Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Phân tích rủi ro về tài chính đối với dự án đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện An Khánh 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 100 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình tham gia khóa đào tạo Thạc sỹ chuyên ngành Quản lý
năng lượng do trường Đại học Điện lực giảng dạy. Các thầy cô đã rất tận tình
và truyền đạt cho chúng tôi khối lượng kiến thức rất lớn, giúp cho tôi có thêm
lượng vốn tri thức để phục vụ tốt hơn cho công việc nơi công tác, có được
khả năng nghiên cứu độc lập và có năng lực để tham gia vào công tác quản lý
trong tương lai.
Với vốn kiến thức được học và qua tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu, văn
bản qui định của pháp luật, Nhà nước, các bài báo, bài viết trên các tạp chí
chuyên ngành về lĩnh vực đầu tư xây dựng các công trình diện, tôi đã lựa
chọn đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sỹ tiêu đề: “Phân tích rủi ro về tài chính
đối với dự án đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện An Khánh 2”.
Thời gian nghiên cứu có hạn, trong khi vấn đề nghiên cứu rộng và phức
tạp. Mặc dù đã được sự tận tình giúp đỡ của các đồng nghiệp mà đặc biệt là
sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Minh Duệ - người đã
hướng dẫn, chỉ bảo, cung cấp nhiều tài liệu tham khảo quý báu để tôi hoàn
thiện đề tài này nhưng sự hiểu biết của bản thân còn hạn chế, chắc chắn
không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý chia sẻ
của các thầy giáo, cô giáo và những người quan tâm đến lĩnh vực đầu tư xây
dựng các công trình điện để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn.
Tác giả luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn đối với Nhà trường, các giảng viên
hướng dẫn đã tận tình giúp đỡ tác giả hoàn thiện luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 22 tháng 7 năm 2014

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------1
Luận văn Thạc sỹ Quản lý Năng lượng


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng


dẫn của PGS. TS Nguyễn Minh Duệ. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự
giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các thông tin
trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Tuyết Nhung

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------2
Luận văn Thạc sỹ Quản lý Năng lượng


MỤC LỤC
Lời cảm ơn………………………………………………………………….…1
Lời cam đoan………………………………………………………………….2
Mục lục………………………………………………………………………..3
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt…………………………………….....6
Danh mục các bảng………………………………………………...…………7
Danh mục các hình vẽ, đồ thị………………………………………………....8
MỞ ĐẦU……………………………………………………………………...9
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÂN TÍCH RỦI RO TÀI CHÍNH
DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
1.1

Khái niệm, phân loại và mục đích của phân tích rủi ro dự án đầu
tư…………………………………………………………………..12

1.1.1

Khái niệm rủi ro…………………………………………………….12


1.1.2

Phân loại rủi ro trong đầu .………………………………………….13

1.1.3

Xác định yếu tố rủi ro của dự án……………………………………14

1.1.4

Nhiệm vụ của phân tích rủi ro dự án đầu tư………………………...17

1.2

Phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế tài chính của dự án………...18

1.2.1

Phân tích kinh tế kỹ thuật……..…………………………………….18

1.2.2

Phân tích kinh tế tài chính……………..……………………………19

1.2.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính dự án………………………20
1.2.2.2 Nội dung và trình tự phân tích tài chính dự án………………………26
1.3

Phân tích rủi ro về tài chính đối với các dự án đầu tư………………28


1.3.1

Khái niệm, phân biệt và nhiệm vụ của phân tích rủi ro tài chính…..28

1.3.2

Nhận dạng yếu tố rủi ro cần phân tích……………………………...30

1.4

Các phương pháp phân tích rủi ro dự án đầu tư…………………….31

1.4.1

Phương pháp phân tích độ nhạy…………………………………....31

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------3
Luận văn Thạc sỹ Quản lý Năng lượng


1.4.1.1 Phân tích độ nhạy một yếu tố……………………………………....31
1.4.1.2 Phân tích độ nhạy nhiều yếu tố…………………………………….32
1.4.2

Phương pháp áp dụng lý thuyết xác suất…………………………...33

1.4.3

Mô hình mô phỏng Monte Carlo áp dụng phân tích rủi ro………...35


1.4.4

Các bước mô phỏng rủi ro dự án nhà máy nhiệt điện bằng phần mềm
Crystal ball………………………………………………………....43

1.5

Đặc điểm về rủi ro của dự án đầu tư nhà máy nhiệt điện…..............45

Tóm tắt chương 1……………………………………………………............48
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN VIỆT
NAM VÀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY NHIỆT
ĐIỆN AN KHÁNH 2
2.1

Tổng quan về phát triển nguồn điện Việt Nam…………….............49

2.1.1

Hiện trạng nguồn điện……………………………………………...49

2.1.2

Tình hình tiêu thụ điện……………………………………..............53

2.1.3

Chương trình phát triển nguồn điện………………………………..54

2.2


Thực trạng và tổng quan phương án xây dựng nhà máy Nhiệt điện
An Khánh 2………………………………………………………...57

2.2.1

Vai trò, sự cần thiết đầu tư xây dựng NMNĐ An Khánh 2..............57

2.2.2

Tổng quan về dự án NMNĐ An Khánh 2………………………….60

Tóm tắt chương 2…………………………………………………………....68
CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN, PHÂN TÍCH RỦI RO TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DỰ
ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN AN
KHÁNH 2
3.1

Cơ sở dữ liệu về dự án đầu tư NMNĐ An Khánh 2………………..69

3.1.1

Dòng chi dự án……………………………………………..............69

3.1.1.1 Tổng mức đầu tư…………………………………………………...69

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------4
Luận văn Thạc sỹ Quản lý Năng lượng



3.1.1.2 Nguồn vốn đầu tư xây dựng nhà máy……………………………...70
3.1.1.3 Chi phí hàng năm của dự án………………………………………..70
3.1.2

Dòng thu dự án……………………………………………………..73

3.2

Tính toán hiệu quả tài chính trong điều kiện xác định……………..74

3.2.1

Lập bảng phân tích tài chính dự án………………………………...74

3.2.2

Tính toán các chỉ tiêu hiệu quả………………………………….....77

3.3

Tính toán hiệu quả tài chính có tính đến yếu tố rủi ro…….............77

3.3.1

Phân tích độ nhạy một yếu tố………………………………………78

3.3.2

Phân tích độ nhạy hai yếu tố……………………………………….81


3.3.3

Phân tích mô phỏng………………………………………………...82

3.3.4

Thiết lập mô hình và kết quả tính toán……………………………..86

3.3.5

Kết quả phân tích độ nhạy……………………………………..…...90

3.4

Một số giải pháp nhằm hạn chế yếu tố rủi ro dự án đầu tư xây dựng
NMNĐ An Khánh 2…………………………………...…………...93

3.4.1

Giải pháp hạn chế rủi ro về vốn đầu tư tăng cao…………………...93

3.4.2

Giải pháp hạn chế rủi ro do chi phí nhiên liệu tăng cao……………94

3.4.3

Giải pháp hạn chế các rủi ro khác………………………………….95

Tóm tắt chương 3…………………………………………………..………..97

KẾT LUẬN………………………………………………………………….98
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………..…………….....99

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------5
Luận văn Thạc sỹ Quản lý Năng lượng


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Ký hiệu

Tiếng Việt

CFAT

Dòng tiền sau thuế

CFBT

Dòng tiền trước thuế

FO

Dầu FO

IRR

Suất thu lợi nội tại

ICMS


Hệ thống quản lý tích hợp đo lường điểu khiển

IPP/BOO

Nhà máy điện độc lập/Xây dựng - Vận hành - Sở hữu

NPV

Giá trị hiện tại thuần

NMNĐ

Nhà máy Nhiệt điện

Pmax

Công suất cực đại (công suất đặt)

PVB

Giá trị hiện tại của dòng thu

PVC

Giá trị hiện tại của dòng chi

QHĐ VII

Quy hoạch điện VII


TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

Thv

Thời gian hoàn vốn dự án

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------6
Luận văn Thạc sỹ Quản lý Năng lượng


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Phân biệt các trạng thái tính toán và ra quyết định……………. ...13
Bảng 1.2: Một số phân bố xác suất dùng trong luận văn……………………40
Bảng 2.1: Sản lượng điện các loại nguồn năm 2013………………………...50
Bảng 2.2: công suất cực đại của hệ thống điện giai đoạn 2005-2013……….54
Bảng 2.3: Công nghệ chính của dự án……………………………………….63
Bảng 3.1: Bảng phân vốn của tổng mức đầu tư dự án……………………….69
Bảng 3.2: Chi phí nhiên liệu của dự án……………………………………...71
Bảng 3.3: Chi phí khấu hao của dự án……………………………………….72
Bảng 3.4: Kế hoạch vận hành của nhà máy……………………………….....73
Bảng 3.5: Bảng phân tích tài chính dự án……………………………….......75
Bảng 3.6: Kết quả tính toán phương án cơ sở…………………………….....77
Bảng 3.7: Phương pháp phân tích và yếu tố rủi ro tương ứng………………78
Bảng 3.8: Tổng mức đầu tư thay đổi………………………………………...78
Bảng 3.9: Giá bán điện thay đổi……………………………………………..79
Bảng 3.10: Số giờ vận hành thay đổi……………………………………......79
Bảng 3.11: Giá nhiên liệu thay đổi…………………………………………..80
Bảng 3.12: NPV thay đổi theo giá than và giá bán điện……………………..81

Bảng 3.13: IRR thay đổi theo giá than và gía bán điện……………………...81
Bảng 3.14: Tổng hợp kết quả mô phỏng…………………………………….87
Bảng 3.15: Tổng hợp kết quả phương án cơ sở và mô phỏng……………….89

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------7
Luận văn Thạc sỹ Quản lý Năng lượng


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1: sơ đồ các bước lập dự án và ra quyết định đầu tư………………...29
Hình 1.2: Sơ đồ nhận dạng yếu tố rủi ro cần phân tích……………………...30
Hình 1.3: Quá trình mô phỏng Monte Carlo………………………………...36
Hình 1.4: Phân bố chuẩn (Normal distribution)…………………………......41
Hình 1.5: Phân bố tam giác (Triangular distribution)……………………….41
Hình 1.6: Phân bố chuẩn loga (Lognormal distribution)…………………….42
Hình 3.1: Phân bố xác suất của tổng mức đầu tư……………………………83
Hình 3.2: Phân bố xác suất của giá bán điện………………………………...84
Hình 3.3: Phân bố xác suất của giá than……………………………………..85
Hình 3.4: Phân bố xác suất của số giờ vận hành…………………………….85
Hình 3.5: Phân bố xác suất của NPV……………………………………......86
Hình 3.6: Phân bố xác suất của IRR…………………………………………87
Hình 3.7: Phân bố xác suất của B/C…………………………………………87
Hình 3.8: Biểu đồ xác suất xảy ra ngưỡng NPV…………………………….88
Hình 3.9: Biểu đồ xác suất xảy ra ngưỡng IRR…………………………..…89
Hình 3.10: Biểu đồ xác suất xảy ra ngưỡng B/C………………………….....89
Hình 3.11: Biểu đồ độ nhạy của NPV…………………………………….....91
Hình 3.12: Biểu đồ độ nhạy của IRR………………………………………..91
Hình 3.13: Biểu đồ độ nhạy của B/C………………………………………...92

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------8

Luận văn Thạc sỹ Quản lý Năng lượng


PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài:
Bài toán phân tích hiệu quả dự án đầu tư nói chung và dự án nhà máy

nhiệt điện nói riêng chứa đựng nhiều thông tin không xác định. Các yếu tố
không xác định này có ảnh hưởng đến độ chính xác của việc đánh giá các chỉ
tiêu hiệu quả của dự án. Để tính tới các yếu tố rủi ro này, ta cần phải phân tích
dự án trong môi trường rủi ro.
Dự án nhà máy nhiệt điện có nhiều yếu tố rủi ro cần quản lý hơn các dự
án khác trong ngành điện. Trong khi dự án nhà máy thủy điện bị các yếu tố
rủi ro thiên về kỹ thuật đơn thuần chi phối thì dự án nhà máy nhiệt điện lại có
xu hướng bị các yếu tố rủi ro mang tính kinh tế - kỹ thuật chi phối nhiều hơn.
Bên cạnh đó các yếu tố rủi ro mang tính kinh tế của dự án nhà máy nhiệt điện
có thể quản lý được ở mức độ tốt hơn là việc quản lý rủi ro ở những dự án
điện khác. Quản lý và giảm thiểu rủi ro kinh tế dự án nhà máy nhiệt điện có ý
nghĩa kinh tế rất lớn vì một số lý do cơ bản sau:
- Tổng vốn đầu tư dự án nhà máy nhiệt điện khá lớn và thời gian xây dựng
tương đối dài do đó việc không làm gia tăng tổng vốn đầu tư hoặc thời
gian xây dựng đã là một thành công.
- Giảm thời gian xây dựng sẽ đem lại lợi ích kinh tế không chỉ cho chủ đầu
tư mà còn cho cả hệ thống điện và nền kinh tế.
- Tăng sức cạnh tranh cho nhà máy nhiệt điện trong thị trường điện.
- Dự báo mức độ tác động, kiểm soát và giảm thiểu tác động xấu của các
yếu tố rủi ro trong quá trình vận hành nhà máy sau này, đặc biệt là giá
nhiên liệu tăng cao.

Trong điều kiện thiếu vốn đầu tư cho xây dựng các công trình điện và thị
trường điện lực cạnh tranh đang định hình ở Việt Nam, việc phân tích và quản

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------9
Luận văn Thạc sỹ Quản lý Năng lượng


lý những rủi ro dự án nhà máy nhiệt điện ngay từ khi lập dự án để lường
trước và tìm cách giảm thiểu tác động của rủi ro là việc làm mang tính thời sự
và có ý nghĩa thực tiễn.
Từ những phân tích trên em lựa chọn đề tài luận văn thạc sỹ: Phân tích
rủi ro về tài chính đối với dự án đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện An
Khánh 2.
2.

Mục đích nghiên cứu:

- Đề tài tập trung nghiên cứu tổng hợp cơ sở lý thuyết về rủi ro của dự án
đầu tư và các phương pháp tính toán, phân tích rủi ro về tài chính dự án
đầu tư nhà máy điện.
- Từ đó áp dụng các lý thuyết trên để phân tích tác động của các yếu tố rủi
ro cơ bản lên hiệu quả tài chính của dự án nhà máy nhiệt điện An Khánh
2, công suất 300MW.
3.

Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về các yếu tố rủi ro đối với dự án đầu
tư, các đặc điểm chung của dự án đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện
thông qua hệ thống các chỉ tiêu đánh giá.

- Giới thiệu tổng quan về dự án nhà máy nhiệt điện An Khánh 2, xác định
những yếu tố rủi ro liên quan đến các chỉ tiêu tài chính của dự án.
- Tính toán và phân tích tài chính dự án nhiệt điện An Khánh 2 có tính đến
các yếu tố rủi ro, nhằm khẳng định tính khả thi của dự án về mặt tài chính.
4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Phân tích rủi ro về tài chính đối vơi dự án đầu tư

xây dựng nhà máy nhiệt điện
Phạm vi nghiên cứu của luận văn: Luận văn nghiên cứu dự án đầu tư
xây dựng NMNĐ An Khánh 2.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------10
Luận văn Thạc sỹ Quản lý Năng lượng


5.

Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp khảo sát thực tế, thu thập dữ liệu.
- Phân tích (tổng hợp, kinh tế - kỹ thuật), so sánh, xử lý số liệu.
- Đánh giá hiệu quả tài chính và các yếu tố rủi ro thông qua số liệu thực
tiễn.
- Áp dụng phần mềm trong tính toán rủi ro dự án.
6.

Nội dung của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm 03 chương:


- Chương 1: Cơ sở lý thuyết về phân tích rủi ro tài chính dự án đầu tư xây
dựng.
- Chương 2: Giới thiệu tổng quan về hệ thống điện Việt Nam và dự án đầu
tư xây dựng nhà máy nhiệt điện An Khánh 2.
- Chương 3: Tính toán, phân tích rủi ro tài chính đối với dự án đầu tư xây
dựng nhà máy nhiệt điện An Khánh 2.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------11
Luận văn Thạc sỹ Quản lý Năng lượng


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÂN TÍCH RỦI RO
DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
1.1.

KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ MỤC ĐÍCH CỦA PHÂN TÍCH
RỦI RO DỰ ÁN ĐẦU TƯ.

1.1.1. Khái niệm rủi ro:
-

Rủi ro nói chung là khả năng sai lệch theo hướng bất lợi giữa giá trị
thực tế và kỳ vọng kết quả.

-

Rủi ro trong đầu tư là toàn bộ các biến cố ngẫu nhiên tiêu cực tác động
lên quá trình đầu tư làm thay đổi kết quả đầu tư theo chiều hướng bất lợi.


Một số khái niệm khác:
-

Quản trị rủi ro: là việc kiểm soát và phòng tránh những hậu quả của rủi
ro.

-

Yếu tố rủi ro nói chung: là những sự kiện bất ngờ xảy ra và gây tổn thất
cho con người.

-

Yếu tố rủi ro trong dự án đầu tư: là một yếu tố đầu vào của quá trình
tính toán dự án đầu tư, có sự biến động và tác động tiêu cực lên ít nhất
một chỉ tiêu hiệu quả của dự án đầu tư.

-

Yếu tố rủi ro mang tính kinh tế: là tất cả những yếu tố rủi ro có thể đo
lường được về mặt kinh tế và tác động lên các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế,
tài chính của dự án đầu tư.
Ngoài ra khi đề cập đến khái niệm rủi ro ta cần phân biệt 3 tình huống ra

quyết định đầu tư, đó là 3 trạng thái được phân biệt theo tính chất và mức độ
tác động của các yếu tố rủi ro lên dự án đầu tư. Sau đây là bảng so sánh các
trạng thái đó:
----------------------------------------------------------------------------------------------Luận văn Thạc sỹ Quản lý Năng lượng


12


Bảng 1.1: Phân biệt các trạng thái tính toán và ra quyết định
Xác định
Thông tin Hoàn toàn xác định
với xác suất bằng 1.
đầu vào

Rủi ro

Bất định

Không xác định,
Có nhiều giá trị và
không có phân bố
có phân bố xác suất.
xác suất.

Kết quả
đầu ra

Duy nhất với xác
suất bằng 1.

Là tập hợp các kết
quả có phân bố xác
suất.

Không xác định,

không có phân bố
xác suất.

Ra quyết
định

Dễ dàng, nhanh
chóng.

áp dụng lý thuyết
xác suất.

Khó ra quyết định.

1.1.2. Phân loại rủi ro trong đầu tư:
Có nhiều cách phân loại rủi ro trong đầu tư nhưng chủ yếu là các
cách phân loại sau đây:
-

Phân loại theo bản chất của rủi ro:
+ Rủi ro tự nhiên: Do các yếu tố của môi trường tự nhiên tác động
(thiên tai, địch hoạ,...)
+ Rủi ro công nghệ: Sự cố máy móc, sự xuất hiện công nghệ mới,...
+ Rủi ro do tổ chức: Đình công, tai nạn lao động, biển thủ, lừa đảo,...
+ Rủi ro về kinh tế tài chính vi mô: Mất cân bằng tài chính trong doanh
nghiệp, mất uy tín, mất bạn hàng, sụt giảm giá cổ phiếu, sự biến động
của chu kỳ kinh doanh, sự cạnh tranh của mặt hàng mới,...
+ Rủi ro về kinh tế tài chính vĩ mô: Lạm phát, biến động lãi suất, biến
động tỷ giá hối đoái,...
+ Rủi ro về chính trị xã hội: Khủng hoảng chính trị, chiến tranh, khác

biệt phong tục tập quán, sự phân biệt đối xử của các cơ quan công
quyền, thay đổi luật pháp,...
+ Rủi ro về thông tin: Sự sai lệch về thông tin cung cấp cho người ra

quyết định.
----------------------------------------------------------------------------------------------Luận văn Thạc sỹ Quản lý Năng lượng

13


-

Phân loại theo yếu tố chủ quan, khách quan:
+ Rủi ro khách quan thuần tuý: Thiên tai, lạm phát,...
+ Rủi ro chủ quan của người ra quyết định: Tính toán sai, thiếu sót trong
hợp đồng đàm phán,...

-

Phân loại theo nơi phát sinh:
+ Rủi ro do bản thân dự án: Tăng tổng mức đầu tư, chậm tiến độ,...
+ Rủi ro từ bên ngoài dự án: Thiên tai, biến động tỷ giá hối đoái,...

-

Phân loại theo mức độ khống chế:
+ Rủi ro không khống chế được: Thiên tai, lạm phát (dưới góc độ doanh
nghiệp),...
+ Rủi ro có thể khống chế được: Khống chế sự tăng tổng mức đầu tư,
đẩy nhanh tiến độ để không bị chậm tiến độ,...


-

Phân loại theo giai đoạn đầu tư:
+ Rủi ro trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư: Thiết kế sai, chọn phương án
không tốt, sai sót trong hợp đồng và đấu thầu,...
+ Rủi ro trong giai đoạn thực hiện đầu tư: tăng tổng mức đầu tư, chậm
tiến độ, thi công sai so với thiết kế, tai nạn lao động,...
+ Rủi ro trong giai đoạn khai thác đự án: giá nguyên vật liệu đầu vào
tăng, giá bán giảm, sản lượng giảm,...

1.1.3. Xác định yếu tố rủi ro của dự án
-

Rủi ro mang tính kỹ thuật:
+

Rủi ro do thiết kế không đảm bảo kỹ thuật, không chọn được phương
án kỹ thuật tối ưu cho nhà máy.

+

Rủi ro do thi công xây dựng không đúng với thiết kế.

+

Rủi ro do các sự cố kỹ thuật ảnh hưởng đến tiến độ thi công hay trong
quá trình chạy thử và vận hành nhà máy.

+


Rủi ro do máy móc thiết bị không đảm bảo chất lượng.

----------------------------------------------------------------------------------------------Luận văn Thạc sỹ Quản lý Năng lượng

14


+

Rủi ro do điều kiện địa chất công trình không tốt.

+

Rủi ro về chất lượng nhiên liệu và gây ô nhiễm môi trường (khí thải,
nước thải, phóng xạ,...).

+

Rủi ro do tổn thất cao và hiệu suất thấp khi thời gian vận hành tăng.

+

Rủi ro do không đồng bộ về kỹ thuật và về thời điểm đấu nối với hệ
thống điện khu vực và hệ thống điện toàn quốc.

-

Rủi ro mang tính kinh tế:
+


Tổng vốn đầu tư tăng.

+

Tiến độ đầu tư tăng làm thiệt hại về kinh tế cho chủ đầu tư: lãi suất
vay vốn, chi phí cơ hội của doanh thu bị chậm, chi phí cơ hội của toàn
hệ thống bị thiếu hụt điện năng,...

+

Rủi ro về hợp đồng xây dựng và hợp đồng mua sắm máy móc thiết bị:
các quy định không rõ ràng dẫn đến thiệt hại kinh tế, vi phạm hợp
đồng, khả năng tài chính không đáp ứng được hợp đồng,...

+

Giá nhiên liệu đầu vào cho sản xuất tăng.

+

Chi phí vận hành sửa chữa máy móc tăng.

+

Doanh thu giảm so với tính toán: do thời gian và/hoặc công suất
được huy động giảm, tổn thất tăng cao, hiệu suất và công suất khả
dụng giảm.

+


Giá bán giảm và/hoặc giá thành tăng so với tính toán: giá bán giảm
do phải tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường điện, do quy định
của luật pháp,... giá thành tăng do chi phí O&M tăng, do suất khấu
hao tăng.

+

Rủi ro do tỷ lệ lạm phát cao làm số liệu tổng đầu tư bị sai lệch so với
dự toán theo hướng bất lợi, lạm phát làm các số liệu về dự tính dòng
thu và dòng chi của dự án bị kém chính xác. Thực tế dòng chi của dự
án khi có lạm phát tăng lên, trong khi dòng thu của dự án hoặc là

----------------------------------------------------------------------------------------------Luận văn Thạc sỹ Quản lý Năng lượng

15


không tăng hoặc là tăng chậm do các ràng buộc về mặt luật pháp áp
đặt cho giá điện.
+

Rủi ro do tỷ lệ lãi suất ngân hàng tăng: các dự án nhà máy nhiệt điện
nếu được tài trợ (toàn phần hoặc một phần) bởi nguồn vốn cho vay dài
hạn có tỷ lệ lãi suất không cố định thì sẽ chịu tác động xấu của việc tỷ
lệ lãi suất cho vay tăng.

+

Rủi ro về tỷ giá hối đoái: Do đặc điểm kỹ thuật cao của các thiết bị

nhà máy nhiệt điện nên các thiết bị này thường phải nhập ngoại. Nếu
đồng tiền trong nước mất giá thì chi phí nhập ngoại thiết bị cho nhà
máy dùng đồng ngoại tệ sẽ tăng lên.

+

Rủi ro do môi trường kinh doanh trong và ngoài nhà máy: đình công
của công nhân, tiền phạt bồi thường thiệt hại do nhà máy gây ô nhiễm
môi trường cho khu vực dân cư xung quanh.

-

Rủi ro trong quá trình chuẩn bị lập và phê duyệt dự án:
+

Có sai sót trong khảo sát điều kiện kinh tế – kỹ thuật: các cơ sở hiện
có và yêu cầu chung của hệ thống điện, điều kiện tự nhiên, dân cư
kinh tế, môi trường luật pháp, môi trường kinh doanh,...

+

Không đề xuất được các phương án kinh tế – kỹ thuật tốt.

+

Không chọn được phương án kinh tế – kỹ thuật tốt nhất.

+

Trong phương án được chọn có sai sót về mặt kỹ thuật.


+

Tổng dự toán không sát với thực tế.

+

Không chọn được phương án vay tốt nhất.

+

Dự tính dòng thu và dòng chi của dự án không sát với thực tế.

+

Kế hoạch thi công và tiến độ thi công xây dựng không hợp lý.

+

Các hợp đồng với đơn vị tư vấn giám sát, nhà thầu xây dựng, nhà thầu
cung cấp hàng hoá có những điểm thiếu sót.

+

Thời gian trình duyệt dự án kéo dài và làm lại nhiều lần.

----------------------------------------------------------------------------------------------Luận văn Thạc sỹ Quản lý Năng lượng

16



-

Rủi ro trong quá trình xây dựng nhà máy:
+

Tổng vốn đầu tư có phát sinh tăng.

+

Tiến độ xây dựng chậm so với kế hoạch.

+

Năng lực của nhà thầu không đảm bảo yêu cầu của dự án: yếu kém về
năng lực thi công xây dựng, yếu kém về năng lực tài chính và năng
lực cung cấp thiết bị dẫn đến chất lượng công trình và chất lượng thiết
bị không đảm bảo.

+

Những phát sinh sai sót của hợp đồng cung cấp thiết bị và hợp đồng
xây dựng do phía chủ đầu tư: thoả thuận thiếu điều khoản, thiếu năng
lực tài chính để đáp ứng các điều khoản hợp đồng, các vi phạm hợp
đồng khác.

-

Rủi ro trong quá trình vận hành nhà máy:
+


Chạy thử không thành công gây chậm lại thời điểm đưa nhà máy vào
vận hành, gây thiệt hại cho chủ đầu tư và cho hệ thống điện.

+

Giá nhiên liệu đầu vào tăng cao.

+

Phát sinh chi phí bảo dưỡng tăng.

+

Tiêu hao nhiên liệu tăng.

+

Giá bán giảm.

+

Sản lượng bán giảm.

+

Do hoạt động trong thị trường điện, giá bán và/hoặc sản lượng của các
nhà máy nhiệt điện giảm.

1.1.4. Nhiệm vụ của phân tích rủi ro dự án đầu tư:

Dự án đầu tư là một loại hình kinh doanh dài hạn, trong đó liên quan và
tiềm ẩn nhiều yếu tố thay đổi bất định khó lường có thể dẫn đến những hậu
quả xấu. Do đó trong quá trình phân tích tài chính dự án đầu tư ta nhất thiết
phải phân tích tác động của các yếu tố rủi ro với một số nhiệm vụ sau:
-

Nhận dạng, phân loại và phân tích định tính các yếu tố rủi ro.

----------------------------------------------------------------------------------------------Luận văn Thạc sỹ Quản lý Năng lượng

17


-

Tìm ra ngưỡng để dự án từ khả thi chuyển sang không khả thi và mở
rộng sang một số chỉ số khác (chẳng hạn từ có khả năng trả nợ sang mất
khả năng trả nợ) khi một hoặc nhiều yếu tố rủi ro thay đổi.

-

Phân tích định lượng các yếu tố rủi ro, xem mức độ tác động của từng
yếu tố rủi ro đến các chỉ tiêu hiệu quả của dự án để phục vụ cho việc
kiểm soát và phòng tránh rủi ro hiệu quả (nếu dự án đi vào thực hiện).

-

Bên cạnh những thay đổi bất lợi, quá trình phân tích rủi ro cũng phần
nào chỉ ra những yếu tố và thay đổi có lợi mà nhà đầu tư cần biết để tận
dụng và phát huy nhằm nâng cao hiệu quả mang lại từ dự án.


1.2.

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ TÀI CHÍNH
CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Hiệu quả của dự án đầu tư là toàn bộ mục tiêu đề ra của dự án được đặc

trưng bằng các chỉ tiêu định tính (thể hiện ở các loại hiệu quả đạt được) và
bằng các chỉ tiêu định lượng (thể hiện trong chi phí đó bỏ ra của dự án và kết
quả đạt được theo mục tiêu của dự án).
Trước khi quyết định đầu tư cho bất kỳ một dự án nào cũng cần phải
xem xét và đánh giá toàn bộ dự án đó trên các khía cạnh: Kỹ thuật, tài chính,
kinh tế, xã hội, môi trường sinh thái.
1.2.1 Phân tích kinh tế - kỹ thuật
Phân tích kinh tế kỹ thuật là cơ sở đầu tiên nhằm lựa chọn các phương án
tối ưu về kỹ thuật trên quan điểm kinh tế.
Phân tích kỹ thuật là tiền đề cho việc tiến hành phân tích mặt kinh tế tài
chính của dự án đầu tư. Vì nếu không có số liệu của phân tích kỹ thuật thì
không thể tiến hành phân tích kinh tế. Các dự án không khả thi về mặt kỹ
thuật thì không thể đưa vào phân tích kinh tế để tránh những tổn thất đáng tiếc
có thể xảy ra trong quá trình thực hiện đầu tư và vận hành sau này. Nếu chấp
nhận dự án không khả thi về mặt kỹ thuật do nghiên cứu chưa thấu đáo hoặc
----------------------------------------------------------------------------------------------Luận văn Thạc sỹ Quản lý Năng lượng

18


do coi nhẹ yếu tố kỹ thuật, hoặc bác bỏ dự án khả thi về mặt kỹ thuật do bảo
thủ, do quá thận trọng thì hoặc gây tổn thất nguồn lực, hoặc bỏ lỡ cơ hội để
tăng nguồn lực.

Nội dung của phân tích kỹ thuật bao gồm:
-

Xác định công suất của dự án.

-

Lựa chọn công nghệ và phương pháp sản xuất.

-

Lựa chọn máy móc thiết bị.

-

Cơ sở hạ tầng: Xem xét các yếu tố như năng lượng, nước, giao thông,
thông tin liên lạc…

-

Địa điểm thực hiện dự án.

-

Kỹ thuật xây dựng công trình của dự án.

1.2.2. Phân tích kinh tế - tài chính
Phân tích kinh tế tài chính là phân tích hiệu quả tài chính mà dự án đem
lại cho chủ đầu tư. Đây là một nội dung kinh tế quan trọng nhằm đánh giá tính
khả thi của dự án về mặt tài chính thông qua các việc:

-

Xem xét nhu cầu và sự đảm bảo các nguồn lực đầu tư cho việc thực hiện
đầu tư có hiệu quả (tức là xác định quy mô đầu tư, nguồn vốn tài trợ cho
dự án).

-

Xem xét tình hình, kết quả và hiệu quả hoạt động của dự án trên góc độ
kinh tế. Có nghĩa là xem xét những chi phí sẽ phải sử dụng kể từ khi bắt
đầu cho đến khi kết thúc dự án, xem xét những lợi ích sẽ thu được do
thực hiện dự án.
Kết quả của quá trình phân tích này là căn cứ để chủ đầu tư quyết định

có nên đầu tư hay không ? Nên lựa chọn quy mô của từng thành phần công
trình trong dự án như thế nào? Khi nào thì bắt đầu thực hiện đầu tư ? Khai
thác dự án như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất có thể ?... vì mối quan tâm
----------------------------------------------------------------------------------------------Luận văn Thạc sỹ Quản lý Năng lượng

19


hàng đầu của chủ đầu tư là dự án mang lại lợi nhuận thích đáng hay mang lại
nhiều lợi nhuận hơn so với việc đầu tư vào dự án khác.
Ngoài ra, quá trình phân tích kinh tế tài chính cũng là cơ sở để tiến hành
phân tích kinh tế xã hội sau này. Bởi dự án có hiệu quả và đem lại lợi ích cho
chủ đầu tư trước thì mới xét tiếp đến hiệu quả mà dự án đem lại cho nền kinh
tế và xã hội.
1.2.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính dự án đầu tư
Trong quá trình phân tích tài chính dự án đầu tư, để tổng hợp các nguồn

có liên quan đến việc thực hiện dự án và những lợi ích thu được từ dự án
người ta phải dùng đơn vị tiền tệ. Tuy nhiên, những chi phí và lợi ích này lại
xảy ra ở những thời điểm khác nhau và có các giá trị khác nhau ở từng thời
điểm đó. Do đó trước khi đi vào tính toán và phân tích kinh tế tài chính của
một dự án, cần xem xét giá trị thời gian của tiền.
1-

Giá trị thời gian của tiền
Trong bất kỳ nền kinh tế hiện đại nào như nền kinh tế hàng hoá, nền kinh

tế thị trường tư bản và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
đồng tiền và giá trị của nó luôn biến đổi theo thời gian. Giá trị thời gian của
tiền có thể được hiểu theo ba khía cạnh dưới đây:
Thứ nhất, giá trị thời gian của tiền được thể hiện ở phần giá trị gia tăng
do sử dụng tiền để đầu tư chứ không cất giữ để dành. Tức là tiền có khả năng
vận động và sinh lời theo thời gian.
Thứ hai, giá trị thời gian của tiền thể hiện ở lượng của cải vật chất có thể
mua được ở những thời gian khác nhau thì khác nhau do ảnh hưởng của lạm
phát (sự giảm giá của đồng tiền). Nghĩa là do ảnh hưởng của yếu tố lạm phát
nên cùng một lượng tiền nhưng lượng hàng hoá cùng loại mua ở giai đoạn sau
nhỏ hơn giai đoạn trước.
----------------------------------------------------------------------------------------------Luận văn Thạc sỹ Quản lý Năng lượng

20


Thứ ba, giá trị thời gian của tiền cũng được thể hiện ở giá trị tăng lên
hoặc giảm đi theo thời gian do ảnh hưởng của các yếu tố ngẫu nhiên khác (rủi
ro hoặc may mắn).
Tóm lại, tiền có giá trị về mặt thời gian, thời gian trôi đi, tiền đem đầu tư

hay đem gửi ngân hàng đều có thể sinh lời. Nói cách khác, tiền có khả năng
kiếm ra lời và nói chung giá trị của tiền thường tăng lên theo thời gian.
2-

Hệ số chiết khấu
Hệ số chiết khấu là một khái niệm mà nhờ nó chúng ta có thể so sánh chi

phí và lợi ích ở các thời điểm khác nhau trên trục thời gian bằng cách quy các
lợi ích và chi phí đó về hiện tại thông qua hệ số chiết khấu.
3-

Các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả tài chính dự án

-

Giá trị hiện tại thuần (NPV):
n

n

NPV   At 1  i    ( Bt  Ct )(1  i) t
t

t 0

t 0

Trong đó:
NPV: giá trị hiện tại thuần
i: hệ số chiết khấu

Bt: Doanh thu tại năm t
Ct: Chi phí tại năm t
t: thời gian
n: tuổi thọ dự án
NPV là tổng lãi của dự án quy đổi về hiện tại. Một dự án độc lập có
NPV  0 thì dự án đó có thể được chấp nhận. Nếu có nhiều dự án loại trừ lẫn

nhau thì dự án có NPV lớn nhất là dự án tối ưu.
Ưu điểm: Có tính đến biến động theo thời gian của tiền; thuận tiện trong
so sánh các dự án.

----------------------------------------------------------------------------------------------Luận văn Thạc sỹ Quản lý Năng lượng

21


Nhược điểm: Phụ thuộc vào hệ số chiết khấu; Thay đổi trong hệ số chiết
khấu có thể ảnh hưởng lớn đến giá trị hiện tại của các lợi ích và chi phí. Dự án
thường phải chịu các khoản chi phí lớn trong những năm đầu, khi vốn đầu tư
được thực hiện và các lợi ích chỉ xuất hiện trong những năm sau, khi dự án đi
vào hoạt động. Bởi vậy khi hệ số chiết khấu cao, giá trị hiện tại của dòng lợi
ích sẽ giảm nhanh hơn giá trị hiện tại của chi phí và do đó NPV của dự án sẽ
giảm xuống. Khi hệ số chiết khấu này vượt qua một mức nào đó giá trị hiện
tại sẽ chuyển từ dương sang âm. Như vậy NPV không phải là một tiêu chuẩn
tốt nếu không xác định được hệ số chiết khấu thích hợp. Trong khi đó việc
xác định hệ số chiết khấu thích hợp là một vấn đề khó khăn đặc biệt trong
phân tích kinh tế.
Có nhiều dự án đầu tư loại trừ lẫn nhau, nếu chọn một dự án thì các dự
án khác không thực hiện. Vì các dự án có thiết kế, quy mô và thời gian khác
nhau nên việc lựa chọn dự án có NPV lớn nhất là chưa đủ cơ sở.

-

Hệ số hoàn vốn nội tại (IRR):

NPV   ( Bt  Ct )1  IRR
n



t

0

t 0

Trong đó:
IRR: hệ số hoàn vốn nội tại
Bt: Doanh thu tại năm t
Ct: Chi phí tại năm t
t: thời gian
n: tuổi thọ dự án
IRR là hệ số chiết khấu tại đó giá trị hiện tại của dòng lợi ích bằng giá trị
hiện tại của dòng chi phí hay nói cách khác NPV=0
IRR được tính bằng công thức gần đúng
----------------------------------------------------------------------------------------------Luận văn Thạc sỹ Quản lý Năng lượng

22


IRR  i1  (i2  i1 )


NPV1
NPV1  NPV2

i1: là hệ số chiết khấu ứng với NPV1>0
i2: là hệ số chiết khấu ứng với NPV2<0
NPV

NPV1
i1

IRR

i2

i

NPV2

Khi sử dụng phương pháp này không nên nội suy quá rộng, cụ thể là
khoảng cách giữa 2 hệ số chiết khấu không quá 5%.
Ưu điểm: không phụ thuộc tỷ suất chiết khấu; cho biết khả năng sinh lời
của dự án.
Nhược điểm: IRR có thể dẫn tới những quyết định không chính xác khi
lựa chọn các dự án loại trừ lẫn nhau. Những dự án có IRR cao nhưng quy mô
nhỏ có thể có NPV nhỏ hơn dự án khác có IRR thấp nhưng có NPV cao hơn.
Bởi vậy khi lựa chọn một dự án có IRR cao rát có thể ta đã bỏ qua cơ hội thu
một NPV lớn.
IRR không phải là một tiêu chuẩn hoàn toàn đáng tin cậy vì:
-


IRR chỉ tồn tại khi dòng lợi ích thuần của dự án có ít nhất một giá trị <0.
Khi lợi ích thuần trong tất cả các năm đều >0 thì dù lãi suất lớn thế nào,
giá trị hiện tại thuần vẫn >0.

-

Tiêu chuẩn để đánh giá dự án là so sánh IRR với chi phí cơ hội của vốn.
Do đó chỉ có thể chọn được phương án khi mà có duy nhất 1 hệ số IRR.

----------------------------------------------------------------------------------------------Luận văn Thạc sỹ Quản lý Năng lượng

23


Tuy nhiên có thể xảy ra tình huống không phải có 1 mà có nhiều IRR
gây ra khó khăn cho việc đánh giá dự án.
Thời gian hoàn vốn (Thv):

-

Thv

NPV   ( Bt  Ct )1  i   0
t

t 0

Thời gian hoàn vốn là thời gian tính từ khi khai thác cho đến khi NPV=0
Thv  T * (thời gian hoàn vốn do nhà đầu tư yêu cầu) thì dự án có thể được


chấp nhận; nếu Thv nhỏ nhất: phương án tối ưu trong các phương án được đề
xuất.
Thv được tính bằng công thức gần đúng

Thv  t1  (t 2  t1 )

NPV1
NPV1  NPV2

t1: là thời điểm ứng với NPV1<0
t2: là thời điểm ứng với NPV2>0
Ưu điểm: Độ tin cậy tương đối cao: vì thời gian hoàn vốn được tính toán
từ dòng thu, chi của những năm đầu khai thác nên mức độ bất trắc ít hơn
những năm sau. Chỉ tiêu này giúp các nhà đầu tư thấy rõ đến bao giờ thì có
thể thu hồi được vốn do đó họ có thể quyết định có đầu tư hay không. Do các
ưu điểm trên nên chỉ số thời gian hoàn vốn được sử dụng rộng rãi và là chỉ
tiêu bắt buộc phải tính toán khi lập dự án.
Nhược điểm: Không phản ánh thu nhập của dự án sau khi đã hoàn vốn;
đôi khi dự án có thời gian hoàn vốn dài nhưng thu nhập về sau lại cao hơn thì
vẫn có thể là phương án tốt. Thv phụ thuộc nhiều vào mức tỷ suất chiết khấu
dùng để tính toán. Nếu i càng lớn thì thời gian hoàn vốn càng dài và ngược
lại. Vì vậy cần chọn hệ số chiết khấu phù hợp với từng dự án, trên cơ sở tính
toán chi phí sử dụng vốn của từng dự án.
----------------------------------------------------------------------------------------------Luận văn Thạc sỹ Quản lý Năng lượng

24


-


Tỷ số lợi ích - chi phí (B/C):
n

B
PVB


C
PVC

 B (1  i)

t

 C (1  i)

t

t 0
n

t 0

t

t

B/C là tỷ số giữa tổng giá trị hiện tại của doanh thu và tổng giá trị hiện
tại của chi phí dự án. B/C  1 dự án có thể khả thi; khi đó những lợi ích mà

dự án thu được đủ để bù đắp các chi phí bỏ ra và dự án có khả năng sinh lợi.
Ngược lại dự án sẽ bị loại bỏ nếu B/C<1.
Ưu điểm: Cho biết hiệu quả của một đồng vốn đầu tư, có tính đến biến
động theo thời gian của các khoản thu và chi. So sánh các khoản thu với các
khoản chi của cả đời dự án ở mặt bằng hiện tại.
Nhược điểm: Phụ thuộc tỷ suất chiết khấu; Dễ gây sai lầm khi so sánh
lựa chọn giữa các dự án loại trừ lẫn nhau. Dự án có tỷ số B/C cao nhất không
đồng nghĩa với quy mô lãi (NPV) lớn nhất; Tỷ số B/C rất nhạy cảm với các
cách hiểu khác nhau về lợi ích và chi phí của dự án. Với các cách hiểu khác
nhau về lợi ích và chi phí dẫn đến tỷ số B/C của dự án khi tính ra có giá trị
khác nhau.
Thông thường, trong phân tích hiệu quả tài chính ta hay dùng chỉ tiêu
NPV và IRR.
Một dự án được coi là khả thi về mặt tài chính phải thoả mãn các điều
kiện sau:
-

IRR phải lớn hơn mức lãi suất vay vốn chung của dự án

-

NPV phải đủ lớn theo quy mô dự án

-

Tỷ số B/C phải lớn hơn 1

-

Phải đạt cân bằng về mặt tài chính


-

Giá thành sản xuất điện càng thấp càng tốt

----------------------------------------------------------------------------------------------Luận văn Thạc sỹ Quản lý Năng lượng

25


×