Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Công tác đối ngoại của Đảng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.77 KB, 19 trang )

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

BỘ MÔN PPLNCKH

LƯƠNG ĐỨC HIỂN

THUYẾT MINH ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI KHOA HỌC
BÀI TẬP THỰC HÀNH MÔN PPLNCKH

HÀ NỘI, THÁNG 12/2015
1


HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

BỘ MÔN PPLNCKH

THUYẾT MINH ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI KHOA HỌC
BÀI TẬP THỰC HÀNH MÔN PPLNCKH

Học viên: LƯƠNG ĐỨC HIỂN
Giảng viên: PGS.TS ĐỖ CÔNG TUẤN
Lớp

: CH LỊCH SỬ ĐẢNG K21

HÀ NỘI, THÁNG 1/2015

2




1. Tên đề tài:
“Công tác đối ngoại thời kỳ cả nước thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây
dựng và bảo vệ Tổ Quốc (1975 – 2012)”.
2. Lý do nghiên cứu đề tài
Trong hơn 80 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và
Chủ tịch Hồ Chí Minh, con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua muôn vàn khó
khăn, thử thách để mang lại những thắng lợi quan trọng cho cách mạng nước ta.
Trong những thắng lợi ấy không thể không kể đến thắng lợi của cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước đã diễn ra qua 21 năm của dân tộc, từ năm 1954 đến năm
1975 - thắng lợi mang tầm vóc của thời đại.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thần thánh thắng lợi không chỉ là
thắng lợi trên mặt trận quân sự khi ta và Mỹ đụng độ trực tiếp trên chiến trường mà
còn là thắng lợi toàn diện trên nhiều mặt trận khác như kinh tế, chính trị, ngoại
giao... đặc biệt là mặt trận đối ngoại.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác tuyên truyền đối ngoại là một trong
những lĩnh vực trọng yếu để tăng cường sức mạnh của quốc gia, thực hiện công tác
tuyên truyền đối ngoại không những tạo môi trường quốc tế thuận lợi mà còn tận
dụng được những nguồn lực to lớn phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc nên ngay từ đầu cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) Đảng ta
đã rất chú trọng và đẩy mạnh công tác tuyên truyền đối ngoại.
Nghiên cứu vấn đề “Công tác tuyên truyền đối ngoại của Đảng trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975)” sẽ cung cấp cho ta cách nhìn toàn
diện hơn, đầy đủ hơn về sự lãnh đạo của Đảng ta trong những năm tháng khó khăn
khi chống lại tên Đế quốc Mỹ to lớn đồng thời cũng thấy được sự lãnh đạo tài tình
của Đảng trong việc kết hợp đấu tranh trên cách mặt trận quân sự, kinh tế, ngoại
giao...
3



Cũng thông qua việc nghiên cứu vấn đề “Công tác tuyên truyền đối ngoại
của Đảng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975)” sẽ tố cáo rõ
hơn những âm mưu, thủ đoạn và hành động xâm lược vô cùng tàn độc của Đế quốc
Mỹ. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất khéo léo trong việc kết hợp giữa
tuyên truyền với đối ngoại để góp phần làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975). Sự kết hợp khéo léo này vốn đã có từ trước
trong lịch sử dân tộc ta điển hình như trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 hay
khi chúng ta kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), tuy nhiên đến cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thì tuyên truyền và đối ngoại mới thực sự kết
hợp một cách chặt chẽ với nhau và sự kết hợp ấy đã mang lại sức mạnh vô cùng to
lớn.
Nghiên cứu vấn đề “Công tác tuyên truyền đối ngoại của Đảng trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975)” cũng làm sáng tỏ những nguyên
nhân dẫn đến thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mà một trong
những nguyên nhân đó là sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ
Chí Minh trên tất cả các mặt trện nói chung, mặt trận đối ngoại nói riêng. Qua đây
một lần nữa khẳng định với bè bạn quốc tế, kẻ thù xâm lược cũng như nhân dân ta
rằng cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) mà người thắng cuộc là
dân tộc Việt Nam là một tất yếu.
Vấn đề công tác tuyên truyền đối ngoại là một đề tài chưa được nghiên cứu
nhiều cho nên việc nghiên cứu công tác tuyên truyền đối ngoại nói chung, công tác
tuyên truyền đối ngoại trong cuộc kháng chiến chống Mỹ nói riêng là một điều cấp
thiết nhằm tái hiện lại lịch sử công tác tuyên truyền đối ngoại của Đảng từ năm
1954 đến năm 1975 đồng thời qua đó góp phần bổ sung, làm rõ hơn lịch sử của
Đảng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đặc biệt trong lĩnh vực lãnh
đạo công tác tư tưởng của Đảng.
4



Chính vì những lý do trên, tôi quyết định chọn vấn đề “Công tác tuyên
truyền đối ngoại của Đảng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 1975)” làm đề tài nghiên cứu khoa học chuyên ngành Lịch sử Đảng của mình.
3. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Lĩnh vực đối ngoại như tôi đã nói ở trên là một trong những lĩnh vực trọng yếu
để tăng cường sức mạnh quốc gia. Đặc biệt, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước thì lĩnh vực này đã phát huy được vai trò tích cực của nó.
Liên quan tới vấn đề “Công tác tuyên truyền đối ngoại của Đảng trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975)” đã có rất nhiều công trình nghiên
cứu khác nhau bao gồm cả sách, tạp chí, các tiểu luận, khóa luận, luận án tiến sĩ
Lịch sử Đảng.
Nhìn một cách khái quát các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
được phân bố theo các nhóm sau:
Thứ nhất, là những công trình nghiên cứu về lịch sử quan hệ quốc tế và cuộc
chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam, giai đoạn từ 1954 - 1975 của các tác giả
nước ngoài như: Gabrien Côncô: Giải phẫu một cuộc chiến tranh, tập I, II (NXB
Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1991); Mai cơn Máclia: Việt Nam - cuộc chiến mười
nghìn ngày (Nxb Sự thật, Hà Nội, 1990); Pitơ A. Piulơ: Nước Mỹ và Đông Dương
từ Rudơvne đến Níchxơn (Nxb. Thông tin Lý luận, Hà Nội, 1986); N.Bớcséc: Tam
giác Trung Quốc - Cam puchia - Việt Nam (Nxb. Thông tin Lý luận, Hà Nội,
1986)...
Thứ hai, là những công trình nghiên cứu về lịch sử hoạt động ngoại giao
Việt Nam, giai đoạn từ năm 1954 - 1975 của các tác giả trong nước: Mai Văn Bộ:
Tấn công ngoại giao và tiếp xúc bí mật (Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1985); Lưu
Văn Lợi và Nguyễn Anh Vũ: Tiếp xúc bí mật Việt Nam - Hoa kỳ trước Hội nghị
Pari (Viện quan hệ quốc tế, Hà Nội, 1990); Nguyễn Duy Trinh: Mặt trận ngoại
giao trong thời kỳ chống Mỹ, cứu nước 1965 - 1975 (Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1979);
5


Nguyễn Thành Lê: Cuộc đàm phán Pari về Việt Nam 1968 - 1973 (Nxb. Chính trị

quốc gia, Hà Nội, 1998); Lưu Văn Lợi: Lịch sử 50 năm ngoại giao Việt Nam 1945
- 1975 (Viện quan hệ Quốc tế, Hà Nội, 1996) hay 50 năm ngoại giao Việt Nam
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam (Học viện quan hệ Quốc tế, Hà
Nội, 1995); Nguyễn Phúc Lâm: Ngoại giao Việt Nam trong cuộc đụng đầu lịch sử
(Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2005).
Thứ ba, là các bài chuyên khảo đã công bố trên các tạp chí như: bài của tác
giả Hướng Nam: Nhìn lại cuộc đấu tranh thắng lợi của ta trên mặt trận ngoại giao
(Tạp chí Học tập, 6 - 1969); Nguyễn Khắc Huỳnh: Ngoại giao trong đàm phán ở
Pari (Tạp chí Quan hệ quốc tế, 1- 1993); Nguyễn Trọng Phúc: Tìm hiểu tư tưởng
Hồ Chí Minh về ngoại giao sau Hiệp Định Giơnevơ 1954 (Tạp chí Nghiên cứu lý
luận, 2 - 1995)...
Thứ tư, là các sách nghiên cứu về công tác tư tưởng của Đảng như cuốn giáo
trình Nguyên lý công tác tư tưởng của khoa Tuyên truyền thuộc Học viện Báo chí và
Tuyên truyền viết vào năm 2009; hay cuốn Sơ thảo lược sử công tác tư tưởng của
Đảng Cộng sản Việt Nam 1930 – 2000 do Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương
biên soạn, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội xuất bản năm 2000 và cuốn Về
công tác tư tưởng văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh do Ban Tư tưởng – Văn hóa
Trung ương kết hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản năm 2000 nhân
dịp kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, 110 năm ngày sinh
Chủ tịch Hồ Chí Minh, 70 năm ngày truyền thống công tác tư tưởng văn hóa. Cuốn
sách tập hợp, tuyển chọn các bài viết, bài nói của Người về các vấn đề nêu trên từ
năm 1920 đến năm 1969.
Các đề tài trên đây dù tiếp cận ở những góc độ khác nhau nhưng đều nhằm
làm toát lên một nội dung đó là sự lãnh đạo của Đảng trên mặt trận đối ngoại
những năm 1954 – 1975 hay công tác tư tưởng. Các tác phẩm đã đi sâu nghiên
cứu làm rõ về hoạt động đối ngoại của Đảng nhằm chống lại sự xâm lược của Mỹ.
6


Cũng thông qua các tác phẩm, bài viết trên, các tác giả đã công bố nhiều tư

liệu về hoạt động ngoại giao Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975, về vai trò của Đảng
và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lãnh đạo đấu tranh trên mặt trận ngoại giao. Đây
thực sự là nguồn tư liệu quý giá mà tác giả đã tham khảo và kế thừa đồng thời qua
đây cũng cung cấp thêm một số cách tiếp cận đối tượng nghiên cứu cho đề tài của
mình.
Tuy vậy cho đến nay có thể khẳng định rằng những đề tài nghiên cứu về lĩnh
vực hoạt động đối ngoại của Đảng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954
- 1975) thì có rất nhiều nhưng đề tài đề cập tới công tác tuyên truyền đối ngoại trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thì chưa có hoặc nếu có thì cũng chưa làm rõ
được mối quan hệ giữa tuyên truyền với đối ngoại, sự kết hợp giữa tuyên truyền với
đối ngoại trong cuộc kháng chiến này.
Chính vì thế việc nghiên cứu làm rõ “Công tác tuyên truyền đối ngoại của
Đảng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975)” là một nét mới
và là điều cần thiết nhằm làm sáng tỏ hơn, phong phú, toàn diện và đầy đủ hơn về
sự lãnh đạo đúng đắn, tài tình của Đảng trong cuộc chiến tranh thần thánh này.
4. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu
Đề tài: “Công tác tuyên truyền đối ngoại của Đảng trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975)” có khách thể nghiên cứu là “trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước”.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: “Công tác tuyên truyền đối ngoại của
Đảng”.
“Công tác tuyên truyền đối ngoại của Đảng trong cuộc kháng chiến chống
Mỹ, cứu nước (1954 - 1975)” là một đề tài rộng trong đó thời gian và không gian
mà khóa luận đề cập là từ năm 1954 đến năm 1975. Đây là thời kỳ Đảng lãnh đạo
nhân dân ta đấu tranh chống lại sự xâm lược của Đế quốc Mỹ và tay sai. Thông
qua những phân tích biến chuyển của tình hình đất nước, khái quát có hệ thống sự
7


chuyển biến, sự phát triển của công tác tuyên truyền đối ngoại của Đảng so với

thời kỳ trước đó.
5. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là: Qua nghiên cứu “Công tác tuyên truyền
đối ngoại của Đảng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975)”
góp phần làm rõ lịch sử công tác tuyên truyền đối ngoại của Đảng từ năm 1954 đến
năm 1975 qua đó bổ sung, làm rõ hơn lịch sử của Đảng trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước, đặc biệt trong lĩnh vực lãnh đạo công tác tư tưởng của Đảng.
Đồng thời từ đây cũng góp phần làm giàu thêm những kinh nghiệm lãnh đạo của
Đảng trên lĩnh vực tuyên truyền đối ngoại để tăng cường hiệu quả của công tác
tuyên truyền đối ngoại trong những giai đoạn tiếp theo.
Để đạt được mục tiêu ấy, người nghiên cứu xác định phải thực hiện các
nhiệm vụ sau:
- Làm rõ tình hình đất nước sau năm 1954 và các giai đoạn trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ từ năm 1954 đến năm 1975 để từ đó thấy được yêu cầu đặt ra cho
công tác tuyên truyền đối ngoại của Đảng trong từng giai đoạn cụ thể.
- Làm rõ chủ trương, đường lối của Đảng về công tác tuyên truyền đối ngoại
trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ đó tái hiện quá trình thực hiện chủ
trương, lãnh đạo công tác tuyên truyền đối ngoại của Đảng trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975).
- Tổng kết, đánh giá, nhận xét về ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của công
tác tuyên truyền đối ngoại thời kỳ này từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm lãnh
đạo của Đảng trên lĩnh vực tuyên truyền đối ngoại.
6. Đóng góp mới của đề tài
Thông qua việc nghiên cứu vấn đề “Công tác tuyên truyền đối ngoại của
Đảng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975)”, đề tài cung cấp
một cái nhìn mới mẻ, sâu sắc, toàn diện về hoạt động tuyên truyền đối ngoại của
8


Đảng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước cũng như mối quan hệ, sự kết

hợp giữa tuyên truyền và đối ngoại, đối ngoại với tuyên truyền để làm nên thắng
lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Cũng qua đây, đề tài còn đưa ra một số kinh nghiệm bước đầu trong việc
lãnh đạo thực hiện công tác tuyên truyền đối ngoại của Đảng trong những giai
đoạn tiếp theo.
7. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận nghiên cứu đề tài: Trong quá trình triển khai đề tài, ngoài
việc tuân thủ phương pháp luận cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử, tác giả còn vận dụng những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa
Mác – Lênin về vấn đề tuyên truyền, về quy luật trong hoạt động đối ngoại, về mối
quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới.
Phương pháp nghiên cứu chủ đạo của đề tài là phương pháp lịch sử, phương
pháp logic và sự kết hợp giữa hai phương pháp này. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng
một số phương pháp cụ thể khác như đối chiếu, thống kê, phân tích, tổng hợp...
được vận dụng để giải quyết các vấn đề cụ thể của đề tài.
8. Kết cấu nội dung
Ngoài phần mục lục, phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo và phần phụ lục đề tài dự kiến được triển khai với nội dung chính gồm 3
chương và 11 tiết.
Chương I
Công tác tuyên truyền đối ngoại của Đảng từ năm 1954 đến năm 1964
1.1. Khái niệm “Tuyên truyền đối ngoại” và “Công tác tuyên truyền đối
ngoại”
1.1.1. Khái niệm “Tuyên truyền đối ngoại”
1.1.2. Khái niệm “Công tác tuyên truyền đối ngoại”
9


1.2. Hoàn cảnh lịch sử và những vấn đề đặt ra đối với công tác tuyên truyền
đối ngoại sau năm 1954

1.2.1. Hoàn cảnh lịch sử
1.2.1.1. Thuận lợi
1.2.1.2. Khó khăn
1.2.2. Những vấn đề đặt ra
1.3. Chủ trương của Đảng
1.4. Quá trình thực hiện
Chương II
Công tác tuyên truyền đối ngoại của Đảng từ năm 1965 đến năm 1975
2.1. Tình hình và những yêu cầu mới đối với công tác tuyên truyền đối ngoại
của Đảng những năm 1965 - 1975
2.1.1. Tình hình
2.1.1.1. Thuận lợi
2.1.1.2. Khó khăn
2.1.2. Những yêu cầu mới đối với công tác tuyên truyền đối ngoại của Đảng
những năm 1965 – 1975
2.2. Chủ trương của Đảng
2.3. Quá trình thực hiện
Chương III
Thành tựu, hạn chế và những kinh nghiệm của Đảng trong công tác
tuyên truyền đối ngoại thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975)
3.1. Thành tựu
3.2. Hạn chế
3.3. Nguyên nhân
3.3.1. Nguyên nhân của thành tựu
3.3.2. Nguyên nhân của hạn chế
10


3.4. Một số kinh nghiệm
3.4.1. Trong nhận thức và hành động Đảng phải luôn coi trọng công tác

tuyên truyền đối ngoại
3.4.2. Phải chú trọng lãnh đạo mọi mặt của công tác tuyên truyền đối ngoại
3.4.2.1. Về đường lối
3.4.2.2. Về nội dung tuyên truyền đối ngoại
3.4.2.3. Về đối tượng
3.4.2.4. Về xây dựng đội ngũ cán bộ tuyên truyền đối ngoại
3.4.2.5. Về phương pháp
9. Sản phẩm tạo ra và khả năng áp dụng
Sản phẩm tạo ra là một để tài khoa học Lịch sử Đảng mang tên “Công tác
tuyên truyền đối ngoại của Đảng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
(1954 – 1975)”.
Xuất phát từ mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đã được trình bày, tác giả xác
định loại hình nghiên cứu chủ đạo của đề tài là thuộc loại hình ApplicationResearch. Chính vì vậy, đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ việc
nghiên cứu, giảng dạy và học tập môn Lịch sử Đảng tại các trường chính trị, các
trường Đại học, Cao đẳng và trung học chuyên nghiệp cả nước. Mặt khác đề tài
còn có thể sử dụng làm tài liệu cho các công trình nghiên cứu muốn làm rõ sự lãnh
đạo của Đảng với công tác tuyên truyền đối ngoại trong cuộc kháng chiến chống
Mỹ, cứu nước (1954 - 1975). Cũng thông qua đề tài này mà Đảng ta có thể vận
dụng trong hoạch định chủ trương, chính sách trong lĩnh vực tuyên truyền đối
ngoại trong giai đoạn hiện nay.
10. Vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả nhận thấy công tác tuyên truyền đối
ngoại là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ chủ trương, đường lối của Đảng cho
nên nghiên cứu nó là một việc hết sức cần thiết . Chính vì vậy, nếu có điều kiện tác
11


giả sẽ mở rộng phạm vi nghiên cứu của đề tài trên toàn bộ các giai đoạn cách mạng
của Lịch sử Việt Nam. Từ đó mà các giải pháp vận dụng được đưa ra sẽ có cơ sở
hơn, liên hệ với ngày nay cũng thiết thực hơn.


12


KẾT LUẬN
Đối ngoại không chỉ là một lĩnh vực quan trọng được Đảng, Nhà nước ta chú
trọng trong xây dựng và bảo vệ đất nước mà đối ngoại trong đấu tranh chống giặc
ngoại xâm còn là một mặt trận không nhỏ góp phần mang đến thắng lợi cho phong
trào cách mạng.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trường kỳ của dân tộc (1954 1975), nhận thức rõ âm mưu, thủ đoạn và hành động xâm lược của Đế quốc Mỹ và
tay sai, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh trên tất cả các mặt trận quân sự,
kinh tế, văn hóa... để chống lại cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện của Mỹ. Nếu
thắng lợi trên mặt trận quân sự đóng vai trò quyết định đến sự thành công của cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thì thắng lợi trên mặt trận đối ngoại cũng góp
phần quan trọng làm nên thắng lợi ấy.
Phát huy những thế mạnh của công tác tuyên truyền đối ngoại trong giai
đoạn trước như trong cách mạng tháng Tám năm 1945 hay trong cuộc kháng chiến
chống Thực dân Pháp (1945 - 1954), công tác tuyên truyền đối ngoại trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thực sự là một mặt trận hiệu quả, đã phát huy
được vai trò và tầm quan trọng của nó.
Cũng thông qua việc tìm hiểu “Công tác tuyên truyền đối ngoại của Đảng
trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975)” cho thấy sự trưởng
thành của Đảng ta. Qua thực tiễn đấu tranh Đảng ta ngày một trưởng thành và dày
dặn kinh nghiệm, Đảng đã rất khéo léo trong việc lãnh đạo công tác tuyên truyền đối
ngoại nói riêng, cuộc kháng chiến chống Mỹ nói chung.
Việc nghiên cứu, làm rõ “Công tác tuyên truyền đối ngoại của Đảng trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975)” một lần nữa khẳng định rõ
hơn bộ mặt tàn bạo, hành động xâm lược phi nghĩa của Đế quốc Mỹ và tay sai
đồng thời qua đó cho bè bạn thế giới thấy những hành động chính của nhân dân
13



Việt Nam để tạo được mối quan hệ tốt đẹp, sự cổ vũ, động viên, giúp đỡ của các
nước trên thế giới.
Chiến tranh đã qua đi nhưng giá trị và ý nghĩa của việc tìm hiểu “Công tác
tuyên truyền đối ngoại của Đảng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
(1954 - 1975)” sẽ vẫn mãi là điều cần thiết đối với Đảng ta trong công cuộc xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc, với bản thân mỗi người trong việc tìm hiểu lịch sử dân
tộc ta.
Đối ngoại là một lĩnh vực rất phức tạp tuy nhiên với tư duy chính trị rất nhạy
bén sâu sắc của Đảng, công tác tuyên truyền đối ngoại đã hoàn thành nhiệm vụ của
mình trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và đặt nền tảng cho những
thắng lợi ở những giai đoạn tiếp theo.
Hơn ba mươi năm đã trôi qua nhưng thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta trong
mùa xuân 1975 vẫn mãi mãi khắc sâu trong lịch sử như một bản trường ca bất tử
về một dân tộc anh hùng. Những thành tựu to lớn và những bài học bổ ích trong
công tác tuyên truyền đối ngoại góp phần phục vụ sự nghiệp giải phóng dân tộc và
thống nhất đất nước tiếp tục được hun đúc và phát huy trong công cuộc xây dựng
vào bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

14


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ chính trị (1995), Tổng kết
cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thắng lợi và bài học, NXB Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
2. Ban Tuyên giáo Trung ương (2010), Lịch sử 80 năm ngành tuyên giáo
của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930 - 2010), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2005), Lịch sử biên niên Công tác

tư tưởng - văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam (1955 -1975), NXB Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
4. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2000), Một số văn kiện của Đảng
về công tác tư tưởng - văn hóa, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương (2000), Sơ thảo lược sử công tác
tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam 1930 – 2000, NXB Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
6. Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương (2000), Về công tác tư tưởng văn
hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7. Bộ Ngoại giao (1979), Sự thật quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30
năm qua, NXB Sự thật, Hà Nội.
8. Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (1996), Lịch sử kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước, tập 1, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
9. Mai Văn Bộ (1985), Tấn công ngoại giao và tiếp xúc bí mật, NXB
Thành phố Hồ Chí Minh.
10. Gabrien Côncô (1991), Giải phẫu một cuộc chiến tranh, tập 1, NXB
Quân đội nhân dân, Hà Nội.
11. Gabrien Côncô (1991), Giải phẫu một cuộc chiến tranh, tập 2, NXB
Quân đội nhân dân, Hà Nội.
15


12. Cục lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng, ĐVBQ.139.
13. Đại tướng Văn Tiến Dũng (1996), Về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 15 NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 16 NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 17 NXB

Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 18 NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 19, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 20, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 21, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 22, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 23, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 24, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 25, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
25. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 26, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16


26. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 27, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
27. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 28, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
28. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 29, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
29. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 30, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội.

30. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 31, NXB
Chính trị quốc gia.
31. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 32, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
32. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 33, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
33. Vũ Quang Hiển (2005), Tìm hiểu chủ trương đối ngoại của Đảng thời kỳ
1945-1954, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
34. Học viện Báo chí và Tuyên truyền, khoa Tuyên truyền (2009), Nguyên lý
công tác tư tưởng, Hà Nội.
35. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Viện Lịch sử Đảng (2002),
Lịch sử biên niên Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam (1954 - 1975),
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
36. Học viện Quan hệ quốc tế (1995), 50 năm ngoại giao Việt Nam dưới sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, NXB Viện quan hệ quốc tế, Hà Nội.
37. Nguyễn Khắc Huỳnh (1993), Ngoại giao trong đàm phán ở Pari, Tạp chí
Quan hệ quốc tế.
38. Nguyễn Phúc Lâm (2005), Ngoại giao Việt Nam trong cuộc đụng đầu
lịch sử, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.
17


39. Nguyễn Thành Lê (1998), Cuộc đàm phán Pari về Việt Nam 1968 –
1973, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
40. Lưu Văn Lợi (1996), Lịch sử 50 năm ngoại giao Việt Nam 1945-1975,
NXB Viện quan hệ quốc tế, Hà Nội.
41. Lưu Văn Lợi - Nguyễn Anh Vũ (1996), Các cuộc thương lượng Lê Đức
Thọ - Kissinger tại Paris, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.
42. Mai cơn Máclia (1990), Việt Nam - cuộc chiến mười nghìn ngày, NXB
Sự thật, Hà Nội.

43. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 3, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
44. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 5, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
45. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 7, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
46. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 8, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
47. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 9, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
48. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập10,NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
49. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập,tập 11,NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
50. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập,tập 12, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
51. Hướng Nam (1969), Nhìn lại cuộc đấu tranh thắng lợi của ta trên mặt
trận ngoại giao, Tạp chí Học tập.
52. Nhà xuất bản Sự thật (1962), Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa và đường lối hòa bình thống nhất đất nước, Hà Nội.
53. Nguyễn Duy Trinh (1979), Mặt trận ngoại giao trong thời kỳ chống Mỹ,
cứu nước 1965-1975, NXB Sự thật, Hà Nội.
54. Viện nghiên cứu Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
(1995), Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18


LỜI CAM ĐOAN
Đề tài nghiên cứu khoa học chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
của tôi với tên gọi: “Công tác tuyên truyền đối ngoại của Đảng trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975)” là một công trình nghiên cứu
khoa học nghiêm túc trong đó tôi đã bỏ ra nhiều tâm huyết và công sức để hoàn
thành.
Tôi cam đoan đề tài khoa học của tôi là do tôi tự thực hiện không có sự sao
chép hay sử dụng bất kỳ một công trình nghiên cứu nào đã được công bố biến nó
thành công trình của mình.
Nếu phát hiện có sự sao chép trong thực hiện đề tài này tôi xin hoàn toàn

chịu trách nhiệm
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2014
Tác giả đề tài

Vũ Thị Hạnh

19



×