Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Nghiên cứu thử nghiệm một số biện pháp kỹ thuật phục hồi sinh cảnh rừng tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh Cao vít, Trùng Khánh Cao Bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.03 MB, 86 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------------------------------------------------------

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP ĐẠI HỌC

NGHIÊN CỨU, THỬ NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
PHỤC HỒI SINH CẢNH RỪNG TẠI KHU BẢO TỒN LOÀI VÀ SINH
CẢNH VƯỢN CAO VÍT, TRÙNG KHÁNH CAO BẰNG
Mã số: ĐH 2012-TN03-09

Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Quốc Hưng

THÁI NGUYÊN, NĂM 2014


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------------------------

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP ĐẠI HỌC

NGHIÊN CỨU, THỬ NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
PHỤC HỒI SINH CẢNH RỪNG TẠI KHU BẢO TỒN LOÀI VÀ
SINH CẢNH VƯỢN CAO VÍT, TRÙNG KHÁNH CAO BẰNG
Mã số: ĐH 2012-TN03-09
Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Quốc Hưng
Người tham gia thực hiện:
1. Th.S. La Quang Độ


2. Th.S. La Thu Phương
3. Th.S. Nguyễn Đăng Cường

Xác nhận của cơ quan chủ trì đề tài
(ký, họ tên, đóng dấu)

THÁI NGUYÊN NĂM 2014


i

MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC................................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................ iv
DANH MỤC CÁC HÌNH .......................................................................................... v
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................ v
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................... vi
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU…………………………...……………..vii
INFORMATION ON RESEARCH RESULTS ………………………………...…..x
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục đích ................................................................................................................. 2
3. Mục tiêu .................................................................................................................. 2
4. Đối tượng nghiên cứu. ............................................................................................ 2
5. Giới hạn nghiên cứu. .............................................................................................. 2
6. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................ 4
1.1. Trên thế giới ......................................................................................................... 4
1.2. Ở Trong nước. ...................................................................................................... 6

1.3. Đặc điểm cơ bản của khu vực nghiên cứu ........................................................... 11
1.3.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................... 11
1.3.1.1. Vị trí địa lí .................................................................................................... 11
1.3.1.2. Địa hình và thổ nhưỡng................................................................................. 12
1.3.1.3. Khí hậu thuỷ văn ........................................................................................... 13
1.3.2. Điều kiện dân sinh kinh tế xã hội ..................................................................... 14
1.3.2.1 . Điều kiện dân sinh, kinh tế - xã hội xã Ngọc Khê......................................... 14
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................... 20
2.1. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 20
2.1.1. Đánh giá về đối tượng tác động........................................................................20
2.1.1.1. Đặc điểm chung khu vực lựa chọn nghiên cứu..............................................20
2.1.1.2. Nghiên cứu đặc điểm cây tầng cao (cây non) và khả năng tái sinh tự nhiên của
khu vực bỏ hóa sau canh tác tại vùng lõi khu bảo tồn ................................................ 20
2.1.2 Nghiên cứu vai trò của vách rừng tới khả năng gieo giống và phục hồi rừng khu
vực sau canh tác ........................................................................................................ 20


ii

2.1.3. Nghiên cứu thử nghiệm một số biện pháp lâm sinh nhằm tăng khả năng phục hồi
rừng tại khu vực bỏ hóa sau canh tác ở khu bảo tồn ................................................... 20
2.1.4. Đề xuất một số biện pháp nhằm phục hồi rừng tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh
vượn Cao Vít được tốt hơn. ....................................................................................... 20
2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 20
2.2.1. Cách tiếp cận ................................................................................................... 20
2.2.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm ......................................................................... 21
2.2.2.1. Xác định khu vực nghiên cứu........................................................................ 21
2.2.2.2. Phương pháp lập ô nghiên cứu và thử nghiệm kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng22
2.2.2.3. Phương pháp lập Vườn ươm đánh giá khả năng nhân giống của một số loài
cây làm thức ăn cho Vượn ......................................................................................... 23

2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................... 23
2.2.3.1. Cây tầng cao (cây non chưa trưởng thành) .................................................... 23
2.2.3.2. Cây tái sinh .................................................................................................. 23
2.2.3.3. Tính chất đất và độ che phủ: ......................................................................... 24
2.2.3.4. Ảnh hưởng của vách rừng tới khả năng phục hồi rừng....................................... 24
2.2.4. Phương pháp tính toán xử lí số liệu .................................................................. 25
2.2.4.1. Cây tái sinh và cây tầng cao (cây non) .......................................................... 25
2.2.4.2. Vách rừng ..................................................................................................... 27
2.2.4.3. Tính chất đất khu vực nghiên cứu ................................................................. 27
2.2.5. Phương pháp thu hái xử lý mẫu........................................................................ 28
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................................. 29
3.1. Đánh giá về đối tượng tác động.................................................................. ........29
3.3.1. Đặc điểm chung khu vực lựa chọn nghiên cứu ..................................................29
3.1.2. Đặc điểm cây tầng cao (cây non) và khả năng tái sinh tự nhiên của khu vực bỏ
hóa sau canh tác tại vùng lõi khu bảo tồn ................................................................... 30
3.1.2.1. Tổ thành cây tầng cao (cây non) tại khu vực nghiên cứu ............................... 31
3.1.2.2. Tổ thành cây tái sinh tại khu vực nghiên cứu ................................................ 32
3.1.2.3. Nguồn gốc và chất lượng tái sinh. ................................................................. 34
3.1.2.4. Đánh giá về phân bố cây tái sinh của các ô nghiên cứu. ................................ 36
3.1.2.5. Ảnh hưởng của một số yếu tố đến tái sinh rừng tại khu vực nghiên cứu............. 37
3.1.2.5.1. Ảnh hưởng của tính chất đất đến tái sinh ................................................... 37
3.1.2.5.2. Ảnh hưởng của cây bụi thảm tươi đến tái sinh............................................ 38


iii

3.2. Vai trò của vách rừng tới khả năng gieo giống và phục hồi rừng khu vực sau canh
tác ............................................................................................................................. 40
3.2.1. Xác định thành phần loài cây chính (cây mẹ) trong khu vực rừng (vách rừng)
xung quanh khu vực bỏ hóa sau canh tác ................................................................... 40

3.2.1.1. Thành phần các loài cây mẹ có trong các khu vực ......................................... 40
3.2.1.2. So sánh thành phần loài cây tái sinh tại khu vực nghiên cứu với thành phần
loài cây mẹ trong vách rừng xung quanh. .................................................................. 44
3.2.1.3. Đánh giá khả năng phát tán hạt giống của một số loài chính xuất hiện tại khu
vực nghiên cứu .......................................................................................................... 45
3.3. Nghiên cứu thử nghiệm một số biện pháp lâm sinh nhằm tăng khả năng phục hồi
rừng sau canh tác tại Khu bảo tồn .............................................................................. 48
3.3.1. Đánh giá khả năng nhân giống trong vườn ươm tại chỗ của một số loài cây bản
địa làm thức ăn cho vượn........................................................................................... 48
3.3.1.1. Vườn ươm tại tại xóm Nà Thông xã Phong Nậm ......................................... 48
3.3.1.2. Vườn ươm tại Lũng Nặm……………………………………..………...…... 49
3.3.2. Xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ sung .......................................................... .51
3.2.2.1. Xúc tiến tái sinh ............................................................................................ 51
3.2.2.1. Ảnh hưởng của làm cỏ tới khả năng tái sinh....................................................52
3.2.2.2. Sinh trưởng phát triển cây tầng cao (cây non) giữa các điều kiện tác
động...............................................................................................................................54
3.2.2.3. Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển của cây trồng dặm....................... 57
3.4. Đề xuất một số biện pháp nhằm phục hồi rừng tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh
vượn Cao Vít . ........................................................................................................... 59
3.4.1. Giải pháp quản lý ............................................................................................. 59
3.4.2. Giải pháp chính sách ........................................................................................ 60
3.4.3. Giải pháp kỹ thuật............................................................................................ 60
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 62
Kết luận ..................................................................................................................... 62
Kiến nghị................................................................................................................... 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 65
Phụ lục...........................................................................................................................67
.



iv

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Dân số xã Ngọc Khê năm 2012 ..........................................................14
Bảng 1.2. Dân số xã Ngọc Côn năm 2012 ...........................................................16
Bảng 1.3: Dân số xã Phong Nậm năm 2012 ……………………………………17
Bảng 3.1. Diện tích phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và phục hồi sinh thái khu bảo
tồn ……………………………………………………………………………....29
Bảng 3.2: Tổ thành và mật độ cây tầng cao khu vực nghiên cứu ………………31
Bảng 3.3: Tổ thành và mật độ cây tái sinh khu vực nghiên cứu ……………….33
Bảng 3.4. Nguồn gốc và chất lượng cây tái sinh ở khu vực nghiên cứu ………….35
Bảng 3.5. Bảng phân bố cây tái sinh trong 2 ô nghiên cứu …………………….36
Bảng 3.6. Thành phần tính chất đất tại 2 OTC ………………………………...37
Bảng 3.7. Thành phần và độ che phủ thảm tươi TB trong 2 OTC …………… 38
Bảng 3.8. Thành phần các loài cây trong khu vực nghiên cứu…………………41
Bảng 3.9. Công thức tổ thành vách rừng theo từng khu vực …………………...42
Bảng 3.10. Các chỉ số trung bình về đường kính và chiều cao cây mẹ ở các khu
vực vách rừng …………………………………………………………………..43
Bảng: 3.11. So sánh tổ thành cây tái sinh tại khu vực điều tra gần vách rừng và 2
OTC 2013 với cây mẹ điều tra 2 tuyến vách rừng năm 2013 …………………..44
Bảng 3.12. Đặc điểm sinh thái học của cây tái sinh chính năm 2012 -2013 …...45
Bảng 3.13. So sánh các ô nghiên cứu làm cỏ và ô không làm cỏ giữa 2
OTC…511
Bảng 5.14. Đánh giá khả năng sinh trưởng của các cây tái sinh trong ô được làm
cỏ ..........................................................................................................................53
Bảng 3.15. So sánh tăng trưởng chiều cao và đường kính gốc bình quân của các
cây tái sinh giữa ô làm cỏ và ô không làm cỏ trong 2OTC …………………….54
Bảng 3.16. Tăng trưởng chiều cao, đường kính tầng cây cao giữa các điều kiện
tác động (OTC 1) .................................................................................................55

Bảng 3.17. Tăng trưởng chiều cao, đường kính tầng cây cao giữa các điều kiện
tác động (OTC 2).................................................................................................56
Bảng 3.18. Đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của cây trồng dặm .....58


v

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Vị trí khu vực nghiên cứu huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng................11
Hình:2.2. Sơ đồ Khu bảo tồn Vượn Cao Vít ............................................................12
Hình 2.3: Sơ đồ thiết lập ô tiêu chuẩn và các ô dạng bản nghiên cứu.......................22
Hình: 3.1 Biểu đồ so sánh nguồn gốc tái sinh giữa 2 OTC.......................................35
Hình: 3.2. Biểu đồ so sánh chất lượng tái sinh của 2 OTC ......................................35
Hình: 3.3 Sơ đồ khu vực nghiên cứu vách rừng tại lũng Đảy năm 2012 ..............40
Hình: 3.4. Sơ đồ khu vực nghiên cứu vách rừng tại lũng Đảy năm 2013 ................40
Hình 3.5 : Vườn ươm tại thôn xóm Nà Thông .........................................................49
Hình 3.6: Vườn ươm tại Lũng Nặm .........................................................................50
Hình: 3.7. Hiệu quả của việc phát hiện cây tái sinh mới bằng bằng việc phát trắng ô
nghiên cứu .................................................................................................................52
Hình 3.8. biểu đồ tăng trưởng chiều cao trung bình của cây tầng cao giữa các điều
kiện tác động (OTC 1)...............................................................................................55
Hình 3.9. biểu đồ tăng trưởng đường kính trung bình của cây tầng cao giữa các điều
kiện tác động (OTC 1) .............................................................................................55
Hình 3.10. biểu đồ tăng trưởng chiều cao trung bình của cây tầng cao giữa các điều
kiện tác động (OTC 2)...............................................................................................56
Hình 3.11: biểu đồ tăng trưởng đường kính trung bình của cây tầng cao giữa các
điều kiện tác động (OTC 2) ......................................................................................56
Hình: 3.12. Hiệu quả của việc giảm cạnh tranh cỏ dại tại chỗ .................................57
Hinh 3.13: Cây Nhội và Xoan nhừ được trồng dặm trong ô nghiên cứu từ năm 2012

...................................................................................................................................59


vi

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Viết đúng
BQL

: Ban quản lí

BV&PTR : Bảo vệ và phát triển rừng
VCV

: Vượn Cao Vít

ĐDSH

Đa dạng sinh học

Dg

: Đường kính gốc

Dt

: Đường kính tán

FFI


: Fauna & Floura International - Tổ chức Bảo tồn động, thực vật
hoang dã Quốc tế

Hvn

: Chiều cao vút ngọn

KBT

: Khu bảo tồn

KHHGĐ

: Kế hoạch hóa gia đình

KHLNVN : Khoa học lâm nghiệp Việt Nam
ODB

: Ô dạng bản

OTC

: Ô tiêu chuẩn

PRCF

: People Resources and Conservation Foundation - Tổ chức con
người, tài nguyên và bảo tồn

QLBVR


: Quản lí bảo vệ rừng

TSTN

Tái sinh tự nhiên

THCS

: Trung học cơ sở

TB
UBND

: Trung bình
: Ủy ban nhân dân


vii

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Trường Đại học Nông Lâm

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thông tin chung:
- Tên đề tài: “Nghiên cứu, thử nghiệm một số biện pháp kỹ thuật phục hồi
sinh cảnh rừng tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh Cao vít, Trùng Khánh Cao
Bằng”
- Mã số: Mã đề tài: ĐH 2012-TN03-09
- Chủ nhiệm: TS. Trần Quốc Hưng

- Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Nông Lâm
- Thời gian thực hiện: 1/2012 – 12/2013
2. Mục tiêu:
Thử nghiệm áp dụng một số biện pháp kỹ thuật, quy trình và cách tiếp cận mới
nhằm phục hồi môi truờng tự nhiên cho loài linh truởng đang bị đe dọa tuyệt chủng
tại khu vực rừng trên núi đá vôi Trùng Khánh giúp khôi phục và mở rộng môi
trường sống của chúng. Đồng thời đề xuất được các phương án phục hồi rừng trên
núi đá vôi.
3. Kết quả nghiên cứu:
3.1. Kết quả nghiên cứu, đánh giá về đối tượng tác động
- Đề tài đã đánh giá được đặc điểm chung của khu vực nghiên cứu, trên cơ sở
các đặc điểm của khu vực bỏ hóa sau canh tác tại khu bảo tồn, đề tài đã lựa chọn
được địa điểm đặt vị trí nghiên cứu đại diện.
- Tại địa điểm nghiên cứu đại diện khu vực bỏ hóa sau nương rẫy tại vùng lõi
khu bảo tồn, đề tài đã tiến hành đánh giá về đặc điểm thực vật (lớp che phủ) tại khu
vực nghiên cứu. Đề tài tập trung đánh giá vào đặc điểm cấu trúc tầng cây cao (tầng
cây non thuộc lớp tái sinh đầu tiên), kết quả cho thấy thành phần loài cây trong
trạng thái rừng phục hồi sau nương rẫy và khai thác kiệt tại khu vực nghiên cứu đơn
giản. Chủ yếu là những cây gỗ tạp, cây ưa sáng, mọc nhanh cụ thể: Dướng, Móc, Lá
nến, Thích ....Đối với cây tầng cây tái sinh kết quả nghiên cứu cho thấy số lượng
cây tái sinh phần lớn có nguồn gốc từ hạt. Các loài tái sinh hạt trong cả 2 OTC
chủ yếu là Thích (Acer tonkinensis), Thôi chanh (Euodia bodiniera), Móc (Caryota


viii

bacsonensis),

Dướng


(Broussonetia

papyrifera),

Lát

trắng

(Acrocarpus

fracinioides)...
- Trạng thái thảm thực vật tại khu vực nghiên cứu còn có đặc điểm được che
phủ trên 80% của thảm cỏ (cỏ rác, cỏ lông, cỏ tranh và lau sậy) vì vậy đây là một
trong những yếu tố dẫn đến khả năng tái sinh phục hồi rừng ở đây rất hạn chế.
- Đề tài đã đánh giá được vai trò của các bìa rừng xung quanh tới khả năng
gieo giống và phục hồi rừng tại khu vực đất sau canh tác. Nhìn chung các loài tái
sinh đều có nguồn gốc từ các vách rừng xung quanh. Trong đó có những loài làm
thức ăn cho vượn rất tốt vì vậy cần có những biện pháp để xúc tiến tái sinh và
nhân thêm số loài này.
- Các biện pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng bước đầu cho thấy đều có tác
dụng tới khả năng phục hồi rừng tại khu vực nghiên cứu, từ đánh tỉa cây tái
sinh trồng dặm, tới làm cỏ trắng để xúc tiến tái sinh cụ thể:
+ đánh giá được vai trò của kỹ thuật làm cỏ, phủ gốc hạn chế cỏ dại đến
sự sinh trưởng phát triển của cây non (cây tầng cao)
+ Đánh giá được ảnh hưởng của kỹ thuật làm cỏ trắng tới phát lộ tái sinh
mới và khả năng sinh trưởng phát triển cây tái sinh trong điều kiện này hơn hẳn
so với việc không làm cỏ.
+ Đề tài đã đánh giá được khả năng gây dựng và tạo cây con bản địa tại
chỗ của người dân địa phương trong việc nhân giống cây phục vụ cho công tác
trồng dặm và phục hồi rừng

+ Đề tài cũng đã thử nghiệm việc đánh tỉa cây tái sinh tại chỗ và trồng bổ
sung, kết quả khả quan, các cây trồng bổ sung đều sinh trưởng và phát triển tốt
trong điều kiện hỗ trợ giảm cạnh tranh của cỏ dại.
- Đề tài đã đề xuất một số giải pháp để giúp tăng khả năng phục hồi rừng tại
đây.
4. Sản phẩm:
- 2 bài báo đăng tạp chí (đạt)
- 4 đề tài nghiên cứu của sinh viên đại học K40 – k41 ngành lâm nghiệp (vượt
2 so với đăng kí)
- 01 Cao học (vượt so với đăng kí)


ix

- Giải pháp phục hồi diện tích rừng sau nương bãi khu bảo tồn loài và sinh
cảnh vượn Cao Vít
5. Hiệu quả:
Nhìn chung việc nghiên cứu và thử nghiệm một số biện pháp kỹ thuật lâm
sinh bằng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp với trồng bổ sung, đã giúp nâng cao
được công tác bảo vệ và phục hồi rừng trên núi đá vôi nói chung và khu bảo tồn
vượn nói riêng. Góp phần nâng cao sự tham gia và hiểu biết của người dân địa
phương trong việc tạo cây con phục vụ công tác phục hồi rừng, chăm sóc và giám
sát rừng từ đó làm cơ sở cho việc đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ phục vụ công tác
bảo tồn và phát triển loài cho địa phương về lâu dài. Đây là chiến lược phù hợp với
các mục đích chung của các dự án bảo tồn loài đang hoạt động tại Khu bảo tồn loài
và sinh cảnh Cao Vít huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng.
6. Khả năng áp dụng và phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu:
Đã kết hợp áp dụng kết quả nghiên cứu với khu bảo tồn, kết quả này cũng là sản
phẩm của đề tài kết hợp với dự án PRCF trong việc phục hồi khu bảo tồn loài và
sinh cảnh vượn Cao Vít. Các kết quả đều được đem ra áp dụng và đã chuyển giao

về kỹ thuật và phương pháp cho khu bảo tồn cũng như dự án PRCF.

Ngày 26 tháng 4 năm 2014
Cơ quan chủ trì
(ký, họ và tên, đóng dấu)

Chủ nhiệm đề tài
(ký, họ và tên)

TS. Trần Quốc Hưng


x

THAI NGUYEN UNIVERSITY
College of Agriculture and Forestry

INFORMATION ON RESEARCH RESULTS

1. General information:
Project title:"Research and testing some technical measures to restore forest
habitat in Cao Vit Gibbon Protected Area Trung Khanh, Cao Bang"
Code number: ĐH 2012-TN03-09
Coordinator: Dr. Tran Quoc Hung
Implementing institution: Thai Nguyen Uni. of Agriculture and Forestry
Duration: from 1/2012

to 12/2013

2. Objective(s):

Testing some technical measures, processes and new approaches to restore natural
habitat for primates are threatened with extinction in limestone forest area of Trung
Khanh helping for restoration and open their habitat. Also research will be proposed
the rehabilitation plan on limestone.
3. Research results:
- Research has evaluated general characteristics of the study area, based on the
characteristics of the fallow area after cultivation in protected area, the research
chose the location of the study sites represent.
- The study sites represent fallow area in the core conservation area, research has
evaluated and conducted on plant characteristic (vegetation cover) in the study area
. The research focuses on assessing structure of tree (sapling floor reborn first
class), the results showed that species composition in state forests after shifting
cultivation and exploited in the area are simple. Mostly not valuable timber,lightdemand and fast growing species. For the seedling regeneration research results
show that the number of seedling largely derived from seed, such as

( Acer

tonkinensis ), ( Euodia bodiniera ),(Caryota bacsonensis) ,( Broussonetia
papyrifera ) and ( Acrocarpus fracinioides ) ...


xi

- The vegetation in the study area also covers over 80 % of the grass (Microstegium
vagans, Polytrias indica, Imperata cylindrica, Narenga porphyrocoma) so this is
one of the factors leading to the possibility regeneration and restoration of forest
here is very limited.
- The research evaluated the role of forest wall cover around with the possibility of
seeding and restoration in land area after cultivation. In general, regeneration
species are derived from forests wall around. Of these species as food for Gibbon

are good growing, therefore should take measures to promote regeneration of this
species.
- The silvicultural measures applied initially to have the effect that the resilience of
forest in the study area, such as adding planting, cleaning weeding to promote
regeneration :
+ Evaluated the role of technical weeding, cardboard mulch mats reduced weed
impact to the growth and development of young trees
+ Evaluated the impact of clean weeding techniques to reveal new regeneration and
growth potential regeneration seedling with no weeding condition.
+ Evaluated the ability to build and create nursery of native seedlings of the local
people in seedling production service for restoration and forest planting.
+ Research also tested the wildling and additional plantation and get positive
results. The additional seedling growth and development are well in terms of
reduced weed competition.
- The Research has proposed some solutions to help forest restoration in this area.
4. Products:
- 2 magazine article
- 4 undergraduate students K40 - k41
- 01 Graduate student
- Restoration Solutions for fallow area in Cao vit Gibbon Protected Area.
5. Effects:
In general, the research and testing some silvicultural measures by regeneration
protection combined with additional planting, helped enhance the protection and


xii

restoration of forests on limestone in general and particular Gibbon Protected Area.
Enhancing the participation and understanding of the local people in the seedling
production to serve the rehabilitation, care and monitoring of forest from which the

basis for the training of human resources in place to serve conservation and
development of Gibbon for the long term. This strategy is consistent with the
general purposes of conservation projects are active at this area.
6. Transfer alternatives of reserach results andapplic ability:
Combined application of research findings to the protected areas, the results
are also products of topics associated with project PRCF. The results are brought
out and delivered the application of techniques and methods for protected areas as
well as PRCF project.


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vượn Cao Vít (Nomascus nasutus) là một trong những loài linh trưởng hiếm
nhất trên thế giới và đang trong tình trạng bị đe dọa tuyệt chủng cao trên phạm vi
toàn cầu, danh lục đỏ IUCN (2010) [ 22 ] xếp Vượn Cao Vit vào mức cực kỳ nguy
cấp – CR. Năm 2002, một quần thể nhỏ Vượn đen đông bắc khoảng 26 cá thể được
phát hiện gần biên giới Trung Quốc thuộc các xã Phong Nậm, Ngọc Khê, Ngọc Côn
huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng đây cũng là nơi duy nhất tại Việt Nam cũng
như trên thế giới còn tồn tại một quần thể Vượn này. Tháng 5/2007 UBND tỉnh Cao
Bằng và Chi cục Kiểm lâm Cao Bằng với sự hỗ trợ về kỹ thuật của tổ chức FFI
chính thức thành lập Khu bảo tồn (KBT) Vượn Cao Vít nằm trên địa phận ba xã
Phong Nậm, Ngọc Khê, Ngọc Côn thuộc huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, Trần
Văn Phùng và cs (2006) [18 ]
Kể từ khi tái phát hiện quần thể còn sót lại của loài linh trưởng đang bị đe doạ
này vào năm 2002, đến nay số lượng cá thể Vượn ở Cao Bằng vào khoảng 110 con,
nhiều chương trình dự án được thực hiên tại đây. Tổ chức FFI triển khai thực hiện
một số hoạt động; Nhóm tuần rừng dựa vào cộng đồng đã được thành lập và có
nhiệm vụ tuần tra rừng, triển khai việc tuyên truyền nâng cao nhận thức tại các làng

xung quanh Khu bảo tồn, các hoạt động làm giảm thiểu các đe doạ bằng việc xây
bếp lò cải tiến và hầm Biogas để giảm nhu cầu về củi đun, cùng với sự hỗ trợ của
các chương trình dự án, năm 2010 Quỹ bảo tồn Việt Nam (VCF) đã vận động được
người dân, không canh tác nương bãi tại vùng bảo vệ nghiêm ngặt ( khu vực Lũng
Đẩy 3,5ha. Kha Mỉn 0,4ha, trung tâm KBT, việc chăn thả gia súc tự do và làm
nương bãi đã có từ nhiều năm nay của người dân xung quanh khu bảo tồn, và ngay
tại vùng bảo vệ nghiêm ngặt đã được hạn chế.
Tuy nhiên cũng như ở bất cứ KBT nào trên thế giới khi cuộc sống người dân
chưa ổn định, áp lực lên KBT và nguy cơ xâm hại giá trị ĐDSH, khai thác cạn kiệt
nguồn tài nguyên vẫn còn phổ biến. Hệ sinh thái rừng của KBT Vượn Cao Vít hàng
ngày vẫn phải chịu sức ép của cộng đồng người dân sống xung quanh. Các nhu cầu
cơ bản hàng ngày về gỗ làm mới nhà cửa, phai nước, sử dụng củi để đun nấu, thu hái
các LSNG..., vẫn được người dân khai thác sử dụng phục vụ cho đời sống hàng ngày,
kết hợp với quá trình canh tác, chăn thả gia súc không hợp lí của người dân..., Tất cả
đã góp phần làm cho diện tích các khu rừng trong KBT bị suy giảm cả về số lượng
lẫn chất lượng, điều quan trọng nhất là diện tích rừng suy giảm cùng với các hoạt


2

động săn bắt, khai thác tài nguyên rừng đã là những nguyên nhân chính gây chia cắt
sinh cảnh sống làm giảm nguồn thức ăn, khu vực cư trú và di chuyển của Vượn cao
vít (VCV).
Một chiến lược dài hạn cho bảo tồn các loài thực vật để mở rộng sinh cảnh
Vượn là rất cần thiết, đặc biệt trong vùng bảo tồn nơi mà bị tác động mạnh. Các
nghiên cứu đã được tiến hành về cấu trúc rừng cũng như tái sinh tự nhiên tại các
khu vực bị tác động này.
Việc nghiên cứu, tìm hiểu về khả năng tái sinh và đề xuất biện pháp kỹ thuật
cho công tác quản lý, bảo vệ, phục hồi và sử dụng hợp lý rừng tự nhiên là rất cần thiết
để góp phần giải quyết những tồn tại nêu trên, xuất phát từ thực tiễn đó chúng tôi thực

hiện đề tài "Nghiên cứu, thử nghiệm một số biện pháp kỹ thuật phục hồi sinh cảnh
rừng tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh vượn Cao vít, Trùng Khánh Cao Bằng".
Kết quả đề tài sẽ là nền tảng để phục hồi rừng không chỉ cho khu bảo tồn
Vượn Cao Vít mà còn cho các khu vực khác có địa hình tương tự.
2. Mục đích
Đánh giá được khả năng phục hồi rừng từ các vách rừng, trên cơ sở lựa chọn
được các biện pháp lâm sinh nhằm phục hồi và mở rộng sinh cảnh rừng đáp ứng
nhu cầu sinh sống và phát triển đàn Vượn trong khu bảo tồn loài và sinh cảnh vượn
Cao Vít.
3. Mục tiêu
Thử nghiệm áp dụng một số biện pháp kỹ thuật, quy trình và cách tiếp cận mới
nhằm phục hồi môi truờng tự nhiên cho loài linh truởng đang bị đe dọa tuyệt chủng
tại khu vực rừng trên núi đá vôi Trùng Khánh giúp khôi phục và mở rộng môi
trường sống của chúng. Đồng thời đề xuất được các phương án phục hồi rừng trên
núi đá vôi.
4. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài chọn đối tượng là trạng thái thảm thực vật rừng thứ sinh nghèo phục hồi
sau canh tác tại khu vực bảo tồn Vượn Cao Vít, đây là các khu vực lũng được bỏ
hóa canh tác trong vài năm trở lại đây và là điểm nối giữa các khu vực di chuyển và
sinh sống của vượn Cao Vít.
5. Giới hạn nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu trong phạm vi về khả năng tái sinh, ảnh hưởng của vách
rừng tới khả năng tái sinh và một số biện pháp lâm sinh cần thiết nhằm phục hồi
rừng tại vùng bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn loài và sinh cảnh Vượn Cao Vít,
huyện trùng Khánh tỉnh Cao Bằng.


3

6. Ý nghĩa của đề tài

Bước đầu nghiên cứu được các biện pháp kỹ thuật phục hồi sinh cảnh và đề
xuất được các ý kiến cá nhân trong việc bảo tồn và phát triển.
Kết quả của đề tài nghiên cứu sẽ là cơ sở cho việc áp dụng các biện pháp kỹ
thuật lâm sinh trong phục hồi rừng trên khu vực vùng núi đá vôi.


4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
Phục hồi rừng là một trong những nội dung quan trong nhất của ngành lâm
nghiệp. Lịch sử nghiên cứu tái sinh rừng trên thế giới đã trải qua hàng trăm năm
nhưng với rừng nhiệt đới vấn đề này được tiến hành chủ yếu từ những năm 30 của
thế kỷ trước trở lại đây. Nghiên cứu về tái sinh rừng là những nghiên cứu rất quan
trọng làm cơ sở cho các biện pháp kỹ thuật lâm sinh xây dựng và phát triển rừng.
Tái sinh rừng là một quá trình sinh học mang tính đặc thù của hệ sinh thái, nó đảm
bảo cho nguồn tài nguyên có khả năng tái sản xuất mở rộng nếu con người nắm bắt
được quy luật tái sinh và điều khiển nó phục vụ cho kinh doanh rừng. Vì vậy, tái
sinh rừng trở thành vấn đề then chốt trong việc xác định các phương thức kinh
doanh rừng. Kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu về tái sinh rừng tự
nhiên trên thế giới rất nhiều, một số nghiên cứu và được tóm tắt như sau:
- Nghiên cứu về đặc điểm tái sinh
Tái sinh (Regeneration) là một thuật ngữ chỉ khả năng tự tái tạo, hay sự hồi sinh
từ mức độ tế bào đến một quần lạc sinh vật trong tự nhiên, các tác giả như Jordan,
Peter và Allan (1998) sử dụng thuật ngữ này để diễn tả sự lặp lại của quần xã sinh vật
giống như nó đã xuất hiện trong tự nhiên. Tái sinh rừng (Forestry regeneration) cũng
để mô tả sự tái tạo của lớp cây con dưới tán rừng.
Về đặc điểm tái sinh, theo Van Steenis (1956) [25], đối với rừng nhiệt đới có
hai đặc điểm tái sinh phổ biến là tái sinh phân tán liên tục và tái sinh vệt (tái sinh lỗ

trống). Hai đặc điểm này không chỉ thấy ở rừng nguyên sinh mà còn thấy ở cả rừng
thứ sinh - một đối tượng rừng khá phổ biến ở nhiều nước nhiệt đới.
Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu thì hiệu quả của tái sinh rừng được
xác định bởi mật độ, tổ thành loài, cấu trúc tuổi, chất lượng cây con, đặc điểm phân
bố. Sự tương đồng hay khác biệt giữa lớp cây con và tầng cây gỗ được nhiều nhà
khoa học quan tâm như Mibbre-ad (1930), Richards (1952), Baur G.N (1964) và
Rollet (1969).
Theo Van Stennit (1956) [25] thì đặc điểm tái sinh là “tái sinh phân tán, liên
tục”, vì rừng mưa nhiệt đới có tổ thành loài cây phức tạp, khác tuổi nên thời kỳ tái
sinh của quần thể diễn ra quanh năm.
- Phương thức lâm sinh liên quan đến tái sinh phục hồi rừng
Vấn đề tái sinh rừng nhiệt đới được thảo luận nhiều nhất là hiệu quả của các


5

phương thức xử lý lâm sinh liên quan đến tái sinh của các loài cây mục đích ở các
kiểu rừng. Từ kết quả nghiên cứu kiểu tái sinh các nhà lâm sinh học đã xây dựng
thành công nhiều phương thức chặt tái sinh như: Công trình của Bernard (1954,
1959), Wyatt Smith (1961, 1963) với phương thức kinh doanh rừng đều tuổi ở Mã
Lai; Nicholson (1958) ở Bắc Borneo; Taylor (1954), Jones (1960) phương thức chặt
dần tái sinh dưới tán ở Nijêria và Gana; Barnarji (1959) với phương thức chặt dần
nâng cao vòm lá ở Andamann; Donis và Maudouz (1951, 1954) với phương thức
đồng nhất hóa tầng trên ở Java,…
Phục hồi rừng được hiểu là quá trình tái tạo lại rừng trên những diện tích đã bị
mất rừng. Theo quan điểm sinh thái học thì phục hồi rừng là một quá trình tái tạo lại
một hệ sinh thái mà trong đó cây gỗ là yếu tố cấu thành chủ yếu. Đó là một quá trình
sinh địa phức tạp gồm nhiều giai đoạn và kết thúc bằng sự xuất hiện một thảm thực
vật cây gỗ bắt đầu khép tán Trần Đình Lý (1995) [11].
Các phương thức lâm sinh cho phục hồi và phát triển rừng tự nhiên có hai

dạng chính: (i) Duy trì cấu trúc rừng tự nhiên không đều tuổi bằng cách lợi dụng lớp
thảm thực vật tự nhiên hiện có và sự thuận lợi về điều kiện tự nhiên để thực hiện tái
sinh tự nhiên, xúc tiến tái sinh tự nhiên, hoặc trồng bổ sung. Ngoài ra còn có thể sử
dụng phương thức chặt chọn từng cây hay từng đám, phương thức cải thiện quần
thể và chặt nuôi dưỡng rừng tự nhiên để dẫn dắt rừng có cấu trúc gần với cấu trúc
của rừng tự nhiên nguyên sinh. (ii)- Tác động rừng theo hướng đều tuổi, có một
hoặc một số loài cây bằng phương thức chủ yếu là cải biến tổ thành rừng tự nhiên,
tạo lập rừng đều tuổi bằng tái sinh tự nhiên đều tuổi, như các phương thức chặt dần
tái sinh dưới tán rừng nhiệt đới ; phương thức cải tạo rừng bằng chặt trắng trồng lại;
phương thức trồng rừng kết hợp với nông nghiệp (Taungya).
- Thành tựu nghiên cứu phục hồi rừng thứ sinh nghèo trên núi đá vôi ở ngoài
nước
Viện khoa học Quảng Tây và Quảng Đông - Trung Quốc đã nghiên cứu đặc
điểm sinh trưởng của một số loài cây trên núi đá vôi như: Toona sinensis, Delavaya
toxocarpa, Chukrasia tabularis, Excentrodendron tonkinensis trong thời kỳ (1985 1998). Những nghiên cứu đó đã được tổng kết sơ bộ sau nhiều hội thảo khoa học ở
Học viện Lâm nghiệp Bắc Kinh với sự tham gia của nhiều nhà khoa học lâm nghiệp
đầu ngành của nước này và những hướng dẫn tạm thời về kỹ thuật phục hồi rừng
trên núi đá vôi đã được xây dựng. Tuy nhiên, những nguyên lý về phục hồi và phát
triển rừng trên núi đá vôi chưa được tổng kết một cách có hệ thống nên việc áp


6

dụng những hướng dẫn này cho nhiều quốc gia khác, trong đó có Việt Nam còn
khiêm tốn và đang trong giai đoạn thử nghiệm.
- Nghiên cứu khả năng gieo giống từ vách rừng
Đã có một số ít tài liệu đề cập tới ảnh hưởng của tầng cây mẹ đến tái sinh
rừng, nhưng chủ yếu tập trung vào nghiên cứu ảnh hưởng tái sinh cho một loài cây
nhất định. Nghiên cứu ảnh hưởng cho cả một hệ sinh tái rừng cho một khu vực hay
một sinh cảnh còn rất ít. Joshua B. Plotkin 2006 [23] trong sự phân tán hạt giống và

mẫu không gian cây nhiệt đới (Sự phân tán hạt giống và mô thức không gian trong
cây nhiệt đới) khi nghiên cứu 561 loài cây nhiệt đới chính trên 50 ha rừng tại bán
đảo Malaysia chứng minh rằng mức độ và quy mô của sự kết hợp không gian là có
tương quan với chế độ phát tán hạt giống, mối quan hệ này giữ cho cây con cũng
như đối với cây trưởng thành. Căn cứ để Joshua B. Plotkin phân chia sự ảnh hưởng
của khả năng phát tán của cây rừng dựa trên 5 yếu tố chính đó là: Khả năng tự phát
tán của quả (đạn đạo); Trọng lực quả (lực hấp dẫn); hồi chuyển; Nhờ gió và động
vật, trong động vật căn cứ vào cấu tạo của quả (Tinh bột, vị) kích thước quả (đường
kính) để định lượng mức độ tổng thể của không gian tập hợp cho mỗi loài và sử
dụng quá trình Poission cho phát tán của các loài.
1.2. Ở Trong nước.
Ở Việt Nam, tái sinh rừng đã quan tâm nghiên cứu từ những thập kỷ 60 của
thế kỷ trước. Kết quả nghiên cứu có thể tóm tắt như sau:
- Nghiên cứu về đặc điểm tái sinh rừng
Các kết quả nghiên cứu được Nguyễn Vạn Thường (1991) [16] tổng kết về
tình hình tái sinh tự nhiên của một số khu rừng ở miền Bắc Việt Nam; hiện tượng
tái sinh dưới tán rừng của một số loài cây gỗ đã tiếp diễn liên tục, không mang tính
chu kỳ, sự phân bố số cây tái sinh không đều tuổi, số cây mạ có chiều cao < 20 cm
chiếm ưu thế rõ rệt so với lớp cây ở cấp kích thước khác nhau. Những loại cây gỗ
mềm, ưa sáng mọc nhanh có khuynh hướng phát triển mạnh và chiếm ưu thế trong
lớp cây tái sinh. Những loại cây gỗ cứng, sinh trưởng chậm chiếm tỷ lệ thấp và
phân bố tản mản.
Lê Đồng Tấn - Đỗ Hữu Thư (1998) [9] Nghiên cứu thảm thực vật tái sinh trên
đất sau nương rẫy tại Sơn La qua 3 giai đoạn phát triển: giai đoạn I (tuổi từ 4 đến 5),
giai đoạn II (tuổi 9 đến 10), giai đoạn III (tuổi 14 đến 15) và nhận xét: Trong 15
năm đầu, thảm thực vật tái sinh trên đất sau nương rẫy có số lượng loài đều tăng lên
qua các giai đoạn phát triển. Sau 3 giai đoạn phát triển thảm thực vật tái sinh trên
đất sau nương rẫy thể hiện một quá trình thay thế tổ thành rất rõ ràng, lượng tăng



7

trưởng của thảm thực vật không cao.
Căn cứ vào nguồn giống, người ta phân chia ra 3 mức độ tái sinh: (i) tái sinh
nhân tạo, (ii) tái sinh bán nhân tạo (xúc tiến TSTN), (iii) tái sinh tự nhiên. Theo
Phùng Ngọc Lan (1986) [8], biểu hiện đặc trưng của tái sinh rừng là sự xuất hiện
một thế hệ cây của những loài cây ở những nơi còn hoàn cảnh rừng, còn Trần Xuân
Thiệp (1995) [14] cho rằng, nếu thành phần cây tái sinh giống như thành phần cây
đứng thì đó là quá trình thay thế một thế hệ cây này bằng thế hệ cây khác.
Đỗ Thị Ngọc Lệ (2009) [ 10 ], thử nghiệm một số phương pháp điều tra tái
sinh rừng tự nhiên. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các phương pháp điều tra tái sinh
khác nhau sẽ thu được những số liệu biểu thị tái sinh khác nhau về tổ thành, mật độ,
nguồn gốc, chất lượng và hình thái phân bố cây tái sinh. Căn cứ vào sai số giữa các
chỉ tiêu biểu thị tái sinh ở các phương pháp điều tra với phương pháp điều tra toàn
diện trên 6 ô tiêu chuấn có diện tích 1000m2, tác giả đã lựa chọn được hai phương
pháp phù hợp là phương pháp điều tra 5 ô dạng bản với diện tích mỗi ô là 25m2
(5x5m) và phương pháp điều tra theo dải để điều tra tái sinh rừng tự nhiên.
Như vây, đặc điểm cơ bản của quá trình này là lớp cây con đều có nguồn gốc
từ hạt và chồi sẵn có, kể cả trong trường hợp tái sinh nhân tạo.
- Nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến tái sinh
Theo Thái Văn Trừng (1978) [17] đã xây dựng quan niệm “Sinh thái phát sinh
quần thể ” trong thảm thực vật rừng nhiệt đới và vận dụng để xây dựng biểu phân
loại thảm thực vật rừng Việt Nam. Theo tác giả một công trình nghiên cứu về thảm
thực vật mà không đề cập đến hoàn cảnh thì đó là một công trình hình thức, không
có lợi ích thực tiễn. Trong các nhân tố sinh thái thì ánh sáng là nhân tố quan trọng
khống chế và điều khiển quá trình TSTN cả ở rừng nguyên sinh và rừng thứ sinh.
Nếu các điều kiện khác của môi trường như đất rừng, nhiệt độ, độ ẩm dưới tán
rừng chưa thay đổi thì tổ hợp các loài cây tái sinh không có những biến đổi lớn và
cũng không diễn thế một cách tuần hoàn trong không gian và theo thời gian mà diễn
thế theo những phương thức tái sinh có qui luật nhân quả giữa sinh vật và môi

trường.
Một số tác giả trong nước đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa địa hình và khả
năng tái sinh tự nhiên của thực vật: Ngô Quang Đê, Lê Văn Toán, Phạm Xuân Hoàn
(1994) nghiên cứu mật độ cá thể và số lượng loài cây phục hồi sau nương rẫy bỏ
hóa tại Con Cuông - Nghệ An; Lâm Phúc Cố (1996) nghiên cứu ở Púng Luông -


8

Yên Bái; Phùng Tửu Bôi - Trần Xuân Thiệp (1997) nghiên cứu ở vùng Bắc Trung
Bộ.
Mặt khác, cũng theo Thái Văn Trừng [17] một kiểu thảm thực vật có xuất hiện
hay không trước hết phụ thuộc vào khu hệ thực vật ở đó và điều kiện khí hậu thổ
nhưỡng thích hợp. Việc tái sinh phục hồi lại rừng trên đất chưa có rừng ngoài việc
bị chi phối bởi khu hệ thực vật thì nó còn chịu ảnh hưởng bởi khoảng cách từ nơi đó
đến các khu rừng lân cận. Thực vật có khả năng tự phát tán để gieo giống hoặc gieo
giống nhờ gió, nhờ nước, nhờ động vật. Tuy vậy, phạm vi phát tán để gieo giống
của bất kỳ cách thức nào cũng không phải là vô hạn, nên khoảng cách càng xa thì
khả năng tái sinh của thực vật càng kém vì càng xa thì mật độ hạt giống đưa đến
càng thấp. Phạm Ngọc Thường (2001) [15] đã nghiên cứu mối liên quan giữa
khoảng cách từ nguồn giống tự nhiên đến khu vực tái sinh trên đất sau canh tác
nương rẫy và kết luận: “khoảng cách từ nơi tái sinh đến nguồn cung cấp giống càng
xa thì mật độ và số loài cây tái sinh càng thấp”.
- Nghiên cứu về giải pháp về tái sinh phục hồi rừng
Các nghiên cứu liên quan đến phục hồi rừng tự nhiên ở Việt Nam đã được bắt đầu
từ những năm 1960, các đề tài nghiên cứu về phân loại rừng, nghiên cứu cấu trúc, động
thái, các kỹ thuật khai thác bảo đảm tái sinh, kỹ thuật làm giàu rừng, với các hệ sinh thái
rừng đặc trưng của Việt Nam. Trong giai đoạn 1991 - 2000, các nghiên cứu về rừng tự
nhiên hầu như bị gián đoạn để tập trung cho nghiên cứu trồng rừng, bắt đầu từ năm 2001
trở lại đây, các nghiên cứu về rừng tự nhiên mới được khởi động trở lại.

Trong một công trình nghiên cứu về cấu trúc, tăng trưởng trữ lượng và tái sinh tự
nhiên rừng thường xanh lá rộng hỗn loài ở ba vùng kinh tế (sông Hiếu, Yên Bái và Lạng
Sơn), Nguyễn Duy Chuyên (1988) khái quát đặc điểm phân bố của nhiều loài cây có giá
trị kinh doanh và biểu diễn bằng các hàm lý thuyết. Từ đó làm cơ sở định hướng các giai
pháp lâm sinh cho các vùng sản xuất nguyên liệu. Tiếp theo, sự ra đời của thuật ngữ
phục hồi rừng bằng “khoanh nuôi xúc tiến tái sinh” những năm 1990 được coi như
một bước tiến vượt bậc về mặt khoa học trong phục hồi rừng.
- Nghiên cứu về phục hồi thảm thực vật rừng trên núi đá vôi
Bùi Thế Đồi (2001) [1] đưa ra một số giải pháp phục hồi rừng trên núi đá vôi:
+ Đối với kiểu phục thổ nhưỡng kiệt nước trên đất đá vôi xương sẩu ít bị tác
động: khoanh nuôi bảo vệ và cải tạo rừng.
+ Kiểu phụ thứ sinh nhân tác trên đá vôi xương sẩu sau khai thác: khoanh nuôi
xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung bằng gieo hạt thẳng


9

+ Kiểu phụ tái sinh nhân tạo phục hồi sau khai thác: khoanh nuôi xúc tiến tái
sinh có trồng bổ sung và trồng rừng bằng cây con có bầu, không bầu và gieo hạt
thẳng.
- Nghiên cứu khả năng gieo giống từ vách rừng
Đã có nhiều nghiên cứu ảnh hưởng của cây mẹ tới tái sinh cây loài cây có giá
trị và ý nghĩa sinh thái như các nghiên cứu: Nghiên cứu ảnh hưởng tái sinh tự nhiên
rừng Dẻ Anh - Castanopsis piriformis Hickel & A. Camus. Ngô Văn Cầm Trung
tâm Lâm nghiệp Nhiệt đới - Viện KHLNVN, Nguyễn Toàn Thắng, Nguyễn Bá Văn
đã đưa ra kết quả lượng cây tái sinh không những phụ thuộc vào tuổi và chất lượng
cây mẹ mà còn phụ thuộc độ cao phân bố. Nghiên cứu đặc điểm phân bố và nguy cơ
tuyệt chủng loài cây Pơ mu (Fokienia hodginsii (Dunn) A. Henry et Thomas) tại
khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên - Thồng Xuân - Thanh Hoá, Bùi Thị Huyền đã
có kết luận Pơ mu (Fokienia hodginsii (Dunn) A. Henry et Thomas) chỉ tái sinh

bằng hạt không có khả năng tái sinh chồi, khả năng tái sinh của loài phụ thuộc rất
lớn vào sức ra hoa quả của cây mẹ. Pơ mu (Fokienia hodginsii (Dunn) A. Henry et
Thomas) chỉ tái sinh mạnh dưới và xung quanh gốc cây mẹ đã gieo hạt. Nghiên cứu
đặc điểm sinh học của loài Thông hai lá dẹt (Pinus krempfii) tại lâm phần thuộc
quyền quản lý của VQG Bidoup – Núi Bà. Phòng Kỹ thuật & NCKH – VQG
Bidoup – Núi Bà đã đưa ra kết quả sự phân bố cây tái sinh trên bề mặt đất rừng có ý
nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá khả năng hình thành rừng trong tương lai,
nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Điều kiện lập địa, đặc tính sinh vât học, phân bố
các cây mẹ gieo giống của loài cây tức là loài cây mẹ cần có hệ số tổ thành lớn hơn
5 trở lên.
Về nghiên cứu quần thể có liên quan tới tái sinh trong nghiên cứu đặc điểm tái
sinh tự nhiên loài Vối thuốc (Schima wallichii Choisy) ở các trạng thái rừng tự
nhiên phục hồi tại huyện Lục Ngạn và Lục Nam, tỉnh Bắc Giang,
Võ Đại Hải và cộng sự [ 3] đã chỉ ra rằng kết quả nghiên cứu cho thấy Vối
thuốc (Schima wallichii Choisy) là loài có khả năng tái sinh rất mạnh với hệ số tổ
thành có nơi lên tới 5,3 đối với trường hợp Vối thuốc (Schima wallichii Choisy) tái
sinh dưới tán rừng trạng thái IIa và biến động từ 2,1-3,0 đối với trạng thái rừng IIb;
Tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng trung bình đạt 56%; Tỷ lệ cây Vối thuốc (Schima
wallichii Choisy) tái sinh có chất lượng trung bình và tốt chiếm tỷ lệ rất cao từ 86 100%; Cây tái sinh có chiều cao dưới 1m chiếm tỷ lệ 48 - 53%; Mạng hình cây tái
sinh có phân bố đều. Sở dĩ có kết qủa trên là do tại các trạng thái IIb tỷ lệ cây mẹ
gieo giống đã vựợt trội các trạng thái rừng khác.


10

- Nghiên cứu về sinh cảnh Vượn Cao Vít
VCV cũng như các loài vượn mào khác sống trong nhiều sinh cảnh rừng, phụ
thuộc vào độ cao có thể là sở thích hoặc sự thích nghi đặc thù của loài. Theo nghiên
cứu trước đây, vượn mào thường sống tại các khu rừng thứ sinh còn có khả năng
đáp ứng được điều kiện sống cho chúng và những khu rừng nguyên sinh, chúng hầu

như không có mặt ở những khu rừng bị tàn phá mạnh . Theo Đào Văn Tiến, 1985
[12] thì VCV sống tại trung tâm của khu vực miền Bắc, trong các khu rừng trên núi
đá vôi và rừng núi thấp, trong vùng nhiệt đới gió mùa ẩm ướt, ở độ cao 50-900m.
Chúng kiếm ăn ban ngày và sống ở trên cây và rất hiếm khi xuống đất, thức ăn chứa
trong dạ dày chủ yếu là các loại quả (Geissmann, 2000) [21].
Hiện trạng rừng khu vực VCV đang sinh sống là rừng trên núi đá vôi, bị tác
động mạnh của con người từ rất nhiều năm trước, nên rừng có chất lượng kém. Các
loài cây gỗ lớn đặc trưng như Nghiến (Burretiodendron hsienmu) bị khai thác
mạnh, chỉ còn ít cây tái sinh. Độ che phủ của rừng ở Trùng Khánh là 33%, tuy
nhiên trữ lượng rừng lại rất thấp, rừng chỉ có hai tầng đó là tầng cây cao và tầng cây
bụi xen lẫn cây tái sinh. Ở tầng cây cao không có cây lớn, chỉ còn cây nhỡ và nhỏ
phân bố rải rác, độ tàn che thấp. Đây là điều không thuận lợi cho mọi hoạt động
sống của vượn. Theo Nguyễn Thị Hiền, 2009 [4] các kết quả quan sát ghi nhận vị trí
xuất hiện, kiếm ăn, vị trí ngủ của VCV nhận thấy VCV thường xuyên xuất hiện và
kiếm ăn ở các kiểu rừng như sau: kiểu rừng á nhiệt đới thường xanh cây lá rộng ở
thung lũng núi đá vôi, kiểu rừng á nhiệt đới thường xanh cây lá rộng ở sườn núi đá
vôi; kiểu rừng á nhiệt đới thường xanh hỗn giao cây lá rộng và hạt trần ở đỉnh và
phụ cận đỉnh núi đá vôi; kiểu trảng bụi nhiệt đới thường xanh thứ sinh. Theo nghiên
cứu của Pengfei, 2010 [24] khi thực hiện nghiên cứu cấu trúc sinh cảnh của VCV
bằng việc đo đếm các chỉ tiêu về chiều cao cây, chiều cao thân cây cho 911 cây có
đường kính từ 10cm trở lên đã xác định được 114 loài của 79 chi và 40 họ tham gia
vào cấu trúc của rừng, cây có chiều cao từ 9 – 32m. Cũng trong nghiên cứu này,
Pengfei xác định được vùng sống của VCV dao động từ 1,024 – 1,191km2/đàn sau
khi theo dõi 3 đàn vượn bên Trung Quốc.
Theo quan điểm của tác giả, sinh cảnh sống của VCV phải bao gồm tất cả các
mối quan hệ về mặt cấu trúc lâm phần bởi sự tham gia của tất cả các loài thực vật và
động vật khác mà giúp chúng có thể di chuyển, kiếm ăn và duy trì được cuộc sống
tại nơi đó, các nghiên cứu trên chưa phản ảnh hết được các mối quan hệ này.
Tóm lại: Các công trình nghiên cứu về tái sinh rừng, biện pháp phục hồi
rừng và nghiên cứu về sinh cảnh sống của Vượn Cao Vít trên đây đã làm sáng tỏ



11

phần nào cho chúng ta để hiểu biết về đặc điểm tái sinh rừng, các nhân tố ảnh
hưởng đến tái sinh rừng, các phương pháp phục hồi rừng chủ yếu hiện nay.... Tuy
nhiên các nghiên cứu về phục hồi rừng ở khu vực miền núi phía Bắc còn ít ỏi và tản
mạn nhất là các khu vực rừng trên núi đá vôi, hạn chế này gây khó khăn cho việc
phục hồi và phát triển tài nguyên rừng. Xuất phát từ những tồn tại nêu trên, việc
nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu, thử nghiệm một số biện pháp kỹ thuật phục hồi
sinh cảnh rừng tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh vượn Cao vít, Trùng Khánh Cao
Bằng” là hướng đi đúng đắn và thiết thực trong công tác phục hồi và phát triển rừng
1.3. Đặc điểm cơ bản của khu vực nghiên cứu
1.3.1. Điều kiện tự nhiên
1.3.1.1. Vị trí địa lí
Khu bảo tồn Vượn Cao Vít tại huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng
(KBTVCV) được thành lập theo quyết định số 2536/QĐ – UBND ngày 15 tháng 11
năm 2006 của tỉnh Cao Bằng, nằm hoàn toàn trong địa phận 3 xã Phong Nậm, Ngọc
Côn, Ngọc Khê – 3 xã phía Bắc của huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Khu bảo
tồn tiếp giáp với Trung Quốc ở phía Tây Bắc. Khu Bảo tồn Vượn Cao Vít có tọa độ
địa lý trong phạm vi:
+ Từ 22053’ đến 22056,4’ Vĩ độ bắc
+ Từ 106030’ đến 106033’ Kinh độ đông.
Trùng Khánh

Hình 1.1. Vị trí khu vực nghiên cứu huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng


×