Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Tiểu luận Cơ sở văn hóa Việt Nam Tết Nguyên đán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 31 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KĨ THUẬT TP.HCM

TIỂU LUẬN CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

ĐỀ TÀI: TẾT NGUYÊN ĐÁN

GVHD: Trương Thị Mỹ Châu
Thực Hiện: Nguyễn Chí Trọng
MSSV: 13145292

TP.HCM, Ngày 01 Tháng 05 Năm 2015

1


MỤC LỤC
I.

PHẦN MỞ ĐẦU...................……………………………………4

II.

NỘI DUNG……………………………………………….………5

1. Lịch sử Tết Nguyên Đán………………………………………….……5
1.1. Từ nguyên……………………………….…….…………………5
1.2. Nguồn gốc ra đời…………………….………..…………...……5
1.3. Quan niệm ngày tết……………………….…………….………6


2. Các giai đoạn chình trong tết……………….….………..……………6
2.1. Những ngày cuối năm…………………….….…………………6
2.1.1. Trang trí – mua sắm tết…………………………..……….…6
2.1.1.1. Mâm ngũ quả…..………………………………………6
2.1.1.2. Tranh tết……….……………………………….………8
2.1.1.3. Câu đối……………………..…………..……..………10
2.1.1.4. Hoa tết…………………………..…………………….10
2.1.1.5. Bàn thờ tổ tiên ngày tết………………….................12
2.1.1.6. Treo quốc kì………………….…………….…………15
2.1.2. Ông Táo về trời……………………………………..………15
2.1.3. Thăm mộ tồ tiên…………………………………………….17
2.1.4. Tất niên………………………………………………………17
2.2. Giao thừa………………………..………………………………18
2.2.1. Cúng ngoài trời……………………………………………...19
2.2.2. Cúng trong nhà……………………………......……………20
2.3. Nhừng ngày đầu năm………………………………………….20
2.3.1. Xông đất đầu năm………………………………………….20
2.3.2. Xuất hành – hái lộc – xin quẻ…………………..…………21
2.3.3. Chúc tết…….………………………………………………..23
2.3.4. Lì xì………………………………………………………..…23
2.3.5. thăm viếng…….…….…………………………........………24
3. Ẩm thực ngày tết……………………………………………….……..24
3.1. Bánh truyền thống……………………………….……….……24
3.2. Cổ tết……………………………………………………………25
3.3. Trái cây……………………………….…………………………25
3.4. Mứt………………………………………………………………25
3.5. Bánh kẹo…….……………………………….…………………25
3.6. Thức uống……..………………………………………………..26
3.7. Ẩm thực khác….………………………………..………………26
4. Lễ hội ngày tết………………………………………..……….………26

2


4.1. Lễ hội truyền thống………………………………….…………26
4.2. Lễ hội ngày nay …………………………………………..……27
4.3. Lễ hội đặc trưng riêng ở các vùng miền………………..……27
5. Tín ngưỡng ngày tết………………………………………………….28
5.1. Điềm lành………………………………….……………………28
5.2. Kiêng cử……………………………………………………...…29
5.2.1. Miền Bắc…………………………….………………………29
5.2.2. Miền Trung…………………………………………………..30
5.2.3. Miền Nam……………………………………………………30
III.

TỔNG KẾT………………………………..……………………31

3


I.

PHẦN MỞ ĐẦU

"Phong" là nền nếp đã lan truyền rộng rãi, 'Tục" là thói quen lâu
đời. Nội dung phong tục bao hàm mọi mặt sinh hoạt xã hội
Phong tục có thứ trở thành luật tục, ăn sâu, bén rễ trong nhân dân
rât bền chặt, có sức mạnh hơn cả những đạo luật. Trong truyền thống
văn hoá của dân tộc Việt Nam, có nhiều thuần phong mỹ tục cần cho
đạo lý làm người, kỷ cương xã hội.
Tết Nguyên Đán là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống

Việt Nam từ hàng nghìn đời nay, là thời điểm giao thời giữa năm cũ và
năm mới, Tết từ ngày xưa đã tiềm tàng những giá trị nhân văn thể hiện
mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên qua bốn mùa .
Tết còn là cơ hội để mọi người Việt tưởng nhớ về tổ tiên, cội
nguồn, gặp gỡ bà con họ hàng, thắt chặt mối quan hệ thân tình trong gia
đình, bạn bè. Ngoài ra nó còn là dịp để mọi người nghỉ ngơi, thư giãn,
giải trí với các hoạt động lễ hội, du xuân vui vẻ và hấp dẫn.

4


II.
NỘI DUNG
1. Lịch sử
1.1

Từ nguyên

Chữ "Tết" do chữ "Tiết" mà thành. Hai chữ "Nguyên đán" có
gốc chữ Hán; "nguyên" có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và "đán" có
nghĩa là buổi sáng sớm, cho nên đọc đúng phiên âm phải là "Tiết
Nguyên Đán" Tết Nguyên đán được người Trung Hoa hiện nay gọi là
"Xuân Tiết" hoặc "Nông lịch tân niên", và vẫn là tết cổ truyền của họ mặc
dù từ năm 1949 (bắt đầu thời kỳ Đại cách mạng văn hóa), Trung
Quốc đã chính thức chuyển qua dùng dương lịch và chuyển qua gọi Tết
dương lịch là Tết Nguyên đán
Do cách tính của âm lịch Việt Nam có khác với Trung Quốc cho
nên Tết Nguyên đán của người Việt Nam đôi khi không hoàn toàn trùng
với Xuân tiết của người Trung Quốc và các quốc gia chịu ảnh hưởng
bởi văn hóa Trung Hoa và vòng Văn hóa chữ Hán khác, mà có thể

chênh lệch 1 ngày (như vào các năm 2007, 2030, 2053, Tết Việt Nam
trước Tết Trung Quốc 1 ngày).
1.2

Nguồn gốc ra đời

Tết Nguyên Đán có từ đời Ngũ Đế, Tam Vương. Đời Tam Vương,
nhà Hạ, chuộng mẫu đen, nên chọn tháng đầu năm, tức tháng Giêng,
nhằm tháng Dần. Nhà Thương, thích màu trắng, lấy tháng Sửu (con
trâu), tháng chạp làm tháng đầu năm. Qua nhà Chu (1050-256 trước
công nguyên), ưa sắc đỏ, chọn tháng Tý (con chuột), tháng mười một
làm tháng Tết. Các vua chúa nói trên, theo ngày giờ, lúc mới tạo thiên
lập địa: nghĩa là giờ Tý thì có trời, giờ Sửu thì có đất, giờ Dần sinh loài
người mà đặt ra ngày tết khác nhau. Đến đời Đông Chu, Khổng Phu Tử
ra đời, đổi ngày tết vào một tháng nhất định: tháng Dần. Mãi đến đời Tần
(thế kỷ III trước Công nguyên), Tần Thủy Hoàng lại đổi qua tháng Hợi
(con lợn), tức tháng Mười. Cho đến khi nhà Hán trị vì, Hán Vũ Đế (140
trước Công nguyên) lại đặt ngày Tết vào tháng Dần (tức tháng Giêng)
như đời nhà Hạ, và từ đó về sau, trải qua bao nhiêu thời đại, không còn
nhà vua nào thay đổi về tháng Tết nữa. Đến đời Đông Phương Sóc, ông
cho rằng ngày tạo thiên lập địa có thêm giống Gà, ngày thứ hai có thêm
Chó, ngày thứ ba có Lợn, ngày thứ tư sinh Dê, ngày thứ năm sinh Trâu,
ngày thứ sáu sinh Ngựa, ngày thứ bảy sinh loại Người và ngày thứ tám
mới sinh ra ngũ cốc. Vì thế, ngày Tết thường được kể từ ngày mồng Một
cho đến hết ngày mồng bảy.

5


1.3


Quan niệm ngày tết

Người Việt tin rằng vào ngày Tết mọi thứ đều phải mới, phải đổi
khác, từ ngoại vật cho đến lòng người, vì vậy khoảng mươi ngày trước
Tết họ thường sơn, quét vôi nhà cửa lại. Họ cũng tất bật đi sắm sửa
quần áo mới để mặc trong dịp này. Trong những ngày Tết họ kiêng cữ
không nóng giận, cãi cọ. Tết là dịp để mọi người hàn gắn những hiềm
khích đã qua và là dịp để chuộc lỗi. Mọi người đi thăm viếng nhau và
chúc nhau những lời đầy ý nghĩa. Trẻ em sau khi chúc Tết người lớn còn
được lì xì bằng một phong bì đỏ thắm có đựng ít tiền dành cho chúng
tiêu xài ngày Tết. Tết ở 3 miền Bắc, Trung, Nam ở Việt Nam cũng
có những điều khác nhau.
2. Các giai đoạn chính trong Tết
2.1

Những ngày cuối năm

Người Việt Nam quan niệm rằng ngày Tết thì tất cả mọi thứ đều
phải thật sớm và mới. Do đó trước ngày Tết khoảng hơn 2 tuần, các gia
đình đã sắm sửa cho ngày Tết. Họ thường quét dọn, trang trí nhà cửa,
mua hoa, sắm thức ăn... thật chu đáo cho ngày Tết. Ngoài ra, tất cả
những vật dụng không cần thiết hoặc bị cho là đem lại điềm gở cũng bị
vứt bỏ.
2.1.1 Trang trí, sắm tết
2.1.1.1

Mâm ngũ quả:

Ngũ, con số 5 là con số chỉ trung tâm. Theo quan niệm cổ đại phổ

biến trong khu vực chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc, thường cho
rằng các quy luật phổ biến đều gộp vào con số 5. Phổ biến, chúng ta có
ngũ phương (Đông, Tây, Nam, Bắc và Trung ương), ngũ sắc, ngũ vị,
ngũ tạng, ngũ kim, ngũ quan, ngũ luân, ngũ cốc,… Như vậy, số 5 là biểu
hiện chung của sự sống và ở đây “ngũ quả” tự nó biểu trưng một tập
thành được coi là đầy đủ của loại lễ vật dâng cúng là quả.
Quả (trái) - biểu tượng của sung túc. Trái cây nói chung là biểu
tượng của sự sung túc, dồi dào. Vì quả thường chứa nhiều hạt, biểu
tượng cho mọi nguồn gốc, mọi sự khởi nguyên; biểu trưng quả (với hạt
bên trong của nó) biểu thị cho sự phồn thực, sinh sôi …Xuất phát từ
quan niệm về chuộng số lẻ của văn hóa phương Đông, về bộ ngũ hoàn
hảo (ngũ hành, ngũ vị, ngũ sắc…), về sự đầy đủ (như bàn tay 5 ngón)…

6


mà mâm trái cây dâng cúng tổ tiên và chưng ngày tết của người Việt
được gọi là mâm ngũ quả.
Việc bày mâm ngũ quả xuất phát từ lý thuyết về ngũ hành: thuỷ hỏa - mộc - kim - thổ những yếu tố tạo nên vũ trụ và sự vận hành của
nó. Thông thường ngũ quả gồm 5 loại quả có các màu khác nhau như
chuối xanh, bưởi vàng, hồng đỏ, lê trắng, quýt da cam tượng trưng cho
mong ước: Phú (giàu có) - quý (sang trọng) - thọ (sống lâu) - khang
(khỏe mạnh) - ninh (bình yên). Mỗi một miền lại có một quan niệm riêng
về ý nghĩa mâm ngũ quả.

Người Nam bộ có
cách đọc chại âm hay đơn
tiết hóa một số từ, ví dụ chỉ
tên trái mãng cầu thì gọi
đơn tiết hóa là Cầu (mãng

cầu: thoả mãn trong sự
cầu xin) - Sung (sung: chỉ
sự sung túc, sung mãn) Vừa (đọc chệch âm là dừa:
quả dừa) - Đủ (đơn tiết hóa
của đu đủ và xài (là cách
đọc chệch của âm xoài).
Mâm ngủ quả miền Nam

Người miền Trung
do chịu sự giao thoa văn
hóa 2 miền Bắc - Nam
nên mâm ngũ quả vẫn
bày biện đủ: chuối, mãng
cầu, sung, dừa, đu đủ,
xoài… Rất phong phú!

Mâm ngủ quả miền Trung
7


Trong khi đó, người
miền Bắc hướng đến ý nghĩa
biểu trưng nhiều hơn, quả
phật thủ hay nải chuối như
bàn tay che chở của đức
phật cho tất cả mọi người;
quả bưởi, dưa hấu thể hiện
cho sự đầy đặn, trọn vẹn
căng đầy sức sống; màu sắc
thắm tươi của quýt, hồng

tượng trưng cho sự may
mắn, phồn thịnh cát tường.

Mâm ngủ quả miền Bắc

Ngày nay, mâm quả trên
bàn thờ tết người Việt phong phú hơn về chủng loại bởi sự góp mặt của
những hoa quả ngoại nhập. Với tính dung hợp trong văn hóa, người Việt
Nam luôn có thể tìm thấy tất cả những yếu tố thích hợp, có giá trị ý
nghĩa đối với đời sống tâm linh của dân tộc mình. Cuối cùng, những sản
vật đẹp mắt nhất, tinh tuý nhất, được dâng bày với những tình cảm hiếu
kính, trang trọng và thiết thân nhất. Bàn thờ tết không chỉ là nơi mà mọi
người bày tỏ tình cảm gia đình, huyết thống mà đó còn là nơi chúng ta
gửi gắm những lời chúc may mắn và một năm mới an khang, thịnh
vượng hơn.

2.1.1.2

Tranh Tết

Tranh Tết từ lâu đã trở thành một tập quán, một thú chơi của
người dân Việt Nam. Nó là một phần không thể thiếu trong không gian
của ngày Tết cổ truyền xưa kia. Tranh Tết là một phần hồn Việt trong
lành, nhân hậu và đồng thời cũng là nơi lưu giữ những giá trị tâm linh
sâu sắc. Những màu sắc rực rỡ như khơi gợi nên cảm giác mới mẻ ấm
cúng rộn rã sắc xuân trong mỗi gia đình của người Việt.
Những bức tranh Tết đều có hàm ẩn những nội dung cao xa,
những ý nghĩa thâm thúy, mang nặng tính chất đặc thù dân tộc, có tính
cách giáo dục, trào lộng, đôi khi còn lồng vào những nét châm biếm nhẹ
nhàn. Có thể phân loại tranh Tết như sau:


8


Tranh chúc tụng:
Tranh gà, tranh lợn, tướng
quân, tiến sĩ, Phúc-Lộc-Thọ
(hình vẽ hoặc chữ) mỗi bức
tranh đều có ý nghĩa của
những lời chúc: an lành, giàu
sang, tăng phẩm hàm chức
tước hoặc đông con.
Tranh Lợn

Tranh để thờ phượng: như
táo quân, Phật Bà, Thổ công, tứ bình (4 loại hoa hay quả), tứ linh (lân,
long, qui, phượng), tứ thời (xuân, hạ, thu, đông).
Tranh lịch sử: Vẽ các anh hùng liệt nữ như Lý thường Kiệt, Hai
bà Trưng, Bà Triệu, Trần hưng Đạo, Ngô Quyền v v
Tranh giáo dục: cóc đi học, Nhị thập tứ hiếu (24 người giữ đạo
hiếu), tranh ngụ ngôn.
Tranh trào lộng: Chuột
đỗ trạng nguyên, chuột vinh
qui, đám cưới chuột,
chuột mèo hóa giải, hái dừa,
thầy đồ cóc.v.v.

Chuột đỗ trạng nguyên

Về phương diện nghệ thuật tạo hình là loại nghệ thuật phổ biến,

đơn giản. Đường nét giản dị và tùy tiện, tạo cho tranh một thể hiện mộc
mạc dể cảm. Màu sắc rực rỡ và chú trọng nhất là đường nét đen chạy
viền, bố cục không gò bó theo luật tương xứng.
Tranh Tết VN là loại tranh mộc mạc chân chất đi thẳng vào lòng
người những cảm xúc khi thì tôn nghiêm thờ phượng, khi thì bình lặng
suy tư, khi thì khuyên bảo hoặc châm biếm nhẹ nhàng. Làm cho lòng
người nồng ấm thêm một niềm tin, một chút kiêu hảnh bởi dòng giống
Tổ Tiên, hoặc thêm một tiếng cười hồn nhiên giòn giã trong ba ngày Tết.

9


2.1.1.3

Câu đối

Câu đối tết thường viết trên
nền giấy đỏ, mực đen với ý nghĩa
màu đỏ tượng trưng cho sự đầm ấm,
sum vầy, hạnh phúc phù hợp với
không khí thiêng liêng của ngày Tết
cổ truyền. Câu đối thường được treo
ở chỗ trang trọng, nhiều người thấy
như: cửa ra vào nhà, hai bên bàn
thờ Câu đối xưa được viết bằng chữ
Hán, Nôm bởi những người học
hành, chữ nghĩa giỏi mà dân gian
thường gọi là Ông Đồ ngày nay câu
đối tết còn được viết bằng chữ Quốc
Câu đối Tết

ngữ, nhưng theo phong cách thi pháp.
Câu đối được chia thành 2 loại: loại mang tính quy phạm loại mang tính
thi ứng. Câu đối mang tính quy phạm, thường làm ở trường thi, làm để
giáo huấn, thờ phụng… Câu đối mang tính chất thi ứng, thường làm
trong các dịp hội hè, vãn đàm, hý lộng…, lại chia thành các loại nhỏ
như: Châm biếm - đả kích, thử tài trí, ứng phó.
Câu đối ngày xuân là một thú chơi tao nhã cho mọi người, mọi
nhà, từ nông dân đến trí thức, từ kẻ nghèo hèn đến bậc đế vương, từ trẻ
nhỏ đến người già. Chính vì thế, ngày xuân, nếu thiếu một đôi câu đối
đỏ treo trong nhà chắc hẳn là ngày Tết chưa toàn vẹn. Đôi câu đối khiến
người ta cảm thấy Tết cổ truyền trở nên thiêng liêng hơn, trang trọng
hơn, và đặc biệt hơn những ngày bình thường khác.
Một số câu đối quen thuộc của dân gian ta:
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”
“ Năm mới hạnh phúc bình an đến
“ Tối ba mươi, giơ cẳng đụng cây nêu
Ủa! Tết!
Sáng mồng một, lắng tai nghe lời chúc
Ồ! Xuân!”
2.1.1.4

Hoa Tết

Đã thành thông lệ, cứ mỗi độ Tết đến Xuân về người người, nhà
10


nhà lại náo nức sắm sửa cho gia đình mình những chậu hoa, cây cảnh
vừa ý để đón năm mới thêm khí thế. Tết đến, xuân về cũng là dịp trăm
hoa đua nở, khoe sắc làm đẹp cho đời. Hoa là thứ không thể thiếu trong

những ngày Tết cổ truyền của dân tộc, thế nên chắc cũng chẳng phải
"ngoa" khi nói rằng người Việt còn ăn Tết bằng hoa. Trong không khí
giao hòa của trời đất vào xuân, hoa như đem đến cho con người sức
sống mới và những gì tươi đẹp nhất của một mùa xuân.
Hoa cho ngày Tết nhiều không kể xiết. Nếu chỉ dạo qua một vòng
Chợ hoa, bạn sẽ thấy vô vàn những loài hoa đang đua nhau khoe sắc
rực rỡ như đào, mai, lay ơn, lily, cúc, vạn thọ, phong lan, thược dược,
xương rồng, quất kiểng… Nhưng nói đến Tết, đào và mai vẫn chiếm
được nhiều cảm tình nhất
Với miền Bắc, hoa đào
được coi là biểu tượng thiêng
liêng của ngày Tết. Nó
không chỉ làm cho nhà cửa
thêm phần đẹp đẽ, ấm cúng, mà
màu đỏ thắm của hoa theo quan
niệm dân gian còn đem lại sự
may mắn cho cả năm. Ðào ở
miền Bắc cũng có nhiều giống
khác nhau như: đào bích, đào
phai, đào bạch và đào thất thốn
hay còn gọi là đào thế.

Hoa Đào

Còn người miền Nam một
cái Tết không thể thiếu nhành
mai. Khác với đào, mai phương
Nam dường như mang một
phong cách trẻ trung và năng
động hơn, biểu tượng cho cái

đẹp bừng nở, sự hưng vượng
trong năm mới.

Hoa Mai

11


Ngược lên Tây Bắc, mùa xuân về cũng là thời điểm hoa mai, hoa
mận đang nở trắng cả một vùng trời. Sau đào và mai, lay ơn và cúc là
các loại hoa được người dân ở cả 3 miền ưa thích
.
Còn đối với các bậc cao niên, nho nhã, mai trắng hay phong lan ta
lại là một trong số ít loại hoa được chọn làm tâm điểm cho "bữa tiệc hoa"
ngày Tết. Tuy nhiên, trong cái sung túc thời nay, người Sài Gòn và Hà
Nội sành chơi đã tìm đến các loài hoa "cao cấp" hơn như lily, tulip hay
lan ngoại. Riêng với người Huế, ngày Tết lại không thể thiếu một giò lan
ta treo lủng lẳng trước hiên nhà.
Một năm có 365 ngày, dù bận rộn đến đâu, người Việt Nam đều
hướng về những ngày Tết với ý nghĩa thiêng liêng, trang trọng nhất. Và
tất nhiên, ai nấy cũng đều mong muốn tìm chọn cho nhà mình một chậu
hoa thật đẹp và rực rỡ để trưng bày trong những ngày này. Đó dường
như là một nét đẹp truyền thống gắn với bản sắc văn hóa của dân tộc.
2.1.1.5

Bàn thờ tổ tiên ngày tết

Chăm chút bàn thờ
là cách để con cháu bày
tỏ lòng yêu kính và tưởng

nhớ đến ông bà tổ tiên, vì
thế, mỗi độ năm hết, Tết
đến công việc này được
mọi người chú ý trước
tiên.
Thờ phụng tổ tiên là
một trách nhiệm có tính
cách luân lý đối với người
Việt Nam, nó thể hiện cho
nhu cầu được phát lộ tình
cảm và niềm tin huyết
thống trong môi trường
gia đình.

Bàn thờ tổ tiên ngày tết

12


Giữ bàn thờ sạch bày tỏ lòng hiếu kính
Bàn thờ là nơi ngự vị của các bậc tiền nhân trong gia đình, vì thế
nó thường được đặt ở vị trí trung tâm và cao nhất trong nhà. Điều này
không chỉ để tránh sự va chạm mà còn tránh gió, bụi bặm và côn trùng.
Việc lau dọn sạch sẽ bàn thờ là công việc trước tiên vàđược thực hiện
một cách cẩn thận, tỉ mỉ.
Công việc chăm chút bàn thờ là cách để con cháu bày tỏ lòng yêu
kính và tưởng nhớ đế ông bà tổ tiên.
Chổi quét hoặc khăn lau bàn thờ thường được dùng riêng, và rất
hạn chế sự chung đụng. Nước lau bàn thờ thường được dùng từ nguồn
nước sạch sẽ, có người còn dùng nước mưa thậm chí nước nấu từ lá

trầu, lá bồ đề để lau.
Trong tâm thức người Việt, người đã khuất và người còn sống luôn
có một mối quan hệ mật thiết với nhau. Không gian thờ tự là không gian
thiêng liêng trong gia đình, là nơi lưu giữ nhiều ẩn ức tình cảm giữa các
thế hệ, chính vì thế việc giữ gìn bàn thờ luôn sạch sẽ, mát mẻ không chỉ
thể hiện sự chăm sóc và tôn kính của con cháu đối với ông bà tổ tiên mà
còn là sự chăm sóc đến cái tôi tâm linh ở mỗi con người.
Không phải đợi lúc năm hết tết đến, nhân dịp giỗ chạp hay vào
những ngày sóc vọng, người ta mới dọn dẹp và chăm chút bàn thờ. Tuy
nhiên, phải vào những ngày cận Tết, chúng ta mới thấy hết được không
khí bận bịu, tất bật của việc dọn dẹp và chuẩn bị sắm sửa đồ thờ.
Từ việc đánh sáng lại bộ tư đồng, lau chùi khung ảnh, thay cát bát
hương (nhang)… đều thể hiện cho nhu cầu giao hòa, gắn kết mật thiết
giữa thế giới hữu tình và thế giới tâm linh thiêng liêng.
Công việc quét tước nhà cửa thường là việc của phụ nữ trong nhà
vì nó đòi tính cẩn thận, tỉ mỉ. Song việc bày bàn thờ ngày Tết lại được ưu
ái dành cho quý ông, đơn giản vì việc ấy nặng nhọc hơn. Hơn thế, người
đàn ông là chủ gia đình, phải đại diện chăm lo nơi cư ngụ của tổ tiên để
tỏ lòng hiếu kính.
Phụ nữ trong nhà thì lo việc bếp núc, nấu nướng và dọn dẹp gian
bếp. Đó là cách nhìn từ văn hóa truyền thống xưa kia. Ngày nay, nhất là
nơi đô thị, chúng ta không còn biệt rạch ròi việc này như trước.
Việc bày biện hay thắp hương (nhang) trên bàn thờ không phân
biệt nam nữ, tuổi tác như ở thôn quê. Tuy nhiên, để giữ nếp xưa, mọi
nhà vẫn mời người lớn tuổi nhất họ hay nhất nhà ra khấn và thắp hương
13


cho ông bà tổ tiên trong những ngày quan trọng như: tất niên, đêm giao
thừa, mừng năm mới, cúng tiễn…

Chu đáo bày biện, lễ cúng
Trong gia đình Việt Nam ngoài việc chọn lựa vị trí trung tâm và cao
ráo để đặt bàn thờ, người Việt còn chú ý xem hướng của ngôi nhà và
tuổi của gia chủ để thấy nên đặt bàn thờ quay mặt về hướng nào là tốt
nhất.
Việc dọn dẹp hay bày biện bàn thờ vào ngày thường có thể qua
loa, sơ sài vì lý do bận bịu làm ăn, thu vén tiền bạc… Song vào những
ngày Tết, công việc này được yêu cầu có sự chu đáo nhất định.
Trên bàn thờ tổ tiên, ở chính giữa đặt bát hương (tượng trưng cho
tinh tú) và trên bát hương có cây trụ để cắm hương vòng (tượng trưng
cho trục vũ trụ), hai bát hương khác đặt ở bên trái và bên phải tạo nên tư
thế tam tài; ở hai góc ngoài bao giờ cũng có hai cây đèn dầu (hoặc nến)
tượng trưng cho mặt trời bên trái và mặt trăng ở bên phải.
Khi cần giao tiếp với tổ tiên (có lúc thỉnh cầu, có lúc sám hối…
người ta thường đốt nến (đèn dầu) và thắp hương. Mọi nguyện cầu theo
các vòng khói hương chuyển đến ông bà tổ tiên.
Lễ vật dâng cúng thường bao gồm vài bộ quần áo, giấy tiền vàng mã
cho các cụ, một vài cái chung (ly nhỏ, thấp) và một bình trà; đĩa hoa quả
lớn đặt ở trung tâm bàn thờ, một bình hoa lớn và một bình rượu ngon.
Xung quanh, ta có bày thêm bánh mứt cho cân đối và đẹp mắt.
Hoa để thờ cũng có nhiều loại, ví dụ hoa tươi hay hoa làm bằng
giấy bạc (một bạc, một vàng biểu tượng cho một âm một dương, âm
dương giao hòa) để có thể dùng được lâu. Đối với hoa tươi, người Việt
Nam thường sử dụng hoa cúc, hoa huệ, hoa lay ơn, hoa mai, hoa đào
trong cúng gia tiên ngày Tết…
Khoảng sáng 30 Tết, việc bày biện bàn thờ Tết phải được hoàn
tất. Tuỳ theo điều kiện kinh tế hay văn hóa từng miền mà trên bàn thờ có
thêm cặp dưa hấu xanh, gói thuốc lá, cặp bánh chưng hay bánh tét…
Việc thắp sáng cho bàn thờ ngày Tết cũng được bắt đầu từ ngày 30. Có
nhà sử dụng loại hương vòng, hay hương que loại lớn, cháy liên tục

trong nhiều ngày với nhiều ý nghĩa biểu trưng như các vì tinh tú đang tỏa
sáng, sự chăm lo ân cần của con cháu…

14


Hương khói còn tạo nên một không khí ấm cúng nơi gian thờ, gắn
kết tình cảm và ước nguyện hạnh phúc của mọi người trong một gia
đình. Hương dùng cho những ngày Tết cũng thường là các loại hương
có mùi thơm đặc biệt ví dụ như hương bài, hương trầm,hương nhài… là
những loại hương có mùi thơm hết sức đặc trưng cho nhân dân ba miền.
2.1.1.6

Treo Quốc Kì

Những năm sau ngày
thống nhất đất nước, tại Việt
Nam, ngày tết cũng như các
ngày lễ trong năm, chính phủ
đều khuyến khích treo quốc kỳ.
Các công sở, công ty, trường
học, nơi sinh hoạt công cộng
thường treo quốc kỳ kèm bích
chương "Chúc mừng năm mới"
và các loại cờ ngũ sắc.

2.1.2 Ông Táo về trời
Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba
vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng
được Việt hóa thành huyền tích “2 ông 1 bà” - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị

thần Bếp núc.
Tuy vậy người dân vẫn quen gọi chung là Táo Quân hoặc Ông
Táo do kết quả của thuyết tam vị nhất thể (thuyết Ba ngôi) khá phổ biến
trong các tín ngưỡng, tôn giáo. Bếp là bản nguyên của nhà khi người
nguyên thủy có lửa và đều dựa trên nền móng là đất.
Ở Việt Nam, sự tích Táo Quân được truyền khẩu, rồi ghi chép, do
đó có những sự khác nhau về tình tiết, nội dung chính được tóm tắt như
sau:
Trọng Cao có vợ là Thị Nhi ăn ở với nhau đã lâu mà không con,
nên sinh ra buồn phiền, hay cãi cọ nhau. Một hôm, Trọng Cao giận quá,
đánh vợ. Thị Nhi bỏ nhà ra đi sau đó gặp và bằng lòng làm vợ Phạm
Lang.

15


Khi Trọng Cao hết giận vợ, nghĩ lại mình cũng có lỗi nên đi tìm vợ.
Khi đi tìm vì tiền bạcđem theo đều tiêu hết nên Trọng Cao đành phải đi
ăn xin.
Khi Trọng Cao đến ăn xin nhà Thị Nhi, thì hai bên nhận ra nhau.
Thị Nhi rước TrọngCao vào nhà, hai người kể chuyện và Thị Nhi tỏ lòng
ân hận vì đã trót lấy Phạm Lang làm chồng.
Phạm Lang trở về nhà, sợ chồng bắt gặp Trọng Cao nơi đây thì
khó giải thích, nên Thị Nhi bảo Trọng Cao ẩn trong đống rơm ngoài
vườn.
Phạm Lang về nhà liền ra đốt đống rơm để lấy tro bón ruộng.
Trọng Cao không dám chui ra nên bị chết thiêu. Thị Nhi trong nhà chạy
ra thấy Trọng Cao đã chết bởi sự sắp đặt của mình nên nhào vào đống
rơm đang cháy để chết theo.
Phạm Lang gặp tình cảnh quá bất ngờ, thấy vợ chết không biết

tính sao, liền nhảy vàođống rơm đang cháy để chết theo vợ.
Ngọc Hoàng trên cao cảm động trước mối chân tình của cả ba
người, (2 ông, 1 bà), và cũng cảm thương cái chết trong lửa nóng của
họ, ngài cho phép họ được ở bên nhau mãi mãi bèn cho ba người hóa
thành “ba đầu rau” hay “chiếc kiềng 3 chân” ở nơi nhà bếp của người
Việt ngày xưa.
Từ đó, ba người ấy được phong chức Táo Quân, trông coi và giữ
lửa cho mọi gia đình, đồng thời có nhiệm vụ trông nom mọi việc lành dữ,
phẩm hạnh của con người.
Táo Quân, còn gọi là Táo Công, là vị thần bảo vệ cho cuộc sống
gia đình, thường được thờ ở nơi nhà bếp, cho nên còn được gọi là Vua
Bếp.
Từ xa xưa, người dân Việt đã ngưỡng mộ lòng chung thủy của
Ông Táo và thờ cúng Ông Táo với hi vọng Táo Quân sẽ giúp họ giữ
“bếp lửa” trong gia đình luôn nồng ấm và hạnh phúc.
Theo tục lệ cổ truyền, người Việt tin rằng, hàng năm, cứ đến ngày
23 tháng Chạp âm lịch, Táo Quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình
báo mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng.
Cho đến đêm Giao thừa Táo Quân mới trở lại trần gian để tiếp tục
công việc coi sóc bếp lửa của mình.

16


Vị Táo Quân quanh năm ở trong bếp nên biết hết mọi chuyện hay
dở tốt xấu của mọingười, cho nên để Vua Bếp “phù trợ” cho mình được
nhiều điều may mắn trong năm mới, người ta thường làm lễ tiễn đưa
Ông Táo về chầu Ngọc Hoàng rất trọng thể.
Người ta thường mua hai mũ Ông Táo có hai cánh chuồn và một
mũ dành cho Táo Bà không có cánh chuồn, ba cái áo bằng giấy cùng

một con cá chép (còn sống hoặc bằng giấy, hoặc cũng có thể dùng loại
vàng mã gọi là “cò bay ngựa chạy”) để làm phương tiện cho “Vua Bếp”
lên chầu trời.
Ông Táo sẽ tâu với Ngọc
Hoàng về việc làm ăn, cư xử
của mỗi gia đình dưới hạ giới.
Lễ cúng thường diễn ra trước
12h trưa, sau khi cúng xong,
người ta sẽ hóa vàng đồ lễ, nếu
có cá sống thì sẽ đem thả
xuống sông, hồ, biển hay giếng
nước, tùy theo khu vực họ sinh
sống.

Thả cá chép

2.1.3 Thăm mộ tổ tiên
Từ ngày 23 đến ngày
30 tháng chạp con cái trong
gia đình tề tựu đông đủ, tụ
họp ở nghĩa địa đi thăm, sửa
sang quét dọn mồ mả tổ tiên
và những thân quyến quá
cố, đem theo hương đèn,
hoa quả để cúng, mời vong
linh, hương hồn tổ tiên về ăn
Tết cùng con cháu.

Thăm mộ tổ tiên


2.1.4 Tất niên
Lễ tất niên được tiến hành vào chiều ngày 30 Tết. Trong ngày 30
Tết, nhà nhà đều dọn dẹp nhà cửa để chuẩn bị đón Tết. Đầu tiên phải
lau chùi, trang hoàng, bày biện bàn thờ, với hương, hoa tươi, đèn nến
đầy đủ. Sau đó, trang hoàng nhà cửa với hoa, cành đào, chậu quất .
17


Sau khi công việc chuẩn bị cho gia đình một cái Tết đầm ấm, thiêng
liêng, vui vẻ xong thì gia chủ phải chuẩn bị mâm cỗ cúng Tất niên.
Theo quan niệm của người Việt, bữa cơm tất niên sẽ được tổ chức
vào chiều ngày 30 tết, lúc đó mọi công việc chuẩn bị cho ngày tết đã cơ
bản xong, bánh chưng đã được vớt ra và bày biện ngay ngắn trên bàn
thờ, nhà cửa cũng đã gọn gàng, sạch sẽ. Ngoài ý nghĩa tiễn biệt năm cũ,
việc các gia đình sửa soạn bữa cơm tất niên còn để mời ông Công, ông
Táo trở về trần thế tiếp tục cai quản việc bếp núc tư gia. Đây cũng là
bữa cơm để con cháu thể hiện tấm lòng tôn kính, hiếu thảo với những
người đã khuất trong gia đình.
Ở một số nơi, chiều
ngày 30, trước lúc diễn ra
bữa cơm tất niên, các gia
đình thường ra mộ thắp
hương mời ông bà, tổ tiên
về ăn tết cùng con cháu,
nhưng cũng có nhiều
nơi không có phong tục
này mà chỉ thắp hương tại
nhà. Có thể nói, bữa cơm
tất niên là nét văn hoá, in
đậm trong tâm trí người

Việt và trở thành sợi dây
vô hình, liên kết chặt chẽ
giữa các thành viên trong
gia đình, cộng đồng mỗi
Bữa cơm tât nên
khi tết đến, xuân về.
Bữa cơm tất niên kết thúc, cũng là lúc mọi người chuẩn bị cho lễ
cúng giao thừa.
2.2

Giao thừa

Thời khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới là thời điểm quan
trọng, trời đất giao hoà, âm dương hoà quyện để vạn vật bừng lên sức
sống mới. Theo phong tục của người Việt Nam từ cổ xưa, giao thừa nhà
nhà đều cúng lễ ngoài trời và cúng lễ trong nhà chuẩn bị chu đáo để đón
người đến xông đất, mang tài thần vào nhà.

18


2.2.1 Cúng ngoài trời
Theo như câu chuyện truyền miệng của các cụ ta kể lại, tục cúng
giao thừa ngoài trời là thể hiện tấm lòng thành kính của người hạ giới với
các vị thần trên Thiên đình. Hàng năm sẽ có một vị thần được cử xuống
hạ giới để cai quản công việc và đến giờ phút cận kề năm mới vị thần ấy
sẽ quay về trời để vị thần khác xuống nhân gian tiếp quản. Vì thế, lễ
cúng giao thừa chính là hình thức “tiễn cũ, đón mới” các vị thần tôn kính
ngự trị trên trời.
Để lí giải vì sao lễ cúng giao thừa lại được thực hiện ở ngoài trời,

người xưa đã có những quan niệm hết sức thú vị. Trên Thiên đình
thường tập hợp rất đông quan quân. Mỗi năm sau khi đã hoàn thành
công việc dưới hạ giới, các quan quân nàysẽ quay về trời để bàn giao
mọi việc. Và sang năm mới, Thiên đình sẽ thay toàn bộ đội quan quân
khác mà đứng đầu là một vị có chức quyền và vị trí như quan toàn
quyền.Việc bày biệnmâm cỗ cúng ngoài trời theo các cụ hình dung là để
quan quân “tiện đường” ghé vào thưởng thức chút đồ ăn thức uống
trong lúc quân đi, quân về tấp nập. Bàn giao việc cũ, tiếp quản việc mới
diễn ra nhanh chóng và gấp rút, chính vì vậy các quan không thể vào
nhà mỗi người dân để “nhâm nhi” và “thưởng thức” hương vị của các
món ăn do gia chủ chế biến. Thậm chí có
những vị chỉ đi ngang qua và chứng kiến tấm lòng thành của chủ nhà.
Vào những giờ phút giao thừa gần kề, mọi nhà chuẩn bị sắp lễ
đưa ra ngoài trời để cúng. Mâm cỗ đầy đặn và sinh động với rất nhiều
màu sắc của đồ ăn thức uống như đĩa xôi, con gà luộc, hoa quả, bánh
kẹo… Và hơn lúc nào trong giờ phút ấy để người dân bày tỏ lòng thành
kính, sự biết ơn và ước nguyện về một năm mới sẽ tốt đẹp, may mắn.
Với mâm cỗ cúng giao thừa ngoài trời số lượng và chất lượng
cũng phụ thuộc vào từng vùng miền khác nhau, vào sự giàu có, sung túc
hay khó khăn của mỗi gia đình. Những nhà khá giả sẽ sắm sửa mâm cỗ
cúng đầy đủ với các lễ vật, món ngon, sơn hào hải vị… để tiếp đón các
vị quan thần và mong muốn sẽ có một cuộc sống giàu có hơn, phú quý
hơn. các gia đình cơ hàn, vất vả quanh năm ruộng vườn, đồng áng thì
chút “lễ mọn” như cây nhà lá vườn cũng là để gửi gắm cả tấm chân tình,
sự tôn kính và ước nguyện cho năm mới với những điều may mắn, sức
khỏe đến với mọi thành viên trong gia đình.
Cuộc sống ngày nay có nhiều thay đổi nhưng lễ cúng giao thừa
ngoài trời từ thôn quê đến thành thị vẫn được lưu giữ. Không chỉ là vấn

19



đề tâm linh mà đó còn là nét đẹp trong văn hóa cội nguồn dân tộc.
2.2.2 Cúng trong nhà
Cúng Giao thừa trong nhà là lễ cúng tổ tiên vào chính thời khắc
giao thừa vừa tới, nhằm cầu xin Tổ tiên phù hộ độ trì cho gia đình mình
gặp những điều tốt lành trong năm mới sắp đến. Mâm lễ bao gồm các
món ăn mặn ngày Tết được chế biến tinh khiết, trang nghiêm.
Cỗ mặn gồm: bánh chưng, giò- chả, xôi đậu xanh, thịt gà, các món
mặn khác tùy nhu cầu gia đình.
Cỗ ngọt gồm bánh kẹo, mức tết, các loại đồ uống
Khi cúng Giao thừa trong nhà, tất cả các thành viên trong gia đình
đứng trang nghiêm trước bàn thờ, khấn tổ tiên để xin được các cụ phù
hộ độ trì trong nhà mới, cầu an khang thịnh vượng, sức khỏe tốt. Trước
khi khấn Tổ tiên để mời tiền nhân về ăn Tết cùng với con cháu hậu thế,
các gia chủ khấn Thổ Công, tức là vị thần cai quản trong nhà
(thường bàn thờ tổ tiên ở giữa, bàn thờ Thổ Công ở bên trái) để xin phép
cho tổ tiên về ăn Tết. . Sau khi cúng xong, xem như Tết thực sự đã đến
với gia đình.
2.3

Những ngày đầu năm

2.3.1 Xông đất đầu năm
Xông đất: Miền Bắc gọi là “xông
đất”, nhưng miền Trung dùng đúng
tên cổ tục này là “đạp đất”. Người Việt
quan niệm ngày mồng Một Tết, nếu
mọi việc xảy ra suôn sẻ, may mắn thì
cả năm cũng sẽ được tốt lành thuận

lợi.
Theo truyền thống, chủ nhà sẽ
chọn một người làm “nghi lễ” bước
vào nhà mình đầu tiên trong năm mới,
vào đêm giao thừa hoặc sáng mùng 1
Tết. Đó phải là phải là tuổi “tam
hợp” với chủ nhà, đặc biệt tránh
tuổi “tứ hành xung”.
20

Xông đất đầu năm


Phong tục xem tuổi xông đất và hướng xuất hành đầu năm xuất
phát từ mong muốn của mọi người, trong năm mới gặp nhiều may mắn
hạnh phúc, tránh được những điều xui xẻo.
Điều quan trọng nhất khi chọn người xông nhà đầu năm là người
vui vẻ, rộng rãi, hạnh phúc thì gia đình được họ “xông” sẽ luôn may
mắn, sung túc trong năm mới.
Còn nếu không, kể cả có hợp tuổi, nhưng khó tính thì chưa chắc
năm mới đã gặp may. Chọn người thân nào trong nhà ngoan ngoãn,
hiền lành, làm ăn tốt cũng là giải pháp.
Người khách đến thăm nhà đầu tiên trong một năm cũng vì thế mà
quan trọng. Cho nên cứ cuối năm, mọi người cố ý tìm xem những người
trong bà con hay láng giềng có tính vui vẻ, linh hoạt, đạo đức và thành
công để nhờ sang thăm.
Người đến xông đất thường chỉ đến thăm, chúc tết chừng năm
mười phút chứ không ở lại lâu, hầu cho mọi việc trong năm của chủ nhà
cũng được trôi chảy thông suốt.
Người đi xông đất xong có niềm vui vì đã làm được việc phước,

người được xông đất cũng sung sướng vì tin tưởng gia đạo mình sẽ may
mắn trong suốt năm tới.
Thời xưa chỉ có 2 cách chọn người tốt vía xông đất ngày đầu năm.
Kẻ làm quan, người có học chọn người xông đất có tuồi hợp tuổi với chủ
nhà.
Người xông đất phải là đàn ông trụ cột trong gia đình. Đối với
người dân lao động thì đơn giản hơn nhiều: Người được chọn xông đất
phải khoẻ mạnh, tốt tính, và gia cảnh khấm khá, hoà thuận.
2.3.2 Xuất hành- hái lộc- xin quẻ
Xuất hành là lần đi ra khỏi nhà đầu tiên trong năm, thường được
thực hiện vào ngày tốt đầu tiên của năm mới để đi tìm may mắn cho bản
thân và gia đình. Trước khi xuất hành, người ta phải chọn ngày Hoàng
đạo, giờ Hoàng đạo và các phương hướng tốt để mong gặp được các
quý thần, tài thần, hỉ thần

21


Nếu xuất hành
ra chùa hay đền, sau
khi lễ bái, người Việt
còn có tục bẻ lấy
một “cành lộc” để
mang về nhà lấy
may, lấy phước. Đó
là tục “hái lộc”.Cành
lộc là một cành đa
nhỏ hay cành đề,
cành si… là những
loại cây quanh năm

tươi tốt và nẩy lộc.
Tục hái lộc ở
các nơi đền, chùa
ngụ ý xin hưởng chút
lộc của Thần, Phật
ban cho nhân năm
mới. Cành lộc thường
đem về cắm ở bàn thờ.

Đi chùa đầu năm

Rủ nhau đến chùa, miếu… xin lộc ngay sau thời khắc giao thừa là
một truyền thống đẹp của người Việt. Người xuất hành thường chọn
hướng và giờ cẩn thận.
Theo quan niệm của người xưa, giờ lúc ra đi phải được giờ Hoàng
đạo, nếu hợp với tuổi của người xuất hành thì càng tốt, không được kỵ,
không được khắc. Nếu chẳng may kỵ hay khắc, có thể còn gặp xui.
Mọi người sau khi xuất hành và hái lộc đầu năm để “triệu điềm
may mắn” đầu năm xong, mới thực hiện đến các việc khác như đi trực
cơ quan, đi thăm bà con họ hàng hai bên nội ngoại…
Thăm viếng họ hàng là để gắn kết tình cảm già đình họ hàng v.v.
Lời chúc tết thường là sức khoẻ, phát tài phát lộc, gặp nhiều may mắn,
mọi ước muốn đều thành công…

22


Những người năm cũ gặp rủi ro thì động viên nhau “tai qua nạn
khỏi” hay “của đi thay.
2.3.3 Chúc Tết

Sáng mồng Một Tết, con cháu tụ họp ở nhà tộc trưởng để lễ Tổ
tiên và chúc tết ông bà, các bậc huynh trưởng. Theo quan niệm, cứ năm
mới tới, mỗi người tăng lên một tuổị, bởi vậy ngày mồng Một Tết là ngày
con cháu "chúc thọ" ông bà và các bậc cao niên (ngày xưa, các cụ
thường không nhớ rõ ngày tháng sinh nên chỉ biết Tết đến là tăng thêm
một tuổi), trong ba ngày Tết, những thân bằng quyến thuộc hoặc
nhữngngười phải chịu ơn người khác thường phải đi chúc Tết và mừng
tuổi gia chủ; sau đó xin lễ ở bàn thờ Tổ tiên của gia chủ.
2.3.4 Lì xì
Ngoài những lời chúc Tết
thông thường, thì người Việt Nam
còn có phong tục đẹp xưa nay,
đó là mừng tuổi, mừng tuổi bằng
lời nói và mừng tuổi bằng hiện
vật, mà cụ thể là tiền gọi là tiền
mừng tuổi. Không ai mừng tuổi
bằng hiện vật cồng kềnh khó
mang như là mừng đám cưới, và
nếu chỉ mừng tuổi bằng lời nói
thôi cũng không hoàn toàn là
mừng tuổi. Trước hết mừng tuổi
Lì xì đầu năm
chủ yếu là những người thân nói với
nhau, trong gia đình thì con cháu mừng tuổi ông bà cao niên, rồi người
cao niên lại mừng tuổi người dưới, mà ưu tiên nhất là những người bé
tức tuổi thiếu niên và nhi đồng, với những lời tốt đẹp như hay ăn chóng
lớn, học hành tấn tới, khỏe mạnh…
Tiền mừng tuổi không bao giờ là số tiền lớn có mệnh giá quá to,
mà chỉ là những tờ bạc lẻ, mệnh giá thấp.
Tục lệ cho tiền vào phong bao đỏ là lì xì của người Trung Quốc,

người Hoa kiều lan truyền sang người Việt Nam. Các cụ già mừng tuổi
cho các con cháu thường là dùng những tờ giấy bạc thật mới, chưa có
23


nếp gấp nào, và gồm nhiều loại tiền có mệnh giá khác nhau để ngụ ý
rằng sang năm mới, tuổi mới sẽ có nhiều loại tiền như thế trong cuộc
sống. Ông bà cao niên được mời ngồi lên chỗ trang trọng nhất trong nhà
để các con cháu quây quần xung quanh mừng năm mới và mừng tuổi
các cụ. Liền ngay sau đó là ông bà mừng tuổi lại cho con cháu, vừa là
lời chúc Tết vừa trao tiền mừng tuổi. Khách đến xông nhà chúc Tết
cũng thường chuẩn bị một ít tiền để mừng tuổi cho con chủ nhà và chủ
nhà cũng đáp lễ, mừng tuổi cho con nhỏ của khách đi theo.
2.3.5 Thăm viếng
Tục thăm viếng: là lúc chủ nhà tiếp đón bạn bè quyến thuộc đến
thăm, và cũng đi thăm trả lễ. Thông thường ngày mùng một được dành
để chúc thọ những bậc trưởng thượng, họ hàng. Ngày mùng 2 dành cho
thầy cô giáo, ngày mùng 3 là để thăm hỏi vui chơi với bạn bè.
Thăm viếng họ hàng là để gắn kết tình cảm gia đình họ hàng. Lời
chúc tết thường là sức khỏe, phát tài phát lộc, gặp nhiều may mắn, mọi
ước muốn đều thành công Những người năm cũ gặp rủi ro thì động viên
nhau tai qua nạn khỏi hay của đi thay người nghĩa là trong cái họa cũng
tìm thấy cái phúc, hướng về sự tốt lành.
Đến thăm những người hàng xóm của mình, những gia đình sống
gần với gia đình mình, chúc họ những câu tốt lành đầu năm mới. Những
chuyến thăm hỏi này giúp gắn kết mọi người với nhau, xóa hết những
khúc mắc của năm cũ, vui vẻ đón chào năm mới.
Đến thăm những người bạn bè, đồng nghiệp, những người thân thiết với
mình để chúc họ những câu tốt lành, giúp tình cảm bạn bè gần gũi hơn.
3. Ẩm thực ngày tết.

Thành ngữ Việt Nam có câu Đói giỗ cha, no ba ngày Tết. Tết đến, dù
nghèo khó đến đâu thì người ta cũng cố vay mượn, xoay xở để có đủ ăn
trong ba ngày Tết. Hơn thế nữa, dù có đói khát quanh năm thì đến Tết,
mọi người mà nhất là trẻ em thường được ăn uống no đủ. Bữa ăn ngày
Tết thường có nhiều món, đủ chất hơn và sang trọng hơn bữa ăn
ngày thường. Vì vậy mà người ta cũng thường gọi là "ăn Tết". Ngoài
cơm, ngày Tết còn có nhiều món ngon khác.
3.1

Bánh truyền thống:

24


Bánh chưng, bánh dầy, bánh tét
Đây là các loại bánh đặc trưng cho
phong tục ăn uống ngày Tết ở Việt Nam.
Bánh chưng và bánh dầy còn được gắn
với các sự tích cổ của các vua Hùng, tổ
tiên của người Việt.
Bánh chưng

3.2

Cỗ Tết:

Cỗ Tết: dịp Tết người Việt
thường tổ chức ăn uống lớn, gọi là
ăn cỗ. Các món cỗ trong nhiều gia
đình có thể có bóng bì, canh

măng, chân giò có nấm
hương, miến nấu lòng gà, nem rán, xôi
gấc,xôi đỗ, thịt gà, thịt đông, món
xào, giò lụa, giò mỡ, nộm, dưa hành
muối...
Cỗ tết

3.3

Trái Cây

Trái cây, mâm ngũ quả, và đặc biệt là dưa hấu đỏ không thể thiếu
trong những gia đình miền Nam. Dưa hấu được chưng cúng nơi bàn thờ
Tổ tiên, bên cạnh các loại mứt, mâm ngũ quả, bánh kẹo..., và nhiều quả
dưa còn được gắn thêm chữ Phước - Lộc - Thọ. Sáng mồng một Tết,
người nhà cử người bổ quả dưa để bói cầu may và lấy hên xui
3.4

Mứt:

Mứt Tết và các loại bánh kẹo
khác để thờ cúng, sau đó dọn ra để
đãi khách. Mứt có rất nhiều loại như:
mứt gừng, mứt bí, mứt cà chua, mứt
táo, mứt dừa, mứt quất, mứt
sầu riêng, mứt mít, mứt khoai, mứt
hạt sen, mứt chà-là, mứt lạc, mứt me
Mứt tết

3.5


Bánh kẹo:
25


×