Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

LỊCH sử HÌNH THÀNH và PHÁT TRIỂN QUỸ đầu tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (381.31 KB, 38 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA SAU ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG



TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI:


LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA QUỸ ĐẦU TƯ.

Giảng viên hướng dẫn : TS. Trần Ngọc Ảnh
Thực hiện

: Nhóm 4

Lớp

: Cao học K6.1

Tp.Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA SAU ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG



TIỂU LUẬN


ĐỀ TÀI:

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA QUỸ ĐẦU TƯ.

Giảng viên hướng dẫn : TS. Trần Ngọc Ảnh
Thực hiện

: Nhóm 4

Lớp

: Cao học K6.1

Danh sách thành viên:
1. Lê Phan Ân
2. Nguyễn Tú Anh
3. Nguyễn Quốc Cường
4. Nguyễn Cao Đức

5. Nguyễn Quỳnh Lê
6. Phạm Thị Ngọc Linh
7. Ngô Minh Nhựt
8. Lê Thị Hải Xuân

Tp.Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2015



MỤC LỤC
Mục lục.........................................................................................................................i

Danh mục bảng.............................................................................................................iii
Danh mục từ viết tắt.....................................................................................................iv
Phần mở đầu.................................................................................................................v
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUỸ ĐẦU TƯ
1.1 Khái niệm
1.2 Các lợi ích khi đầu tư qua quỹ
1.2.1. Đa dạng hóa danh mục đầu tư, giảm thiểu rủi ro:
1.2.2. Quản lý đầu tư chuyên nghiệp
1.2.3. Chi phí hoạt động thấp
1.3. Các bên tham gia
1.3.1. Công ty quản lý quỹ:
1.3.2. Ngân hàng giám sát:
1.3.3. Người đầu tư:
1.4 Vai trò của quỹ đầu tư trên thị trường chứng khoán
1.4.1. Đối với nền kinh tế:
1.4.2. Đối với thị trường chứng khoán:
1.4.3. Đối với nhà đầu tư
1.4.4. Đối với người nhận đầu tư:
1.5. Phân loại
1.5.1. Căn cứ vào quy mô, cách thức và tính chất góp vốn
1.5.1.1. Quỹ đầu tư dạng đóng (Closed – end funds)
1.5.1.2. Quỹ đầu dạng mở (Open end funds)
1.5.2. Căn cứ vào cơ cấu tổ chức – điều hành
1.5.2.1. Quỹ đầu tư dạng công ty
1.5.2.2. Quỹ đầu tư dạng tín thác
1.5.3. Căn cứ vào nguồn vốn huy động
1.5.3.1. Quỹ đầu tư tập thể (Quỹ công chúng)
1.5.3.2. Quỹ đầu tư tư nhân (Quỹ thành viên)
GVHD: TS. Trần Ngọc Ảnh


5


CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ THỰC TRẠNG
CỦA QUỸ ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM
2.1. Các giai đoạn phát triển của quỹ đầu tư tại Việt Nam
2.1.1. Nửa đầu những thập kỷ 90
2.1.2. Giai đoạn 2002 – 2005
2.1.3. Giai đoạn 2006 – 2007
2.1.4. Giai đoạn 2008 đến 2013
2.1.5. Từ 2013 đến nay
2.2 Những mặt hạn chế và nguyên nhân một số hạn chế trong họat động đầu tư của
quỹ.................................................................................................................................18
2.2.1 Những mặt hạn chế trong họat động đầu tư của quỹ đầu tư........................18
2.2.2 Nguyên nhân một số hạn chế trong họat động đầu tư của quỹ:
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨYSỰ PHÁT TRIỂN CỦA QUỸ ĐẦU
TƯ TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1. Các giải pháp đối với Quỹ đầu tư:20
3.1.1. Mở rộng quy mô vốn, nâng cao hiệu quả họat động:
3.1.2. Ngành nghề đầu tư và lọai hình Quỹ đầu tư:
3.2. Quản lý
3.3. Năng lực tài chính của Công ty quản lý quỹ:
3.4. Nhân lực:
3.5 Phương pháp lựa chọn đầu tư
3.6 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam
Kết luận.........................................................................................................................23
Tài liệu tham khảo

GVHD: TS. Trần Ngọc Ảnh


6


DANH MỤC BẢNG
STT

BẢNG

1

Bảng 2.1

2

Bảng 2.2

3

Bảng 2.3

4

Bảng 2.4

5

Bảng 2.5

6


Bảng 2.6

TÊN BẢNG
Danh mục quỹ đầu tư thành lập giai đoạn 2002
-2005.
Một số công ty quản lý quỹ.
Các quỹ đầu tư vào bất động sản ở Việt Nam trong
giai đoạn 2008-2013.
Thông tin chi tiết Quỹ đầu tư Chứng khoán Việt
Nam.
Thông tin chi tiết Quỹ ETF VFMVN30.
Một số quỹ đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam đến ngày
30/06/2014.

GVHD: TS. Trần Ngọc Ảnh

7

TRANG
7
9
12
13
14
16


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
1


TỪ VIẾT

GIẢI THÍCH
TẮT
BIDV Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam

2

ETF Quỹ hoán đổi danh mục

3

FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment)

4

FII Đầu tư gián tiếp

5

FTA Hiệp định thương mại tự do

6

NAV Giá trị tài sản ròng

7

TNHH Trách nhiệm hữu hạn


8

Tp. HCM Thành phố Hồ Chí Minh

9
10
11
12

Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình
TTP Dương (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership
Agreement)
VCBF Quỹ đầu tư cân bằng chiến lược
VEIF Quỹ đầu tư Vietnam Enterprise Investment Fund
VFF Quỹ đầu tư Vietnam Frontier Fund

13

VFM Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ đầu tư Việt Nam

14

VSD Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam

GVHD: TS. Trần Ngọc Ảnh

8



Phần mở đầu
PHẦN MỞ ĐẨU
1. Lý do chọn đề tài ( Tính cấp thiết của đề tài)
Việt Nam đang từng bước vươn mình ra thế giới để sánh vai với các
cường quốc năm châu bởi vậy ngoài yếu tố con người ra thì chúng ta cần phải
có nguồn lực về tài chính - chính bởi lý do tất yếu đó mà quỹ đầu tư ra đời đó
cũng chính là lý do mà nhóm 4 chọn đề tài “Lịch sử hình thành và phát triển
của quỹ đầu tư”
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Quỹ đầu tư là một kênh huy động vốn hiệu quả phục vụ cho sự phát
triển của nền kinh tế. Tuy nhiên ở Việt Nam hoạt động của quỹ chưa phát triển
mạnh bởi rất nhiều lý do khác nhau. Chính bởi vậy nên bài nghiên cứu về lịch
sử hình thành và phát triển của quỹ đầu tư nhằm mục đích tìm ra hướng đi tốt
hơn cho quỹ đầu tư Việt Nam trên cơ sở so sánh phân tích thực trạng với quỹ
đầu tư ở các nước khác.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu.
Sau khi hoàn thành bài nghiên cứu này cần đạt mục đích nghiên cứu
sau:
-

Phản ánh lịch sử hình thành và phát triển của quỹ đầu tư Việt Nam.
Ảnh hưởng tích cực của quỹ đầu tư đối với nền kinh tế Việt Nam.
Tìm ra mặt hạn chế quỹ đầu tư ở Việt Nam.
Giải pháp thúc đẩy sự phát triển của quỹ đầu tư

3.2. Nhiệm vụ:
- Trình bày được tổng quan về quỹ đầu tư ở Việt Nam
- Trình bày được thực trạng về lịch sử hình thành và phát triển quỹ đầu tư ở Việt


Nam
- Trình bày được các nguyên nhân hạn chế của quỹ đầu tư
- Trình bày các giải pháp khắc phục thúc đẩy sự phát triển quỹ đầu tư trong giai

đoạn tới.


Phần mở đầu
4. Cơ sở lý luận và Phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận:
Tham khảo giáo trình định chế tài chính, tạp chí kinh tế, internet, đài
báo…
4.2. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp quy nạp – diễn dịch, phương pháp phân tích – tổng hợp,
phương pháp so sánh đối chiếu... khảo sát thực tế.
5. Những đóng góp của đề tài
Nội dung nghiên cứu của đề tài góp phần đóng góp nhỏ về mặt lý thuyết
làm sáng tỏ cái nhìn tổng quan về quỹ đầu tư tại Việt Nam
Đồng thời thông qua đề tài nhóm có thể trình bày những hiểu biết của
mình về quỹ đầu tư Việt Nam, đồng thời trình bày các giải pháp của nhóm để
thúc đẩy sự phát triển của quỹ đầu tư tại Việt Nam.
Đây cũng là tài liệu học tập mà nhóm đã dày công nghiên cứu trong
chương trình học cao học ở môn định chế tài chính hi vọng nó không chỉ giúp
ích cho nhóm trong học tập mà còn có thể hỗ trợ các nhóm sau tìm hiểu sâu
sắc hơn về đề tài.
6. Kết cấu của tiểu luận
Ngoài phần Mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, báo
cáo gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về quỹ đầu tư
Chương 2: Quá trình hình thành phát triển và thực trạng của quỹ đầu tư

Việt Nam
Chương 3: Các giải pháp thúc đẩy sự phát triển của quỹ đầu tư trong thời
gian tới.


Chương 1: Tổng quan về quỹ đầu tư
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUỸ ĐẦU TƯ
1.1. Khái niệm.
Quỹ đầu tư là trung gian tài chính phát hành các chứng chỉ quỹ để huy
động vốn từ các nhà đầu tư và sử dụng vốn đó để đầu tư vào chứng khoán.
Mỗi nhà đầu tư tham gia đầu tư vào quỹ sẽ sở hữu một phần trong tổng
danh mục đầu tư của quỹ. Việc nắm giữ này được thể hiện thông qua việc sở
hữu các chứng chỉ quỹ đầu tư.
1.2. Các lợi ích khi đầu tư qua quỹ.
Khi các nhà đầu tư cảm thấy không đủ kiến thức, kinh nghiệm và thời
gian để trực tiếp hoạt động trên thị trường chứng khoán, họ tìm đến những tổ
chức đầu tư chuyên nghiệp để ủy thác số tiền đầu tư của mình. Như vậy, so với
hình thức đầu tư trực tiếp của từng cá nhân, hình thức đầu tư thông qua quỹ đầu
tư có những lợi thế nhất định
1.2.1 Đa dạng hóa danh mục đầu tư, giảm thiểu rủi ro.
Quỹ đầu tư có thể đầu tư vào hàng loạt các loại mã chứng khoán của
nhiều ngành nghề khác nhau khác nhau theo tiêu chí của quỹ. Việc sở hữu một
rổ các loại chứng khoán khác nhau dù không loại bỏ hoàn toàn các rủi ro tiềm
ẩn, nhưng có thể giúp hạn chế rủi ro do giá của mỗi loại chứng khoán khác
nhau. Điều này có thể bù đắp tổn thất cho nhau cũng như tối ưu hóa lợi nhuận
của quỹ.
1.2.2 Quản lý đầu tư chuyên nghiệp
Quản lý đầu tư đòi hỏi nhà đầu tư phải tiêu tốn nhiều thời gian, nguồn
lực và năng lực chuyên môn cao, điều mà hầu hết những nhà đầu tư cá nhân
không có. Chính vì thế, khi đầu tư vào quỹ tức là nhà đầu tư đang thuê những

nhà quản lý chuyên nghiệp thực hiện các công việc mua, bán và giám sát các
khoản đầu tư của mình. Như vậy hiệu quả của việc đầu tư sẽ cao hơn và ít rủi
ro hơn.


Chương 1: Tổng quan về quỹ đầu tư
1.2.3. Chi phí hoạt động thấp.
Tiết kiệm chi phí đầu tư, việc đầu tư thông qua quỹ đầu tư sẽ tạo đăng ký
tiết kiệm được các chi phí tính trên từng đồng vốn đầu tư và thường được
hưởng các ưu đãi về chi phí giao dịch.
Ngoài ra, quỹ đầu tư còn có một số lợi ích khác như:
-

Giám sát chặt chẽ bởi các cơ quan thẩm quyền
Tính năng động của quỹ đầu tư.
1.3. Các bên tham gia.
Các bên tham gia hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán là công ty quản
lý quỹ, ngân hàng giám sát và người đầu tư.
1.3.1. Công ty quản lý quỹ.
Công ty quản lý quỹ thực hiện quản lý quỹ đầu tư chứng khoán. Công ty
quản lý quỹ được thành lập theo giấy phép hoạt động do Ủy ban Chứng khoán
Nhà nước cấp và được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần hoặc trách
nhiệm hữu hạn với vốn pháp định 5 tỷ đồng. Trong quá trình hoạt động, công
ty quản lý quỹ có thể thành lập và quản lý đồng thời nhiều quỹ đầu tư.
1.3.2. Ngân hàng giám sát.
Ngân hàng giám sát thức hiện việc bảo quản, lưu ký tài sản của quỹ đầu
tư chứng khoán và giám sát công ty quản lý quỹ trong việc bảo vệ lợi ích của
người đầu tư.
Điều kiện để được làm ngân hàng giám sát phải là ngân hàng thương mại
đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam và được Ủy ban Chứng khoán Nhà

nước cấp giấy phép hoạt động lưu ký.
1.3.3. Người đầu tư.
Người đầu tư có nghĩa vụ góp vốn vào quỹ đầu tư chứng khoán qua việc
mua chứng chỉ quỹ đầu tư và được hưởng lợi ích từ việc đầu tư của quỹ đầu tư
chứng khoán.


Chương 1: Tổng quan về quỹ đầu tư
1.4. Vai trò của quỹ đầu tư trên thị trường chứng khoán.
1.4.1. Đối với nền kinh tế.
Quỹ đầu tư huy động nguồn vốn hiệu quả cho nền kinh tế ngay cả nguồn
vốn nhỏ lẻ là tiến hành đầu tư trực tiếp không phải cho vay. Quỹ đầu tư còn
hấp dẫn đối với các nguồn vốn từ nước ngoài chảy vào nhờ việc phát hành các
chứng chỉ quỹ có tính hấp dẫn cao đối với nhà đầu tư nước ngoài.
1.4.2. Đối với thị trường chứng khoán.
-

Quỹ đầu tư góp phần vào sự phát triển của thị trường sơ cấp và ổn định thị
trường thứ cấp. Các quỹ tham gia bảo lãnh phát hành trái phiếu chính phủ và
trái phiếu doanh nghiệp, phát hành chứng chỉ Quỹ đầu tư làm tăng lượng cung
chứng khoán trên thị trường chứng khoán, tạo sự đa dạng hàng hóa về thị

-

trường.
Nó góp phần bình ổn giá cả trên thị trường thứ cấp, giúp cho sự phát triển của
thị trường này thông qua các hoạt động đầu tư chuyên nghiệp với các phương

-


pháp đầu tư khoa học.
Quỹ đầu tư góp phần là xã hội hóa hoạt động đầu tư chứng khoán. Các quỹ tạo
một phương thức đầu tư được các nhà đầu tư nhỏ, ít có sự hiểu biết về chứng
khoán yêu thích. Nó góp phần tăng tiết kiệm của công chúng đầu tư bằng việc
thu hút tiền đầu tư vào quỹ.
1.4.3. Đối với nhà đầu tư

-

Đa dạng hóa danh mục đầu tư và phân tán rủi ro: Bằng việc sử dụng tiền thu
được từ những nhà đầu tư để đầu tư phân tán vào các danh mục các chứng
khoán, các quỹ đầu tư làm giảm rủi ro cho các khoản đầu tư và làm tăng cơ hội

-

thu nhập cho các khoản đầu tư đó.
Tiết kiệm chi phí đầu tư: vì những danh mục đầu tư lớn được quản lý chuyên
nghiệp, quỹ đầu tư chịu chi phí giao dịch thấp hay ảnh hưởng những ưu đãi về
phí giao dịch hơn cá nhân đầu tư, kể cả những người mua bán thông qua những

-

công ty môi giới có mức phí hoa hồng thấp.
An toàn trước các hành vi không công bằng: người đầu tư có thể bị thiệt hại
nếu danh mục đầu tư bị giảm giá trị do sự biến động giá chứng khoán trên thị
trường, nhưng xác suất bị tổn thất trong gian lận, bê bối hoặc phá sản liên quan


Chương 1: Tổng quan về quỹ đầu tư
tới công ty quản lý quỹ là rất nhỏ. Khuôn khổ pháp lý và việc quản lý chặt chẽ

-

của cơ quan có thẩm quyền đối với Quỹ đầu tư những đảm bảo cơ bản.
Tính thanh khoản của chứng khoán đầu tư: các nhà đầu tư dựa vào Quỹ đầu tư
chứng khoán để có thể bán chứng chỉ quỹ hoặc cổ phiếu mình đang nắm giữ
vào bất cứ lúc nào cho Quỹ đầu tư hoặc trên thị trường thứ cấp để thu hồi vốn.
1.4.4. Đối với người nhận đầu tư.

-

Chi phí cho nguồn vốn phát triển thấp hơn khi vay ngân hàng: Trước đây hệ
thống ngân hàng chiếm vai trò thống trị nền tài chính. Để vay được vốn doanh
nghiệp cần phải thỏa mãn một số điều kiện nhất định và lãi suất vay cao. Quỹ

-

đầu tư ra đời hạn chế một số nhược điểm cơ bản của việc cho vay ngân hàng.
Tiếp cận nguổn tài chính dài hạn: lợi ích này có được từ việc quỹ phát hành và
giao dịch các loại chứng khoán này trên thị trường đã thu hút được sự chú ý.
1.5. Phân loại.
1.5.1. Căn cứ vào quy mô, cách thức và tính chất góp vốn.
1.5.1.1. Quỹ đầu tư dạng đóng (Closed – end funds).

-

Đây là hình thức quỹ phát hành chứng chỉ quỹ một lần duy nhất khi tiến hành
huy động vốn cho quỹ và quỹ không thực hiện việc mua lại cổ phiếu/chứng chỉ
đầu tư khi nhà đầu tư có nhu cầu bán lại. Nhằm tạo tính thanh khoản cho loại
quỹ này,


-

Sau khi kết thúc việc huy động vốn (hay đóng quỹ), các chứng chỉ quỹ sẽ được
niêm yết trên thị trường chứng khoán.

-

Các nhà đầu tư có thể mua hoặc bán để thu hồi vốn cổ phiếu hoặc chứng chỉ
đầu tư của mình thông qua thị trường thứ cấp. Tổng vốn huy động của quỹ cố
định và không biến đổi trong suốt thời gian quỹ hoạt động.

-

Hình thức quỹ đóng này mới được áp dụng tại Việt Nam, đó là Quỹ đầu tư
VF1 do công ty VFM huy động vốn và quản lý.
1.5.1.2. Quỹ đầu dạng mở (Open end funds).

-

Khác với quỹ đóng, tổng vốn cũa quỹ mở biến động theo từng ngày giao dịch
do tính chất đặc thù của nó là nhà đầu tư được quyền bán lại chứng chỉ quỹ


Chương 1: Tổng quan về quỹ đầu tư
đầu tư cho quỹ, và quỹ phải mua lại các chứng chỉ theo giá trị thuần vào thời
điểm giao dịch.
-

Đối với hình thức quỹ này, các giao dịch mua bán chứng chỉ quỹ được thực
hiện trực tiếp với công ty quản lý quỹ và các chứng chỉ quỹ không được niêm

yết trên thị trường chứng khoán.
1.5.2. Căn cứ vào cơ cấu tổ chức – điều hành.
1.5.2.1. Quỹ đầu tư dạng công ty.

-

Trong mô hình này, quỹ đầu tư là một pháp nhân, tức là một công ty được hình
thành theo quy định của pháp luật từng nước.

-

Cơ quan điều hành cao nhất của quỹ là hội đồng quản trị do các cổ đông (nhà
đầu tư) bầu ra, có nhiệm vụ chính là quản lý toàn bộ hoạt động của quỹ, lựa
chọn công ty quản lý quỹ và giám sát hoạt động đầu tư của công ty quản lý quỹ
và có quyền thay đổi công ty quản lý quỹ.

-

Trong mô hình này, công ty quản lý quỹ hoạt động như một nhà tư vấn đầu tư,
chịu trách nhiệm tiến hành phân tích đầu tư, quản lý danh mục đầu tư và thực
hiện các công việc quản trị kinh doanh khác. Mô hình này chưa xuất hiện ở
Việt Nam bởi theo quy định của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước, quỹ đầu tư
không có tư cách pháp nhân.
1.5.2.2. Quỹ đầu tư dạng tín thác.

-

Khác với mô hình quỹ đầu tư dạng công ty, mô hình này quỹ đầu tư không phải
là pháp nhân. Công ty quản lý quỹ đứng ra thành lập quỹ, tiến hành việc huy
động vốn, thực hiện việc đầu tư theo những mục tiêu đã đề ra trong điều lệ quỹ.


-

Bên cạnh đó, ngân hàng giám sát có vai trò bảo quản vốn và các tài sản của
quỹ, quan hệ giữa công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát được thể hiện
bằng hợp đồng giám sát trong đó quy định quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên
trong việc thực hiện và giám sát việc đầu tư để bảo vệ quyền lợi của các nhà
đầu tư.


Chương 1: Tổng quan về quỹ đầu tư
-

Nhà đầu tư là những người góp vốn vào quỹ (nhưng không phải là cổ đông như
mô hình quỹ đầu tư dạng công ty) và ủy thác việc đầu tư cho công ty quản lý
quỹ để bảo đảm khả năng sinh lợi cao nhất từ khoản vốn đóng góp của họ.
1.5.3. Căn cứ vào nguồn vốn huy động.
1.5.3.1. Quỹ đầu tư tập thể (Quỹ công chúng).
Quỹ đầu tư tập thể là quỹ huy động vốn bằng cách phát hành rộng rãi ra
công chúng. Những người đầu tư vào quỹ có thể là các cá nhân hoặc tổ chức
kinh tế, nhưng đa phần là các nhà đầu tư riêng lẻ, ít am hiểu về thị trường
chứng khoán. Quỹ đầu tư tập thể cung cấp cho các nhà đầu tư nhỏ phương tiện
đầu tư đảm bảo đa dạng hóa đầu tư, giảm thiểu rủi ro, chi phí đầu tư thấp với
hiệu quả đầu tư cao do tính chuyên nghiệp của đầu tư mang lại.
1.5.3.2. Quỹ đầu tư tư nhân (Quỹ thành viên).
Khác với quỹ đầu tư tập thể, quỹ đầu tư tư nhân huy động vốn bằng
phương thức phát hành riêng lẻ cho một số nhóm nhỏ các nhà đầu tư, có thể
được lựa chọn trước, là các thể nhân hoặc các định chế tài chính hoặc các tập
đoàn kinh tế lớn. Các nhà đầu tư vào các quỹ tư nhân thường đầu tư lượng vốn
tương đối lớn và đổi lại họ đòi hỏi các yêu cầu về quản lý rất cao. Họ sẵn sàng

chấp thuận khả năng thanh khoản thấp hơn so với các nhà đầu tư nhỏ - những
người đầu tư vào các quỹ tập thể - và vì thế họ khống chế việc đầu tư trong các
quỹ tư nhân.
Một đặc điểm khác của các quỹ tư nhân là các nhà quản lý quỹ thường
tham gia kiểm soát hoạt động của các công ty nhận đầu tư. Việc kiểm soát này
có thể dưới hình thức là thành viên Hội đồng quản trị, cung cấp tư vấn hoặc có
ảnh hưởng đáng kể tới các thành viên của Hội đồng quản trị của công ty nhận
đầu tư
Ngoài ra, nếu phân loại theo mục tiêu hay đối tượng đầu tư của quỹ, có
thể phân thành : quỹ đầu tư trái phiếu, quỹ đầu tư cổ phiếu, quỹ đầu mạo hiểm,
quỹ đầu tư chủ động, quỹ đầu tư thụ động…


Chương 1: Tổng quan về quỹ đầu tư


Chương 2: Quá trình hình thành, phát triển và thực trạng của quỹ đầu tư ở Việt
Nam

GVHD: TS. Trần Ngọc Ảnh

18


Chương 2: Quá trình hình thành, phát triển và thực trạng của quỹ đầu tư ở Việt
Nam

CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ THỰC
TRẠNG CỦA QUỸ ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM.
2.1. Các giai đoạn phát triển của quỹ đầu tư tại Việt Nam.

2.1.1. Nửa đầu những thập kỷ 90.
Những quỹ đầu tư đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam vào khoảng đầu những
năm 1990, có tám quỹ đầu tư tiến hành hoạt động tại Việt Nam với tổng lượng
vốn huy động khoảng 700 triệu USD.
Những khó khăn trong nỗ lực tìm kiếm cơ hội bỏ vốn cùng tác động của
khủng hoảng tài chính – tiền tệ năm 1997 đã khiến các quỹ nản lòng và lần
lượt rút lui. Thời điểm sau năm 1997 chỉ còn lại hai quỹ đầu tư là Vietnam
Enterprise Investment Fund (VEIF) do công ty Dragon Capital quản lý và
Vietnam Frontier Fund (VFF) thuộc tập đoàn Finasa. Bản thân VFF, với quy
mô 50 triệu USD, rốt cuộc cũng ra khỏi Việt Nam sau 10 năm hoạt động. Mãi
cho đến khi thị trường chứng khoán có những dấu hiệu tăng trưởng tích cực
vào năm 2005, quỹ này mới trở lại với quy mô khiêm tốn hơn – 15 triệu USD.
2.1.2. Giai đoạn 2002 – 2005.
Hoạt động của các quỹ đầu tư tương đối trầm lặng. Mặc dù vậy giai đoạn
này vẫn xuất hiện thêm nhiều quỹ mới thuộc các công ty Mekong Capital, Vina
Capital, IDG, VietFund hay PXP Asset Management.
Bảng 2.1: Danh mục quỹ đầu tư thành lập giai đoạn 2002 -2005.
Quỹ

Công ty

Mekong Enterprise Fund

Mekong Capital

IDG Vietnam Ventures
Fund
Indochinal Land Holdings
PXP Vietnam Fund
GVHD: TS. Trần Ngọc Ảnh


IDG Venture
Indochina Capital
PXP Vietnam Asset
Management
19

Thành
lập
2002
2004
2005
2003

Hoạt động
Vốn cổ phần riêng
lẻ
Đầu tư công nghệ
và mạo hiểm
Bất động sản
Cổ phiếu niêm
yết, doanh nghiệp


Chương 2: Quá trình hình thành, phát triển và thực trạng của quỹ đầu tư ở Việt
Nam
Vietnam
Opportunity Vina Capital
Fund
Vietnam

Securities Vietnam
Fund
Investment Fund
Management
Vietnam Emerging Equity PXP Vietnam Asset
Fund
Management
Vietnam Equity Fund
Finansa

2003

cổ phần hóa…

2004
2005
2005

(Nguồn: Thống kê của www.saga.vn)
Tín hiệu tăng trưởng khả quan của nền kinh tế Việt Nam được cộng đồng
tài chính quốc tế đánh giá cao. Những tên tuổi tài chính hàng đầu như Merill
Lynch, Goldman Sách, JP Morgan Chase đều dành mối quan tâm lớn hơn cho
thị trường Việt Nam với nhiều hoạt động khảo sát. Liên tiếp các báo cáo nghiên
cứu của các tổ chức này có chung đánh giá cổ vũ dòng vốn đầu tư liên tục chảy
vào Việt Nam trong nhiều năm tới. Trên thực tế, kết quả các đợt huy động vốn
cả trong và ngoài nước đều vượt kỳ vọng ban đầu.
2.1.3. Giai đoạn 2006 – 2007.
Năm 2006 – 2007 là thời điểm vàng son của các quỹ đầu tư. Việc huy
động vốn vào Việt Nam khá dễ dàng khi thị trường chứng khoán Việt Nam
đang bùng nổ, biến đổi tích cực mạnh mẽ. Theo thống kê của giới tài chính,

phải có khoảng 100 quỹ đầu tư lớn nhỏ các loại đã đầu tư vào thị trường
chứng khoán Việt Nam, có khoảng 20 quỹ mới được thành lập. Ủy ban chứng
khoán nhà nước cũng cấp giấy phép hoạt động cho 17 công ty quản lý quỹ.
Trong số này, nổi bật có Công ty liên doanh Quản lý quỹ đầu tư BIDV –
Vietnam Partners với quỹ VIF có quy mô vốn tối đa 1.600 tỷ đồng và một loạt
công ty thành lập vào nửa cuối năm 2007 với quy mô lớn:
-

Công ty cổ phần Quản lý quỹ đầu tư FPT (Vốn điều lệ lớn nhất thị trường –

-

110 tỷ đồng)
Công ty TNHH Quản lý quỹ SSI (Vốn điều lệ: 30 tỷ đồng)
Công ty TNHH Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Đông Á (Vốn điều lệ: 30 tỷ
đồng.
GVHD: TS. Trần Ngọc Ảnh

20


Chương 2: Quá trình hình thành, phát triển và thực trạng của quỹ đầu tư ở Việt
Nam
Ngoài ra còn phải kể tới hoạt động của các công ty chứng khoán nước
ngoài hoạt động tại Việt Nam như: Nomura International ( Hongkong),
Blackhorse Asset Management Pte Ltd. (Singapore) hay Mirae Asset Maps
Investment Co., Ltd (Hàn quốc).
Thời điểm giữa năm 2006, Vina Capital khai trương quỹ đầu tư bất động
sản Vinaland với dự kiến huy động 50 triệu USD nhưng đã nhận được 65 triệu
USD từ các nhà đầu tư. Thành công trong lần phát hành và niêm yết trên thị

trường chứng khoán London của Indochina Capital Vietnam Holding Limited
thể hiện tính sẵn sàng của các dòng vốn cho thị trường Việt Nam và thực sự là
một bất ngờ. Trong lần phát hành này, Indochina Capital dự kiến thu hút từ
300-350 triệu USD, kết quả là quỹ này đã huy động được 500 triệu USD.
Trong năm 2006, quỹ đầu tư mạo hiểm DFJ-Vina Capital ra đời với tổng
vốn đầu tư ban đầu 50 triệu USD. Dragon Capital ngoài VEIL và VGF cũng
giới thiệu thêm VDF(Vietnam Dragon Fund, thành lập 2005, quy mô 35 triệu
USD). Mekong Capital mở rộng quy mô với 50 triệu USD cho Mekong
Enterprise Fund II. Indochina Capital góp mặt với quỹ địa ốc quy mô 42 triệu
USD và quỹ chứng khoán quy mô 50 triệu USD.
Không chỉ có nguồn vốn từ bên ngoài, con số gần 20 công ty quản lý quỹ
trong nước mới thành lập hứa hẹn nhiều quỹ đầu tư tiếp tục ra đời trong năm
2008. Tiếp sau việc phát hành tăng VF1, các quỹ VF2 và VF4 đang hình thành,
VietFund Management đang tích cực giới thiệu và chuẩn bị VF4, VF5. Theo
như ông Trần Thanh Tân, Tổng giám đốc VFM thì có thể còn có VF10 trong
tương lai. Công ty quản lý quỹ được sáng lập bởi các tên tuổi lớn như SSI,
FPT, Sabeco hẳn sẽ không chịu kém trong cuộc đua mở quỹ và huy động vốn.
Bảng 2.2: Một số công ty quản lý quỹ.
Công ty quản lý quỹ

Cấp phép

Công ty liên doanh quản lý quỹ đầu tư chứng 15/7/2003
GVHD: TS. Trần Ngọc Ảnh

21

Quỹ

Vốn điều lệ

(tỷ đồng)
100


Chương 2: Quá trình hình thành, phát triển và thực trạng của quỹ đầu tư ở Việt
Nam
khoán Việt Nam
VF1
VF2
Công ty cổ phần quản lý quỹ đầu tư Thành Việt

10/11/2004

500
33,35
88

SFA1
Công ty TNHH quản lý quỹ đầu tư Prudential 26/5/2005
Việt Nam

23
PRUBF
1

Công ty TNHH quản lý quỹ Manulife Việt Nam 14/6/2005
Manulif
e

500

26
214

Công ty TNHH quản lý quỹ đầu tư chứng 8/11/2005
khoán Bảo Việt
Công ty liên doanh quản lý quỹ đầu tư chứng 2/12/2005
khoán Vietcombank

25
8
VPF1

Công ty cổ phần quản lý quỹ đầu tư chứng 16/11/2007
khoán Hà Nội
Công ty cổ phần quản lý quỹ đầu tư chứng 25/10/2006
khoán Bản Việt
vv…..

200
25

(Nguồn: Theo Ủy ban Chứng khoán nhà nước)
BIDV- Vietnam Partners Investment Management JVC là một công ty
quản lý đầu tư, có trụ sở ở Hà Nội. Công ty được thành lập vào tháng 1/2006.
Nó là một công ty liên doanh giữa Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
(BIDV) và Vietnam Partners LLC.
Vietnam Partners là một ngân hàng đầu tư của Mỹ, có các văn phòng ở
New York, Hà Nội, Hồ Chí Minh và Washington DC, tập trung chủ yếu ở Việt
Nam. Công ty này bao gồm một nhóm các chuyên gia dày dặn kinh nghiệm
trong lĩnh vực ngân hàng và đầu tư ở cả trong nước và quốc tế.

Các quỹ đầu tư của công ty:

GVHD: TS. Trần Ngọc Ảnh

22

94


Chương 2: Quá trình hình thành, phát triển và thực trạng của quỹ đầu tư ở Việt
Nam
VIF: là quỹ đầu tiên dưới sự quản lý của BVIM đã thành lập vào năm
2007, là quỹ đầu tư quốc nội lớn nhất vào thời điểm đó với vốn cam kết hơn
1.500 tỷ VNĐ. Và quỹ này có thời kì 8 năm và 2 năm gia hạn.
VIF II, là quỹ đầu tư thứ hai của BVIM được thành lập vào ngày
31/3/2008 ở mức 42 triệu USD. Quỹ này mục đích nhằm tìm kiếm sự đầu tư số
ít ở: các công ty chưa niêm yết trên sàn chứng khoán, bao gồm cả các công ty
khu vực tư nhân, doanh nghiệp nhà nước trước hoặc sau khi tư nhân hóa;
chứng khoán niêm yết; với mức độ thấp hơn, quỹ dự định tham gia các cơ hội
đầu tư khác đáp ứng tiêu chí đầu tư của quỹ, chẳng hạn như các công ty cơ sở
hạ tầng, hợp đồng hợp tác kinh doanh và các danh mục khác.
Con số các quỹ đầu tư và quy mô vốn cho thấy một thực tế: huy động
vốn, trước giờ vẫn được xem như mấu chốt của các khó khăn, hóa ra không
phải là vấn đề thực sự ở đây. Ông Juerg Vontobel – chủ tịch và sáng lập ra
Vietnam Holding Asset Management cho biết rằng: những nỗ lực trong hoạt
động kêu gọi vốn sẽ không là bao so với việc tìm kiếm những địa chỉ tin cậy và
khả thi thương mại để đầu tư, đảm bảo cam kết lợi nhuận với các cổ đông. Giáo
sư Junichi Mori (Đại học Kyoto) cũng đồng tình với quan điểm này. Ở Nhật
Bản hay châu Âu, cơ hội đầu tư mang lại mức lợi nhuận đột phá hầu như
không còn, đặc biệt với khoản đầu tư từ vài chục tới vài trăm ngàn USD. Mức

lãi suất thấp và lạm phát cũng là nhân tố thúc đẩy nhà đầu tư tại các nền kinh
tế phát triển tìm kiếm cơ hội từ những nền kinh tế đang trỗi dậy như Việt Nam.
2.1.4. Giai đoạn 2008 đến 2013.
Năm 2008, khi thị trường chứng khoán Việt Nam khủng hoảng thì các
quỹ đầu tư cũng sụt giảm. Đến năm 2009, tình hình còn có vẻ tệ hơn, bởi vì rất
nhiều quỹ mất cơ hội khi VN-Index tăng giá.
Đầu năm 2009, VN-Index tăng khoảng gần 70%, nhưng theo báo cáo về
các quỹ đầu tư vào thị trường đang tăng lên của LCF Rothschild, tính đến
GVHD: TS. Trần Ngọc Ảnh

23


Chương 2: Quá trình hình thành, phát triển và thực trạng của quỹ đầu tư ở Việt
Nam
tháng 6/2009 các quỹ đầu tư vào Việt Nam trung bình tăng 25%. Đây là mức
tăng trưởng kém hơn mức tăng trưởng của thị trường ít nhất một nửa. Đây là
chưa tính đến rất nhiều quỹ thành viên khác mà tình hình kinh doanh không
được công bố ra công chúng.
Vào ngày 3/9/2009, Indochina Capita Vietnam quyết định thoái vốn – một
quyết định ảnh hưởng lớn tới thị trường chứng khoán Việt Nam. Và một số quỹ
cũng đã bắt đầu thoái vốn tại một số doanh nghiệp như:
-

VF1 đã thoái vốn ở: Công ty cổ phần thương mại xuất nhập khẩu Thủ Đức
(185.120 cổ phần, chiếm 5,21% vốn); Công ty cổ phần nước giải khát Chương
Dương (647.612 cổ phần, chiếm 7,62% vốn); Công ty cổ phần bóng đèn phích

-


nước Rạng Đông (673.349 cổ phần, chiếm 5,85% vốn).
Mekong Capital đã thoái vốn ở: Công ty cổ phần phát triển đô thị Kinh Bắc;

-

Công ty cổ phần nhựa Tân Đại Hưng; Công ty cổ phần Sài Gòn Gas.
Vina Capital đã thoái vốn ở: Công ty cổ phần công nghiệp thương mại Massan
(13,1 triệu đôla), mới đây nhất là 70% vốn tại Khách sạn Hilton Hanoi Opera.
Bảng 2.3: Các quỹ đầu tư vào bất động sản ở Việt Nam trong giai
đoạn
2008-2013.
Quỹ
Vietnam Property Holding (VPH)
Bao Tin Real Estate Fund
Indochina Lan Holdings
Aseana Propertise
Vietnam Real-Estate Development Fund
Vietnam Infrastructure Limited
Vina Capital’s Vina Land

Công ty quản lý quỹ
Saigon Asset Management
Bao Tin Capital
Indochina Capita
Ireka Corporation Berhad
Korea Investment Trust Management
Vina Capital

(Nguồn: Thống kê của www.saga.vn)
2.1.5. Từ 2013 đến nay.

Từ 2013 Xu hướng chuyển đổi từ quỹ đóng sang quỹ mở.
Ngày 23/12/2013 Quỹ đầu tư cân bằng chiến lược VCBF được xem như
là quỹ mở cân bằng đầu tiên tại Việt Nam. Đầu tư 50% trái phiếu, 50% cổ
GVHD: TS. Trần Ngọc Ảnh

24


Chương 2: Quá trình hình thành, phát triển và thực trạng của quỹ đầu tư ở Việt
Nam
phần. Vietcombank nắm giữ 50% vốn VCBF. Tập đoàn Franklin Templeton
Investments nắm giữ 49% vốn. Franklin Templeton Investments là tập đoàn
quản lý tài sản lớn nhất toàn cầu. Trụ sở chính của Franklin Templeton
Investments đặt tại California, Mỹ. Franklin Templeton Investments có hơn 500
chuyên gia đầu tư cao cấp, có văn phòng tại 35 quốc gia và có khách hàng tại
150 nước. Franklin Templeton Investments có 65 năm kinh nghiệm, 21 triệu tài
khoản khách hàng trên toàn cầu.
Quỹ mở không phải là loại hình mới. Tại mỹ đã ra đời từ 1924, thậm chí ở
Châu Á, quỹ mở cũng là một khái niệm quen thuộc. Chẳng hạn ở Hàn Quốc
quỹ mở bắt đầu từ 1970, Thái Lan năm 1977, Trung Quốc năm 1991.
Một số quỹ đa và đang hoạt động hiệu quả như: Quỹ đầu tư trái phiếu Bảo
Thịnh Vinawealth VFF đạt mức tăng trưởng 15.8% năm. Quỹ đầu tư cổ phiếu
Hưng Thịnh Vinawealth VEOF. Quỹ đầu tư Chứng khoán Việt Nam…
Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ đầu tư Việt Nam (VFM) là công ty quản lý
quỹ trong nước đầu tiên hoạt động tại Việt Nam cung cấp các sản phẩm và dịch
vụ tài chính đa dạng cho nhà đầu tư trong và ngoài nước thông qua các quỹ đầu
tư và dịch vụ quản lý danh mục đầu tư.
Được thành lập từ năm 2003, công ty VFM hiện đang dẫn đầu thị trường
ngành quản lý quỹ nội địa với tổng giá trị tài sản quản lý lớn nhất thông qua số
lượng quỹ đầu tư nhiều nhất trên thị trường. Công ty có mạng lưới kết nối rộng

lớn với nhà đầu tư cá nhân và pháp nhân trong và ngoài nước. Trụ sở chính
được đặt ở Tp. HCM và văn phòng chi nhánh tại Hà Nội.
VF1 (Quỹ đầu tư Chứng khoán Việt Nam): là quỹ đại chúng đầu tiên của
Việt Nam, được huy động nguồn vốn từ cá nhân, pháp nhân trong và ngoài
nước với quy mô vốn ban đầu 300 tỷ đồng trong vòng 10 ngày vào tháng
4/2004. Sau 10 năm hoạt động, Quỹ đầu tư VF1 đã chuyển đổi thành công từ

GVHD: TS. Trần Ngọc Ảnh

25


×