Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

khóa luận kinh tế chính trị liên minh công nhân với nông dân và lao động trí thức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (290.22 KB, 53 trang )

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình do chính tôi thực hiện với sự hướng dẫn
của TS. Đặng Thị Linh. Các số liệu, tài liệu nêu trong tiểu luận là hoàn toàn
trung thực. tôi xin chịu trách nhiệm trước công trình của tôi

HÀ NỘI 29/6/2014
Người thực hiện:
Triệu Văn Tiến

1


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1. CNXH: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
2. XHCN: XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
3. TBCN: TƯ BẢN CHỦ NGHĨA
4. CNTB: CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
5. CNCS: CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN
6. CNH-HDH: CÔNG NGHIỆP HÓA_ HIỆN ĐẠI HÓA

2


A.MỞ ĐẦU
1. lý do chọn đề tài.
Vấn đề liên minh giai cấp công nhân vì giai cấp nông dân và các tầng lớp
lao động xã hội khác trong cuộc cách mạng của giai cấp công nhân đấu tranh
chống giai cấp tư sản, do Mác, Ăng - ghen phát hiện, xây dựng, được Lê - nin
vận dụng phát triển trong quá trình cách mạng XHCN và bước đầu xây dựng
CNXH ở nước Nga, là một nguyên lý căn bản trong lý luận CNXH KH.


TB và xây dựng thành công xã hội mới, XH XHCN, tiến lên CNCS thì giai
cấp công nhân phải coi việc xây dựng liên minh công – nông - trí thức là vấn đề
có tính chiến lược; nhất là trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH và đặc biệt hơn đối
với các nước tiền tư bản, bỏ qua chế độ TBCN đi lên CNXH.
Qua phân tích cơ cấu xã hội TBCN và kinh nghiệm lịch sử đấu tranh
của giai cấp công nhân, từ những tổn thất, thất bại trong cuộc đấu tranh đó, các
nhà kinh điển đã chỉ ra rằng, vì đã không tổ chức liên minh với “người bạn tự
nhiên” của mình đó là nông dân Lê - nin đã vận dụng và phát triển lý luận về liên
minh công nông và các tằng lớp lao động khác của Mác trong giai đoạn CNTB
phát triển cao - giai đoạn ĐQCN, đã tổ chức liên minh và nhờ đó giành thắng lợi
trong Cách mạng tháng Mười vĩ đại. Trong hoàn cảnh lịch sử mới, giai cấp công
nhân đã xoá bỏ được chế độ xã hội cũ, bước đầu xây dựng xã hội mới, Lê nin
lãnh đạo Đảng cộng sản tiếp tục mở rộng liên minh, không chỉ chủ yếu công nông trước đây mà các tầng lớp lao động, đặc biệt nhấn mạnh hơn vai trò của
tầng lớp trí thức.
- Ở Việt Nam Đảng Cộng sản Việt Nam, do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập
và lãnh đạo, đã vận dụng một cách sáng tạo nguyên lý đó, từng bước xây dựng
được khối liên minh công - nông - trí thức ngày càng vững chắc và góp phần to
lớn vào thắng lợi trong trong suốt quá trình cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng.
3


Từ Đại hội lần thứ II năm 1951, Đảng ta đã xác định rõ vị trí, vai trò của “liên
minh công nhân với nông dân và lao động trí thức”.
Tính tất yếu khách quan về sự liên minh của giai cấp công nhân với
giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức trong thời kỳ quá độ lên CNXH, không
phải xuất phát từ ý chí chủ quan của các nhà kinh điển hay của các Đảng Cộng
Sản mà nó đặt trên cơ sở chín muồi của những yếu tố, điều kiện khách quan.
Vì vậy việc nghiên cứu lý luận về liên minh giai cấp của giai cấp Công nhân vô
sản, giai cấp Nông dân trong học thuyết Mác_ Lênin là một yêu cầu cấp thiết của
một sinh viên chủ nghĩa xã hội khoa học. từ những hiểu biết đó chúng ta có thể

liên hệ, vận dụng vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam nhằm
tăng cường khối liên minh Công _Nông _Trí thức đoàn kết chặt chẽ phát triển
kinh tế, văn hóa, xã hội. điều này có ý nghĩa thiết thực với thực tế đất nước ta
hiện nay.
2.

Phạm vi và giới hạn nghiên cứu

- Phạm vi nghiên cứu:
+ Đối tượng ngiên cứu: những quan điểm lý luận của Mác_ Lênin về liên
minh giai cấp Công _Nông trong học thuyết Mác_ Lênin và sự vận dụng của
Đảng Cộng Sản Việt Nam vào thực tiễn xây dựng đất nước.
+ Giới hạn ngiên cứu: đề tài tập tung tìm hiểu những quan điểm lý luận
của Mác _Lênin về liên minh giai cấp, những quan điểm của Đảng ta về liên
minh giai cấp trong thời kỳ quá đọ xây dựng chủ nghĩa xã hội.
3.

Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục tiêu của tiểu luận là tìm hiểu, phân tích làm rõ những nội dung, lý
luận, quan điểm về liên minh giai cấp của Mác_ Leenin và Đảng Cộng Sản Việt
Nam trong liên minh Công _Nông _Trí thức.
-

Nhiệm vụ:
4


+ Tìm hiểu khái niệm về liên minh giai cấp, khái niệm giai cấp của
Mác_Lênin.

+ Tìm hiểu những cống hiến về mặt lý luận, quan điểm của Mác _Lênin về
liên minh giai cấp
+ Tìm hiểu những quan điểm của Đảng ta về liên minh Công _Nông_ Trí
thức trông thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội
+ Ý nghĩa của việc nghiên cứu với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam hiện nay.
4.

Phương pháp nghiên cứu

-

Phương pháp luận: đề tài sử dụng phương pháp luận của chủ

nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử làm phương pháp
luận nghiên cứu vấn đề.
-

Phương pháp chung: phương pháp lịch sử_ logic, phương

pháp phân tích tổng hợp….
-

Phương pháp cụ thể: lược thuật, thu thập, phân loại, xử lý tài

liệu, phương pháp so sánh, quan sát, tổng kết thực tiễn
5. kết cấu của tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết thúc, danh mục tham khảo tiểu luận gồm có 4
chương 4 chương 11 tiết.


5


B.NỘI DUNG
CHƯƠNG I. SỰ HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN LÝ LUẬN VỀ LIÊN
MINH GIAI CẤP.
1.1.Khái niệm
1.1.1 Khái niệm liên minh giai cấp
Liên minh là khối liên kết các lực lượng nhằm phối hợp hành động vì mục
đích chung.
Liên minh công_nông là ình thức hợp tác, liên minh giai cấp giữa giai cấp
công nhân và giai cấp nông dân, do giai cấp công nhân lãnh đạo trong cách mạng
dân tộc dân chủ. Giai cấp công nhân là giai cấp cách mạng nhất, có tổ chức nhất,
có sứ mệnh lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản, và sự thống trị của đế quốc và
phong kiến; song giai cấp công nhân chỉ có thể chiến thắng nếu lôi cuốn được
đông đảo giai cấp nông dân đi theo mình. Vì vậy, liên minh công_nông là một tất
yếu lịch sử đối với cả hai giai cấp trong quá trình đấu tranh tự giải phóng.
Liên minh công - nông - trí thức: Là hình thức hợp tác đặc biệt giữa giai
cấp công nhan với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức trong cuộc đấu tranh
nhằm lật đổ CNTB xoá bỏ mọi áp bức bóc lột và xây dựng thành công CNXH.
Là hình thức hợp tác đặc biệt: tức là toàn diện, bền vững, lâu dài
trong suốt tiến trình xây dựng CNXH
Mục đích: tạo động lực cách mạng to lớn để đưa cách mạng XHCN
đến thắng lợi.
1.1.2 khái niệm giai cấp
Trong tác phẩm Sáng kiến vĩ đại,Lênin định nghĩa: “Người ta gọi giai cấp,
những tập đoàn to lớn khác nhau về địa vị của họ trong hệ thống sản xuất xã hội
nhất định trong lịch sử, khác nhau về quan hệ của họ(thường thì những quan hệ
này được pháp luật quy định và thừa nhận) đối với những tư liệu sản xuất, về vai
6



trũ ca h trong t chc lao ng xó hi ,v nh vy l khỏc nhau v cỏch thc
hng th v v phn ca ci xó hi ớt nhiu m h c hng. Giai cp l
nhng tp on ngi m tp on ny cú th chim ot lao ng ca tp on
khỏc , do ch cỏc tp on ú cú a v khỏc nhau trong mt ch kinh t xó
hi nht nh.
Giai cp cụng nhõn l giai cp nhng ngi lao ng trong quỏ trỡnh sn
xut vt cht cú tớnh cht cụng nghip vi trỡnh cụng ngh _k thut hin i,
l giai cp ca nhng ngi m hot ng lao ng ca h( sc lao ng ca h
kt hp vi t liu sn xut) s to ra giỏ tr thng d_ngun gc ch yu ca s
giu cú trong xó hi hin i
Giai cấp công nhân là một tập đoàn xã hội ổn định, hình thành và phát triển
cùng với quá trình hình thành và phát triển của nền công nghiệp hiện đại, với
nhịp độ phát triển của lực lợng sản xuất có tính chất xã hội hoá ngày càng cao; là
lực lợng sản xuất cơ bản tiên tiến, trực tiếp hoặc tham gia vào quá trình sản xuất,
tái sản xuất ra của cải vật chất và cải tạo các quan hệ xã hội; là lực lợng chủ yếu
của tiến trình lịch sử quá độ từ chủ nghĩa t bản lên chủ nghĩa xã hội.
1.2. S hỡnh thnh lý lun v liờn minh giai cp
1.2.1 Ngun gc giai cp
_Giai cp cụng nhõn:
Ch ngha mỏc khng nh: giai cp cụng nhõn l giai cp duy nht cú kh
nng lónh o cỏc tng lp nhõn dõn lao ng b ỏp bc,búc lt trong cỏc cuc
u tranh tng bc xoỏ b ch ngha t bn v xõy dng thnh cụng xó hi ch
ngha.ú cng chớnh l s mnh lch s m ch cú giai cp cụng nhõn mi cú kh
nng thc hin c,chớnh vai trũ lch s to ln ú m ngy nay phm trự giai
cp cụng nhõn vn l vn ỏng quan tõm v núng hi c cp vỡ vai tro
ca h vn cũn rt quan trng cho n ngay nay. hiu rừ v giai cp cụng
nhõn v s mnh lch s ca h cn I sõu vo ngun gc ca giai cp ny v
nhng iu kin lm cho h tr thnh giai cp m nhim s mnh lch s.

7


Trước hết bàn về nguồn gốc của giai cấp công nhân có nhiều ý
kiến khác nhau.Trước đây thường gọi là giai cấp vô sản vì phù hợp với điều kiện
thực tế của họ:hoàn toàn không có tài sản.Giai cấp vô sản là giai cấp những
người lao động trong điều kiện cơ sở vật chất – kĩ thuật hiện đại,là con đẻ của
nền đại công nghiệp.Sản phẩm thặng dư do họ làm ra là nguồn gốc chủ yếu cho
sự giàu có và phát triển xã hội.Tuy nhiên,trong xã hội loài người,không phảI khi
nào cũng có giai cấp vô sản, “các giai cấp nghèo khổ và lao động thì khi nào
cũng có”(Lê nin) nhưng những người lao động và nghèo khổ có hoàn cảnh,địa vị
của những người vô sản hiện đại thì chỉ xuất hiện từ khi CNTB ra đời.Có người
cho rằng giai cấp vô sản là giai cấp bị áp bức bóc lột,nghèo đói,khổ cực,thậm chí
ngày nay còn có quan niệm cho rằng giai cấp vô sản đã bị hoà tan,biến mất,họ
trở thành trung lưu hoá,trí thức hoá.Tuy nhiên những quan điểm này không phản
ánh được vai trò địa vị căn bản của giai cấp vô sản trong xã hội,không đúng với
quan điểm chư nghĩa Mác-Lênin,thậm chí xuyên tạc.
Tìm hiiêủ về nguồn gốc của giai cấp công nhân,các học giả tư sản cho
rằng sự ra đời của giai cấp này là do phân công lao động xã hội,quá trình phân
công tự nhiên đó đã tạo nên một lớp người chuyên môn cung cấp việc làm,đảm
nhiệm chức năng quản lí,còn đại bộ phận quần chúng thì nhận những công việc
phù hợp với họ là lao động chân tay.
Đây là những luận điểm xuyên tạc,phản động,phản khoa học,nó phủ
nhận thực tế lịch sử hình thành giai cấp vô sản hiện đại,đồng thời bào chữa,che
đậy sự bóc lột tàn nhẫn của giai cấp tư sản,tư bản.
Chủ nghĩa mác lênin khẳng định sự ra đời của giai cấp công nhân
là một quá trình lịch sử lâu dài.
Thế kỉ XIX-XV,chế độ phong kiến tan rã,quan hệ sản xuất tư bản
chủ nghĩa bắt đầu hình thành ở một số nước châu âu,chế độ lao động dần dần
xuất hiện.Việc tích luỹ nguyên thuỷ tư bản chủ nghĩa đã tạo ra hai lớp người

8


hoàn toàn đối lậo nhau.Một bên gồm những người chỉ sở hữu tư liệu sản xuất và
tư liệu sih hoạt,một bên gồm những người chỉ sở hữu một tài sản duy nhất là sức
lao động và những người này bị tước đoạt hết tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt
,trở thành những người bán sức lao động để kiếm sống.Đó cũng chính là những
người vô sản đầu tiên.
Các nước châu âu từ thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII đã hình thành
phát triển hình thức sản xuất công trường thủ công TBCN,do đó xuất hiện giai
cấp vô sản công trường thủ công.Đặc điểm nổi bật của giai cấp này trong sản
xuất công trươgf thủ công là bị phân tán và ngăn cách trong sản xuất,chưa có
mối liên hệ chặt chẽ với nhau.Phần lớn họ còn mang nặng tâm lí,tư tưởng của
con người sản xuất nhỏ.Hơn nữa sự nô dịch của tư bản đối với công nhân đôI khi
còn được che đậy bởi hiện tượng công nhân vẫn còn chút ít tư liệu sản xuất.Do
vậy giai cấp vô sản công trường thủ công chưa trở thành một lực lượng ổn
định,độc lấp trong xã hội,địa vị làm thuê của họ còn mang tính chất tạm bợ,nhất
thời.Vì thế giai cấp vô sản trước cách mạng công nghiệp chưa phải là giai cấp vô
sản hiện đại theo đúng nghĩa của nó,chưa phảI là lực lượng tiến bộ nhất có thể
đảm nhiệm sự mẹnh lịch sử của mình.Chỉ khi có nền đại công nghiệp mới tạo ra
cho giai cấp vô sản những điều kiện kinh tế xã hội bảo đảm cho nó phát triển với
tư cách là một giai cấp ổn định.một lực lượng xã hội độc lập
Cuộc cách mạng công nghiệp ở giai đoạn cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX
đã tạo ra sự phát triển nhảy vọt trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội. đánh dấu
bước chuyển căn bản trong CNTB từ giai đoạn công trường thủ công sang đại
công xưởng và giai cấp vô sản hiện đại ra đời. chính cuộc cách mạng công
nghiệp đó đã sinh ra giai cấp vô sản hiện đại_giai cấp công nhân ngày nay và
giai cấp tư sản hiện đại
Máy móc đưa vào sản xuất làm phá sản hàng loạt những người sản xuất
nhỏ, đa số nông dân, tiểu thương, tiểu chủ, thợ thủ công đã bị nền đại công

9


nghiệp đánh bại và bị đẩy vào hàng ngũ giai cấp vô sản. do vậy giai cấp vô sản
đã trở thành một lưc lượng xã hội to lớn một cách nhanh chóng. Giai cấp vô sản
ra đời là một quá trình lâu dài và phức tạp, không đều nhau ở các nước, tuy nhiên
chúng đều có nét chung giống nhau
_Giai cấp nông dân:
Giai cấp nông dân là giai cấp của những người lao động sản xuất vật chất
trong nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp,... trực tiếp sử dụng một số tư liệu sản
xuất cơ bản và đặc thù gắn với thiên nhiên là đất, rừng, biển,... để sản xuất ra nông
sản. bao gồm những tập đoàn người sản xuất nhỏ hoặc làm thuê cho địa chủ và
cho phú nông trong nông nghiệp dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân về ruộng
đất. Tính chất "tự túc, tự cấp", "tự sản, tự tiêu" và sự giới hạn phạm vi địa lí
trong làng xã, nông trại địa phương là đặc tính của nông nghiệp sản xuất nhỏ và
của giai cấp Nông dân.
- Đặc điểm kinh tế: phương thức sản xuất của nông dân có đặc thù là phân
tán, kĩ thuật lạc hậu, năng suất lao động thấp,... Theo quan điểm của V.I. Lênin,
giai cấp nông dân có bản chất hai mặt. Một mặt, họ là những người lao động.
Mặt khác, họ là những người tư hữu nhỏ. Mặt này là hạn chế của người nông dân
(cần phân biệt tư hữu nhỏ của giai cấp nông dân với tư hữu của các giai cấp bóc
lột).
-Đặc điểm xã hội: cơ cấu giai cấp nông dân không thuần nhất. Vì thế, họ
không có sự cố kết về kinh tế và tổ chức.
- Đặc điểm tư tưởng: giai cấp nông dân không có hệ tư tưởng riêng. Mà hệ
tư tưởng của họ phụ thuộc vào hệ tư tưởng của giai cấp nào thống trị xã hội.
_Tầng lớp trí thức:
Chủ nghĩa Mác - Lênin quan niệm trí thức là một "tầng lớp xã hội đặc
biệt”, bao gồm những người lao động trí óc phức tạp và sáng tạo, có trình độ học
vấn để hoạt động chuyên sâu trong lĩnh vực lao động của mình.

10


- Đặc điểm kinh tế - xã hội: trí thức có phương thức lao động đặc thù, chủ
yếu là lao động trí tuệ cá nhân, có khả năng tư duy độc lập. Hoạt động của trí
thức chủ yếu trong các lĩnh vực: nghiên cứu, giảng dạy, ứng dụng khoa học tự
nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, văn học nghệ thuật, lãnh đạo, quản lí,... Sản
phẩm lao động trực tiếp của trí thức là những giá trị lí luận, lí thuyết khoa học,...
Những giá trị này có tác dụng quyết định đến năng suất lao động, chất lượng sản
phẩm, tốc độ tăng trưởng kinh tế,... Ngày nay, khoa học - công nghệ đang trở
thành lực lượng sản xuất trực tiếp của xã hội, vì thế vai trò của đội ngũ trí thức
càng quan trọng hơn bao giờ hết.
- Về tư tưởng: trí thức không có hệ tư tưởng và địa vị kinh tế - xã hội độc
lập. Từ thời kì chiếm hữu nô lệ đến nay, vai trò và tư tưởng của trí thức đều phụ
thuộc vào giai cấp chính trị - xã hội cầm quyền.
Thực tế lịch sử đã chứng minh rằng:
Trí thức thời nào cũng giúp giai cấp thống trị khái quát lí luận để hình
thành hệ tư tưởng. Khi xã hội có giai cấp, có dân tộc, trí thức bao giờ cũng là trí
thức của giai cấp, dân tộc xác định. Tính giai cấp của trí thức thể hiện ở chỗ họ
đem vốn tri thức của mình phục vụ cho giai cấp nào trong xã hội. Trong xã hội
tư hữu, đa số trí thức bị bóc lột (mức độ bóc lột khác với các giai tầng khác). Vì
thế, trí thức gắn bó với dân tộc, với nhân dân, đấu tranh cho một xã hội hoà bình,
dân chủ, bình đẳng và tiến bộ.
Tóm lại, giai cấp công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức đều là những lực
lượng lao động, lực lượng chính trị - xã hội với những đặc điểm và vai trò xác
định. ở một nước nông nghiệp lạc hậu như nước ta, ba lực lượng này được tổ
chức lại thì cách mạng xã hội chủ nghĩa sẽ nhất định thành công.
1.2.2 Sự hình thành lý luân liên minh
11



Khi nghiên cứu sự hình thành các giai tầng khác nhau trong xã hội, lý luận
của chủ nghĩa Mác – Lênin chỉ ra rằng: địa vị khác nhau của các tập đoàn người
trong mỗi phương thức sản xuất đã tạo nên các giai cấp khác nhau. Như vậy, sự
hình thành các giai cấp và các tầng lớp xã hội được quy định một cách khác quan
do địa vị và các quan hệ của họ trong sản xuất xã hội trong sản xuất xã hội, nhất
là quan hệ đối với tư liệu sản xuất quy định. Trong mỗi thời đại lịch sử, mỗi giai
cấp, tầng lớp có một vai trò nhất định, song do nhu cầu của cuộc sống, do xuất
phát từ những nhu cầu và lợi ích chung, dần dần xuất hiện nhu cầu liên minh
giữa các giai cấp và các tầng lớp trong xã hội để thực hiện những nhu cầu và lợi
ích chung đó.
Liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân bắt nguồn từ sự
thống nhất những lợi ích căn bản của hai giai cấp này, và là một quy luật lịch sử
khách quan trong cách mạng vô sản. Xét về mặt thuật ngữ, trong nhiều tác phẩm,
các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin dùng thuật ngữ “Liên minh giữa
giai cấp công nhân với giai cấp nông dân”, xem đây là hai lực lượng giai cấp
cơ bản nhất và đông đảo nhất trong xã hội. Nhưng trong tư tưởng cơ bản, các nhà
kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin không hề tuyệt đối hoá hay cô lập hai giai
cấp đó trong liên minh của các lực lượng cách mạng, mà bao giờ cũng là liên
minh công – nông với các tầng lớp lao động khác. Điều này được thể hiện khi
các ông tổng kết các cuộc cách mạng vô sản giữa thế kỷ IX (nhất là các cuộc
cách mạng Pháp 1848 – 1850 và Công xã Paris năm 1871). Các ông chỉ ra rằng:
giai cấp vô sản không thể đụng đến sợi tóc của giai cấp tư sản chừng nào họ
chưa lôi kéo được các tầng lớp lao động khác không phải là vô sản, đặc biệt là
nông dân, với tư cách là “bạn đồng minh tự nhiên” và tiểu tư sản đi theo và công
nhận sự lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với toàn xã hội, nhất là ở những
nước có đông nông dân. Điều này được thể hiện rõ hơn khi bàn về thắng lợi của
12



cuộc cách mạng Tháng Mười Nga, V.I.Lênin cho rằng: giai cấp công nhân giành
được thắng lợi không phải ở số đông mà chính là đã lôi kéo được giai cấp nông
dân và các tầng lớp nhân dân lao động đi theo, và chịu sự lãnh đạo của giai cấp
công nhân. Đặc biệt, khi quan niệm về chuyên chính vô sản, V.I.Lênin viết:
“Chuyên chính vô sản là một hình thức đặc biệt của liên minh giữa giai cấp vô
sản..., với đông đảo những tầng lớp lao động không phải vô sản (tiểu tư sản, tiểu
chủ, nông dân, trí thức, v.v...” Trong nhiều tác phẩm viết vào những năm 1918 –
1919, tức là nước Nga sau khi giành được quyền bước vào thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội, V.I.Lênin thường khẳng định sự cần thiết phải thực hiện liên
minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác
(trong đó có tầng lớp trí thức), nhất là trong giai đoạn xây dựng CNXH. Một mặt
giai cấp vô sản phải đào tạo đội ngũ trí thức của mình, mặt khác phải biết sử
dụng các chuyên gia tư sản xây dựng CNXH

13


CHƯƠNG II. TÍNH TẤT YẾU VÀ NỘI DUNG CỦA LIÊN
MINH GIAI CẤP
2.1.Tính tất yếu của liên minh công nông
Quan điểm của C. Mác và Ph. Ăngghen: trên cơ sở tổng kết thực tiễn phong
trào cách mạng của giai cấp công nhân ở châu Âu, nhất là các nước Anh, Pháp
cuối thế kỉ XIX, hai ông đã khái quát thành một hệ thống lí luận khoa học về
cách mạng vô sản. Các ông đã chỉ ra những nguyên nhân chủ yếu của thất bại
trong các cuộc đấu tranh là do giai cấp công nhân không tổ chức liên minh được
với "người bạn đồng minh của mình" là giai cấp nông dân. Vì vậy, trong cuộc
đấu tranh này, giai cấp công nhân luôn đơn độc và các cuộc cách mạng này đã
trở thành "bài ai điếu".
Quan điểm của V.I. Lênin: Ông đã vận dụng và phát triển tư tưởng của C.
Mác và Ph. Ăngghen trong điều kiện mới. Thành công của Cách mạng Tháng

Mười là minh chứng cho thắng lợi của tư tưởng đó. Trong thời kì quá độ, V.I.
Lênin cho rằng không chỉ liên minh với công - nông, mà còn liên minh với các
giai tầng khác. Người coi liên minh này là "Nguyên tắc cao nhất của chuyên
chính là duy trì khối liên minh giữa giai cấp vô sản với nông dân để giai cấp vô
sản có thể giữ được vai trò lãnh đạo và chính quyền nhà nước" (1). V.I. Lênin đặc
biệt coi trọng khối liên minh này trong những nước nông nghiệp mà đại đa số là
nông dân. Qua liên minh này, lực lượng đông đảo nhất trong xã hội là nông dân
được công nhân tập hợp vì mục tiêu chung và lợi ích của toàn dân tộc.
Vấn đề liên minh giai cấp công nhân vì giai cấp nông dân và các tầng lớp
lao động xã hội khác trong cuộc cách mạng của giai cấp công nhân đấu tranh
chống giai cấp tư sản, do Mác, Ăng - ghen phát hiện, xây dựng, được Lê - nin
vận dụng phát triển trong quá trình cách mạng XHCN và bước đầu xây dựng
CNXH ở nước Nga, là một nguyên lý căn bản trong lý luận CNXH KH.
(

14


TB và xây dựng thành công xã hội mới,xã hội XHCN, tiến lên CNCS thì giai cấp
công nhân phải coi việc xây dựng liên minh công – nông - trí thức là vấn đề có
tính chiến lược; nhất là trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH và đặc biệt hơn đối
với các nước tiền tư bản, bỏ qua chế độ TBCN đi lên CNXH.
Qua phân tích cơ cấu xã hội TBCN và kinh nghiệm lịch sử đấu tranh
của giai cấp công nhân, từ những tổn thất, thất bại trong cuộc đấu tranh đó, các
nhà kinh điển đã chỉ ra rằng, vì đã không tổ chức liên minh với “người bạn tự
nhiên” của mình đó là nông dân Lê - nin đã vận dụng và phát triển lý luận về liên
minh công nông và các tằng lớp lao động khác của Mác trong giai đoạn CNTB
phát triển cao - giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, đã tổ chức liên minh và nhờ đó
giành thắng lợi trong Cách mạng tháng Mười vĩ đại. Trong hoàn cảnh lịch sử
mới, giai cấp công nhân đã xoá bỏ được chế độ xã hội cũ, bước đầu xây dựng xã

hội mới, Lê nin lãnh đạo Đảng cộng sản tiếp tục mở rộng liên minh, không chỉ
chủ yếu công - nông trước đây mà các tầng lớp lao động, đặc biệt nhấn mạnh
hơn vai trò của tầng lớp trí thức.
Chủ nghĩa Mác - Lênin bàn về tính tất yếu của liên minh công - nông - trí
thức, không chi trong giai đoạn giành chính quyền, mà còn đặc biệt lưu ý trong
giai đoạn xây dựng CNXH “trong thời đại chuyên chính vô sản”. Trong cuộc
cách mạng giành chính quyền, cần phải liên minh thì trong sự nghiệp xây dựng
xã hội mới liên minh càng phải được tiếp tục duy trì và củng cố. “Nguyên tắc
cao nhất của chuyên chính vô sản là duy trì khối liên minh…để giai cấp vô sản
có thể giữ được vai trò lãnh đạo và chính quyền nhà nước”. Trên cơ sở đó để giai
cấp công nhân thực hiện nhiệm vụ xây dựng xã hội mới, như mục tiêu Đảng ta
đã đề ra là dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Vai trò
đó chỉ được giữ vững và thực hiện có kết quả tốt khi tổ chức tốt liên minh công,
nông và trí thức. Xét về lợi ích cơ bản và mục tiêu của Nhà nước XHCN là xây
dựng thành công CNXH, vì lợi ích của toàn thể nhân dân, nhưng nhân dân lại tập
15


trung chủ yếu trong công nhân, nông dân, trí thức. Đó là tất yếu về chính trị - xã
hội. Vì mục têu chung cũng như lợi ích chính trị của từng giai cấp, tầng lớp là
bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc và những thành quả của cách mạng XHCN,
các giai cấp tâng lớp không được tách rời nhau hoặc hoạt động tự phát mà phải
gắn bó hữu cơ với nhau thành một khối liên minh vững mạnh. Liên minh phải
được Đảng cộng sản - đội tiền phong của gia cấp công nhân lãnh đạo và tổ chức
hoạt động, thống nhất cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức thì mới làm cơ sở cho
Nhà nước XHCN và nòng cốt của khối Đại đoàn kết toàn dân tộc. Cơ sở gắn kết
của các giai cấp tầng lớp công - nông - trí thức ở nước ta còn tất yếu chính trị từ
trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ. Nhờ sự lãnh đao của Đảng, họ đã đoàn
kết lại trong mặt trận dân tộc thống nhất, trong đó liên minh công nông là nòng
cốt. Lợi ích, niềm tin của công nhân, nông dân, trí thức đối với Đảng đã được

thiết lập vững chắc. Bước vào thờI kỳ quá độ, mối liên kết chính trị đó tiếp tục
được phát huy cao độ hơn. Sự phân tích trên cho thấy cơ sở khách quan, là diều
kiện chính tri- xã hội để liên minh công - nông - tri thức ngày càng bền chặt hơn.
Lê - nin đặc biệt nhấn mạnh khi chuyển từ giai đoạn giành quyền sang giai
đoạn “ chuyên chính vô sản”, chính trị đã chuyển sang chính trị trong lĩnh vực
kinh tế, liên minh muốn được phát huy và củng cố hơn phải lấy kinh tế làm cơ
sở. Phải xuất phát từ yêu cầu khách quan về kinh tế - kỹ thuật của một nước
nông nghiệp lạc hậu đi lên CNXH, mà nhiệm vụ trung tâm là CNH, HĐH. Do đó
phải gắn công nghiệp với nông nghiệp và khoa học công nghệ hiện đại. Về tất
yếu kinh tế - kỹ thuật, Lênin chỉ rõ: nếu không có kinh tế nông nghiệp làm cơ sở
thì một nước nông nghiệp không thể xây dựng được nền công nghiệp
Qua thực tiễn cách mạng châu Âu, đặc biệt cách mạng Pháp, C.Mác rút ra
kết luận, cuộc đấu tranh giành chính quyền của giai cấp công nhân sẽ không
giành được thắng lợi nếu nó không được sự ủng hộ của giai cấp nông dân. Công
xã Pari (1871) là cuộc cách mạng vô sản, thiết lập nên nhà nước chuyên chính vô
16


sản đầu tiên, nhưng nhà nước đó chỉ tồn tại trong 72 ngày. Khi phân tích nguyên
nhân thất bại của công xã, C. Mác và Ph.Ăngghen chỉ rõ, do giai cấp công nhân
không liên minh được với giai cấp nông dân nên không tạo ra được cơ sở chính
trị- xã hội rộng lớn và vững chắc để bảo vệ chính quyền của giai cấp công nhân.
V.I.Lênin làm rõ hơn ý nghĩa chiến lược của vấn đề khi cho rằng, nhân tố cho sự
thắng lợi không chỉ ở chỗ giai cấp công nhân đã có tổ chức và
chiếm đa số trong dân cư, mà còn ở chỗ giai cấp công nhân có được sự ủng
hộ của nông dân hay không. Ôngđặc biệt nhấn mạnh tính tất yếu của liên minh
công nông trong giai đoạn cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Như vậy, xây dựng khối liên minh công nông là tất yếu trong quá trình cách
mạng xã hội chủ nghĩa, cả tronggiai đoạn giành, giữ và sử dụng chính quyền để
xây dựng xã hội mới xã hội chủ nghĩa.

2.1.2 Cơ sở khách quan của liên minh công nông
_ Thứ nhất, trong xã hội TBCN, giai cấp công nhân, giai cấp nông dân cũng
như nhiều tầng lớp lao động khác đều là những người lao động, đều bị áp bức
bóc lột.
_ Thứ hai, trong quá trình xây dựng CNXH, nền kinh tế quốc dân là một thể
thống nhất của nhiều ngành, nghề, … trong đó công nghiệp và nông nghiệp là 2
ngành sản xuất chính trong xã hội. Nếu không có sự liên minh chặt chẽ giữa
công nhân và nông dân thì 2 ngành kinh tế này cũng như các ngành, nghề khác
không thể phát triển được.
_ Thứ ba, xét về mặt chính trị - xã hội, giai cấp công nhân, giai cấp nông
dân và các tầng lớp lao động khác là lực lượng chính trị to lớn trong xây dựng
bảo vệ chính quyền nhà nước, trong xây dựng khối đoàn kết dân tộc. Do vậy, có
thể nói, giai cấp nông dân và nhiều tầng lớp lao động khác trở thành những
người bạn “tự nhiên”, tất yếu của giai cấp công nhân.
17


Đó là một khối liên minh tự nhiên bắt nguồn từ trong xã hội tư bản không
chỉ giai cấp công nhân bị áp bức bóc lột nặng nề mà cả giai cấp nông dân và các
tầng lớp khác trong xã hội.Họ đều bị tư bản bóc lột hết tư liệu sản xuất và đẩy
đến bước đường cùng vì vậy họ cũng có cùng một kẻ thù với giai cấp công nhân
vì vậy liên minh giữa giai cấp công nhân và nông dân là một tất yếu khách quan
về lợi ích của cả hai giai cấp và cả của xã hội .Bản thân giai cấp nông dân cũng
tìm thấy ở giai cấp công nhân điều kiện quan trọng nhất có ý nghĩa quyết định
cho việc thực hiện các nhu cầu giải phóng dân chủ và phát triển của họ nông dân
là lực lượng xã hội quan trọng nhưng địa vị kinh tế xã hội không cho phép họ trở
thành lực lượng lãnh đạo xã hội và tự giải phóng mình mà phải dựa vào sự lãnh
đạo của giai cấp công nhân.
Liên minh công nông là nhu cầu nội tại của cách mạng xã hội chủ nghĩa, tạo
nên động lực cách mạng, đảm bảo vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân, là

điều kiện quyết định thắng lợi trong cuộc đấu tranh giành chính quyền và công
cuộc cải tạo và xây dựng xã hội mới;
- Liên minh công nông xuất phát từ mối liên hệ tự nhiên gắn bó và sự thống
nhất lợi ích cơ bản của giai cấp công nhân và giai cấp nông dân. Cả hai giai cấp
đều là những người lao động bị áp bức vì vậy có cùng mục tiêu, nguyện vọng
muốn giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất cộng;
- Liên minh công nông là do sự gắn bó thống nhất giữa sản xuất công
nghiệp với sản xuất nông nghiệp- hai ngành sản xuất chính trong xã hội. Nếu
không có sự liên minh chặt chẽ giữa công nhân và nông dân thì hai ngành kinh tế
này không thể phát triển đươc
-Liên minh công nông mang tinh tất yếu khách quan vì:
Chính trị -xã hội:
18


khối liên minh nhằm đảm bảo tập hợp lực lượng cách mang và lực lượng
sản xuất cơ bản đông đảo nhất để lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản giành
chính quyền về tay giai cấp công nhân và xây dựng XHCN khối liên minh nhằm
đảm bảo và giữ vững vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân.vai trò của giai cấp
công nhân chỉ được giữ vững và thực hiện có kết quả khi được giai cấp nông dân
ủng hộ khối liên minh là nền tảng của nhà nước XHCN khối liên minh tạo đk cải
tạo dìu dắt giúp đỡ giai cấp nông dân để họ cùng đi đến CNXH.
Kinh tế:Sau khi có chính quyền phải củng cố khối liên minh công nông thì
mới đảm bảo sự phát triển của các ngành trong nền kinh tếquốc dân,Công nghiệp
và Nông nghiệp là ngành sản xuất chính.Công nghiệp tạo ra những sản phẩm
phục vụ cho Nông nghiệp và các ngành nghề khác.Nông nghiệp tạo ra nông sản
phục vụ Công nghiệp nên nếu không có sự liên minh giữa công nhân_nông dân
thì Copng nghiệp và Nông nghiệp cũng như các ngành nghề khác trong nền kinh
tế không thể phát triển được và phát triển không bền vững
2.2. Nội dung của liên minh giai cấp

Liên minh công_nông_trí thức phải thực hiện liên minh toàn diện trên tất cả
các phương diện là kết hợp đúng đắn các lợi ích về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã
hội của giai cấp công nhân với giai cấp nông dân với tầng lớp trí thức và toàn bộ
xã hội với tư cách là những chủ thể lợi ích. Thực chất, phát hiện và giải quyết
đúng đắn các mâu thuẫn để tạo ra động lực tổng hợp để xây dựng và bảo vệ tổ
quốc. Tập trung giải quyết lợi ích với nông dân.
2.2.1 Liên minh về mặt chính trị:
Nhu cầu lợi ích chính trị cơ bản của công nhân, nông dân, trí thức và của cả
dân tộc là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Mỗi giai cấp, tầng lớp ở mỗi giai
đoạn đều có lập trường chính trị - tư tưởng của mình. Khi liên minh không phải
19


là thực hiện sự dung hòa lập trường tư tưởng – chính trị của ba giai cấp, tầng lớp
này. Khi chưa giác ngộ cách mạng vô sản thì tư tưởng chính trị của nông dân, trí
thức cơ bản còn phụ thuộc vào hệ tư tưởng của giai cấp thống trị xã hội phong
kiến hoặc tư bản. Mặc dù có nguyện vọng nhưng nông dân và trí thức không thể
tự giải phóng khỏi chế độ tư bản, áp bức bóc lột. Trong cách mạng XHCN liên
minh giữa ba giai tầng này phải trên lập trường chính trị - tư tưởng của giai cấp
công nhân thì mới thực hiện đồng thời cả nhu cầu, lợi ích của ba giai tầng.
Khối liên minh Công_ Nông_ Trí thức là cơ sở vững chác cho khối đại
đoàn kết dân tộc tạo nen sức maanhj mới trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ
quốc XHCN. Liên minh trên lĩnh vực chính trị thể hiện tâp trung nhất ở nhà
nước của giai cấp công nhân, liên minh này nhằm giữ vững vai trò lãnh đạo của
giai cấp Công nhân phát huy cao độ sức mạnh làm chủ của nhân dân lao động
mà nòng cốt là Công nhân, Nông dân và tầng lớp Trí thức.
- Nhiệm vụ trong thời kỳ đấu tranh giành chinh quyền là nhằm giành lấy
chính quyền về tay giai cấp Công nhân và Nhân Dân lao động . trong quá trình
xây CNXH là giai cấp Công nhân và Nhân Dân lao động cùng nhau tham gia vào
chính quyền nhà nước, bảo vệ CNXH và mọi thành quả của cách mạng.

- liên minh về chính trị không phải là dung hòa lập trường chính trị của các
giai cấp tầng lớp mà cần phải trên lập trường chính trị của giai cấp Công nhân.
- liên minh về chính trị giai cấp Công nhân và Nhân Dân lao động tạo cơ sở
vững chắc cho nhà nước XHCN, làm nòng cốt cho mặt trận, thực hiện liên minh
rộng rãi với các tầng lớp lao động khác.
- khối liên minh chiến lược này do Đảng của giai cấp Công nhân lãnh đạo
thì mới có đường lối chủ trương đúng đắn để thực hiện liên minh.
- Nội dung chính trị của liên minh không tách rời nội dung, phương thức
đổi mới hệ thống chính trị trên cả nước. dưới góc độ của liên minh, cần cụ thể
hóa việc đổi mới về nội dung tổ chức và phương thức hoạt động của các tổ chức
20


chính trị trong giai cấp Công nhân, Nông dân, Trí thức. nội dung chính trị cấp
thiết là triển khai thực hiện “quy chế dân chủ cở sở”, nhất là nông thôn.
2.2.2

Nội dung liên minh về kinh tế:

- Đây là nội dung quan trọng nhất của liên minh thực hiện liên minh giữa
giai cấp Công nhân với giai cấp Nông dân phải kết hợp đúng đắn lợi ích giữa 2
giai cấp, hoạt động kinh tế vừa đảm bảo lợi ích của nhà nước, của xã hội, đồng
thời phải thường xuyên quan tâm tới Nông dân, phát triển công nghiệp và nông
nghiệp nông thôn.
- chú ý quan tâm tới viêc xây dựng khối liên minh giữa giai cấp Công nhân
với tầng lớp Trí thức, nếu không chú ý đén điều này thì không thể xây dựng một
nền công nghiệp hiện đại dược và cũng không thể đứng vững được trong cuộc
đấu tranh chống CNTB.
-Từng bước hình thành quan hệ sản xuất XHCN trong quá trình thực hiện
liên minh. Theo V.I. Lênin, chế độ hợp tác xã là con đường dễ tiếp thu nhất đối

với nông dân, khi thấy có lợi cho họ, họ sẽ mau chóng tham gia hợp tác xã
nhưng phải do chế độ hợp tác xã hưởng một số đặc quyền kinh tế, tài chính, ngân
hàng. Trong quá trình hình thành quan hệ sản xuất phải trên cơ sở công hữu hóa
những tư liệu sản xuất chủ yếu, kinh tế nhà nước vươn lên giữ vai trò chủ đạo,
cùng kinh tế tập thể làm nên tảng cho nền kinh tế cả nước, theo định hướng
XHCN.
-Lê - nin đặc biệt nhấn mạnh khi chuyển từ giai đoạn giành quyền sang
giai đoạn “ chuyên chính vô sản”, chính trị đã chuyển sang chính trị trong lĩnh
vực kinh tế, liên minh muốn được phát huy và củng cố hơn phải lấy kinh tế làm
cơ sở. Phải xuất phát từ yêu cầu khách quan về kinh tế - kỹ thuật của một nước
nông nghiệp lạc hậu đi lên CNXH, mà nhiệm vụ trung tâm là CNH, HĐH. Do đó
phải gắn công nghiệp với nông nghiệp và khoa học công nghệ hiện đại. Về tất
yếu kinh tế - kỹ thuật, Lênin chỉ rõ: nếu không có kinh tế nông nghiệp làm cơ sở
21


thì một nước nông nghiệp không thể xây dựng được nền công nghiệp. Hồ Chí
Minh cũng chỉ rõ về tính tất yếu này: biến nền kinh tế lạc hậu thành một nền
kinh tế XHCN với công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, khoa học kỹ thuật tiên
tiến. Tư tưởng đó tiếp tục được thể hiện trong hội nghị trung ương bảy( Khóa
IX), trung ương bảy (Khóa X).
- Trên cơ sở kinh tế, các nhu cầu kinh tế phát triển dưới nhiều hình thức hợp
tác, liên kết,giao lưu…trong sản xuất, lưu thông pphaan phối giữa Công khoa
học công nghệ và dịch vụ khác, giữa các nước với nhau.
- Từng bước hình thành quan hệ sản xuất CNXH trông quá trình thực hiện
liên minh. Phát triển kinh tế đa dạng nhiều thành phần và đổi mới các hình thức
hợp tác kinh tế. trong quá trình hình thành quan hệ sản xuất phải trên cơ sở công
hữu hóa các tư liệu sản xuất chủ yếu, kinh tế nhà nước vươn lên giữ vai trò chủ
đạo
2.2.3 Nội dung liên minh về Văn hóa, xã hội:

Thực hiện nội dung này trong quá trình liên minh là nhằm xây dựng một
nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. CNXH xây dựng trên một nền sản
xuất công nghiệp hiện đại, vì vậy Công nhân, Nông dân và những người lao
động khác phải thường xuyên học tập nâng cao trình đọ văn hóa. Liên minh văn
hóa nhằm xây dựng một nền văn hóa và các chuẩn mực xã hội trên lập trường
của giai cấp Công nhân, kết hợp hìa hòa bản sắc dân tộc với tính tiên tiến và hiện
đại. trên lĩnh vực văn hóa, xã hội Tri thức có vai tró trực tiếp trong việc nâng cao
dân trí cho nhân dân lao động, trước hết là giai cấp Công nhân và Nông dân; đem
lại cho người lao động những giái trị văn hóa truyền thống và tinh hoa văn hóa
thế giới. CNXH với mong muốn xây dựng một xã hội nhân văn, nhân đạo, con
người sống với nhau có tình có nghĩa, điều này chỉ thực hiện được trên cơ sở một
nền văn hóa của nhân dân. CNXH tạo diều kiện cho nhân dân tham gia quản lý
22


kinh tế, xã hội và quản lý nhà nước, vì vậy nhân dân phải có trình độ văn hóa,
phải hiểu biết pháp luật
2.3 Những thuận lợi, khó khăn trong phát triển liên minh giai
cấp
Những thuận lợi:
_ Trong xã hội TBCN giai cấp công nhân giai cấp nông dân cũng như nhiều
tầng lớp lao động khác đều là những người lao động dễ bị áp bức bóc lột ,những
con người kiên trung giàu lòng yêu nước.
_ Xét về mặt chính trị- xã hội , giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và các
tầng lớp lao động khác là lực lượng chính trị to lớn trong xây dựng bảo vệ chính
quyền nhà nước , trong xây dựng khối đại đoàn kết đân tộc .Vì vậy có thể nói
giai cấp nông dân và các tầng lớp khác trở thành những người bạn tự nhiên, tất
yếu của giai cấp công nhân.
_ Họ có chung một lập trường tư tưởng chính trị mục tiêu đấu tranh giành
chính quyền là nhằm dành lấy chính quyền về tay giai cấp công nhân cùng với

nhân dân lao động,xây dựng CNXH , vì lợi ích toàn thể dân tộc.
Những khó khăn :
_ Giai cấp công nhân và nông dân là các chủ thể kinh tế khác nhau ,giai cấp
công nhân đại diện cho phương thức sản xuất mới cộng sản chủ nghĩa ,giai cấp
nông dân gắn với chế độ tư hữu nhỏ. Mà chế độ tư hữu nhỏ thì mâu thuẫn với
phương thức cộng sản chủ nghĩa là xóa bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất.
_ Các thế lực thù địch không ngừng chống phá ,gây chia rẽ ,mất đoàn kết giữa
các giai cấp ,các dân tộc .
_ Giai cấp công nhân sớm trưởng thành giác ngộ nên có hệ tư tưởng ,lập
trường vững chắc các giai cấp khác ( Một bộ phận không nhỏ tiểu tư sản …) tư
tưởng chưa thực sự kiên định đễ bị rủ rê ,lôi kéo .
23


CHƯƠNG III. SỰ VẬN DỤNG LÝ LUẬN VỀ LIÊN MINH GIAI CẤP
CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
3.1 Đặc điểm của giai cấp công_nông_trí thức của Việt Nam
Giai cấp công nhân Việt Nam có đầy đủ những yếu tố của giai cấp công
nhân hiện đại và còn có những đặc điểm riêng của mình. Đó là do ra đời trước
giai cấp tư sản Việt Nam nên giai cấp công nhân Việt Nam có điều kiện sớm giữ
vai trò lãnh đạo và giành ưu thế ngay từ khi có Đảng của mình. Hơn nữa, sự gắn
bó giữa công nhân và nông dân đã hình thành một cách tự nhiên, phần lớn xuất
thân từ nông dân nên giai cấp công nhân Việt Nam đã mang sẵn trong mình mối
liên minh với nông dân và luôn giữ được vai trò lãnh đạo trong quá trình cách
mạng Việt Nam. Ngày nay, trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
thôn, sẽ có nhiều người nông dân vào làm việc ở các cơ sở công nghiệp và trở
thành công nhân ở ngay chính quê hương mình. Điều này càng tạo cho sự gắn bó
của giai cấp công nhân với nông dân, nông thôn một cách tự nhiên trên nhiều
mặt của đời sống xã hội.
- Giai cấp nông nhân là giai cấp của những người lao động sản xuất vật chất

trong nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp... trực tiếp sử dụng một tư liệu sản
xuất cơ bản và đặc thù, gắn với thiên nhiên là đất, rừng, biển để sản xuất ra nông
sản. Nông dân có phương thức sản xuất phân tán, năng suất thấp. Theo V.I.
Lênin, nông dân có “bản chất hai mặt” một mặt họ là những người lao động (đây
là mặt cơ bản nhất); mặt khác, họ là những người tư hữu nhỏ (đây là mặt hạn chế
sẽ được khắc phục trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá). Tuy nhiên,
nông dân không dựa trên tư hữu nhỏ này để bóc lột các giai cấp, tầng lớp khác.
Giai cấp nông dân không có hệ tư tưởng riêng mà tư tưởng của họ phụ thuộc vào
hệ tư tưởng của giai cấp thống trị xã hội. Họ vốn có cơ cấu không thuần nhất,
không có sự liên kết chặt chẽ cả về kinh tế và tư tưởng, tổ chức. Trong một nước
nông nghiệp thì họ là lực lượng chính trị - xã hội đông đảo nhất và khi được giác
24


ngộ họ trở thành lực lượng cách mạng to lớn nhất trong cách mạng xã hội chủ
nghĩa.
- Giai cấp nông dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng đã thực sự giải phóng
khỏi chế độ áp bức bóc lột và trở thành người làm chủ xã hội và đóng góp to lớn
vào sự nghiệp giải phóng đất nước và xây dựng CNXH.
-Trí thức bao gồm những người lao động trí óc phức tạp và sáng tạo, có
trình độ học vấn đủ để am hiểu và hoạt động trong lĩnh vực lao động của mình.
Họ hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nghiên cức, giảng dạy, ứng dụng khoa học,
văn học, nghệ thuất, lãnh đạo và quản lý... Sản phẩm lao động của trí thức tác
động quyết định đến năng suất lao động, đến sự phát triển xã hội về cả mặt đời
sống vật chất và cả về đời sông tinh thần.
Trí thức không có hệ tư tưởng riêng vì không có phương thức sản xuất riêng
và địa vị kinh tế - xã hội độc lập. Vai trò và tư tưởng của họ phụ thuộc vào giai
cấp thống trị xã hội. Mặc dù vậy, trí thức luôn giúp giai cấp thống trị khái quát
về lý luận để hình thành hệ tư tưởng của giai cấp thống trị xã hội.
Trong các chế độ tư hữu đa số trí thức là những người lao động bị áp bức, bóc

lột. Khi được sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, tri thức trở thành người làm
chủ xã hội và đóng góp to lớn trong sự nghiệp xây dựng CNXH. Ở Việt Nam, trí
thức đã có nhiều đóng góp trong quá trình xây dựng CNXH, đại bộ phận được bộ
phận được đào tạo trong chế độ mới. Họ xuất thân chủ yếu từ nông dân, công
nhân và các tầng lớp lao động khác. Do vậy họ có mối liên hệ gần gũi với công
nhân, nông dân và luôn là lực lượng cơ bản của cách mạng XHCN. Ngày nay,
cách mạng khoa học công nghệ ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp
và trí thức ngày càng có vai trò, vị trí quan trọng, nhất là trong quá trình xây
dựng kinh tế tri thức và quá trình hội nhập khu vực và quốc tế.
3.2 Quan diểm của Đảng cộng sản, tư tưởng Hồ Chí Minh về liên minh
giai cấp trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
25


×