Tải bản đầy đủ (.pdf) (178 trang)

Đào tạo nguồn lực cho công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ -Kinh nghiệm một số nước và bài học cho Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 178 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN CHẤN NAM

ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHO CÔNG TÁC
PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN
CỨU HỘ: KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƢỚC
VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI, 2016


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN CHẤN NAM

ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHO CÔNG TÁC
PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN
CỨU HỘ: KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƢỚC
VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
Chuyên ngành

: Kinh tế quốc tế


Mã số

: 62.31.01.06

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS.TS. Đinh Công Tuấn
2. PGS. TS. Đỗ Ngọc Cẩn

HÀ NỘI, 2016


i

LỜI CAM ĐOAN
Luận án tiến sĩ “Đào tạo nguồn nhân lực cho công tác Phòng cháy chữa
cháy và cứu nạn cứu hộ: Kinh nghiệm một số nước và bài học cho Việt Nam”
đƣợc tác giả viết dƣới sự hƣớng dẫn của PGS.TS. Đinh Công Tuấn và
PGS.TS. Đỗ Ngọc Cẩn.
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi.
Các thông tin, số liệu trong luận án này là hoàn toàn trung thực và có nguồn gốc
rõ ràng. Kết quả nghiên cứu của luận án dựa trên quá trình nghiên cứu nghiêm
túc, miệt mài của chính tác giả và là kết quả trung thực, chƣa từng đƣợc công bố
trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác./.


ii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................i
MỤC LỤC ............................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN .................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................................. vii
DANH MỤC CÁC HÌNH .................................................................................. viii
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ................................................................................................ 8
1.1. Các nghiên cứu về đào tạo nguồn nhân lực ................................................. 8
1.1.1. Nghiên cứu liên quan đến cơ sở lý luận về nguồn nhân lực.................. 8
1.1.2. Các nghiên cứu cơ sở lý luận về đào tạo nguồn nhân lực ..................... 8
1.1.3. Nghiên cứu kinh nghiệm của nƣớc ngoài về đào tạo nguồn nhân
lực ..................................................................................................................10
1.1.4. Các nghiên cứu về giải pháp đào tạo nguồn nhân lực .........................13
1.2. Các nghiên cứu về công tác đào tạo nguồn nhân lực cho phòng cháy
chữa cháy và cứu nạn cứu hộ ............................................................................13
1.2.1. Các nghiên cứu liên quan đến cơ sở lý luận về hoạt động phòng
cháy chữa cháy và lực lƣợng phòng cháy chữa cháy ....................................13
1.2.2. Nghiên cứu lý thuyết về đào tạo nguồn nhân lực cho công tác
phòng cháy chữa cháy ...................................................................................14
1.2.3. Các nghiên cứu về giải pháp đào tạo nguồn nhân lực cho công tác
phòng cháy chữa cháy ở Việt Nam................................................................15
1.3. Các nghiên cứu về kinh nghiệm đào tạo nguồn nhân lực cho công tác
phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ ở Hoa Kỳ, Trung Quốc và Liên
bang Nga ...........................................................................................................16
1.4. Nhận xét về tình hình nghiên cứu ..............................................................19


iii


Chƣơng 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÀO TẠO NGUỒN
NHÂN LỰC CHO CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY VÀ CỨU
NẠN CỨU HỘ .....................................................................................................22
2.1. Các khái niệm cơ bản .................................................................................22
2.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực...................................................................22
2.1.2. Nguồn nhân lực phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ ................24
2.1.3. Khái niệm đào tạo nguồn nhân lực ......................................................28
2.1.4. Chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực và các tiêu chí đánh giá chất
lƣợng đào tạo nguồn nhân lực .......................................................................30
2.1.5. Đào tạo nguồn nhân lực cho công tác phòng cháy chữa cháy.............31
2.1.6. Mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực cho công tác phòng cháy chữa
cháy ................................................................................................................32
2.2. Các mô hình đào tạo nguồn nhân lực .....................................................35
2.2.1. Mô hình đào tạo có hệ thống của Michael Amstrong .........................36
2.2.2. Mô hình chuyển giao đào tạo của Holton – Holton ............................36
2.2.3. Mô hình lý thuyết hệ thống của Ludwig Vin Bertalantffy ..................38
2.3. Các nhân tố ảnh hƣởng tới đào tạo nguồn nhân lực phòng cháy chữa
cháy Việt Nam trong điều kiện hiện nay ..........................................................40
2.4. Nội dung đào tạo nguồn nhân lực phòng cháy chữa cháy .........................43
2.4.1. Các phƣơng pháp đào tạo ....................................................................43
2.4.2. Quá trình đào tạo nguồn nhân lực và nguồn nhân lực phòng cháy
chữa cháy và cứu nạn cứu hộ.........................................................................47
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC PHÒNG
CHÁY CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN CỨU HỘ TẠI HOA KỲ, TRUNG
QUỐC VÀ CỘNG HÒA LIÊN BANG NGA .....................................................57
3.1. Đào tạo nguồn nhân lực phòng cháy chữa cháy tại Hoa Kỳ .....................57
3.1.1. Đặc điểm nguồn nhân lực phòng cháy chữa cháy Hoa Kỳ .................57
3.1.2. Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực phòng cháy chữa cháy Hoa Kỳ ..59



iv

(1) Quan điểm và mục tiêu đào tạo NNL PCCC ...........................................59
3.2. Đào tạo nguồn nhân lực phòng cháy chữa cháy Trung Quốc....................71
3.2.1. Đặc điểm nguồn nhân lực phòng cháy chữa cháy Trung Quốc ..........71
3.2.2. Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực phòng cháy chữa cháy Trung
Quốc ...............................................................................................................74
3.3. Đào tạo nguồn nhân lực phòng cháy chữa cháy Liên bang Nga ...............83
3.3.1. Đặc điểm nguồn nhân lực phòng cháy chữa cháy Liên bang Nga ......83
3.3.2. Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực phòng cháy chữa cháy Liên
bang Nga ........................................................................................................86
3.4. Nhận xét về đào tạo nguồn nhân lực phòng cháy chữa cháy của một số
nƣớc. ..................................................................................................................94
3.5. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam trong đào tạo nguồn nhân
lực phòng cháy chữa cháy ...............................................................................100
Chƣơng 4 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO NGUỒN
NHÂN LỰC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN CỨU HỘ TẠI
VIỆT NAM ........................................................................................................104
4.1. Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực phòng cháy chữa cháy ở Việt Nam 104
4.1.1. Nguồn nhân lực phòng cháy chữa cháy ở Việt Nam hiện nay .........104
4.1.2. Tình hình đào tạo nguồn nhân lực phòng cháy chữa cháy ...............107
4.1.3. Những hạn chế chủ yếu trong công tác đào tạo nguồn nhân lực
phòng cháy chữa cháy tại Việt Nam ............................................................116
4.2. Triển vọng kinh tế xã hội và dự báo nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực
phòng cháy chữa cháy ở Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm
2030 .................................................................................................................121
4.2.1. Triển vọng kinh tế - xã hội có liên quan đến đào tạo nguồn nhân lực
phòng cháy chữa cháy ....................................................................................121
4.2.2. Dự báo nhu cầu và nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực phòng cháy
chữa cháy .....................................................................................................123



v

4.3. Các giải pháp nâng cao chất lƣợng đào tạo lực lƣợng cảnh sát phòng
cháy chữa cháy ở Việt Nam (giải pháp đối với cơ sở đào tạo nguồn nhân
lực phòng cháy chữa cháy) .............................................................................126
4.3.1. Nhóm giải pháp xây dựng các chính sách, các nhân tố hỗ trợ đào
tạo và điều kiện đào tạo ...............................................................................127
4.3.2. Nhóm giải pháp xây dựng các nhân tố cơ bản của hoạt động đào
tạo trong nhà trƣờng ....................................................................................131
4.3.3. Nhóm giải pháp xây dựng các nhân tố về con ngƣời: Lực lƣợng
đào tạo (đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đào tạo) và đối tƣợng đào
tạo trong nhà trƣờng ....................................................................................136
4.4. Một số kiến nghị, đề xuất.........................................................................140
4.4.1. Kiến nghị, đề xuất đối với Chính phủ. ..............................................140
4.4.2. Kiến nghị, đề xuất đối với Bộ Công an .............................................141
4.4.3. Kiến nghị, đề xuất đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo ..........................142
KẾT LUẬN ........................................................................................................144
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................147
PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
Chữ viết tắt

Tên tiếng anh


Tên tiềng việt

CAND

Công an nhân dân

CNCH

Cứu nạn cứu hộ

CNH, HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

DHSES

Division of Homeland

Bộ An ninh Nội địa và Các Dịch vụ

Security & Emergency

Khẩn cấp Hoa Kỳ

Services
FTA
ILO

Free Trade Agreement Hiệp định tự do thƣơng mại
International Labour


Tổ chức Lao động quốc tế

Organization
KCN

Khu công nghiệp

KCX

Khu chế xuất

KHKT

Khoa học kỹ thuật

KKT

Khu kinh tế

NAFI

National Association of Hiệp hội các nhà điều tra cháy quốc
Fire Investigators

Nguồn nhân lực

NNL
OFPC


gia

Office of Fire
Prevetion and Control

Văn phòng Ngăn ngừa và Kiểm
soát Hỏa hoạn Hoa Kỳ

PC&CC

Phòng cháy và chữa cháy

PCCC

Phòng cháy chữa cháy

PCCC& CNCH

Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn,
cứu hộ

WTO

World Trade
Organization

Tổ chức thƣơng mại thế giới


vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
TT

Tên bảng

Trang

Bảng 3.1. Mô hình quản lý chất lƣợng theo đầu vào – quá trình – đầu ra của Mỹ .......68
Bảng 3.2. Chƣơng trình đào tạo môn học tổ chức và quản lý trong lĩnh vực đảm
bảo an toàn PCCC của Học viện PCCC Liên bang Nga .........................89
Bảng 3.3. Chƣơng trình đào tạo về tổ chức lực lƣợng phòng chống khói, khí độc
của Học viện PCCC Liên bang Nga ........................................................90


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
TT

Tên hình

Trang

Hình 2.1. Mô hình đào tạo có hệ thống của Michael Armstrong (2006) .............36
Hình 2.2. Mô hình chuyển giao đào tạo của Holton ............................................37
Hình 2.3. Sơ đồ nghiên cứu về tác động của các nhân tố ảnh hƣởng đến chất
lƣợng đào tạo bậc đại học ....................................................................39
Hình 2.4. Các bƣớc xác định nhu cầu đào tạo......................................................48
Hình 3.1. Yêu cầu về bằng cấp đối với nhân viên cứu hỏa ở North Carolina ................63

Hình 3.2. Khảo sát về mức độ yêu thích đối với các phƣơng pháp đào tạo lực
lƣợng cứu hỏa tại Sở cứu hỏa Menomonie và Rice Lake, bang
Wisconsin. ...........................................................................................67
Hình 3.3. Mô hình tổ chức lực lƣợng PCCC Trung Quốc ...................................73
Hình 3.4. Mô hình tổ chức lực lƣợng PCCC Liên Bang Nga ..............................85
Hình 4.1. Mô hình tổ chức của lực lƣợng cảnh sát PCCC và CNCH Việt Nam 106


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực (NNL) của một quốc gia,
một ngành, một lĩnh vực kinh tế, xã hội cũng nhƣ trong các tổ chức đang ngày
càng tăng nhanh cùng với sự phát triển của hợp tác và cạnh tranh quốc tế, sự
thay đổi nhanh chóng về khoa học và công nghệ và những áp lực ngày càng lớn
về kinh tế xã hội. Đào tạo NNL đƣợc coi là một trong những yếu tố cơ bản nhằm
nâng cao chất lƣợng NNL, để đáp ứng các mục tiêu phát triển của một một quốc
gia, một ngành cũng nhƣ của một tổ chức. Thực tế cho thấy, việc đầu tƣ vào đào
tạo NNL có thể mang lại hiệu quả cao hơn hẳn so với việc đầu tƣ đổi mới trang
thiết bị kỹ thuật và các yếu tố khác của quá trình sản xuất kinh doanh. Chính vì
vậy, các tổ chức cũng nhƣ các doanh nghiệp của các quốc gia lớn nhất thế giới
nhƣ Hoa Kỳ, Nga và Trung Quốc đều hết sức chú trọng đến công tác đào tạo và
phát triển NNL.
Trong lĩnh vực Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC
&CNCH), nhằm góp phần đảm bảo cho sự tăng trƣởng ổn định của nền kinh tế
trong bối cảnh nguy cơ cháy nổ ngày càng tăng cao, lực lƣợng PCCC &CNCH
tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển thƣờng đƣợc đào tạo trong điều kiện
thuận lợi, dựa trên các phƣơng pháp tốt nhất và với các thiết bị PCCC hiện đại.
Hoa Kỳ là đất nƣớc nổi tiếng hàng đầu thế giới về chất lƣợng giáo dục và đào

tạo, và lực lƣợng PCCC&CNCH của quốc gia này cũng đƣợc chú ý đào tạo theo
hƣớng chuyên nghiệp và thực tế, và đƣợc trang bịcác phƣơng tiện kỹ thuật hiện
đại bậc nhất thế giới. Trung Quốc là một quốc gia có nền kinh tế mới nổi, khá
gần gũi với Việt Nam về mặt địa lý, có nhiều điểm tƣơng đồng với Việt Nam về
kinh tế, chính trị, xã hội, vì vậy kinh nghiệm của Trung Quốc, trong đó có kinh
nghiệm về đào tạo NNL PCCC, sẽ có nhiều điểm (cả thành công lẫn hạn chế)
đáng để tham khảo. Cuối cùng, Liên Bang Nga có lịch sử hình thành và phát
triển lâu đời trong lĩnh vực PCCC&CNCH, có lực lƣợng PCCC&CNCH chuyên
nghiệp đƣợc đào tạo tại các cơ sở đào tạo lực lƣợng PCCC&CNCH nổi tiếng thế


2

giới, và hệ thống tổ chức và đào tạo NNL PCCC của Việt Nam vốn chịu nhiều
ảnh hƣởng từ thời Liên Xô cũ. Trong khi đó, việc đào tạo NNL PCCC ở Việt
Nam hiện đang tồn tại không ít vấn đề ở các phƣơng diện khác nhau, làm ảnh
hƣởng tới chất lƣợng NNL PCCC đƣợc đào tạo, và sau đó là đến hiệu quả công
tác của lực lƣợng và PCCC Việt Nam. Làm thế nào để có thể nâng cao đƣợc chất
lƣợng đào tạo NNL PCCC của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc
tế (HNKTQT). Bằng việc nghiên cứu thực tế NNL và đào tạo NNL PCCC tại ba
quốc gia Hoa Kỳ, Trung Quốc và Liên bang Nga, và so sánh với thực tế đào tạo
NNL PCCC của Việt Nam, một mặt, Luận án có thể sẽ chỉ ra đƣợc những vấn đề
mà Việt Nam đã và đang làm đƣợc, cũng nhƣ những vấn đề còn tồn tại trong
việc đào tạo NNL PCCC. Mặt khác, qua đó, Luận án sẽ rút ra đƣợc những bài
học kinh nghiệm cụ thể và tìm ra đƣợc những hƣớng đi thích hợp cho việc đổi
mới công tác đào tạo NNL PCCC ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế
quốc tế ngày càng sâu rộng thời gian tới.
Đồng thời, là một ngƣời làm công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học
về PCCC&CNCH, nghiên cứu sinh cũng muốn đi sâu nghiên cứu thực tế và kinh
nghiệm đào tạo NNL PCCC của nƣớc ngoài, trên cơ sở đó rút ra những hƣớng đi

nhằm hoàn thiện thêm công việc nghiên cứu và đào tạo NNL PCCC của bản
thân, của trƣờng Đại học PCCC – nơi mình công tác nói riêng, cũng nhƣ hoạt
động đào tạo NNL PCCC của Việt Nam nói chung trong điều kiện hội nhập kinh
tế quốc tế.
Chính vì những lý do trên, Nghiên cứu sinh đã lựa chọn chủ đề “Đào tạo
NNL PCCC & CNCH: Kinh nghiệm một số nước và bài học cho Việt Nam” làm
chủ đề nghiên cứu cho Luận án tiến sĩ kinh tế của mình. Hy vọng luận án sau khi
hoàn thành sẽ không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa về mặt
thực tiễn đối với công tác đào tạo NNL PCCC&CNCH tại Việt Nam cũng nhƣ
của trƣờng Đại học PCCC và bản thân.


3

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án phân tích thực trạng công tác đào tạo NNL PCCC & CNCH tại
một số nƣớc, chỉ rõ những đặc điểm, những thành công cùng những tồn tại của
công tác này, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Trên cơ sở
đó và xuất phát từ các vấn đề thực tế của công tác đào tạo NNL PCCC & CNCH
của Việt Nam, luận án sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng
đào tạo nguồn nhân lực PCCC của Việt Nam trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, luận án phải giải quyết đƣợc các
nhiệm vụ hay trả lời đƣợc các câu hỏi nghiên cứu chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, việc đào tạo NNL PCCC&CNCH xuất phát từ những cơ sở lý
luận và thực tiễn chủ yếu nào?
Thứ hai, NNL và công tác đào tạo NNL PCCC&CNCH của các nƣớc Hoa
Kỳ, Trung Quốc và Liên Bang Nga có những đặc điểm chủ yếu gì, có những
thành công và còn tồn tại những vấn đề gì, và tại sao?

Thứ ba, từ nghiên cứu NNL và hoạt động đào tạo NNL PCCC&CNCH ở các
quốc gia trên, có thể rút ra đƣợc những bài học kinh nghiệm gì cho Việt Nam?
Thứ tư, từ đó và từ việc phân tích những đặc điểm của công tác đào tạo NNL
PCCC&CCH nói chung và hoạt động đào tạo Cảnh sát PCCC nói riêng ở Việt
Nam, chúng ta cần làm gì và làm nhƣ thế nào để vận dụng đƣợc những kinh nghiệm
trên vào việc nâng cao chất lƣợng đào tạo NNL Việt Nam trong lĩnh vực này?
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là công tác đào tạo NNL PCCC &CNCH
của một số nƣớc, bao gồm Hoa Kỳ, Trung Quốc, Liên Bang Nga và Việt Nam.
3.2. Về phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về nội dung: PCCC & CNCH là hai mảng hoạt động rất khác
nhau, mặc dù có thể có liên quan đến nhau khá chặt chẽ, và việc đào tạo NNL


4

PCCC và NNL CNCH cũng vậy. Trong thực tế, nội dung của hai mảng hoạt động
này đều rất lớn và bao gồm nhiều vấn đề phức tạp, nên NCS e rằng, quy mô 150
trang sẽ là không đủ để Luận án có thể giải quyết thấu đáo đƣợc hết các vấn đề có
liên quan đến hai mảng hoạt động này ở một số quốc gia, khiến cho các kết luận
khoa học của Luận án sẽ trở nên thiếu sức thuyết phục, ít ý nghĩa khoa học và thực
tiễn. Đồng thời, ở Việt Nam, hoạt động CNCH và đào tạo NNL CNCH không chỉ là
trách nhiệm của riêng lực lƣợng cảnh sát chuyên trách về PCCC (Bộ Công an), mà
còn thuộc phạm vi trách nhiệm của nhiều ngành khác nhƣ Giao thông vận tải (cả
đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng thủy và hàng không), Bộ Quốc phòng, Bộ Nông
nghiệp và phát triển nông thôn,... với nội dung đào tạo cũng nhƣ cơ sở và điều kiện
đào tạo hết sức khác nhau (Xin xem thêm Tiểu mục 2.1.2). Do đó, để các vấn đề đặt
ra trong Luận án với chủ đề trên đƣợc nghiên cứu thấu đáo và hữu ích, Luận án chủ
yếu tập trung nghiên cứu hoạt động đào tạo cho NNL PCCC&CNCH của lực lƣợng

cảnh sát PCCC (ở Việt Nam, thuộc Bộ Công an), mà không nghiên cứu hoạt động
CNCH và đào tạo NNL CNCH thuộc phạm vi của các Bộ, ban, ngành khác, cũng
nhƣ đào tạo cho NNL CNCH của các đơn vị kiêm nhiệm thuộc Bộ Công an. Đặc
biệt, trong đó, Luận án cũng tập trung chủ yếu vào các hoạt động PCCC và việc đào
tạo NNL PCCC, là mảng hoạt động chính của lực lƣợng cảnh sát chuyên trách
PCCC, và chỉ đề cập đến mảng CNCH và đào tạo NNL CNCH trong trƣờng hợp
cháy, nổ và thuộc phạm vi trách nhiệm của lực lƣợng cảnh sát PCCC, chứ không
nghiên cứu CNCH và đào tạo NNL CNCH của các Bộ, ban, ngành và lĩnh vực
khác. Đồng thời, việc đào tạo NNL CNCH cũng chỉ đƣợc nghiên cứu trong chừng
mực có liên quan đến hoạt động PCCC, tức CNCH trong chữa cháy. Và cuối cùng,
với nhận thức và quan điểm nghiên cứu nhƣ vậy, cộng với việc để thuận tiện cho
việc trình bày, thuật ngữ PCCC&CNCH trong Luận án sẽ đƣợc viết ngắn gọn lại
thành PCCC, NNL PCCC&CNCH được viết gọn thành NNL PCCC.
- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu hoạt động đào tạo NNL PCCC ở
một số quốc gia, bao gồm Trung Quốc, Liên Bang Nga, Hoa Kỳ và Việt Nam.
Riêng tại Việt Nam, mặc dù Luận án cũng nghiên cứu công tác đào tạo PCCC cả


5

trong và ngoài nhà trƣờng trên phạm vi cả nƣớc, song do hoạt động động đào tạo
NNL PCCC chính quy trong nhà trƣờng chỉ tập trung (duy nhất) ở trƣờng Đại
học PCCC (bao gồm cả trung cấp, đại học và trên đại học), nên hầu hết các vấn
đề liên quan đến đào tạo NNL PCCC chính quy trong nhà trƣờng ở Việt Nam lại
xoay quanh hay trùng với hoạt động đào tạo tại trƣờng này. Ít ra thì hầu hết
những minh họa cho các vấn đề liên quan đến đào tạo NNL PCCC chính quy
trong nhà trƣờng nói chung ở Việt Nam đƣợc đề cập trong Luận án đều lấy ví dụ
tại trƣờng Đại học PCCC.
- Phạm vi về thời gian:
Đối với hoạt động đào tạo NNL PCCC của các quốc gia Hoa Kỳ, Trung

Quốc và Liên bang Nga, Luận án sẽ tập trung nghiên cứu thời gian từ khoảng hai
thập kỷ trở lại đây, song có liên hệ và so sánh với các giai đoạn trƣớc đó trong
một số khía cạnh, khi cần thiết. Đối với Việt Nam, thời gian nghiên cứu tập
trung vào giai đoạn từ năm 2001 (thời điểm Luật Phòng cháy và chữa cháy đƣợc
ban hành và có hiệu lực) đến năm 2014, định hƣớng đến năm 2020 và tầm nhìn
đến năm 2030.
4. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cách tiếp cận
- Tiếp cận hệ thống: Phân tích và đánh giá các vấn đề về đào tạo NNL
PCCC đƣợc đặt trong một phức hợp các yếu tố có liên quan và tác động qua lại
với nhau tạo nên một chỉnh thể thống nhất
- Tiếp cận liên ngành: Luận án tiếp cận vấn đề đào tạo NNL trong lĩnh
vực PCCC dựa trên sự phối hợp của nhiều ngành khoa học xã hội nhân văn nhƣ
khoa học lịch sử, xã hội học, chính trị học, kinh tế học, giaos dục học,…
- Tiếp cận lịch sử: Quan điểm mang tính lịch sử cụ thể đƣợc quán triệt
trong quá trình nghiên cứu các vấn đề liên quan tới đào tạo NNL trong lĩnh vực
PCCC ở một số giai đoạn lịch sử. Đồng thời khi phân tích, đánh giá quan điểm
và thực trạng về đào tạo NNL PCCC, tác giả xem xét trong những bối cảnh lịch
sử và điều kiện cụ thể, nhìn nhận dƣới góc độ logic phát triển.


6

4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích và tổng hợp đƣợc sử dụng trong toàn bộ quá trình
thực hiện luận án nhằm phân tích và tổng hợp những kết luận về các quan điểm
liên quan đến việc đào tạo NNL nói chung và NNL PCCC nói riêng, vận dụng để
phân tích và tổng hợp những đánh giá về thực trạng đào tạo NNL PCCC trong
giai đoạn hiện nay tại Hoa Kỳ, Trung Quốc và Liên bang Nga, từ đó rút ra bài
học kinh nghiệm cho Việt Nam.

- Phương pháp so sánh, đối chiếu đƣợc sử dụng nhằm hỗ trợ cho việc đánh
giá quá trình đào tạo NNL PCCC ở Việt Nam so với những nội dung, tiêu chí đã
đề ra và so với một số quốc gia khác trên thế giới.
- Phương pháp kế thừa: Luận án cũng kế thừa các kết quả nghiên cứu về đào
tạo nguồn nhân lực và đào tạo nguồn nhân lực PCCC và CNCH của các tác giả
trong và ngoài nƣớc, nhất là những công trình đƣợc nêu ở Chƣơng 1: Tổng quan
tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án và các tài liệu tham khảo trong
danh mục tài liệu tham khảo ở cuối Luận án để làm rõ vấn đề cần nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu điển hình (tiếp cận điểm – case studies): Hoạt
động đào tạo NNL PCCC ở mỗi quốc gia có những đặc trƣng khác nhau, do đó,
khi nghiên cứu về đào tạo NNL PCCC, luận án đã lựa chọn phân tích thực trạng
đào tạo lực lƣợng PCCC tại ba quốc gia điển hình về lĩnh vực này là Hoa Kỳ,
Trung Quốc và Liên bang Nga. Và trong trƣờng hợp Việt Nam, hoạt động đào
tạo NNL PCCC và các vấn đề của nó tại trƣờng Đại học PCCC sẽ đƣợc khai thác
và lấy làm ví dụ minh họa.
5. Đóng góp mới của luận án
- Về lý luận:
+ Đã hệ thống hóa và làm rõ thêm những vấn đề lý luận cơ bản và thực
tiễn liên quan đến đào tạo nguồn nhân lực PCCC.
+ Luận án trình bày, phân tích và đánh giá thực trạng NNL và hoạt động
đào tạo NNL PCCC tại một số nƣớc trên thế giới, trong đó tập trung vào Hoa
Kỳ, Trung Quốc và Liên bang Nga, khái quát đƣợc những đặc điểm chủ yếu, chỉ


7

ra đƣợc những thành công và hạn chế, cùng các nguyên nhân chủ yếu của chúng,
và rút ra đƣợc những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
+ Đồng thời, từ những kinh nghiệm đó, cộng với việc phân tích thực trạng
đào tạo NNL PCCC tại Việt Nam thời gian 2001-2014, chỉ ra những đặc điểm và

những vấn đề còn tồn tại của hoạt động này tại Việt Nam, luận án đã đề xuất
đƣợc một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo NNL PCCC của Việt
Nam trong thời gian tới.
- Về thực tiễn: Với những đóng góp nhƣ vậy, luận án có thể đƣợc sử dụng
làm tài liệu tham khảo bổ ích cho các cơ quan, các trƣờng đại học và cao đẳng,
những ngƣời làm công tác nghiên cứu và giảng dạy có liên quan đến công tác
này ở Việt Nam.
6. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, Danh mục các chữ viết tắt, Danh mục các
Bảng, Biểu, Phụ lục và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của Luận
án bao gồm 4 chƣơng:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.
Chương 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về đào tạo nguồn nhân lực cho công
tác phòng cháy chữa cháy.
Chương 3. Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực phòng cháy chữa cháy tại
Hoa Kỳ, Trung Quốc và Liên bang Nga.
Chương 4. Giải pháp nâng cao chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực phòng
cháy chữa cháy tại Việt Nam.


8

Chƣơng 1:
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Các nghiên cứu về đào tạo nguồn nhân lực
1.1.1. Nghiên cứu liên quan đến cơ sở lý luận về nguồn nhân lực
Những vấn đề lý luận về NNL nói chung và trong quá trình hiện đại hóa ở
nƣớc ta đã đƣợc đề cập đến trong các cuốn “Quản trị Nhân sự” (NXB. Thống
kê) của Nguyễn Hữu Thân (2004), “Nghiên cứu con người và NNL đi vào công

nghiệp hóa, hiện đại hóa” (NXB. Chính trị Quốc gia) của Phạm Minh Hạc
(2001), trong đó những khái niệm cơ bản về NNL và vai trò của NNL trong quá
trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nƣớc đã đƣợc hệ thống hóa một cách
khá cụ thể. Theo Phạm Minh Hạc (2001), NNL đƣợc hiểu là số dân và chất
lƣợng con ngƣời, bao gồm cả thể chất và tinh thần, sức khỏe và trí tuệ, năng lực,
phẩm chất và đạo đức của ngƣời lao động. Nó là tổng thể NNL hiện có trong
thực tế và tiềm năng đƣợc chuẩn bị sẵn sàng để tham gia phát triển kinh tế - xã
hội của một quốc gia hay một địa phƣơng nào đó...”. Đồng thời, theo ông, trong
bối cảnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa, toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế,
và khi các nền kinh tế có xu hƣớng chuyển dần sang nền kinh tế tri thức, NNL
ngày càng thể hiện vai trò quan trọng của nó.
1.1.2. Các nghiên cứu cơ sở lý luận về đào tạo nguồn nhân lực
- Trong Giáo trình “Quản lý NNL trong tổ chức công”, NXB Đại học
Kinh tế quốc dân Hà Nội, Trần Thị Thu và Vũ Hoàng Ngân (2013) đã phân tích
cơ sở lý luận về đào tạo NNL trong tổ chức công bao gồm: các phƣơng pháp đào
tạo NNL, nội dung công tác quản lý đào tạo NNL trong tổ chức công và đƣờng
chức nghiệp của ngƣời lao động trong tổ chức công, đã đƣa ra một số khái niệm
cơ bản về nội dung công tác đào tạo NNL trong các tổ chức công ở Việt Nam.
- Trần Kim Dung trong cuốn “Quản trị NNL” (tái bản lần thứ 8, năm
2011), NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, đã phân tích một số khái niệm về đào
tạo và phát triển, các hình thức và phƣơng pháp đào tạo, các nguyên tắc cơ bản
trong học tập và việc thực hiện quá trình đào tạo.


9

- Võ Xuân Tiến (2010) trong bài “Một số vấn đề về đào tạo và phát triển
NNL” đăng trên Tạp chí Khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 5 (40) cho
rằng, NNL là tổng thể những tiềm năng của con ngƣời nhằm đáp ứng yêu cầu
của một tổ chức hoặc một cơ cấu kinh tế - xã hội nhất định. Đào tạo NNL là một

loại hoạt động có tổ chức, đƣợc thực hiện trong một thời gian nhất định và nhằm
đem đến sự thay đổi nhân cách và nâng cao năng lực của con ngƣời.
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về cơ sở lý luận liên quan
đến giáo dục, đào tạo và phát triển NNL. Có thể kể ra một số nghiên cứu điển
hình nhƣ:
- Bài viết “Theories Supporting Transfer of Training” của Siriporn
Yamnill và Gary N.Mclean đăng trên Tạp chí Human Resource Development,
quyển 2, số 2/2001, mô tả ba yếu tố tác động tới chuyển giao đào tạo bao gồm:
(i) Tại sao con ngƣời mong muốn thay đổi khả năng làm việc sau khi tham gia
chƣơng trình đào tạo, (ii) Chƣơng trình đào tạo nào có thể giúp con ngƣời
chuyển giao đƣợc các kỹ năng một cách thành công, và (iii) Môi trƣờng tổ chức
nào phù hợp để ngƣời học sau khi tốt nghiệp có thể áp dụng những kiến thức, kỹ
năng và các giá trị khác mà ngƣời đó thu đƣợc trong một chƣơng trình đào tạo
cho công việc.
- Cuốn sách dịch “Chương trình, Các phương pháp tiếp cận, Các vấn đề
đang tiếp diễn” từ công trình nghiên cứu của Collin J. Marsh và George Willis
(2005) đã phân tích khá sâu sắc chƣơng trình đào tạo, các phƣơng pháp xây dựng
chƣơng trình, xây dựng lý thuyết chƣơng trình, sự thay đổi về phát triển chƣơng
trình đào tạo, quá trình lập kế hoạch chƣơng trình đào tạo, thực hiện chƣơng trình
đào tạo, đánh giá giáo trình và lƣợng giá sinh viên, chính sách và việc ra quyết định
giáo trình. Đây là những phân tích cơ sở để có thể xây dựng chƣơng trình đào tạo
đem lại hiệu quả đào tạo cao nhất.
- Michael Armstrong (2006) trong cuốn “A Handbook of Human Resource
Management Practice”, NXB Đại học Cambridge, tái bản lần thứ 10, đã phân
tích những khái niệm cơ bản về quản lý con ngƣời, phát triển nguồn lực con


10

ngƣời và các mối quan hệ trong công việc. Trong đó, tác giả cho rằng, quá trình

học tập và phát triển bao gồm ba khía cạnh: học tập, đào tạo, và phát triển. Trên
thực tế, đào tạo đóng vai trò quan trọng nhằm đảm bảo cho việc học tập và thúc
đẩy sự phát triển NNL.
- Báo cáo “Training and Development: A Prominent Determinant for
Improving HR Productivity” của Hardeep Singh (2012) trong kỷ yếu Hội nghị Quốc
tế về “Đổi mới Quản lý và Giáo dục”, NXB IACSIT, Singapore đã trình bày những
vấn đề cơ bản liên quan đến đào tạo và phát triển con ngƣời. Báo cáo kết luận, quá
trình đào tạo và phát triển góp phần thúc đẩy sự gia tăng năng suất của ngƣời lao
động, giúp các tổ chức đạt đƣợc những mục tiêu dài hạn, góp phần cải thiện chất
lƣợng công việc và cuộc sống, xây dựng môi trƣờng làm việc lành mạnh.
- Các tác giả J. Coyle-Shapiro, K. Hoque, I. Kessler, A. Pepper, R.
Richardson và L. Walker (2013) ở trƣờng Đại học London trong một công trình
nghiên cứu về “Human resource management” đã bàn đến những vấn đề lý luận
cơ bản về quản lý NNL: các mô hình, chính sách và kế hoạch. Đồng thời, các tác
giả cũng trình bày một số quan điểm về đào tạo và phát triển NNL, các giai đoạn
để xây dựng một chƣơng trình đào tạo. Chƣơng trình đào tạo cần đƣợc xây dựng
dựa trên việc xác định nhu cầu về đào tạo, qua đó có thể tiến hành việc đào tạo và
đánh giá quá trình đào tạo để có thể cải thiện các chƣơng trình đào tạo tiếp theo.
1.1.3. Nghiên cứu kinh nghiệm của nước ngoài về đào tạo nguồn nhân lực
- Cuốn sách Phát triển NNL – Kinh nghiệm thế giới và thực tiễn nước ta
(1996) do Trần Văn Tùng và Lê Thị Ái Lâm chủ biên, đã giới thiệu một số nội
dung về kinh nghiệm phát triển NNL, trong đó bao gồm các chính sách phát triển
NNL ở một số quốc gia trên thế giới.
- Lê Thị Ái Lâm (2003), Phát triển NNL thông qua giáo dục và đào tạo Kinh nghiệm Đông Á, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. Đây là một công trình
nghiên cứu khoa học công phu, tiếp cận vấn đề theo giác độ chuyên ngành Kinh
tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế, đƣợc chia làm 3 phần. Trong đó, ở Phần
thứ nhất, tác giả đƣa ra các luận giải lý thuyết về phát triển NNL thông qua giáo


11


dục và đào tạo trên cơ sở trình bày khái niệm phát triển NNL, phát triển con
ngƣời, mối quan hệ giữa phát triển NNL với công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất
nƣớc. Đồng thời tác giả đã đƣa một bộ khung lý thuyết với các luận điểm chính,
bao gồm: NNL đóng góp cho tăng trƣởng kinh tế; NNL đóng góp cho nâng cao
năng suất lao động, tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo và bất bình đẳng trong
xã hội; xu thế phát triển kinh tế thị trƣờng và toàn cầu hoá tạo ra nhu cầu đại
chúng đối với NNL. Qua đó, tác giả Lê Thị Ái Lâm đã góp phần luận giải vai
trò của nâng cao chất lƣợng NNL thông qua giáo dục và đào tạo; Ở Phần thứ
hai, với bốn chƣơng, tác giả tập trung vào phân tích thực tiễn phát triển NNL
thông qua giáo dục và đào tạo tại các nƣớc khu vực Đông Á, bao gồm các nội
dung chính nhƣ sau: Vai trò phát triển NNL thông qua giáo dục và đào tạo ở các
nƣớc Đông Á; Chiến lƣợc Công nghiệp hóa và sự phù hợp lẫn nhau với phát
triển NNL thông qua giáo dục và đào tạo ở Đông Á; Điều chỉnh phát triển NNL
thông qua giáo dục và đào tạo ở Đông Á; Vấn đề và giải pháp hiện nay của phát
triển NNL thông qua giáo dục và đào tạo Đông Á. Và Phần thứ ba đã tổng kết
đƣợc 5 bài học từ thực tiễn giáo dục và đào tạo NNL ở các quốc gia và lãnh thổ
Đông Á, và trên cơ sở đó, đƣa ra một số lƣu ý về bối cảnh phát triển NNL thông
qua giáo dục và đào tạo hiện nay tại Việt Nam.
- Bài viết của TS. Phạm Thị Ly “Chuyển đổi sang hệ thống đào tạo theo
tín chỉ: Kinh nghiệm của Trung Quốc” đăng trên website của Trƣờng Đại học
Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, truy cập ngày 09/4/2008 cho rằng, trong giáo dục
đại học, Trung Quốc đang quyết tâm tạo ra những trƣờng đại học đẳng cấp quốc
tế để cạnh tranh với những trƣờng tốt nhất trên thế giới. Chính phủ Trung Quốc
đang đầu tƣ lớn vào hệ thống giáo dục đại học và đổi mới chất lƣợng giáo dục
đại học, trong đó một trong những lĩnh vực mà chúng ta có thể rút ra đƣợc nhiều
bài học kinh nghiệm là việc chuyển đổi sang hệ thống đào tạo theo tín chỉ.
- Theo Nguyễn Thị Minh Phƣớc (2011) trong bài viết “Phát triển NNL:
Kinh nghiệm ở một số nước trên thế giới”, đăng trên Tạp chí Cộng sản, ngày
30/11/2011, hiện nay chính phủ Trung Quốc đang hết sức quan tâm đến việc đào



12

tạo và sử dụng hiệu quả NNL trong nƣớc nhằm nâng cao chất lƣợng NNL khi
chuyển dần sang nền kinh tế tri thức.
- Cảnh Chí Hoàng và Trần Vĩnh Hoàng trong bài viết “Đào tạo và phát
triển NNL ở một số nước và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” đăng trên Tạp
chí Phát triển và Hội nhập, số 12 (22), tháng 09-10/2013, đã khảo sát kinh
nghiệm về đào tạo và phát triển NNL ở một số quốc gia phát triển có NNL chất
lƣợng cao nhƣ Mỹ, Nhật và một số quốc gia mới nổi có điều kiện văn hóa – xã
hội gần gũi với Việt Nam nhƣ Trung Quốc và Singapore nhằm rút ra những bài
học kinh nghiệm cho Việt Nam về đào tạo và phát triển trong bối cảnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
- Vũ Bá Thể (2005) trong cuốn sách “Phát huy nguồn lực con người để
CNH, HĐH – Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam”, Nxb Lao động – Xã
hội, Hà Nội, đã phân tích kinh nghiệm phát triển NNL của một số quốc gia trên
thế giới nhƣ Nhật Bản, Hoa Kỳ và các nƣớc châu Á – Thái Bình Dƣơng; đánh
giá thực trạng NNL của Việt Nam và đề ra các giải pháp phát triển NNL của
Việt Nam bao gồm: phát triển giáo dục phổ thông, phát triển giáo dục cao đẳng,
đại học và trên đại học, nâng cao hiệu quả sử dụng NNL hiện có, nâng cao trạng
thái sức khỏe NNL.
- Trần Khánh Đức (2014), Giáo dục và phát triển NNL trong thế kỷ XXI,
NXB Giáo dục Việt Nam, đã phân tích một số khái niệm và cách tiếp cận
chƣơng trình giáo dục, phân tích quy trình xây dựng chƣơng trình đào tạo (bao
gồm bối cảnh và nhu cầu đào tạo, hệ mục tiêu đào tạo, cấu trúc chƣơng trình, nội
dung đào tạo, thực hiện và đánh giá chƣơng trình), chuyển đổi phát triển chƣơng
trình đào tạo theo năng lực, phát triển chƣơng trình và tổ chức đào tạo theo hệ
thống tín chỉ trong giáo dục đại học. Bên cạnh đó, tác giả cũng phân tích một số
nội dung về đo lƣờng và đánh giá kết quả học tập, các nội dung cơ bản về quản

lý giáo dục trong nhà trƣờng. Ngoài ra, cuốn sách cũng trình bày một số quan
điểm về hệ thống giáo dục hiện đại và hệ thống giáo dục ở một số quốc gia nhƣ
Hoa Kỳ, Hà Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, các mô hình đánh giá đào
tạo của các nƣớc để từ đó rút ra những kinh nghiệm có ý nghĩa cho Việt Nam.


13

1.1.4. Các nghiên cứu về giải pháp đào tạo nguồn nhân lực
- Luận án Tiến sĩ“Phát triển NNL chất lượng cao để hình thành nền kinh tế
tri thức ở Việt Nam” của NCS. Lê Thị Hồng Điệp (2010) đã đề cập đến thực trạng
phát triển NNL chất lƣợng cao và đƣa ra một số giải pháp đối với vấn đề này.
Luận án phân tích tình hình gia tăng số lƣợng NNL chất lƣợng cao ở Việt Nam
hiện nay, thực trạng điều chỉnh cơ cấu NNL chất lƣợng cao theo các ngành nghề
và khu vực, phân tích những điểm hạn chế trong phát triển NNL chất lƣợng cao ở
Việt Nam bao gồm: sự mất cân đối giữa số lƣợng và chất lƣợng NNL trình độ đại
học, không bắt kịp và bị bỏ lại quá xa trong phát triển so với xu thế của nền kinh
tế tri thức hiện nay. Từ đó luận án đề ra một số giải pháp bao gồm: tăng cƣờng đầu
tƣ phát triển, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, đổi mới tƣ duy giáo dục đại học,
đổi mới nội dung và phƣơng pháp giảng dạy, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên.
- Luận án tiến sĩ “Phát triển NNL trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt
Nam trong quá trình hội nhập kinh tế” của Lê Thị Mỹ Linh (2009) tại trƣờng
Đại học Kinh tế Quốc dân, đã đánh giá thực trạng phát triển NNL trong các
doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam thông qua từ các phiếu khảo sát và phỏng
vấn, từ đó rút ra những nguyên nhân hạn chế và đƣa ra một số giải pháp kiến
nghị. Kết quả phân tích của luận án chỉ ra rằng, trình độ học vấn của chủ doanh
nghiệp, cán bộ quản lý cũng nhƣ ngƣời lao động tại các doanh nghiệp nhỏ và
vừa Việt Nam hiện đang thấp hơn nhiều so với các quốc gia khác trong khu vực
và chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu kinh doanh. Tác giả nêu ra một số giải pháp bao
gồm: nâng cao nhận thức của các chủ doanh nghiệp, xây dựng chính sách phát

triển NNL, hoàn thiện hoạt động quản lý, phát triển nghề nghiệp cho ngƣời lao
động, hoàn thiện công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc.
1.2. Các nghiên cứu về công tác đào tạo nguồn nhân lực cho phòng cháy
chữa cháy và cứu nạn cứu hộ
1.2.1. Các nghiên cứu liên quan đến cơ sở lý luận về hoạt động phòng cháy
chữa cháy và lực lượng phòng cháy chữa cháy
- Công trình nghiên cứu của Ngô Văn Xiêm (1995) “Nghiên cứu sự
chuyển đổi nhận thức về hoạt động PCCC từ khi chuyển sang kinh tế thị trường”


14

đã có những kiến giải hữu ích về sự chuyển đổi nhận thức về các hoạt động
PCCC. Công trình này khẳng định rằng cần phải thay đổi để có cách nhìn phù
hợp về hoạt động PCCC ở nƣớc ta trong giai đoạn mới.
- Nguyễn Mạnh Hà (2008), trong Luận án Tiến sĩ “Hoạt động điều tra các
vụ án cháy của lực lượng Cảnh sát nhân dân” bảo vệ tại Học viện Cảnh sát
Nhân dân, đã làm rõ những lý luận cơ bản về hoạt động điều tra các vụ án cháy
của lực lƣợng cảnh sát nhân dân trên cơ sở tổng hợp, phân tích các văn bản pháp
luật, các tài liệu lý luận trong và ngoài nƣớc có liên quan.
- Công trình nghiên cứu “Role of a Firefighter” của Cơ quan PCCC tại
New South Wales, Australia (2010), đã xác định rõ những nhiệm vụ cụ thể của
ngƣời lính cứu hỏa ngoài các nhiệm vụ cơ bản là chiến đấu làm dập tắt và hạn
chế tổn thất do đám cháy gây ra, còn phải làm thêm các chức năng nhiệm vụ
khác nhƣ điều tra để xác định nguyên nhân và ngăn chặn sự cố hỏa hoạn, giáo
dục cộng đồng và các hoạt động có liên quan đến an toàn và ngăn ngừa hỏa
hoạn, quản lý các vật liệu nguy hiểm, phòng chống bão lụt, phát triển các kỹ
năng nghề nghiệp thông qua hoạt động đào tạo và nghiên cứu thƣờng xuyên,...
Theo các tác giả, để có thể hoàn thành tốt các nhiệm vụ đó, đào tạo là một yếu tố
quan trọng để tạo điều kiện và nâng cao năng lực cho ngƣời lính cứu hỏa nhằm

duy trì và phát triển các kỹ năng nghề nghiệp.
- Luận án tiến sĩ của Jefffrey C.Fox, Prescolt Valley (2009) “Analyzing
Leadership styles of Incident Commaders” (Northcentral University, Hoa Kỳ) đã
hệ thống hóa đƣợc các mô hình chỉ huy xử lý tai nạn, thảm họa, sự cố và từ đó
đề xuất các mô hình đặc thù để áp dụng với các điều kiện phù hợp.
1.2.2. Nghiên cứu lý thuyết về đào tạo nguồn nhân lực cho công tác phòng
cháy chữa cháy
- Đề tài khoa học cấp Bộ “Những cơ sở lý luận và thực tiễn để xác định nhu
cầu nhân lực và tổ chức đào tạo cán bộ phòng cháy chữa cháy cho các ngành, đoàn
thể và các tổ chức kinh tế - xã hội” của TS. Đào Quốc Hợp, Bùi Xuân Hòa và Đặng
Trung Khánh (2006) đã đƣa ra một số khái niệm và quan điểm về đào tạo và nâng


15

cao chất lƣợng đào tạo NNL PCCC trong giai đoạn hiện nay. Đề tài phân tích
những nhiệm vụ cơ bản của lực lƣợng dân phòng, lực lƣợng phòng cháy và chữa
cháy trên cơ sở phân tích kết quả điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng lực lƣợng
PCCC và qua đó xác định nhu cầu đào tạo NNL PCCC.
- Đề tài khoa học cấp cơ sở “Dịch vụ phòng cháy chữa cháy trong nền
kinh tế thị trường và yêu cầu đối với việc đào tạo NNL làm công tác phòng cháy,
chữa cháy ở nước ta từ nay đến năm 2020” của TS. Nguyễn Quang Thứ (2010)
đã đề cập đến những yêu cầu và các tiêu chí để đào tạo lực lƣợng PCCC đáp ứng
những yêu cầu mới trong bối cảnh nền kinh tế thị trƣờng ở nƣớc ta. Lực lƣợng
PCCC ngày nay không chỉ cần đáp ứng các yêu cầu về sức khỏe, thể chất mà còn
cần đƣợc đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ và nhất là về đạo đức và trách
nhiệm nghề nghiệp với yêu cầu về chất lƣợng đào tạo ngày càng cao trong giai
đoạn hội nhập kinh tế quốc tế.
- Ngoài ra còn có nhiều công trình khoa học trên thế giới và ở Việt Nam
luận bàn về cơ sở lý luận, các mô hình lý thuyết và những vấn đề thực tiễn liên

quan đến việc đào tạo NNL và đào tạo NNL trong lĩnh vực PCCC. Song nhìn
chung các nghiên cứu này hầu hết đều chƣa đề cập trực tiếp hoặc chƣa hệ thống
hóa đƣợc cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn riêng cho công tác đào tạo NNL
PCCC.
1.2.3. Các nghiên cứu về giải pháp đào tạo nguồn nhân lực cho công tác
phòng cháy chữa cháy ở Việt Nam
- Đề tài khoa học cấp Bộ của Bộ Công an “Những giải pháp đảm bảo chất
lượng đào tạo Đại học phòng cháy chữa cháy” do Vũ Văn Bình làm chủ nhiệm
đề tài (2003) đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả
đào tạo cán bộ và nhân viên tại trƣờng Đại học PCCC.
Một số bài báo, báo cáo chuyên đề liên quan đến vấn đề này bao gồm:
- Bài viết “Đổi mới công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực
phòng cháy chữa cháy đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước” của Lê Thế Tiệm (Thứ trƣởng Bộ Công an) đang trên Tạp chí


×