Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Xúc tiến thực hiện Quyền, nhân phẩm và phúc lợi xã hội cho phụ nữ làm nghề Mại dâm. Một cách tiếp cận mới trong nghiên cứu về Mại dâm tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.8 KB, 7 trang )

Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II

XÚC TIẾN THỰC HIỆN QUYỀN, NHÂN PHẨM VÀ PHÚC LỢI
XÃ HỘI CHO PHỤ NỮ LÀM NGHỀ MẠI DÂM. MỘT CÁCH TIẾP
CẬN MỚI TRONG NGHIÊN CỨU VỀ MẠI DÂM TẠI VIỆT NAM.
Ths. Vũ Thị Thanh Nhàn
Bộ môn Công tác xã hội, Đại học Thăng Long
Email:
Tóm tắt: Bài viết “Xúc tiến Quyền, nhân phẩm và phúc lợi xã hội cho người mại dâm.
Một cách tiếp cận mới trong nghiên cứu về mại dâm tại Việt Nam được thực hiện trong khuôn
khổ của dự án “Thúc đẩy quyền và hòa nhập xã hội cho nhóm người thiệt thòi ở Việt Nam:
Xây dựng năng lực thể chế và nâng cao nhận thức cộng đồng” do tổ chức Oxfam tài trợ. Mục
đích của dự án nhằm thúc đẩy bảo vệ quyền, nhân phẩm và phúc lợi của bốn nhóm thiệt thòi
này và tạo điều kiện thuận lợi để họ có thể hòa nhập với xã hội. Nghiên cứu về phân tích tình
hình nhóm mại dâm ở Việt Nam dựa trên cách tiếp cận quyền và nhu cầu được thực hiện tại
Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh. Cuộc nghiên cứu được thực hiện
nhằm mô tả bức tranh chân thật và sống động nhất về những khó khăn và thách thức mà
Người mại dâm đã và đang gặp phải trong bối cảnh Việt Nam hiện tại, cụ thể là thực trạng
đời sống kinh tế-xã hội của nhóm mại dâm, đặc biệt các vấn đề liên quan đến quyền đã được
quy định trong các chính sách pháp luật được thực thi tại Việt Nam. Nghiên cứu cũng tìm
hiểu những nguyên nhân mang tính cấu trúc (vĩ mô - trung mô - vi mô) ảnh hưởng đến cuộc
sống của người mại dâm tại Việt Nam. Ngoài ra nghiên cứu cũng muốn biết những trải
nghiệm về kỳ thị và phân biệt đối xử mà người mại dâm đã gặp phải cũng như những nguyên
nhân dẫn đến sự kỳ thị và phân biệt đối xử đó. Một vấn đề nữa mà nhóm nghiên cứu quan tâm
đó là tìm hiểu những nhu cầu thực sự của người mại dâm Việt Nam trong việc cải thiện các
điều kiện làm việc hiện nay của họ và khi họ tái hoà nhập cộng đồng. Người mại dâm ở Việt
Nam cần những điều kiện gì từ phía xã hội để có thể xây dựng và thực hiện một chương trình
bền vững hỗ trợ họ thực hiện các quyền của mình.
Từ khóa: Quyền và các tiếp cận dựa trên quyền của người mại dâm, nhu cầu của
người mại dâm và sự kỳ thị đối với người mại dâm.
1. Mở đầu


Sau hơn 20 năm, kể từ sau quá trình Đổi Mới, chính phủ Việt Nam đã có rất nhiều nỗ
lực trong việc thúc đẩy một nền kinh tế phát trỉển toàn diện và vững mạnh. Mặc dù tăng
trưởng kinh tế tại Việt Nam trong những năm qua đang ở mức cao12 tuy nhiên chúng ta cũng
gặp phải nhiều thách thức trong việc tăng trưởng kinh tế trong các nhóm xã hội khác nhau.
Ngoài ra, việc các chính sách bảo trợ xã hội chưa tiếp cận đầy đủ đến các một số nhóm người
thiệt thòi trong xã hội cũng có thể làm cho họ chưa có được các dịch vụ xã hội như mong
muốn. Đó là những nhóm người dễ bị tổn thương trong xã hội như những người sống chung
với HIV, những người khuyết tật, người sử dụng ma tuý và người lao động tình dục. Nhiều
bằng chứng từ các nghiên cứu cho thấy những nhóm người này không chỉ là những người
nghèo nhất mà họ còn là những người bị cô lập và thiệt thòi do sự kỳ thị và phân biệt đối xử
từ xã hội. (Lê Bạch Dương và cộng sự, 2005). Trong một số tài liệu, văn bản của chính phủ
12
GDP năm 2007 đạt 8,5%; năm 2008: 6,23% 2009 là 5,32%, 2010 là 6,78%, 2011 là 5,89% năm
2012 là 5,03%, năm 2013 là 5,4%, năm 2014 là 5.98% (nguồn Tổng cục thống kê, 2015).

Trường Đại học Thăng Long

285


Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II

đôi khi còn coi những người mại dâm là "tệ nạn xã hội" những người làm băng hoại trật tự xã
hội và đạo đức (Nghị quyết 05/CP, 1993, quyết định 09/QĐ- PCAIDSMTMD, 2011).
Mặc dù từ phía chính sách tại Việt Nam đã có sự thay đổi cách nhìn nhận đối với gái
mại dâm, ví dụ trong Pháp lệnh mại dâm 2003 coi người mại dâm không phải là tội phạm mà
là đối tượng được điều trị y tế và phục hồi chức năng, được hỗ trợ dạy nghề và chăm sóc sức
khoẻ để có cơ hội tái hoà nhập cộng đồng tuy nhiên thực sự các chính sách chưa tác động một
cách rộng rãi, đặc biệt trong bối cảnh tỷ lệ học vấn của người lao động tình dục tại Việt Nam
không cao và sự phối hợp giữa các ban ngành chưa được đồng bộ. Vì vậy nhóm người lao

động tình dục vẫn bị coi là nhóm ngoài lề xã hội.
Trong nhiều năm gần đây, đặc biệt từ khi có sự xuất hiện của HIV/AIDS nhóm mại
dâm được quan tâm nhiều hơn do nhiều dự án can thiệp và dự phòng HIV cho rằng họ là
trung gian truyền HIV/AIDs sang cộng đồng. Uỷ ban Quốc gia Phòng chống AIDS, Ma tuý,
Mại dâm đã giải thích quá trình lan rộng của đại dịch HIV/AIDS tại Việt Nam là "Nhà nước
đã kiểm soát các tệ nạn xã hội mại dâm và ma tuý ở mức độ nhất định; tuy nhiên những tệ
nạn này vẫn đang lén lút phát triển. Đây là nguyên nhân chính và trực tiếp làm lây lan
HIV/AIDS tại Việt Nam vào thời điểm hiện nay và cũng là nguyên nhân bùng nổ đại dịch tại
khu vực khác".
Việc cho rằng mại dâm là nguyên nhân bủng nổ HIV/AIDS khiến cho khá nhiều dự án
can thiệp nhóm này đều cung cấp các dịch vụ giảm thiểu lây nhiễm HIV/AIDS (bao cao su,
bơm kim tiêm) và cung cấp các kiến thức liên quan. Những kết quả của các dự án này đều
được đánh giá là thành công, tuy nhiên bên cạnh đó việc cung cấp và tiếp cận đối với người
này vẫn mang tính "từ thiện", trong đó các cá nhân nhóm đích được xem là "nạn nhân" và các
mục tiêu can thiệp trong các dự án hướng nhiều đến việc đáp ứng nhu cầu của họ hơn là đưa
ra các kế hoạch bền vững.(Lê Ngọc Bảo, 2005)
Trong bối cảnh ở Việt Nam, mại dâm hoạt động trong các chính sách và thiết chế pháp
luật luôn trong tình trạng cần phải xoá bỏ mại dâm. Mại dâm là bất hợp pháp và là "tệ nạn xã
hội" vì vậy cần phải loại trừ. (pháp lệnh phòng chống mại dâm số 10/2003/PL-UBTVQH11
và NQ05/CP, 1993). Điều này cho thấy các chính sách các chương trình hầu như bỏ qua việc
xem xét nguyên nhân: tại sao nhóm này tồn tại mặc dù có sự bài trừ kiên quyết của xã hội, Họ
có các quyền gì? Những quyền đó của họ đã thực hiện đến đâu? Những nguyên nhân cơ bản
nào khiến cho họ vẫn luôn là nhóm ngoài lề xã hội . Mặc dù nhiều dự án của các tổ chức phi
chính phủ trong và ngoài nước đã đóng góp rất nhiều trong việc cung cấp dịch vụ đáp ứng nhu
cầu của người lao động tình dục nhưng việc tiếp cận dựa trên quyền và tính tự chủ của họ thì
mới ở mức rời rạc và không đồng bộ. Mặc dù pháp lệnh phòng chống mại dâm năm 2003 đều
cho rằng cả người mua dâm và bán dâm cần phải được xử lý nghiêm tuy nhiên trong thực tế
phụ nữ mại dâm là đối tượng bị trừng trị trong khi các vụ việc xử lý người mua dâm dường
như chưa thực hiện triệt để.
Một điều khá hiển nhiên nhưng ít xuất hiện trong các nghiên cứu về mại dâm đó là sự

kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến nhóm người này. Đặc biệt đối với chị em mại dâm có
HIV, họ còn bị kỳ thị "kép", bị gạt ra ngoài lề xã hội (Khuất Thu Hồng và cộng sự, 2004)
Trong lịch sử nhân loại, mại dâm chưa bao giờ được coi là hợp đạo đức ngay cả ở
những nước mà mại dâm được coi là hợp pháp. Sự căm ghét đối với mại dâm có tính
toàn cầu và trải qua nhiều thế hệ. Định kiến chống lại người hành nghề mại dâm gần như
Trường Đại học Thăng Long

286


Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II

là phổ quát trên toàn thế giới. Đặc biệt, những người mua dâm, một mặt coi phụ nữ bán
dâm như một món hàng để thỏa mãn nhu cầu, mặt khác lại coi họ là những thứ nhơ bẩn,
mất đạo đức. Bằng cách đó, những người phụ nữ mại dâm vừa là nạn nhân nhưng đồng
thời cũng là công cụ kiếm tiền của những chủ chứa và các dịch vụ ăn theo mại dâm. Hậu
quả là các nhà hoạch định chính sách và các nhà làm luật thường tập trung vào cá nhân
những người hành nghề mại dâm và chú trọng vào hành vi “lệch chuẩn” hay “đáng bị
phê phán về mặt đạo đức” của họ mà quên đi những kẻ là tác giả chính của vấn nạn mại
dâm hiện nay.
Liên quan đến việc lý giải mại dâm, nhìn từ góc độ giới, Lê Thị Quí cho rằng mại dâm
gây hậu quả tai hại cho người phụ nữ nhiều hơn là cho chính xã hội. Nhìn từ góc độ này tác
giả cho rằng "mại dâm và đa thê, hai hiện tượng một bản chất". Mại dâm được xác lập, củng
cố tính thống trị của đàn ông trong vai trò người mua và khẳng định tính phụ thuộc của đàn bà
trong vai trò người bán (Lê Thị Quí, 2002).
Ông Bruce Campbell (Trưởng đại diện Quĩ dân số Liên Hợp quốc tại Việt Nam) trong
bài phát biểu của mình tại Hội nghị tổng kết chương trình phòng chống mại dâm 2006 -2010
đã nhấn mạnh rằng: “Khi nói tới mại dâm, chúng ta không chỉ nhìn nhận tới vấn đền phòng
chống sự lây lan của HIV trong nhóm đối tượng có nguy cơ cao này mà cần nhìn nhận dưới
góc độ quyền con người. Đó là quyền được học hành, quyền được hưởng các dịch vụ y tế, và

quyền có thu nhập.”
Như vậy, về mặt luật pháp, người mại dâm hoàn toàn có quyền được hưởng các
quyền liên quan đến các dịch vụ xã hội. Tuy nhiên, mặc dù đã có quy định về các quyền cơ
bản nhưng người bán dâm vẫn đang phải đối mặt với rất nhiều rào cản để có thể tiếp cận
được với các dịch vụ thiết yếu cho đời sống của họ. Một số rào cản có liên quan tới chi phí,
sự tiện lợi hoặc kiến thức. Tuy nhiên phần lớn các rào cản này là do sự kỳ thị, phân biệt đối
xử của xã hội và sự sợ hãi lo sợ bị bắt giữ của những người mại dâm gây ra. Bài viết này
được thực hiện trong nghiên cứu mô tả về những khó khăn và thách thức mà người mại dâm
(NMD) đã và đang gặp phải trong bối cảnh việc thực hiện quyền của họ còn rất nhiều hạn
chế.
2. Phương pháp nghiên cứu
Bài viết “Xúc tiến thực hiện quyền, nhân phẩm và phúc lợi xã hội cho người mại dâm.
Một cách tiếp cận mới trong nghiên cứu về mại dâm tại Việt Nam” được thực hiện trong
khuôn khổ của dự án “Thúc đẩy quyền và hòa nhập xã hội cho nhóm người thiệt thòi ở Việt
Nam: Xây dựng năng lực thể chế và nâng cao nhận thức cộng đồng” do tổ chức Oxfam tài trợ
và Viện Nghiên cứu Xã hội thực hiện năm 2013. Mục đích của dự án nhằm thúc đẩy bảo vệ
quyền, nhân phẩm và phúc lợi của bốn nhóm thiệt thòi này và tạo điều kiện thuận lợi để họ có
thể hòa nhập với xã hội. Nghiên cứu thực hiện tại 4 thành phố lớn của Việt Nam, nơi mà theo
số liệu thống kê của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có số người mại dâm cao trong cả
nước, đó là Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ. Phương pháp chủ đạo
của nghiên cứu này là phương pháp định tính với các kỹ thuật phỏng vấn sâu và thảo luận
nhóm. Tổng cộng có 36 nữ mại dâm và 8 nam mại dâm, 8 nhóm người dân cộng đồng, và một
số người đại diện cho các cơ quan thực thi chính sách và luật pháp (Trung tâm Phòng, chống
HIV/AIDS, Chi cục Phòng, chống Tệ nạn Xã hội các thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ,
TP Hồ Chí Minh) tham gia phỏng vấn. Tác giả bài viết này tham gia dự án với tư cách là
nghiên cứu viên chính.
Trường Đại học Thăng Long

287



Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II

Câu hỏi nghiên cứu
Bài viết cũng đưa ra một số nét về thực trạng đời sống kinh tế-xã hội của nhóm mại
dâm, đặc biệt các vấn đề liên quan đến quyền đã được quy định trong các chính sách pháp luật
được thực thi tại Việt Nam với các câu hỏi nghiên cứu sau:
• Những nguyên nhân mang tính cấu trúc (vĩ mô – trung mô – vi mô) ảnh hưởng đến
cuộc sống của người mại dâm (NMD) tại Việt Nam như thế nào?
• Người mại dâm ở Việt Nam bị kỳ thị và phân biệt đối xử như thế nào? Những
nguyên nhân nào khiến cho họ bị kỳ thị và PBĐX?
• Những nhu cầu thực sự của NMD Việt Nam trong việc cải thiện các điều kiện làm
việc hiện nay của họ và khi họ tái hoà nhập cộng đồng?
• Người mại dâm ở Việt Nam cần những điều kiện gì từ phía xã hội để có thể xây
dựng và thực hiện một chương trình bền vững hỗ trợ họ thực hiện các quyền của mình?
3. Một số phát hiện chính từ nghiên cứu.
Kết quả phân tích từ số liệu định tính trong nghiên cứu này nhằm đưa ra bức tranh
chân thật nhất về cuộc sống của NMD cũng như những gì mà họ gặp phải khi họ là NMD qua
đó mô tả những khó khăn mà họ gặp phải khi quyết định bước chân vào công việc này. Sự kỳ
thị cũng như cảm giác mặc cảm tự ti về thân phận của mình chính là điều xuyên suốt trong tất
cả các phần của báo cáo này.
Những phát hiện từ nghiên cứu cho thấy khi là NMD, nghĩa là họ phải sống và làm
việc trong một môi trường nhiều rủi ro và nguy hiểm. Mặc dù những bằng chứng của nghiên
cứu cho thấy NMD có thu nhập khá cao nhưng khoảng cách thu nhập giữa những phụ nữ
đứng đường và phụ nữ nuôi nhốt quá lớn13 (nếu như những phụ nữ mại dâm trẻ, đẹp có thể có
thu nhập từ 30 – 45 triệu đồng một tháng thì nhóm phụ nữ mại dâm đứng đường chỉ khoảng
từ 3 đến 5 triệu đồng một tháng) chứng tỏ tính dễ bị tổn thương và dễ thay đổi của nhóm dân
số này bởi nhiều chị em ý thức được rằng:
“Cái nghề này tuổi thọ ngắn lắm chị ạ, vì vậy khi còn trẻ thì còn tranh thủ được nhan
sắc và sức khỏe thì phải tận dụng tối đa thế mạnh đó để kiếm tiền. Em giờ mới thấy, lúc mới

vào nghề, một đêm đi khách có ngay một trăm USD nhưng giờ tầm này thì năm trăm ngàn
cũng phải chấp nhận” (M, 43 tuổi, Hà Nội)
Ngoài ra, mặc dù thu nhập của NMD trong nghiên cứu này khá cao nhưng những dịch
vụ mà họ được hưởng không tương xứng với số tiền mà họ có. Đa số chị em đều chỉ thuê nhà
ở chật chội vì tiền còn dùng vào nhiều mục đích khác nhau: gửi về cho gia đình, nuôi con thơ,
bao chồng nghiện, vui chơi, giải trí v.v.. Không một ai trong nghiên cứu này hiện đang có bảo
hiểm xã hội và bảo hiểm y tế dù chi phí dành cho khoản này chỉ bằng số tiền chi tiêu sinh hoạt
ở mức trung bình trong một ngày của họ (130 nghìn đồng).
Bằng chứng từ nghiên cứu cũng cho thấy, NMD hầu như không có bạn để chia sẻ
những vui buồn mà họ gặp trong cuộc sống. Một phần vì mặc cảm về nghề nghiệp và một
phần họ cũng chỉ thoải mái và vui vẻ khi gặp những người bạn cùng hoàn cảnh và công việc
với mình. Đa số NMD che giấu công việc của mình đối với gia đình, chồng và con cái mặc dù

13

Khái niệm mại dâm đứng đường là những người mại dâm tự hoạt động và đi khách, thường là những người
mại dâm đã không còn trẻ, nghèo, sử dụng ma túy, rượu và tỷ lệ nhiễm HIV cao. Mại dâm nuôi nhốt là những
người mại dâm sống trong các nhà hàng (quán bia, quán karaoke, massge) được quản lý bởi chủ chứa hay quản
lý nhà hàng.

Trường Đại học Thăng Long

288


Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II

nhiều khi chính công việc “không đàng hoàng” đó đang là nguồn thu chính để nuôi cha mẹ,
nuôi cơn nghiện của chồng và nuôi những đứa con ăn học.
Em phải giấu con em đấy, em sợ nhất là nó biết mẹ nó làm gái thì chắc nó không nhận

tiền em gửi về nuôi nó ăn học đâu … mà bố mẹ em cũng thế, biết em làm nghề mạt
hạng này chắc từ em luôn (L, 32 tuổi, Hải Phòng)
Một trong những phát hiện quan trọng của nghiên cứu này là những thông tin về công
việc của NMD. Với khoảng thời gian trung bình từ 4-12 năm trong nghề cũng (người mới vào
là 6 tháng, người làm lâu nhất tới 19 năm) đủ để NMD có thể chia sẻ những niềm vui cũng
như những rủi ro trong công việc. Điều đáng nói ở đây là những rủi ro cũng như những kỷ
niệm vui của NMD trong nghiên cứu này đều gắn liền với khách hàng của họ. Chân dung
khách làng chơi trong nghiên cứu này hiện lên một cách đa chiều, có khi là: đẹp trai, hào
phóng, nhân hậu nhưng cũng có thể là kẻ gây ra bạo lực, chủ nhân của những cái thai vô thừa
nhận, quỵt tiền, chơi hội đồng và là kẻ móc túi. Một điều đáng ngạc nhiên của nghiên cứu này
là độ tuổi của nhóm khách hàng ngày càng cao (trung bình khoảng từ 50 đến 65, cá biệt còn
có những người ngoài 70) và đối với nhiều NMD thì đây cũng là nhóm khách hàng tiềm năng
bởi sự sòng phẳng, biết điều và không đòi hỏi những hành vi tình dục kỳ quặc như nhóm
khách trẻ. Việc số lượng khách hàng lớn tuổi gia tăng cũng là một bằng chứng cho thấy nhu
cầu có quan hệ tình dục với NMD đã ngày càng mở rộng ở mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp trong
xã hội.
Cho dù khách hàng là ai đi chăng nữa thì những số liệu từ nghiên cứu cũng cho thấy
nhiều NMD đã có được kinh nghiệm từ công việc thể hiện trong việc họ đã chủ động nhận
diện được khách làng chơi và những nguy cơ mà họ có thể lường trước được như bệnh tật,
bạo lực để có thể từ chối hoặc tìm các giải pháp an toàn cho bản thân mình.
Phát hiện từ nghiên cứu cũng cho thấy câu chuyện về tình dục và khoái cảm đã đi theo
một chiều hướng khác. Cho dù nhiều NMD thừa nhận rằng họ đi khách chỉ để có tiền phục vụ
các nhu cầu khác của mình (sử dụng ma túy, nuôi con, nuôi chồng và phục vụ bản thân v.v) vì
vậy họ không có cảm hứng nào với khác tuy nhiên một số NMD, họ đã tìm được khoái cảm
trong khi quan hệ với khách hàng. Câu chuyện đáng nói ở đây là tình dục không dành cho
khoái cảm vì bản thân NMD không thích đạt được điều đó. Với họ tình dục chỉ đơn thuần là
công việc để có tiền, nếu có khoái cảm thì mục đích đi nhiều khách để có tiền sẽ không thực
hiện được.
4. Bàn luận
Khi chúng tôi tiến hành nghiên cứu này thì mại dâm vẫn bị coi là bất hợp pháp tại Việt

Nam, vì vậy việc bắt giữ, khám xét (đặc biệt là trong những dịp cao điểm ) NMD vẫn là
nhiệm vụ của những người thừa hành pháp luật. Chính vì vậy việc thi hành các nhiệm vụ của
công an lại trở thành nỗi ám ảnh và lo sợ của NMD. Điều này khiến cho nhiều NMD luôn
cảm thấy sống trong sự bất ổn và những mặc cảm tội lỗi do công việc không được thừa nhận
của mình.
Một phát hiện khá quan trọng trong nghiên cứu này là cảm giác tự kỳ thị và tự xỉ nhục
công việc của bản thân NMD. Mặc dù sự kỳ thị luôn hiện hữu trong suốt quá trình sống và
làm việc của họ tuy nhiên sự tự kỳ thị và nỗi hổ thẹn về công việc luôn ám ảnh NMD gần như
từ khi bước chân vào nghề.

Trường Đại học Thăng Long

289


Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II

Một trong những định hướng chính của nghiên cứu này là thực hiện các can thiệp
nhằm “Xúc tiến quyền, nhân phẩm và phúc lợi cho nhóm người thiệt thòi.” Chính vì vậy việc
xem xét và tìm hiểu về góc độ quyền của NMD cũng được nhóm nghiên cứu quan tâm. Tuy
nhiên, hầu hết NMD trong nghiên cứu này đều không có ý thức được mình có quyền gì. Một
trong những nguyên nhân này là sự tự kỳ thị và nỗi hổ thẹn về công việc của mình khiến
nhiều NMD đã quên đi những quyền cơ bản của chính mình.
Phần cuối cùng chúng tôi tìm hiểu về nhu cầu của NMD, giống như phát hiện từ nhiều
nghiên cứu về NMD khác, trong nghiên cứu này, nhu cầu của họ cũng xoay quanh các vấn đề
liên quan đến mưu sinh, chăm sóc sức khỏe và ổn định cuộc sống. Phát hiện từ nghiên cứu
cho thấy hành trình rời bỏ nghề của NMD có quá nhiều rào cản. Một trong những rào cản đó
là nhiều NMD từ chối việc hỗ trợ vốn của địa phương sau khi hoàn lương vì không dám công
khai tình trạng đã từng bán dâm của mình. Trong khi các chờ đợi những cơ chế hợp lý để hỗ
trợ NMD thì họ vẫn phải sống bằng công việc mà họ đã làm. Có lẽ, để đạt được những nhu

cầu trên có lẽ cần có sự phối hợp nhiều hơn nữa từ phía các cơ quan chức năng và việc cần
thiết đề cao vai trò của các tổ chức xã hội dân sự đặc biệt là các nhân viên công tác xã hội
trong việc hỗ trợ NMD. Bài viết này chỉ như một sự gợi mở cho các nghiên cứu về mại dâm
vẫn được coi là lĩnh vực “khó” và phức tạp hiện nay. Chúng tôi sẽ trở lại nghiên cứu này vào
một dịp khác.
5. Tài liệu tham khảo
[1]. Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương, Báo cáo tham luận Hội thảo: Công tác tư
tưởng với việc thực hiện pháp lệnh phòng chống mại dâm, 2003.
[2]. Báo cáo UBQG phòng chống AIDS và Phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm,
tháng 1 năm 2010.
[3]. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Báo cáo Tổng hợp Kết quả điều tra gái mại
dâm tại Thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh năm 2000, 2001.
[4]. Iwao Hoshii, The World of Sex, Volum 4: Sex in Ethics and Law, Paul Norbury
Publication, 1987.
[5]. Khuất Thu Hồng, Lê Bạch Dương, Nguyễn Ngọc Hường, Tình dục Chuyện dễ đùa
khó nói, Nhà xuất bản Tri thức, 2010.
[6]. Khuất Thu Hồng, Mại dâm và những Hệ lụy Kinh tế xã hội, 1998.
[7]. Lê Thị Quý, Nỗi đau thời đại, Nhà xuất bản Phụ nữ, 1996
[8]. Lê Thị Quý, Chính sách Xã hội nhằm ngăn ngừa và hạn chế nạn mại dâm, 1996
[9]. Lê Thị Quý, Mại dâm nhìn từ quan điểm giới, 1998.
[10]. Luật Bảo hiểm Xã hội số 71/2006/QH11 của Quốc hội Việt Nam, thông qua
ngày 29 tháng 6 năm 2006.
[11]. Vũ Ngọc Bảo, Mại dâm ở Việt Nam: Các tác động tới dự phòng HIV/AIDS? Nhà
xuất bản Y học, 2004.
Abstract: The Aritcal “A rights-based and needs-based study on analyzing the
situation of the group of sex workers in Viet Nam” is one of the four reports (including those
on people living with HIV/AIDS, injecting drug users, sex workers and people with
Trường Đại học Thăng Long

290



Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II

disabilities) which were conducted within the framework of the Oxfam-funded project
“Promoting rights and social inclusion of the disadvantaged groups in Viet Nam: Building
institutional capacity and raising public awareness”. The project aimed at promoting the
protection of rights, dignity and welfare of these four disadvantaged groups and paving the
way for them to include in the society. The research on “A rights-based and needs-based
study on analyzing the situation of the group of sex workers in Viet Nam” in Hanoi, Hai
Phong, Can Tho and Ho Chi Minh City. The study was carried out in order to give the truest
and most vivid picture of difficulties and challenges that Sex Workers have been facing in the
current Vietnamese situation, in particular the socio-economic situation of the group of sex
workers, and especially issues related to their rights which have been stipulated in policies
and laws being enforced in Viet Nam. The study looked at structural reasons (macro –
medium – micro) affecting the life of SWs in Viet Nam. In addition, the study set to investigate
experiences of discrimination and unfair treatment that SWs have faced as well as reasons for
such stigma and discrimination and unfair treatment. Another issue that attracted the
research group was the investigation of real needs of Vietnamese SWs with regard to
improving their current working conditions and their needs when they reintegrate into the
community. What conditions do SWs in Viet Nam need from the society so that it becomes
possible to develop and implement a sustainable program to support them to realize their
rights.
Key word: Right and based and needs-based of sex workers, needs of sex workers
and stigma against sexworkers

Trường Đại học Thăng Long

291




×