Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Ảnh hướng của việc phát hành thêm cổ phiếu của các công ty niêm yết trên sàn hose đến giá và khối lượng giao dịch cổ phiếu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (337.96 KB, 6 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
KHOA NGÂN HÀNG


ĐỀ TÀI: ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC PHÁT HÀNH THÊM CỔ
PHẨN CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN SÀN HOSE
ĐẾN GIÁ VÀ KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH CỔ PHIẾU

GVHD: PGS.TS. Võ Xuân Vinh
DANH SÁCH NHÓM 4:
1. Lê Mi Na
2. Nguyễn Thị Mai Hương
3. Phạm Thị Kim Thoa
4. Kiều Thị Cẩm Vân
5. Lương Trần Thanh Phong
6. Bạch Phương Công
7. Nguyễn Thị Ngọc Hà

Tp. HCM, ngày 30 tháng 03 năm 2016


NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Định nghĩa sự kiện nghiên cứu
- Sự kiện nghiên cứu: việc phát hành thêm cổ phần của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch
chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh HOSE, bao gồm: phát hành thêm để tăng vốn, phát hành thêm
để chia thưởng cho nhân viên, chia tách cổ phần … nhưng không bao gồm việc phát hành thêm
cổ phẩn để chia cổ tức.
- Giai đoạn lấy thông tin sự kiện nghiên cứu: từ 01/01/2011 đến 31/12/2015.
2. Nguồn thu thập dữ liệu
- Thông tin về các sự kiện: Lấy từ trang của Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
HOSE:


- Dữ liệu (giá cổ phiếu, khối lượng giao dịch, chỉ số VN – index, tổng khối lượng giao dịch thị
trường) : Thu thập dữ liệu có liên quan đến các cổ phiếu có sự kiện trên trang:
/>3. Các bước thực hiện thu thập dữ liệu
Bước 1: Phân công công việc
Nhóm phân công công việc cho mỗi thành viên theo thứ tự các Mã chứng khoán trên trang:
Bao gồm tổng cộng 308 mã chứng khoán trên
sàn HOSE. Dựa vào đó, mỗi thành viên sẽ tìm ngày sự kiện và thu thập dữ liệu liên quan của
48 mã chứng khoán được phân công, thành viên cuối tìm của 20 mã và chịu trách nhiệm tổng
hợp. Cụ thể thứ tự các mã chứng khoán phân cho mỗi thành viên như sau:
- Lê Mi Na: các mã chứng khoán có số thứ tự từ 1-48
- Phạm Thị Kim Thoa: các mã chứng khoán có số thứ tự từ 49-97
- Nguyễn Thị Mai Hương: các mã chứng khoán có số thứ tự từ 98-146
- Kiều Thị Cẩm Vân: các mã chứng khoán có số thứ tự từ 147-195


- Lương Trần Thanh Phong: các mã chứng khoán có số thứ tự từ 196-244
- Bạch Phương Công: các mã chứng khoán có số thứ tự từ 245-289
- Nguyễn Thị Ngọc Hà: các mã chứng khoán có số thứ tự từ 290-308 và tổng hợp dữ liệu của
nhóm
Bước 2: Tìm sự kiện trên trang www.hsx.vn

- Tìm ngày, giờ công bố sự kiện: theo danh sách các mã chứng khoán được chia, mỗi thành
viên trong nhóm tìm ngày, giờ công bố sự kiện.
- Dựa trên ngày, giờ công bố sự kiện tìm được ở trên, các thành viên sẽ xác định được ngày sự
kiện.
Lưu ý:
+ Nếu thông tin được công bố trước 15h: ngày sự kiện chính là ngày công bố
+ Nếu thông tin được công bố sau 15h: ngày sự kiện là ngày giao dịch kế tiếp
=> Tổng cộng có 259 sự kiện



Bước 3: Thu thập dữ liệu trên trang www.data.vietstock.vn

Sau khi thực hiện xong bước 2, nhóm đã có thể xác định được các công ty nào có sự kiện phù
hợp với đề tài nghiên cứu cũng như ngày sự kiện của các sự kiện đó. Tiếp theo nhóm sẽ tiến
hành thu thập các dữ liệu liên quan đến các mã chứng khoán đã tìm được ở bước 2, trong
khoảng thời gian trước 15 ngày và sau 15 ngày khi sự kiện diễn ra.
Như vậy nhóm sẽ thu thập dữ liệu từ ngày -15, ngày -14, … ngày -1, ngày 0, ngày 1, … ngày
14, ngày 15 (tổng cộng có 31 ngày, với ngày sự kiện là ngày 0).
Dữ liệu thu thập gồm:
- Giá chứng khoán (giá đóng cửa)
- Khối lượng giao dịch
- Chỉ số VN – index
- Tổng khối lượng giao dịch thị trường
Bước 4: Kiểm tra độ tin cậy của số liệu:
Sau khi tổng hợp sự kiện, các thành viên trong nhóm sẽ được chia nhau kiểm tra chéo số liệu
của các thành viên còn lại trong nhóm:


+ Ngày sự kiện được lựa chọn có chính xác như mục tiêu đặt ra ban đầu của nhóm hay không
+ So sánh ngày sự kiện có trùng khớp với ngày sự kiện trong bảng dữ liệu ở sheet kế tiếp hay
không. Bằng cách dùng filter.
+ Kiểm tra xem ngày sự kiện các thành viên tìm dữ liệu có đúng là từ ngày -15 đến ngày 15
hay không.
+ Kiểm tra trên file dữ liệu vn_index để kiểm tra lại xem có bị lấy sai thứ tự ngày hay không.
Bước 5: Tổng hợp và trình bày dữ liệu
Tổng hợp dữ liệu các thành viên trong nhóm thành file excel, gồm có 4 sheet: sheet ghi chú,
sheet sự kiện, sheet dữ liệu và sheet tổng hợp kết quả.
Dữ liệu của các mã chứng khoán được trình bày bằng 2 màu trắng và xanh xen kẽ nhau cho dễ
phân biệt.

4. Tính lợi nhuận bất thường
* Công thức tính:
LNBT = Lợi nhuận thực tế - Lợi nhuận kỳ vọng = Ln (Pt/P(t-1)) – Ln (VN-INDEXt/VNINDEX(t-1))
* Thống kê kết quả lợi nhuận bất thường từ ngày -5 đến ngày 5:
Tổng số sự kiện nghiên cứu: 259 sự kiện

NGÀY
0
-5
-4
-3
-2
-1
1
2

Tổng số sự
kiện
DƯƠNG
135
128
125
125
127
136
124
126

259
ÂM

124
131
134
134
132
123
135
133


3
4
5

122
112
126

137
147
133

Kết quả như sau:
* Nhận xét:
Vào Ngày công bố thông tin (ngày 0) và trước ngày công bố thông tin 1 ngày (ngày 1), LNBT
(+) nhiều hơn so với LNBT (-), chứng tỏ, Lợi nhuận thực tế vẫn cao hơn so với kỳ vọng.
Còn lại, những ngày khác đa phần LNBT (-) vẫn chiếm đa số, chứng tỏ với việc phát hành
thêm cổ phần mới è Giá cổ phiếu trên thị trường bị sụt giảm, làm cho lợi nhuận thực tế giảm
đi.
5. Chú thích

STT

KÝ HIỆU

CHÚ THÍCH

1

STT

Số thứ tự

2

Ngày T

T = 0 (+/- 15 ngày)

3

Giá

Giá đóng cửa

4

KLGD

Khối lượng giao dịch


5

VN-Index

Chỉ số giá Index

6

Tổng KLGD TT

Tổng Khối lượng giao dịch thực tế

7

LNBT

Lợi nhuận bất thường

8

A

Tác động âm

9

B

Tác động dương




×