái, đúng sai nhằm bộc lộ rõ chủ kiến, thái độ của người nói,
người viết.
Thuyết minh: Được sử dụng khi cần cung cấp, giới thiệu, giảng
giải những tri thức về 1 sự vật, hiện tượng nào đó cho người đọc ,
người nghe.
- Đặc trưng:
a. Các luận điểm đưa ra đúng đắn, rõ ràng, phù hợp với đề tài bàn
luận.
b. Lý lẽ và dẫn chứng thuyết phục, chính xác, làm sáng tỏ luận
điểm.
c. Các phương pháp thuyết minh :
+ Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích.
+ Phương pháp liệt kê.
+ Phương pháp nêu ví dụ , dùng con số.
+ Phương pháp so sánh.
+ Phương pháp phân loại ,phân tích.
3. Hành chính – công vụ:
- Văn bản thuộc phong cách hành chính công vụ là văn bản điều
hành xã hội, có chức năng xã hội. Xã hội được điều hành bằng

luật pháp, văn bản hành chính.
- Văn bản này qui định, ràng buộc mối quan hệ giữa các tổ chức
nhà nước với nhau, giữa các cá nhân với nhau trong khuôn khổ
hiến pháp và các bộ luật văn bản pháp lý dưới luật từ trung ương
tới địa phương.
6. Phương thức trần thuật:
- Trần thuật từ ngôi thứ nhất do nhân vật tự kể chuyện , xưng tôi

23


(Lời trực tiếp)
- Trần thuật từ ngôi thứ 3 của người kể chuyện tự giấu mình.
- Trần thuật từ ngôi thứ 3 của người kể chuyện tự giấu mình,
nhưng điểm nhìn và lời kể lại theo giọnh điệu của nhân vật trong
tác phẩm (Lời nửa trực tiếp)
GV chuẩn bị các C. RÈN KĨ NĂNG ĐỌC –HIỂU
đề
Đọc –Hiểu Đề 1
cho HS luyện tập. Đọc hai đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 3:
Ngày xưa, Trần Hưng Đạo khuyên vua chước giữ nước hay hơn
cả là “lúc bình thời, khoan sức cho dân để kế sâu rễ, bền gốc”.
Nguyễn Trãi chê Hồ Quý Ly để mất nước vì chỉ biết ngăn sông
cản giặc, mà không biết lấy sức dân làm trọng. Các đấng anh
hùng dân tộc đều lập nên công lớn, đều rất coi trọng sức dân để
giữ nước, chống giặc.
Ngày nay, Hồ Chủ Tịch kêu gọi: “Diệt giặc đói, diệt giặc dốt,
diệt giặc ngoại xâm”. Người nói: phải “dựa vào lực lượng của
dân, tinh thần của dân”. Khác với người xưa, Hồ Chủ Tịch chỉ
rõ: Làm những việc đó là “để mưu cầu hạnh phúc cho dân”.

(Những ngày đầu của nước Việt Nam mới – Võ Nguyên Giáp)
Câu 1. Đặt nhan đề cho phần trích trên?
Câu 2. Phần trích trình bày ý theo trình tự nào?
Câu 3. Tác giả đưa những nhân vật lịch sử như Trần Hưng Đạo,
Nguyễn Trãi, Hồ Quý Ly vào đoạn văn thứ nhất để tạo hiệu quả
lập luận như thế nào? Trả lời trong khoảng 4-6 dòng.
Đọc hai đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ 4 đến 8:
Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.
(Mẹ và quả - Nguyễn Khoa Điềm)
Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến nôn nao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống

24


Cho con ngày một thêm cao.
(Trong lời mẹ hát – Trương Nam Hương)
Câu 4. Nêu hai phương thức biểu đạt nổi bật trong đoạn thơ thứ
nhất.
Câu 5. Xác định thể thơ của đoạn thơ thứ hai.
Câu 6. Xác định nghệ thuật tương phản trong từng đoạn thơ trên?
Câu 7. Nêu hiệu quả nghệ thuật của phép nhân hóa trong câu
thơ “Thời gian chạy qua tóc mẹ”?
Câu 8. Những điểm giống nhau về nội dung và nghệ thuật của
hai đoạn thơ trên là gì? Trả lời trong khoảng 6-8 dòng.
ĐÁP ÁN:

Câu 1. Nhan đề: Lấy dân làm trọng/ Vì dân/ Tư tưởng “thân dân”
của Hồ Chí Minh.
Câu 2. Phần trích trình bày ý theo trình tự thời gian: ngày xưa –
ngày nay.
Câu 3. Tác giả đưa những nhân vật lịch sử như Trần Hưng Đạo,
Nguyễn Trãi, Hồ Quý Ly vào đoạn văn thứ nhất nhằm làm nổi
bật những điểm kế thừa và khác biệt với truyền thống trong tư
tưởng “thân dân” của Hồ Chí Minh – được nói đến ở đoạn văn
thứ hai.
Câu 4. Hai phương thức biểu đạt nổi bật trong đoạn thơ thứ nhất:
Miêu tả, biểu cảm.
Câu 5. Thể thơ của đoạn thơ thứ hai: thơ sáu tiếng.
Câu 6. Xác định nghệ thuật tương phản trong đoạn thơ thứ nhất:
tương phản giữa “Lũ chúng tôi... lớn lên” và “bí và bầu lớn
xuống”; trong đoạn thơ thứ hai: tương phản giữa “Lưng mẹ...
còng dần xuống” và “con ngày một thêm cao”.
Câu 7. Hiệu quả nghệ thuật của phép nhân hóa trong câu
thơ “Thời gian chạy qua tóc mẹ”: Nhân hóa “Thời gian” qua
từ “chạy”, cho thấy thời gian trôi qua nhanh làm cho mẹ già nua
, bộc lộ nỗi xót xa, thương mẹ của người con.
Câu 8. Hai đoạn thơ trên có điểm giống nhau về nội dung: Bộc lộ
niềm xót xa và lòng biết ơn của con trước những hi sinh thầm

25


×