Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

07 phân tích TOWS chiến lược kinh doanh của công ty TNHH đầu tư xây dựng và thương mại nam hải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (335.26 KB, 33 trang )

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI: “ PHÂN TÍCH
TOWS CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI NAM HẢI”
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Nền kinh tế Việt Nam đang dần hội nhập với nền kinh tế trong khu vực
và thế giới, môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp được mở rộng song
sự cạnh tranh ngày càng trở lên gay gắt, khốc liệt hơn. Điều này vừa tạo ra các
cơ hội kinh doanh đồng thời cũng chứa đựng những nguy cơ tiềm tàng đe dọa
sự phát triển của các doanh nghiệp.
Trong điều kiện thị trường có nhiều biến động, bỏ qua các yếu tố ngẫu
nhiên thì vấn đề quyết định ảnh hưởng đến thành công của doanh nghiệp là
lựa chọn một hướng đi đúng, xác định được một chiến lược kinh doanh cho
hợp lý và kịp thời.
Trong những năm gần đây, thị trường thi công các công trình về nhôm,
kính chất lượng cao đã có sự thay đổi rất lớn. Đã có rất nhiều công ty sản xuất
và lắp ráp cùng những công ty phân phối sản phẩm nhôm, kính ra đời. Với
nhiều hãng và công ty kinh doanh thi công về nhôm, kính xuất hiện trên thị
trường như thế, người tiêu dùng Việt Nam giờ đây đã có thể tự do lựa chọn
những sản phẩm theo nhu cầu của riêng mình.
Bên cạnh đó, trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH đầu tư xây
dựng và thương mại Nam Hải chúng tôi nhận thấy một số vấn đề cụ thể sau
Công ty TNHH đầu tư xây dựng và thương mại Nam Hải với nhóm sản
phẩm chủ đạo là dòng sản phẩm cửa cuốn chấm dedo, ngay từ khi thành lập
công ty nhận thấy rằng để thúc đẩy hoạt động kinh doanh, công ty phải có
những chiến lược kinh doanh tốt cho từng dòng sản phẩm. Là một công ty
nhỏ, mới thành lập, với năng lực tài chính hạn chế nên hiệu quả chưa cao,
chẳng hạn như thị trường công ty còn nhỏ, lượng khách hàng không nhiều,
dẫn đến khả năng cạnh tranh trên thị trường của công ty không cao. Ngoài ra
việc tổ chức và quản lý mạng lưới của công ty còn dập khuôn máy móc, điều
đó sẽ không phát huy được khả năng sáng tạo của các thành viên.
Xuất phát từ tình hình thực tế của công ty, em xin chọn đề tài: “Phân


tích TOWS chiến lược kinh doanh của công ty TNHH đầu tư xây dựng và
thương mại Nam Hải” vì tính hữu ích khi đi sâu phân tích, đánh giá môi
trường kinh doanh công ty trên quan điểm hệ thống từ thực trạng hoạt động
kinh doanh của công ty; những kết quả đã đạt được; những tồn tại, vướng mắc
cần khắc phục và những nguyên nhân chủ yếu. Từ đó định hướng những giải
pháp thực hiện chiến lược phát triển kinh doanh một cách hệ thống, hiệu quả.
Những giải pháp sẽ góp phần giúp công ty phát triển bền vững hơn trong môi
trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.
1.2 Xác lập và tuyên bố đề tài
1.2.1 Về lý luận
Đề tài đưa ra những lý luận chung nhất về chiến lược kinh doanh và
phân tích TOWS chiến lược kinh doanh
• Lý luận chiến lược và chiến lược kinh doanh
• Vai trò của chiến lược kinh doanh
• Những nhân tố cấu thành chiến lược kinh doanh
• Phân tích TOWS chiến lược kinh doanh
• Lựa chọn chiến lược kinh doanh theo ma trận TOWS
• Thiết lập mục tiêu của chiến lược kinh doanh theo ma trận TOWS
• Nguồn lực cho chiến lược kinh doanh theo ma trận TOWS
• Kiểm soát chiến lược kinh doanh
1.2.2 Về thực tiễn
• Giới thiệu về công ty TNHH đầu tư xây dựng và thương mại Nam
Hải
• Các nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của công ty
• Loại hình chiến lược theo TOWS của công ty
• Phân bổ nguồn lực cho chiến lược kinh doanh theo TOWS của công
ty
1.2.3 Về giải pháp
• Đề xuất phương pháp phân tích môi trường chiến lược
• Đề xuất cách kết hợp chiến lược kinh doanh theo TOWS

• Đề xuất ngân sách, nguồn lực phân bổ cho chiến lược kinh doanh
• Đề xuất khác
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
Tập hợp hệ thống hóa những lý luận về phân tích TOWS chiến lược
kinh doanh cho các doanh nghiệp thương mại nói chung
Phân tích, đánh giá TOWS chiến lược kinh doanh của công ty TNHH
đầu tư xây dựng và thương mại Nam Hải
Đề xuất một số giải pháp nâng cao công tác phân tích và thiết lập chiến
lược kinh doanh của công ty TNHH đầu tư xây dựng và thương mại Nam Hải
1.4 Phạm vị nghiên cứu đề tài
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan tới
thiết lập TOWS chiến lược kinh doanh của công ty TNHH đầu tư xây dựng và
thương mại Nam Hải và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các
chiến lược kinh doanh đó của công ty
- Về thời gian: Nghiên cứu chiến lược kinh doanh của công ty
trong những năm gần đây, tập trung vào 3 năm 2008 – 2010. Từ đó đề xuất
một số giải pháp cho giai đoạn 2011- 2016.
- Về không gian: Công ty TNHH đầu tư xây dựng và thương mại
Nam Hải
1.5 Một số khái niệm và phân định nội dung của phân tích TOWS chiến
lược kinh doanh của các công ty kinh doanh sản phẩm cửa cuốn
1.5.1 Một số khái niệm cơ bản
1.5.1.1 Khái niệm và các nhân tố cấu thành chiến lược kinh doanh của các
công ty kinh doanh sản phẩm cửa cuốn
+ Chiến lược kinh doanh
Nếu xét trên góc độ lịch sử thì thuật ngữ chiến lược đã có từ rất lâu bắt
nguồn từ những trận đánh lớn diễn ra cách đây hàng ngàn năm. Khi đó, những
người chỉ huy quân sự muốn phân tích và đánh giá những điểm mạnh, điểm
yếu của quân thù, kết hợp với thời cơ như thiên thời địa lợi nhân hòa để đưa ra
những quyết định chiến lược quan trọng đánh mạnh vào những chỗ yếu nhất

của quân địch nhằm giành thắng lợi trên chiến trường.
Có rất nhiều những khái niệm khác nhau về chiến lược và chiến lược
kinh doanh
Theo Alfred Chandler (1962) “Chiến lược bao hàm việc ấn định các
mục tiêu cơ bản, dài hạn của DN, đồng thời áp dụng một chuỗi các hành
động cũng như sự phân bổ các nguồn lực cần thiết để thực hiện các mục tiêu
này”.
Johnson & Scholes (1999): “Chiến lược là định hướng và phạm vi của một tổ
chức về dài hạn nhằm giành lợi thế cạnh tranh cho tổ chức thông qua việc
định dạng các nguồn lực của nó trong môi trường thay đổi, để đáp ứng nhu
cầu thị trường và thỏa mãn mong đợi của các bên liên quan”.
Chiến lược kinh doanh là phân tích, tìm hiểu và đưa ra con đường cơ
bản, phác họa quỹ đạo tiển triển trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đó là
kế hoạch mang tính toàn diện, tính phối hợp và tính thống nhất được rèn giũa
kỹ lưỡng nhằm dẫn dắt đơn vị kinh doanh đảm bảo mục tiêu của doanh
nghiệp. Chiến lược kinh doanh là việc ấn định các mục tiêu cơ bản của đơn vị
kinh doanh, lựa chọn phương tiện và cách thức hành động, phân bổ các nguồn
lực thiết yếu để thực hiện mục tiêu kinh doanh.
+ Vai trò của chiến lược kinh doanh trong công ty kinh doanh
Môi trường kinh doanh biến đổi nhanh luôn tạo ra các cơ hội và nguy
cơ trong tương lai. Vì vây, xác định chiến lược là một công việc cần thiết đối
với sự tồn tại và phát triển của bất cứ doanh nghiệp nào.
 chiến lược kinh doanh giúp cho doanh nghiệp chuẩn bị tốt hơn để
đối phó và làm chủ các diễn biến của thị trường
 chiến lược kinh doanh còn làm bớt rủi ro và tăng cường khả năng
của các doanh nghiệp trong việc tận dụng các cơ hội kinh doanh
khi chúng xuất hiện
 Chiến lược kinh doanh giúp cho doanh nghiệp chủ động tạo ưu
thế trong cạnh tranh
+ Các nhân tố cấu thành chiến lược kinh doanh

• Khách hàng : Ai là người tiêu thụ sản phẩm của DN ?
• Sản phẩm/ dịch vụ : Sản phẩm/dịch vụ chính của DN là gì?
• Thị trường : DN cạnh tranh tại đâu?
• Công nghệ : Công nghệ có phải là mối quan tâm hàng đầu của DN ?
• Quan tâm đến vấn đề sống còn, phát triển và khả năng sinh lợi : DN có
phải ràng buộc với các mục tiêu kinh tế ?
• Triết lý kinh doanh : Đâu là niềm tin, giá trị và các ưu tiên của DN?
• Tự đánh giá về mình : Năng lực đặc biệt hoặc lợi thế cạnh tranh chủ
yếu của DN là gì?
• Mối quan tâm đối với hình ảnh cộng đồng: hình ảnh cộng đồng có phải
là mối quan tâm chủ yếu của DN hay không?
• Mối quan tâm đối với nhân viên: thái độ của DN đối với nhân viên ?
+ Khái niệm về SBU: ( Strategic Business Unit)
Là một đơn vị kinh doanh riêng lẻ hoặc trên một tập hợp các ngành
kinh doanh có liên quan (Cặp sản phẩm / thị trường), có đóng góp quan trọng
vào sự thành công của DN. Có thể được hoạch định riêng biệt với các phần
còn lại của DN.
1.5.1.2 Khái niệm và cấu trúc ma trận TOWS
Khái niệm TOWS: Ma trận SWOT là ma trận kết hợp giữa phân tích
và dự báo bên trong với bên ngoài. Ma trận này không đưa ra những mô hình
chiến lược cụ thể, nhưng nó có tác dụng nêu ra những định hướng chiến lược
rất quan trọng với doanh nghiệp, ngành hoặc lĩnh vực.
Cách xây dựng ma trận thuận chiều với tiếp cận từ bên trong, có nghĩa
là điểm khởi đầu của ma trận sẽ được bắt đầu bằng S (điểm mạnh) và W
(điểm yếu), rồi mới đến các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài, cụ thể là O
(thời cơ) và T (đe doạ). Qua đó chúng ta có 4 cặp kết hợp từng đôi một như
sau: S và O, S và T;W và O, W và T. Đây là cách kết hợp thuần tuý của các
yếu tố bên trong và bên ngoài. Hơn nữa, trong mỗi cách kết hợp lại bắt đầu
bằng điểm mạnh trước, điểm yếu sau đối với các yếu tố bên trong, còn với các
yếu tố môi trường bên ngoài thì lại là cơ hội trước và đe doạ sau. Cách tiếp

cận này là rất lạc quan.
Hình 1: Cấu trúc ma trận TOWS
STRENGTHS
Các điểm mạnh
WEAKNESSES
Các điểm yếu
OPPORTUNITIES
Các cơ hội
SO Strategies
CL phát huy điểm
mạnh để tận dụng cơ
hội
WO Strategies
CL hạn chế điểm yếu để tận
dụng cơ hội
THREATS
Các thứch thức
ST Strategies
CL phát huy điểm
mạnh để hạn chế
thách thức
WT Strategies
CL vượt qua (hạn chế) điểm
yếu của DN và né tránh các
thách thức
1.5.2 Phân định nội dung phân tích TOWS chiến lược kinh doanh của các
công ty kinh doanh sản phẩm cửa cuốn
Hình 2: Mô hình nghiên cứu
1.5.2.1 Phân tích môi trường bên ngoài ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh
sản phẩm cửa cuốn của các doanh nghiệp

a, Môi trường vĩ mô
Hình 3: Cấu trúc môi trường bên ngoài
Môi trường bên ngoài của doanh nghiệp là một tập phức hợp và liên tục
các yếu tố, lực lượng, điều kiện ràng buộc có ảnh hưởng quyết định đến sự tồn
tại, vận hành và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trên thị trường.
PHÂN TÍCH MTBN SBU PHÂN TÍCH MTBT SBU
TOWS
CÁC PHƯƠNG ÁN CLKD
Các nhân tố môi trường kinh tế bao gồm: Tốc độ tăng trưởng của nền
kinh tế, lãi suất, tỷ giá hối đoái và tỷ lệ lạm phát.
Chỉ số tăng trưởng GDP hiện nay giảm xuống rất thấp và lạm phát ở
mức rất cao (trên 20%). Chỉ số tăng trưởng GDP hiện nay rất thấp, chỉ còn
6,7% mặc dù tốc độ tăng trưởng của Việt Nam năm 2007 cao nhất trong 10
năm qua. Mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2008 do Quốc hội đề ra từ kỳ họp
cuối năm trước là 8,5- 9%, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo phấn đấu đạt trên
9%. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế quý 1/2008 đã chậm lại so với tốc độ của
quý 1/2007. Lạm phát vượt qua mức tối đa cho phép 9% và lạm phát năm
2008 tình đến nay là 22,3%. Lạm phát năm 2007 đã ở mức hai chữ số
(12,63%), 3 tháng 2008 tiếp tục lồng lên đến mức 9,19%, cao gấp ba lần cùng
kỳ và bằng gần ba phần tư mức cả năm 2007, đã vượt qua mức theo mục tiêu
đã đề ra cho cả năm 2008; nhập siêu gia tăng cả về kim ngạch tuyệt đối (3.366
triệu USD so với 1.933 triệu USD), cả về tỷ lệ nhập siêu so với xuất khẩu
(56,5% so với 18,2%)...
Cơ cấu về lứa tuổi và tốc độ thành thị hóa
Mục tiêu phát triển của Việt Nam đến năm 2020 trở thành nước công
nghiệp, có hơn 40% dân số sống ở đô thị. Không chỉ đối phó với nguy cơ gia
tăng dân số trở lại và sự mất cân bằng giới tính, những năm gần đây Việt Nam
còn phải đối mặt với vấn đề già hóa dân số. Sức ép về dân số già đang là nỗi
lo chung của xã hội. Nếu tính theo độ tuổi từ 60 trở lên, năm 2007, tỷ trọng
người cao tuổi là 9,4%. Điều đó cho thấy xu hướng già hóa dân số ở nước ta

đang tăng và sẽ trở thành thách thức trong vòng 10 - 20 năm tới.
Doanh số của ngành hàng (Năng lực thị trường): Chi phí cho hệ
thống cửa nẻo trong ngôi nhà trung bình chiếm từ 10 – 15% trên tổng chi phí
xây dựng. Bên cạnh đó, theo dự báo của ngành xây dựng, nguồn cung cho thị
trường bất động sản sẽ cải thiện đáng kể, đặc biệt là nhà ở xã hội. Giai đoạn
2009 – 2015 là 110 dự án, đáp ứng cho khoảng một triệu người với tổng vốn
đầu tư hơn 25 ngàn tỉ đồng. Vậy trong các năm tới, nguồn nhà ở xã hội và nhà
ở trong các khu quy hoạch với những dự án đầu tư và người dân tự xây dựng
thì số lượng nhà xây thêm hẳn vượt lên con số đáng kể. Từ đó thị trường cửa
cũng tăng trưởng mạnh.
Chính trị - luật pháp: Với tình hình chính trị ổn định của Việt Nam là
một điều kiện thuận lợi rất lớn cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong
ngành.
b, Môi trường ngành
INCLUDEPICTURE " \*
MERGEFORMATINET
Hình 4: Mô hình 5 lực lượng thị trường của M. Porter
Khách hàng: Với nguồn cung cấp sản phẩm ngày càng dồi dào và mẫu mã đa
dạng thì sức mạnh của khách hàng ( bao gồm khách hàng tiêu dùng cuối cùng
và các đại lý phân phối cấp 1, cấp 2 ) thông qua quyền lực thương lượng thể
hiện ở sức ép của họ đối với doanh nghiệp trong ngành về : giá, nhu cầu và
những đòi hỏi ngày càng cao, ngày càng khắt khe về sản phẩm ( mẫu mã, chất
lượng, vệ sinh an toàn… ) mà bắt buộc doanh nghiệp cần phải đáp ứng.
Các nhà cung cấp sản phẩm đầu vào
Họ là những nhà cung cấp đầu vào cho doanh nghiệp, sức ép của họ
thể hiện qua số lượng nhà cung cấp trên thị trường đầu vào, uy tín của nhà
cung cấp, mức độ khó thay thế của sản phẩm đầu vào…Cần nghiên cứu khả
năng, tiềm lực , quyền lực trong thương lượng của nhà cung ứng. Ngày càng
nhiều nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào chất lượng cao nên các doanh
nghiệp trong ngành có nhiều quyền lực hơn trong vấn đề thương lượng nhằm

đem lại cho bản thân những lợi thế nhất định.
Các đối thủ cạnh tranh
Các đối thủ cạnh tranh hiện thời và cả những đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
luôn là mối đe doạ đến miếng bánh thị phần và theo đó là lợi nhuận của DN.
DN cần phân tích điểm mạnh điểm yếu ,những khả năng tiềm lực và những
mục tiêu và những chiến lược đối thủ đang và có thể làm…
Các sản phẩm thay thế
Sức ép của các sản phẩm thay thế đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải
chủ động trong việc nắm bắt và đáp ứng nhu cầu thị trường. Sản phẩm của
doanh nghiệp mà càng có nhiều loại sản phẩm có thể thay thế hoặc mức độ bị
thay thế càng cao thì mức độ cạnh tranh của các loại hàng đó càng lớn.
1.5.2.2 Phân tích môi trường bên trong của doanh nghiệp ảnh hưởng tới
hoạt động kinh doanh sản phẩm cửa cuốn
Mục tiêu của phân tích và đánh giá thực trạng của Doanh nghiệp là có
thể nhận thấy những điểm mạnh, yếu, những lợi thế và bất lợi trong kinh
doanh của doanh nghiệp. Mục tiêu này được thể hiện thông qua biểu phân tích
nội bộ doanh nghiệp. Các lĩnh vực chính cần phân tích và đánh giá bao gồm :
Marketing, khả năng sản xuất nghiên cứu và phát triển (R& D), nguồn nhân
lực, cơ cấu doanh nghiệp, năng lực tài chính của doanh nghiệp
Văn hóa công ty, Hình ảnh công ty,Danh tiếng thương hiệu,Thị phần….
 Phân tích khả năng sản xuất, nghiên cứu và phát triển ( R&D).
Phân tích khả năng sản xuất tập trung vào các vấn đề như : năng lực và
chất lượng sản xuất, chi phí và thời hạn sản xuất, địa điểm sản xuất, tác động
của kinh nghiệm và quy mô. Phân tích khả năng nghiên cứu và phát triển
( R&D) tập trung vào nghiên cứu: phát triển sản phẩm, khả năng phát triển sản
phẩm mới, tiềm năng nghiên cứu, bằng sáng chế vv…
 Phân tích nguồn nhân lực
Phân tích đánh giá nguồn nhân lực tập trung trên 3 đối tượng chính :
cán bộ lãnh đạo cấp cao, các nhà quản lý, các nhân viên kỹ thuật trình độ cao.
Tiêu chí để phân tích đánh giá nguồn nhân lực gắn với từng đối tượng nhưng

chung quy bao gồm : số lượng, chất lượng, cơ cấu… nguồn nhân lực.
 Phân tích và đánh giá cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp.
Cần phân tích tính thích hợp của mô hình tổ chức của doanh nghiệp,
của điều lệ công ty ( các chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong hệ thống
tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp...), của quyền hạn và phạm vi ra quyết
định của các nhà quản trị cấp cao cũng như các cán bộ quản lý bậc trung,khả
năng thay đổi linh hoạt của cơ cấu tổ chức vv... với các điều kiện kinh doanh
hiện tại của công ty.
 Phân tích tài chính doanh nghiệp
Điểm mạnh, yếu của các doanh nghiệp thể hiện tập trung ở nguồn lực
tài chính của doanh nghiệp. Khả năng tài chính doanh nghiệp được biểu hiện
qua : cầu về vốn, khả năng huy động vốn, cơ cấu nguồn vốn, hiệu quả của sử
dụng và phân phốn vốn của doanh nghiệp.
1.5.2.3 Thiết lập mô thức TOWS
Mục tiêu của sự phân tích phân tích môi trường của doanh nghiệp là
tìm ra các yếu tố tác động mạnh nhất đến hoạt động kinh doanh của DN, định
ra một các điểm mạnh, yếu, các cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp,
hình thành ma trận TOWS để qua đó phân tích đề ra chiến lược kinh doanh
nhằm phát huy các lợi thế của doanh nghiệp, tận dụng các cơ hội của môi
trường kinh doanh và có hướng khắc phục những điểm yếu từ nội lực, hạn chế
những nguy cơ từ phía môi trường bên ngoài.
Có bốn sự kết hợp được hình thành sau khi mà chúng ta có được kết
quả nghiên cứu và phân tích thị trường đó là: điểm mạnh – cơ hội; điểm yếu –
cơ hội; điểm mạnh - nguy cơ; điểm yếu - nguy cơ. Tùy theo từng sự kết hợp
chúng ta sẽ có các phương án chiến lược khác nhau
1.5.2.4 Các phương án chiến lược kinh doanh sản phẩm cửa cuốn
Nhiệm vụ và các mục tiêu chiến lược của một công ty là điểm khởi đầu
tự nhiên cho các mục tiêu cấp công ty và phòng ban. Thế nên, chúng xác định
phương hướng mà toàn bộ tổ chức sẽ theo đuổi trong nhiều năm. Chiến lược
quyết định tương lai của doanh nghiệp hoặc là nó sẽ mất đi vị trí trên thị

trường vào tay các đối thủ cạnh tranh. Các yếu tố của môi trường bên ngoài
đối với một doanh nghiệp có thể được phân loại thành các thách thức (T), cơ
hội (O), các yếu tố bên trong có thể được phân thành các điểm yếu (W) và
điểm mạnh (S)
Điểm mạnh: Điểm mạnh của một doanh nghiệp là các nguồn lực và
năng lực mà có thể được sử dụng như là một cơ sở trong việc phát triển lợi thế
cạnh tranh.
Điểm yếu: Không có các điểm mạnh nói trên có thể được xem là các
điểm yếu của doanh nghiệp.
Cơ hội: bối cảnh bên ngoài có thể tạo cho doanh nghiệp cơ hội mới để
tăng trưởng và phát triển.
Thách thức: sự thay đổi của môi trường bên ngoài cũng có thể mang
lại nhiều thách thức cho doanh nghiệp.
Liên kết TOWS
 Chiến lược S-O: theo đuổi các cơ hội phù hợp nhất với những điểm
mạnh của doanh nghiệp
 Chiến lược W-O: Vượt qua những điểm yếu để theo đuôỉ cơ hội
 Chiến lược S-T: Xác định rõ cách mà doanh nghiệp có thể sử dụng các
lợi thế của mình để giảm thiệt hại đối với những thách thức bên ngoài
 Chiến lược W-T: Thiết lập một kế hoạch phòng thủ để ngăn ngừa điểm
yếu của doanh nghiệp khỏi những ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài
CHƯƠNG 2:
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG “
PHÂN TÍCH TOWS CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI NAM HẢI”
2.1 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn các vấn đề
2.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Nguồn dữ liệu sơ cấp:
+ Bảng câu hỏi điều tra trắc nghiệm: gồm 15 câu hỏi với 3 phần lớn
Phần 1: Các câu hỏi về những nhân tố môi trường bên ngoài ảnh hưởng tới

hoạt động kinh doanh của công ty
- Các câu hỏi về những tác động cơ hội, thách thức của môi trường
vĩ mô tới hoạt động kinh doanh của công ty
- Các câu hỏi về những nhân tố cơ hội thách thức của môi trường
ngành tới hoạt động kinh doanh của công ty
Phần 2: Các câu hỏi về những yếu tố bên trong ảnh hưởng tới hoạt động kinh
doanh của công ty
- Các điểm mạnh của công ty ?
- Các điểm yếu của công ty ?
- Mục tiêu chiến lược trong dài hạn và ngắn hạn của công ty ?
Phần 3 : Công ty sử dụng công cụ nào để phục vụ cho công tác hoạch định
chiến lược kinh doanh, Các câu hỏi về phương án chiến lược kinh doanh của
công ty ?
+ Số phiếu phát ra 10 phiếu, thu về 10 phiếu, không có phiếu hỏng
+ Đối tượng trả lời phiếu
STT Họ và tên Vị trí công tác
1 Trần Đình Hải Giám đôc công ty
2 Trần Đình Hà Phó giám đốc công ty
3 Phan Thị Quỳnh Thơm Kế toán trưởng
4 Nguyễn Văn Hinh Trưởng phòng kinh doanh
5 Nguyễn Văn Dũng Nhân viên kinh doanh
6 Đỗ Thị Hương Nhân viên kinh doanh
7 Phạm Thị Tươi Kế toán viên
8 Nguyễn Viết Ngọc Tổ trưởng kỹ thuật
9 Nguyễn Thu Huyền Phòng hành chính, nhân sự
10 Đỗ Văn Kỷ Nhân viên kỹ thuật
Nguồn dữ liệu thứ cấp:
+ Nguồn dữ liệu bên trong: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của
công ty trong 3 năm ( năm 2008, 2009, 2010 ), chức năng, nhiệm vụ của các
phòng ban. Thu thập được từ phòng kế toán của công ty TNHH đầu tư xây

dựng và thương mại Nam Hải
+ Nguồn dữ liệu bên ngoài: Các bài luận văn, chuyên đề tốt nghiệp, các
công trình nghiên cứu khoa học, các bài viết của các tác giả có liên quan đến
vấn đề nghiên cứu, các tài liệu trên các báo, tạp chí, internet.
2.1.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
Nguồn thông tin sơ cấp: Sử dụng phần mềm SPSS,
Sử dụng phần mềm SPSS trong việc phân tích các số liệu trong bảng
điều tra được mã hóa. Từ đó, đưa ra các trị số phần trăm của bảng số thu được
Dùng excel vẽ đồ thị biểu diễn các phần trăm thu được của các nhân tố
được mã hóa ở phần mềm SPSS
Nguồn dữ liệu thứ cấp:
Sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp.
• Chênh lệch tuyệt đối = kỳ phân tích – kỳ gốc
• Tỷ lệ % = (kỳ phân tích/kỳ gốc)* 100%
Dùng phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp
đánh giá các chỉ tiêu nhất định quan trọng.
2.2 Đánh giá tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến phân tích
TOWS chiến lược kinh doanh của công ty TNHH đầu tư xây dựng và
thương mại Nam Hải
2.2.1 Giới thiệu tổng quan về công ty TNHH đầu tư xây dựng và thương mại
Nam Hải
Công ty TNHH đầu tư xây dựng & TM Nam Hải là doanh nghiệp có
nhiều năm kinh nghiệm trên lĩnh vực sản xuất, lắp đặt các loại cửa cao cấp
cho các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp.
Với hệ thống nhà xưởng, máy móc, thiết bị thế hệ mới nhất cùng với
đội ngũ kỹ sư, nhân viên, kỹ thuật, công nhân lành nghề, công ty sẵn sàng đáp
ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Phương châm của công ty là luôn luôn thỏa mãn nhu cầu của khách
hàng! Công ty đã nỗ lực hoàn thiện và phát triển để trở thành một trong những
nhà cung cấp cửa hàng đầu ở Việt Nam.

Để phù hợp với nhu cầu của thị trường và kiến trúc hiện đại. Sản phẩm
của Công ty TNHH đầu tư xây dựng &TM Nam Hải đã có mặt trên thị trường
toàn quốc và trở thành mặt hàng thân thuộc đối với khách hàng trên mọi miền
đất nước, sẵn sàng đáp ứng và làm thỏa mãn yêu cầu của khách hàng với
phương châm “Cung cấp cho khách hàng sản phẩm tốt nhất với giá cạnh
tranh” đang là mục tiêu phát triển của Công ty.
Tên Công Ty: CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ
THƯƠNG MẠI NAM HẢI
Tên giao dịch quốc tế: NAM HAI CONSTRUCTION INVESTMENT
AND TRADING COMPANY LIMITED.
Địa chỉ trụ sở chính: Số 16 ngách 4, ngõ 1 đường Nông Lâm, xã Đông
Ngạc, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Tel: (84.4) 7520049 – 2185922 Fax: (84.4) 7521272.
Văn phòng và Showroom tại Hà Nội: Số 554 Đường Láng –Đống Đa –
Hà Nội . Tel: 0984999908 Fax: (84.4) 37765187
Website: www.namhaialum.com
Ngành nghề kinh doanh của công ty:
1. Buôn bán nhôm thanh xây dựng, thép hình, inox, kính xây dựng, nhựa
thủy tinh, nhựa trần, nhựa thông minh;
2. Sản xuất, buôn bán khung nhôm cửa kính, tấm lợp kim loại;
3. Buôn bán, gia công, lắp đặt, sửa chữa đồ kim khí, sắt thép, nhôm, nhựa,
gỗ, kính;
4. Sản xuất, buôn bán, lắp đặt cửa sắt, khung nhà thép công nghiệp, thủy
lợi;
5. Buôn bán, lắp đặt, sửa chữa trang thiết bị nội ngoại thất;
6. Sản xuất, buôn bán khung nhôm cửa kính, tấm lợp kim loại;
7. Buôn bán các loại sơn, kim loại mạ màu;
Công ty gồm có 70 CBCNV với cơ cấu tổ chức như sau:
Hội đồng thành viên
Đặc điểm về lao động của công ty: Công ty TNHH đầu tư xây dựng và thương

mại
Vốn điều lệ: 8.500.000.000 đ ( Tám tỷ năm trăm triệu đồng)
Thành viên sáng lập
TRẦN ĐÌNH HẢI
TRẦN ĐÌNH HÀ
Giới thiệu sản phẩm chủ đạo của công ty: Sản phẩm cửa cuốn chấm dedo
2.2.2 Ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến phân tích TOWS chiến lược
kinh doanh của công ty
2.2.2.1 Môi trường vĩ mô trong nước
a, Các cơ hội
Về mặt pháp lý: Nhà nước Việt Nam coi lĩnh vực xây dựng dân dụng,
công nghiệp là ngành kinh tế tiềm năng và có nhiều ưu tiên để khuyến khích
ngành này phát triển tạo thuận lợi cho các nhà cung cấp sản phẩm. Nhà nước
đã có những chính sách nhằm mở rộng thị trường, kích thích nhu cầu về phía
khách hàng
Về môi trường kinh tế : Nền kinh tế đang phát triển với tốc độ cao và
luôn tăng trưởng ổn định sẽ là điều kiện nâng cao mức sống cho nhân dân, xây
dựng cơ sở hạ tầng tạo đà cho kinh doanh và phát triển ngành xây lắp công
trình dân dụng, công nghiệp.
Ban giám đốc
Phòng tổ chức –
hành chính
Phòng thiết kế
Phòng kế hoạchPhòng chăm sóc
khách hàng
Phòng quản lý kỹ
thuật
Phòng kế
toán
Xưởng sx, gia

công cơ khí
Phòng kinh
doanh
Vận chuyển hàng
hóa
Văn hóa – xã hội : Trong quá trình hội nhập quốc tế nền văn hóa Việt
Nam đang từng bước thay đổi theo hướng hòa nhập với thế giới, với dân số
đông (trên 85 triệu người), lực lượng trong độ tuổi lao động lớn là điều kiện
thuận lợi cho môi trường kinh doanh cho các nhà cung cấp sản phẩm.
Cơ sở hạ tầng, công nghệ : Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình đô
thị hoá một cách rõ rệt, nên các cơ sở hạ tầng từng bước được cải thiện. Chính
phủ đã có những thay đổi nhằm phát triển hạ tầng quốc gia để có thể bắt kịp
với các nước khác trong khu vực và thế giới. Vì vậy, đây là điều kiện thuân
lợi để cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường kinh doanh.
b, Thách thức
Môi trường pháp lý còn chưa đồng bộ các chính sách cũng gây khó
khăn cho các doanh nghiệp. Bởi khi tạo ra môi trường cạnh tranh sâu sắc hơn,
các chính giá của nhà nước cũng gây trở ngại rất lớn cho công ty, đặc biệt là
công ty lại có nguồn tài chính hạn chế.
Nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao tuy nhiên xuất phát điểm của nền
kinh tế thấp, thu nhập đầu người thấp, điều này đang là trở ngại lớn cho quá
trình kinh doanh sản phẩm của công ty
Dân số đông nhưng thu nhập thấp, văn hóa còn mang nặng nét truyền
thống, hơn nữa dân số chủ yếu tập trung ở nông thôn do đó rất khó khăn cho
kinh doanh sản phẩm của công ty.
2.2.2.2 Môi trường ngành
a,Các cơ hội
Nhà cung cấp: Công ty có thể chủ động trong việc tìm kiếm đối tác
cung cấp sản phẩm dựa trên một số quan điểm: Tốt, rẻ và làm việc trực tiếp
với các hãng lớn, đàm phán kỹ, gây áp lực có lợi cho mình với bất cứ nhà

cung cấp nào. Chính vì vậy sức ép của các nhà cung cấp sản phẩm đầu vào đối
với công ty là không có.
• Nhà máy Xinfuxing Trung Quốc cung cấp kính
• Sản phẩm khung nhôm của nhà máy sản xuất nhôm LB Aluminium
Berhad
• Phụ kiện của các hãng PM ( Singapore ), hãng Kolf ( HongKong ),
• Ngoài ra còn có các nhà cung cấp kính trong nước : Kala Việt Nam
Sản phẩm thay thế: Với tình hình kinh tế trong nước đang phát triển
mạnh mẽ nhưng chưa đạt đến giai đoạn đỉnh cao. Sự lựa chọn của tập khách
hàng lúc này không quá chú tâm vào những loại cửa gỗ đẹp và sang trọng vì
tính kinh tế nên sản phẩm thay thế không là một thách thức đối với các doanh
nghiệp trong ngành cũng như với công ty nói riêng.
b, Các thách thức
Phân tích đối thủ cạnh tranh: Trên thị trường hiện nay có 2 nhà cung
cấp mà công ty coi là đối thủ trực tiếp công ty cổ phần Hà Đô và công ty
Tuấn Đạt
+ Công ty cổ phần Hà Đô
* Điểm mạnh :
- Là nhà cung cấp có đầy đủ nhất các chủng loại sản phẩm
-Thị trường cung cấp sản phẩm: rộng nhất, trong đó thị trường chính là Hà
Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.
- Đội ngũ lao động được đào tạo bài bản về kỹ thuật và kinh doanh.
- Có khả năng triển khai hạ tầng mạnh trên diện rộng.
- Ứng dụng các công nghệ hiện đại để thay thế các công nghệ sản xuất cũ,lạc
hậu
* Điểm yếu :
- Chất lượng các sản phẩm đang cung cấp không đồng đều.
- Phát triển diện rộng, chưa quan tâm nhiều đến hiệu quả (tài nguyên có sẵn,
đầu tư ồ ạt...).
- Kinh doanh định hướng khách hàng chưa mạnh ,chưa xây dựng được hình

ảnh hoàn hảo trên thị trường.
- Chính sách giá chưa mềm dẻo, thường xảy ra xu hướng quá tải khi có tác
động.
- Cơ cấu tổ chức cồng kềnh.
+ Công ty Tuấn Đạt
* Điểm mạnh
- Chính sách giá mềm dẻo, linh hoạt, có sự đổi mới và thường đưa ra những
hình thức ưu đãi hấp dẫn cho khách hàng.
- Bộ máy gọn nhẹ, tổ chức hoạt động hiệu quả.
- Sử dụng nhiều công cụ kích thích vật chất và tinh thần để tạo động lực trong
lao động.
- Tiếp cận nhanh với công nghệ, ứng dụng nhanh để thu lợi trong kinh doanh.
- Sử dụng các công nghệ với tính năng phù hợp, chi phí thấp.
- Đầu tư tập trung vào các khu vực có hiệu quả, tiết kiệm, không dàn trải.
- Tăng trưởng nhanh, hoạt động hiệu quả trên các thị trường.
* Điểm yếu :
- Mạng lưới phân bố hẹp,chủ yếu ở khu vực Hà nội và các tỉnh lân cận
- Thị phần của Tuấn Đạt không ngừng bị thu hẹp , hiện đang phải chịu cạnh
tranh gay gắt trên phân khúc thị trường các thành phố lớn
2.2.2.3 Môi trường nội tại của công ty
a, Các điểm mạnh
Sản phẩm của doanh nghiệp cung cấp trên thị trường có chất lượng tốt,
ổn định, đa dạng, phong phú về chủng loại đáp ứng được nhu cầu và được
nhiều khách hàng đánh giá khá cao.
Hoạt động của doanh nghiệp trên địa bàn thị trường Hà Nội là có
trọng tâm trọng điểm, chú trọng xây dựng thị trường khách hàng tại một số
quận huyện.
Nguồn lao động trong doanh nghiệp có độ tuổi bình quân khá thấp, rất
thuận lợi trong hoạt động giáo dục, đào tạo phục vụ cho nhu cầu về nhân lực
trong tương lai.

Cơ cấu về vốn hợp lý, các hệ số thanh toán đề ở mức độ đáng tin cậy,
cơ cấu về tổ chức gọn nhẹ, hiệu quả.
Hệ thống nhà phân phối nguyên vật liệu đầu vào mạnh.
b, Những điểm yếu
So với các doanh nghiệp cùng hoạt động trên thị trường mục tiêu,
tiềm lực tài chính của doanh nghiệp còn hạn chế, khó khăn trong tiếp cận
nguồn tài chính từ bên ngoài.
Nguồn nhân lực của doanh nghiệp chưa đáp ứng nhu cầu, hiệu quả
công việc thấp.
Hoạt động của doanh nghiệp trong thời gian gần đây gặp nhiều vấn
đề, chưa đem lại hiệu quả cao.
Trình độ quản lý, cơ sở hạ tầng, máy móc, công nghệ của doanh
nghiệp chưa bắt kịp các công ty đối thủ cạnh tranh.
Đội ngũ nhân viên kinh doanh mỏng, các hoạt động marketing chưa
đạt hiệu quả cao.
2.3 Kết quả phân tích các dữ liệu thu thập
2.3.1 Kết quả phân tích các dữ liệu sơ cấp
Kết quả phân tích dữ liệu từ bảng câu hỏi điều tra trắc nghiệm bằng
phần mềm SPSS và được đưa vào đồ thị minh họa bằng excel:
Hình 2.1 Các nhân tố cơ hội trong quá trình kinh doanh của công ty
( Nguồn dữ liệu SPSS)
Ghi chú:
• O1: Tốc độ đô thị hóa nhanh
• O2: Xuất hiện thêm nhiều nhà cung cấp nội địa với sản phẩm chất
lượng nguyên vật liệu đạt yêu cầu
• O3: Hội nhập kinh tế của Việt Nam
• O4: Phát triển mạnh của khoa học kỹ thuật và dây truyền sản xuất ngày
càng hiện đại
• O5: VNgia nhập WTO, các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào nhiều,
nhu cầu cơ sở hạ tầng tăng cao

• O6: Trình độ dân trí cao, yêu cầu về an toàn và thẩm mĩ cao
Nhận xét: Qua kết quả phân tích phiếu điều tra cho thấy 90% các ý kiến
được hỏi cho rằng xuất hiện thêm nhiều nhà cung cấp nội địa với sản phẩm
chất lượng nguyên vật liệu đạt yêu cầu là một cơ hội rất lớn cho công ty tạo ra
được lợi thế cạnh tranh cho riêng mình, bên cạnh đó, còn phải kể đến một số
yếu tố khác như tốc độ đô thị hóa nhanh, …
Hình 2.2 Nhân tố thách thức ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của công
ty
( Nguồn dữ liệu SPSS)
Ghi chú:
• T1: Dự báo sự phát triển kinh tế trong nước
• T2: Dự báo chiến lược kinh doanh của đối thủ cạnh tranh
• T3: Cửa gỗ, nhựa, cửa kính của Trung Quốc bán qua thị trường Việt Nam
rẻ hơn giá của doanh nghiệp sản xuất từ 30% đến 40%
• T4: Sự giảm thuế của các mặt hàng nhập khẩu dẫn đến công ty trong nước
mất dần thị phần
• T5: Lạm phát
• T6: Có nhiều công ty trong ngành mới gia nhập thị trường
Nhận xét: Qua đồ thị có thể thấy thách thức với công ty ở đây là vấn đề
cửa gỗ cửa kính của Trung Quốc bán qua thị trường Việt Nam rẻ hơn giá của
các doanh nghiệp tới 30% đến 40% có tác động trực tiếp gây khó khăn cho
công ty với 100% ý kiến trong các phiếu điều tra đồng tình. Lý do chính vì
công ty là doanh nghiệp nhỏ, thời gian thành lập không dài dẫn tới chưa có
được vị thế cũng như chỗ đứng trên thị trường. Bên cạnh đó, nhu cầu về sản
phẩm tăng kéo theo sự gia nhập ngành của nhiều công ty, tập đoàn lớn với thế
mạnh về tài chính cũng như nguồn nhân lực.
2.3.2 Kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp
a, Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH đầu tư xây dựng
và thương mại Nam Hải trong 3 năm trở lại đây
Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 So sánh tăng giảm
2009/2008
So sánh tăng giảm
2010/2009
Số tuyệt
đối
Tỉ lệ % Số tuyệt
đối
Tỉ lệ %
DT T
2.766,012 3.044,258 3.515,364 278,246 10,06 471,106 15,47
GVHB
2.372,615 2.487,373 2.731,897 114,758 4,84 244,524 9,83
LN gộp
393,397 556,885 783,467 163,488 41,56 226,582 40,69
DT HĐTC
0 1,420 0 1,42 - (1,42) -
CP quản lý
91,837 112,484 159,807 20,647 22,48 47,323 40,07
CP bán hàng
350,561 384,942 512,341 34,381 9,8 127,399 33,09
LN thuần
(49,001) 60,879 111,319 109,88 224,24 50,44 82,85
TN khác
100,673 0 0 (100,673) - - -
Chi phí khác
8,705 0 0 (8,705) - - -
LN khác
91,968 0 0 (91,968) - - -
Tổng LNTT

42,966 60,879 111,319 17,913 41,69 55,44 91,07
Thuế TNDN
12,030 15,219 29,879 3,189 26,51 12,61 82,86
LNST
30,936 45,66 83,49 14,724 47,59 37,83 82,85
Bảng 1: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm 2008, 2009, 2010
(Nguồn: Phòng kế toán)
Nhìn vào bảng kết quả kinh doanh của công ty qua 3 năm 2008, 2009,
2010 trên đây cho thấy lợi nhuận của công ty biến động qua các năm.
- Về doanh thu thuần: Qua số liệu thống kê trên bảng 1 cho thấy DTT của
công ty liên tục tăng lên qua các năm. Năm 2009 tăng so với năm 2008 là
10.06% tương ứng tăng 278,246 triệu đồng, nguyên nhân là năm 2009 vẫn bị
ảnh hưởng của sự khủng hoảng nền kinh tế từ 2008 vì vậy tốc độ DTT tăng ít;
năm 2010 tăng so với năm 2009 là 15,47% tương ứng tăng 471,106 triệu đồng,
năm 2010 là năm nền kinh tế đang phục hồi nhanh vì vậy doanh thu thuần cũng
tăng đáng kể.
- Về lợi nhuận gộp: Lợi nhuận gộp năm 2009 tăng 41,56% tương ứng tăng
163,488 triệu đồng so với năm 2008, năm 2010 tăng 58,64% tương ứng tăng
226,582 triệu đồng so với năm 2009.
- Về lợi nhuận thuần: Năm 2009 tăng 224,24% tương ứng tăng
109,88 triệu đồng so với năm 2008. Nguyên nhân, năm 2008 nền kinh tế rơi
vào tình trạng khủng hoảng do đó công ty cũng bị ảnh hưởng, chi phí chi ra lớn
hơn lợi nhuận gộp được thu về. Năm 2010 tăng 82,85% tương ứng tăng 50,44
triệu đồng so với năm 2009.
Hình 2.3 Mục tiêu chiến lược của công ty trong giai đoạn 2011 đến 2016
( Nguồn dữ liệu SPSS)
Ghi chú:
• A. Mở rộng quy mô sản xuất
• B. Tăng thị phần từ 35% - 45% so với giai đoạn hiện nay
• C. Tăng doanh thu của công ty khoảng từ 25%- 40%

• D. Hợp tác với những đối tác và nhà đầu tư khác nhằm chia sẻ cơ hội để
mở rộng kinh doanh
• E. Tạo lập thương hiệu riêng cho công ty
Nhận xét: Từ đồ thị có thể nhận thấy được mục tiêu chiến lược kinh
doanh của công ty hướng đến trong giai đoạn 2011 đến 2016 là tăng doanh thu
lên khoảng từ 10%- 15% so với năm trước, tăng thị phần từ 35%- 45% so với
hiện nay.
Lý do là vì qua số liệu phân tích của công ty thì thấy năng lực bán hàng
của doanh nghiệp: Năm 2008, thị phần của công ty chỉ chiếm 1,2% (trên thị
trường Hà Nội). Công ty phấn đấu đạt mức tăng trưởng thị phần từ 25– 30%
trong những năm tiếp theo. Năm 2009 thị phần công ty chỉ đạt 1,48% (tăng
23.5% so với 2008). Tuy nhiên, năm 2010 thị phần đã đạt 2,07%(tăng 40% so
với 2009). Kết quả này đã vượt mức đề ra của công ty.
CHƯƠNG 3: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT VỚI VẤN ĐỀ “PHÂN
TÍCH TOWS CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI NAM HẢI”
3.1. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu phân tích TOWS chiến
lược kinh doanh của công ty TNHH đầu tư xây dựng và thương mại Nam
Hải
3.1.1 Những thành công đạt được
Công ty TNHH đầu tư xây dựng và thương mại Nam Hải đã có chiến
lược kinh doanh đúng đắn phù hợp với nhu cầu thị trường. Chiến lược kinh
doanh là tiền đề cho công tác lập kế hoạch, sẽ làm cho công tác lập kế hoạch
bán hàng sẽ đạt hiệu quả sát với dự báo. Chiến lược đúng đắn và khả năng
thực hiện giúp công ty kinh doanh có hiệu quả hơn, dần dần tạo được uy tín
trên thị trường.
Với những chiến lược tốt công ty đã đạt được những thành công trong
những mục tiêu đề ra về doanh thu và mở rộng quy mô sản xuất
Năm 2008, thị phần của công ty chỉ chiếm 1,2% (trên thị trường Hà
Nội). Công ty phấn đấu đạt mức tăng trưởng thị phần từ 25– 30% trong những

năm tiếp theo. Năm 2009 thị phần công ty chỉ đạt 1,48% (tăng 23.5% so với
2008). Tuy nhiên, năm 2010 thị phần đã đạt 2,07%(tăng 40% so với 2009).
Kết quả này đã vượt mức đề ra của công ty.
Năm 2009 tăng 224,24% tương ứng tăng 109,88 triệu đồng so với năm
2008. Nguyên nhân, năm 2008 nền kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng do
đó công ty cũng bị ảnh hưởng, chi phí chi ra lớn hơn lợi nhuận gộp được thu
về. Năm 2010 tăng 82,85% tương ứng tăng 50,44 triệu đồng so với năm 2009.
3.1.2 Những hạn chế và nguyên nhân
Hệ thống các mục tiêu của doanh nghiệp tuy đã xác định nhưng chưa
được hoàn thiện đầy đủ, chưa thể hiện được khát vọng của công ty. Mục tiêu
tăng trưởng có đề cập đến nhưng chưa được chú trọng thực hiện; mặt khác
mục tiêu đảm bảo duy trì mối quan hệ tốt với dư luận vẫn chưa được đặt ra.
Ngoài ra các căn cứ xây dựng mục tiêu mà công ty đề ra chỉ mang tính định
hướng, chưa sát với thực tế.
Công ty chưa quan tâm đến sự phân bổ nguồn lực, vốn, nhân lực, công
nghệ một cách tối ưu để thực hiện mục tiêu cụ thể, chưa đề ra được các chiến
lược dự phòng trong các tình huống diễn biến theo môi trường. Việc tổ chức
thu thập xử lý thông tin môi trường kinh doanh còn hạn chế, đánh giá các điều
kiện môi trường ở trạng thái tĩnh, tính dự báo còn thấp.
Hoạt động nghiên cứu thị trường và dự báo thị trường còn kém và thiếu
linh hoạt. Mặc dù trong những năm qua công ty đã tiến hành công tác nghiên
cứu thị trường trước khi xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh nhưng chủ
yếu là mang tính kinh nghiệm của các nhân viên nghiên cứu thị trường và chỉ
dừng lại ở mức độ sơ lược chưa xem xét tất cả các yếu tố tác động đến thị

×