Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH KHU VỰC BIỂN ĐẶC BIỆT NHẠY CẢM HẠ LONG - CÁT BÀ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.5 MB, 42 trang )

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM


BÁO CÁO
NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH KHU VỰC BIỂN ĐẶC BIỆT NHẠY CẢM
HẠ LONG - CÁT BÀ

HÀ NỘI, 2015
1


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG ...........................................................................3
1.1. Bối cảnh nghiên cứu.............................................................................................. 3
1.2. Mục đích chính của việc thiết lập PSSA ............................................................... 4
1.3. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................. 4
1.4. Cấu trúc của báo cáo .............................................................................................4
1.5. Các định nghĩa và thuật ngữ..................................................................................5
1.6. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................6
CHƯƠNG 2. MÔ TẢ, Ý NGHĨA VỀ SINH THÁI, KHOA HỌC - XÃ HỘI VÀ
ĐÁNH GIÁ TỔN THƯƠNG CHO KHU VỰC HẠ LONG - CÁT BÀ DO HOẠT
ĐỘNG VẬN TẢI BIỂN QUỐC TẾ .............................................................................7
2.1. Mô tả chi tiết khu vực Hạ Long - Cát Bà .............................................................. 7
2.2. Giá trị về sinh thái, kinh tế - xã hội, khoa học giáo dục .....................................11
2.3. Đánh giá tổn thương cho khu vực Hạ Long - Cát Bà do hoạt động vận tải biển
quốc tế. .......................................................................................................................16
CHƯƠNG 3. CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ ................................................................ 29
3.1. Các biện pháp hiện tại .........................................................................................29
3.2. Biện pháp bổ sung ............................................................................................... 35
CHƯƠNG 4. XÁC ĐỊNH RANH GIỚI PSSA HẠ LONG - CÁT BÀ ...................37


4.1. Bản đồ và ranh giới vùng PSSA Hạ Long-Cát Bà đề xuất .................................37
4.2. Tọa độ địa lý xác định ranh giới PSSA khu vực Hạ Long Cát Bà ......................37
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 39
5.1.Kết luận ................................................................................................................39
5.2. Kiến nghị ...........................................................................................................408
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................419

2


CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. Bối cảnh nghiên cứu
Việt Nam đã là thành viên của 6 Phụ lục Công ước MARPOL, Bộ Giao
thông vận tải đã có văn bản số 2986/BGTVT - HTQT giao cho Cục Hàng hải
Việt Nam phối hợp với các cơ quan liên quan của Việt Nam nghiên cứu về các
điều kiện các khu vực biển đặc biển nhạy cảm theo các hướng dẫn tại Nghị
quyết A 982 (24) của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO).
Hiện nay trên thế giới có tổng số 15 quốc gia có tên trong danh mục
PSSA của IMO, về không gian phân bố PSSA chủ yếu là các khu bảo tồn thiên
nhiên và di sản thiên nhiên thuộc Thái Bình Dương và Đại Tây Dương gần các
tuyến hàng hải quốc tế và các cảng biển.
Vịnh Hạ Long - Việt Nam địa danh đã 2 lần được UNESCO chính thức
công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới (17/12/1994 về giá trị thẩm mỹ, ngày
02/12/2000 về giá trị về địa chất địa mạo) và ngày 12/11/2011, Vịnh Hạ Long đã
vượt qua hơn 400 kỳ quan từ hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ để trở thành
một trong 7 Kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới. Quần đảo Cát Bà đã được Uỷ
ban Thường trực về Con người và Sinh quyển Chương trình UNESCO công
nhận là khu dự trữ sinh quyển thứ 3 tại Việt Nam, tham gia đề cử di sản thiên
nhiên thế giới.
Hướng dẫn IMO trong Nghị quyết A.720 (17) (được thông qua vào năm

1991) và sửa đổi trong Nghị quyết A.885 (21) (được thông qua năm 1999) và
Nghị quyết A982 (24) (được thông qua năm 2005) cho phép các khu vực được
chỉ định là một PSSA nếu nó hoàn thành một số tiêu chí, bao gồm: tiêu chí sinh
thái, chẳng hạn như là duy nhất hoặc hệ sinh thái quý hiếm, hệ sinh thái đa dạng,
hoặc dễ tổn thương bởi suy thoái của các hoạt động tự nhiên hoặc các hoạt động
của con người; các tiêu chí xã hội, văn hóa và kinh tế, chẳng hạn như tầm quan
trọng của khu vực để giải trí, du lịch; và tiêu chí khoa học - giáo dục, chẳng hạn
như nghiên cứu sinh học hoặc giá trị lịch sử. Khi một khu vực được phê duyệt
như một PSSA, đồng thời tiến hành biện pháp cụ thể kèm theo sử dụng để kiểm
soát các hoạt động hàng hải trong khu vực đó, chẳng hạn như các biện pháp định
tuyến; áp dụng nghiêm ngặt của MARPOL về các yêu cầu xả thải và thiết bị cho
tàu, và lắp đặt hệ thống giao thông tàu (VTS), trung tâm AIS.
Trên cơ sở này, dựa theo các hướng dẫn lần lượt được sửa đổi của IMO,
việc nghiên cứu xác định và đề xuất thiết lập PSSA Hạ Long - Cát Bà là hết sức
cần thiết nhằm bổ sung thêm các công cụ, biện pháp quản lý, giám sát nhằm bảo
vệ môi trường, bảo tồn biển khu vực Vịnh Hạ Long - Cát Bà.

3


1.2. Mục đích chính của việc thiết lập PSSA
Nghị quyết hội nghị IMO A.720 (17) vào năm 1991 thông qua Hướng dẫn
chỉ định khu vực đặc biệt và nhận dạng Khu vực biển đặc biệt nhạy cảm (Hướng
dẫn). Các thủ tục trong tài liệu này tiếp tục được soạn thảo dựa theo Nghị quyết
hội nghị A.885 (21), được thông qua vào năm 1999 và Nghị quyết A.982 (24)
được thông qua vào năm 2005.
Mục đích chính của nghiên cứu là xem xét đề xuất một Vùng biển đặc
biệt nhạy cảm cho khu vực Hạ Long - Cát Bà và thiết lập các biện pháp bảo vệ
do các tổn thương từ hoạt động hàng hải cần thiết để đảm bảo sự bảo vệ toàn
diện của một khu vực nhạy cảm hướng tới phát triển bền vững.

Điều quan trọng cần lưu ý là một PSSA không phải là một khu vực bảo
tồn biển (MPA), mặc dù nó có thể trùng khớp với một MPA, khu dự trữ sinh
quyển, di sản thiên nhiên. Thủ tục cho việc xác định các PSSA và áp dụng các
biện pháp bảo vệ liên tục được xem xét bởi Tổ chức Hàng hải quốc tế.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục đích trọng tâm của nghiên cứu là tiến hành mô tả, phân tích, đánh giá
về điều kiện để xác định khu vực Vịnh Hạ Long - Cát Bà trở thành khu vực
PSSA theo hướng dẫn của IMO về việc xác định các PSSA và dự thảo các văn
kiện, hồ sơ để trình IMO xem xét thông qua vào kỳ họp lần thứ 70 của Ủy ban
Bảo vệ Môi trường vào năm 2018 theo các Hướng dẫn của IMO. Để đạt được
mục tiêu này báo cáo nghiên cứu tập trung đến các vấn đề cụ thể như sau:
- Xem xét đến các các tổn thương của Khu vực Hạ Long - Cát Bà do tác
động của các hoạt động hàng hải quốc tế;
- Xem xét các điều kiện của Khu vực Hạ Long - Cát Bà để thiết lập
PSSA;
- Mô tả các lợi ích tiềm năng và những khó khăn trong việc thiết lập
PSSA tại khu vực Hạ Long - Cát Bà;
- Xem xét lại các biện pháp bảo vệ hiện tại và bổ sung các biện pháp bổ
sung nếu cần thiết;
- Xem xét việc phân định danh giới tọa độ địa lý của PSSA Hạ Long - Cát
Bà trên cơ sở sẵn có của một di sản thiên nhiên thế giới, khu dự trữ sinh quyển
và bảo tồn biển;
- Rút ra kết luận và kiến nghị cho việc thiết lập PSSA.
1.4. Cấu trúc của báo cáo
Báo cáo nghiên cứu này sẽ được trình bày các nội dung nghiên cứu phù
hợp với mục tiêu nêu trên. Bao gồm các giới thiệu chung, mục đích nghiên cứu,
mục tiêu nghiên cứu, định nghĩa, giải thích thuật ngữ, cấu trúc của báo cáo,
phương pháp nghiên cứu được nêu tại Chương 1.
4



Các chương tiếp theo mô tả chi tiết, ý nghĩa về sinh thái, xã hội khoa học
và đánh giá tổn thương cho khu vực biển Hạ Long Cát Bà do hoạt động vận tải
biển quốc tế (Chương 2). Chương 3 đưa ra các biện pháp bảo vệ. Chương 4 xác
định ranh giới PSSA.
Cuối cùng, Chương 5 phác thảo những kết luận từ các chương trước và
trình bày những kiến nghị. Chương này đặc biệt trình bày những quan điểm về
việc thiết lập một PSSA.
1.5. Các định nghĩa và thuật ngữ
1.5.1 Định nghĩa IMO
Các định nghĩa và chữ viết tắt sau đây được sử dụng trong báo cáo nghiên
cứu này được rút ra nguyên văn từ Phụ lục 1 của Nghị quyết 885.(21) và Nghị
quyết A.982 (24) của IMO về việc xác định các Vùng biển đặc biệt nhạy cảm.
- Biện pháp bảo vệ liên quan - một quy tắc quốc tế hoặc tiêu chuẩn dùng
trong phạm vi quản lý của IMO và điều chỉnh các hoạt động hàng hải quốc tế
cho việc bảo vệ các khu vực nguy hiểm.
- Hướng dẫn về việc chỉ định khu vực đặc biệt và nhận dạng khu vực đặc
biệt nhạy cảm (Hướng dẫn) - Hướng dẫn được thông qua bởi nghị quyết hội
nghị A.720 (17) vào năm 1991, được sửa đổi, trong đó chủ yếu nhằm hỗ trợ
IMO và các chính phủ thành viên trong việc xác định, quản lý, bảo vệ các vùng
biển nhạy cảm.
- Xác định các vùng biển đặc biệt nhạy cảm - một quyết định của IMO
rằng đề xuất của chính phủ thành viên, phù hợp với Hướng dẫn, thành lập một
biện pháp bảo vệ liên quan cần thiết cho một vùng biển cụ thể bởi vì vùng biển
đó trong khu vực được công nhận về sinh thái, kinh tế-xã hội, hoặc đặc điểm
khoa học và tính để tổn thương của nó (có nghĩa là, chấn thương hoặc tác hại
môi trường) được xác định bởi các hoạt động hàng hải quốc tế.
- Hoạt động hàng hải quốc tế - giao thông tàu và các hoạt động tàu thuyền
khác là đối tượng điều chỉnh bởi các quy định và tiêu chuẩn quốc tế trong phạm
vi của IMO.

- Chính phủ thành viên - các Chính phủ là các bên tham gia vào Công ước
Tổ chức Hàng hải quốc tế.
- IMO - Tổ chức Hàng hải quốc tế là tổ chức quốc tế chịu trách nhiệm cho
việc xác định các khu vực như vùng biển đặc biệt nhạy cảm và áp dụng các biện
pháp bảo vệ liên quan.
- Vùng biển đặc biệt nhạy cảm (PSSA) - một khu vực cần bảo vệ đặc biệt
thông qua hành động của IMO vì ý nghĩa của nó đối với hệ sinh thái hoặc kinh
tế-xã hội hoặc lý do khoa học, khu vực đó có thể dễ bị nguy hại bởi các hoạt
động hàng hải quốc tế.
5


- Kiến nghị của chính phủ thành viên - một chính phủ thành viên (hoặc
các chính phủ) nộp đơn xin xác đinh PSSA cùng với các biện pháp bảo vệ liên
quan của mình cho IMO.
1.5.2. Thuật ngữ:
- Area to Be Avoided- MPA: Marine Proctected area - Khu bảo tồn biển;
- ATBA: Area to Be Avoided - Vùng cấm qua lại;
- IUCN: International Union for Conservation of Nature - ) Tổ chức bảo
tồn thiên nhiên quốc tế;
- UNESCO: United Nations Educational, Scientific and Cultural
Organization - Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá của Lên hợp quốc;
- IMO: International Maritime Organization - Tổ chức hàng hải quốc tế;
- MEPC: Marine Environment Protection Committee -) Uỷ ban bảo vệ
môi trường của Tổ chức Hàng hải quốc tế;
- ppt: (parts per thousand - đơn vị đo lường độ mặn nước biển;
- IMER: Institute of Marine Environment and Resources - Viện Tài
nguyên và Môi trường biển
- RIMF: Research Institue for Marine Fish - Viện Nghiên cứu hải sản
1.6. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thống kê, thu thập, phân tích tài liệu, thông tin hiện có về
PSSA trên thế giới được xuất bản, trên các trang thông tin điện tử, các tài liệu về
hoạt động hàng hải quốc tế tại Khu vực Hạ Long-Cát Bà;
- Phương pháp kế thừa các kết quả nghiên cứu điển hình hiện có của các đơn
vị, tổ chức nghiên cứu khoa học về các khu bảo tồn biển, đa dạng sinh học biển các
vùng có giá trị đặc biệt khác;
- Phương pháp đánh giá tổng hợp tại vùng biển Hạ Long-Cát Bà dựa theo bộ
tiêu chí PSSA;
- Phương pháp điều tra khảo sát, Tổ chức các cuộc họp lấy ý kiến các tổ
chức liên quan;
- Phương pháp xây dựng các bản đồ phân bố không gian;
- Phương pháp chuyên gia.

6


CHƯƠNG 2. MÔ TẢ, Ý NGHĨA VỀ SINH THÁI, KHOA HỌC - XÃ HỘI
VÀ ĐÁNH GIÁ TỔN THƯƠNG CHO KHU VỰC HẠ LONG - CÁT BÀ
DO HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI BIỂN QUỐC TẾ
2.1. Mô tả chi tiết khu vực Hạ Long - Cát Bà
Khu vực đề xuất rộng khoảng gần 500 km2 bao gồm từ 2 vùng biển liền
sát nhau có nhiều tàu quốc tế qua lại và đã có được các biện pháp bảo vệ tài
nguyên, môi trường biển quy mô quốc gia và quốc tế: vùng lõi Di sản thiên
nhiên thế giới Vịnh Hạ Long của UNESCO rộng 434km2 và vùng lõi Khu bảo
tồn biển quốc gia Cát Bà có diện tích rộng khoảng 92 km2.

Hình 1. Bản đồ khu vực nghiên cứu
2.1.1. Vịnh Hạ Long:
Vịnh Hạ Long nằm ở tỉnh Quảng Ninh thuộc Đông Bắc Việt Nam Nằm
trong hệ tọa độ: 106°58'- 107°22'E và 20°45'-21°15'N, là trung tâm của một khu

vực rộng lớn có những yếu tố về địa chất, địa mạo, cảnh quan, khí hậu và văn
hóa, vịnh Hạ Long giới hạn trong diện tich vùng lõi di sản của Vịnh có diện tich
434 km2 với hơn 775 hòn đảo được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên
thế giới vào năm 1994 [1, 2]. Lịch sử kiến tạo địa chất đá vôi của Vịnh đã trải
qua khoảng 500 triệu năm với những hoàn cảnh cổ địa lý rất khác nhau; và quá
trình tiến hóa carxtơ đầy đủ trải qua trên 20 triệu năm với sự kết hợp các yếu tố
như tầng đá vôi dày, khí hậu nóng ẩm va tiến trình nâng kiến tạo chậm chạp trên
tổng thể. Sự kết hợp của môi trường, khí hậu, địa chất, địa mạo, đã khiến vịnh
Hạ Long trở thanh quần tụ của đa dạng sinh học bao gồm hệ sinh thái rừng kín
thường xanh mưa ẩm nhiệt đới và hệ sinh thái biển và ven bờ với nhiều tiểu hệ
7


sinh thai. Có 102 loài sinh vật quí hiếm, trong đó có 17 loài thực vật đặc hữu đã
được phát hiện trong số hàng ngàn động, thực vật quần cư tại Vịnh.
Những kết quả nghiên cứu, thám sát khảo cổ học và văn hóa học cho thấy
sự hiện diện của những cư dân tiền sử trên vùng vịnh Hạ Long từ khá sớm, đã
tạo lập những hình thái văn hóa cổ đại tiếp nối nhau bao gồm văn hóa Soi Nhụ
trong khoảng 18.000 - 7.000 năm trước Công Nguyên, văn hóa Cái Bèo trong
7.000 - 5.000 năm trước Công Nguyên và văn hóa Hạ Long cách ngày nay
khoảng từ 3.500-5.000 năm. Tiến trình dựng nước và truyền thống giữ nước của
dân tộc Việt Nam, trong suốt hành trinh lịch sử, cũng khẳng định vị trí tiền tiêu
và vị thế văn hóa của vịnh Hạ Long qua những địa danh mà tên gọi gắn với điển
tích còn lưu truyền đến nay, như núi Bài Thơ, hang Đầu Gỗ, Bãi Cháy v.v.
Hiện nay, vịnh Hạ Long là một khu vực phát triển năng động nhờ những
điều kiện và lợi thế sẵn có như có một tiềm năng lớn về du lịch, nghiên cứu khoa
học, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, giao thông thủy đối với khu vực vùng biển
Đông Bắc Việt Nam nói riêng và miền Bắc Việt Nam nói chung.
Năm 1994 vùng lõi của Vịnh Hạ Long được đưa UNESCO vào danh sách
Di sản thế giới lần đầu tiên bởi vẻ đẹp độc đáo. Vịnh được UNESCO công nhận

một lần nữa vào năm 2000 về địa chất và địa mạo và vượt qua hơn 400 kỳ quan
từ hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ để trở thành một trong 7 Kỳ quan thiên
nhiên mới của thế giới.
Bảng 1: Toạ độ Vịnh Hạ Long - Di sản thiên nhiên
Điểm
(Point)
A01

Kinh dộ
(Longitude)

Vĩ độ
(Latitude)

106° 59' 45"

20° 51' 54.45"

A02

106° 59' 36"

20° 53' 38.39"

A03

106° 59' 37"

20° 54' 16.67"


A04

106° 59' 51"

20° 54' 40"

A05

107° 1' 15.4"

20° 55' 41.52"

A06

107° 2' 2.65"

20° 55' 58.73"

A07

107° 2' 53.73"

20° 56' 8.53"

A08

107° 03' 59"

20° 56' 6.52"


A09

107° 8' 55.77"

20° 55'

A10

107° 11' 10.05"

20° 54' 38"

A11

107° 16' 40.22"

20° 53' 57.31"

A12

107° 17' 51.42"

20° 53' 11"

A13

107° 19' 2.61"

20° 52' 24.65"


A14

107° 20' 1.85"

20° 50' 5.88"

A15

107° 20' 35.53"

20° 47' 48.64"

A16

107° 20' 10.79"

20° 47' 17.73"

A17

107° 20' 4.12"

20° 47' 16.85"

8


A18

107° 17' 50.4"


20° 48' 37.76"

A19

107° 17' 29.08"

20° 48' 39.08"

A20

107° 16' 59.36"

20° 48' 28.68"

A21

107° 16' 35.67"

20° 48' 15.13"

A22

107° 16' 23"

20° 47' 49.51"

A23

107° 16' 7"


20° 47' 43.3"

A24

107° 15' 41.27"

20° 47' 53.63"

A25

107° 15' 13.2"

20° 47' 56.14"

A26

107° 13' 55"

20° 47' 6.5"

A27

107° 11' 59"

20° 44' 49.61"

A28

107° 11' 29.54"


20° 44' 4.77"

A29

107° 10' 41"

20° 44' 16"

A30

107° 9' 3.3"

20° 44' 3.22"

A31

107° 8' 28"

20° 43' 49.22"

A32

107° 7' 52"

20° 43' 48.89"

A33

107° 7' 32.32"


20° 44' 1.56"

A34

107° 7' 5"

20° 45' 27.37"

A35

107° 6' 45.76"

20° 47' 34.64"

A36

107° 6' 33.41"

20° 48' 56.29"

A37

107° 5' 36.45"

20° 49' 11.23"

A38

107° 3' 53.75"


20° 50' 29.55"

A39

107° 2' 35.75"

20° 51' 10.28"

A40

107° 2' 10.66"

20° 51' 46.74"

A41

107° 2' 2.02"

20° 51' 53.97"

(Nguồn: Bản đồ khoanh vùng bảo vệ di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long (tỷ lệ
1:50000), Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh, 2015) [10]
2.1.2. Khu bảo tồn biển Cát Bà
Khu bảo tồn biển Cát Bà cách thành phố Hải Phòng 45 km về phía Đông,
cách thành phố Hạ Long 25 km về phía Nam và cách Hà Nội khoảng 150km về
phía Đông Nam. Khu bảo tồn biển Cát Bà có diện tích 92 km2 và nằm trong
khoảng tọa độ: Vĩ độ Bắc: 20043'14'' - 20051'45''; Kinh độ Đông: 107002'45'' 107009'05''. Phía Bắc từ Hòn Soi Cỏ Dài đến Hòn Hang Dù, dài 8,1 km. Phía
Đông từ Hòn Hang Dù qua Hòn Đầu Bê Cụt, dài 10,6 km. Phía Đông Nam từ
Hòn Đầu Bê Cụt - Vạ Thẩm, dài 12,5km. Phía Tây từ Hòn Vạ Thẩm đến đuôi

Tùng Giỏ - Soi Cỏ Dài theo đường chim bay, dài 13,5 km [4].
Khu bảo tồn biển Cát Bà nằm ở khu vực được bao bọc bởi khoảng 366
hòn đảo lớn nhỏ khác nhau. Địa hình đặc trưng ở đây là các vách dốc đứng lởm
chởm tai mèo, các đỉnh, chóp của các khối núi đá vôi hiểm trở; các hang động
9


trong các khối núi đá vôi như hang Cả, Hang Tối, hồ Ba Hầm; các tùng, áng ăn
sâu vào vào bờ đảo (Tùng Giỏ, Tùng Gấu, Tùng Chàng, Áng Vẹm, Áng Thảm
.v.v.); các bãi cát vỏ vôi sinh vật và thân, cành san hô (Cát Dứa, Cát Tiên, Ba
Trái Đào .v.v.). Thềm san hô viền quanh chân đảo từ Vạn Bội đến Ba Trái Đào,
Hang Trai, Đầu Bê là một trong những dạng địa hình đặc sắc của đảo Cát Bà.
Các ngấn mài mòn, ăn mòn của nước biển viền quanh chân đảo, các rạn san hô
ngầm, các hệ thống kênh lạch triều là dạng địa hình chiếm ưu thế tại khu vực
này. Khu vực sâu nhất thuộc về Vịnh Lan Hạ và là khu vực vịnh sâu trung bình
13 m và sâu nhất đạt đến 18 m, có nhiều núi đá vôi che chắn. Phía Đông là dãy
núi Yên Ngựa thuộc đảo Hang Trai, phía Tây là dãy núi Rạt Rát thuộc đảo Cát
Bà, phía Bắc là Cửa Vạn rộng khoảng 700 m thông với khu vực vịnh Hạ Long
với nhiều đảo đá vôi sắp xếp xen kẽ tạo thành một bức tường chắn sóng khá lý
tưởng. Phía Nam là phần cửa vịnh, rộng khoảng 5 km thông với biển Đông. Khu
vực vịnh được che chắn ở cả 3 mặt Đông, Tây, Bắc bởi các đảo đá vôi lớn nhỏ
nên tương đối kín sóng và gió. Nằm trong vịnh Lan Hạ thuộc khu bảo tồn biển
Cát Bà có nhiều tùng vụng nhỏ như: Tùng Lợn Quay, Tùng Giỏ, Tùng Gấu.
Khu bảo tồn biển đảo Cát Bà là vùng phân bố các dạng sinh cảnh tự nhiên
rộng lớn, bao gồm các rạn san hô, các bãi cỏ biển, rừng ngập mặn, bãi cát biển
và trên các đảo có kiểu rừng trên núi đá vôi. Tính đa dạng sinh học đã biết được
tại đây khá cao và cho tiềm năng bảo tồn thuộc lại cao. Đến nay theo kết quả
điều tra của Viện Nghiên cứu hải sản (RIMF) [4] đã ghi nhận được 1.140 loài
động thực vật biển, 199 loài thực vật nổi, 89 loài động vật nổi, 4 loài cỏ biển, 75
loài rong biển, 23 loài thực vật ngập mặn, 160 loài san hô, 475 loài động vật

đáy, 119 loài cá biển, 7 loài rắn biển, 4 loài rùa, 1 loài thú ở vùng biển đảo Cát
Bà. Khu bảo tồn biển Cát Bà có độ phủ san hô sống thấp nhất là 5% và cao nhất
là 68%; độ phủ trung bình là 47,7%.
Nguy cơ ô nhiễm môi trường và suy giảm đa dạng sinh học. Trước tiên là
các rạn san hô trong vùng đang bị đe dọa bởi lớp bùn lắng đọng, việc đánh bắt
thủy sản theo kiểu hủy diệt và hiện tượng khai thác san hô. Thứ hai là các đàn cá
đang bị đánh bắt cạn kiệt bởi phương pháp khai thác không bền vững thể hiện
qua việc sử dụng loại lưới mắt nhỏ, đánh mìn, chất độc và xung điện. Thứ ba là
hiện tượng môi trường biển đang bị ô nhiễm bởi giao thông trên biển, ảnh hưởng
từ các bến cảng, công nghiệp và từ các vùng sản xuất nông nghiệp ở khu vực lân
cận. Hơn nữa, mức độ hiểu biết thấp về các vấn đề môi trường trong nhân dân
địa phương và chưa có một hệ thống mốc ranh giới, đều được coi là các trở ngại
đối với công tác bảo tồn biển.
Khu bảo tồn biển đảo Cát Bà là nơi ẩn náu các nguồn tài nguyên thủy sản
giàu có, trong đó có nhiều loài có giá trị quan trọng về kinh tế như: cá Hồng, cá
Song, cá Thu, cá Chim. Đây là khu vực đánh bắt thủy sản quan trọng đối với cả
nhân dân địa phương và ngư dân đến từ các vùng ven biển khác của Việt Nam.
Khu bảo tồn biển đảo Cát Bà có phần chung ranh giới với khu Di sản thiên
nhiên thế giới vịnh Hạ Long và là một bộ phận tiềm năng đối với việc mở rộng
ngành công nghiệp du lịch. Việc quản lý tốt ngành du lịch sinh thái sẽ tạo thêm
10


tiềm năng làm giảm bớt sức ép đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên của vùng
này, cũng như tăng thêm thu nhập cho kinh tế địa phương.
Bảng 2. Ranh giới Khu MPA Cát Bà

Điểm
Point
B01


Kinh độ
Longitude

Vĩ độ
Latitude

107° 5' 49.19"

20° 49' 6.62"

B02

107° 8' 8.82"

20° 49' 9"

B03

107° 9' 35.63"

20° 44' 30.7"

B04

107° 3' 58.33"

20° 43' 16"

(Nguồn: Trang 187. Báo cáo tổng kết đề tài khoa học công nghệ, 2009. Nghiên cứu bổ

sung cơ sở khoa học cho việc qui hoạch, quản lý khu bảo tồn biển Cát Bà. Viện Nghiên cứu
Hải sản, Hải Phòng. 201 tr) [4]
2.2. Giá trị về sinh thái, kinh tế - xã hội, khoa học giáo dục
2.2.1.Tiêu chí đa dạng sinh học và sinh thái
a) Tính độc hiếm.
Khu vực có 1141 đảo lớn nhỏ khác nhau phân bố trong một dẫy quần đảo
độc đáo về cảnh quan, giàu đa dạng sinh học và phong phú các kiểu loại hệ sinh
thái, như: vũng, vịnh, vụng, đảo nhỏ, rừng ngập mặn, rạn san hô, thảm cỏ biển.
Khu vực này với hàng ngàn hòn đảo đá vôi có hình thù khác nhau chìm ngập
dưới biển và các hang động karst kỳ ảo,...tạo nên cảnh quan quyến rũ.
Trong đó có nhiều hang động đẹp nổi tiếng trong nước và thế giới như
Thiên Cung, Đầu Gỗ, Bồ Nâu, Trinh Nữ, Sửng Sốt (vịnh Hạ Long), động Hà
Sen, Cao Vọng (đảo Cát Bà),...là những dạng kỳ quan đặc sắc của Việt Nam nên
có giá trị đặc biệt đối với du lịch, nhất là du lịch quốc tế và đã được mô tả trong
hố sơ Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long trình UNESCO [1, 2] .
Theo kết quả điều tra của Viện nghiên cứu Hải sản (RIMF) [4] tại khu
MPA Cát Bà có 1.140 loài động thực vật biển, 199 loài thực vật nổi, 89 loài
động vật nổi, 4 loài cỏ biển, 75 loài rong biển, 23 loài thực vật ngập mặn, 160
loài san hô, 475 loài động vật đáy, 119 loài cá biển, 7 loài rắn biển, 4 loài rùa.
Khu bảo tồn biển (MPA) Cát Bà nằm trong Vườn Quốc gia Cát Bà theo
quyết định số 99/CT ngày 31/3/1986 của Chỉnh Phủ Nước cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam [16] với tổng diện tích là 15.200 hécta, trong đó diện tích rừng
núi là 9.800 hécta, diện tích mặt nước biển là 5.400 hécta. Vì vậy sinh cảnh khu
MPA có liên kết chặt chẽ với Loài Voọc thuộc Vườn quốc gia Cát Bà có lông
vàng trên đầu, (Trachypithecus poliocephalus; spp poliocephalu-Cat Ba
Langur) thuộc phân bộ Haplorrhini, họ Cercopithecidae, phân họ Colobinae, chi
Trachypithecus, nhóm Francoisi là loài đặc hữu chỉ có duy nhất tại Cát Bà và là
một trong 25 loại linh trưởng đang bị đe doạ cực kì nguy cấp (Critically
Endangered, CR) trong Danh lục đỏ (Red List) của Tổ chức bảo tồn thiên nhiên
quốc tế (IUCN) từ năm 2000 [15].

11


b) Môi trường sống quan trọng
Trước tiên là các rạn san hô trong vùng đang bị đe dọa bởi lớp bùn lắng
đọng, việc đánh bắt thủy sản theo kiểu hủy diệt và hiện tượng khai thác san hô.
Thứ hai là các đàn cá đang bị đánh bắt cạn kiệt bởi phương pháp khai thác
không bền vững thể hiện qua việc sử dụng loại lưới mắt nhỏ, đánh mìn, chất độc
và xung điện. Thứ ba là hiện tượng môi trường biển đang bị ô nhiễm bởi giao
thông trên biển, ảnh hưởng từ các luồng hàng hải và bến cảng….
Tại Vịnh Hạ Long với điều kiện môi trường nước và thức ăn tại chỗ có
nhiều loài qúy hiếm như ốc đụn cái (Trochus niloticus), ốc đụn đực (Tectus
pyramis), ốc xoắn vắt (Epitonium Scalarare), bàn mai quạt (Atrina vexillum), tu
hài (Lutraria rhynchaena), mực thước (Photololigo chinensis), mực nang vân hổ
(Sepia pharaonis). Khoảng 19 loài hải miên (Sponge) lần đầu tiên được xác định
ở Vịnh Hạ Long [2].
c) Tính phụ thuộc
Các loài thực vật, động vật và các hệ sinh thái tự nhiên tại khu vực Hạ
Long Cát Bà rất phụ thuộc vào đặc tính mùa hè nóng ẩm, mùa đông khô rét, gió
mùa, dòng hải lưu. Đặc trưng nôi trội tính mùa vụ của thời tiết cùng với hoàn
lưu dòng chảy, biên độ thuỷ triều cao tới 4m đã tạo ra sự khác biệt, phong phú
và đa dạng sinh học.
d) Tính đại diện
Thực vật đại diện ở khu vực các đảo Vịnh Hạ Long [2, 3] gồm các loài
thuộc họ vang Caesalpiniaceae, chè Theaceae, trâm Myrtaceae, sến Sapotaceae,
khu vực còn có hơn 100ha rừng ngập mặn phân bố ở ven bờ. Thực vật rừng khá
phong phú và đa dạng, đến nay đã ghi nhận được 398 loài thực vật bậc cao có
mạch, trong đó có 4 loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam như kim giao, Ba
kích, Giác đề và Thổ phục linh
Nhiều loài có giá trị kinh tế, quý hiếm như 5 loài rong mơ Sargassum, 2

loài rong đông Hypnea, rong guột Caulerpa spp., rong cải biển Ulva...; có
khoảng 40 loài động vật đáy kinh tế trong đó nhiều loài quý hiếm như bào ngư
Haliotis, ốc đụn Trochus, trai ngọc Pteria, hải sâm Holothuria...; có nhiều loài
cá kinh tế như cá mú, cá hồng...; thú biển đôi khi xuất hiện trong khu vực.
đ) Tính đa dạng:
- Riêng tại vịnh Hạ Long có 189 loài cá, 500 loài động vật đáy, 355 loài
sinh vật phù du, 34 loài thực vật ngập mặn [2,3].
Trong dó, 21 loài quý, hiếm dang bị de dọa có tên trong Sách Ðỏ Việt
Nam, và 17 loài thực vật dặc hữu chỉ có ở Vịnh Hạ Long, cụ thể là: Schefllera
alongensis (Ngũ gia bi Hạ Long), Livistona halongensis (Cọ Hạ Long), Cycas
tropophylla (tuế Hạ Long), Impatiens Halongensis (Bóng nước Hạ Long),
Chirita gemella (Cầy ri một cặp), Chirita Halongensis (Cầy ri Hạ Long), Chirita
hiepii (Cầy ri hiệp), Chirita modesta (Cầy ri ôn hòa), Paraboea halongensts
12


(Song bế Hạ Long), Neolitsea alonngensis (Nô Hạ Long), Ficus superba var
alongensis (Sung Hạ Long)., Ardtsta pedahs (Cơm nguội chân), Jasminum
alongensis (Nhài Hạ Long), Hedyotis lecomtei (An Ðiền Hạ Long), Allophylus
leviscens (Ngoại mộc tai), Pilea alongensis (Nan ông Hạ Long), Alpinia
calcicola (Riềng núi dá).
Theo kết quả điều tra của các nhà khoa học biển IMER [2,3] thì khu vực
vịnh Hạ Long có 102 loài san hô thuộc 11 họ san hô và 32 gen thuộc bộ
Scleractinia. Ngoài ra các rạn san hô trong vịnh Hạ Lòng là nơi sinh sống của
180 loài thực vật phù du, 104 loài động vật phù du, 129 loài tảo, 118 loài gun
đốt (Annelida), 11 loài bọt biển, 77 loài giáp xác, 15 loài da gai (Echinoderm) và
155 loài cá biển. Hệ sinh thái này có năng suất sinh học cao, đồng thời là bộ lọc
tự nhiên giúp làm sạch môi trường nước [13]
Theo kết quả điều tra của Viện RIMF [4] khu bảo tồn biển Cát Bà có
1.140 loài động thực vật biển, 199 loài thực vật nổi, 89 loài động vật nổi, 4 loài

cỏ biển, 75 loài rong biển, 23 loài thực vật ngập mặn, 160 loài san hô, 475 loài
động vật đáy, 119 loài cá biển, 7 loài rắn biển, 4 loài rùa, 1 loài thú.
e) Năng suất tái sinh
Khu vực này có năng suất cao tự nhiên nơi đây có chế độ gió mùa và
dòng chảy đa dạng, sinh khối phát triển đạt 2000 mg C/km2.giờ [2].
g) Nơi sinh-đẻ trứng, ấu trùng
Khu vực này có đa dạng hệ sinh thái đầm lầy, rừng ngập mặn, san hô,
thảm cỏ biển là những nơi cung cấp bãi đẻ, bãi giống quan trọng cho các loài hải
sản. [2,4].
h) Tính tự nhiên hoang dã
Khu vực này có 7 hệ sinh thái tự nhiên tiêu biểu và quan trọng : 1. Hệ sinh
thái rừng mưa nhiệt đới 2. Hệ sinh thái rừng ngập mặn, 3. Hệ sinh thái vùng
triều, 4. Hệ sinh thái hồ nước mặn (tùng áng), 5. Hệ sinh thái san hô, 6. Hệ sinh
thái đáy mềm (động thực vật phù du, thảm rong, cỏ biển), 7. Hệ sinh thái hang
động đá vôi.
i) Tính nguyên vẹn
Khu vực này là một đơn vị có chức năng sinh học, một thực thể tự duy trì
sinh thái hiệu quả. Các khu vực sinh thái tương đối độc lập và có nhiều khả năng
duy trì bảo vệ hiệu quả chức năng sinh học. Tuy nhiên một số nơi đang tàn phá
hệ sinh thái thảm cỏ biển, rừng ngập mặn, san hô, bãi triều gây ảnh hưởng đến
một số quá trình sinh học-sinh thái.
k) Tính dễ bị tổn thương
Khu vực này dễ bị tác động của hoạt động hàng hải. Nguy cơ sự cố do tàu
vận chuyển dầu khí, hóa chất, than đá gây ra cùng với nước thải tàu biển có
nguy cơ gây tác động xấu đến các hệ sinh thái rừng ngập mặn, san hô, thảm cỏ
biển tại khu vực. Các quần thể sinh vật ven bờ có thể có sự chịu đựng thấp với
13


thay đổi của các yếu tố môi trường, hoặc họ có thể tồn tại gần với các giới hạn

chịu đựng sinh học. Tầu thuyền cũng gây ra quá trình đục hóa nước luồng tàu và
tại các khu vực bến cảng trung chuyển hàng hóa gây ngạt thở đối với sinh vật
biển, rồi thả neo gây phá hủy san hô đáy biển.
Do tình hình hàng hải tại khu vực và hoạt động đánh bắt thủy sản bằng
chất hủy diệt, không thực hiện theo quy định khiến giảm đa dạng sinh học
nghiêm trọng tại Vịnh Hạ Long và khu bảo tồn biển Cát Bà. Bên cạnh đó, độ
đục của nước biển tăng cao do hoạt động hàng hải tại khu vực, ven bờ làm san
hô chết nhiều. Các rạn san hô suy thoái kéo theo sự suy giảm da dạng sinh học
cung nhu nguồn lợi hải sản do nhiều loài cá không còn bãi dẻ. Các rạn san hô
biến mất cung đồng nghĩa với chức năng chắn sóng tự nhiên của chúng khi có
bão hoặc sóng thần không còn. Sự suy thoái của hệ sinh thái biển làm cho các
giống loài hải sản trước nguy cơ bị tuyệt chủng.
l) Giá trị địa sinh học
Khu vực này thuộc khu vực phân bố địa sinh học biển Tây Bắc Thái Bình
Dương trong phân loại Đa dạng sinh học biển toàn cầu.
2.2.2. Tiêu chí Kinh tế Xã hội Văn hóa
a) Hoạt động kinh tế-xã hội
Khu vực này có tầm quan trọng đặc biệt về sử dụng, khai thác nguồn tài
nguyên sinh vật biển tươi sống. Tại khu vực có đến hàng trăn nghìn tầu thuyền
nhỏ đánh bắt cá thường xuyên. Nuôi tu hài, ngao tại ven các hải đảo đang cực kì
phát triển với hàng trăm nghìn tấn sản phẩm hàng năm.
Khu vực này có nguồn lợi thủy sản rất đa dạng, ngoài cá biển còn nhiều
loài đặc sản có giá trị kinh tế cao như tôm, cua, mực, hải sâm, sò huyết, trai
ngọc, rong biển, vừa là nguồn thực phẩm quý phục vụ du lịch vừa có giá trị xuất
khẩu cao, hàng năm khai thác được tới 40 - 50 ngàn tấn cá, 3.000 tấn mực…
b) Sinh kế
Khu vực này có ý nghĩa đặc biệt để giải trí và du lịch, đặc biệt với các địa
điểm cảnh quan di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long và hoạt động lặn biển
ngắm san hô khu bảo tồn biển Cát Bà. Do tính chất độc đáo, hàng năm có hàng
triệu lượt người gồm khác quốc tế và nội địa đến thăm các thắng cảnh này. Đây

là nguồn thu nhập rất lớn cho địa phương, và số lượng công ăn việc làm cho
hàng chục nghìn lao động địa phương.
Đặc biệt hiện nay còn hơn 2.630 thuyền thủ công đánh bắt ven bờ ở khu
vực tập trung nguồn giống, con non và đa dạng sinh học. Nghề nuôi trồng
thuỷ sản phát triển mạnh, đã trở thành ngành sản xuất hàng hóa chính và
có hiệu quả kinh tế cao của cư dân ven biển. Đến nay toàn vùng có hơn
20000 ha nuôi trồng thuỷ sản, chủ yếu là nuôi tôm xuất khẩu.
d) Văn hóa
14


Khu vực này có tầm quan trọng đặc biệt đối với các sinh kế truyền thống
và/hoặc các nhu cầu văn hóa của nhân dân địa phương.
- Vịnh Hạ Long, một trong những cái nôi của người Việt cổ với ba nền
văn hoá tiền sử kế tiếp nhau, cách ngày nay từ 18.000 đến 3.500 năm, đó là: Văn
hóa Soi Nhụ, văn hóa Cái Bèo và văn hóa Hạ Long.
+ Văn hóa Soi Nhụ (cách ngày nay 18.000 năm đến 7.000 năm): Phân bố
chủ yếu trong khu vực các đảo đá vôi thuộc Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long,
ngoài ra còn phân bố ở các hang động ven bờ. Các di chỉ tiêu biểu: Mê Cung,
Thiên Long, Tiên Ông...Phương thức sinh sống của cư dân văn hóa Soi Nhụ là
thu lượm sò, ốc, hoa quả... Tích tụ của tầng văn hóa gồm có ốc núi
(Cyclophorus) và ốc suối (Melania) cùng một số loài nhuyễn thể nước ngọt
khác.So với Văn hóa Hòa Bình - Bắc Sơn cùng thời, người Soi Nhụ đã có một
mô hình văn hóa đa dạng hơn, phong phú hơn, bởi vì trong phương thức kiếm
sống của cư dân ở đây đã có thêm yếu tố biển.
+ Văn hóa Cái Bèo (cách ngày nay từ 7.000 năm đến 5.000 năm) - là gạch
nối giữa văn hóa Soi Nhụ và văn hóa Hạ Long. Các di chỉ tiêu biểu: Cái Bèo,
Hà Giát, Giáp Khẩu... được phân bố trên bờ vũng vịnh kín gió, tựa lưng vào
núi, mà chủ yếu là núi đá vôi. Phương thức kiếm sống chủ đạo của cư dân văn
hóa Cái Bèo là khai thác động vật thủy sinh (cua, cá, nhuyễn thể) kết hợp với

săn bắt các loài động vật, hái lượm hoa quả trong tự nhiên. Di chỉ Cái Bèo là
một trong những bằng chứng điển hình khẳng định tổ tiên của người Việt cổ đã
bắt đầu tiến ra biển khơi để chinh phục và khai thác biển cả và đã tạo nên một
nền văn hoá mang sắc thái đặc biệt.
Văn hoá Hạ Long (cách ngày nay từ 4.500 - 3.500 năm) được chia làm hai
giai đoạn sớm và muộn. Giai đoạn sớm là kết quả trực tiếp của đợt biển tiến
Holoxen trung (khoảng 6.000 - 5.000 năm trước). Đợt biển tiến này đã làm mất
đi môi trường sống của cư dân văn hóa Cái Bèo, khiến cho một bộ phận cư dân
phải di chuyển lên phía Đông Bắc và những vùng đất cao hơn. Tại đây họ tạo
nên giai đoạn sớm của Văn hóa Hạ Long. Phương thức sống của cư dân văn hóa
Hạ Long giai đoạn sớm bao gồm: Săn bắt, hái lượm, canh tác, trồng cây lấy sợi,
rau củ quả, tăng cường khai thác biển, phát triển nghề thủ công làm gốm bàn
xoay và chế tác công cụ đá. Giai đoạn muộn là kết quả của mực nước biển dâng
cực đại rồi sau đó rút dần. Khi biển lùi, các cư dân văn hóa Hạ Long giai đoạn
sớm có sự chuyển cư ngược lại. Theo nước thuỷ triều, họ tiến dần ra biển. Địa
bàn cư trú của cư dân văn hoá Hạ Long giai đoạn muộn tương đối phong phú,
bao gồm: Hang động, chân núi ven biển, doi cát, các bậc thềm và mặt đồng bằng
cổ. Các di chỉ tiêu biểu: hang Bái Tử Long, hang Soi Nhụ dưới, Ngọc Vừng ....
Phương thức sinh sống của cư dân văn hóa Hạ Long giai đoạn muộn đã cơ
bản gắn với môi trường biển cả với kỹ thuật chế tác công cụ đá và đồ gốm khá
hoàn hảo, trở thành đặc trưng của văn hóa Hạ Long đó là: Gốm văn thừng, văn
chải, văn khắc vạch, rìu và bôn có vai có nấc. Văn hóa Hạ Long giai đoạn này là
một trong những tiền đề đặc biệt quan trọng góp phần để phát triển nền văn
15


minh Việt cổ. Vịnh Hạ Long – nơi ghi dấu lịch sử dựng nước và giữ nước của
dân tộc .Với vị trí đặc biệt quan trọng, ngay từ thế kỷ XII (năm 1149) dưới triều
vua Lý Anh Tông, thương cảng Vân Đồn đã được thành lập và nhanh chóng
phát triển thành nơi trao đổi, buôn bán sầm uất suốt một thời gian dài từ thời Lý,

Trần đến Lê. Đây là thương cảng quốc tế đầu tiên của Việt Nam. Trong lịch sử
dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, Vịnh Hạ Long còn là nơi ghi dấu
những chiến công hào hùng của dân tộc từ thế kỷ X đến thế kỷ XX: Ngô Quyền
đánh thắng quân Nam Hán (năm 938), Lê Hoàn đánh thắng quân Tống (năm
981), Trần Hưng Đạo đánh thắng quân Nguyên Mông (năm 1288) và hai cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược, góp phần bảo vệ hoà
bình cho Tổ quốc.
2.2.3.Tiêu chuẩn Khoa học và giáo dục
a) Nghiên cứu khoa học
Khu vực có sự quan tâm điều tra cơ bản và nghiên cứu khoa học biển rất
cao, riêng tại Hải Phòng đã có tới 2 viện nghiên cứu khoa học biển (Viện Tài
nguyên và Môi trường biển thành lập từ 1958, Viện nghiên cứu Hải sản, 1961),
ngoài ra còn có trường Đại Học Hàng Hải Hải Phòng, Đại học Quốc Gia Hà
Nội, các trung tâm nghiên cứu khoa học từ thủ đô Hà Nội. Có nhiều dự án
nghiên cứu tài nguyên sinh vật biển, hải dương học với các đối tác quốc tế tại
khu vực như IUCN, Liên bang Nga, Trung Quốc….
b) Điều tra cơ bản và giám sát định kỳ
Các cuộc điều tra khảo sát nghiên cứu tài nguyên sinh vật biển và khí
tượng thủy văn biển liên tục có từ những năm 1950 và đặc biệt phát triển từ sau
năm 1976, với các chương trình biển cấp Nhà nước, của ngành thủy sản và
ngành khí tượng thủy văn, của tỉnh Quảng Ninh, của thành phố Hải phòng. Tại
đây thường xuyên có nghiên cứu khảo sát về đa dạng sinh học biển, san hô và có
các trạm quan trắc thường xuyên như giám sát Voọc tại Cát Bà, trạm đo mực
nước Hòn Gai, Cát Bà, và nhiều trạm đo đạc khí tượng-hải văn khác.
c) Giáo dục:
Khu vực Hạ Long-Cát Bà có nhiều đặc trưng thiên nhiên kì thú như hệ
thống hạng động, đảo nổi tiếng toàn cầu, và các hệ sinh thái tự nhiên tiêu biểu
như là bảo tàng cảnh quan thiên nhiên biển sống động, nhiều trung tâm giáo dục
thiên nhiên môi trường được rất nhiều trường học phổ thông và đại học dùng để
cho học sinh tìm hiểu và ngoại khoá.

2.3. Đánh giá điều kiện khí tượng, thủy văn và mức độ tổn thương cho khu
vực Hạ Long - Cát Bà do hoạt động hàng hải
2.3.1. Điều kiện khí tượng và thủy văn:
2.3.1.1. Điều kiện khí tượng
a. Hoàn lưu khí quyển và chế độ gió:
16


Tháng 4 và tháng 10 là các tháng chuyển tiếp, các khối không khí suy yếu
và tranh giành ảnh hởng nên thời tiết ôn hoà hn. Mặt khác do nằm ở bờ Tây
Vịnh Bắc Bộ nên khí hậu mang tính chất biển và luôn đợc điều hoà bởi ảnh
hởng của biển. Các đặc trng khí hậu nh: nhiệt độ, độ ẩm không khí, ma, gió luôn
biến động theo mùa và theo ngày đêm, đặc biệt là chế độ nhiệt trong mùa Đông
và chế ộ ma trong mùa Hè luôn biến động nhanh theo hình thái khí quyển Chế
độ gió ở khu vực chịu ảnh hởng của hoàn lu chung của khí quyển và thay đổi
theo mùa. Mùa Đông trùng với mùa gió Đông Bắc với hớng gió thịnh hành là
Bắc và Đông Bắc. Hàng tháng trung bình có 3 - 4 đợt, có tháng 5 - 6 đợt, mỗi
đợt kéo dài 3 - 5 ngày. Tốc độ gió Đông Bắc đạt trung bình cấp 5 - 6, mạnh nhất
cấp 7 - 8. Vào đầu mùa Đông gió có hớng chủ yếu là Bắc và Đông Bắc, sau đổi
dần sang ng - Đông Bắc. Mùa Hè trùng với mùa gió Tây Nam. Do ảnh hởng của
địa hình lục địa, hệ thống gió mùa này đã thay đổi đáng kể trong vùng vịnh Bắc
Bộ cũng nh trong vùng Vịnh Hạ Long, vì vậy hớng gió chủ yếu là Đông Nam và
Nam. Tốc độ gió trung bình 2,5 - 3m/s. Đặc biệt về mùa này thờng xuất hiện
bão (tốc độ gió bão có lúc đạt tới 35 - 50m/s) và áp thấp nhiệt đới ảnh hởng rất
lớn đến thời tiết toàn bộ khu vực vịnh.
b. Nhiệt độ và độ ẩm không khí:
Chế độ nhiệt trong vùng chịu ảnh hưởng rõ nét của hai hệ thống gió mùa:
Gió mùa Đông Bắc sinh ra khô lạnh, gió mùa Tây Nam sinh ra nóng ẩm. Nhiệt
độ không khí trung bình năm dao động trong khoảng từ 22,5 đến 23,5°C. Về
mùa Đông, nhiệt độ không khí trung bình khoảng 15,0°C đến 17,0°C. Nhiệt độ

không khí thấp 6,5oC. Về mùa Hè nhiệt độ trung bình khoảng 28,5°C - 29°C.
Nhiệt độ không khí cao nhất đã quan trắc được là 38,6°C. Biến động nhiệt trong
năm có đỉnh lớn nhất vào tháng 7, thấp nhất vào tháng 2. Biên độ nhiệt trong
năm có xu thế giảm dần từ Bắc xuống Nam. Độ ẩm trung bình năm trong vùng
biến đổi từ 82 - 84% còn ở sâu trong đất liền là trên 85%. Nhìn chung độ ẩm có
xu hướng tăng dần từ Bắc xuống Nam và từ ngoài khơi vào bờ. Tháng 3 và 4 là
những tháng có độ ẩm cao nhất (khoảng 90 - 91%). Những tháng có độ ẩm rất
nhỏ xảy ra từ tháng 10 đến tháng 1 (khoảng 73 - 77%).
c. Nắng và bức xạ nhiệt.
Trung bình hàng năm có 1600 - 1800 giờ nắng. Biến trình năm có hai
dạng đỉnh với đỉnh cao tháng 7 với 224 giờ nắng và tháng 9 với 205 giờ nắng,
tháng 2 từ 45 - 51 giờ và tháng 8 từ 100 - 180 giờ. Do độ cao mặt trời các tháng
trong năm đều lớn nên bức xạ mặt trời có giá trị khá cao. Bức xạ nhiệt trung
bình năm lớn hơn 200Kcal/cm2, trung bình tháng 17Kcal/cm2, tháng ít nhất
cũng trên 10Kcal/cm2.
c. Lượng mưa và lượng bốc hơi
Lượng mưa trung bình nhiều năm ở vùng ven biển Quảng Ninh rất lớn đạt
từ 2000 - 5000mm, cao hơn so với vùng phía Tây của tỉnh từ 1600 đến 2400mm.
Mưa phân bố theo mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa đạt trung
bình 296mm/tháng, cao nhất vào tháng 8 đạt trên 500mm. Số ngày mưa trong
tháng mùa mưa thường trên 10 ngày. Lượng mưa trong mùa này do bão và áp
thấp nhiệt đới gây ra rất lớn. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, lượng mưa trung
17


bình chỉ khoảng 36mm/tháng và thấp nhất vào tháng 1. Đầu mùa khô mỗi tháng
có 7 - 8 ngày mưa, đến các tháng cuối mùa (tháng 2 đến tháng 4) tăng lên 10 12 ngày. Đặc biệt trong tháng 2 và 3 mỗi tháng trung bình có 10 - 14 ngày mưa
phùn. Số ngày mưa trong năm đạt 100 - 150 ngày, chủ yếu tập trung vào các
tháng 6 đến 9. Có 24 ngày mưa phùn trong năm.
d. Bão và nước dâng trong bão

Khu vực nằm trong vùng có tần suất xuất hiện bão và áp thấp nhiệt đới
khá lớn với khoảng 30% trong tổng số các cơn bão đổ bộ vào Việt Nam. Mùa
bão xuất hiện trong khoảng từ tháng 6 đến tháng 10. Tốc độ gió cực đại của
phần lớn các cơn bão thường chỉ đạt trên 20m/s, nhưng cũng có cơn đạt tới
40m/s (cơn phần lớn các cơn bão thường chỉ đạt trên 20m/s, nhưng cũng có cơn
đạt tới 40m/s (cơn bão ngày 01/10/1964), tại Hòn Gai đo được tốc độ gió
45m/s). Bão thường gây mưa lớn kéo dài có khi tới 6 - 7 ngày, lượng mưa đạt
trên 200mm. Bão trùng với nước triều cường sẽ gây dâng nước rất cao (như cơn
bão vào ngày 26/9/1955, 22/7/1976 và 19/5/1992), ảnh hưởng nghiêm trọng đến
đời sống dân sinh, kinh tế của vùng ven biển.
2.3.1.2. Điều kiện hải văn
a. Thủy triều và mực nước
Khu vực chịu ảnh hưởng của chế độ nhật triều điển hình với độ lớn triều
lớn nhất lên đến 4,6m. Trong một tháng có hai chu kỳ triều cường với giá trị
mực nước trung bình đạt 3,9m và hai chu kỳ triều kém với giá trị mực nước
trung bình đạt 1,9m. Tại Cửa Ông, độ lớn thuỷ triều kỳ triều cường có các giá trị
cực đại 4,8m, trung bình 3,4m và cực tiểu 1,95m. Tại Hòn Gai, các giá trị tương
ứng là 4,38m; 3,15m và 1,8m. Tại Hòn Dấu, Các giá trị tương ứng là 4,38m;
3,15m và 1,75. Đặc điểm dao động mực nước với biên độ triều lớn là một trong
những yếu tố quyết định ảnh hưởng đến chế độ thủy động lực cũng như khả
năng trao đổi nước ở khu vực này.
b. Chế độ dòng chảy
Khu vực có đường bờ khúc khuỷu, bị chia cắt bởi các đảo lớn nhỏ, dòng
chảy trong vịnh nói chung nhỏ, tốc độ tập trung trong khoảng 5 - 40cm/s, ngoài
ra ở các luồng lạch có thể đạt trên 100cm/s. Tốc độ dòng chảy trung bình trong
pha triều lên đạt khoảng 12,5cm/s, trung bình trong pha triều xuống đạt khoảng
18,5cm/s. Phía đông khu vực nghiên cứu (Cửa Ông) vận tốc dòng chảy tầng mặt
trung bình đạt 29cm/s, vận tốc dòng chảy tầng đáy trung bình khoảng 26cm/s,
hướng dòng chảy thuận nghịch với hai hướng chính Đông Bắc và Tây Nam. Nói
chung, dòng chảy khu vực nghiên cứu gồm thành phần thủy triều và phi thủy

triều, trong đó thành phần thủy triều đóng vai trò quyết định đối với chế độ
dòng chảy. Trong pha triều xuống vào mùa mưa, do có sự tăng cường của dòng
nước sông đổ ra, tốc độ dòng chảy tăng lên từ 1,5 đến 2,0 lần so với tốc độ dòng
chảy trong pha triều lên. Cũng trong mùa lũ gặp kỳ triều cường, thời gian triều
dâng bằng 77% thời gian triều rút, thậm chí có những ngày chỉ xuất hiện dòng
chảy một chiều trên luồng Cái Lân, hướng từ vịnh Cửa Lục ra Vịnh Hạ Long.
Tốc độ dòng chảy tại eo Cửa Lục vào thời kỳ này có lúc đạt tới gần 2,0m/s.
c. Chế độ sóng
18


Sóng ven bờ khu vực tương ứng với chế độ gió cũng phân thành 2 mùa rõ
rệt. Do đặc điểm địa hình khu vực là thủy vực lớn có địa hình rất phức tạp, hàng
ngàn đảo lớn nhỏ phân bố che chắn khắp khu vực nên tần suất lặng sóng (độ
cao < 0,25m) chiếm ưu thế tuyệt đối với giá trị khoảng 83 - 85%. Vào mùa hè từ
tháng 5 đến tháng 9, hướng sóng chủ đạo là Nam và Đông Nam với tần suất
tổng cộng khoảng 6 - 13% và độ cao trung bình 0,4m, lớn nhất trên 2m (trong
trường hợp có bão). Thời gian lặng sóng khoảng 84%. Vào mùa đông từ tháng 9
đến tháng 4 năm sau, hướng sóng chủ đạo là Bắc và Đông Bắc với tần suất tổng
cộng 8 - 9% độ cao trung bình 0,3m, cực đại 1,5m (trong trường hợp có bão và
gió mùa lớn), thời gian lặng sóng 86 - 88%.
d. Chế độ muối:
Độ mặn trong nước biển trên vùng Vịnh dao động từ 31 ppt đến 34 ppt
vào mùa đông (tháng 12 đến tháng 2) nhưng vào mùa hè có giá trị thấp hơn
khoảng 20-22 ppt .
2.3.2. Mức độ tổn thương cho khu vực Hạ Long - Cát Bà do hoạt động
hàng hải
2.3.2.1. Đặc điểm tàu thuyền, hàng hải quốc tế tại khu vực
a) Luồng tuyến tàu quốc tế ra vào các cảng khu vực: [11]
Hoạt động vận tải quốc tế theo 2 tuyến chính (hình 2) đi qua khu vực:

- Tuyến thứ nhất đi qua Lạch Miều có độ sâu hơn 12 m, đến đảo Hòn Một
là luồng tuyến Hòn Gai-Cái Lân vào 2 cảng Cái Lân (toạ độ 20o58’46”N –
107o02’35”E) tổng chiều dài luồng là 36 km với độ sâu luồng -10 m, tiếp nhận
được tàu có tải trọng 50,000 DWT; luồng tuyến vào cảng xăng dầu B12
(20°57'54"N - 103°03'17"E) có chiều dài 30 km và độ sâu -9,7m, tiếp nhận được
tàu có tải trọng 40000 DWT.
- Tuyến thứ 2 là tuyến phía đông khu vực nghiên cứu vào cảng Cẩm Phả
(toạ độ 21°01’30" N - 107°22’00" E) theo 2 hướng Lạch Hang Trống, và hướng
Lạch Đông Tráng-Lạch Gối vào đến khu vực đảo Hòn Nét có độ sâu hơn -10.7
m . Luồng từ Hòn Nét có độ dài 40 km, từ Hòn Nét đến Con Ong và độ sâu -9m,
từ Con Ong đến cầu cảng -7.4m. Cỡ tàu lớn nhất tiếp nhận được 76,000 DWT.
- Các bến cảng trung chuyển hoạt động bốc dỡ hàng hóa trong vịnh Lan
Hạ-Cát Bà.
b) Loại tàu và hàng hoá: [11]
Khu vực Vịnh Hạ Long - khu bảo tồn biển Cát Bà có những hoạt động
hàng hải quốc tế như sau: Hoạt động của tàu thuyền ra vào các cảng biển khu
vực Quảng Ninh, Hải Phòng; hoạt động chuyển, neo đậu trên Vịnh Hạ Long khu bảo tồn biển Cát Bà, đặc biệt là hoạt động chuyển tải xăng dầu và than, tàu
du lịch..etc. Cỡ tàu lớn nhất tiếp nhận được 76,000 DWT. Đây là khu vực có giá
trị quan trọng trong bảo tồn thiên nhiên quốc tế với hệ sinh thái san hô và rừng
ngập mặn. Các tàu quốc tế thường xuyên ra vào 3 cảng biển chính trong khu vực
là Cảng Cái Lân, Cảng B12, Cảng Cẩm Phả đủ các loại tàu từ 3000 DWT đến
19


50000 DWT với các chủng loại hàng hoá, hoá chất nguy hại như xăng dầu,
mazut, diesel, khí hoá lỏng, dầu thực vật, than đá.. với khối lượng liên tục gia
tăng trong những năm gần đây. Tàu quốc tế ra vào cảng khu vực Cẩm Phả chủ
yếu là tàu chở than, số lượng hàng nhập khẩu than đang gia tăng nhanh phục vụ
phát triển các nhà máy nhiệt điện khu vực phía bắc Việt Nam.
Bảng 3. Tổng lượt tàu ra vào cảng khu vực Quảng Ninh, Hải Phòng

từ năm 2013-2015
Tổng lượt tàu
TT

Khu vực

Lượt
tàu

Tàu nội

GT

Lượt
tàu

Phương tiện thủy nội
địa

Tàu ngoại
Lượt
tàu

GT

Lượt
tàu

GT


GT

Năm 2013
1

Quảng Ninh

8.043

76.045.435

3.900

11.060.000

4.143

64.985.435

-

29.500.000

2

Hải Phòng

16.650

85.724.211


9.575

22.756.550

7.075

22.756.550

-

7.430.000

Tổng

24.693

161.769.646

13.475

33.816.550

11.218

87.741.985

-

36.930.000


Năm 2014
1

Quảng Ninh

7.000

83.170.000

4.200

14.350.000

2.800

68.820.000

-

32.590.000

2

Hải Phòng

17.653

93.611.708


9.851

26.697.404

7.802

66.914.304

10.932

10.518.497

Tổng

24.653

176.781.708

14.051

41.047.404

10.602

135.734.304

10.932

43.108.497


Năm 2015
1

Quảng Ninh

6.650

77.660.000

4.250

19.100.000

2.400

58.560.000

32.000

33.800.000

2

Hải Phòng

19.614

126.150.831

10.430


29.572.000

9.184

96.578.831

11.346

11.517.379

Tổng

26.264

203.810.831

14.680

48.672.000

11.584

155.138.831

43.346

45.317.379

Bảng 4. Tổng hàng hoá, hành khách tại khu vực Quảng Ninh, Hải Phòng

từ năm 2013-2015
TT

Khu vực

Hành khách

Tổng hàng hoá
Tấn

TEUs

Năm 2013
1
Quảng Ninh
2
Hải Phòng
Tổng

48.914.373
57.237.291
106.151.664

153.500
2.800.060
2.953.560

94.900
9.700
104.600


Năm 2014
1
Quảng Ninh
2
Hải Phòng
Tổng

54.256.223
65.803.032
120.059.255

92.619
3.367.464
3.460.083

117.254
13.629
130.883

Năm 2015
1
Quảng Ninh
2
Hải Phòng
Tổng

53.935.000
78.812.551
132.747.551


13.083
3.799.909
3.812.992

72.830
10.556
83.386

20


Theo số liệu thống kê, lượt tàu nước ngoài ra vào các cảng thuộc khu vực
cảng Quảng Ninh, Hải Phòng năm 2013 là 11.218. Đến năm 2014 là 10.602, khu
vực Quảng Ninh là 2.800 lượt, các cảng thuộc Hải Phòng là 7.802 lượt. Năm
2015, đối với khu vực Quảng Ninh là 2.400 lượt, các cảng thuộc Hải Phòng là
9184 lượt. Như vậy tổng số lượt tàu nước ngoài ra vào các cảng biển Quảng
Ninh - Hải Phòng năm 2015 đạt 11.584 lượt, chiếm 30% số lượng tàu nước
ngoài ra vào cảng biển Việt Nam. Qua đó, ta thấy lượt tàu, hàng hoá trong các
năm gần đây tăng dần do Việt Nam đã có nhiều chính sách tập trung phát triển
hoạt động hàng hải và nền kinh tế thế giới đang dần phục hồi.

21


2.3.2.2. Tác động của hoạt động hàng hải

Hình 2. Sơ đồ giao thông hàng hải khu vực [9]
a) Tác động tích cực.
Hoạt động hàng hải bao gồm hoạt động khai thác cảng biển, vận tải biển,

đóng mới, sửa chữa và phá dỡ tàu biển, các dịch vụ hàng hải khác.v.v. mang lại
nhiều đóng góp cho ngân sách nhà nước, tạo ra phát triển nhiều ngành nghề phụ
trợ như logistic, các khu công nghiệp, cơ khí, điện lực, xăng dầu, giáo dục đào
tạo, hợp tác quốc tế và đặc biệt tạo ra nhiều công ăn việc làm, nâng cao thu nhập
người dân, cải thiện sinh kế, phát triển đô thị, khu công nghiệp-khu chế xuất-khu
dịch vụ tổng hợp ven biển.
b) Tác động tiêu cực
Hoạt động hàng hải tuy mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng có mang lại 1
số trở ngại, rủi ro nhất định cho môi trường biển do các nguồn, một lượng lớn
chất thải đang được tạo ra trên biển như: rác thải, nước thải sinh hoạt, nước thải
lẫn dầu, hóa chất độc hại, khí thải, chất thải rắn sinh hoạt.
Môi trường tại khu vực vịnh Hạ Long, Cát Bà bị ảnh hưởng từ các nguồn
thải từ hoạt động dân sinh, đô thị hóa, du lịch, dịch vụ, nhưng đáng kể nhất là
ảnh hưởng xuất phát từ các hoạt động vận tải biển, cụ thể các sự cố tai nạn tàu
thuyền chiếm đến khoảng 12% nguồn gây ô nhiễm và thường gây ra hậu quả
22


sinh thái tồi tệ, các chất thải từ tàu biển còn thiếu coi trọng quản lý và kiểm soát,
từ các nguyên nhân trên đã tác động đến chất lượng môi trường biển rất nghiêm
trọng.
Theo số liệu đánh giá trong [2] khu vực luồng giữa vịnh Hạ Long, những
vùng lõi của Di sản Thiên nhiên thế giới đều xuất hiện váng dầu, hàm lượng dầu
mỡ vượt ngưỡng từ 1,1 đến 4,1 lần; khu vực vịnh Cửa Lục - cầu Bãi Cháy, hàm
lượng dầu mỡ vượt quy chuẩn hơn 4,3 lần…
Chất lượng nước của khu vực đã xuất hiện nhiều dấu hiệu ô nhiễm, chất
dinh dưỡng, chất hữu cơ, dầu và chất rắn lơ lửng, chlorophyII a. Các thông số
chủ yếu là NH4+, PO43, dầu mỡ, TSS, COD, Giá trí trị của các thông số này có
xu hướng tăng lên theo thời gian, trong đó một số các chỉ số này đã vượt quá
giới hạn cho phép của quy chuẩn 10:2008/BTNMT, ảnh hưởng trực tiếp chất

lượng nước vũng lõi vịnh [12]
Váng dầu gây ô nhiễm nước biển vịnh Hạ Long khiến du khách e ngại
tắm biển sẽ bị các bệnh đường ruột, bệnh ngoài da...; ảnh hưởng đến phát triển
kinh tế, du lịch tại khu vực. Ô nhiễm dầu được xác định là nguồn phát thải chất
thải nguy hại và là nguyên nhân chính dẫn đến việc suy giảm, đe dọa đa dạng
sinh học và san hô khu vực vịnh Hạ Long và khu bảo tồn biển Cát Bà.
Bảng 5: Các thông số quan trắc nước tại Vịnh Hạ Long 2004 - 2014

Kết quả quan trắc nước trong tháng 4 năm 2013 cho thấy các khu vực bị ô
nhiễm nằm dọc theo bờ biển, ví dụ như bến cảng Bãi Cháy, hệ thống cống ngầm
Thanh Niên, phía sau chợ Hạ Long (Liên minh Hạ Long-Cát Bà, 2013). Điều
đáng lo ngại hơn là một số thông số, bao gồm sắt (Fe), dầu khoáng và dầu mỡ,
ammonia và nhu cầu oxy hóa học (COD) đã tăng gấp 3 lần mức cho phép theo
tiêu chuẩn QCVN (xem Bảng 7). Kết quả cho thấy phần lớn các khu vực ô
nhiễm nhất ở gần các khu vực đông dân cư và khu du lịch dọc bờ biển, bến cảng
du lịch và mỏ khai thác than công nghiệp. Điều này một phần cũng do khả năng
xử lý chất thải hiện nay chỉ đáp ứng được 40% tổng lượng chất thải tạo ra tại
Thành phố Hạ Long (Sở TNMT, 2014).
23


Hình 3: Những khu vực ô nhiễm trọng điểm tại Vịnh Hạ Long
Như vậy thì có thể thấy số lượt tàu quốc tế ra vào khu vực cảng của
Quảng Ninh đáp ứng được chỉ tiêu yêu cầu của IMO đối với 1 khu PSSA. Nguy
cơ tác động hàng hải quốc tế tới môi trường, đa dạng sinh học biển và hệ sinh
thái san hô khu vực rất hiện hữu.
Các nguồn ảnh hưởng đến môi trường khu vực Hạ Long, Cát Bà được kể
đến do các tác động sau:
a) Tác động không thường xuyên:
Các tai nạn sự cố hàng hải, mắc cạn hoặc va đập với bờ có thể dẫn đến tổn

thương khu cư trú, sinh nở và gây xáo trộn đáy biển, gây bẩn đục hoá nước biển
và cũng có thể gây ra những sự cố môi trường như:
- Tràn dầu, hoặc rò rỉ từ bồn, thùng chứa nhiên liệu,
- Các sự cố liên quan đến thùng, bồn chứa các chất lỏng, chất rắn độc hại
và các hoá chất độc hại, ví dụ thuốc trừ sâu, khí hóa lỏng,,.
Tràn dầu hay xảy ra nhất trên lớp nước mặt của biển và người ta thấy rằng
nó không chỉ ảnh hưởng lập tức đến khu vực xảy ra tai nạn tràn dầu mà nó còn
ảnh hưởng lâu dài và rộng khắp trên cả các khu vực thường xuyên có tàu bè qua
lại. Các yếu tố độc học hoặc phá huỷ vật lý của hàng hoá và nhiên liệu tác động
mạnh tới môi trường cư trú của sinh vật biển. Những tác động chính của cả dầu
và hóa chất độc tràn ra hoặc là gây phá huỷ vật lý, có thể gây chết. Nhiều sinh
vật như các loài chim, động vật thân mềm, trứng và cá con có nguy cơ bị chết từ
các sự cố xảy ra. Dầu tràn gây nên những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và
ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Dầu lan trên biển và dạt vào bờ trong
24


thời gian dài không được thu gom sẽ làm suy giảm lượng cá thể sinh vật, gây
thiệt hại cho ngành khai thác và nuôi trồng thủy, hải sản. Dầu gây ô nhiễm môi
trường nước làm cá chết hàng loạt do thiếu ôxy hòa tan. Dầu bám vào đất, kè đá,
các bờ đảo làm mất mỹ quan, gây mùi khó chịu đẫn đến doanh thu của ngành du
lịch cũng bị thiệt hại nặng nề. Nạn tràn dầu còn làm ảnh hưởng đến hoạt động
của các cảng cá, cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu biển. Do dầu trôi nổi làm hỏng
máy móc, thiết bị khai thác tài nguyên và vận chuyển đường thủy.
Các sự cố tràn dầu, hoá chất hoặc hàng hóa nguy hiểm khác cũng ảnh
hưởng xấu đến hoạt động kinh tế-xã hội. Nghề đánh bắt cá bị tác động lớn nhất;
dầu mỡ có thể gây ngạt thở động vật thân mềm (shelfish), độc hại cho trứng cá
và cá con, và làm giảm chất lượng cá, hải sản đánh bắt. Dầu loang trên bãi biển,
nước biển ảnh hưởng đến tắm biển, và du lịch biển.
Ô nhiễm dầu gây nên ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, đặc biệt là

hệ sinh thái như hệ sinh thái rừng ngập mặn, cỏ biển, vùng triều bãi cát, đầm phá
và các rạn san hô. Ô nhiễm dầu làm giảm khả năng sức chống đỡ, tính linh hoạt
và khả năng khôi phục của các hệ sinh thái. Dầu tràn chứa độc tố làm tổn thương
hệ sinh thái, có thể gây suy vong hệ sinh thái.
Theo Thống kê của các Cảng vụ HH, từ năm 2003 đến năm 2014 tại khu
vực Hải Phòng, Quảng Ninh, trong đó khu vực Quảng Ninh không có sự cố nào,
được liệt kê cụ thể:

25


×