Tải bản đầy đủ (.doc) (102 trang)

Nghiên cứu phát triển làng nghề mộc truyền thống theo hướng bền vững trên địa bàn thị trấn Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (815.32 KB, 102 trang )

mmHỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------  -------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ MỘC
TRUYỀN THỐNG THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN THỊ
TRẤN THANH LÃNG, HUYỆN BÌNH XUYÊN, TỈNH VĨNH PHÚC

Tên sinh viên

: Đỗ Thị Hồng Linh

Chuyên ngành đào tạo : Kinh tế
Lớp

: KTA – K57

Niên khóa

: 2012-2016

Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS. Ngô Thị Thuận

Hà Nội – 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng những nghiên cứu và số liệu trong khóa luận này
là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học hàm, học vị nào.


Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thưc hiện khóa luận này
đã được cảm ơn và những thông tin trích dẫn đều ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày.........tháng......năm 2015
Người cam đoan

Đỗ Thị Hồng Linh

ii


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, tôi xin chân thành cảm ơn Ban
giám đốc Học viện; Ban Chủ nhiệm khoa và các Thầy Cô giáo trong Khoa
Kinh Tế & Phát triển nông thôn đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu
trong suốt thời gian học tập và rèn luyện ở trường.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Cô PGS.TS Ngô Thị Thuận, Bộ
môn Phân tích định lượng, đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình chỉ bảo cho tôi
trong suốt thời gian nghiên cứu. Đồng thời, tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành
của mình tới các Thầy Cô trong Khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn đã giúp
đỡ tôi trong quá trình triển khai khóa luận tốt nghiệp.
Trong quá trình thực tập, tôi xin chân thành cảm ơn các chú, các bác, các
anh chị công tác tại Ủy ban nhân dân thị trấn Thanh Lãng, các hộ gia đình, các
cở sở làm nghề mộc trên địa bàn thị trấn Thanh Lãng đã tiếp nhận tôi, tận tình
giúp đỡ cung cấp số liệu và những thông tin cần thiết để phục vụ cho quá trình
nghiên cứu của đề tài này.
Do điều kiện năng lực bản thân còn hạn chế, khóa luận có thể còn có chỗ
thiếu sót, tôi mong được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến xây dựng của các Thầy
Cô và bạn bè để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày.....tháng.......năm 2015

Tác giả

Đỗ Thị Hồng Linh

iii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, việc chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, phát triển công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là vô cùng cần thiết và hết sức quan trọng, góp
phần giải quyết việc làm cho người lao động, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời
sống của người dân và thay đổi diện mạo của địa phương. Bên cạnh đó, phát
triển làng nghề đã đóng góp đáng kể vào mức tăng trưởng của nền kinh tế địa
phương. Cùng với sự phát triển chung của làng nghề, làng nghề mộc truyền
thống Thanh Lãng những năm qua đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
Bên cạnh những thành quả đạt được thì làng nghề mộc truyền thống Thanh
Lãng vẫn phải đối mặt với những khó khăn thách thức lớn như: vốn đầu tư cho
sản xuất còn thiếu; thiếu mặt bằng sản xuất, vấn đề ô nhiễm môi trường; thị
trường tiêu thụ không ổn định… Vì vậy, để phát triển làng nghề, khắc phục
những khó khăn, phát huy hết tiềm năng vốn có của làng nghề, chúng tôi đã
tiến hành lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu phát triển làng nghề mộc truyền thống
theo hướng bền vững trên địa bàn thị trấn Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên, tỉnh
Vĩnh Phúc”
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài bao gồm: Hệ thống hóa cơ sở lý luận và
thực tiễn về phát triển làng nghề truyền thống theo hướng bền vững; Đánh giá
thực trạng sản xuất kinh doanh và các vấn đề môi trường, xã hội ở làng nghề
tại thị trấn Thanh Lãng. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển làng
nghề truyền thống tại thị trấn Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh
Phúc. Để từ đó đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm phát triển làng nghề truyền

thống theo hướng bền vững trong thời gian tới.
Đề tài sử dụng phương pháp thu thập số liệu truyền thống, điều tra số
liệu 45 cơ sở sản xuất để tìm hiểu tình hình sản xuất và môi trường xung
quanh các cơ sở sản xuất. Thu thập số liệu sơ cấp, thứ cấp bằng cách sử dụng
iv


bảng câu hỏi. Kết quả được tổng hợp và xử lý trên Excel để thấy được tình
hình phát triển của nghề mộc và đưa ra những nhận xét, phân tích cụ thể.
Đề tài tập trung nghiên cứu một số nội dung chính: Tình hình sản xuất nghề
mộc trên địa bàn thị trấn Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc và
các nhân tố ảnh hưởng tới nghề mộc trên địa bàn, thông qua quá trình điều tra
các cơ sở sản xuất, kết quả, hiệu quả sản xuất, tình hình lao động và các vấn
đề ô nhiễm môi trường tại các cơ sở sản xuất.
Định hướng phát triển trong thời gian tới:
- Đẩy mạnh phát triển lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nhằm
giải quyết việc làm, phân công lại lao động trong xã hội, trong đó chuyển phần
lớn lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp sản xuất. Quan tâm phát triển
làng nghề đi đôi với áp dụng công nghệ mới, sử dụng hợp lý nguồn nguyên liệu
và xử lý ô nhiễm, bảo vệ môi trường làng nghề.
- Xây dựng, mở rộng làng nghề mộc truyền thống Thanh Lãng để đưa
các cơ sở sản xuất ở các khu dân cư trong toàn thị trấn vào sản xuất tập trung
tại làng nghề, tách rời khu dân cư để duy trì và phát triển nghề truyền thống
theo hướng bền vững tại các địa phương.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất
kinh doanh, ưu tiên phát triển làng nghề mộc truyền thống. Xây dựng thương
hiệu, quảng bá giới thiệu sản phẩm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Khôi phục từng bước phát triển làng nghề.
Xuất phát từ những thực tế, khó khăn và thách thức trong nghề mộc trên địa
bàn thị trấn Thanh Lãng, tôi xin đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển làng

nghề theo hướng bền vững của địa phương trong thời gian tới:
- Đảm bảo đủ nguồn vốn
- Nâng cao tay nghề cho đội ngũ lao động
- Phân công, giao nhiệm vụ cụ thể rõ ràng cho hệ thống cơ quan nhà nước.
- Đẩy nhanh công tác quy hoạch làng nghề
v


- Xây dựng thương hiệu
- Nâng cao chất lượng, đổi mới mẫu mã và đa dạng hóa sản phẩm
- Giải pháp về môi trường
Qua đó đề tài có khuyến nghị tới các cơ quan nhà nước, chính quyền địa
phương trong công tác quản lý; khuyến nghị tới các cơ sở sản xuất có ý thức
bảo vệ môi trường nhằm phát triển ổn định và phát triển làng nghề theo
hướng bền vững.

vi


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................................................... II
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................................ III
TÓM TẮT KHÓA LUẬN.............................................................................................................................. IV
MỤC LỤC................................................................................................................................................ VII
DANH MỤC BẢNG..................................................................................................................................... X
DANH MỤC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ...................................................................................................................... XI
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................................................. XII
PHẦN 1. MỞ ĐẦU..................................................................................................................................... 1
1.1 SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI


1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

2

1.2.1 Mục tiêu chung
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

3

1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
PHẦN 2. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ MỘC TRUYỀN THỐNG THEO HƯỚNG
BỀN VỮNG............................................................................................................................................... 5
2.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ MỘC TRUYỀN THỐNG THEO HƯỚNG BỀN VỮNG.

5

2.1.1 Các khái niệm cơ bản
2.1.2 Vai trò của làng nghề truyền thống
2.1.3 Ý nghĩa của làng nghề mộc truyền thống
2.1.4 Đặc điểm của làng nghề mộc truyền thống
2.1.5 Nội dung nghiên cứu phát triển làng nghề mộc truyền thống theo hướng bền vững

2.1.6 Các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển làng nghề mộc truyền thống
theo hướng bền vững
2.2 THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ MỘC TRUYỀN THỐNG

18

2.2.1 Thực tiễn về phát triển làng nghề mộc truyền thống trên thế giới
2.2.2 Thực tiễn về phát triển làng nghề theo hướng bền vững ở Việt Nam
2.2.3 Các công trình nghiên cứu trước đây có liên quan
2.2.4 Những bài học rút ra từ kinh nghiệm phát triển làng nghề ở một số nước Châu Á
PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................29

vii


3.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN

29

3.1.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.2 Điều kiện văn hóa
3.1.3 Tình hình sử dụng đất đai của thị trấn qua 3 năm 2012-2014
3.1.4 Điều kiện xã hội
3.1.5 Điều kiện kinh tế
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

36

3.2.1 Phương pháp chọn điểm khảo sát
3.2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu

3.2.3 Phương pháp xử lí và tổng hợp dữ liệu
3.2.4 Phương pháp phân tích thông tin
3.2.5 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
PHẦN 4. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................................................ 42
4.1 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ MỘC TRUYỀN THỐNG THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN THANH LÃNG,
HUYỆN BÌNH XUYÊN, TỈNH VĨNH PHÚC

42

4.1.1 Thông tin chung về các chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh nghề mộc
4.1.2 Tổ chức sản xuất kinh doanh
4.1.3. Tình hình sử dụng vốn
4.1.4 Tình hình công nghệ kỹ thuật
4.1.5 Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
4.1.6 Chi phí sản xuất
4.1.7 Kết quả và hiệu quả sản xuất sản phẩm của làng nghề
4.1.8 Tình hình môi trường
4.1.9 Tình hình xã hội
4.1.10 Những kết quả đạt được và nguyên nhân.
4.2 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ MỘC TRUYỀN THỐNG THEO HƯỚNG BỀN VỮNG THỊ TRẤN THANH
LÃNG

63

4.2.1 Phân tích SWOT phát triển làng nghề mộc truyền thống trên địa bàn thị trấn Thanh Lãng
4.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển làng nghề mộc truyền thống theo hướng bền vững
trên địa bàn thị trấn Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc
4.3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ MỘC TRUYỀN THỐNG THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN THANH LÃNG, HUYỆN BÌNH XUYÊN, TỈNH VĨNH PHÚC.


73

4.3.1 Định hướng
4.3.2 Giải pháp phát triển làng nghề mộc truyền thống theo hướng bền vững
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................................................ 82
5.1 KẾT LUẬN

82

viii


5.2 KIẾN NGHỊ

83

5.2.1 Đối với nhà nước
5.2.2 Đối với các cơ quan chính quyền và địa phương
5.2.3 Đối với các cơ sở sản xuất trên địa bàn nghiên cứu
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................................. 84

ix


DANH MỤC BẢNG
Số bảng

Tên bảng

Trang


Bảng 3.1 Tình hình đất đai và sử dụng đất đai của thị trấn qua 3 năm 2012-2014............................................................31
Bảng 3.2 Dân số và lao động của thị trấn qua 3 năm 2012 – 2014.....................................................................................33
Bảng 3.3 Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất các ngành kinh tế của thị trấn qua 3 năm 2012-2014.........................35
Bảng 4.1 Giới tính, trình độ học vấn, chuyên môn của các chủ cơ sở sản xuất kinh doanh nghề mộc điều tra..................43
Bảng 4.2 Số hộ sản xuất kinh doanh qua 3 năm ( 2012-2014)...........................................................................................45
Bảng 4.3 Thực trạng đầu tư vốn bình quân của của các cơ sở sản xuất kinh doanh trong làng nghề mộc qua 3 năm 2012 –
2014................................................................................................................................................................................... 45
Bảng 4.4 Các loại máy móc phục vụ trong sản xuất làm nghề mộc....................................................................................49
Bảng 4.5 Giá đầu vào trung bình các loại gỗ theo từng quy mô sản xuất...........................................................................50
Bảng 4.6 Kết quả sản xuất của các cơ sở điều tra năm 2014..............................................................................................54
Bảng 4.7 Chi phí sản xuất của các cơ sở sản xuất năm 2014..............................................................................................57
Bảng 4.8 Kết quả và hiệu quả sản xuất của các cơ sở điều tra năm 2014...........................................................................59
Bảng 4.9 Một số bệnh thường mắc theo độ tuổi ở làng nghề mộc truyền thống Thanh Lãng...........................................60

x


DANH MỤC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ

Sơ đồ 4.1 Quy trình sản xuất một số sản phẩm đồ gỗ..............Error: Reference
source not found
Đồ thị 3.1 Cơ cấu diện tích đất tự nhiên thị trấn Thanh Lãng (2012-2014)
Đồ thị 4.1 Cơ cấu vốn cố định và vốn lưu động của các cơ sở sản xuất
Đồ thị 4.2 Cơ cấu vốn tự có và vốn đi vay của các nhóm hộ
Sơ đồ 4.1 Quy trình sản xuất một số sản phẩm đồ gỗ.
Đồ thị 4.3: Cơ cấu chủng loại sản phẩm tại các cơ sở điều tra năm 2014
Đồ thị 4.4 Cơ cấu tiêu thụ sản phẩm của các cơ sở sản xuất
Sơ đồ 4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển làng nghề mộc truyền thống theo hướng bền vững


xi


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BQ

: Bình quân

CN- TTCN- XD

: Công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp- xây dựng

ĐVT

: Đơn vị tính

GTSX

: Giá trị sản xuất

NN

: Nông nghiệp

NN- TS

: Nông nghiệp- thủy sản

NQ/TƯ


: Nghị quyết/trung ương

PTBV

: Phát triển bền vững

QĐUB

: Quyết định ủy ban

TMDV

: Thương mại, dịch vụ

UBND

: Ủy ban nhân dân

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1 Sự cần thiết nghiên cứu đề tài
Làng nghề truyền thống là một bộ phận của nền văn hóa Việt Nam nó
có vai trò cực kì quan trọng, thể hiện sự sáng tạo của hoạt động văn hóa Việt
Nam. Mặc dù nó không quyết định sự sống còn như làng thuần nông nhưng
sản phẩm tạo ra lại mang tính đặc thù của nền văn hóa dân tộc. Làng nghề
đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của nước ta. Tuy
nhiên, ngày nay những biến động của thị trường có tác động mạnh mẽ đến các
làng nghề. Các làng nghề không đáp ứng được nhu cầu thị trường về số

lượng, chủng loại và chất lượng của làng nghề.
Theo Courrier du Vietnam (2003) ở nước ta có trên 2000 làng nghề thủ
công với 11 nhóm ngành nghề chính như: sơn mài , gốm sứ, thêu ren, mây tre
đan, mộc, đá… Các làng nghề tại Việt Nam hiện nay đã góp phần giúp kinh tế
tại các địa phương ngày càng phát triển hơn, giúp giải quyết việc làm và tăng
thu nhập cho người dân tại địa phương. Các làng nghề trong nước rất được sự
ủng hộ, hỗ trợ, tạo điều kiện từ các cấp chính quyền. Tuy nhiên, đa số các làng
nghề vẫn gặp nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất như: tình trạng quản lí
của chủ hộ còn hạn chế, thị trường đầu vào và đầu ra còn kém phát triển, mẫu
mã các mặt hàng còn chưa đẹp nên đã làm giảm tính cạnh tranh của sản phẩm
trên thị trường.
Huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc là một huyện có nhiều ngành nghề
thủ công nổi tiếng trong cả nước như: làng nghề gốm truyền thống Hương
Canh, làng nghề mộc truyền thống tại Thanh Lãng... Tuy nhiên cũng giống
như cả nước làng nghề mộc tại thị trấn Thanh Lãng vẫn còn gặp những hạn
chế cần được quan tâm và giải quyết.
Thị trấn Thanh Lãng nằm ở phía Nam huyện Bình Xuyên, cách trung
tâm huyện 6km, với tổng diện tích tự nhiên là 969,93ha với 3.529 hộ và 15.169
1


nhân khẩu, có thị trường tiêu thụ và đường giao thông thuận lợi. Thị trấn có
quỹ đất rộng, có tiềm năng để phát triển làng nghề thủ công. Thị trấn Thanh
Lãng có bề dày truyền thống về nghề mộc với 2731 lao động làm nghề mộc.
Những sản phẩm mộc của Thanh Lãng đang chiến lĩnh phần lớn thị trường
trong và ngoài tỉnh. Một vài năm gần đây làng nghề tại Thanh Lãng đã có
những bước tiến vượt bậc và tạo được tiếng vang trong và ngoài nước, đời sống
nhân dân cũng ngày được nâng cao một cách đáng kể. Tuy nhiên, trong quá
trình phát triển làng nghề cũng đã có tác động xấu đến môi trường và xã hội
như : ô nhiễm mỗi trường, đặc biệt là bụi bặm, tiếng ồn, đến nguồn nước đến

các khu vực xung quanh và gây ra các tệ nạn trong xã hội.
Các nghiên cứu trước đây về làng nghề đã có, nhưng được nghiên cứu
ở địa phương khác, trên địa bàn thị trấn Thanh Lãng chưa có nghiên cứu nào.
Từ các lý do nêu trên chúng tôi lựa chọn đề tài “Nghiên cứu phát triển làng
nghề mộc truyền thống theo hướng bền vững trên địa bàn thị trấn Thanh
Lãng, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực tiễn, cũng như phân tích thực trạng,
các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển làng nghề truyền thống theo hướng bền
vững, từ đó đề xuất định hướng và giải pháp nhằm phát triển làng nghề truyền
thống tại thị trấn Thanh Lãng.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận, thực tiễn về phát triển làng
nghề mộc truyền thống theo hướng bền vững;
- Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất kinh doanh và các vấn đề kinh
tế, xã hội, môi trường ở làng nghề tại thị trấn Thanh Lãng những năm qua;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển làng nghề mộc truyền
thống tại thị trấn Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc;
2


- Đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm phát triển làng nghề mộc truyền
thống theo hướng bền vững trên địa bàn thị trấn Thanh Lãng, huyện Bình
Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
1. Các hình thức tổ chức sản xuất sản phẩm của làng nghề mộc truyền
thống trên địa bàn thị trấn Thanh Lãng đang diễn ra như thế nào?
2. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình phát triển làng nghề
mộc truyền thống theo hướng bền vững trên địa bàn thị trấn Thanh Lãng?

3. Giải pháp nào để thúc đẩy phát triển làng nghề mộc truyền thống
theo hướng bền vững của thị trấn trong thời gian tới?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Các hoạt động phát triển làng nghề mộc truyền thống theo hướng bền
vững, được cụ thể hóa ở các đối tượng khảo sát sau:
- Các cơ sở sản xuất kinh doanh trong làng nghề: hộ gia đình, hợp tác
xã, nhóm hợp tác xã, doanh nghiệp.
- Các sản phẩm làng nghề: bàn ghế, tủ, giường, khung bao, tay vịn cầu…
- Thị trường tiêu thụ của làng nghề: Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hưng Yên,
Hải Dương….
- Các quy định về phát triển làng nghề: chủ trương, chính sách, cơ chế.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian:
Tổng thể : Trên địa bàn toàn thị trấn Thanh Lãng.
Mẫu: + Khảo sát sâu ở 1 số cơ sở sản xuất kinh doanh đại diện
+ Khảo sát sâu ở 1 số thị trường đại diện
- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu thực trạng sản xuất kinh doanh, các
yếu tố ảnh hưởng và các giải pháp phát triển làng nghề mộc truyền thống theo
hướng bền vững trên địa bàn thị trấn Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên, tỉnh
3


Vĩnh Phúc.
- Phạm vi thời gian:
+ Dữ liệu thứ cấp: Đề tài thu thập số liên quan đến nội dung nghiên cứu
trong thời gian từ năm 2012 đến năm 2014.
+ Dữ liệu sơ cấp: Dữ liệu được thu thập năm 2015.
+ Giải pháp đề xuất cho năm 2016 – 2020


4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG
NGHỀ MỘC TRUYỀN THỐNG THEO HƯỚNG BỀN VỮNG.
2.1 Cơ sở lí luận về phát triển làng nghề mộc truyền thống theo hướng
bền vững.
2.1.1 Các khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Làng nghề
Theo giáo sư Trần Quốc Vượng: “Làng nghề là làng tuy vẫn có trồng
trọt theo lối tiểu thủ công nghiệp và chăn nuôi nhỏ song đã nổi trội một nghề
cổ truyền, tinh xảo với một tầng lớp thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyên
nghiệp có phường, có ông trùm, ông phó cả. Cùng một số thợ và phó nhỏ đã
chuyên tâm, với quy trình công nghệ nhất định sinh ư nghệ, tử ư nghệ (nhất
nghệ tinh, nhất thân vinh) sống chủ yếu bằng nghề đó và sản xuất ra những
mặt hàng thủ công, những mặt hàng có tính mỹ nghệ, đã trở thành hàng hóa
và có quan hệ tiếp thị với một thị trường là vùng xung quanh”
2.1.1.2 Làng nghề truyền thống
Theo luận văn thạc sĩ Vũ Thị Hoài Thu “Làng nghề truyền thống: là
những tổ dân phố, làng làm nghề thủ công truyền thống có từ lâu đời, qua
nhiều năm, nhiều thế kỷ và các bí quyết của nghề được giữ bí mật và lưu
truyền từ đời này sang đời khác.”
2.1.1.3 Làng nghề mộc truyền thống
Làng nghề mộc truyền thống là trọng tâm sản xuất hàng đồ gỗ, nơi quy
tụ các nghệ nhân và nhiều hộ gia đình chuyên làm nghề mang tính truyền
thống lâu đời, có sự liên kết hỗ trợ trong sản xuất, bán sản phẩm theo kiểu
phường hội, kiểu hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ, có cùng tổ nghề và các
thành viên luôn ý thức tuân thủ những chế ước xã hội và gia tộc. Sự liên kết
hỗ trợ nhau về nghề kinh tế, kỹ thuật, đào tạo thợ trẻ giữa các gia đình cùng
dòng tộc, cùng phường nghề, trong quá trình lịch sử hình thành và phát triển

5


nghề nghiệp đã hình thành ngay trên đơn vị cư trú, làng xóm truyền thống của
họ…. Như vậy, làng nghề mộc truyền thống là một kiểu làng nghề truyền
thống, thường có nhiều người dân làm nghề cổ truyền hoặc một vài dòng họ
chuyên làm nghề lâu đời theo kiểu cha truyền con nối.
2.1.1.4 Phát triển
Theo giáo sư Bùi Đình Thanh: “Phát triển là một quá trình tiến hóa của
mọi xã hội, mọi cộng đồng dân tộc trong đó các chủ thể lãnh đạo và quản lý,
bằng các chiến lược và chính sách thích hợp với những đặc điểm về lịch sử,
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của xã hội và cộng đồng dân tộc mình, tạo ra,
huy động và quản lý các nguồn lực tự nhiên và con người nhằm đạt được
những thành quả bền vững và được phân phối công bằng cho các thành viên
trong xã hội vì mục đích không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của họ.”
2.1.1.5 Phát triển theo hướng bền vững

Uỷ ban Môi trường và Phát triển của Liên Hợp Quốc đã đưa ra khái
niệm phát triển bền vững: “Phát triển theo hướng bền vững là sự phát triển
nhằm thoả mãn các nhu cầu hiện tại của con người nhưng không tổn hại tới sự
thoả mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai”.

6


2.1.1.6 Phát triển bền vững làng nghề mộc truyền thống
Tiến sĩ Bạch Thị Lan Anh đã chỉ ra rằng: “Phát triển bền vững làng
nghề mộc truyền thống là quá trình phát triển sản xuất, kinh doanh của các
làng nghề truyền thống. Nhằm thỏa mãn đa dạng và ngày càng phát triển của
thế hệ hiện tại. Mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của

các thế hệ tương lai”
2.1.2 Vai trò của làng nghề truyền thống
+ Làng nghề mộc truyền thống đang đóng vai trò tích cực trong việc
phát triển ngành tiểu thủ công, ngành nghề truyền thống và nghề mới, góp
phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
+ Giúp giải quyết việc làm ở nông thôn, tăng thu nhập cho người lao
động giúp chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang các ngành nghề tiểu thủ
công nghiệp và dịch vụ.
+ Tận dụng nguồn lực, phát huy thế mạnh nội lực của địa phương.
+ Khôi phục và phát triển làng nghề mộc truyền thống góp phần vào
bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc của địa phương.
2.1.3 Ý nghĩa của làng nghề mộc truyền thống
Trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, làng nghề
cũng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương. Ở các nước phát triển cũng có những mô hình như “mỗi làng một sản
phẩm” ở Nhật Bản, Thái Lan và những mô hình này ra đời từ rất sớm và phát
triển mạnh mẽ. Sự phát triển các mô hình đó cũng cho thấy sự phát triển làng
nghề góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy phát triển nền công
nghiệp – tiểu thủ công nghiệp của mỗi quốc gia.
Sự phát triển của làng nghề cùng với các điều kiện thuận lợi về cơ sở
hạ tầng, các loại hình dịch vụ tiểu thủ công nghiệp sẵn có trên địa bàn và sự
liên kết hợp tác một cách rộng lớn giữa các cơ sở sản xuất trong làng nghề thì
sẽ tạo bước chuyển biến lớn trong sự phát triển kinh tế – xã hội của địa
7


phương. Phát triển các làng nghề theo hướng bền vững sẽ tạo điều kiện cho sự
trao đổi mua bán sản phẩm cũng như các hoạt động dịch vụ khác ngay trong
nội bộ làng nghề. Điều đó sẽ có tác dụng làm giảm thiểu chi phí sản xuất,
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mỗi cơ sở và từ đó nâng cao hiệu

quả kinh doanh của mỗi cơ sở và nâng cao hiệu quả hoạt động của làng nghề.
Phát triển theo hướng bền vững góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
thôn ở chỗ nó tạo ra cơ cấu kinh tế mới, hợp lí và hiện đại ở nông thôn. Ngoài
ra, sự phát triển của làng nghề cũng góp phần mở rộng quy mô và địa bàn sản
xuất cũng như tạo ra nguồn sản phẩm phong phú, đa dạng cho xã hội.
Phát triển làng nghề theo hướng sẽ tạo ra công ăn việc làm cho một số
lượng khá lớn người lao động. Việc phát triển làng nghề sẽ thu hút thêm lao
động tham gia vào làm việc, giảm bớt thời gian nhàn rỗi ở nông thôn, đồng
thời cũng sẽ tăng thêm đội ngũ người làm dịch vụ phục vụ tại các làng nghề.
Từ đó sẽ góp phần tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống cho lực lượng lao động
ở nông thôn và nó còn các tác động lan tỏa kéo theo sự hình thành và phát
triển các ngành nghề khác ở nông thôn. Hơn nữa, còn có những làng nghề mà
người lao động hoàn toàn làm việc phục vụ làng nghề chứ không tham gia
hoạt động sản xuất nông nghiệp nữa. Cũng nhờ sự phát triển của làng nghề
như thế mà bộ phận dân cư không có hoặc có rất ít ruộng đấy cũng sẽ có điều
kiện nhận thêm ruộng đất để canh tác, từ đó sẽ góp phần xóa đói giảm nghèo
ở nông thôn.
Sự phát triển của làng nghề cũng sẽ lan tỏa tác động sang các vùng
khác, thu hút lao động từ các vùng khác khi hoạt động sản xuất kinh doanh
được mở rộng, từ đó góp phần tạo sự chuyển biến tích cực trong phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương.
Ngoài ra ta cũng thấy được rằng, hoạt động làng nghề chủ yếu là quy
mô nhỏ, cơ cấu vốn và lao động cũng không lớn, trong khi đó, một khi hoạt
động sản xuất kinh doanh được phát triển mở rộng thì nhu cầu vốn cũng như
8


lao động cần được huy động ngày càng lớn, mà nguồn vốn như thế này lại có
thể huy động trực tiếp từ dân cư. Do vậy, đó sẽ là điều kiện thuận lợi để thu
hút nguồn vốn còn nhàn rỗi trong dân vào hoạt động sản xuất kinh doanh của

làng nghề.
Phát triển làng nghề theo hướng bền vững cũng có tác động lớn công
tác hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội ở địa phương. Nhất là
đối với hoàn cảnh ở nước ta, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn vẫn còn
chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu và nguyện vọng của quá trình phát triển
kinh tế - xã hội thì để có thể phát triển làng nghề, cần phải chú trọng hoàn
thiện hơn hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật để có thể phục vụ tốt hơn cho sự
nghiệp phát triển kinh tế xã hội của mỗi làng nghề cũng như của đất nước.
Nếu làng nghề phát triển theo hướng bền vững có ý nghĩa hoặc là các
cơ sở sản xuất sẽ tập trung vào một khu vực chung, không còn nhỏ lẻ như
trước; hoặc là cũng có thể phân tán các hộ gia đình riêng lẻ. Thông qua đó,
hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ, các doanh nghiệp sẽ chú tâm vào
các công tác xử lý chất thải, nước thải và hoạt động bảo vệ môi trường khác.
Đó sẽ là điều kiện thuận lợi để có thể quy hoạt phát triển làng nghề một cách
cụ thể và có hiệu quả, phục vụ mục tiêu phát triển theo hướng bền vững.
Ngoài ra, phát triển làng nghề theo hướng bền vững sẽ là cơ hội để có
thể quảng vá hình ảnh riêng có của địa phương nói riêng và của dân tộc Việt
Nam nói chung. Thông qua các sản phẩm độc đáo của mỗi làng nghề, cũng
thể hiện được nét đặc sắc của văn hóa dân tộc, các giá trị văn hóa lâu đời của
dân tộc, qua các thế hệ phát triển, các giá trị văn hóa này được gìn giữ, bảo
tồn, không ngừng phát triển. Thông qua thương hiệu riêng của làng nghề mà
địa phương sẽ được vùng khác, nơi khác biết đến.
Sự phát triển theo hướng bền vững của hệ thống các làng nghề sẽ đóng
vai trò, vị trí nhất định đối với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương, tùy
thuộc vào mức độ phát triển của mỗi làng nghề ở nước ta thời gian vừa qua,
9


chúng ta cũng thấy rõ được rằng, hệ thống làng nghề đã đóng góp đáng kể vào
thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nói riêng và đất nước nói

chung, góp phần không nhỏ vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp nông thôn cũng như chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
2.1.4 Đặc điểm của làng nghề mộc truyền thống
Làng nghề mộc có đặc điểm là thường yêu cầu vốn đầu tư tương đối
lớn, có khả năng thu hút nhiều lao động, mang lại hiệu quả kinh tế – xã hội
cao. Làng nghề gắn bó chặt chẽ không tách rời với nông nghiệp tổ dân phố về
lao động, nguyên liệu, thị trường…. Ở nơi đây gần như 100% người làm làng
nghề đều có đất nông nghiệp, có thể do họ canh tác hoặc phần lớn là cho thuê
hoặc nhượng cho người khác canh tác. Trong điều kiện toàn cầu hoá nền kinh
tế thế giới như hiện nay, sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ, nếu phải xem xét
để tìm ra được những sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế của
những nước đang phát triển như Việt Nam thì trên hết phải kể đến sản phẩm
của các làng nghề mộc truyền thống. Hầu hết các làng nghề mộc truyền thống
đều xuất phát từ nhu cầu tiêu dùng của xã hội.
Trong lịch sử hình thành của làng nghề mộc truyền thống trên địa bàn
thị trấn Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc thường gắn liền với
những đặc điểm sau:
- Gần nơi tiêu thụ sản phẩm, có giao thông thuận lợi cho vận chuyển
các sản phẩm và vận chuyển nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất.
- Xuất hiện những khu vực dân số đông, ruộng đất bình quân đầu người
thấp, tạo sức ép lao động nông nghiệp vì nhu cầu kinh tế phải chuyển sang
làm nghề phi nông nghiệp.
- Do duy trì tục lệ tập trung quán làng, quy định của dòng họ nên các
nghề truyền thống đã được lưu truyền và phát triển từ đời này sang đời khác
Làng nghề mộc truyền thống thị trấn Thanh Lãng thuộc vùng ven Hà
Nội, nên có nhiều cơ hội mở rộng thị trường, đội ngũ nghệ nhân, thợ giỏi yêu
10


nghề, có năng lực sáng tạo và lực lượng lao động lành nghề. Am hiểu thị hiếu

thẩm mỹ người tiêu dùng hơn so với các vùng khác trong cả nước. Điều kiện
tự nhiên đã giúp cho người lao động có nhiều cơ hội bám sát thị trường, thích
ứng nhanh nhạy với những biến động của thị trường.
Về kỹ thuật, công nghệ của làng nghề mộc Thanh Lãng đang có xu
hướng cách tân, thay đổi công nghệ cố truyền bằng các công nghệ hiện đại
hơn. Thị trấn đã áp dụng một số kỹ thuật của công nghiệp hiện đại hoặc bán
cơ khí tự động vào công nghệ truyền thống, ví dụ sử dụng máy mộc đa năng
trong quá trình làm nghề mộc.
2.1.5 Nội dung nghiên cứu phát triển làng nghề mộc truyền thống theo
hướng bền vững
Phát triển làng nghề mộc truyền thống được thể hiện qua đặc điểm mang
tính bản chất và động thái của phát triển làng nghề truyền thống xét trên quan
điểm kinh tế. Những nội dung chính của phát triển làng nghề truyền thống bao
gồm phát triển các loại hình tổ chức; phát triển ngành nghề và sản phẩm; phát
triển thị trường; nâng cao kết quả và hiệu quả kinh tế cho các đơn vị sản xuất
kinh doanh trong làng nghề truyền thống.
* Phát triển các hình thức tổ chức làng nghề truyền thống
Trong lịch sử hình thành và phát triển của các mô hình làng nghề
truyền thống, hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh truyền thống phổ biến
nhất là hộ gia đình. Ngày nay, bên cạnh hình thức này, một số hình thức khác
đã ra đời và phát triển. Các hình thức chủ yếu là tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh
nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần. Những hình
thức này, tồn tại và có tác động hỗ trợ lẫn nhau trong điều kiện mới của nền
kinh tế thị trường.
- Hộ ngành nghề: hộ vừa là một đơn vị sản xuất, một đơn vị kinh tế,
vừa là một đơn vị sinh hoạt, một tế bào của xã hội. Các thành viên trong gia
đình đều có chung một cơ sở kinh tế, có chung sự sở hữu đối với tài sản dùng
11



chung cho sinh hoạt và đối với tư liệu sản xuất (như công cụ, đất đai, nhà
xưởng). Lao động làm việc trong phạm vi gia đình với mục đích không hoàn
toàn để lấy tiền công mà là để đóng góp phần mình vào sản lượng chung của
gia đình. Mỗi thành viên trong gia đình đều có trách nhiệm đối với cơ sở kinh
tế ấy và làm giàu cho nó tăng dần lên bằng lao động của mình. Thành quả lao
động chung của gia đình thể hiện qua tổng số thu nhập đều được tiêu dùng
chung. Gia đình cũng là đơn vị tự tổ chức lao động. Ở đó người chủ đồng thời
là người thợ giỏi, nắm quyền quản lý, quyết định và điều hành mọi công việc,
từ phân công lao động cho đến phân phối thu nhập. Hình thức hộ gia đình đã
thể hiện nhiều ưu điểm, đó là việc có thể huy động có thể sử dụng mọi thành
viên trong gia đình tham gia vào các công việc khác nhau của quá trình sản
xuất kinh doanh, tận dụng được thời gian lao động và mặt bằng.
Việc dạy nghề truyền nghề được diễn ra trong gia đình bằng hình thức
phụ việc, vừa học, vừa làm, đây là cách tốt nhất để gìn giữ và phát huy tính
truyền thống của nghề. Với quy mô nhỏ lao động thường là nhỏ (từ 3-4 lao
động thường xuyên và 2-3 lao động thời vụ) người chủ gia đình có thể xem
xét và điều chỉnh công việc một cách nhanh chóng và dễ dàng, đồng thời cho
phép người lao động tính toán kết quả công việc hàng ngày, do đó sẽ kích
thích họ làm việc 1 cách có hiệu quả hơn. Hình thức tổ chức lao động gia đình
còn thể hiện sự linh hoạt, bởi vì nó dựa trên sự phân công và hiệp tác hoàn
toàn tự nguyện của các thành viên trong gia đình, nó kết hợp được sự phân
công theo giới tính, tuổi tác, tình trạng của sức khỏe và tính chất công việc.
Với những đặc điểm như trên, hình thức sản xuất hộ gia đình không
giống bất kỳ một hình thức tổ chức sản xuất nào. Tuy nó có một số ưu thế bất
định nhưng mặt khác nó cũng bộc lộ những nhược điểm cơ bản. Do đặc điểm
chủ yếu của sản xuất gia đình là quy mô nhỏ, vốn ít, lao động ít nên hạn chế
khả năng cải tiến và đổi mới kỹ thuật công nghệ, hạn chế việc đào tạo và nâng
cao trình độ quản lý, trình độ kỹ thuật và tay nghề, không có khả năng sản
12



xuất lớn để đáp ứng nhu cầu thị trường, không đủ tầm nhìn để định hướng
nghề nghiệp hoặc vạch ra chiến lược sản xuất kinh doanh.
- Các loại hình doanh nghiệp: doanh nghiệp tư nhân, công ty trách
nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, đây là những loại hình tổ chức kinh doanh
có thể phát triển ở những mô hình làng nghề truyền thống có trình độ tập
trung hóa cao, có quan hệ rộng với các thị trường, có khả năng và yêu cầu đổi
mới công nghệ để mở rộng quy mô sản xuất. Hình thức tổ chức này được phát
triển từ một số tổ chức sản xuất hoặc một số hộ gia đình có tiềm lực kinh tế
khá, có trình độ tổ chức và có khả năng tiếp cận thị trường. Ở một số mô hình
truyền thống, hình thức này tuy không chiếm tỷ trọng lớn về số lượng nhưng
lại đóng vai trò là trung tâm liên kết mà các hộ gia đình là các vệ tinh, thực
hiện các hoạt động đặt hàng, giải quyết đầu ra, đầu vào cho hộ gia đình…
* Phát triển nghề và sản phẩm
Có nhiều cách hiểu cụ thể khác nhau về nghề, theo quan điểm của tác
giả, nghề là những hoạt động mang tính chuyên của hộ dân, đơn vị và tổ chức
sản xuất, được phân chia thành nhiều ngành khác nhau, có hệ thống công cụ
sản xuất và tạo ra những sản phẩm mang tính đặc trưng và mang mục đích
kinh tế rõ rệt. Với cách hiểu như vậy, phát triển ngành nghề của làng nghề
truyền thống gồm sự tăng quy mô sản xuất của ngành nghề và nâng cao chất
lượng của ngành nghề xét trong phạm vi của làng. Phát triển ngành nghề của
từng làng nghề truyền thống phụ thuộc vào tính chất hay cách phân loại làng
nghề trong phạm vi làng, phù hợp với tính chất của làng.
Phát triển sản phẩm của làng nghề truyền thống được tiếp cận từ phía
sản xuất và từ phía xã hội. Tức là sản xuất sản phẩm theo lối truyền thống sản
xuất sản phẩm trên cơ sở cái có sẵn, còn từ phía xã hội là sản xuất theo yêu
cầu của thị trường. Đánh giá phát triển sản phẩm gồm hai mặt là số lượng và
chất lượng. Trong đó, mặt chất lượng bao gồm là tiêu chí như chủng loại,
công dụng, thẩm mỹ, độ bền… của sản phẩm.
13



×