Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Tình hình mắc bệnh tụ huyết trùng trên lợn nuôi tại một số xã thuộc huyện yên mô, tỉnh ninh bình và biện pháp phòng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (465.59 KB, 60 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------

-----------

PHẠM THỊ THÙY LINH

Tên đề tài:
ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH NHIỄM BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG
TRÊN LỢN NUÔI TẠI MỘT SỐ XÃ THUỘC HUYỆN YÊN MÔ,
TỈNH NINH BÌNH VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Thú y

Khoa

: Chăn nuôi - Thú y

Khóa học

: 2010 - 2014


Thái Nguyên – 2014


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------

-----------

PHẠM THỊ THÙY LINH

Tên đề tài:
ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH NHIỄM BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG
TRÊN LỢN NUÔI TẠI MỘT SỐ XÃ THUỘC HUYỆN YÊN MÔ,
TỈNH NINH BÌNH VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Thú y

Khoa

: Chăn nuôi - Thú y


Khóa học

: 2010 - 2014

Giảng viên hướng dẫn : TS. Trương Hữu Dũng
Khoa Chăn nuôi - Thú y - Trường Đại học Nông Lâm

Thái Nguyên – 2014


LỜI CẢM ƠN
Qua quá trình học tập tại trường và 24 tuần thực tập tốt nghiệp tại cơ
sở, đến nay em đã hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này.
Với lòng biết ơn chân thành, em xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu
trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y, cùng các thầy cô giáo trong khoa, đã tận tình dìu dắt, giúp đỡ em trong
suốt thời gian học tập tại trường. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
tới thầy giáo TS. Trương Hữu Dũng đã quan tâm, giúp đỡ, chỉ bảo và trực
tiếp hướng dẫn em hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo cùng các cán bộ thú y của
Trạm thú y huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình cùng toàn thể cán bộ lãnh đạo và
nhân dân các xã Yên Từ, Yên Phong, Yên Nhân, tỉnh Ninh Bình đã tạo điều
kiện giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại địa phương.
Em xin bày tỏ lòng tri ân đến những người thân thân yêu trong gia đình
là chỗ dựa tinh thần quý giá giúp em vượt qua khó khăn để hoàn thành bản
khóa luận này.Cuối cùng em xin gửi tới các thầy cô giáo trong nhà trường,
bạn bè, đồng nghiệp lời cảm ơn và lời chúc sức khỏe cùng mọi điều tốt đẹp.
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2014
Sinh viên

Phạm Thị Thùy Linh



DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1:

Danh sách các xã của huyện Yên Mô (06/2013) ......................... 4

Bảng 1.2.

Kết quả công tác phục vụ sản xuất............................................ 17

Bảng 2.1.

Tình hình chăn nuôi lợn tại một số xã của huyện Yên Mô, tỉnh
Ninh Bình................................................................................. 42

Bảng 2.2:

Tỷ lệ lợn mắc bệnh tụ huyết trùng tại một số xã trên địa bàn
huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình ................................................ 43

Bảng 2.3:

Tỷ lệ mắc bệnh tụ huyết trùng theo giống lợn........................... 44

Bảng 2.4:

Tỷ lệ lợn mắc bệnh tụ huyết trùng theo lứa tuổi ....................... 45


Bảng 2.5:

Tỷ lệ lợn mắc bệnh tụ huyết trùng theo tháng trong năm ......... 46

Bảng 2.6:

Tỷ lệ lợn mắc bệnh tụ huyết trùng theo tình trạng vệ sinh ........ 47

Bảng 2.7:

Tỷ lệ biểu hiện lâm sàng của lợn mắc bệnh tụ huyết trùng ....... 48

Bảng 2.8:

Kết quả điều trị bệnh tụ huyết trùng ......... Error! Bookmark not
defined.


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
Phần 1: CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT ............................................. 2
1.1. Điều tra cơ bản ........................................................................................ 2
1.1.1. Điều tra tự nhiên ................................................................................... 2
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện ..................................................... 4
1.1.3. Tình hình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp ............................................ 8
1.1.4. Công tác thú y .................................................................................... 10
1.1.5. Đánh giá chung................................................................................... 11
1.2. Nội dung, phương pháp và kết quả phục vụ sản xuất ................................... 12
1.2.1. Nội dung phục vụ sản xuất ................................................................. 12

1.2.2. Phương pháp thực hiện ....................................................................... 16
1.2.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất ...................................................... 17
1.2.4. Kết luận, tồn tại, đề nghị ..................................................................... 18
Phần 2: CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ............................... 19
2.1. Đặt vấn đề ..........................................................................................................19
2.1.1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................... 19
2.1.2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................... 20
2.1.3. Mục tiêu ............................................................................................. 20
2.1.4. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................... 20
2.2. Tổng quan tài liệu .................................................................................. 21
2.2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ................................................................... 21
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước, và ngoài nước................................ 37
2.3. Đối tượng, nội dung và phương pháp tiến hành ..................................... 39
2.3.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 39
2.3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu....................................................... 39


2.3.3. Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi ..................................... 40
2.4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận............................................................ 42
2.4.1. Kết quả theo dõi tổng đàn lợn tại 3 xã trên địa bàn thuộc huyện Yên
Mô, tỉnh Ninh Bình ...................................................................................... 42
2.4.2. Kết quả theo dõi tỷ lệ lợn mắc bệnh tụ huyết trùng ............................. 43
2.4.3. Kết quả theo dõi tỷ lệ mắc bệnh tụ huyết trùng theo giống lợn ........... 44
2.4.4. Kết quả theo dõi lợn mắc bệnh tụ huyết trùng theo lứa tuổi ................ 44
2.4.5. Tỷ lệ nhiễm bệnh tụ huyết trùng theo tháng trong năm ....................... 46
2.4.6. Tỷ lệ mắc bệnh tụ huyết trùng theo tình trạng vệ sinh......................... 47
2.4.7. Tỷ lệ biểu hiện lâm sàng của lợn mắc bệnh tụ huyết trùng.................. 48
2.4.8. Kết quả điều trị bệnh tụ huyết trùng.................................................... 49
Phần 3: KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................ 50
3.1. Kết luận ................................................................................................. 50

3.2. Tồn tại ................................................................................................... 51
3.3. Đề nghị .................................................................................................. 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 52


LỜI CẢM ƠN
Qua quá trình học tập tại trường và 24 tuần thực tập tốt nghiệp tại cơ
sở, đến nay em đã hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này.
Với lòng biết ơn chân thành, em xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu
trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y, cùng các thầy cô giáo trong khoa, đã tận tình dìu dắt, giúp đỡ em trong
suốt thời gian học tập tại trường. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
tới thầy giáo TS. Trương Hữu Dũng đã quan tâm, giúp đỡ, chỉ bảo và trực
tiếp hướng dẫn em hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo cùng các cán bộ thú y của
Trạm thú y huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình cùng toàn thể cán bộ lãnh đạo và
nhân dân các xã Yên Từ, Yên Phong, Yên Nhân, tỉnh Ninh Bình đã tạo điều
kiện giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại địa phương.
Em xin bày tỏ lòng tri ân đến những người thân thân yêu trong gia đình
là chỗ dựa tinh thần quý giá giúp em vượt qua khó khăn để hoàn thành bản
khóa luận này.Cuối cùng em xin gửi tới các thầy cô giáo trong nhà trường,
bạn bè, đồng nghiệp lời cảm ơn và lời chúc sức khỏe cùng mọi điều tốt đẹp.
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2014
Sinh viên

Phạm Thị Thùy Linh


2
Phần 1
CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT

1.1. Điều tra cơ bản
1.1.1. Điều tra tự nhiên
1.1.1.1 Vị trí địa lý
Yên Mô nằm ở phía Tây Nam tỉnh Ninh Bình, trải rộng từ 20003’45” đến
20011’25” vĩ độ Bắc, từ 105055’ đến 106003’5” kinh độ Đông.
Phía Bắc giáp huyện Hoa Lư và huyện Yên Khánh;
Phía Nam giáp huyện Nga Sơn và huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá;
Phía Tây giáp Thị xã Tam Điệp;
Phía Đông giáp huyện Kim Sơn.
Huyện được bao bọc bởi dãy núi đá vôi thuộc phòng tuyến Tam Điệp hùng vĩ.
Vị trí của Yên Mô rất thuận tiện cho việc giao lưu buôn bán, đi lại với các
huyện lân cận và ngoại tỉnh.
1.1.1.2. Địa hình đất đai
Diện tích tự nhiên: 144,08 km2.
Là huyện có địa hình đa dạng: có đồi núi đá vôi, đồng bằng và đồng
chiêm trũng, sông hồ đan xen. Phía Bắc và Tây Bắc là vùng đất cổ gồm các
xã phía Tây sông Trinh Nữ. Địa hình cao về phía Tây Bắc và thấp dần về phía
Đông Nam, vùng nằm sát dãy núi Tam Điệp và vùng sâu trũng nhất chạy dài
từ Tây Bắc xuống cuối huyện có cốt đất thấp hơn mặt nước biển từ 0,1 – 0,4
m. Vùng phía Đông sông Trinh Nữ là vùng đồng bằng được bồi tụ bằng phù
sa màu mỡ chạy sát huyện Kim Sơn và huyện Yên Khánh.
1.1.1.3. Thời tiết, khí hậu
* Khí hậu
Ngoài đặc điểm chung nhiệt đới gió mùa của đồng bằng Bắc Bộ thì khí
hậu Yên Mô có đặc trưng riêng. Do địa hình đồi núi phía Tây ngăn cách với


3
tỉnh Thanh Hoá tạo nên một tiểu vùng khí hậu khác với các vùng khác ở đồng
bằng Bắc Bộ và Ninh Bình. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.800 –

2.000mm. Từ tháng 11 đến tháng 4 thường bị khô hanh, sương muối. Nhiệt
độ trung bình từ tháng 4 đến tháng 10 là 28 - 30oC nhưng từ tháng 12 đến
tháng 1 nhiệt độ giảm xuống còn 13oC kèm theo sương mù, sương muối.
* Thủy văn
Trước kia, Yên Mô chỉ có 2 hệ thống sông lớn là sông Trinh Nữ bắt
nguồn từ sông Vân đi qua Hoa Lư đổ về qua hầu hết các xã trong huyện đổ ra
sông Điền Hộ (Nga Sơn) và sông Vạc qua cầu Yên đi xuống Phương Nại qua
Yên Từ ra sông Càn đổ xuống Kim Sơn. Đến nay, có thêm sông Cầu Đằng,
sông Bút và nhiều sông ngòi mới đã tạo ra một mạng lưới sông ngòi dày đặc
vừa có giá trị về giao thông vận tải, vừa đảm bảo yêu cầu tưới tiêu phục vụ sản
xuất nông nghiệp.
Để ngăn nước từ dãy núi Tam Điệp đổ về gây nên ngập úng ở hầu hết
các xã phía Tây sông Trinh Nữ, từ năm 1993, Yên Mô đã nỗ lực đào đắp, xây
dựng kênh ven núi dài hơn 15 km, tạo nên 2 hồ nước rộng với hơn 500 ha.
Hiện nay, cốt đê bảo đảm cốt 3,5 - 4 m nước và đã trở thành khu du lịch sinh
thái. Riêng vùng hồ Yên Thắng, Yên Thành đã đổ bê tông hoá chân và mái
đập. Các hồ Yên Đồng, Yên Thái đang được xây dựng.
1.1.1.4. Giao thông vận tải
Huyện Yên Mô nằm trên trục đường giao thông chiến lược cả đường
thuỷ và đường bộ của quốc gia: Quốc lộ 1 ở phía Bắc, đường 480 nối từ quốc
lộ 1 xuống Nga Sơn, Kim Sơn. Đến nay, mạng lưới giao thông đường bộ còn
được mở rộng, khép kín từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây đều được dải
nhựa hoặc bê tông hoá. Tuyến sông Trinh Nữ đi sông Vạc, sông Đáy qua
Thanh Hoá là con sông thuỷ nội địa quan trọng nhất đi giữa huyện và là tuyến
giao thông vận tải chiến lược của quốc gia.


4
1.1.1.5. Điện nước
Đến nay, Yên Mô đã có hệ thống điện phục vụ sản xuất nông nghiệp

khá hoàn chỉnh với hơn 30 trạm bơm điện. Trong số này có 8 trạm bơm lớn,
đáng kể là trạm bơm Ba Bầu, Yên Thái, Yên Hoà. 100% số xã có điện phục vụ
dân sinh.
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện
1.1.2.1. Tình hình dân cư
Hiện nay, huyện Yên Mô có 17 xã và 1 thị trấn với dân số 119.087
người; mật độ dân số 824 người/km2 (con số tính đến cuối tháng 06/2003).
Dân số toàn bộ là người dân tộc Kinh sinh sống gắn bó với nhau.
Bảng 1.1: Danh sách các xã của huyện Yên Mô (06/2013)
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18

Đơn vị (xã)

Thị trấn Yên Thịnh
Khánh Dương
Khánh Thịnh
Yên Phong
Yên Phú
Yên Mỹ
Yên Hưng
Yên Nhân
Yên Từ
Yên Mạc
Yên Lâm
Yên Thắng
Khánh Thượng
Mai Sơn
Yên Hoà
Yên Thành
Yên Đồng
Yên Thái
Tổng

Diện tích (km2)

Dân số (người)

1,85
5,50
5,83
7,56
3,98
4,74

3,44
11,08
4,48
7,68
7,84
11,56
8,77
4,53
7,62
8,74
28,90
9,63
144,08

3986
6130
5367
8848
3700
5447
3656
11454
7516
7647
7795
8788
7240
3728
7059
6049

8765
5765
119.087


5
Vùng đất và con người Yên Mô có lịch sử lâu đời với bề dày truyền
thống, văn hóa và cách mạng.
1.1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế của địa phương
Kinh tế huyện Yên Mô liên tục tăng trưởng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch
theo hướng tích cực. Nổi bật là: sản xuất nông nghiệp phát triển toàn diện theo
hướng sản xuất hàng hóa, sản xuất lương thực đạt được đỉnh cao mới về năng
xuất, sản lượng. Các cấp, các ngành từ huyện đến cơ sở đặc biệt quan tâm chỉ
đạo chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, ứng dụng
các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất do đó năng suất lúa không ngừng tăng lên.
Toàn huyện đã cơ bản hoàn thành công tác dồn điền đổi thửa gắn với chỉnh
trang đồng ruộng, tạo điều kiện tiếp thu tiến bộ khoa học vào sản xuất, phát
triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Huyện đã ban hành nhiều
chính sách khuyến khích, hỗ trợ mở rộng diện tích các cây trồng mới có giá trị
kinh tế cao vào sản xuất như: lạc đông, bí xanh, ngô giống F1, ngô ngọt, dưa
bao tử... góp phần tăng giá trị thu hoạch trên một đơn vị diện tích canh tác lên
96,3 triệu đồng/ha.
Ngành chăn nuôi được quan tâm phát triển theo hướng công nghiệp,
trang trại và gia trại. Số lượng, chất lượng đàn gia súc, gia cầm không ngừng
tăng lên. Năm 2013, toàn huyện đã có 23 trang trại và 206 gia trại chăn nuôi
gia súc, gia cầm. Công tác chuyển đổi ruộng trũng cấy lúa kém hiệu quả sang
nuôi trồng thủy sản kết hợp cấy lúa và chăn nuôi được tích cực triển khai, thực
hiện, đã chuyển đổi được 327 ha ruộng trũng sang canh tác cá, lúa kết hợp chăn
nuôi trên bờ, giá trị thu nhập cao hơn cấy lúa từ 2,5 – 3 lần. Kế hoạch đến năm
2015 toàn huyện sẽ chuyển đổi trên 500 ha ruộng trũng sang canh tác cá – lúa,

kết hợp chăn nuôi.
Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ phát triển mạnh mẽ
cả về quy mô và giá trị. Đến năm 2013, toàn huyện đã có 124 doanh nghiệp đăng


6
ký hoạt động với giá trị sản xuất đạt 176,3 tỷ đồng, tạo việc làm thường xuyên
cho 18.000 người và 7.800 lao động thời vụ. Các ngành nghề truyền thống được
duy trì, các ngành nghề mới như thảm cói, đan bèo, tết bện lúa non xuất khẩu,
may mặc, sản xuất nấm xuất khẩu... được quan tâm phát triển. Đến nay toàn
huyện đã có 11 làng nghề được Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận là làng nghề
cấp tỉnh, tạo việc làm thường xuyên cho 5.400 lao động. Hiện nay huyện đang
cùng nhà đầu tư chuẩn bị các thủ tục xúc tiến đầu tư xây dựng Nhà máy sản
xuất giầy da xuất khẩu Adora của Đài Loan tại xã Yên Lâm, tạo việc làm cho
trên 10.000 lao động.
Giá trị dịch vụ của huyện trong 20 năm qua có sự tăng trưởng mạnh
mẽ, đến năm 2013 đã đạt 1.450 tỷ đồng. Hoạt động du lịch từng bước được
xúc tiến. Năm 2008, khu trung tâm liên hợp du lịch thể thao sân golf 54 lỗ hồ
Yên Thắng đã được triển khai xây dựng và đưa vào khai thác, tạo việc làm
cho lao động ở địa phương. Khu du lịch sinh thái hồ Đồng Thái đã được Ủy
ban nhân dân tỉnh chấp thuận đầu tư, hứa hẹn là điểm du lịch hấp dẫn trong
tương lai.
1.1.2.3. Tình hình văn hóa - xã hội
* Giáo dục
Sự nghiệp giáo dục và đào tạo trên địa bàn huyện phát triển toàn diện,
mạnh mẽ cả về quy mô, số lượng và chất lượng. Hiện nay hầu hết các trường
học đã được xây dựng kiên cố, cao tầng, khang trang, với đầy đủ các trang
thiết bị dạy và học. Toàn huyện hiện có 57 trường học. Công tác xây dựng
trường học đạt chuẩn quốc gia được quan tâm chỉ đạo. Tính đến năm 2014,
huyện đã có 41 trường đạt chuẩn quốc gia.

Ngành giáo dục và đào tạo tăng cường công tác quản lý, duy trì nền
nếp, nâng cao chất lượng dạy và học. Tỷ lệ hoàn thành chương trình và tốt
nghiệp các bậc học đạt kết quả cao, đã hoàn thành phổ cập giáo dục Mầm non


7
cho trẻ 5 tuổi. Kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông, thi học sinh giỏi
các cấp, thi vào đại học, cao đẳng không ngừng được nâng lên. Trong 20 năm
qua, đã có 68 học sinh đạt giải học sinh giỏi Quốc gia, 1.382 học sinh đạt học
sinh giỏi cấp tỉnh.
* Y tế
Ngành Y tế huyện Yên Mô không ngừng nỗ lực phấn đấu, khắc phục khó
khăn, từng bước phát triển vững chắc trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng
cao sức khỏe nhân dân, triển khai có hiệu quả các chương trình mục tiêu Quốc
gia về y tế; tích cực triển khai công tác phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh,
không để xảy ra dịch bệnh lớn trên địa bàn.
Năm 2008, Bệnh viện đa khoa huyện đã được xây dựng mới tại trung
tâm huyện với quy mô 100 giường, được đầu tư các trang thiết bị cơ bản đáp
ứng yêu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân; đến nay có 100% xã, thị trấn đạt
chuẩn quốc gia về y tế.
Với sự đầu tư đúng hướng về nhân lực và cơ sở vật chất, trang thiết bị đã
tạo đà cho ngành Y tế huyện có những bước phát triển bứt phá, thực hiện tốt
nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân; các chỉ tiêu về chăm sóc sức khỏe
nhân dân ngày càng được cải thiện rõ nét.
Công tác Y học cổ truyền được phát triển mạnh mẽ cả ở tuyến huyện và
tuyến xã, cán bộ y học cổ truyền được khuyến khích tuyển dụng, có 13/18 trạm
y tế có cán bộ y học cổ truyền làm việc. Công tác dược đã được đẩy mạnh: toàn
huyện có 55 quầy thuốc, đại lý thuốc hoạt động; số lượng, chủng loại, chất
lượng thuốc đã đáp ứng tốt nhu cầu cho nhân dân.
* Văn hóa, an sinh xã hội

Huyện Yên Mô tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên
truyền phục vụ các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc
phòng. Chỉ đạo quản lý chặt chẽ các hoạt động kinh doanh, dịch vụ văn hóa


8
và hoạt động lễ hội. Tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo tồn, phát huy giá trị các
di tích lịch sử văn hóa.
Phong trào thể dục thể thao tiếp tục phát triển. Đội tuyển thể dục, thể
thao của huyện tham gia các giải thi đấu do tỉnh tổ chức đều đạt thành tích cao.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chính
sách Dân số - kế hoạch hóa gia đình.
Công tác đảm bảo an sinh xã hội được tập trung lãnh đạo, chỉ đạo.
Quan tâm chăm lo đời sống hộ chính sách, hộ nghèo, hộ khó khăn, nhất là
trong dịp Lễ, Tết.
1.1.3. Tình hình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp
Sản xuất nông nghiệp của huyện Yên Mô đã có những bước phát triển
đáng kể. Nhờ sự tích cực áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản
xuất cộng với sự quan tâm hỗ trợ chỉ đạo của Đảng và Nhà nước cũng như
các phòng ban trong huyện đã tạo mọi điều kiện để bà con phát triển sản xuất
trồng trọt và chăn nuôi.
1.1.3.1. Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi
Hiện nay chăn nuôi đã trở thành nghề sản xuất chính, góp phần xóa đói
giảm nghèo, tạo việc làm, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân. Đối tượng
chăn nuôi phong phú, đa dạng. Chất lượng con giống được cải thiện rõ rệt, đặc
biệt là chất lượng đàn bò đã được lai Sind 100%. Giống lợn chủ yếu là từ nái
Móng Cái và lợn đực giống trên 3/4 máu ngoại nên nhanh lớn, tỷ lệ nạc tương
đối cao. Giống thủy cầm chủ yếu là giống vịt siêu trứng hoặc siêu thịt; giống
gà phát triển theo hướng chất lượng cao như giống gà lai chọi, gà Ri lai, gà
đỏ,... nên cho hiệu quả kinh tế cao. Kỹ thuật chăn nuôi được nâng cao, thức ăn

cho chăn nuôi được chuyển dần sang thức ăn công nghiệp đã mang lại hiệu
quả kinh tế khá cho nông hộ. Môi trường trong chăn nuôi được cải thiện, các
trang trại và gia trại lớn đều có hầm biogas để xử lý chất thải đồng thời tận
dụng khí làm chất đốt. Đến nay toàn huyện đã có 3000 hầm biogas. Chuồng,


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1:

Danh sách các xã của huyện Yên Mô (06/2013) ......................... 4

Bảng 1.2.

Kết quả công tác phục vụ sản xuất............................................ 17

Bảng 2.1.

Tình hình chăn nuôi lợn tại một số xã của huyện Yên Mô, tỉnh
Ninh Bình................................................................................. 42

Bảng 2.2:

Tỷ lệ lợn mắc bệnh tụ huyết trùng tại một số xã trên địa bàn
huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình ................................................ 43

Bảng 2.3:

Tỷ lệ mắc bệnh tụ huyết trùng theo giống lợn........................... 44


Bảng 2.4:

Tỷ lệ lợn mắc bệnh tụ huyết trùng theo lứa tuổi ....................... 45

Bảng 2.5:

Tỷ lệ lợn mắc bệnh tụ huyết trùng theo tháng trong năm ......... 46

Bảng 2.6:

Tỷ lệ lợn mắc bệnh tụ huyết trùng theo tình trạng vệ sinh ........ 47

Bảng 2.7:

Tỷ lệ biểu hiện lâm sàng của lợn mắc bệnh tụ huyết trùng ....... 48

Bảng 2.8:

Kết quả điều trị bệnh tụ huyết trùng ......... Error! Bookmark not
defined.


10
1.1.4. Công tác thú y
Tình hình chăn nuôi của huyện những năm gần đây phát triển nên công
tác thú y cũng được chú trọng hơn. Mạng lưới thú y của huyện đã được phát
triển rộng khắp đến các xã, thôn, cán bộ thú y có chuyên môn tốt và nhiệt tình
với công việc. Trên địa bàn huyện có rất nhiều đại lý, cửa hàng bán thuốc thú
y, thức ăn gia súc phục vụ cho ngành chăn nuôi phát triển.
Trạm thú y huyện thường xuyên hướng dẫn công tác phòng chống dịch

bệnh, phòng chống rét cho đàn gia súc, gia cầm và thuỷ sản; cấp phát hoá chất
cho các xã, thị trấn, hướng dẫn các hộ chăn nuôi thực hiện tốt công tác tiêu
độc khử trùng môi trường, chuồng trại chăn nuôi để phòng chống dịch bệnh.
Việc triển khai tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm hàng năm
thường xuyên được triển khai và thực hiện đúng thời gian, đúng phương pháp.
Kết quả tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm năm 2014 như
sau:
+ Vụ Xuân Hè: đã tiêm phòng được 6.629/6.650 liều vắc xin dại chó, đạt
99,68% kế hoạch; 23.850/30.200 liều vắc xin dịch tả lợn, đạt 79,0% kế hoạch;
2.499/4.100 liều vắc xin tụ huyết trùng trâu bò, đạt 61,0% kế hoạch; 3.854/4.100
liều vắc xin lở mồm long móng, đạt 94,0% kế hoạch; 185.388/200.000 liều vắc
xin cúm gia cầm đạt 92,7% kế hoạch.
+ Vụ Thu Đông: đã tiêm phòng được 26.527/30.000 liều vắc xin dịch tả
lợn, đạt 84,1,0% kế hoạch; 1.862/4.100 liều vắc xin tụ huyết trùng trâu bò, đạt
45,4% kế hoạch; 3.824/4.100 liều vắc xin lở mồm long móng, đạt 93,3% kế
hoạch; 204.246/200.000 liều vắc xin cúm gia cầm đạt 102,1% kế hoạch.
Thú y huyện và các cơ quan có thẩm quyền thường xuyên kiểm tra các cơ
sở buôn bán, giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện, tiến hành xử phạt với
những cơ sở vi phạm các quy định về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.


11
1.1.5. Đánh giá chung
1. 1.5.1. Thuận lợi
Có vị thế nằm trên trục đường giao thông chiến lược cả đường thuỷ và
đường bộ của quốc gia, nhìn chung Yên Mô là một huyện có nhiều thuận lợi
trong việc giao lưu trao đổi và buôn bán giữa các huyện lân cận và ngoại tỉnh.
Đảng, Nhà nước, các cấp lãnh đạo tỉnh, huyện hết sức tạo điều kiện
quan tâm hỗ trợ để phát triển kinh tế nhằm xóa đói giảm nghèo, góp phần
nâng cao đời sống, thu nhập cho nhân dân, quyết tâm đồng lòng xây dựng một

huyện có nếp sống văn minh, lành mạnh và giàu đẹp.
Trạm thú y huyện và các cơ quan ban ngành thường xuyên cập nhật
những thông tin khoa học kỹ thuật vào sản xuất cũng như việc chuyển giao
công nghệ khoa học kỹ thuật để truyền đạt tới người dân. Luôn có những
chính sách khuyến khích, hỗ trợ bà con về giống và vốn... để phát triển sản
xuất. Trạm thú y và phòng nông nghiệp huyện có đội ngũ cán bộ kỹ thuật giỏi
yêu nghề có trình độ đại học và trên đại học, có kinh nghiệm lâu năm hết sức
tận tụy với công việc.
Bà con nhân dân trong huyện có tinh thần sản xuất cao, chịu khó học
hỏi và sáng tạo trong thực tiễn sản xuất, tham gia đầy đủ và có hiệu quả ở các
lớp học khuyến nông do trạm khuyến nông và phòng nông nghiệp huyện tổ
chức.
Nhiều hộ gia đình đã thực sự đầu tư cho chăn nuôi, từ đó thu lại được
nhiều lợi nhuận.
1.1.5.2. Khó khăn
Tình hình chăn nuôi của các hộ trong huyện là không đồng đều, kinh
nghiệm và mức độ đầu tư cho chăn nuôi của họ là khác nhau vậy nên hiệu quả
chăn nuôi cũng là khác nhau và đôi khi dịch bệnh xảy ra là không thể tránh khỏi.


12
Diễn biến thời tiết ngày càng phức tạp nên khâu phòng trừ bệnh gặp
nhiều khó khăn, không triệt để, chi phí phòng và chữa bệnh tăng, ảnh hưởng
đến giá thành chăn nuôi.
1.2. Nội dung, phương pháp và kết quả phục vụ sản xuất
1.2.1. Nội dung phục vụ sản xuất
1.2.1.1. Công tác vệ sinh phòng bệnh
Vệ sinh là một trong những khâu cực kỳ quan trọng quyết định thành
quả của chăn nuôi. Nắm được tầm quan trọng của nó, em cùng các cán bộ thú
y cơ sở đã luôn chú ý và đề cao công tác vệ sinh chuồng trại, phun thuốc sát

trùng định kỳ. Ngoài ra còn hướng dẫn bà con thu gom, xử lý chất thải chăn
nuôi một cách hợp lý, vận động khuyến khích xây hầm biogas để xử lý chất
thải chăn nuôi được triệt để hơn.
1.2.1.2. Công tác tiêm phòng
Phòng bệnh bằng vắc xin là một phương pháp chủ động, tích cực, bắt
buộc và có hiệu quả. Vắc xin tạo cho cơ thể gia súc một đáp ứng miễn dịch
tốt, an toàn dịch bệnh. Tuy nhiên muốn phòng bệnh bằng vắc xin thực sự có
hiệu quả thì công tác tiêm phòng cũng cần được thực hiện nghiêm túc và đúng
quy định.
Trong quá trình thực tập tại cơ sở, em đã cùng với cán bộ thú y tham
gia tiêm phòng vắc xin cho đàn lợn, với kết quả cụ thể như sau:
+ Vắc xin tụ huyết trùng lợn: liều 2ml/con/lần, tiêm được 85 con, đạt tỷ
lệ an toàn 100%.
+ Vắc xin dịch tả lợn: liều 1 ml/con/ lần, tiêm được 85 con, đạt tỷ lệ an
toàn 100%.
1.2.1.3. Công tác chẩn đoán và điều trị bệnh
Trong thời gian thực tập tại cơ sở, cùng với sự giúp đỡ của cán bộ thú y
em đã tiến hành chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp trên lợn và thu
được kết quả như sau:


13
* Bệnh phân trắng lợn con
+ Nguyên nhân: do vi khuẩn đường tiêu hóa gây ra. Bệnh thường xảy ra
do thức ăn kém chất lượng, nuôi dưỡng quản lý chưa thích hợp, do khí hậu
thay đổi, nhất là khi trời lạnh và có độ ẩm cao.
+ Triệu chứng: lợn ỉa chảy liên tục, kém ăn, mệt mỏi, có con bụng
chướng to, lợn ỉa phân lỏng màu vàng trắng, trắng xám, màu vàng xanh và có
mùi tanh, thối khắm, phân dính be bét xung quanh hậu môn.
+ Điều trị: dùng thuốc Norcoli liều 1ml/2 - 3kg thể trọng x 2 lần/ngày,

tiêm dưới da hoặc tiêm bắp, liệu trình 3 – 4 ngày. Ngoài ra làm tốt công tác
vệ sinh chuồng trại, thu dọn sạch sẽ phân, giữ sạch nền sàn, chuồng khô ráo,
sưởi ấm cho lợn con bằng đèn điện nếu cần thiết.
+ Kết quả: điều trị 125 con, khỏi 122 con, chết 3 con, tỷ lệ khỏi 97,60%.
* Giun đũa lợn
+ Nguyên nhân: do loài giun tròn có tên Ascaris suum gây ra. Lợn bị
giun đũa do ăn phải trứng giun sán ở phân, nước uống, thức ăn (rau, các
nguyên liệu, các thức ăn thừa…).
+ Triệu chứng: khi ấu trùng ở phổi làm cho lợn bị viêm phổi, ho, chảy
nước mũi, cơ năng tiêu hóa bị rối loạn, tiêu chảy. Lợn bị nhiễm giun đũa
thường yếu ớt, lông xù và dựng, gầy, có con ở hậu môn có giun đũa lơ lửng.
+ Điều trị: tẩy giun cho cả đàn lợn bằng Levamisole dùng liều 1ml/6kg
thể trọng. Kết hợp với vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thu gom phân đem ủ để
tiêu diệt ấu trùng giun.
+ Kết quả: điều trị 23 con, khỏi 23 con, đạt 100%.
* Lợn đẻ khó
+ Nguyên nhân: bệnh thường xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Do lợn nái không được chăm sóc tốt, ít vận động, cơ bụng, cơ hoành, cơ liên


14
sườn yếu và xương chậu hẹp. Hay do khi lợn chửa bị sốt cao do mắc các bệnh
truyền nhiễm đã điều trị trong thời gian khá dài. Do lợn nái quá già, nội tiết tố
mất cân bằng hay nồng độ hoormon kích đẻ quá thấp trong thời gian đẻ. Do
ngược thai...
+ Triệu chứng: lợn nái rặn nhiều lần, thời gian lâu mà không đẻ được,
cơn co bóp rặn đẻ thưa dần, lợn nái mệt mỏi khó chịu, nước ối tiết nhiều và có
lẫn máu. Có trường hợp lợn nái đẻ được một con rồi nhưng vẫn đẻ khó ở con
tiếp theo do ngược thai.
+ Điều trị: tiêm Oxytocin liều 6 – 7 ml/con.

Sau khi lợn đẻ xong, cho lợn nghỉ ngơi một thời gian rồi thụt rửa âm đạo
bằng nước muối pha loãng, dùng Ampicillin 10mg/kg thể trọng, ngày tiêm 2
lần để chống viêm tử cung, âm đạo. Ngoài ra sử dụng thêm các loại thuốc bổ
để tăng sức đề kháng cho lợn như Vitamin E, B.complex,...
+ Kết quả: can thiệp điều trị 4 con, khỏi 4 con, đạt 100%.
* Bệnh viêm tử cung lợn
+ Nguyên nhân: do lợn đẻ khó phải can thiệp bằng tay hoặc dụng cụ làm
niêm mạc tử cung bị xây xát, tổn thương, vi khuẩn xâm nhập vào phát triển
gây viêm. Ngoài ra có thể do lợn bị mắc một số bệnh truyền nhiễm cũng
thường gây viêm như: sẩy thai truyền nhiễm, phó thương hàn,...
+ Triệu chứng: con vật ủ rũ, kém ăn, lượng sữa giảm, từ cơ quan sinh
dục thải ra ngoài niêm dịch với dịch viêm. Xung quanh âm môn, gốc đuôi, hai
bên mông dính nhiều dịch viêm, khô lại hình thành từng đám vẩy khô màu
trắng sáng.
+ Điều trị: oxytocin liều 4 ml/150 – 200kg thể trọng/ngày; lincomycin
10% liều 1 ml/10kg thể trọng/ngày. Sử dụng thêm B.complex: 5 ml/lần.
Ngoài ra còn dùng nước muối thụt rửa tử cung. Thực hiện 2 ngày liên tục.
+ Kết quả: điều trị 2 con, khỏi 2 con, đạt 100%.


15
* Bò đẻ khó
+ Nguyên nhân: do tư thế thai không thuận, chân bê con đã thò ra ngoài
nhưng đầu của bê con vẫn nằm trong xoang chậu và bị ngửa lên phần mặt
lưng của bò mẹ. Do xương chậu của bò mẹ nhỏ và bào thai quá to.
+ Triệu chứng: bò mẹ liên tục rặn đẻ, nhưng bê con vẫn không ra ngoài
được, bò mẹ thở mạnh và yếu ớt.
+ Biện pháp: can thiệp bằng thủ thuật: sử dụng dầu ăn thoa đều cánh tay,
cùng với nhịp rặn của bò mẹ, đẩy chân bê con đang thò ra ngoài trở về bên trong
xoang chậu. Sau đó lần tìm đầu của bê con, dùng một dây thừng thật chắc buộc

vào hàm trên của bê con, rồi dùng sức cùng với nhịp rặn của bò mẹ kéo bê con
ra. Thực hiện tốt công tác hộ lý sau đẻ khó cho bò mẹ bằng cách cho ăn uống tốt,
thụt rửa âm đạo bằng dung dịch muối để tránh gây viêm.
+ Kết quả: can thiệp đẻ khó thành công cho 1 bò, đạt 100%.
* Giun đũa bê
+ Nguyên nhân: do loài giun tròn Neoascaris vitulorum ký sinh trong tá
tràng của bê gây ra. Bệnh lây lan qua đường tiêu hóa khi vật chủ nuốt phải ấu
trùng giun. Đối với bê, nghé, bệnh có thể lây truyền từ mẹ qua nhau thai.
+ Triệu chứng: dáng vẻ lù đù, đầu cúi, đuôi cúp, lưng cong, lông xù.
Theo dõi phân thấy chuyển từ đen sang vàng đất rồi trắng lỏng có mùi thối
khắm đặc biệt. Bê nghé thường xuất hiện từng cơn đau bụng quằn quại, sau
đó có thể ngã vật ra mất cảm giác. Bệnh súc sốt 40 – 41oC, gầy sút rất nhanh.
+ Điều trị: sử dụng phác đồ điều trị sau: Levamisol liều 1 ml/10kg thể
trọng, tiêm dưới da; Gluco – K – C – Namin liều 1 ml/7 – 10kg thể trọng,
tiêm bắp thịt; Cafêin Natribenzoat liều 5 ml/con, tiêm bắp thịt. 1 tháng tiêm
lặp lại lần 2 để chống tái nhiễm.
+ Kết quả: điều trị 07 con, khỏi 07 con, đạt 100%.


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
Phần 1: CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT ............................................. 2
1.1. Điều tra cơ bản ........................................................................................ 2
1.1.1. Điều tra tự nhiên ................................................................................... 2
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện ..................................................... 4
1.1.3. Tình hình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp ............................................ 8
1.1.4. Công tác thú y .................................................................................... 10
1.1.5. Đánh giá chung................................................................................... 11
1.2. Nội dung, phương pháp và kết quả phục vụ sản xuất ................................... 12

1.2.1. Nội dung phục vụ sản xuất ................................................................. 12
1.2.2. Phương pháp thực hiện ....................................................................... 16
1.2.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất ...................................................... 17
1.2.4. Kết luận, tồn tại, đề nghị ..................................................................... 18
Phần 2: CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ............................... 19
2.1. Đặt vấn đề ..........................................................................................................19
2.1.1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................... 19
2.1.2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................... 20
2.1.3. Mục tiêu ............................................................................................. 20
2.1.4. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................... 20
2.2. Tổng quan tài liệu .................................................................................. 21
2.2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ................................................................... 21
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước, và ngoài nước................................ 37
2.3. Đối tượng, nội dung và phương pháp tiến hành ..................................... 39
2.3.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 39
2.3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu....................................................... 39


17
- Đi sâu thực tế, nắm bắt tình hình của cơ sở để nắm bắt được dịch bệnh
thường xảy ra trong vùng, qua đó có thể chẩn đoán bệnh và điều trị gia súc
ốm kịp thời.
- Học hỏi cán bộ thú y tại cơ sở.
- Khiêm tốn học hỏi, sống hòa mình với mọi người. Năng nổ trong công
việc, không ngừng nâng cao tay nghề củng cố kiến thức chuyên môn.
- Tham khảo tài liệu chuyên môn.
- Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn sản xuất.
1.2.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất
Bảng 1.2. Kết quả công tác phục vụ sản xuất
STT


Nội dung

Số lượng
(con)

Kết quả
Số lượng
Tỷ lệ
( con )
(%)
An toàn
85
100

I
1

Tiêm phòng vắc xin
Vắc xin Dịch tả lợn

85

2

Vắc xin Tụ huyết trùng lợn

85

II

1

Điều trị bệnh
Phân trắng lợn con

125

122

97,6

2

Giun đũa lợn

23

23

100

3

Lợn đẻ khó

4

4

100


4

Viêm tử cung

2

2

100

5

Bò đẻ khó

1

1

100

6

Giun đũa bê

7

7

100


7

Ghẻ chó

3

3

100

85

100
Khỏi

III

Công tác khác

An toàn

1

Đỡ đẻ lợn con

46

46


100

2

Bấm nanh, cắt đuôi lợn con

46

46

100

3

Tiêm sắt cho lợn con

46

46

100

4

Thiến lợn con

71

71


100


18
1.2.4. Kết luận, tồn tại, đề nghị
1.2.4.1. Kết luận
Trải qua 24 tuần thực tập tốt nghiệp, nhận được sự hướng dẫn của thầy
giáo TS.Trương Hữu Dũng, với sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các cán bộ
thú y huyện Yên Mô, sự quan tâm tin tưởng của nhân dân 3 xã Yên Từ, Yên
Phong và Yên Nhân, cùng với sự nỗ lực của bản thân, em đã đạt được một số
kết quả như sau:
- Học được cách lập kế hoạch làm việc một cách khoa học, chi tiết và
cụ thể hơn.
- Củng cố được kiến thức và tay nghề thông qua thực tiễn.
- Tích lũy được một số kinh nghiệm nghề nghiệp quý báu.
1.2.4.2. Tồn tại
Trong quá trình tiếp xúc với thực tiễn, em nhận thấy bản thân mình còn
nhiều hạn chế, nhất là tay nghề và kiến thức chuyên môn, vì vậy bản thân em
cần được tiếp tục học hỏi, trau dồi kiến thức để tích lũy kinh nghiệm cho
mình.
1.2.4.3. Đề nghị
Qua thời gian thực tập tại trạm thú y huyện Yên Mô và địa bàn các xã
Yên Từ, Yên Phong và Yên Nhân, từ những kết quả thu được em xin mạnh
dạn đưa ra một số đề nghị sau:
- Cần thực hiện công tác vệ sinh thú y được tốt hơn.
- Công tác tiêm phòng bằng vắc xin cho đàn vật nuôi cần được thực hiện
đầy đủ cho tất cả các đàn vật nuôi, có như thế mới thực sự đảm bảo an toàn
dịch bệnh.



19
Phần 2
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tên đề tài: “Tình hình mắc bệnh tụ huyết trùng trên lợn nuôi tại
một số xã thuộc huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình và biện pháp phòng trị ”
2.1. Đặt vấn đề
2.1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngành chăn nuôi lợn có một vị trí quan trọng trong ngành chăn nuôi gia
súc. Nó là một nguồn cung cấp thực phẩm với tỷ trọng cao và chất lượng tốt
cho con người, là nguồn cung cấp phân bón rất lớn cho ngành trồng trọt và là
nguồn cung cấp các sản phẩm phụ như da, mỡ,... cho công nghiệp chế biến.
Trên thực tế, thịt lợn chiếm tỷ lệ cao trong tổng số thịt tiêu thụ trên toàn
thế giới. Chúng ta biết rằng việc tiêu thụ thịt của con người dựa trên một số
tiêu chí: nhu cầu ăn uống, tính an toàn của thực phẩm, giá cả phải chăng và
đảm bảo chất lượng. Ngoài ra có một số tiêu chí khác như phương thức sản
xuất, môi trường sản xuất và tính bền vững của ngành sản xuất ra sản phẩm
đó. Do vậy khi lượng thịt lợn tiêu thụ cao chứng tỏ tính ưu việt của thịt lợn
trong cuộc sống của con người.
Thịt lợn có giá trị dinh dưỡng cao, phẩm chất tốt, là nguồn protein có
giá trị cho nhu cầu của con người. Nó chứa tất cả các axit amin thiết yếu, các
vitamin nhóm B,... Mỡ lợn chứa nhiều axit béo, là nguồn cung cấp năng
lượng quan trọng cho con người. Nhìn chung thịt lợn rất dễ sử dụng. Từ thịt
lợn ta có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, không những vẫn giữ
được giá trị dinh dưỡng mà còn phù hợp với khẩu vị của đại đa số người ăn
thịt. Vì vậy, lợn được nuôi rộng rãi ở hầu khắp các nước trên thế giới.
Chăn nuôi lợn có nhiều ưu thế: lợn có thể thích ứng với mọi hoàn cảnh
chăn nuôi, không đòi hỏi thức ăn đặc biệt, khả năng sinh trưởng cao, thời gian



×