Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN: Kinh nghiệm dạy tiết luyện tập ôn tập môn Hóa học ở trường THPT có hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.07 KB, 20 trang )

Phn 1

M U
1. Lớ do chn ti
Trong chơng trình THPT, Hoá học là bộ môn khoa học tự nhiên có vai
trò quan trọng trong nhà trờng phổ thông. Môn hoá học cung cấp cho học sinh
một hệ thống kiến thức phổ thông, cơ bản và thiết thực đầu tiên về hoá học,
rèn cho học sinh óc t duy sáng tạo và khả năng trực quan nhanh nhạy. Vì vậy
giáo viên bộ môn hoá học cần hình thành ở các em một kỹ năng cơ bản, thói
quen học tập và làm việc khoa học làm nền tảng để các em phát triển khả
năng nhận thức và năng lực hành động. Hình thành cho các em những phẩm
chất cần thiết nh cẩn thận, kiên trì, trung thực, tỉ mỉ, chính xác, yêu thích
khoa học.
Húa hc l mụn khoa hc thc nghim, do ú dy v hc húa hc khụng
ch dng li vic truyn t v lnh hi kin thc khoa hc m cũn phi nõng
cao tớnh thc tin ca mụn hc: rốn luyn cỏc k nng, k xo thc hnh, nõng
cao kh nng vn dng kin thc húa hc vo thc tin sn xut. Trong dy hc
húa hc, bi tp húa hc l ngun quan trng HS thu nhn kin thc, cng
c khc sõu nhng lớ thuyt ó hc phỏt trin t duy sỏng to ca hc sinh, nõng
cao nng lc nhn thc. Tit luyn tp - ụn tp cú giỏ tr nhn thc to ln v cú
ý ngha quan trng trong vic hỡnh thnh phng phỏp nhn thc v phỏt trin
t duy cho hc sinh. Thụng qua cỏc hot ng hc tp trong gi luyn tp, ụn
tp hc sinh tiờp tuc c hỡnh thnh v rốn luyn cỏc k nng húa hc c bn
nh k nng gii thớch, vn dng kin thc, k nng tớnh toỏn, s dng ngụn ng
húa hc, Khụng nhng th, qua hot ng tng kt, h thng kin thc m
hc sinh phỏt trin c t duy v phng phỏp nhn thc ca mỡnh.
Vỡ vy vic nõng cao cht lng v hiu qu ging dy cỏc gi hc luyn
tp, ụn tp l vụ cựng cn thit. Trờn c s ú tụi ó chn ti nghiờn cu ca
mỡnh l Kinh nghim dy tit luyn tp - ụn tp mụn Húa hc trng
THPT cú hiu qu"
2. Mc ớch nghiờn cu.


Thụng qua vic nghiờn cu phng phỏp ging dy kiu bi luyn tp, ụn
tp, tụi xin c xut mt s ý kin v vic chun b cho mt gi dy luyn
tp ụn tp, v nhng chỳ ý khi ging dy kiu bi luyn tp ụn tp, t ú gúp
phn lm nõng cao hiu qu ging dy, giỳp hc sinh nm vng kin thc v cú
hng thỳ hn vi gi hc.
3. i tng, phm vi.
Vic i mi phng phỏp c tin hnh i vi cỏc bi luyn tp, ụn
tp thuc phn phi kim lp 11 ban c bn, gm chng:
Chng 3: Nhúm cacbon - Silic
2


4. Kế hoạch nghiên cứu
Tháng 8-9/2014: nghiên cứu lí thuyết về phương pháp giảng dạy
Tháng 10-12/2014: áp dụng vào việc giảng dạy bài cụ thể thuộc chương
đã nêu.
5. Các phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Thu thập các ý kiến (phương pháp điều tra bằng trò chuyện)
+ Phương pháp quan sát (thái độ học sinh với môn học)
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: thu thập tài liệu, phân tích , tổng hợp…
- Phương pháp thống kê: tính %, điểm trung bình từng mục.

3


Phần 2

NỘI DUNG
I.


CƠ SỞ LÍ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỂN.

1. Cơ sở lí luận.
Mục tiêu của Giáo dục phổ thông theo luật giáo dục năm 2005:
“Điều 27. Mục tiêu của giáo dục phổ thông”
1. Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện
về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực
cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam
xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học
sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc.
2. Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu
cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và
các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học THCS.
3. Giáo dục THCS nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết
quả của giáo dục tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu
biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông,
trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.
4. Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển
những kết quả của giáo dục THCS, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những
hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng
lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung
cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động” [1]
“Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa
XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”
Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình
thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định
hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú
trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học,

năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả
năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời. Hoàn thành việc xây dựng
chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn sau năm 2015. Bảo đảm cho học sinh
có trình độ trung học cơ sở (hết lớp 9) có tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng
yêu cầu phân luồng mạnh sau trung học cơ sở; trung học phổ thông phải tiếp
cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng.
Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, thực hiện giáo dục bắt buộc 9 năm từ
sau năm 2020. [2]
4


Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, mà trọng tâm là đổi mới PPDH
đã thực sự được chuẩn bị từ những năm đầu của thập kỷ 90 của thế kỷ XX, đặc
biệt là sau Nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội khóa X, cho đến nay đã
thực hiện được một số thành công mới:
Chú trọng tới vấn đề tăng cường hoạt động tích cực nhận thức của HS.
Khuyến khích sử dụng các PPDH tích cực trong hoạt động dạy học.
Đầu tư phương tiện dạy học hiện đại.
Nâng cao tính cơ bản, tính thực tiễn, tính hiện đại của chương trình học.
HS hoạt động độc lập, tích cực hơn và có khả năng làm việc theo nhóm
cao hơn trước đây.
Từ các vấn đề mang tính pháp lý nêu trên. Chi bộ, BGH nhà trường THPT
Phan Châu Trinh đã chỉ đạo hoạt động hoạt động trong nhà trường theo đúng
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về
đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Từ đó chất lượng giáo dục trong
nhà trường được nâng cao
Trong quá trình hơn 14 năm làm công tác giảng dạy hoá học ở trường
THPT Phan Châu Trinh tôi nhận thấy tiết luyện tập – ôn tập hoá học là rất quan
trọng trong quá trình giảng dạy:
Tiết luyện tập - ôn tập là nguồn để rèn luyện, củng cố, kiểm tra các

phương thức, kĩ năng cho học sinh.
Tiết luyện tập - ôn tập có tác dụng mở rộng, nâng cao kiến thức cho học
sinh.
Tiết luyện tập - ôn tập giúp cho việc vận dụng kiến thức vào thực tế rõ
ràng và có chiều sâu.
Tiết luyện tập - ôn tập giúp giáo viên có nhiều thời gian rèn luyện nhân
cách cho học sinh: Tính chủ động sáng tạo, tính cẩn thận kiên trì ... ý chí quyết
tâm trong học tập.
2. Cơ sở thực tiễn:
2.1.

Về phía giáo viên bộ môn.

Trong các giờ học luyện tập, ôn tập kiến thức PPDH còn nặng về thuyết
trình, hoạt động của HS còn thụ động, ít hoạt động tư duy, chủ yếu là nghe
giảng, ghi bài (hoặc đọc chép) khi làm bài tập hóa học và làm bài kiểm tra kỹ
năng giải toán còn chậm không đáp ứng được yêu cầu đổi mới hình thức ra đề
kiểm tra đặc biệt là đề thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh Đại học hiện nay.
Chủ yếu sử dụng các PPDH thụ động, Các PPDH thường dùng là thuyết
trình (giảng giải), đàm thoại, thầy ra đề hướng dẫn trò làm từng bước giải chi
tiết nên mất rất nhiều thời gian . Có trình bày nêu vấn đề nhưng chưa giúp HS
5


giải quyết vấn đề mà mới chỉ là nêu vấn đề và chuyển tiếp vấn đề, chưa có chú ý
hình thành từng bước năng lực tự giải quyết vấn đề từ thấp lên cao dần cho HS.
Gắn việc giảng dạy với thực tiễn chưa đầy đủ. HS đặc biệt lúng túng khi
phải giải đáp, giải quyết những vấn đề thực tiễn (thuộc vận dụng kiến thức trong
học tập hoặc trong đời sống sản xuất).
Trong giờ học, HS ít vận động đặc biệt là vận động tư duy dẫn đến HS

thường chỉ chú ý tới việc tiếp thu rồi tái hiện lại những điều GV giảng hoặc đã
viết sẵn trong sách giáo khoa nên có thể trả lời đúng các câu hỏi ở mức độ thấp
nhất là những câu hỏi biết, trong khi đó lại lúng túng ở những câu hỏi ở mức độ
cao hơn – những câu hỏi yêu cầu hiểu, áp dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá.
Trong giờ luyện tập phần lý thuyết chưa được chú trọng, một số Giáo viên
cho rằng thiếu thời gian, 45 phút không đủ để vừa củng cố lý thuyết, vừa làm
bài tập.
Giáo viên chủ yếu dùng bài tập định lượng, yêu cầu Học sinh tính toán vì
Giáo viên quan niệm rằng làm bài tập tốt nghĩa là nắm chắc lý thuyết.
Việc sử dụng một số PPDH tích cực còn ít, hoặc chưa thực sự hiệu quả
dẫn đến việc giờ luyện tập chưa thực sự lối cuốn được học sinh. Giờ luyện tập
đôi khi trở thành giờ bài tập.
2.2. Về phía học sinh:
Hóa học được xem là một trong những môn khoa học cơ bản quan trọng,
do đó nhiều HS có ý thức và chủ động học tập rất tốt; coi trọng và có sự tự giác
chuẩn bị cho tiết luyện tập như: ôn tập lý thuyết, làm đủ các bài tập do GV chỉ
định, một số HS khá giỏi - yêu thích bộ môn thường có ý thức khai thác thêm
các dạng bài tập và cách giải mới.
Tuy nhiên, cũng còn một phần không nhỏ các em chưa có ý thức
chuẩn bị tốt cho tiết luyện tập, biểu hiện cụ thể như sau:
Học bài qua loa, dẫn đến chưa nắm vững lý thuyết trước khi bước vào tiết
luyện tập;
Nhiều em chuẩn bị đầy đủ các bài tập do GV chỉ định, các em lại có thói
quen là khi làm hết các bài tập thì đã thỏa mãn, nên ít kiểm tra lại lời giải xem
có sự sai sót gì không; ít đi sâu nghiên cứu cải tiến lời giải, trình bày lời giải và
tìm thêm cách giải thích mới các hiện tượng hóa học, cách viết PTHH hay cách
giải khác của bài toán;
Ngay trong tiết luyện tập tại lớp, đối với các em đã làm đầy đủ bài tập thì
ít quan tâm đến lời giải của bạn và hướng dẫn của GV, chủ quan cho rằng mình
đã hiểu và đã làm bài tập rồi;

6


Nhiều HS chỉ chăm chú ghi chép bài giải của bạn hoặc phần trình bày của
GV mà không hề chú ý đến phương pháp giải các dạng toán, cách chọn chất,
cách viết PTHH, cách giải thích,…do đó, có trình trạng vở của các em ghi rất
đầy đủ nhưng thực tế các em không hiểu bài.
2.3. Đối với nhà trường
Được sự quan tâm, lãnh đạo kịp thời của sở Giáo dục và Đào tạo, sự chỉ
đạo sát sao của Chi bộ, Ban Giám Hiệu nhà trường đã tạo điều kiện cho giáo
viên thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ
dạy và học ngày càng được hoàn thiện. đa số các em học sinh trong trường đều
chăm ngoan, ham học, có động cơ và thái độ học tập nghiêm túc, có ý thức kỷ
luật cao
Có giáo viên chuyên trách phòng thí nghiệm nên thuận lợi cho giáo viên
trong việc tiến hành các thí nghiệm biểu diễn.
Đội ngủ giáo viên Hóa có trình độ chuyên môn, nhiệt huyết, tận tâm
Chất lượng đầu vào ở khối 10 thấp, nên việc áp dụng các PPDH tích cực
còn khó khăn.
Một số học sinh gặp khó khăn trong kỹ năng vận dụng kiến thức để giải
quyết các vấn đề trong thực tiển.
II.

CÁC GIẢI PHÁP.

Trên cơ sở thực trạng giảng dạy qua nhiều năm các bài luyện tập – ôn tập
như trên, tôi đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả
giảng dạy trong giờ luyện tập – ôn tập như sau:
1. Khâu chuẩn bị bài của giáo viên
Khi chuẩn bị cho bài luyện tập, ôn tập ta cần tiến hành các bước sau:

1.1.Nghiên cứu tài liệu:
Giáo viên cần nghiên cứu nội dung bài luyện tập và các bài học có liên
quan đến bài luyện tập có trong sách giáo khoa, các sách tham khảo để xác định
mức độ kiến thức cần hệ thống, kiến thức cần mở rộng, phát triển và các kĩ năng
cần rèn luyện, các dạng bài tập cần được lưu ý.
1.2. Xác định mục tiêu bài học.
Mục tiêu của bài học cần được xác định rõ ràng về chuẩn kiến thức, kĩ
năng ở các mức độ nhận thức biết, hiểu, vận dụng thành thạo…cho từng đối
tượng học sinh cụ thể.
1.3. Lựa chọn các nội dung kiến thức cần hệ thống và các dạng bài tập
vận dụng các kiến thức.
7


Hệ thống các kiến thức cần nắm vững đã được nêu ra trong sách giáo
khoa nhưng giáo viên có thể lựa chọn thêm những nội dung kiến thức để kết
nối, liên kết, mở rộng hoặc cung cấp thêm tư liệu mang tính thực tiễn, cập nhật
thông tin và sắp xếp theo một logic chặt chẽ.
Hệ thống các bài tập hóa học dùng để luyện tập cũng có thể được thiết kế,
lựa chọn thêm cho phù hợp với từng đối tượng học sinh và yêu cầu rèn luyện kĩ
năng ngoài những bài tập có trong sách giáo khoa.
1.4. Lựa chọn phương pháp dạy học và phương tiện dạy học.
Tùy theo nội dung, mục tiêu của bài luyện tập, ôn tập và khả năng nhận
thức của học sinh mà giáo viên lựa chọn phương pháp dạy học và phương tiện
dạy học cho phù hợp.
Trong bài luyện tập có sử dụng phương pháp đàm thoại thì giáo viên cần
chuẩn bị hệ thống câu hỏi có các mức độ nhận thức khác nhau để buộc học sinh
bộc lộ được thực trạng kiến thức của mình. Với các bài luyện tập cần làm rõ các
khái niệm, các kiến thức gần nhau thì cần sử dụng phương pháp so sánh, lập
bảng tổng kết thì giáo viên cần chuẩn bị nội dung cần so sánh và nội dung của

bảng tổng kết hoặc khi cần khái quát hóa kiến thức, tìm mối liên hệ giữa các
kiến thức có thể sử dụng các sơ đồ, đồ thị, khi cần mở rộng kiến thức, rèn luyện
kĩ năng thực hành ta có thể sử dụng thí nghiệm hóa học hoặc các phương tiện
trực quan khác nhau
1.5. Dự kiến tiến trình của bài luyện tập.
Dựa vào nội dung các kiến thức của bài luyện tập giáo viên thiết kế các
hoạt động học tập trong giờ học, dự kiến các hoạt động dạy (hoạt động của giáo
viên) và hoạt động học (hoạt động của học sinh), hình thức tổ chức giờ học và
các phương tiện dạy học kèm theo. Các hoạt động học tập được sắp xếp theo sự
phát triển của kiến thức cần hệ thống, khái quát và các kĩ năng cần rèn luyện
theo mục tiêu đề ra.
Bài luyện tập, ôn tập có thể trình bày theo hai phần (như sách giáo khoa)
hệ thống, tổng kết các kiến thức cần nắm vững và học sinh làm một loạt các bài
tập để vận dụng kiến thức, rèn kĩ năng.
Giáo viên cũng có thể hệ thống các kiến thức theo các đề mục hoặc các
vấn đề trong nội dung cần luyện tập và cho học sinh làm bài tập vận dụng kiến
thức ngay sau đó chuyển sang vấn đề khác. Giáo viên có thể trình bày nội dung
các kiến thức cần nắm vững dưới dạng bảng tổng kết hoặc các sơ đồ thể hiện
mối liên hệ chặt chẽ giữa các kiến thức thì sẽ giúp học sinh dễ nhớ và có sự khái
quát cao hơn. Bảng tổng kết hoặc các sơ đồ cần rõ ràng, thông tin cần cô đọng,
chính xác, đảm bảo tính khoa học và thẩm mĩ. Bài luyện tập được trình bày ở
dạng bảng tổng kết hoặc sơ đồ giáo viên có thể sử dụng phần mềm powerpoint
để trình chiếu các nội dung trong sơ đồ thì sẽ có hiệu quả cao hơn.
1.6. Dự kiến phương thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh
sau giờ luyện tập.
8


Giáo viên cần xác định rõ yêu cầu hoạt động kiểm tra đánh giá cuối giờ
luyện tập và chuẩn bị chu đáo cho hoạt động này. Giáo viên có thể tổ chức cho

học sinh kiểm tra nhanh 10 – 15 phút trả lời khoảng 10 câu hỏi trắc nghiệm
khách quan hoặc 2 câu hỏi tự luận và cần chuẩn bị nhiều đề để đảm bảo tính
khách quan trong kiểm tra đánh giá.
1.7. Dự kiến các yêu cầu về sự chuẩn bị của học sinh cho giờ luyện tập.
Giáo viên cần xác định các yêu cầu cụ thể về sự chuẩn bị của học sinh
cho giờ luyện tập, ôn tập như xem lại nội dung các bài học, so sánh các khái
niệm, lập bảng tổng kết, thiết lập các sơ đồ, giải một số dạng bài tập hóa học
xác định.
Sự chuẩn bị chu đáo của học sinh sẽ tạo ra được sự tương tác và phối hợp
thống nhất giữa các hoạt động nhận thức của học sinh với giáo viên và học sinh
với học sinh làm cho giờ học sôi nổi, sinh động hiệu quả hơn.
1.8. Thiết kế kế hoạch giờ học.
Giáo viên tiến hành thiết kế kế hoạch giờ học trên cơ sở các nội dung đã
chuẩn bị theo hướng dạy học tích cực. Dạy học tích cực chú trọng đến việc phát
huy tính tích cực, tư giác, chủ động, sáng tạo của học sinh nhằm bồi dưỡng
phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn và tác
động đến tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.
2. Trong giờ lên lớp.
Trong giờ luyện tập – ôn tập, giáo viên phải tổng kết, hệ thống lại nội
dung lí thuyết cho HS. Việc tổng kết không nhất thiết phải ở dạng thuyết trình,
liệt kê mà có thể đưa ra dưới dạng bảng câm để HS tự hoàn thành, hoặc dạng
câu hỏi trắc nghiệm, bài tập ô chữ, hoặc tổng kết tính chất hóa học bằng bài tập
dãy biến hóa, ...
Chọn lọc các dạng bài tập cơ bản, điển hình, tái hiện được đầy đủ lí thuyết
cho học sinh, nhưng phải phù hợp về mặt thời gian.
Sử dụng đa dạng các phương tiện dạy học, nhất là các bài tập thực nghiệm
để nâng cao hứng thú cho học sinh. Ngoài ra có thể trình chiếu các thí nghiệm,
học sinh quan sát hiện tượng, dự đoán các chất tham gia phản ứng, ...
Ví dụ:
Trong bài “Luyện tập về tính chất của cacbon – silic và hợp chất của

chúng”, giáo viên có thể:
Hệ thống lí thuyết bằng các câu hỏi trắc nghiệm (sử dụng phần mềm
violet).
Trên cơ sở các kiến thức lí thuyết đã tổng kết, Học sinh vận dụng để viết
dãy phương trình phản ứng liên quan đến tính chất hóa học, điều chế cacbon –
silic. Thông qua phương trình phản ứng , Học sinh lại một lần nữa được khắc
sâu hơn về nội dung kiến thức này.
9


Vận dụng kiến thức để làm bài tập thực nghiệm: dán nhãn cho các dd bị
mất nhãn.
Trên cơ sở khắc sâu kiến thức, Học sinh về nhà tổng kết lại các kiến thức
cơ bản vào bảng câm.
(Tiến trình cụ thể của tiết học: xem phụ lục)
III.

KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM

Thông qua việc đổi mới trong giờ luyện tập – ôn tập bằng cách đưa thêm
bài tập trắc nghiệm, thực nghiệm vào trong giờ dạy, tôi nhận thấy học sinh cảm
thấy hứng thú với giờ luyện tập hơn rất nhiều, đồng thời, nhờ việc tự tay làm thí
nghiệm, các em có điều kiện khắc sâu kiến thức hơn, vì vậy, chất lượng và hiệu
quả của giờ dạy được nâng cao.
Giáo án đổi mới được tiến hành giảng dạy đối với các lớp 11B1,11B2 .
Kết quả cho thấy các em đều hào hứng với tiết học, nắm chắc các kiến thức đã
được ôn tập. Cụ thể, trong bài kiểm tra 15 phút lần 2,
Kết quả cụ thể:

Lớp


Điểm thi

Sỉ số
Giỏi

Khá

TB

Yếu

kém

11B1

44

16(36,36%)

23(52,27%)

5(11,37%) 0

0

11B2

36


12(33,33%)

18(50%)

6(16,67%) 0

0

Lớp kiểm chứng:
Lớp

Điểm thi

Sỉ số
Giỏi

Khá

TB

Yếu

kém

11B3

32

8(25%)


14(43,75%)

8(25%)

2(6,25%)

0

11B4

30

9(30%)

10(33,33%)

9(30%)

2(6,67%)

0

So sánh với các lớp 11B3, 11B4 chưa áp dụng thì lớp 11B1, 11B2 có
điểm kiểm tra cao hơn . Với kết quả như trên, một lần nữa có thể khẳng định đề
tài có tính khả thi. Không chỉ giới hạn trong chương Cacbon – Silic mà có thể áp
dụng trong các bài luyện tập khác và các khối khác nhau.
10


IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM

1. Bài luyện tập - ôn tập tổng kết không phải chỉ là sự tái hiện, giảng lại
kiến thức cho học sinh mà phải thể hiện được sự hệ thống hóa, khái quát hóa và
vận dụng, nâng cao toàn diện kiến thức của phần cần ôn tập cho học sinh.
Vì vậy cần có sự xác định mục tiêu rõ ràng cho bài ôn tập về kiến thức, kỹ
năng cần hệ thống, khái quát và mức độ phát triển kiến thức cho phù hợp với
khả năng nhận thức của học sinh.
Khi chuẩn bị bài Luyện tập - ôn tập cần sắp xếp các kiến thức cần khái
quát, hệ thống cho một chương hay một phần theo hệ thống có logic chặt chẽ,
theo tiến trình phát triển của kiến thức, cùng các kỹ năng cần rèn luyện.
2. Phương pháp dạy học được sử dụng chủ yếu trong giờ ôn tập là đàm
thoại tìm tòi, sử dụng bài tập hóa học.
Việc khái quát hóa kiến thức, phát triển tư tưởng, năng lực nhận thức của học
sinh đựơc điều khiển bằng các câu hỏi dẫn dắt giúp học sinh tìm ra mối liên hệ
giữa các kiến thức và khái quát chúng ở dạng tổng quát nhất. Vì vậy giáo viên
cần chuẩn bị một hệ thống câu hỏi cho từng phần kiến thức, mối liên hệ giữa các
kiến thức, vận dụng kiến thức, đào sâu phát triển kiến thức. Các câu hỏi nêu ra
phải rõ ràng, có tác dụng nêu vấn đề để học sinh trình bày suy luận, thể hiện
được khả năng tư duy khái quát của mình.
3. Cách trình bày các bài tổng kết:
Tùy theo nội dung cần tổng kết và sự phát triển của kiến thức, bài tổng kết
có thể trình bày theo các đề mục, các vấn đề của nội dung mang kiến thức cần
ôn tập. Đồng thời bài tổng kết cũng có thể trình bày ở dạng các bảng tổng kết,
các sơ đồ thể hiện mối liên hệ các kiến thức giúp học sinh dễ nhìn, dễ nhớ và hệ
thống hóa kiến thức ở dạng khái quát cao. Khi xây dựng các bảng tổng kết cần
rõ ràng các sơ đồ dễ nhìn, đảm bảo tính khoa học và thẩm mỹ.
4. Giáo viên cần có sự chuẩn bị chu đáo tỉ mỉ cho giờ ôn tập tổng kết.
Đưa ra một số câu hỏi chính, dạng bài tập cần luyện tập yêu cầu học sinh
đọc, khái quát.
Hướng dẫn học sinh làm bảng tổng kết, chuẩn bị các nội dung cho các
bảng tổng kết, sơ đồ.

Sự chuẩn bị chu đáo của học sinh có ý nghĩa quyết định cho sự thành
công của giờ ôn tập.
Ngoài việc chuẩn bị nội dung, kiến thức, câu hỏi cho bài ôn tập, hệ thống
kiến thức đã đựơc trình bày trong sách giáo khoa, giáo viên cần chuẩn bị thêm
một số kiến thức để mở rộng, đào sâu kiến thức và một số dạng bài tập mang
tính vận dụng sâu kiến thức trong các sách tham khảo, đề thi Olympic hóa học...
Các kiến thức, bài tập được lựa chọn cần đảm bảo trên cơ sở kiến thức phổ
11


thông học sinh có thể hiểu vận dụng được, có tính chất mở rộng, giải quyết được
một phần thắc mắc học sinh đặt ra khi đọc các sách tham khảo khác.

12


Phần 3
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Tóm lại, để dạy tiết luyện – ôn tập có hiêu quả, giúp học sinh chủ động
tiếp thu kiến thức, đòi hỏi người thầy phải thật sự có tâm huyết. ngoài đầu tư
soạn giảng cần tìm tòi sáng tạo, tìm mọi cách để ọc sinh có thể hứng thú say mê
học tập.
Sử dụng các phương tiện dạy học, thí nghiệm kiểm chứng phù hợp giúp
tiết dạy thêm sinh động, đem lại hiệu quả cao. Việc lòng ghép thêm bài tập trắc
nghiệm giúp giáo viên tiết kiệm được thời gian, tăng cường các bài tập thực tiển,
tổ chức các trò chơi nhỏ( Cuối tiết, giữa tiết...) có hiệu quả để không khí lớp
thêm sôi nổi.
Về việc áp dụng, đề tài này có thể áp dụng cho tất cả các khối trong việc
dạy các tiết luyện tập – ôn tập. tôi tiếp tục nghiên cứu đề tài này thành một

chuyên đề để thực hiện trong các năm học sau.
Với năng lực có hạn, tôi xin được chia sẻ một chút kinh nghiệm mà bản
thân cảm thấy khi vậndụng có hiệu quả. Rất mong nó sẻ góp một phần nhỏ vào
sự thàn công của các đồng nghiệp.
2. Kiến nghị
2.1. Đối với sở giáo dục và đào tạo.
- Số lượng học sinh trong một lớp học từ 30 đến 35 em để thuận tiện trong
việc quản lí và áp dụng các phương pháp dạy học tích cực.
- Tổ chức nhiều chuyên đề cấp cụm, cấp Tỉnh để giáo viên trao đổi, học hỏi
lẫn nhau
2.2. Đối với nhà trường.
- Tiếp tục trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, các thiết bị hổ trợ
dạy học hiện đại.
2.3. Đối với giáo viên bộ môn.
- Đầu tư thời gian để chọn lọc, tìm tòi phương pháp dạy phù hợp nhất.
- Đưa vào các bài tập thực nghiệm, tổ chức hoạt động của Học sinh một
cách hợp lí ,chủ động được về mặt thời gian nhằm đảm bảo hoàn thành được tiết
học.

13


PHỤ LỤC: KẾ HOẠCH DẠY HỌC
LUYỆN TẬP VỀ CACBON, SILIC VÀ HỢP CHẤT CỦA CHÚNG
I.

Mục tiêu

1. Kiến thức: Nắm vững tính chất cơ bản của C, Si, các hợp chất CO, CO 2,
muối cacbonat và hidrocacbonat, H2SiO3, muối silicat.

2. Kĩ năng:
o Viết PTPƯ
o Vận dụng kiến thức cơ bản trên để giải một số bài tập liên quan:
nhận biết, tính toán,…
II.

Phương pháp

Đàm thoại - Nêu vấn đề, kết hợp sử dụng phương tiện trực quan.
III.

Chuẩn bị

1. Giáo viên
- Chuẩn bị hệ thống câu hỏi và bài tập về các nội dung kiến thức trên
- Dụng cụ, hóa chất: ống nghiệm, kẹp, các dd Na2CO3, NaHCO3, Na2SO4,
NaNO3, BaCl2, Ba(OH)2, HCl.
Các phiếu học tập
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Câu 1: Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống:
1. Cacbon và silic cùng là ………..………. nhóm ………. , tính phi kim của
Cacbon ……………… của Silic.
Chúng vừa có tính ……………., vừa có tính ………..
2. CO2 và SiO2 là các oxit ..…, có tính ………..….…..
3. H2CO3 và H2SiO3 là các ………….………, vì vậy, chúng dễ bị đẩy ra khỏi dd
muối bởi các ax mạnh.
H2CO3 là ax ………..…..ax, có tính ax ………..……..ax H2SiO3
Câu 2: Sục hỗn hợp khí A gồm CO và CO2 qua dd nước vôi trong dư thu được
khí B và kết tủa C. Dẫn khí B qua ống đựng CuO nung nóng thu được chất rắn
D màu đỏ. Lọc kết tủa C, đem nung đến khối lượng không đổi thu được chất rắn

E. Các chất B, D, E lần lượt là:
A. CO, CaCO3, Cu

B. CO, Cu, CaCO3

C. CO2, CuO, CaO

D. CO, Cu, CaO

Câu 3: Để khắc chữ trên thủy tinh người ta dùng
14


A. HCl

B. HNO3

C. H2SiO3

D. HF

Câu 4: Để phân biệt khí CO2 và SO2 có thể dùng
A. quì tím

B. dd nước vôi trong

C. dd nước brom

D. dd HCl


Câu 5: Chọn một thuốc thử duy nhất để phân biệt các lọ mất nhãn đựng các dd
riêng biệt sau: Na2CO3, Na2SiO3, NaNO3
A. dd NaOH

B. dd HCl

C. dd H2SiO3

D. quì tím

Câu 6: Sản phẩm rắn thu được khi nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp NaHCO3 và
Ca(HCO3)2 là
A. Na2CO3, CaCO3

B. Na2O và CaO

C. Na2CO3 và CaO

D. NaHCO3 và Ca(HCO3)2

Câu 7: Dẫn a mol khí CO2 qua dd chứa b mol Ca(OH)2 thu được dd X và kết tủa
Y. Đun nóng dd X lại thu được Y. DD Y là
A. Ca(HCO3)2

B. Ca(OH)2

C. Ca(HCO3)2 và . Ca(OH)2

D. H2CO3


Câu 8: Đổ từ từ đến hết 100ml dd HCl 2M vào 100ml dd hỗn hợp gồm Na2CO3
1M và NaHCO3 1M. Thể tích khí CO2 thu được (ĐKTC) là
A. 2.24 lit

B. 4.48 lit

C. 6.72 lit

D. 9.68 lit

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Câu 1: Viết PTPƯ thực hiện dãy biến hóa:

Câu 2: Sục 4.48 lit (đktc) khí cacbonic vào 100ml dd hỗn hợp gồm kali hidroxit
1M và bari hidroxit 0,75M.
a. Tính khối lượng kết tủa thu được.
b. Tính tổng khối lượng muối tạo thành sau phản ứng.
Câu 3: Bài tập thực nghiệm
Hãy dán nhãn cho các dd mất nhãn đựng trong các lọ riêng biệt sau: Na 2CO3,
NaHCO3, Na2SO4, NaNO3
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 (về nhà)
Đơn chất

Cacbon

Silic

Các dạng
thù hình
15



Số OXH
Tính chất
hóa học

Oxit

Cacbon monooxxit

Cacbon dioxxit

Silic dioxxit

Công thức
phân tử
Trạng thái
Số OXH
Tính chất hóa
học

Axit

Axit cacbonic

Axit Silixic

Công thức
phân tử
Tính chất

hóa học

Muối

Muối cacbonat

Muối hidrocacbonat

Muối silicat

Tính tan
Tính chất
hóa học

2. Học sinh
Xem lại các nội dung kiến thức cơ bản của chương và làm một số bài tập
điển hình
IV.

Hoạt động dạy và học

1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
16


GV tiến hành kiểm tra trong quá trình học và luyện tập để đánh giá
3. Luyện tập
Hoạt động của trò và thầy


Kiến thức cơ bản

Hoạt động 1:
GV phát phiếu học tập số 1. Sau 5 phút, thu
phiếu của 5 HS bất kì, sau đó chữa và chấm
chung trước lớp.
Câu 1: Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ
trống:
1. Cacbon và silic cùng là ………..……….
nhóm ………. , tính phi kim của Cacbon
……………… của Silic.

Câu 1:
phi kim
lớn hơn

Chúng vừa có tính ……………., vừa có tính
………..

oxi hóa

2. CO2 và SiO2 là các oxit ..…, có tính
………..….…..

axit

3. H2CO3 và H2SiO3 là các ………….………,
vì vậy, chúng dễ bị đẩy ra khỏi dd muối bởi
các ax mạnh. H2CO3 là ax ………..…..ax, có
tính ax ………..……..ax H2SiO3

Câu 2: Sục hỗn hợp khí A gồm CO và CO2
qua dd nước vôi trong dư thu được khí B và
kết tủa C. Dẫn khí B qua ống đựng CuO nung
nóng thu được chất rắn D màu đỏ. Lọc kết tủa
C, đem nung đến khối lượng không đổi thu
được chất rắn E. Các chất B, D, E lần lượt là:
A. CO, CaCO3, Cu B. CO, Cu, CaCO3
C. CO2, CuO, CaO D. CO, Cu, CaO
Câu 3: Để khắc chữ trên thủy tinh người ta
dùng
A. HCl

B. HNO3

C. H2SiO3

D. HF

Câu 4: Để phân biệt khí CO2 và SO2 có thể
dùng
A. quì tím
C. dd nước brom

B. dd nước vôi trong
D. dd HCl
17

IVA

khử

oxi hóa yếu
axit yếu
2 lần
lớn hơn
Câu 2:
Chú ý: CO không tác dụng với
dd Ca(OH)2 do CO là oxit
trung tính
Đáp án: D.
Câu 3: D

Câu 4: C
Nguyên nhân: dd nước brom
có tính oxh mạnh, tác dụng
với SO2 có tính khử mạnh.
CO2 không có tính khử nên


không tác dụng.
Câu 5: Chọn một thuốc thử duy nhất để phân
biệt các lọ mất nhãn đựng các dd riêng biệt
sau: Na2CO3, Na2SiO3, NaNO3
A. dd NaOH

B. dd HCl

C. dd H2SiO3

D. quì tím


Câu 5: B
Hiện tượng:
Na2CO3: sủi bọt khí
Na2SiO3: kết tủa trắng keo

NaNO3: không có hiện tượng.
Câu 6: Sản phẩm rắn thu được khi nhiệt phân
hoàn toàn hỗn hợp NaHCO3 và Ca(HCO3)2 là Câu 6: C
Chú ý: muối cacbonat của kim
A. Na2CO3, CaCO3
B. Na2O và CaO
loại kiềm không bị nhiệt phân.
C. Na2CO3 và CaO
D. NaHCO3 và
Ca(HCO3)2
Câu 7: Dẫn a mol khí CO2 qua dd chứa b mol
Ca(OH)2 thu được dd X và kết tủa Y. Đun
Câu 7: A
nóng dd X lại thu được Y. DD Y là
(HS viết PTP Ư)
A. Ca(HCO3)2
B. Ca(OH)2
C. Ca(HCO3)2 và . Ca(OH)2

D. H2CO3

Câu 8: Đổ từ từ đến hết 100ml dd HCl 2M
vào 100ml dd hỗn hợp gồm Na2CO3 1M và
NaHCO3 1M. Thể tích khí CO2 thu được
(ĐKTC) là

A. 2.24 lit

B. 4.48 lit

C. 6.72 lit

D. không xác định được

Câu 8: A
H+ + CO32- → HCO3-

(1)

HCO3- + H+ → CO2 + H2O (2)
Chú ý: đổ từ từ → pư xảy ra
lần lượt hết (1) mới đến (2)

Hoạt động 2:
- GV phát PHT số 2. Chia lớp thành 4 nhóm:
Nhóm 1: làm câu 1
Nhóm 2: làm câu 2
Nhóm 3, 4: làm bài tập thực nghiệm.
Sau đó đại diện từng nhóm lên bảng chữa,
GV gọi nhận xét chéo.
Câu 1: Viết PTPƯ thực hiện dãy biến hóa:

Câu 1:
Chú ý các điều kiện phản ứng
và cân bằng phương trình.


Câu 2: Sục 4.48 lit (đktc) khí cacbonic vào
18

Câu 2:


100ml dd hỗn hợp gồm kali hidroxit 1M và
bari hidroxit 0,75M.

Chú ý: phản ứng trung hòa xảy
ra trước:

a. Tính khối lượng kết tủa thu được.

CO2 + 2 OH- → CO32-

b. Tính tổng khối lượng muối tạo thành sau
phản ứng.

CO2 + OH- → HCO3Sau đó xảy ra phản ứng tạo kết
tủa:
CO32- + Ba2+ → BaCO3

Câu 3:
Chú ý: Phân biệt dd Na2CO3 và NaHCO3
bằng dd BaCl2 (không dùng dd Ba(OH)2)
Hoạt động 3: BTVN

(Làm thí
Trên cơ sở các kiến thức đã nhắc lại trong tiết chứng)

học, HS về hoàn thành PHT 3

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

nghiệm

kiểm

Quảng trị, ngày 14 tháng 5 năm 2015
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác

NGUYỄN MINH HẢI

19


PHẦN 4: TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Cương(2007), Phương pháp dạy học hoá học ở trường phổ thông và
đại học. Một số vấn đề cơ bản,. NXB Giáo dục.
2. Nguyễn Cương(2000), Nguyễn Mạnh Dung, Nguyễn Thị Sửu, Phương Pháp
dạy học hoá học tập I , NXBGD.
3. Đặng Thị Oanh, Nguyễn Thị Sửu(2006), Phương pháp dạy học các chương
mục quan trọng trong chương trình- sách giáo khoa hoá học phổ thông, NXB
ĐHSP.
4. Phan Trọng Ngọ(2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường ,
NXBĐHSP.
5. Nguyễn Xuân Trường, Lê Mậu Quyền, Phạm Văn Hoan, Lê Chí Kiên(2007)

Sách giáo khoa lớp 11 ban Cơ Bản, NXBGD.
6. Nguyễn Xuân Trường, Lê Mậu Quyền, Phạm Văn Hoan, Lê Chí Kiên(2007)
Sách giáo viên lớp 11 ban Cơ Bản, NXBGD.
7. Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định
hướng năng lực của học sinh (2014), NXBGD
8. Tài liệu tập huấn xây dựng các chuyên đề dạy học và kiểm tra đánh giá thao
định hướng phát triển năng lực học sinh(2014), NXBGD.
9. [1] Luật Giáo dục 2005 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật giáo dục
2009.
10. [2] Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa

XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

20


MỤC LỤC
Phần 1: Mở đầu..............................................................................................2
Phần 2: Nội dung...........................................................................................4
I. Cơ sở lí luận, cơ sở thực tiển của vấn đề cần nghiên cứu........................4
II. Các giải pháp.............................................................................................7
III. Kết quả thực nghiệm.............................................................................10
IV: Bài học kinh nghiệm.............................................................................12
Phần 3: Kết luận và kiến nghị.....................................................................12
Phụ lục: kế hoạch dạy học bài: “Luyện tập về cacbon, silic và hợp chất
của chúng”...................................................................................................13
Phần 4: Tài liệu tham khảo.........................................................................21

21




×