Tải bản đầy đủ (.docx) (150 trang)

Luận văn thạc sĩ báo chí học liên kết sản xuất chương trình truyền hình giữa các đài phát thanh truyền hình khu vực tây nam bộ hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 150 trang )

1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TRUYÊN TRUYỀN

LIÊN KẾT SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH
GIỮA CÁC ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH
KHU VỰC TÂY NAM BỘ HIỆN NAY
(Khảo sát từ tháng 01/2014 đến tháng 01/2015)
Ngành

: Báo chí học

Mã số

: 60320101

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

Người hướng dẫn khoa học:TS.


2

CẦN THƠ - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Toàn bộ nội dung trong luận văn “Liên kết sản xuất chương trình
truyền hình giữa các Đài Phát thanh - Truyền hình khu vực Tây Nam bộ


hiện nay” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Đây là kết quả dựa trên
sự nghiên cứu, khảo sát một cách khách quan, nghiêm túc
Các thông tin, nội dung được trích dẫn trong luận văn là những thông
tin được đảm bảo có nguồn gốc cụ thể, rõ ràng; những số liệu trong luận văn
là những số liệu trung thực và những kết quả sau khi nghiên cứu của luận
văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan, tất cả những nội dung vừa nêu trên là sự thật.
Tác giả luận văn

LỜI CẢM ƠN
Để công trình được hoàn thành tốt, theo đúng tiến độ và thời gian hạn
định, trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của quý Thầy, Cô ở Học
viện Báo chí và Tuyên truyền; Học viện Chính trị Khu vực IV; Quý lãnh đạo,
các anh, chị đồng nghiệp của các Đài PTTH An Giang, Vĩnh Long, Đồng
Tháp, TP. Cần Thơ, Kiên Giang và Bạc Liêu; cùng những cơ quan đơn vị;
những anh chị trong lớp Cao học Báo chí K19 đã nhiệt tình hỗ trợ tôi trong
suốt quá trình nghiên cứu.


3

Trong quá trình nghiên cứu, do chỉ khảo sát ở mức độ đại diện, thời
gian cũng như năng lực có hạn nên chắc chắn nội dung luận văn sẽ vướng vấp
nhiều hạn chế cũng như khuyến khuyết. Vì vậy, rất mong quý Thầy, Cô và
các anh, chị đồng nghiệp góp ý chân thành để tác giả có cơ sở tiếp tục hoàn
thiện luận văn ở tương lai.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn

MỤC LỤC

Trang
1

MỞ ĐẦU

Chương 1:MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN VỀ HOẠT
ĐỘNG LIÊN KẾT SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN
HÌNH

1.1. Một số khái niệm
1.2. Vai trò của hoạt động liên kết sản xuất chương trình truyền hình
1.3. Các dạng thức liên kết sản xuất chương trình truyền hình
1.4. Tiêu chí đánh giá chất lượng, hiệu quả hoạt động liên kết sản
xuất chương trình truyền hình
1.5. Khái lược hoạt động liên kết sản xuất chương trình truyền hình ở
Việt Nam hiện nay

12
12
18
21
30
34

Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG LIÊN KẾT SẢN XUẤT CHƯƠNG
TRÌNH TRUYỀN HÌNH GIỮA CÁC ĐÀI PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH KHU VỰC TÂY NAM BỘ HIỆN NAY

2.1. Sự phát triển của các Đài Phát thanh - Truyền hình khu vực Tây Nam bộ
2.2. Khảo sát thực trạng liên kết sản xuất chương trình truyền hình
giữa các Đài Phát thanh - Truyền hình khu vực Tây Nam bộ

hiện nay
2.3. Đánh giá chung về hoạt động liên kết sản xuất chương trình
truyền hình giữa các đài Phát thanh - Truyền hình khu vực Tây
Nam bộ hiện nay

38
38

42

58


4

Chương 3: NHỮNG YÊU CẦU ĐẶT RA VÀMỘT SỐ GIẢI PHÁP
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG LIÊN KẾT SẢN
XUẤT CHƯƠNG TRÌNH GIỮA CÁC ĐÀI PHÁT THANH
TRUYỀN HÌNH KHU VỰC TÂY NAM BỘ

3.1. Những yêu cầu cấp bách đặt ra từ thực tiễn
3.2. Một số giải pháp
3.3. Những kiến nghị cụ thể

87
87
91
96

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

107
110
116

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ATV

:

Đài Phát thanh - Truyền hình An Giang

BTC

:

Ban tổ chức

BTV

:

Đài Phát thanh - Truyền hình Bạc Liêu

CT “…”

:


Chương trình

CTTH

:

Chương trình truyền hình

HTV

:

Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh

PGĐ

:

Phó Giám đốc

PTTH

:

Phát thanh - Truyền hình

THĐT

:


Đài Phát thanh - Truyền hình Đồng Tháp

THKG

:

Đài Phát thanh - Truyền hình Kiên Giang

THTPCT

:

Đài Phát thanh - Truyền hình Thành phố Cần Thơ

THVL

:

Đài Phát thanh - Truyền hình Vĩnh Long

THVN

:

Truyền hình Việt Nam

TP

:


Thành phố

UBND

:

Ủy ban Nhân dân

VTV

:

Đài Truyền hình Việt Nam
DANH MỤC CÁC BẢNG


5

Trang
Bảng 2.1: Các đầu mục chương trình được liên kết giữa các đài PTTH
khu vực Tây Nam bộ
Bảng 2.2: So sánh tình hình trước và sau hoạt động liên kết ở các Đài
Bảng 2.3: Tỷ lệ nguyên nhân của sự hài lòng
Bảng 2.4: Tỷ lệ khán giả theo dõi chương trình các ĐàiPTTH khu vực
Tây Nam bộ

43
61
65
85



6
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xu hướng xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình đã và đang
được xem như một trào lưu mới, một làn gió mới thổi mát dịu đời sống báo
chí truyền thông nói chung và truyền hình nói riêng. Có thể thấy chưa bao giờ
mà nhịp đập cũng như không khí sinh hoạt của lĩnh vực truyền hình lại rộn
ràng đến như vậy. Hầu như mọi dạng và thể loại đều có bóng dáng của xu
hướng xã hội hóa: từ các chương trình giải trí (phim, trò chơi truyền hình, ca
nhạc,…), thậm chí có cả vấn đề xã hội hóasản xuất các chương trình tin tức,
thời sự,…
Thời gian qua, một trong những hình thức được cụ thể hóa từ xu hướng
xã hội hóatruyền hình đã xuất hiện, đó là “liên kết sản xuấtchương trình
truyền hình”. Thực tiễn cho thấy, việc liên kết sản xuấtCTTH đã góp phần
làm cho môi trường và diện mạo của hoạt động truyền hình trở nên phong
phú, đa dạng. Bên cạnh đó, quá trình này cũng góp phần nâng cao chất lượng
các sản phẩm truyền hình, giúp phương thức hoạt động dần chuyên nghiệp
hơn. Từ những ích lợi đó, mà ngày nay người ta chú trọng vấn đề liên kết sản
xuất trong lĩnh vực truyền hình nhiều hơn, nghiêm túc hơn.
Nhiều chương trình được sản xuất theo hình thức liên kết đã ra đời và
nhanh chóng chiếm được sự mến mộ của đông đảo công chúng. Cụ thể như
các CT: “Chuyện nhỏ” (HTV7), “Chiếc nón kỳ diệu”, “Đường lên đỉnh
Olympia”, “Viet Nam Idol” (VTV3),... Đặc biệt, còn có những CT như:
“Vượt lên chính mình” (HTV), “Chuyến xe may mắn” (THVL),... là một
trong những chương trình được liên kết sản xuất đã vượt qua hẳn yếu tố
“quảng cáo thương hiệu” mang tính nhân văn sâu sắc, chiếm được cảm tình
lớn ở công chúng, nhất là những người dân nghèo trên nhiều miền đất nước.
Đây được xem là một trong những dấu ấn mà hoạt động liên kết sản xuất đã

mang đến cho khán giả truyền hình.


7
Ngoài những sản phẩm truyền hình có quy mô “hoành tráng” của các
Đài lớn như Đài truyền hình Việt Nam, Đài truyền hình kỹ thuật số VTC, Đài
truyền hình TP. Hồ Chí Minh,… được liên kết sản xuất với các kênh truyền
hình lớn, thì một số Đài truyền hình địa phương cũng bắt đầu tham gia
phương thức này. Một trong những khu vực hoạt động liên kết sản
xuấtchương trình đang rất phát triển trong thời gian qua phải kể đến khu vực
Tây Nam bộ. Hiện nay, khu vực này đã và đang sản xuất nhiều CTTH tạo
được dấu ấn tốt đẹp trong lòng công chúng cũng như tạo được nét riêng cho
khu vực theo phương thức liên kết sản xuấtCTTH.
Có những chương trình được liên kết sản xuất bởi 15 Đài PTTH từ
miền Đông Nam bộ sang miền Tây Nam bộ như CT“Giai điệu Phương
Nam”, chương trình này được tổ chức mỗi tháng 1 kỳ. Hay trong đợt tham gia
cuộc vận động ủng hộ “Vì biển đảo quê hương” 7 Đài PTTH tại các tỉnh có
đường biên giới giáp Campuchia đã phối hợp với Bộ đội Biên phòng địa
phương xây dựngCT“Biên giới khúc tình ca”, được tổ chức luân phiên 2
tháng 1 kỳ. Gần đây nhất là CT“Vang mãi lời ca” được liên kết sản xuất bởi
5 Đài PTTH, được thực hiện 2 tháng 1 kỳ,...
Nhìn chung, hoạt động liên kết sản xuấtCTTH ở nhiều Đài PTTH thuộc
khu vực Tây Nam bộ thời gian qua đã thực sự có được chỗ đứng quan trọng
trong lòng công chúng. Vì trước đó, nhiều chương trình mặc dù chất lượng tốt
nhưng địa bàn phục vụ nhỏ hẹp chỉ ở trong tỉnh. Nhưng kể từ khi hoạt động
liên kết giữa các Đài được thực hiện thì nhiều chương trình với nội dung
phong phú, thiết thực đã được công chúng nhiều địa phương cùng biết tới và
đón đợi. Từ đây có thể thấy, hoạt động liên kết sản xuấtCTTH đã thực sự
mang lại nhiều hiệu quả thiết thực và đáng trân trọng.
Tuy nhiên, liên kết sản xuất đồng nghĩa với việc một sản phẩm

truyền hình giờ đây không chỉ do một Đài truyền hình sản xuất mà nó còn
liên quan tới rất nhiều Đài khác ở rất nhiều khâu, nhiều yếu tố. Khi đó,


8
hàng loạt vấn đề đặt ra cũng cần tới sự bàn bạc, thống nhất và chung tay
giải quyết. Như: việc lựa chọn và thống nhất nội dung, đề tài; phương tiện
kỹ thuật; vấn đề nhân sự, năng lực trình độ, kỹ năng của đội ngũ sản xuất;
vấn đề quảng cáo, tài trợ, tài chính,...
Do vậy mà không ít chương trình vẫn còn tình trạng: chương trình được
tổ chức một cách hoành tráng; có khách mời là nghệ sĩ, ca sĩ nổi tiếng; người
dẫn chương trình trẻ trung, duyên dáng,... nhưng chương trình cũng chưa thật
sự hấp dẫn bởi chưa có nhiều sáng tạo; mà chương trình vẫn còn mang tính
chất chắp nối, trùng lặp cấu trúc, khách mời,...
Hay ở khâu sản xuất, không ít chương trình liên kết quá lạm dụng công
nghệ, kỹ xảo sân khấu, truyền hình vào hoạt động biểu diễn, làm giảm tính
chân thực của chương trình,... Cùng với đó, không ít các Đài tham gia hoạt
động liên kết sản xuấtchương trình chưa thật sâu sát, chưa quan tâm tới việc
tổng kết, rút kinh nghiệm cũng như chưa nghiên cứu nhu cầu và thị hiếu công
chúng,... Vì vậy chất lượng, hiệu quả một số chương trình liên kết chưa cao.
Trước thực tiễn này, việc cần phải có ngay những công trình tập trung
vào nghiên cứu nhằm chỉ ra thực trạng hoạt động liên kết sản xuất, ưu nhược
điểm từ đó tìm ra nguyên nhân những hạn chế nói trên, đồng thời đưa ra
những giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy quá trình liên kết sản xuấtCTTH ở
khu vực Tây Nam bộ là cần thiết. Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài “Liên kết
sản xuấtchương trình truyền hình giữa các Đài Phát thanh -Truyền hình khu
vực Tây Nam bộ hiện nay”làm công trình nghiên cứu tốt nghiệp khóa đào tạo
Thạc sỹ Báo chí của mình với mong muốn giải đáp phần nào những câu hỏi
và những vấn đề đặt ra ở trên.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Vấn đề liên kết sản xuấtCTTH không phải là một đề tài mới lạ. Mà
cách đây gần 10 năm, trước khi có thông tư số 19/2009/TT- BTTTT được ban
hành ngày 28/5/2009, quá trình liên kết sản xuấtCTTH hay gọi chung là xã
hội hóa truyền hình đã xuất hiện.


9
Mặt khác, cùng với thực tiễn sôi động diễn ra ở các Đài, hoạt động liên
kết sản xuấtCTTH cũng được quan tâm và trở thành những đề tài nghiên cứu
của nhiều nhà khoa học. Một số đề tài liên quan chúng tôi đã khảo sát và xếp
thành những nhóm sau:
- Nhóm 1: những tài liệu nghiên cứu liên quan đến cơ sở lý luận
truyền hình, những xu hướng phát triển của truyền hình Việt Nam trong xã
hội hiện đại, đặc biệt là trong tiến trình hội nhập, toàn cầu hoá.
Mặc dù các tài liệu này có đề cập đến vấn đề sản xuất chương trình và
liên kết sản xuấtCTTH ở Việt Nam nhưng chỉ ở một góc độ nhỏ lẻ và
thường được nghiên cứu như một tác nhân nhỏ thúc đẩy sự phát triển của
truyền hình trong xã hội hiện đại hoặc một giải pháp giúp truyền hình hội
nhập phát triển. Các công trình đó có thể kể tới đó là:
+“Những phương hướng và biện pháp chủ yếu nhằm phát triển sản
phẩm truyền hình cho phù hợp với cung cầu về truyền hình ở Việt Nam hiện
nay”, Đinh Quang Hưng, Luận án tiến sĩ khoa học kinh tế - Trường Đại học
Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, 1996).
Luận án đã phân tích thực trạng chất lượng các sản phẩm truyền hình hiện
nay, nhưng đề cập trực tiếp đến vấn đề liên kết sản xuấtCTTH, những lý giải về
nguyên nhân và một số giải pháp đưa ra,thì có thể thấy được bóng dáng của vấn đề
này như: việc khai thác, sử dụng nguồn vốn, nguồn chất xám từ mọi nguồn lực xã hội
để góp phần vào việc nâng cao chất lượng, cải tiến CTTH.Do mục đích của luận án
chỉ nghiên cứu về cung - cầu các sản phẩm truyền hình trong nền kinh tế thị trường,
tìm những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tin bài, chất lượng phát sóng. Nên,

vấn đề liên kết sản xuấtCTTH giữa các Đài truyền hình với các đối tác bên ngoài mới
chỉ được luận án gợi mở, chưa được lý giải, phân tích một cách cặn kẽ.
+ “Truyền hình Việt Nam trong tiến trình toàn cầu hoá thông tin”, Nguyễn
Thị Tuyết, Khoá luận tốt nghiệp Đại học - Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà
Nội, 2007.


10
Khoá luậnchủ yếu tập trung phân tích vai trò, trách nhiệm của truyền hình
Việt Nam với việc thông tin tuyên truyền trong bối cảnh toàn cầu hoá. Toàn cầu
hoá vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với xã hội nói chung, đối với các phương
tiện truyền thông nói riêng. Để hội nhập, cạnh tranh được với truyền hình của
các nước phát triển, những người làm truyền hình phải không ngừng nâng cao
chất lượng chương trình, mở rộng diện phát sóng. Khoá luận khẳng định, để làm
được điều này, một trong những giải pháp cần làm là phải đẩy nhanh xã hội hóa
truyền hình. Toàn bộ khoá luận 69 trang, nhưng chỉ có một trang đề cập đến vấn
đề xã hội hóa. Điều này chưa thể phân tích một cách cặn kẽ về xã hội hóa - một
vấn đề lớn và nóng trong lĩnh vực truyền hình hiện nay.
- Nhóm 2: những tài liệu nghiên cứu nghiên về vấn đề liên kết, xã hội
hóa sản xuất chương trình truyền hình thực trạng và những giải pháp ở một
Đài truyền hình cụ thể. Có một số công trình tiêu biểu như sau:
+ “Hoạt động xã hội hoá sản xuất chương trình của Đài Truyền hình
thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và định hướng phát triển”, Dương
Thanh Tùng, Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Báo chí Trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013.
Luận văn cung cấp thêm góc nhìn mới về định hướng cho hoạt động xã
hội hóa sản xuất CTTH. Một số luận điểm được nêu, bước đầu đã xác định
được mục đích, tiêu chí, yêu cầu của xã hội hóa sản xuất CTTH. Trong đó,
đặc biệt là việc xác định năng lực sản xuất theo từng tiêu chí, nhiệm vụ cụ thể
trong lộ trình và quy trình hợp tác sản xuất. Song, các nội dung được đề cập

trong luận văn còn giới hạn, chỉ nghiên cứu trong phạm vi của một Đài truyền
hình đó là Đài truyền hình TP. Hồ Chí Minh.
+ Bước đầu nghiên cứu xã hội hoá truyền hình ở Việt Nam - Khảo sát
chương trình “Làm giàu không khó” - VTV1, từ tháng 1 năm 2007 đến tháng
5 năm 2007”, Nguyễn Thị Tuyết Nhung, Khoá luận tốt nghiệp Đại học - Học
viện Báo chí và Tuyên truyên, Hà Nội, 2007.


11
Dù khoá luậnchọn một vấn đề thời sự để nghiên cứu,nhưng việc khảo sát
đánh giá thực trạng hoạt động xã hội hóa ở Việt Nam vớiduy nhất một chương
trình là “Làm giàu không khó”, phát sóng trên VTV1 và khảo sát trong 3 tháng
là chưa hợp lý. Vì vấn đề đặt ra lớn nhưng phạm vi, đối tượng khảo sát nhỏ,
hẹp.Nên việc đánh giá xu thế và đưa ra giải pháp mới chỉ dừng lại ở một mức độ
nhất định, chưa bao quát tình hình phát triển của truyền hình cả nước.
+“Xã hội hoá sản xuất chương trình truyền hình hiện nay - Khảo sát
tại Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Tây 2004 - 2006”, Vũ Thu Hà, Luận
văn Thạc sĩ ngành Báo chí - Đại học Quốc gia Hà Nội, trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội, 2007.
Luận văn tập trung vào việc phân tích đặc điểm, thực trạng, ưu, nhược điểm
của hoạt động xã hội hóa truyền hình ở Đài PTTH Hà Tây. Những đúc rút đưa ra
mới chỉ dừng lại ở quy mô, tính chất của một Đài PTTH địa phương, chưa bao quát
được mọi lĩnh vực của vấn đề xã hội hóa của cả ngành truyền hình ở Việt Nam.
+“Xã hội hoá truyền hình qua sản xuất chương trình “Thế hệ tôi ở VTV6 Đài
truyền hình Việt Nam - Khảo sát từ tháng 8/2007 đến tháng 4/2008”, Phan Thị Hoài,
Khoá luận tốt nghiệp Đại học - Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội, 2008.
Giống như những nghiên cứu trên, khóa luận này cũng chỉ đề cập, phân
tích, nhìn nhận vấn đề xã hội hóa sản xuất CTTH qua khảo sátmột chương
trình cụ thể. Có thể thấy góc độ nghiên cứu còn khá nhỏ, hẹp. Chính vì vậy,
việc đúc rút để tìm ra quy luật, cùng những phương thức, mô hình xã hội hóa

sản xuất CTTH ở quy mô lớn hơn thì hoàn toàn chưa được đề cập đến.
-Nhóm 3:Những bài viết ngắn về một khía cạnh của hoạt động liên kết
sản xuấtchương trình truyền hình đã được đăng trên các báo, website. Có
một số bài viết tiêu biểu như sau:
+ “Xu hướng xã hội hóa truyền hình ở Việt Nam hiện nay”, tác giả
Đinh Thị Xuân Hòa, Khoa Phát thanh - Truyền hình Học viện Báo chí và
Truyên truyền, đăng trên trang Hội nhà báo Việt Nam, ngày 5/12/2011.


12
+ “Xã hội hoá truyền hình: Chưa được như mong đợi”, tác giả Lan Anh,
đăng trên TuanVietnam.net (thuộc báo Vietnamnet điện tử), ngày 31/12/2013.
+“Sản xuất chương trình truyền hình trả tiền: Doanh nghiệp ngoại đang lấn
sân”, Huyền Thanh, đăng trên Báo Công an nhân dân điện tử, ngày 18/9/2014.
+ “Liên kết sản xuấtchương trình truyền hình: Khuyến khích nhưng quản lý
chặt”, Cúc Phương, đăng trên báo Diễn đàn doanh nghiệp điện tử, ngày 21/8/2010.
+ “Xã hội hóa truyền hình: Nên đưa vào Luật Báo chí”, được đăng trên
trang luatdaiviet.vn.
+ “Thực trạng sản xuất các chương trình truyền hình cho thiếu nhi hiện
nay”, Nhạc sỹ Thế Long- Trung tâm THVN tại Cần Thơ, đăng trên trang
lhthtq.vtv.vn.
+ “Khi các kênh truyền hình được xã hội hóa”, Songmoi.vn, được đăng
trên Baomoi.com, đăng ngày 13/02/2013,…
Do tính chất và phạm vi của bài báo đó, nên nhìn chung vấn đề liên kết
sản xuấtCTTH ở Việt Nam có được đề cập đến. Tuy nhiên, vấn đề này mới chỉ
được đề cập ở những khía cạnh rất nhỏ trong vô vàn những vấn đề, những bất
cập đã và đang tồn tại trong hoạt động liên kết sản xuấtCTTH.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu kể trên bước đầu đã đề cập đến một
số khía cạnh của vấn đề liên kết sản xuất truyền hình: ý nghĩa của hoạt động liên
kết sản xuất, vai trò của các đối tác liên kết,… Tuy nhiên, các công trình kể trên

chủ yếu đề cập đến vấn đề liên kết giữa Đài truyền hình với các công ty truyền
thông mà chưa có một công trình nào nghiên cứu về hoạt động liên kết sản
xuấtchương trình giữa các Đài truyền hình với nhau.
Hơn nữa, chưa có công trình nào nghiên cứu về hoạt động liên kết sản
xuấtCTTH giữa các Đài PTTH khu vực Tây Nam bộ - một khu vực mà hoạt động
liên kết sản xuấtCTTH đã diễn ra khá lâu và hiện nay khá sôi động. Do vậy, chưa
đưa ra được giải pháp cũng như định hướng cụ thể để phát huy tối đa hiệu quả của


13
hoạt động liên kết sản xuất chương trình truyền hình giữa các ĐàiPTTH ở khu vực
này. Đây là khoảng trống về mặt lý luận rất cần được nghiên cứu.
Vì lý do đó tác giả lựa chọn đề tài “Liên kết sản xuất chương trình
truyền hình giữa các Đài Phát thanh - Truyền hình khu vực Tây Nam bộ hiện
nay” để nghiên cứu. Trong luận văn này, tác giả sẽ tiếp tục kế thừa những ý
tưởng khai phá của những nhà nghiên cứu đi trước, coi đó là tiền đề lý luận và
thực tiễn để tiếp tục triển khai vào đề tài nghiên cứu của mình.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở khảo sát, nghiên cứu thực trạng về nội dung, hình thức và
phương thức liên kết sản xuất các CTTH giữa các Đài PTTH khu vực Tây
Nam bộ, luận văn làm rõ những mặt tích cực, hạn chế và nguyên nhân hạn
chế của việc liên kết sản xuất; từ đó đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm
thúc đẩy quá trình liên kết sản xuấtCTTH và nâng cao chất lượng các CTTH
theo phương thức liên kết sản xuất giữa các Đài PTTH khu vực Tây Nam bộ
trong thời gian tới.
3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở xác định được mục tiêu nghiên cứu, đề tài sẽ thực hiện lần
lượt các nhiệm vụ trọng tâm sau:
Một là: Làm rõ những vấn đề lý luận về liên kết sản xuấtCTTH, cụ thể

là: Những khái niệm; vai trò hoạt động liên kết sản xuấtCTTH;các dạng thức
liên kết; tiêu chí đánh giá chất lượng, hiệu quả của hoạt động liên kết; và khái
lược hoạt động liên kết sản xuấtCTTH để có cái nhìn tổng quan về hoạt động
liên kết sản xuấtCTTH ở Việt Nam hiện nay.
Hai là: Trên thực tế nghiên cứu, khảo sát thực tiễn luận văn sẽ đưa ra
những nhận định, luận chứng, đồng thời chỉ ra những nguyên nhân hạn chế
của vấn đề liên kết sản xuấtCTTH giữa các ĐàiPTTH hình thuộc khu vực Tây
Nam bộ qua các chương trình khảo sát nằm trong giới hạn đề tài.


14
Ba là: Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình liên kết sản
xuấtCTTH, đồng thời giúp nâng cao chất lượng các CTTH theo phương thức
liên kết sản xuất giữa các Đài PTTH khu vực Tây Nam bộ.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1.Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề liên kết sản xuấtCTTH giữa
các Đài PTTH thuộc khu vực Tây Nam bộ.
4.2. Đối tượng khảo sát
(1) Các chương trình được liên kết sản xuất giữa các Đài PTTH thuộc khu
vực Tây Nam bộ. Cụ thể luận văn tập trung khảo sát 03 chương trình: CT“Giai
điệu Phương Nam”, CT“Biên giới khúc tình ca”, CT“Vang mãi lời ca”.
(2) Các nhà lãnh đạo, quản lý của các Đài truyền hình tham gia hoạt động
liên kết sản xuấtchương trình; các nhà báo, ban biên tập chương trình; một số cá
nhân, tổ chức bên ngoài Đài có tham gia liên liên kết sản xuấtchương trình.
(3) Khán giả truyền hình - những người chịu tác động trực tiếp từ các
sản phẩm truyền hình được liên kết sản xuất.
Bên cạnh đó, đề tài cũng có sử dụng thêm các số liệu của các công
trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài được công bố trước đó.
4.3. Phạm vi khảo sát, nghiên cứu

Luận văn tập trung tìm hiểu và nghiên cứu những hoạt động cũng như những
chương trình được liên kết sản xuất giữa các Đài PTTH thuộc khu vực Tây Nam
bộ. Để có những số liệu sát thực và tiêu biểu, chúng tôi sẽ tập trung khảo sát một số
Đài PTTH có hoạt động liên kết sản xuấtchương trình truyền hình được diễn ra sớm
và quá trình hoạt động được đánh giá phát triển tích cực. Cụ thể: Đài PTTHAn
Giang, Đài PTTHVĩnh Long, Đài PTTH TP. Cần Thơ, Đài PTTH Đồng Tháp, Đài
PTTH Kiên Giang vàĐài PTTH Bạc Liêu. Đây là 6 Đài PTTH có tham gia vào quá
trình liên kết sản xuất các chương trình thuộc đối tượng khảo sát nêu trên.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.2. Cơ sở lý luận


15
Đề tài lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư
tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề định
hướng công tác báo chí; một số lý thuyết về báo chí nói chung và báo chí truyền
hình nói riêng làm phương pháp luận xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu.
5.2.Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phương pháp này được sử dụng nhằm khái quát, hệ thống hóa, bổ sung
mặt lý thuyết về truyền hình nói chung, về quá trình liên kết sản xuấtCTTH nói
riêng. Đây là những lý thuyết cơ sở nhằm đánh giá các kết quả khảo sát thực tế
và đưa ra những giải pháp khoa học cho vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp phỏng vấn sâu
Thực hiện phỏng vấn 5 – 10 người. Đối tượng phỏng vấn là các chuyên
gia, đại diện lãnh đạo của các Đài PTTH, phóng viên, biên tập viên, những
người tham gia thực hiện quá trình liên kết sản xuấtCTTH, nhằm thu thập ý
kiến đánh giá của cá nhân xung quanh đề tài.
- Phương pháp điều tra xã hội học

Phương pháp này nhằm khảo sát thực trạng tiếp nhận về các CTTH
được liên kết sản xuất giữa các Đài PTTH thuộc khu vực Tây Nam bộ. Tác
giả phát phiếu trưng cầu ý kiến ngẫu nhiên cho 600 người tại khu vực thuộc
phạm vi và giới hạn nghiên cứu (6 tỉnh thành). Tuy nhiên, để có cơ sở đánh
giá chính xác nhất, đề tài chỉ sử dụng 500 phiếu tiềm năng - những khán giả
có xem các CTTH trong giới hạn của đề tài.
- Phương pháp thống kê
Phương pháp này được sử dụng nhằm xác định tần số xuất hiện, mức độ phát
triển, chất lượng, hiệu quả những CTTH được liên kết sản xuất giữa các Đài PTTH
thuộc khu vực Tây Nam bộ. Phương pháp này yêu cầu tác giả phải lưu giữ, xem lại các
chương trình đã được liên kết sản xuất, thời gian khảo sát từ tháng 01/2014 đến 01/2015.
- Phương pháp mô hình hóa


16
Đây là phương pháp được sử dụng để mô hình hoá các số liệu nghiên
cứu. Qua đó, giúp chúng ta nhận dạng, so sánh dễ dàng về tỷ lệ, mức độ,
những thông số thuộc kết quả nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp
Thông qua số liệu nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp này nhằm phân
tích số liệu, nhận định ưu điểm và hạn chế của vấn đề nghiên cứu. Qua đó tác giả đề
xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đối với quá trình liên kết
sản xuấtCTTH giữa các Đài Phát thanh - Truyền hình khu vực Tây Nam bộ hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn làm rõ và bổ sung những vấn đề lý luận về hoạt động liên kết sản
xuấtCTTH. Đặc biệt là những lý luậnriêng về hoạt động liên kết giữa các ĐàiPTTHvới
nhau.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Từ thực tế nghiên cứu, luận văn đã phân tích làm sâu sắc hơn những mặt

tích cực và hạn chế của hoạt động liên kết sản xuấtCTTH giữa các Đài PTTH khu
vực Tây Nam bộ hiện nay; đề xuất những giải pháp mang tính sáng tạo, khả thi,
phù hợp thời cuộc, phù hợp đối tượng công chúng, với khả năng của Đài nhằm
thúc đẩy quá trình liên kết sản xuấtCTTH, đồng thời nâng cao chất lượng những
CTTH được liên kết sản xuất giữa các Đài PTTHkhu vực Tây Nam bộ.
- Kết quả của luận văn này góp phần gợi mở để những Đài PTTH đang
thực hiện liên kết sản xuấtCTTH có thể vận dụng lý luận về liên kết sản xuất
vào hoạt động thực tiễn. Ngoài ra, đây cũng có thể là một tài liệu tham khảo
đối với những người quan tâm đến vấn đề liên kết sản xuất CTTH.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Luận văn
có kết cấu bao gồm 3 chương, 11 tiết:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động liên kết sản
xuấtchương trình truyền hình.


17
Chương 2: Thực trạng hoạt động liên kết sản xuấtchương trình truyền
hình giữa các Đài Phát thanh - Truyền hình khu vực Tây Nam bộ hiện nay.
Chương 3: Những yêu cầu đặt ra và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt
động liên kết sản xuất chương trình truyền hình giữa các đài Phát thanh Truyền hình khu vực Tây Nam bộ.
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG
LIÊN KẾT SẢN XUẤTCHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Sản xuất chương trình truyền hình
*Sản xuất
Theo “Từ điển Tiếng Việt” của tác giả Minh Tân biên soạn, thuật ngữ
“sản xuất” (production) được hiểu là:“tạo ra của cải vật chất nói chung”[47,
tr.1129]. Với cách lý giải này có lẽ chưa thật đầy đủ, bởi, xét về bình diện

biểu hiện cũng như nội dung, nó chưa thể hiện hết ý nghĩa của từ.
Cũng đồng quan điểm lấy yếu tố “vật chất” làm một trong những thuộc
tính của “sản xuất”, theo Từ điển Bách Khoa Việt Nam (quyển 3) thì “sản
xuất” được hiểu là:“quá trình con người sáng tạo ra tư liệu vật chất (vật
phẩm, năng lượng, dịch vụ) thích hợp với nhu cầu của con người và xã hội, là
cơ sở tồn tại và phát triển của xã hội loài người” [30, tr.725].
Còn trong quyển “Từ điển Anh – Việt” do Viện Ngôn ngữ học biên
soạn thì thuật ngữ “sản xuất” được hiểu khá đơn giản, “sản xuất là hành
động chế tác, khai thác” [53, tr.1352],…
Mỗi góc nhìn, chúng ta đều nhận diện được “cái lý” riêng cho khái niệm
“sản xuất”. Tuy nhiên, sản xuất luôn có mục đích cụ thể của nó, đó là sản xuất
cái gì, cho ai và sản xuất như thế nào?... Bên cạnh cần chú ý các yếu tố: sức lao
động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Những yếu tố này được xem là


18
tất yếu ở mọi hoạt động trong cuộc sống của con người. Do vậy, để giải thích
khái niệm sản xuất, cần phải gắn nó vào một ngữ cảnh cụ thể đang nói tới.
Ở đây, luận văn được nghiên cứu có liên quan đến sản phẩm truyền
hình, CTTH. Vậy khi đặt vào ngữ cảnh này, sản xuất được hiểu như sau:
“Sản xuất là quá trình tạo ra sản phẩm hay dịch vụ mới, nhằm đáp ứng nhu
cầu của con người và xã hội”.
*Chương trình truyền hình
Hiểu một cách đơn giản, “chương trình truyền hình” là gồm tất cả nội
dung được lên lịch phát sóng hàng ngày, hàng tuần. Nó dạng như một danh
mục (list) nội dung chương trình. Người ta thường nói “chương trình hôm
nay thế nào”- nghĩa là hôm nay có nội dung gì? … Hiểu theo nghĩa này, dù
phổ biến, nhưng chưa được khai thác đúng với bản chất của CTTH.
Dưới góc độ khoa học - mang tính chuyên môn, GS.TS. Tạ Ngọc Tấn
quan niệm: “chương trình truyền hình dùng để chỉ một hay nhiều tác phẩm

hoàn chỉnh hoặc kết hợp với một số thông tin tài liệu khác được tổ chức theo
một chủ đề cụ thể với hình thức tương đối nhất quán, thời lượng ổn định và
được phát đi theo định kỳ”[48, tr.142]. Cách lý giải này nêu rõ đặc điểm và
bản chất của CTTH. Nó gần như hội đủ các yếu tố kết tinh thành một sản
phẩm truyền hình. Đó là thông tin, tư liệu, sự nhất quán giữa nội dung và hình
thức, sự ổn định về mặt thời gian và được phát định kỳ.
Còn theo góc nhìn về kết cấu một sản phẩm truyền hình, tác giả Dương Xuân
Sơn trong“Giáo trình báo chí truyền hình” xuất bản năm 2009, cho rằng: “chương
trình truyền hình là sự liên kết, sắp xếp bố trí hợp lý các tin bài, bảng tư liệu, hình
ảnh, âm thanh trong một thời gian nhất định được mở đầu bằng lời giới thiệu, nhạc
hiệu, kết thúc bằng lời chào tạm biệt, đáp ứng yêu cầu tuyên truyền của cơ quan báo
chí truyền hình nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho khán giả”[46, tr.113]. Theo
quan niệm này, CTTH được hiểu là toàn bộ nội dung phát đi trong ngày, trong tuần
hoặc trong tháng. Với nghĩa này CTTH là một sản phẩm hoàn chỉnh được sáng tạo ra


19
từ nhiều công đoạn khác nhau. Khi nói tới chương trình, bản thân nó bao hàm nhiều
yếu tố như: nội dung, hình thức thể hiện, đối tượng hướng tới, kết quả đạt được.
Song, khi tham cứu thêm một số yếu tố như: đối tượng lao động,
phương thức tham gia sản xuất thì tác giả Tạ Ngọc Tấn cho rằng: “chương
trìnhtruyền hình là sản phẩm lao động của một tập thể các nhà báo và cán bộ
kĩ thuật, dịch vụ. Đồng thời đó cũng chính là quá trình giao tiếp truyền thông
giữa người làm truyền hình với công chúng xã hội”[48, tr.143].
Quan niệm này nhằm khẳng định sự khác biệt trong nhân sự làm nên
một sản phẩm truyền hình. Với góc nhìn mới này, về cơ bản nó vẫn đảm bảo
được tính chất của CTTH,trong đó hội đủ các yếu tố: sự nhất quán giữa nội
dung và hình thức, là tác phẩm mang tính tập thể cao, có thời lượngổn định và
được thực hiện theo định kỳ.
Từ những quan niệm nêu trên và xem xét trên nội dung và hình thức

các CTTH mà các Đài truyền hình đang phát sóng, tác giả luận văn xin đưa ra
một quan niệm của riêng mình về thuật ngữ “chương trình truyền hình” để
làm cơ sở cho nghiên cứu tiếp sau: “chương trình truyền hình là sự kết nối
nhất quán các nội dung (tin, bài, lời dẫn, tư liệu…)bằng hình ảnh và âm
thanh theo một chủ đề, thời lượng nhất định, được phát có hậu kỳ hoặc trực
tiếp theo định kỳ, đồng thời nóluôn là sản phẩm của tập thể”.
Như vậy, để làm nên một CTTH cần sự kết hợp, đóng gói nhiều linh kiện
đơn lẻ có thể là các tin, bài, phóng sự… cùng nhiều yếu tố khác như hình hiệu, hình
cắt, lời bình, âm thanh,... Chính vì có nhiều yếu tố cấu thành như vậy nên việc tổ
chức sản xuất một chương trình bao giờ cũng phức tạp, cần tới sự chung sức của
nhiều đầu mối cũng như đối tượng khác nhau. Việc phát sóng định kỳ các CTTH
góp phần giúp công chúng dễ dàng trong thu xếp thời gian để tiếp nhận thông tin.
Tuy nhiên, thực tế cũng có những chương trình không phát định kỳ, đó thường là
những chương trình mang tính đột xuất nhằm đảm bảo tính thời sự và sự định
hướng về mặt thông tin, nhưng số lượng những chương trình như vậy thường ít.


20
*Sản xuất chương trình truyền hình
Từ quan niệm về thuật ngữ
“chương trình truyền hình” và thuật
ngữ “sản xuất” đã được nêu và phân
tích ở trên có thể thấy “sản xuất
chương trình truyền hình” - đây là
một hoạt động khá hay của loại hình
báo chí truyền hình.
Trong một số tài liệu được

Hình 1.1 Quy trình sản xuất CTTH


tổng kết cho rằng, sản xuất CTTH có 6 công đoạn: 1. Ý tưởng; 2. Kịch bản; 3.
Triển khai; 4. Tổng duyệt; 5. Lên sóng; 6. Hậu lên sóng [27, tr.13]. Và trong
đề tài này chúng tôi cũng đồng quan điểm, nhưng có phần thay đổi từ ngữ ở
công đoạn 6 thành “phản hồi” [hình 1.1], vì tác giả muốn tập trung vào ý kiến
khán giả đối với CTTH đã được phát hơn là khâu “hậu phát sóng” để phải giải
quyết một loạt vấn đề liên quan khác.
Trong quy trình này, tuy phóng viên giữ vai trò chủ đạo, song với một
CTTH bao giờ cũng cần cả một êkíp mới có thể thực hiện. Tùy vào quy mô,
tính chất và phương thức thực hiện mà êkíp đó triệu tập số lượng người nhiều
hay ít. Mặt khác, còn tùy vào đặc thù và điều kiện của từng đơn vị sản xuất
mà chức danh cũng có sự khác biệt. Nhưng nhìn chung, những chức danh
như: Tổng đạo diễn, chủ nhiệm, đạo diễn hình ảnh, người viết kịch bản, tổ
chức sản xuất,… được xem là các thành phần nòng cốt trong quá trình sản
xuất một CTTH. Tất cả được xem là yếu tố con người. Đây là yếu tố rất quan
trọng trong mọi lĩnh vực, không riêng về ngành truyền hình.
Khi làm truyền hình, nếu không có phương tiện kỹ thuật thì chúng ta sẽ không
thể “chuyển hóa ý đồ tư tưởng, nội dung thành thông tin hình ảnh, âm thanh sinh
động trong mỗi chương trình” được [27, tr.15]. Do vậy, kỹ thuật được xem là yếu tố
không thể thiếu khi sản xuất một CTTH. Cũng nhờ vào thành quả khoa học, ngành
truyền hình đã tận hưởng đủ đầy các phương tiện kỹ thuật hiện đại, mà ngày nay


21
người ta gọi là công nghệ truyền hình. Nên, từ đó đã giúp truyền hình có sự khác biệt
so với các loại hình báo chí khác. Đây là đặc thù, đặc tính riêng biệt của truyền hình.
Riêng bàn về lĩnh vực tài chính, đây sẽ được xem là điều kiện vừa cần (để
trang bị máy móc, con người) và vừa đủ để tăng cường kinh phí hoạt động nhằm góp
phần tạo nên sự thành công chotác phẩm truyền hình. Thực sự không có “tiền” khó
lòng xây dựng được một sản phẩm truyền hình, huống hồ để đáp ứng nhu cầu đối với
công chúng khó tính ngày nay. Tóm lại, những yếu tố như con người, kỹ thuật và tài

chính là bộ ba không thể nào thiếu trong quá trình sản xuất CTTH. Bộ ba này luôn
luôn bổ sung cho nhau nhằm mục đích tạo ra một sản phẩm truyền hình chất lượng.
Từ đây, trên cơ sở của những khái niệm nêu trên và kết hợp với quá trình
tham khảo tài liệu, cùng việc khảo sát thực tế, trao đổi trực tiếp với các nhà báo có
nhiều kinh nghiệm trong sản xuất các CTTH ở Đài THVN cũng như của các Đài
PTTH ở khu vực đồng bằng Sông Cửu Long, đồng thời kết hợp với những kinh
nghiệm rút ra trong hoạt động thực tiễn của bản thân, tác giả đề xuất khái niệm
thuật ngữ “sản xuất chương trình truyền hình”như sau: “sản xuất chương trình
truyền hìnhlà hoạt động tạo ra sản phẩm truyền hìnhnhằm đáp ứng nhu cầu, thị
hiếu của người tiếp nhận và những yếu tố như: tài chính, con người và phương tiện
kỹ thuật là những tác nhân chính tạo nên chất lượng cho sản phẩm truyền hình
ấy”.
1.1.2. Liên kết sản xuấtchương trình truyền hình
* Liên kết
Theo “Từ điển Lạc Việt”, thuật ngữ “liên kết” (integration) được hiểu “là
sự hợp lại thành một hệ thống nhất”[58]. Tuy nhiên, với cách giải thích
này,“liên kết” chưa nêu được chủ thể trong hoạt động liên kết như: của ai, từ ai?
Tiếp cận vấn đề này, trong cuốn “Từ điển Tiếng Việt”, xuất bản năm
1998, tác giả Hoàng Phê (chủ biên) đã giải thích:“liên kết là kết lại với nhau
từ nhiều thành phần hoặc tổ chức riêng rẽ”[43, tr.547].
Qua các quan niệm nêu trên, dù cách thể hiện, diễn đạt thuật ngữ “liên
kết” có khác biệt nhau, tuy nhiên về nội hàm hay thuộc tính của nó đều có


22
những điểm chung. Liên kết đó là sự kết hợp (kết lại, phối hợp) và chủ thể
liên kết (thành phần, tổ chức) đều được nhắc đến. Tuy nhiên, với giới hạn của
đề tài cũng như quan điểm cá nhân, trong đề tài này chúng tôi thống nhất
đồng quan điểm với tác giả Hoàng Phê :“liên kết là kết lại với nhau từ nhiều
thành phần hoặc tổ chức riêng rẽ”để làm cơ sở trong quá trình nghiên cứu.

*Liên kết sản xuấtchương trình truyền hình
Từ khái niệm “liên kết” và “sản xuất chương trình truyền hình” nêu trên
có thể xâu chuỗi được một từ hoàn chỉnh đó là “liên kết sản xuấtchương trình
truyền hình”. Cụm từ này có thể hiểu “liên kết sản xuấtchương trình truyền hình
là sự phối hợp nhằm tạo ra sản phẩm truyền hình với mục đích cụ thể”.
Hiện nay “liên kết sản xuất” là hoạt động được rất nhiều lĩnh vực áp
dụng. Vì liên kết sản xuất là để hướng đến mục đích tạo ra nhiều sản phẩm
hơn, nâng cao chất lượng cũng như dịch vụ và sản phẩm. Đồng thời, liên kết
sản xuất ngoài mở rộng mối quan hệ đối tác, đây còn là quá trình thể hiện
tiềm năng vươn xa và sự lớn mạnh vượt trội của xã hội nói chung, của từng
ngành nghề nói riêng.
Việc liên kết chỉ tồn tại khi có ít nhất 2 đối tác. Ở Việt Nam việc sản
xuất CTTH là do các Đài truyền hình đảm nhiệm dưới sự quản lý của các cơ
quan quản lý nhà nước ở cấp phù hợp. Vậy nên, liên kết sản xuấtCTTH có thể
hiểu đó là việc phối hợp giữa các Đài với đối tác khác để làm nên sản phẩm
truyền hình.
Liên kết sản xuấtCTTH là một phương thức phức tạp, đòi hỏi nhiều yếu
tố cũng như các điều kiện để thực hiện. Việc liên kết có thể ở phương diện nội
dung hay kỹ thuật hoặc tài chính,… Tuy nhiên, khi tiến hành liên kết để sản
xuất một CTTH nào đó, cần xác định rõ mục đích, đối tượng, mức độ, cách
thức,… liên kết để lấy đó làm phương châm thực hiện và tất cả cần một sự
thống nhất chung giữa các bên tham gia.
Đặc biệt, trong các yếu tố nêu trên, đối tượng liên kết là ai luôn là câu
hỏi cấp thiết đặt ra đối với chủ thể liên kết, cụ thể là với mỗi Đài truyền hình.


23
Bởi vì, vấn đề liên kết với ai, trình độ năng lực của đối tác liên kết thế nào, nó
lại đóng vai trò quan trọng. Nó quyết định tới chất lượng, hiệu quả liên kết
hay nói cụ thể hơn là quyết định đến chất lượng, hiệu quả của các CTTH.

Thực tế cho thấy, bản chất của việc liên kết sản xuất nói chung và sản
xuất CTTH nói riêng nhằm huy động nguồn lực ở bên ngoài Đài, qua đó tạo
hiệu quả và chất lượng cho chương trình. Việc liên kết sản xuấtCTTH còn
giúp giảm bớt áp lực cho các Đàitruyền hình vềkinh tế và thời gian. Kế nữa,
nó giúp phong phú về mặt số lượng chương trình, nâng cao uy tín cũng như
thương hiệu của các Đài truyền hình.
Vì vậy, sau khixâu chuỗi các yếu tố và điều kiện đã phân tích ở trên, tác
giả xin được đưa ra khái niệm liên kết sản xuấtCTTH như sau: “Liên kết sản
xuấtchương trình truyền hình là sự phối hợp giữa một bên là Đài truyền hình
với một bên là đối tác liên kết, ở một hay nhiều phương diện trong hoạt động
sản xuất nhằm tạo ra một phần hay toàn bộ sản phẩm truyền hình”.
1.2. Vai trò của hoạt động liên kết sản xuấtchương trình truyền hình
1.2.1. Góp phần giảm bớt gánh nặng trong sản xuất cho các Đài
Sản xuất chương trình là một hoạt động rất tốn kém. Bởi tác phẩm
truyền hình là một sản phẩm tập thể. Nó bao gồm nhiều thành phần: nhân
lực,phương tiện kĩ thuật,… cùng tham gia vào. Để có một CTTH chất lượng
cần đầu tư về thời gian, bố trí nguồn nhân lực, kinh phí,… Trong khi đó, đa
phần các Đàitruyền hình hiện nay chủ yếu là kênh quảng bá, ngoài nhiệm vụ
phải thực hiện các chương trình quảng bá, họ cũng cần sản xuất các chương
trình mang tính thương mại để nuôi sống bộ máy của Đài. Vì vậy, trong một
lúc họ không thể sản xuất nhiều chương trình, chứ đừng nói đến chất lượng
cao.
Mặt khác, số lượng nhân lực hiện nay trong mỗi Đài truyền hình cũng
còn hạn chế, có khi còn giới hạn cả về mặt trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ. Đã
có tình trạng một người nhưng kiêm nhiệm quá nhiều nhiệm vụ, rồi vấn đề phân


24
công phần việc không đúng chuyên ngành, sở nguyện,... Nên việc góp mặt của
quá trình liên kết sản xuấtCTTH là rất cần thiết. Và đó là một hoạt động kịp thời,

phù hợp so với thực tế hiện nay của các Đài truyền hình.
Đồng thời, theo nhu cầu phát triển cũng như trào lưu mới – khán giả
đang mong mỏi chương trình phải phong phú, đa dạng và còn thiết thực,… Vì
vậy,nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu khán giả mà một số Đàitruyền hình đã
tăng cường kênh, từ1thành 2 hay 3 kênh,... Từ việc tăng kênh như vậy đã dẫn
đến tình trạng thiếu chương trình.Nên việc cần bổ sung chương trình lấp đầy
sóng là một nhu cầu tất yếu. Song, nguồn nhân lực cơ hữu chưa đủ để đáp
ứng cho công việc đó. Do vậy, vấn đề này là một khó khăn cần tháo gỡ.
Với thực tế đó, nếu có sự góp sức của các cá nhân, đơn vị bên ngoài
Đài truyền hình, hay các Đài bạn vào việc thực hiện một hay nhiều CTTH thì
gánh nặng về mọi mặt của các bên sẽ giảm thiểu đi rất nhiều. Nhất là việc các
Đài truyền hình phải lo làm sao thực hiện được một chương trình mới trong
khi nguồn kinh phí hạn hẹp, nguồn nhân lực yếu, kinh nghiệm tổ chức chưa
nhiều,…
1.2.2. Đáp ứng nhu cầu đa dạng của công chúng, mở rộng phạm vi
tiếp nhận thông tin
Thông qua quá trình liên kết sản xuất, chương trình truyền hình sẽ tăng
lên về số lượng, đa dạng về nội dung cũng như chủ đề. Điều đó đồng nghĩa
với việc quy mô, phạm vi hoạt động của các Đài được mở rộng. Ví dụ, nếu
trước đây một Đài chỉ tự sản xuất được 15 CTTH, thì giờ đây khi tham gia
liên kết sản xuất, số lượng và dung lượng chương trình tăng lên đáng kể. Hoạt
động liên kết này không chỉ dừng lại ở các cá nhân, tổ chức mà được thực
hiện giữa các Đài truyền hình với nhau. Từ đây, phạm vi phủ sóng của
chương trình không chỉ thu hẹp ở một tỉnh, một đất nước mà chương trình đó
có thể vươn xa hơn.
Sự phong phú và đa dạng các chương trình, khả năng phủ sóng rộng rãi
sẽ giúp công chúng có nhiều sự chọn lựa, điều đó đáp ứng được nhu cầu thị


25

hiếu của công chúng. Mặt khác, khi công chúng tiếp cận đa chiều về mặt
thông tin (nhiều chủ đề, nhiều chương trình) thì sẽ giúp công chúng cập nhật,
sở hữu nhiều kiến thức sâu và rộng hơn. Từ đó,giúp công chúngcó đủ bản
lĩnh, trình độ, chất liệu ngôn từ để đưa ra những chính kiến, tạo dư luận xã hội
trước mỗi sự vật hiện tượng được bao quát hơn.
Vì vậy, vai trò của hoạt động liên kết sản xuấtCTTH không chỉ dừng lại
ở việc góp phần giảm bớt gánh nặng trong sản xuất cho các Đài, mà một trong
những vai trò quan trọng của hoạt động này là góp phần mở rộng phạm vi tiếp
nhận thông tin, đáp ứng nhu cầu thị hiếu ngày càng cao của công chúng trong
xã hội.
1.2.3. Nâng cao chất lượng các chương trình truyền hình
TS. Bùi Chí Trung - Đại học KHXHNV cho rằng: “Khó có phương
tiện truyền thông - giải trí nào xâm nhập vào đời sống người dân Việt Nam
mạnh mẽ và rộng rãi như truyền hình” [51, tr.155]. Điều này muốn khẳng
định thêm tầm quan trọng, sự thiết thực và gần gũi của lĩnh vực truyền hình
đối với cuộc sống chúng ta hiện nay. Mặt khác, khi mang trên mình chức
năng và nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục thì hơn bao giờ hết, ngành truyền
hình phải đặc biệt chú ý đến nội dung, chất lượng tác phẩm và rõ hơn về thông
điệp cần truyền tải. Còn nếu thông tin hời hợt về mặt kiểm duyệt và cách thể
hiện, thông điệp không rõ ràng thì sẽ có thể nhận về hậu quả khó lường. Vì, mục
đích cuối cùng của truyền thông là tác động vào nhận thức để làm thay đổi hành
vi của tất cả mọi người. Do vậy, nếu tác động như thế nào thì hành vi sẽ như
thế ấy.
Và hoạt động liên kết sản xuấtCTTH cũng không ngoài mục đích nâng
cao chất lượng sản phẩm. Song, để tạo sự phong phú, đa dạng các chương
trình, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng, ngoài sự nỗ lực của đội ngũ
nhân viên từng Đài truyền hình, họ còn tận dụng thế mạnh của các đơn vị liên
kết để tạo thành sức mạnh chung nhất. Khi hoạt động liên kết sản xuấtCTTH
được tiến hành thì đồng nghĩa với việc “một đứa béđược nhiều người chăm



×