Tải bản đầy đủ (.doc) (115 trang)

Tìm hiểu sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, trong mô hình nông thôn mới tại làng hoành đồn, xã hải đường, huyện hải hậu, tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 115 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, toàn bộ số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
hoàn toàn trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một luận văn tốt nghiệp nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 26 tháng 5 năm 2010
Tác giả luận văn

Đoàn Mạnh Dần

i


LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự quan tâm
giúp đỡ nhiệt tình về nhiều mặt của các tổ chức và cá nhân.
Trước tiên, tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu
trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, khoa Kinh tế và PTNT, bộ môn PTNT và
các thầy cô giáo đã tạo mọi điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành
luận văn.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy GVC.ThS Nguyễn
Trọng Đắc, người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn thầy TS. Vũ Trọng Bình, Giám đốc
Trung tâm PTNT, CN. Nguyễn Ngọc Luân Trưởng phòng PTNT bền vững và
các anh chị trong Trung Tâm PTNT đã tận tình giúp đỡ tôi trong thời gian thực
tập tại trung tâm.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo UBND xã Hải Đường,
phòng thống kê, Ban phát triển thôn làng Hoành Đồn và những hộ nông dân làng
Hoành Đồn đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi, vô tư cung cấp số liệu, tư liệu khách
quan và nói lên những suy nghĩ của mình để giúp tôi hoàn thành luận văn này.


Tôi cũng xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã ủng hộ và giúp đỡ
tôi nhiệt tình trong quá trình học tập và nghiên cứu của mình.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn

Đoàn Mành Dần

ii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Được sự phân công của Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Trường Đại
học Nông nghiệp Hà Nội và sự tổ chức, hỗ trợ của Trung tâm Phát triển nông
thôn thuộc Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn,
chúng tôi lựa chọn thực hiện đề tài: “Tìm hiểu sự tham gia của cộng đồng
trong xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, trong mô hình nông thôn mới tại
làng Hoành Đồn, xã Hải Đường, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định”
Tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu tìm hiểu và đánh giá sự
tham gia của cộng đồng trong xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội trong mô
hình nông thôn mới làng Hoành Đồn, xã Hải Đường, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam
Định”. Trên cơ sở đó rút ra một số kinh nghiệm và đề xuất một số khuyến nghị
nhằm nâng cao sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế
xã hội.
Để đạt được những kết quả nghiên cứu cần có những mục tiêu cụ thể sau:
Góp phần hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn về sự tham gia của cộng đồng;
Tìm hiểu sự tham gia, phân tích vai trò và tác dụng của cộng đồng; Đề xuất một
số khuyến nghị nhằm nâng cao vai trò của cộng đồng trong việc tham gia xây
dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội trong mô hình nông thôn mới làng Hoành Đồn.
Nhằm làm rõ mục tiêu đề ra, tôi tiến hành nghiên cứu trên 2 đối tượng là
Ban phát triển thôn và người dân làng Hoành Đồn.

Để nắm rõ được cơ sở lí luận của đề tài, tôi đưa ra một số khái niệm có
liên quan về mô hình nông thôn mới trong đó có lí luận về sự tham gia của cộng
đồng trong xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội bao gồm:
 Cộng đồng
 Cơ sở hạ tầng

iii


 Nông thôn và Phát triển nông thôn
 Lí luận về mô hình nông thôn mới
Để thấy được quá trình xây dựng nông thôn mới ở các nước trong khu vực
và trên thế giới tôi tiến hành tìm hiểu thực tiễn xây dựng nông thôn mới tại
Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan. Trong đó tìm hiểu quá trình xây dựng và
những chính sách mà các nước trên thực hiện để xây dựng mô hình nông thôn
mới.
Để nắm rõ được những thuận lợi và khó khăn cho xây dựng cơ sở hạ tầng
kinh tế xã hội tôi tìm hiểu các đặc điểm đìa bàn nghiên cứu có liên quan: đó là
các đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội.
Trong quá trình nghiên cứu tôi chọn các phưng pháp nghiên cứu đó là:
phương pháp chon điểm nghiên cứu, chọn mẫu nghiên cứu, phương pháp thu
thập thông tin, phương pháp phân tích, phương pháp xử lý thông tin số liệu và
tính toán và hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu. Tiến hành nghiên cứu trên 30 hộ
nông dân tại lành Hoành Đồn
Qua quá trình nghiên cứu thực tế tại địa phương tôi nghiên cứu được các
vấn đề sau:
(1) Trọng tâm của mô hình nông thôn mới không phải là sự đầu tư hỗ trợ
của Nhà nước mà chủ yếu dựa vào nội lực từ chính người dân, phát huy trên tinh
thần do nhân dân làm chủ.
(2) Sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội

tại làng Hoành Đồn được phát huy rất tốt trong tất cả các khâu của quá trình xây
dựng, Ban phát triển thôn cùng người dân lên kế hoạch xây dựng, thiết kế các
công trình, trực tiếp thi công, kiểm tra, giám sát, duy tu bảo dưỡng và hưởng lợi
từ các công trình.

iv


(3) Được sự quan tâm giúp đỡ của Nhà nước, chính quyền các cấp, sự tư
vấn của các chuyên gia nên việc lập kế hoạch cho xây dựng các công trình đi
đúng hướng, bám sát điều kiện địa phương.
(4) Kinh phí cho xây dựng các công trình một phần được Nhà nước hỗ trợ,
phần còn lại do người dân đóng góp. Kinh phí do người dân được huy động từ
chính nội lực của từng hộ gia đình.
(5) Việc người dân tự đóng góp kinh phí, dựa vào chính cộng đồng đã phát
huy được hiệu quả tham gia, các công trình được đảm bảo chất lượng
(6) Sau 3 năm xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội cho mô hình nông
thôn mới đã đạt những kết quả đáng khích lệ, có tác động không nhỏ đến đời
sống kinh tế, văn hóa, xã hội cho người dân đó là: Cơ sở hạ tầng được hoàn thiện
và đồng bộ, nâng cao được sự tham gia của cộng đồng, phát huy được ý thức của
người dân. Qua đó rút ra được một số kinh nghiệm về sự tham gia của cộng đồng
trong xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội trong nông thôn mới.
(7) Xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội trong nông thôn mới đã tác động
đến tất cả các mặt của đời sống kinh tế xã hội. Kích thích kinh tế phát triển, nâng
cao đời sống văn hóa, khôi phục các lễ hội, cải thiện môi trường sống.
(8) Trong quá trình xây dựng gặp rất ngiều thuận lợi, tuy nhiên cũng gặp
không ít khó khăn, nguyên nhân chủ yếu là nhận thức, trình độ của người dân và
Ban phát triển thôn chưa cao, phát triển kinh tế chưa vững.
(9) Để khắc phục những hạn chế và nguyên nhân của nó, tôi đã đưa ra một
số khuyến nghị nhằm nâng cao hơn nữa vai trò của cộng đồng trong xây dựng cơ

sở hạ tầng kinh tế xã hội trong nông thôn mới. Trong đó vấn đề nâng cao nhận
thức và trình độ cho cộng đồng là qua trọng nhất, mặt khác cũng phải thúc đẩy
phát triển kinh tế và tăng cường sự tư vấn của các chuyên gia để nâng cao được
hiệu quả tham gia của cộng đồng.

v


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.........................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..............................................................................................................................ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN.............................................................................................................iii
MỤC LỤC..................................................................................................................................vi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ CÁC HỘP.........................................................................xiii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.........................................................................................xvii
PHẦN I. MỞ ĐẦU......................................................................................................................1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài.........................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................................4
1.2.1 Mục tiêu chung...................................................................................................................4
1.2.2 Mục tiêu cụ thể...................................................................................................................4
1.3 Đối tượng nghiên cứu............................................................................................................4
1.4 Phạm vi nghiên cứu...............................................................................................................5
1.4.1 Phạm vi về nội dung...........................................................................................................5
1.4.2 Phạm vi về không gian.......................................................................................................5
1.4.3 Phạm vi về thời gian...........................................................................................................5
PHẦN II. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN...........................................................................6
2.1 Những khái niệm cơ bản của đề tài.......................................................................................6
2.1.2 Cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội...............................................................................................7
2.1.3 Nông thôn...........................................................................................................................9
2.1.4 Phát triển nông thôn............................................................................................................9

2.1.5 Mô hình nông thôn mới....................................................................................................10
2.2 Những đặc điểm đặc trưng của mô hình nông thôn mới từ đề án của Bộ NN&PTNT.......11
2.2.1 Điều kiện cần có để xây dựng mô hình nông thôn mới theo Đề án của Bộ NN&PTNT..12
2.2.2 Căn cứ xác định tiêu chí, chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới theo Đề án của Bộ
NN&PTNT................................................................................................................................13
2.3 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng
nông thôn...................................................................................................................................14

vi


2.3.1 Xây dựng nông thôn mới ở Trung Quốc...........................................................................14
2.3.2 Hàn Quốc: Phong trào nông thôn mới: từ chính phủ là chủ đạo đến người dân đóng vai
chính..........................................................................................................................................15
Thông qua phong trào nông thôn mới, Hàn Quốc đã phổ cập được hạ tầng cơ sở ở nông thôn,
thu nhỏ khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, nâng cao trình độ tổ chức của nông dân,
chấn hưng tinh thần quốc dân, cuộc sống của người nông dân cũng đạt đến mức khá giả, nông
thôn đã bắt kịp tiến trình hiện đại hóa của cả Hàn Quốc, đồng thời đưa thu nhập quốc dân Hàn
Quốc đạt đến tiêu chí của một quốc gia phát triển. (Theo Tri thức thế giới, 2008) 2.3.3 Đài
Loan: từ “nông nghiệp bồi dưỡng công nghiệp” tới “công nghiệp bồi dưỡng nông nghiệp”. . .17
2.4 Một số mô hình nông thôn mới ở Việt Nam........................................................................18
2.4.1 Mô hình nông thôn mới tại xã Thụy Hương: Hơn 76 tỷ đồng đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng............................................................................................................................................19
2.4.2 Mô hình nông thôn mới cấp thôn, bản tại Hưng Yên.......................................................20
PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU....................................................................23
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................................................23
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu..............................................................................................23
3.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên.............................................................................................23
3.1.2 Đặc điểm điều kiện dân số xã hội.....................................................................................26
3.1.3 Đặc điểm điều kiện kinh tế...............................................................................................32

3.2 Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................................34
3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu................................................................................34
3.2.2 Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu..................................................................................35
3.2.3 Phương pháp thu thập thông tin........................................................................................35
3.2.4 Phương pháp xử lí thông tin số liệu và tính toán..............................................................36
3.2.5 Phương pháp phân tích.....................................................................................................36
3.2.5 Phương pháp xử lí thông tin.............................................................................................37
3.2.6 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu......................................................................................37
PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.......................................................39
4.1 Một số nét cơ bản về cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội trong mô hình nông thôn mới tại làng
Hoành Đồn, xã Hải Đường........................................................................................................39
4.1.1 Giao thông........................................................................................................................39

vii


4.1.2 Thuỷ lợi.............................................................................................................................40
4.1.3 Hệ thống điện....................................................................................................................40
4.1.4 Cơ sở vật chất văn hoá......................................................................................................40
4.2 Kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng trong nông thôn mới tại làng Hoành Đồn......................41
4.3 Sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội trong mô hình
nông thôn mới làng Hoành Đồn................................................................................................45
4.3.1 Sự tham gia của Ban phát triển nông thôn mới trong xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã
hội trong mô hình nông thôn mới tại làng Hoành Đồn..............................................................45
4.3.2 Sự tham gia của người dân làng Hoành Đồn trong xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội
trong mô hình nông thôn mới....................................................................................................48
4.3.2.1 Sự tham gia của người dân làng Hoành Đồn trong xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã
hội trong mô hình nông thôn mới theo các giai đoạn tham gia.................................................48
4.3.2.2 Sự tham gia của người dân làng Hoành Đồn trong xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã
hội trong mô hình nông thôn mới theo các công trình xây dựng...............................................54

4.3.2.2.1 Sự tham gia của người dân trong xây dựng cổng làng Hoành Đồn............................54
4.4 Một số kết quả đạt được khi xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế trong mô hình nông thôn mới
làng Hoành Đồn.........................................................................................................................74
4.5 Một số kinh nghiệm rút ra về sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng cơ sở hạ tầng
kinh tế xã hội trong nông thôn mới làng Hoành Đồn................................................................75
4.6 Một số tác động của việc xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội trong mô hình nông thôn
mới làng Hoành Đồn..................................................................................................................76
4.7 Những thuận lợi và khó khăn gặp phải trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã
hội trong mô hình nông thôn mới làng Hoành Đồn...................................................................80
4.8 Một số khuyến nghị nhằm nâng cao sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng cơ sở hạ
tầng kinh tế xã hội......................................................................................................................82
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................84
5.1 Kết luận................................................................................................................................84
5.2 Kiến nghị.............................................................................................................................86
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................87
PHỤ LỤC..................................................................................................................................89

viii


ix


DANH MỤC BẢNG BIỂU
LỜI CAM ĐOAN.........................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..............................................................................................................................ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN.............................................................................................................iii
MỤC LỤC..................................................................................................................................vi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ CÁC HỘP.........................................................................xiii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.........................................................................................xvii

PHẦN I. MỞ ĐẦU......................................................................................................................1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài.........................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................................4
1.2.1 Mục tiêu chung...................................................................................................................4
1.2.2 Mục tiêu cụ thể...................................................................................................................4
1.3 Đối tượng nghiên cứu............................................................................................................4
1.4 Phạm vi nghiên cứu...............................................................................................................5
1.4.1 Phạm vi về nội dung...........................................................................................................5
1.4.2 Phạm vi về không gian.......................................................................................................5
1.4.3 Phạm vi về thời gian...........................................................................................................5
PHẦN II. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN...........................................................................6
2.1 Những khái niệm cơ bản của đề tài.......................................................................................6
2.1.2 Cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội...............................................................................................7
2.1.3 Nông thôn...........................................................................................................................9
2.1.4 Phát triển nông thôn............................................................................................................9
2.1.5 Mô hình nông thôn mới....................................................................................................10
2.2 Những đặc điểm đặc trưng của mô hình nông thôn mới từ đề án của Bộ NN&PTNT.......11
2.2.1 Điều kiện cần có để xây dựng mô hình nông thôn mới theo Đề án của Bộ NN&PTNT..12
2.2.2 Căn cứ xác định tiêu chí, chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới theo Đề án của Bộ
NN&PTNT................................................................................................................................13
2.3 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng
nông thôn...................................................................................................................................14

x


2.3.1 Xây dựng nông thôn mới ở Trung Quốc...........................................................................14
2.3.2 Hàn Quốc: Phong trào nông thôn mới: từ chính phủ là chủ đạo đến người dân đóng vai
chính..........................................................................................................................................15
Thông qua phong trào nông thôn mới, Hàn Quốc đã phổ cập được hạ tầng cơ sở ở nông thôn,

thu nhỏ khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, nâng cao trình độ tổ chức của nông dân,
chấn hưng tinh thần quốc dân, cuộc sống của người nông dân cũng đạt đến mức khá giả, nông
thôn đã bắt kịp tiến trình hiện đại hóa của cả Hàn Quốc, đồng thời đưa thu nhập quốc dân Hàn
Quốc đạt đến tiêu chí của một quốc gia phát triển. (Theo Tri thức thế giới, 2008) 2.3.3 Đài
Loan: từ “nông nghiệp bồi dưỡng công nghiệp” tới “công nghiệp bồi dưỡng nông nghiệp”. . .17
2.4 Một số mô hình nông thôn mới ở Việt Nam........................................................................18
2.4.1 Mô hình nông thôn mới tại xã Thụy Hương: Hơn 76 tỷ đồng đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng............................................................................................................................................19
2.4.2 Mô hình nông thôn mới cấp thôn, bản tại Hưng Yên.......................................................20
PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU....................................................................23
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................................................23
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu..............................................................................................23
3.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên.............................................................................................23
3.1.2 Đặc điểm điều kiện dân số xã hội.....................................................................................26
3.1.3 Đặc điểm điều kiện kinh tế...............................................................................................32
3.2 Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................................34
3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu................................................................................34
3.2.2 Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu..................................................................................35
3.2.3 Phương pháp thu thập thông tin........................................................................................35
3.2.4 Phương pháp xử lí thông tin số liệu và tính toán..............................................................36
3.2.5 Phương pháp phân tích.....................................................................................................36
3.2.5 Phương pháp xử lí thông tin.............................................................................................37
3.2.6 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu......................................................................................37
PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.......................................................39
4.1 Một số nét cơ bản về cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội trong mô hình nông thôn mới tại làng
Hoành Đồn, xã Hải Đường........................................................................................................39
4.1.1 Giao thông........................................................................................................................39

xi



4.1.2 Thuỷ lợi.............................................................................................................................40
4.1.3 Hệ thống điện....................................................................................................................40
4.1.4 Cơ sở vật chất văn hoá......................................................................................................40
4.2 Kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng trong nông thôn mới tại làng Hoành Đồn......................41
4.3 Sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội trong mô hình
nông thôn mới làng Hoành Đồn................................................................................................45
4.3.1 Sự tham gia của Ban phát triển nông thôn mới trong xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã
hội trong mô hình nông thôn mới tại làng Hoành Đồn..............................................................45
4.3.2 Sự tham gia của người dân làng Hoành Đồn trong xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội
trong mô hình nông thôn mới....................................................................................................48
4.3.2.1 Sự tham gia của người dân làng Hoành Đồn trong xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã
hội trong mô hình nông thôn mới theo các giai đoạn tham gia.................................................48
4.3.2.2 Sự tham gia của người dân làng Hoành Đồn trong xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã
hội trong mô hình nông thôn mới theo các công trình xây dựng...............................................54
4.3.2.2.1 Sự tham gia của người dân trong xây dựng cổng làng Hoành Đồn............................54
4.4 Một số kết quả đạt được khi xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế trong mô hình nông thôn mới
làng Hoành Đồn.........................................................................................................................74
4.5 Một số kinh nghiệm rút ra về sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng cơ sở hạ tầng
kinh tế xã hội trong nông thôn mới làng Hoành Đồn................................................................75
4.6 Một số tác động của việc xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội trong mô hình nông thôn
mới làng Hoành Đồn..................................................................................................................76
4.7 Những thuận lợi và khó khăn gặp phải trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã
hội trong mô hình nông thôn mới làng Hoành Đồn...................................................................80
4.8 Một số khuyến nghị nhằm nâng cao sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng cơ sở hạ
tầng kinh tế xã hội......................................................................................................................82
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................84
5.1 Kết luận................................................................................................................................84
5.2 Kiến nghị.............................................................................................................................86
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................87

PHỤ LỤC..................................................................................................................................89

xii


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ CÁC HỘP
LỜI CAM ĐOAN.........................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..............................................................................................................................ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN.............................................................................................................iii
MỤC LỤC..................................................................................................................................vi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ CÁC HỘP.........................................................................xiii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.........................................................................................xvii
PHẦN I. MỞ ĐẦU......................................................................................................................1

xiii


1.1 Tính cấp thiết của đề tài.........................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................................4
1.2.1 Mục tiêu chung...................................................................................................................4
1.2.2 Mục tiêu cụ thể...................................................................................................................4
1.3 Đối tượng nghiên cứu............................................................................................................4
1.4 Phạm vi nghiên cứu...............................................................................................................5
1.4.1 Phạm vi về nội dung...........................................................................................................5
1.4.2 Phạm vi về không gian.......................................................................................................5
1.4.3 Phạm vi về thời gian...........................................................................................................5
PHẦN II. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN...........................................................................6
2.1 Những khái niệm cơ bản của đề tài.......................................................................................6
2.1.2 Cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội...............................................................................................7
2.1.3 Nông thôn...........................................................................................................................9

2.1.4 Phát triển nông thôn............................................................................................................9
2.1.5 Mô hình nông thôn mới....................................................................................................10
2.2 Những đặc điểm đặc trưng của mô hình nông thôn mới từ đề án của Bộ NN&PTNT.......11
2.2.1 Điều kiện cần có để xây dựng mô hình nông thôn mới theo Đề án của Bộ NN&PTNT..12
2.2.2 Căn cứ xác định tiêu chí, chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới theo Đề án của Bộ
NN&PTNT................................................................................................................................13
2.3 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng
nông thôn...................................................................................................................................14
2.3.1 Xây dựng nông thôn mới ở Trung Quốc...........................................................................14
2.3.2 Hàn Quốc: Phong trào nông thôn mới: từ chính phủ là chủ đạo đến người dân đóng vai
chính..........................................................................................................................................15
Thông qua phong trào nông thôn mới, Hàn Quốc đã phổ cập được hạ tầng cơ sở ở nông thôn,
thu nhỏ khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, nâng cao trình độ tổ chức của nông dân,
chấn hưng tinh thần quốc dân, cuộc sống của người nông dân cũng đạt đến mức khá giả, nông
thôn đã bắt kịp tiến trình hiện đại hóa của cả Hàn Quốc, đồng thời đưa thu nhập quốc dân Hàn
Quốc đạt đến tiêu chí của một quốc gia phát triển. (Theo Tri thức thế giới, 2008) 2.3.3 Đài
Loan: từ “nông nghiệp bồi dưỡng công nghiệp” tới “công nghiệp bồi dưỡng nông nghiệp”. . .17
2.4 Một số mô hình nông thôn mới ở Việt Nam........................................................................18

xiv


2.4.1 Mô hình nông thôn mới tại xã Thụy Hương: Hơn 76 tỷ đồng đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng............................................................................................................................................19
2.4.2 Mô hình nông thôn mới cấp thôn, bản tại Hưng Yên.......................................................20
PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU....................................................................23
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................................................23
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu..............................................................................................23
3.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên.............................................................................................23
3.1.2 Đặc điểm điều kiện dân số xã hội.....................................................................................26

3.1.3 Đặc điểm điều kiện kinh tế...............................................................................................32
3.2 Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................................34
3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu................................................................................34
3.2.2 Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu..................................................................................35
3.2.3 Phương pháp thu thập thông tin........................................................................................35
3.2.4 Phương pháp xử lí thông tin số liệu và tính toán..............................................................36
3.2.5 Phương pháp phân tích.....................................................................................................36
3.2.5 Phương pháp xử lí thông tin.............................................................................................37
3.2.6 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu......................................................................................37
PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.......................................................39
4.1 Một số nét cơ bản về cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội trong mô hình nông thôn mới tại làng
Hoành Đồn, xã Hải Đường........................................................................................................39
4.1.1 Giao thông........................................................................................................................39
4.1.2 Thuỷ lợi.............................................................................................................................40
4.1.3 Hệ thống điện....................................................................................................................40
4.1.4 Cơ sở vật chất văn hoá......................................................................................................40
4.2 Kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng trong nông thôn mới tại làng Hoành Đồn......................41
4.3 Sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội trong mô hình
nông thôn mới làng Hoành Đồn................................................................................................45
4.3.1 Sự tham gia của Ban phát triển nông thôn mới trong xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã
hội trong mô hình nông thôn mới tại làng Hoành Đồn..............................................................45
4.3.2 Sự tham gia của người dân làng Hoành Đồn trong xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội
trong mô hình nông thôn mới....................................................................................................48

xv


4.3.2.1 Sự tham gia của người dân làng Hoành Đồn trong xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã
hội trong mô hình nông thôn mới theo các giai đoạn tham gia.................................................48
4.3.2.2 Sự tham gia của người dân làng Hoành Đồn trong xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã

hội trong mô hình nông thôn mới theo các công trình xây dựng...............................................54
4.3.2.2.1 Sự tham gia của người dân trong xây dựng cổng làng Hoành Đồn............................54
4.4 Một số kết quả đạt được khi xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế trong mô hình nông thôn mới
làng Hoành Đồn.........................................................................................................................74
4.5 Một số kinh nghiệm rút ra về sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng cơ sở hạ tầng
kinh tế xã hội trong nông thôn mới làng Hoành Đồn................................................................75
4.6 Một số tác động của việc xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội trong mô hình nông thôn
mới làng Hoành Đồn..................................................................................................................76
4.7 Những thuận lợi và khó khăn gặp phải trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã
hội trong mô hình nông thôn mới làng Hoành Đồn...................................................................80
4.8 Một số khuyến nghị nhằm nâng cao sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng cơ sở hạ
tầng kinh tế xã hội......................................................................................................................82
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................84
5.1 Kết luận................................................................................................................................84
5.2 Kiến nghị.............................................................................................................................86
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................87
PHỤ LỤC..................................................................................................................................89

xvi


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt
CNH – HĐH
CN – TTCN
BNN&PTNT
BPTT
GTSX
HTX
KT – XH

NVL
THCS
TM – DV
Tr.đ

UBND

Ý nghĩa
Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
Công nghiệp, thiểu thủ công nghiệp
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Ban phát triển thôn
Giá trị sản xuất
Hợp tác xã
Kinh tế xã hội
Nguyên vật liệu
Trung học cơ sở
Thương mại, dịch vụ
Triệu đồng
Trung Ương
Ủy Ban nhân dân

xvii


PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển toàn diện và bền vững nông thôn có vị trí và vai trò quan
trọng chiến lược trong quá trình CNH – HĐH, đặc biệt là đối với Việt Nam –
một nước nông nghiệp, đại bộ phận dân cư sống ở nông thôn.

Trong quá trình phát triển của đất nước, nhận thức được vai trò, tầm
quan trọng của nông nghiệp, nông thôn, nông dân, trong nhiều năm qua, nhất
là trong hơn 20 năm đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã đặc biệt quan tâm đến
vấn đề này. Các chủ trương, chính sách đã đưa nền kinh tế nông nghiệp nước
ta đi từ nền kinh tế kế hoạch hóa, tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nông nghiệp Việt Nam đã đạt
những thành tựu nổi bật, duy trì tốc độ tăng trưởng đều và ổn định, thể hiện
được lợi thế so sánh của Việt Nam so với các nước trong khu vực và trên thế
giới. Nông nghiệp đã thực sự trở thành chỗ dựa nền tảng cho công nghiệp và
dịch vụ, góp phần quan trọng vào việc bảo đảm ổn định xã hội ở nước ta.
Tuy nhiên nông nghiệp và nông thôn nước ta vẫn còn tiềm ẩn những
mâu thuẫn, thách thức và bộc lộ những hạn chế không nhỏ như nhận thức về
vai trò của nông nghiệp chưa tương xứng với sự đóng góp quan trọng của lĩnh
vực này đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, các ngành dịch vụ phục
vụ nông nghiệp chưa phát triển, tính tự phát trong sản xuất nông nghiệp của
người nông dân còn lớn trong khi sự định hướng, hỗ trợ, tư vấn rõ ràng của
Nhà nước, chính quyền địa phương còn thiếu, nghiên cứu, ứng dụng khoa học
- công nghệ chưa tương xứng với yêu cầu của sự nghiệp phát triển nông
nghiệp, nông thôn. (Bùi Chí Bửu, 2009)
Nhằm khắc phục tình trạng trên, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra nhiều
chủ trương chính sách nhằm phát triển nông thôn trong tình hình hội nhập
kinh tế quốc tế. Trong đó có Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông
thôn mới. Chương trình đang được triển khai do Bộ Nông nghiệp và Phát

1


triển nông thôn phê duyệt theo Quyết định số 2614 ngày 08/09/2006. Tiến
trình thí điểm hai năm. 13 tỉnh có thôn, bản được chọn thí điểm là: Tuyên
Quang, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hà Tĩnh, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Sóc Trăng, Trà

Vinh, Quảng Ninh, Nghệ An, Quảng Ngãi, Nam Định và TPHCM. Với chủ
trương "Dựa vào nội lực, do cộng đồng làm chủ", đề án nhằm giải quyết bốn vấn
đề: Đào tạo nâng cao năng lực phát triển cộng đồng; nâng cấp điều kiện sống cho
người dân nông thôn; hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất; dịch vụ nâng cao thu
nhập và phát triển mỗi làng một nghề. Đề án sẽ góp phần vào việc triển khai Nghị
quyết TƯ 7 về vấn đề tam nông (nông nghiệp, nông dân, nông thôn) với đích cuối
là nông thôn Việt Nam trở thành nông thôn hiện đại vào năm 2020
Trong quá trình xây dựng nông thôn mới bước đầu có một số mô hình
mô hình thí điểm đã phát huy nội lực trên cơ sở dựa vào sức dân, tranh thủ sự
trợ giúp của Nhà nước và các nguồn lực bên ngoài; xây dựng nông thôn mới
có kinh tế phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, đời sống nông dân được
nâng cao, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội đồng bộ, dân chủ cơ sở được phát
huy. Tuy nhiên còn gặp rất nhiều khó khăn như tỉ lệ nghèo đói, tỉ lệ thất
nghiệp cao, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, diện tích đất nông nghiệp giảm
do quá trình CNH – HĐH , dịch vụ nông thôn phát triển chưa cao, sự hạn chế
trong việc huy động các nguồn lực tài chính địa phương và hệ thống quản lí
tài chính cho phát triển nông thôn còn bất hợp lý. (Phan Xuân Sơn - Nguyễn
Cảnh, 2008).
Trong xây dựng mô hình nông thôn mới việc xây dựng các công trình
cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, các cơ quan nhà nước chỉ hỗ trợ việc xây dựng
quy hoạch, thiết kế, giám sát kỹ thuật, xây dựng các công trình lớn kỹ thuật
phức tạp, các công trình còn lại giao cho ban quản lý phát triển làng xã trực
tiếp là chủ đầu tư, nhân dân trong làng xã là người thi công xây dựng để
người dân có việc làm, có thu nhập, có trách nhiệm trong quản lý, sử dụng sau
này.

2


Làng Hoành Đồn, xã Hải Đường, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định là

một làng đang thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới, làng có hệ thống cơ
sở hạ tầng từ giao thông thuỷ lợi đến nhà văn hoá, trường học… tương đối
đồng bộ và khá phát triển tạo điều kiện giao lưu kinh tế, trao đổi hàng hoá với
bên ngoài, phục vụ sản xuất và đời sống, ứng dụng các tiện bộ khoa học kĩ
thuật. Trong quá trình đó sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng cơ sở hạ
tầng kinh tế xã hội của làng được thực hiện.
Vậy sự tham gia của cộng đồng góp phần vào quá trình triển khai thực
hiện các hoạt động cũng như chất lượng các công trình thế nào? Phương thức
tham gia của cộng đồng là gì? Vai trò của cộng đồng đã được phát huy như
thế nào? Những vấn đề gì tồn tại cần phải giải quyết? Những bài học kinh
nghiệm là gì? Đây là những câu hỏi bức thiết cần được trả lời.
Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn trên, được sự phân công của
Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
và sự tổ chức, hỗ trợ của Trung tâm Phát triển nông thôn thuộc Viện Chính
sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn, chúng tôi lựa chọn
nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng cơ
sở hạ tầng kinh tế xã hội, trong mô hình nông thôn mới tại làng Hoành
Đồn, xã Hải Đường, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định” để làm luận văn tốt
nghiệp đại học.

3


1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng cơ sở hạ tầng kinh
tế xã hội trong mô hình nông thôn mới tại làng Hoành Đồn, xã Hải Đường để
đánh giá vai trò, những thuận lợi và khó khăn của cộng đồng trong việc tham
gia xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội trong mô hình nông thôn mới, từ đó
đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao vai trò của cộng đồng trong việc

tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội trong mô hình nông thôn mới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
(1) Góp phần hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn về sự tham gia của
cộng đồng trong xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội trong mô hình nông
thôn mới.
(2) Tìm hiểu sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng cơ sở hạ tầng
kinh tế xã hội trong mô hình nông thôn mới tại làng Hoành Đồn, xã Hải
Đường, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
(3) Phân tích vai trò và tác dụng của sự tham gia của cộng đồng trong
xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội trong mô hình nông thôn mới tại làng
Hoành Đồn, xã Hải Đường, Hải Hậu, Nam Định.
(4) Đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao vai trò của cộng đồng
trong việc tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội trong mô hình nông
thôn mới.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng trong trong việc
tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội trong mô hình nông thôn mới.
Với chủ thể là Ban phát triển cộng đồng và các hộ nông dân tại làng Hoành
Đồn, xã Hải Đường, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.

4


1.4 Phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Phạm vi về nội dung
Tập trung tìm hiểu và đánh giá trong sự tham gia của cộng đồng bao
gồm: Ban phát triển cộng đồng và người dân trong xây dựng cơ sở hạ tầng
kinh tế xã hội, trong mô hình nông thôn mới, những thuận lợi và khó khăn mà
cộng đồng gặp phải trong tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội
trong mô hình nông thôn mới tại làng Hoành Đồn, xã Hải Đường, huyện Hải

Hậu, tỉnh Nam Định.
1.4.2 Phạm vi về không gian
Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên địa bàn làng Hoành Đồn, xã Hải
Đường, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
1.4.3 Phạm vi về thời gian
Thời gian thu thập số liệu thứ cấp: Các số liệu thứ cấp thu thập trong 3
năm 2007, 2008 và 2009
Thời gian thu thập số liệu mới: Các số liệu thu thập trong năm 2010
Thời gian triển khai nghiên cứu: Từ tháng 01 đến tháng 05 năm 2010

5


PHẦN II. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 Những khái niệm cơ bản của đề tài
2.1.1 Cộng đồng
Trong đời sống khái niệm cộng đồng được sử dụng rộng rãi để chỉ mối
quan hệ và tương tác giữa các cá nhân trong những nhóm người khác nhau.
Đó chính là đặc thù mang tính tập thể trong tất cả các lĩnh vực đời sống và
hoạt động xã hội có những đặc điểm tương đối khác nhau về quy mô và hoạt
động. Cộng đồng có thể chung cho tất cả mọi người, ví dụ cộng đồng nhân
loại, hoặc cộng đồng dân tộc. Tuy nhiên cộng đồng cũng có thể rất cụ thể cho
các đơn vị xã hội cơ bản như làng, xã, hay một nhóm xã hội nào đó có những
đặc tính xã hội chung về lý tưởng, lứa tuổi, giới, nghề nghiệp v.v… Như vậy,
khi nói đến một cộng đồng chúng ta cần xác định được thành viên cộng đồng
gồm những ai, đặc điểm đặc thù của cộng đồng đó là gì và cái gì ràng buộc,
kết nối các thành viên cộng đồng với nhau.
Theo Tô Duy Hợp và cộng sự (2000), Cộng đồng là một thực thể xã hội
có cơ cấu tổ chức (chặt chẽ hoặc không chặt chẽ), là một nhóm người cùng
chia sẻ và chịu sự ràng buộc bởi các đặc điểm và lợi ích chung được thiết lập

thông qua tương tác và trao đổi giữa các thành viên. Các đặc điểm và lợi ích
chung đó rất đa dạng. Đó là các đặc điểm về kinh tế, xã hội, nhân văn, môi
trường, huyết thống, tổ chức, vùng địa lý hoặc các khía cạnh về tâm lý, mối
quan tâm và quan điểm. Cộng đồng có quy mô rất khác nhau tuỳ theo các đặc
trưng chung được xác định. Trong hoạt động phát triển kinh tế xã hội, cộng
đồng có thể là một nhóm người cùng sống với nhau trong một khu vực địa lý
cụ thể. Họ cũng có thể có chung đặc điểm về tâm lý, nhu cầu sử dụng các tài
nguyên, và tương tác trao đổi thường xuyên để đạt được các mục đích chung
của họ.

6


Tuy vậy cộng đồng cũng có thể là những nhóm người từ các khu vực
địa lý khác nhau nhưng có các đặc điểm chung về kinh tế, xã hội, nhân văn,
môi trường, huyết thống, tổ chức, mối quan tâm và quan điểm …
Như vậy cộng đồng là một nhóm người có cùng một hay nhiều đặc
điểm chung nào đó. Tuy nhiên khái niệm cộng đồng không đơn thuần để chỉ
một đơn vị xã hội cụ thể. Cộng đồng là một khái niệm động. nó cung cấp một
phương thức tiếp cận các đối tượng xã hội dựa vào các tiêu chí nghiên cứu
hay các hoạt động cụ thể được đặt ra. Một cá nhân có thể đồng thời là thành
viên của nhiều cộng đồng khác nhau. Một cộng đồng lớn có thể bao gồm các
cộng đồng hợp phần (Trương Văn Tuyển, 2007)
Tóm lại chúng ta có thể hiểu cộng đồng là một tập thể, nhóm sinh sống
và làm việc trong một khu vực nhất định hoặc cộng đồng là một tập hợp
những đối tượng cùng sống chung trong một môi trường (môi trường kinh tế,
xã hội, văn hoá…), thường có mối quan tâm chung như nhu cầu, nguy cơ…
Với cộng đồng con người thì những đối tượng được hiểu là những cá nhân, tổ
chức, thể chế sống chung trong cùng một môi trường, cùng có những đặc
điểm chung và mối quan tâm chung.

2.1.2 Cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội
Cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội bao gồm tất cả những cơ sở vật chất nhằm
phục vụ cho đời sống kinh tế xã hội bao gồm:
- Đường xã là đường nối trung tâm hành chính xã với các thôn hoặc
đường nối giữa các xã (không thuộc đường huyện) có thiết kế cấp IV.
- Đường thôn là đường nối giữa các thôn đến các xóm.
- Đường xóm, ngõ là đường nối giữa các hộ gia đình (đường chung của
liên gia).
- Đường trục chính nội đồng là đường chính nối từ đồng ruộng đến khu
dân cư.

7


- Công trình thuỷ lợi được hiểu là công trình thuộc kết cấu hạ tầng
nhằm khai thác mặt lợi của nước; phòng chống tác hại do nước gây ra, bảo vệ
môi trường và cân bằng sinh thái, bao gồm: Đê, hồ chứa nước, đập, cống, trạm
bơm, giếng, đường ống dẫn nước, kênh, công trình trên kênh và bờ bao các loại.
Hệ thống công trình thuỷ lợi bao gồm các công trình thuỷ lợi có liên quan trực
tiếp với nhau về mặt khai thác và bảo vệ trong một khu vực nhất định.
- Hệ thống điện gồm: lưới điện phân phối, trạm biến áp phân phối,
đường dây cấp trung áp, đường dây cấp hạ áp.
- Trường học bao gồm: Trường mầm non, nhà trẻ, các trường Tiểu học,
Trung học cơ sở, Phổ thông trung học, Trung tâm giáo dục thường xuyên.
- Trung tâm văn hóa, thể thao xã là nơi tổ chức các hoạt động văn hoá thể thao và học tập của cộng đồng xã, bao gồm: Nhà văn hoá đa năng (hội
trường, phòng chức năng, phòng tập, các công trình phụ trợ và các dụng cụ,
trang thiết bị tương ứng theo quy định) và Sân thể thao (sân bóng đá, sân
bóng chuyền, các sân nhảy cao, nhảy xa, đẩy tạ và tổ chức các môn thể thao
dân tộc của địa phương). Nhà văn hóa và khu thể thao thôn là nơi tổ chức các
hoạt động văn hoá - thể thao và học tập của cộng đồng thôn.

- Chợ nông thôn là công trình phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày, là
nơi diễn ra hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá và dịch vụ ở nông thôn. Có
hai loại chợ là chợ thôn và chợ trung tâm xã. Chợ phải có các khu kinh doanh
theo ngành hàng gồm: Nhà chợ chính, diện tích kinh doanh ngoài trời, đường
đi, bãi đỗ xe, cây xanh, nơi thu gom rác.
- Điểm phục vụ bưu chính viễn thông là các cơ sở vật chất của các
thành phần kinh tế cung cấp các dịch vụ bưu chính, viễn thông trên địa bàn xã
cho người dân.
- Ngoài ra còn có công tác quy hoạch hạ tầng kinh tế xã hội là bố trí,
sắp xếp địa điểm, diện tích sử dụng các khu chức năng trên địa bàn xã: khu
phát triển dân cư (bao gồm cả chỉnh trang các khu dân cư hiện có và bố trí

8


×