Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Đề tài nâng cao hiệu quả cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần phương đông chi nhánh bến thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (333.26 KB, 62 trang )

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG
I. HIỆU QUẢ TÍN DỤNG
1. Kháí niệm hiệu quả tín dụng:
Hiệu quả tín dụng (HQTD) là tỷ số được xác định dựa trên kết quả thu được và số tiền mà
ngân hàng huy động, đi vay của các thành phần kinh tế để thực hiện nghiệp vụ cho vay, chiết
khấu của ngân hàng (NH). Kết quả đạt được gồm: lợi nhuận từ hoạt động cho vay, vốn gốc và
tiền lãi thu hồi được khi hết thời hạn cho vay hoặc gia hạn, tốc độ tăng trưởng tín dụng, lượng
khách hàng đông đảo, doanh số cho vay theo đối tượng khách hàng,..
HQTD là một trong những căn cứ quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh
của ngân hàng thương mại (NHTM) nói chung, ngân hàng Phương Đông (OCB) nói riêng.
HQTD được thể hiện ở hai mặt hiệu quả tài chính và hiệu quả xã hội.
Dưới góc độ ngân hàng hiệu quả tài chính được đánh giá thông qua các chỉ tiêu sau: khối
lượng sản phẩm, dịch vụ ngân ngân hàng tạo ra để phục vụ cho khách hàng, lợi nhuận thu
được từ cấp tín dụng, tỷ suất sinh lợi tính trên vốn vay. Thời gian thu hồi vốn vay và lãi đúng
hạn cũng được quan tâm và có những đóng góp cho việc tăng nguồn thu cho ngân hàng (ngoại
tệ) giúp ngân hàng hoạt động an toàn, ổn định giảm thiểu rủi ro thất thoát do không thu hồi
được nợ trong hoạt động tín dụng.
Bên cạnh đó thông qua hiệu quả xã hội, nhà đầu tư có cái nhìn tổng thể hoạt động NH để
nhà đầu tư xem xét đầu tư vào. NH thu được nợ không có đồng nghĩa với chủ thể vay vốn làm
ăn không hiệu quả mà trên cơ sở cả hai cùng có lợi. Chỉ tiêu số lượng công ăn việc làm cho
người lao động như: tăng số lượng nhân viên ngân hàng, tài trợ vốn cho các cá nhân doanh
nghiệp để đưa ra nhiều loại hình sản xuất kinh doanh thu hút nhiều lao động từ đó giảm thất
nghiệp, giảm tệ nạn xã hội,..Nguồn tín dụng ngân hàng (TDNH) còn thúc đẫy các ngành kinh
tế khác phát triển là điều kiện để tăng trưởng kinh tế và đóng góp tăng ngân sách quốc gia. Từ
đó, cơ sở hạ tầng được xây dựng hoàn thiện thúc đẫy kinh tế phát triển.
2. Một số chỉ tiêu đo lường hiệu quả tín dụng:


Khả năng mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư của NH phụ thuộc vào uy tín
của NH đó. Nếu NH có lượng khách hàng đơng đảo và làm ăn có uy tín thì đó là một dấu hiệu
cho thấy hiệu quả đầu tư tín dụng của NH là khả quan. Hiệu quả đầu tư còn thể hiện ở khả


năng đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Ngồi việc đáp ứng nhanh chóng kịp thời nhu cầu
vốn, NH phải thực sự trở thành người bạn của khách hàng, sẵn sàng giúp đỡ, chia sẽ khó khăn
với họ… chủ thể vay vốn thực sự xem tín dụng NH là đòn bẩy và tạo được hình ảnh đẹp về
NH.
HQTD khơng những thể hiện bằng con số tuyệt đối về lợi nhuận, để có kết luận chính xác
hơn cần có một hệ thống chỉ tiêu sau:
2.1. Chỉ tiêu phản ánh quy mơ của tín dụng:
− Doanh số cho vay: phản ánh lượng vốn mà NH đã giải ngân cho khách hàng. Doanh số
cho vay thể hiện quy mơ tuyệt đối của tín dụng. Quy mơ và tốc độ tăng của doanh số cho vay
lớn cho thấy khả năng mở rộng đầu tư TD.
− Dư nợ cho vay phản ánh lượng vốn cho vay mà khách hàng đang còn nợ NH tại một
thời điểm cụ thể.
2.2. Chỉ tiêu phản ánh tỷ trọng dư nợ cho vay theo thời hạn tín dụng:
Tỷ trọng dư nợ cho vay theo thời hạn TD =

Dư nợ cho vay theo thời hạn TD
Tổng dư nợ

Tỷ trọng dư nợ cho vay/tổng nguồn vốn (NV) huy động =

Tổng dư nợ cho vay
Tổng NV huy độngï

2.3. Chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động:
Hiệu quả tín dụng TD =

LN cấp TD
Tổng dư nợ ï

Tỷ trọng lợi nhuận (LN) từ hoạt động TD/Tổng LN =


LN từ cấp TD
Tổng LN

Chỉ tiêu này phản ánh tỷ trọng lợi nhuận thu được từ hoạt động TD trong tổng lợi nhuận
NH. Từ đó thấy được vai trò, vị trí hoạt động cho vay trong việc tạo ra LN cho tồn bộ hoạt
động NH.


Hệ số nợ quá hạn =

Dư nợ quá hạn
x100%
Tổng dư nợ

Hậu quả tất yếu của rủi ro cho vay là nợ q hạn. Chỉ tiêu này phản ánh tình trạng an tồn
cho vay của NH và tồn hệ thống NH. Nếu các chỉ số này nhỏ phản ánh chất lượng đầu tư TD
là tốt, ngược lại, các chỉ số này lớn phản ánh chất lượng TD là chưa cao. Khủng hoảng cho
vay hay khủng hoảng nợ xảy ra khi tỷ lệ nợ q hạn q cao, NH mất khả năng thanh tốn lâm
vào tình trạng phá sản.
Để quản lý chặt chẽ, nợ q hạn được phân chia theo thời hạn: nợ q hạn đến 180 ngày
có khả năng thu hồi; nợ q hạn từ 181-360 ngày, có khả năng thu hồi và nợ q hạn từ 361
ngày trở lên (nợ khó đòi).1
Hệ số rủi ro tín dụng =

Tổng dư nợ cho vay
Tổng tài sản có

Như vậy, dù dưới hình thức nào một sự vật hiện tượng tồn tại hai mặt song song. Mặt trái
của hiệu quả tín dụng là rủi ro tín dụng.


1

Theo quyết định 284/2000/QĐ-NHNN 1


II. NHỮNG RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
1. Khái niệm
Rủi ro là những biến cố không mong đợi khi xảy ra dẫn đến thất về tài sản của ngân hàng
(NH), giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự kiến hoặc phải bỏ ra thêm một khoản chi phí để có
thể hoàn thành được một nghiệp vụ tài chính nhất định 2
Rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng của ngân hàng là hai đại lượng đồng biến với nhau. Khoản
cho vay nào có rủi ro cao thì lợi nhuận kỳ vọng càng cao.
2. Phân loại rủi ro
Trong hoạt động ngân hàng có rất nhiều loại rủi ro (RR) khác nhau, tác động qua lại làm
ảnh hưởng đến hoạt động, kết quả kinh doanh của ngân hàng. Mỗi loại rủi ro mang một đặc
điểm riêng đượcc phân loại theo các hình thức sau:
2.1. Rủi ro môi trường hoạt động đầu tư:
Bao gồm rủi ro pháp lý, rủi ro hoạt động, rủi ro thanh khoản. Rủi ro pháp lý là rủi ro
chịu tác động mạnh của luật Ngân hàng Nhà Nước khi ban hành chính sách tín dụng mới, công
bố lãi suất cơ bản hoặc chỉ định ngân hàng cho vay đối với các dự án đầu tư có số vốn lớn
phục vụ cho công cộng. Rủi ro hoạt động và rủi ro thanh khoản là những loại rủi ro NH không
mong đợi, trái lại ngân hàng quản lý chặt chẽ rủi ro này đảm bảo không mất khả năng chi trả
mang đến hậu quả nặng nhất làm các nhân hàng bị phá sản nền kinh tế lâm vào khủng hoảng
nợ kéo theo khủng hoảng bầy đàn trong ngành tài chính tiền tệ mà điển hình là khủng hoảng
tài chính năm 1997 vừa qua.
2.2. Rủi ro giá thị trường
Sản phẩm của NH được mua bán thông qua giá cả là lãi suất, lãi suất của NH được thay
đổi thông qua chính sách lãi suất cơ bản của Ngân hàng Trung Ương (NHTW) nên lãi suất ảnh
hưởng mạnh đến hoạt động huy động vốn, hoạt động cho vay, chiết khấu của ngân hàng. Việc

tăng, giảm lãi suất do bản thân NH quyết định nhưng phải nằm trong khung lãi suất mà
NHNN cho phép tránh huy động với lãi suất cao cho vay với lãi suất thấp làm mất cân đối thu
- chi, NH không có nguồn tiền chi trả gây mất khả năng thanh toán mà bài học cay đắng là sự
vỡ nợ của hợp tác xã tín dụng trong thời kỳ nền kinh tế trong giai đoạn chuyển sang kinh tế thị
2

Trần Huy Hoàng, (2003), Quản trị ngân hàng, Nhà xuất bản Thống Kê, trang 98-99


trường. Rủi ro tỷ giá cũng thuộc nhóm rủi ro giá thị trường, khi tỷ giá thay đổi tùy thuộc vào
tình trạng ngoại hối của ngân hàng sẽ có thu nhập tăng hoặc giảm mất cân đối chi tiêu trong
hoạt động của ngân hàng. Chỉ số giá hàng tiêu dùng gia tăng, lãi suất của ngân hàng không bù
đắp được tốc độ trượt giá NH không huy động được vốn cấp tín dụng, tình trạng thiếu vốn xảy
ra mất đi một khoản thu nhập cho ngân hàng. Thị trường luôn biến động theo quy luật cung
cầu, nên giá cả thị trường luôn vận động không ngừng theo nhịp sống con người, vai trò trung
gian này sẽ thay đổi uyển chuyển nhịp nhàng mới có khả năng tồn tại.
2.3. Rủi ro thất thoát:
Rủi ro thất thoát bao gồm các loại rủi ro sau: rủi ro tín dụng và rủi ro khác mà ngân hàng
không thu được tài sản khi cho vay, làm giảm nguồn thu nợ của NH ảnh hưởng khả năng chi
trả nợ gốc tiền gửi của khách hàng khi đến hạn thanh toán. Rủi ro tín dụng, rủi ro giá thị
trường ở trên là loại rủi ro mà NH chủ động tiếp cận nhằm tăng thu nhập ngược lại có những
rủi ro mà NH tìm cách khắc phục, hạn chế tối đa hoặc được chấp nhận trong chừng mực nào
đó không phải tạo thu nhập mà là vì cân nhắc chi phí.
2.4. Rủi ro uy tín:
Uy tín là tài sản vô hình không thể đo lường được, uy tín giúp cho ngân hàng tạo được sự
tín nhiệm với đối tác, có được nhiều khách hàng, nâng cao vị thế. Uy tín là sản phẩm kết hợp
giữa ngân hàng và khách hàng, ngân hàng phục vụ tốt cho khách hàng tạo được niềm tin cho
khách hàng. Một khi khách hàng đến đặt quan hệ với ngân hàng cảm thấy hài lòng thì từ vị
khách hàng đó uy tín của NH nhích dần lên và lan truyền sang người thân, bạn hàng mà ngân
hàng không cần quảng cáo tiếp thị sản phẩm nhiều. Đây làvũ khí lợi hại của NH. Rủi ro xảy

ra, giảm lòng tin của khách hàng và khách hàng rút tiền hàng loạt trong khi vốn ngân hàng huy
động cho vay chưa tới kỳ hạn thu hồi. Ngay thời điểm đo, NH không có nguồn tiền chi trả mất
khả năng thanh khoản cuối cùng là phá sản nếu không có được nguồn tài trợ từ NH, TCTD
khác nên uy tín của NH có hai mặt và NH luôn giữ gìn và phát huy mặt tích cực.
3. Rủi ro trong hoạt động tín dụng:
3.1. Khái niệm rủi ro tín dụng:


Rủi ro tín dụng là rủi ro phát sinh trong quá trình cho vay của ngân hàng, biểu hiện trong
thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả được nợ không đúng hạn cho ngân
hàng. Rủi ro tín dụng còn được gọi là rủi ro mất khả năng chi trả hay rủi ro sai hẹn.
3.2. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng:
Rủi ro TD chịu tác động của nhân tố bên ngoài thuộc môi trường kinh doanh như môi
trường kinh tế xã hội, chính trị, pháp luật, các biến động tự nhiên lũ lụt, hạn hán, thiên tai, hỏa
hoạn,..bên cạnh các nhân tố bên ngoài tác động, còn các nhân tố bên trong thuộc về NH như
nhân tố con người, trình độ quản lý, trình độ khoa học công nghệ,…và cuối cùng thuộc về
khách hàng.
- Xuất phát từ bản thân ngân hàng: bắt nguồn từ chính sách cho vay thiếu chặt chẽ, quy
trình tín dụng rườm rà phức tạp còn nhiều khe hở. Các khoản mục trong hợp đồng tín dụng
còn nhiều khoản mục chưa rõ ràng, không ràng buộc được trách nhiệm giữa ngừơi đi vay và
NH. Nguồn nhân lưc: cán bộ thẩm định thiếu kinh nghiệm trong thẩm định không thu hòi
được nợ vay nợ không đảm bảo.
- Khách hàng thua lỗ không có nguồn trả nơ; cố ý không hoàn nợ; lừa gạt NH.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP
PHƯƠNG ĐÔNG CHI NHÁNH BẾN THÀNH

I. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG-OCB (ORIENT
COMMERCIAL JOINT STOCK BANK)
1. Lí do thành lập và hoạt động:

Thế kỷ 20 là thế kỷ đầy biến động gây ảnh hưởng đối với kinh tế toàn cầu nói chung và
Vịêt Nam cũng không thoát khỏi vòng xoáy của những ảnh hưởng đó, nổi cộm nhất là khu vực
Đông Nam Á chịu ảnh hưởng mạnh khi khủng hoảng tiền tệ năm 1997 tại Thái Lan xảy ra làm


suy sụp hàng loạt ngân hàng ở Châu Á kéo theo hàng loạt ngành kinh doanh khác sụp đổ.
Nhìn lại một năm trước khi cơn chấn động tiền tệ Châu Á xảy ra, năm 1996 là cột mốc đánh
dấu chuyển biến đầu tiên của đất nước, nền kinh tế nước ta dần mở cửa giao lưu hợp tác với
thế giới bên ngoài. Trước tình hình này, trong nước gặp không ít khó khăn đặc biệt là sự vỡ nợ
ồ ạt của các tổ chức tín dụng, hợp tác xã tín dụng, làm cho dân chúng hoang mang, niềm tin
của người dân vào ngân hàng bị giảm sút.
Tại thời điểm này, vào ngày 10/06/1996, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông
ra đời có tên gọi tắt là OCB (Orient commercial joint stock bank) tọa lạc tại 45 Lê Duẩn, Quận
1, vị trí vô cùng thuận lợi tại trung tâm kinh tế sầm uất, náo nhiệt nhất của thành phố. Ngân
hàng thành lập theo giấy phép số1114/GP-VB do UBNTP cấp ngày 08/05/1996 và giấy phép
hoạt động số 0061 NH-GP do NNVN cấp ngày 13/04/1996. Khi mới thành lập, với số vốn
khiêm tốn là 70 tỷ đồng, Ocb góp phần tạo nên uy tín trong lĩnh vực ngân hàng, giảm bớt tâm
lý bất ổn của người dân. Đối mặt với những khó khăn, tập thể cán bộ nhân viên ngân hàng
chung sức cùng ngân hàng vượt qua thử thách, Ban lãnh đạo ngân hàng có bước đi đúng đắn,
ngân hàng đã duy trì hoạt động đến hôm nay.
Hiện nay, nhờ sự ủng hộ tín nhiệm của khách hàng mà Ocb đã thu được những thành công
bước đầu, qua nhiều lần tăng vốn điều lệ, cụ thể là vốn điều lệ tăng lên 200 tỷ đồng (năm
2004), tổng tài sản vượt qua con số 2,000 tỷ đồng Việt Nam.
Ngân hàng Phương Đông cũng như bất kỳ ngân hàng thương mại khác, tham gia thị
trường là chấp nhận mọi ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới nói chung và của Việt Nam nói
riêng, khi hiệp định thương mại Việt-Mỹ được ký kết có hiệu lực thi hành ngày 10/12/2001
hoàn tất quá trình hội nhập, bình thường hóa quan hệ giữa hai nước, các ngân hàng chi nhánh
ngân hàng nước ngoài có những ưu đãi như ngân hàng trong nước. Điều này tạo sức ép cạnh
tranh rất lớn đối với ngân hàng thương mại Việt Nam trong đó có ngân hàng Phương Đông.
Thông qua hiệp định thúc đẫy mở cửa hội nhập kinh tế mạnh hơn đòi hỏi tính năng động và

thích nghi cao hơn của mọi chủ thể kinh tế. Trong thời gian 99 năm hoạt động của mình ngân
hàng cố gắng đưa ra chiến lược kinh doanh vừa có lợi cho ngân hàng vừa có lợi cho các thành
phần kinh tế hoạt động trong cả nước làm tiền đề phát triển kinh tế. Những năm qua, ngân
hàng đã thu được những kết quả sau:


Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của hệ thống OCB
Đvt: (trđ)
Chỉ tiêu
Tổng tài sản có
Tổng nguồn vốn huy động
Tổng dư nợ cho vay
Lợi nhuận trước thuế

Năm 2002
683,500
597,000
513,000
16,543

Năm 2003
1,715,000
1,587,000
1,268,000
28,870

Năm 2004
2,015,000
2,960,000
2,200,000

39,290

Nguồn: Tổng hợp báo cáo thường niên của Ocb
Tiếp tục khẳng định là ngành kinh tế mũi nhọn trong việc lưu chuyển tiền tệ đáp ứng cho
nền kinh tế nên ngân hàng không ngừng mở rộng qui mô hoạt động vốn điều lệ tăng lên. Đi
đôi với tổng tài sản có của ngân hàng đạt 2,015 tỷ đồng (năm 2004) tăng mạnh so với năm
2003 đạt 1,715 tỷ đồng, tăng tương đối 17.5% (tăng tuyệt đối là 300 tỷ đồng).
Hoạt động huy động vốn nhàn rỗi cũng không kém, tăng nhanh qua các năm, nguồn vốn
ngân hàng huy động ước tính đạt gần 3,000 tỷ đồng năm 2004 tăng tuyệt đối là1, 373 tỷ đồng,
tương đối là 86.5% so với 2003 (năm 2003 là 928 tỷ đồng). Nguồn vốn của ngân hàng tăng
mạnh như vậy là do năm 2004 NH phát hành cổ phiếu huy động vốn, thu hút đựơc nhiều nhà
đầu tư vì đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng sinh lợi cao ít rủi ro. Năm 2003, tỷ lệ chia cổ tức của
NH là12% nên khi dùng kênh phát hành cổ phiếu để huy động vốn được nhà đầu tư tích cực
hưởng ứng. Trong thời gian ngắn, ngân hàng đã bán hết lượng cổ phiếu đã phát hành, ngân
hàng sẽ tiếp tục thực hiện mục tiêu tăng vốn điều lệ 300 tỷ đồng vào thời gian tới. Các hoạt
động nói chung đều mang lại lợi nhuận cho ngân hàng, hoạt động cho vay mang lại nguồn thu
chủ yếu của ngân hàng tổng dư nợ cho vay đạt 2,200 tỷ. Tốc độ tăng lợi nhuận ngày càng cao
và ổn định qua các năm cụ thể năm 2004 lợi nhuận trước thuế của NH đạt khoảng 39.29 tỷ
đồng tăng 10,420 trđ so với năm 2003 (lợi nhuận trước thuế năm2003 là 28.87 tỷ đồng). Lợi
nhuận tăng ổn định là căn cứ đánh giá hoạt động kinh doanh của NHTM nói chung và của
OCB nói riêng. Với đà tăng trưởng kinh tế 7,5%/năm (2004), nền kinh tế Việt nam cần có
công cụ đẫy mạnh sự phát triển mọi mặt xã hội, đó là tín dụng ngân hàng. Chính vì thế mà
OCB luôn nhắm đến mục tiêu mở rông thị trường hoạt động để thực hiện tốt hơn chức năng
trung gian tài chính của ngân hàng.


Ngoài những nghiệp vụ vốn có của ngân hàng như: hoạt động huy động vốn, cho vay,
chiết khấu, thanh toán quốc tế (thực hiện nhờ thu, lập và thông báo L/C xuất-nhập khẩu,
chuyển tiền, tài trợ xuất-nhập khẩu), dịch vụ trong mua bán nhà (cho các khách hàng cá nhân),
chuyển tiền nhanh, thanh toán thẻ tín dụng, séc, hùng vốn liên doanh liên kết,…Ngân hàng

OCB còn thực hiện một số dịch vụ mới như hệ thống chuyển tiền quốc tế Western Union đưa
vào hoạt động ngày 21/06/2003. NH quan hệ được nhiều chi nhánh, ngân hàng đại lý như:
HSBC, UOB, BHF, CITYBANK,..thu hút khách hàng là kiều bào gửi tiền qua ngân hàng. Gần
đây nhất là ngân hàng đang triển khai nghiệp vụ bao thanh toán (factoring) sẽ đưa vào áp dụng
trong thời gian tới, bước đầu tài trợ cho cho các doanh nghiệp trong nước nội địa xu hướng xa
hơn nữa là bao thanh toán quốc tế.
2. Qui mô hoạt động:
Cơ quan đứng đầu trong toàn bộ hệ thống OCB là hội sở chính, OCB hội sở có hai chức
năng chính là trực tiếp kinh doanh và điều hành các chi nhánh trong toàn quốc. Theo báo cáo
Ban lãnh đạo tại đại hội cổ đông năm 2004, hiện tại OCB có tổng cộng 16 chi nhánh gồm 6
chi nhánh cấp một là: chi nhánh Bến Thành, Tân Bình, Hà Nội, Trung Việt, Tây Đô, Nguyễn
Tri Phương; 10 chi nhánh cấp hai; 4 phòng giao dịch và 2 điểm giao dịch. Mạng lưới của OCB
phủ khắp 3 miền của đất nước, giúp cho OCB tăng số lượng khách hàng, giảm bớt chi phí giao
dịch đem lại nhiều tiệi ích cho khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng tại quốc gia có
dân số trẻ ước tính trung bình trên 82 triệu dân (2004), tốc độ tăng dân số bình quân là
1.44%/năm3. Hoạt động của ngân hàng ngày càng đi vào thế ổn định và có hiệu quả, đóng góp
đáng kể vào ngân sách quốc gia. Năm 2005, OCB tiếp tục mở rộng chi nhánh tại địa bàn các
tỉnh Bình Dương, Bạc Liêu, Kiên Giang, Quảng Nam, Huế, Tây Nguyên, nâng số lương nhân
viên khoảng trên 350 nhân viên, ngân hàng còn đang tuyển thêm nhân viên mới bổ sung
nguồn nhân lực mở rộng chi nhánh.
Như vậy, định hướng phát triển trong tương lai của ngân hàng là tăng vốn điều lệ 300 tỷ
đồng năm 2005, nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin phục vụ tốt nhất nhanh nhất và an toàn
nhất cho quý khách hàng. Trong lộ trình gia nhập AFTA, WTO,.. hệ thống quản lý chất lượng
3

Nguồn báo cáo ước tính của Tổng cục Thống kê năm 2004


ISO 9000 là rất quan trọng mà Ban giám đốc ngân hàng đã đề ra là một trong những chỉ tiêu
mà OCB được các NHTM, TCTD, NH nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đặt

niềm tin hợp tác. Đầu năm 2005, OCB đáp ứng sự mong đợi của quý khách hàng và hướng tới
sự đa dạng sản phẩm dịch vụ, NH đã thực hiện phát hành và thanh toán thẻ ghi nợ nội địa
LUCKY ORICOM BANK với nhiều tiện ích, khách hàng có thể giao dịch mọi lúc mọi nơi tại
các máy ATM của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (VCB) và 14 ngân hàng liên minh với
OCB. Hơn thế nữa, chủ thẻ có thể giao dịch bằng ngoại tệ chịu chi phí thấp tại các máy ATM
của EXIMBANK. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho khách hàng khi tham gia giao dịch với
OCB, quý khách sẽ được cung cấp các tiện ích tại các máy ATM gần nhất với hơn 3,000 điểm
chấp nhận thẻ tại các điểm thanh toán. Không dừng lại ở sản phẩm mới, OCB còn đang khẩn
trương thành lập công ty cho thuê tài chính trực thuộc OCB để mở rộng hoạt động kinh doanh,
đa dạng nguồn thu cho ngân hàng.
II. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG PHƯƠNG ĐÔNG– CHI NHÁNH BẾN THÀNH
1. Tóm lược quá trình hình thành và phát triển của Ngân Hàng Phương Đông – chi
nhánh Bến Thành (Orient commercial joint stock bank for Ben Thanh branch)
Thoát khỏi khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á năm 1997, nền kinh tế dần phục hồi,
Việt Nam dần hé mở cửa, giao lưu, thu hút đầu tư, khách du lịch từ nước ngoài. Hòa cùng nhịp
sống sôi động, trẻ trung, năng động của thành phố, dân số ngày càng tăng, nhu cầu chi tiêu,
cảm giác hưởng thụ sau giờ làm việc vất vả của người Sài Gòn càng cao. Trong khi nguồn vốn
cung cấp thì quá nhỏ bé so với nhu cầu không giới hạn nên NHTMCP Phương Đông- chi
nhánh Bến Thành (OCB-BT) ra đời là tất yếu. Sự góp mặt của chi nhánh Bến Thành (CNBT)
trên thị trường tài chính tiền tệ, bơm thêm vốn cho nền kinh tế, làm bớt tình trạng căng thẳng
vốn của nền kinh tế.
CNBT ra đời theo quyết định 1020/NHTP-2001 do NHNN cấp ngày 24/10/2001 và giấy
phép đăng ký kinh doanh số 13006353CN41 do Sở Kế Hoạch Và Đầu Tư cấp ngày
08/01/2002, OCB-BT có điều kiện, vị trí khá tốt để gia tăng hoạt động, được đặt tại 66 Phó
Đức Chính, quận 1; nơi có nhiều tiềm năng như: có các mặt giáp với chợ Bến Thành trung tâm
quận 1, 5, 3 tạo điều kiện cung cấp dịch vụ cho khách hàng tiểu thương, cá nhân doanh nghiệp


vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân có nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và cho
tiêu dùng. Từ khi tthành lập đến nay, CNBT liên tục đạt tốc độ tăng trưởng cao về số lượng

khách hàng lẫn chất lượng dịch vụ. Khách hàng hiện có tại nội thành, ngân hàng chuyển
hướng sang khách hàng vùng ngoại thành ven Thành Phố Hồ Chi Minh.
Cuối năm 2004, tổng tài sản của ngân hàng là 126,5 tỷ đồng tăng 25% so năm 2003-một
con số không nhỏ đối với chi nhánh mới thành lập, tài sản của ngân hàng một phần phản ánh
qui mô hoạt động và sự vững mạnh của ngân hàng. OCB-BT tham gia thị trường tiền tệ chịu
cạnh tranh của nhiều ngân hàng và chi nhánh ngân hàng trong và ngoài nước, do vậy, OCB
luôn phấn đấu nổ lực không ngừng, đưa ra những sản phẩm tốt dịch vụ chất lượng thoả mãn
nhu cầu đa dạng của quý khách hàng.
2. Cơ cấu tổ chức hoạt động:
2.1. Sơ đồ tổ chức:
Ngân hàng Phương Đông- Chi nhánh Bến Thành hoạt động kinh doanh chủ yếu trên địa
bàn thành phố, khu dân cư đông đúc với nhiều ngành nghề khác nhau, để cung cấp hoặc đem
sản phẩm của ngân hàng đến với khách hàng thì ngân hàng cần có đội ngũ nhân viên luôn sẵn
sàng phục vụ khi khách hàng cần. Hiện tại, chi nhánh bến thành gồm có 27 nhân viên, hình
thành 4 phòng ban, được tổ chức theo sơ đồ sau:
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức
Phòng ban giám đốc
- Giám đốc
- Phó giám đốc

Phòng kế toán
- Giao dịch, kế toán
-TTQT, ngân quỹ

Phòng tín dụng
- Thẩm định tín dụng
- Đề xuất cho vay

Phòng hành chính
- Công tác nhân sự

- Công nghệ TT


2.2. Chức năng của các phòng ban:
Trước tiên là phòng kế toán và ngân quỹ, phòng này có chịu trách nhiệm thực hiện các
giao dịch với khách hàng một phần là huy động vốn cho ngân hàng thông qua nghiệp vụ huy
động vốn như nhận mở sổ tiết kiệm (tiết kiệm có kỳ hạn, tiết kiệm không kỳ hạn, tiết kiệm
linh hoạt, tiết kiệm tiện ích, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm bảo hiểm) cho khách hàng, mở và
giao dịch trên tài khoản tiền gửi thanh toán. Giao dịch viên còn thực hiện nghiệp vụ kinh
doanh, mua bán ngoại tệ cho các đối tượng mà ngân hàng được phép, tiếp nhận khách hàng
làm thẻ ATM, thanh toán qua ngân hàng cá uỷ nhiệm thu , ủy nhiện chi. Đồng thời, nhân viên
ngân quỹ còn nhận thu tiền gốc và lãi của khách hàng theo hợp đồng tín dụng, chi lãi tiền gửi
tiết kiệm theo thỏa thuận với khách hàng; kết hợp với phòng tín dụng tiến hành giải ngân cho
khách hàng khi thủ tục vay hoàn tất và được duyệt thông qua sự trợ giúp của bộ phận ngân
quỹ. Nhằm đa dạng hoá các dịch vụ ngân hàng, dịch vụ thanh toán quốc tế chuyên về dịch vụ
nhờ thu, lập L/C, chuyển tiền quốc tế , để hoạt đông ngân hàng thêm chặt chẽ, bộ phận kế toán
còn nhiệm vụ in sao kê, lập và bảo lưu chứng từ.
Tiếp theo là phòng tín dụng, bộ phận này có 7 nhân viên làm việc độc lập, thực hiện tất cả
công việc từ khâu tư vấn, tiếp nhận hồ sơ vay, thẩm định, đến hoàn tất thủ tục vay. Trưởng
phòng tín dụng luôn nắm bắt tình trạng cấp tín dụng cho khách hàng, phân công cán bộ tín
dụng giải quyết các vấn đề liên quan đến hồ sơ vay vốn theo khả năng của từng nhân viên.
Khâu thẩm định tín dụng là rất quan trọng đối với hoạt động cho vay của ngân hàng vì qua
khâu này, cán bộ tín dụng căn cứ lập tờ trình đồng ý cho vay hoặc bác đơn xin vay của khách
hàng. Tùy theo giá trị số tiền bên vay muốn vay mà nhân viên, trưởng phòng hoặc hội đồng tín
dụng cùng thẩm định khách hàng. Nói cho cùng, hoạt động cho vay là hoạt động sinh lợi lớn
cho ngân hàng, chiếm tỷ trọng lớn trong các hoạt động của ngân hàng nên thẩm địch khách
hàng đóng vai trò quan trọng đòi hỏi cao về trình độ chuyên môn, năng lực của cán bộ tín
dụng.
Bộ phận không thể thiếu làphòng hành chánh kiêm công nghệ thông tin, phòng này vừa
có chức năng đánh giá tác phong làm việc của nhân viên, kiểm soát các hoạt động về nhân sự

(nghỉ phép, tổ chức các buổi sinh hoạt, vui chơi, nghỉ mát,…), vật dụng văn phòng. Bộ phận
công nghệ thông tin chuyên xử lý các vấn đề về máy móc, thiết bị và hệ thống mạng khi có sự


cố, cài đặt, viết chương trình dùng trong nội bộ hệ thống ngân hàng và bảo mật thông tin cho
khách hàng của ngân hàng.
Bộ phận đứng đầu trong hoạt động chi nhánh là phòng Ban giám đốc, Giám đốc và Phó
giám đốc thay thế nhau trong việc kiể m tra mọi hoạt động ngân hàng ớ từng phòng ban, chỉ
đạo thực hiện khi có thắc mắc của nhân viên, chịu trách nhiệm trong toàn hệ thống ngân hàng.
Khi những vấn đề phát sinh vượt qua quyền hạn của các phòng ban thì ban giám đốc sẽ cùng
giải quyết đưa ra biện pháp tốt nhất có lợi cho ngân hàng vừa có lợi cho khách hàng. Giám đốc
là người điều hành toàn bộ hoạt động của chi nhánh, đây là người đưa ra chiến lược mục tiêu
cho ngân hàng chi nhánh, chuyển giao thông tin nội bộ từ hội sở để chi nhánh thực hiện.
3. Kết quả hoạt động kinh doanh
Mọi lĩnh vực hoạt động kinh doanh trong một thời gian đều được đánh giá thông qua
nhiều chỉ tiêu nhưng vẫn không thể thiếu khi đánh giá qua kết quả hoạt động kinh doanh vào
cuối một thời ký nhất định (tháng, quý, năm). Trong hoạt động ngân hàng cũng vậy, dựa vào
kết quả kinh doanh của ngân hàng vào cuối năm để đánh giá tổng thể hoạt động của ngân
hàng. Đối với OCB-BT, nhờ nỗ lực làm việc của tập thể nhân viên nhân hàng đến nay ngân
hàng đã đạt được những thành tựu khích lệ.
Bảng 2.2: Kết quả kinh doanh
Đvt: triệu đồng (trđ)
Mức tăng năm 2004/2003
Số tiền
Tốc độ tăng (%)
Doanh thu
10,786
12,376 15,040
2,664
21.53%

Chi phí
6,324
8,543
11,188
2,645
30.96%
Lợi nhuận trước thuế
4,462
3,833
3,852
19
0.50%
Nguồn tổng hợp báo cáo kết quả kinh doanh của CNBT .
Chỉ tiêu

Năm

2002

2003

2004

Bảng số liệu trên cho thấy, lợi nhuận (LN) của ngân hàng tăng liên tục qua các năm. Bắt
đầu năm 2003, LN ngân hàng tăng ít do chi nhánh tăng chi phí tiếp thị sản phẩm ngân hàng,
nhận phân bổ chi phí từ hội sở. Riêng trong hai năm 2003 và 2004, LN nhuận tăng tương đối


ổn định, cụ thể là lợi nhuận tăng 19 triệu đồng, tăng tương đối là 0.5%. Mức tăng LN này chịu
tác động bởi nhân tố doanh thu và chi phí.

3.1. Phân tích doanh thu:
Chi nhánh Bến Thành thành lập không bao lâu nhưng đạt được mức doanh thu khá cao,
doanh thu chi nhánh tăng 2,666 triệu đồng góp phần tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Tốc độ
tăng doanh thu là 21,5%, do nhiều nguyên nhân:
Ngân hàng cho vay nhiều hơn nên tổng dư nợ cho vay tăng và hoạt động thu lãi cho vay
tăng theo.
Bảng 2.3: Doanh thu các hoạt động của ngân hàng
Đvt: trđ
Chỉ tiêu

Năm

Thu về hoạt động tín dụng
Thu dịch vụ thanh toán và ngân quỹ
Cộng
Thu về
Kinh doanh ngoại tệ
hoạt động Thu khác
Tổng
khác thu
Nguồn: Báo cáo nội bộ ngân hàng

2003

2004

Tỷ trọng/Tổng thu

12,186


14.779

98.3%

76.7
113.3
12.3
101
12,376

175,7
85,3
24
61,1
15.040

1.2%
0.5%
100%

Từ bảng số liệu trên, doanh thu của chi nhánh tăng chủ yếu là thu trong hoạt động tín
dụng chiếm 98.3% tổng thu, năm vừa qua thu lãi cho vay đạt 14,779 trđ tăng 21,3%, ứng vơi
2,593 trđ. Do NH tăng vốn điều lệ từ khi mới thành lập là 70 tỷ đồng sang 2003 là 200 tỷ
đồng, nên CNBT có nguồn vốn cho vay mở rộng thị phần trong khắp cả nước, thêm vào đó
hạn mục tín dụng của ngân hàng đa dạng về số lượng, khách hàng cũng có uy tín và thiện chí
trong vay và trả nợ NH. Tổng dư nợ cho vay năm 2004 có 0.6% là nợ quá hạn chiếm tỷ trọng
nhỏ trong tổng doanh thu . Vì vậy mà ngân hàng thu được vốn và lãi nhiều hơn.
Những sản phẩm tín dụng mà ngân hàng cung cấp cho khác hàng bao gồm:cho vay trả
góp mua nhà, sữa chửa nhà, cho vay trả góp mua xe ô tô, cho vay nâng cao chất lượng cuộc
sống, cho vay sản xuất kinh doanh dịch vụ, cho vay tiêu dùng, du học, bảo lãnh thanh toán.

Nhờ chính sách tín dụng tương đối thông thoáng, phục vụ tư vấn tận tình của nhân viên tín
dụng mà khách hàng đến với NH nhiều hơn, đủ mọi thành phần kinh tế từ có thu nhập cao đến
thu nhập trung bình.


Sự thu hút khách hàng trong hoạt động tín dụng còn chịu ảnh hưởng của chính sách lãi
suất cho vay của ngân hàng. CNBT phân thành nhiều lớp khách hàng để mỗi khách hàng sẽ có
chính sách lãi suất riêng, phù phản ánh đúng điều kiện thực tế của khách hàng trên cơ sở lãi
suất thoả thuận.
Nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển, hoạt động sản suất kinh doanh (SXKD) được
nhà nước khuyến khích, tạo mọi đều kiện để quật dậy nền kinh tế trong nước, các doanh nhiệp
lần lượt ra đời đa phần là công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), công ty cổ phần, đạt hiệu quả
sản xuất nên có nhiều khả năng trả nợ NH, vừa có thu nhập trang trãi cho chi phí SXKD, TMDV (thong mại-dịch vụ) của mình. Riêng đối với cá nhân, khi doanh nghiệp làm ăn hiệu quả
thì mức thu nhập của công nhân viên sẽ khá hơn và có điều kiện để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt,
giải trí bằng nguồn vốn NH khả năng tìm đến tài trợ từ NH nhiều hơn.
Những vướng mắt từ Luật ngân hàng, luật các tổ chức tín dụng được ngân hàng Nhà
nước (NHNN) sửa đổi bổ sung phù hợp với điều kiện mới, cho phép OCB tham gia kinh
doanh ngoại tệ (thu mua, bán ngoại tệ, chuyển đổi ngoại tệ) cho công dân Việt Nam, du khách
nước ngoài có nhu cầu nắm giữ một phần trong tổng doanh thu của chi nhánh tạo thêm lợi
nhuận cho NH.
Dịch vụ thanh toán quốc tế (TTQT) được triển khai trong năm 2004, chiếm tỷ trọng 1.2%
tổng doanh thu, sự có mặt của dịch vụ này góp thêm tiếng nói trên thị trường tiền tệ. Mặc dù
dịch vụ này triển khai sớm ở hội sở, mới đưa vào thực hiện ở CNBT không đầy một năm với
các hoạt động chính là chuyển tiền quốc tế, nhờ thu, tín dụng chứng từ,.. được giới kinh
doanh, doanh nghiệp biết đến. OCB-BT có thêm dịch vụ này là rất cần thiết vì khi tiến trình tự
do hóa, mô hình công ty đa quốc gia, hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) phát triển mạnh thì
dòng vốn đầu tư di chuyển theo hai hướng: nguồn đầu tư nước ngoài đổ vào nhiều hơn, đầu tư
trong nước mở rộng thị trường khu vực xa hơn là trên toàn cầu. Lúc này, đồng tiền giao dịch
không chỉ đơn thuần là một hai hai loại tiền nữa mà là nhiều loại ngoại tệ mạnh khác. Chức
năng thanh toán quốc tế phát huy tác dụng mang lại lợi ích cho NH với chi phí thấp nhất, rủi

ro nhỏ nhất có như vậy mới phân tán được rủi ro tín dụng trong hoạt động NH.
3.2. Phân tích chi phí:


Doanh thu mà ngân hàng có được phải bỏ ra một cho phí nhất định bao gồm chi trong huy
động vốn của ngân hàng, khoản chi này lớn nhất trong tổng chi phí. Huy động vốn tăng thì chi
phí này tăng theo, chủ yếu là chi trả lãi tiền gửi của khách hàng (Việt Nam đồng và ngoại tệ).
Lãi suất huy động của tiền đồng chịu ảnh hưởng lãi suất của đồng đôla Mỹ, khi lãi suất đôla
Mỹ tăng thì ngân hàng trung ương (NHTW) có chính sách lãi suất huy động bằng tiền đồng
tăng để huy động nội tệ ngăn chặn tình trạng đôla hoá khiến đồng tiền trong nước tăng giá
hoặc giảm giá quá mạnh so với USD. Từ năm 2001 đến 2004, Cục dự trữ liên bang Mỹ liên
tục điều chỉnh lãi suất, thực hiện chính sách đồng đôla mạnh sang đồng đôla yếu dẫn đến tình
trạng trong suốt năm 2001 lãi suất USD giảm 6.00% còn 1.75% 4, NHNN đều chỉnh lãi suất
giảm 0.75% còn 0.6%, trong sáu tháng cuối năm 2004 lãi suất USD biến động tăng 1.25%
-2.25%. NHTW cố gắng giữ nguyên lãi suất 0.65% tránh biến động ảnh hưởng xấu đến hoạt
động huy động vốn của ngân hàng thương mại.
Lãi suất trong nước luôn chịu tác động của chính sách lãi suất của FED, chi phí trả lãi tiền
gửi cho khách hàng thay đổi không ngừng, tăng qua các năm, trong năm 2004 chi cho hoạt
động huy động vốn là 11,188 triệu đồng (kể cả chi trả lãi cho tiền gửi bằng ngoạt tệ đã quy đổi
bằng ra nội tệ) tăng 2,945 triệu đồng, tăng tương đối 34.5% (năm 2003 là 8,543 triệu đồng).
Các khoản chi khác trong tổng chi như chi hoạt động khác, chi lương công nhân viên, chi nộp
thuế thu nhập doanh nghiệp tăng theo là đương nhiên nhưng luôn ở mức dưới 10% là hợp lý.
Nhìn chung, chi phí cho huy động vốn chiếm 80% trong tổng chi phí của ngân hàng là hơi
cao, ngân hàng nên có biện pháp giảm bớt chi phí huy động vốn mà vẫn giữ được khách hàng
để tăng lợi nhuận cho ngân hàng.
Chi phí huy động vốn tăng đem lại áp lực làm cho LN của ngân hàng không tăng, tăng ít
như phân tích lợi nhận ở trên. Do vậy, giảm chi phí trong thời gian ngắn không dễ dàng thực
hiện, thông thường khách hàng rất quan tâm đến tiền lãi mà khách hàng nhận được khi gửi tiền
chứ không quan tâm đến những lợi ích khác mà họ được hưởng.
4. Chiến lược phát triển của CNBT trong thời gian sắp tới:


Nguyễn Đức Hoàn, (2005), Bảng diễn biến các đợt đều chỉnh lãi suất của FED qua các năm, Thời báo Kinh tế Việt
nam năm 2004-2005, trang 36
4


Phát huy những kết quả đạt được năm 2004, sang năm 2005 OCB-BT có nhiều chiến lược
kinh doanh mới để thực hiện được mục tiêu đề ra là đẫy nhanh hoạt động huy động vốn hơn
nữa để giảm bớt chi phí vay từ hội sở, các TCTD, NHTM khác vì chi phí huy động thấp hơn
chi phí đi vay tạo đầu vào ổn định cho ngân hàng. Một chiến lược nữa là xây dựng được
thương hiệu riêng cho OCB-BT tạo được dấu ấn trong lòng khách hàng làm sao khi nhắc đến
CNBT khách hàng nghĩ đến cho vay tiêu dùng đặc biệt là cho vay chợ, nơi tài trợ tín dụng
ngắn vàtrung hạn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc các tổ chức cá nhân khác có nhu cầu.
Việc tích cực tìm kiếm tập trung đầu tư vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) làm
ăn có hiệu quả thu hồi được vốn nhanh và các dự án sản xuất kinh doanh phù hợp với qui mô
hiện tại của NH đang được NH thực hiện. Tuy vậy, khách hàng truyền thống vẫn được ngân
hàng luôn chú ý chăm sóc vì đây là lượng khách hàng có mức độ tín nhiệm cao, đem lại nguồn
thu lớn cho NH, với phương châm Phương Đông chăm sóc khách hàng cũ để có khách hàng
mới nên NH xem khách hàng cũ là thành phần quan trọng luôn cố gắng phục vụ khách hàng
tốt nhất.
Trong năm 2005, NH phấn đấu đạt được mức huy động trên 70,000 triệu đồng từ các
thành phần kinh tế chủ yếu là tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm bằng VNĐ và NT của
khách hàng cá nhân (KHCN), khách hàng doanh nghiệp (KHDN) thêm vào đó là của các
TCTD. NH đưa ra các thêm các biện pháp chính sách duy trì khách hàng cũ thu hút khách
hàng mới để mở rộng huy động vốn và cho vay.
Đối KHCN, khách hàng chợ có các món vay hoặc gửi tiền nhỏ nhưng với số lượng vay rất
lớn cũng nằm trong mục tiêu mà NH nhắm đến.
Thành phố HCM nơi có tiềm năng lớn, nhu cầu vốn đa dạng cho mọi thành phần kinh tế,
thấy được lợi thế này ngoài việc tập trung vào thị trường nội thành, trung tâm TP, NH còn mở
rộng sang các vùng lân cận như Củ Chi, Bình Chánh,..

Hoạt động NH càng vững mạnh là một ưu thế cho ngân hàng trong tiến trình hội nhập
kinh tế, tài chính tiền tệ, bản thân NH phải tự đổi mới mình nâng cao trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ, chú trọng hơn dịch vụ thanh toán quốc tế. Đây là chỗ dựa vững chắc khi nền kinh
tế mở rộng ra thế giới bên ngoài.


Hoạt động NH là hoạt động luôn chịu nhiều sức ép chỉ cần một tác động nhỏ có thể gây
khó khăn trong thu hồi nợ vay, giảm uy tín NH mà vấn đề khó khắc phục nhất là thu hồi nợ
vay đúng hạn trong hợp đồng tín dụng, công việc quản lý, đốn đốc theo dõi hoạt động kinh
doanh, khả năng trả nợ của khách hàng luôn được thực hiện giám sát chặt chẽ công tác cho
vay và thu hồi nợ vay, xử lý nợ tồn động năm 2003 làm trong sạch bảng cân đối tài sản của
NH.
Như vậy trong thời gian qua, OCB luôn hướng tới thực hiện mục tiêu chung của toàn hệ
thống là nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng để có được tăng trưởng huy động vốn và
cho vay, mở rộng thêm sản phẩm dịch vụ mới,..nhanh chóng nhận được chứng nhận ISO
9001, khơi dậy lòng tin khẳng định đẳng cấp ngân hàng trong khách hàng. Còn OCB-BT luôn
nổ lực, cố gắng không ngừng hoàn thiện bộ máy tổ chức hoạt động, nâng cấp hệ thống công
nghệ thông tin đem lại tiện ích cho khách hàng vừa đáp ứng được chủ trương phát triển kinh
tế, phát huy hiệu quả hoạt động của OCB-BT, đa dạng hoá các loại hình tín dụng, sản phẩm
dịch vụ, giảm thiểu rủi ro đem lại thu nhập ổn định cho NH.
.
III.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI OCB-BT
1. Hoạt động tín dụng trên địa bàn thành phố HCM
Dân số trên địa bàn Thành phố HCM gia tăng cùng với nhu cầu cấp thiết cho cuộc sống
con người cũng gia tăng không có giới hạn, những sản phẩm, dịch vụ truyền thống phục vụ
cho cuộc sống phải được cải tiến hơn nữa đồng thời sản phẩm, dịch vụ mới ra đời làm cho con
người cảm thấy tiện nghi thoải mái hơn trong cuộc sống cũng như trong công việc. Hưởng ứng
chính sách khuyến khích đầu tư của nhà nước về đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh, trong
thời gian ngắn các công ty SXKD, TMDV-DL đua nhau thành lập trong đó có cả những công
ty liên doanh, công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài. Nhờ chính sách đầu tư nới lỏng, kết hợp

với Sở Kế hoạch và Đầu tư khai thác tốt thông tin trong việc đăng ký kinh doanh, giảm đáng
kể thời gian đi lại cho nhà đầu tư và sự thông thoáng của Luật danh nghiệp, nhờ vậy mà doanh
nghiệp đăng ký thành lập tăng cao.


Ở thành phố HCM, phòng tiếp nhận và đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã
quá tải vì lượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh cao, thời điểm 2003-2004 chỉ khoảng 300400 khách hàng/ngày. Hiện nay, mỗi ngày có khoảng 500 khách hàng đến tìm hiểu và đăng ký
thủ tục kinh doanh. Đến thời điểm hiện nay, cả nước ta có khoảng 50.000 DN đăng ký thành
lập với tổng số vốn đăng ký khoảng 105.000 tỷ đồng và như thế sát cánh với DN là có mặt của
NH vừa là nhà đầu tư vừa là nhà tài trợ không thể thiếu đề đảm bảo cho hoạt động SXKD cá
nhân, doanh nghiệp. Đây là thị trường tiềm năng để NHTM nhảy vào cuộc chơi nhất là sau
khi Việt Nam được công nhận là điểm đến an toàn trong năm 2003 thì cả nước thu hút rất
nhiều nguồn đầu tư khác nhau từ các cá nhân tổ chức trong và ngoài nước tranh thủ được
nguồn viện trợ, vốn vay giá rẻ từ các tổ chức chính phủ và phi chính phủ.
Từ khi Việt Nam bắt đầu mở cửa với thế giới bên ngoài, nước ta tạo được khả năng thu
hút, tiềm kiếm cơ hội đầu tư từ nước ngoài cho những dự án mà DN trong nước không có đủ
tiềm lực tài chính để thực hiện. Riêng trên địa bàn thành phố HCM khởi đầu thế kỷ 21 thật ấn
tượng, biểu hiện rõ nét qua số lượng DN thành lập từ 2000-2004:
Bảng 2.4: Tóm tắt số lượng DN thành lập qua các năm
Năm
Số lượng doanh nghiệp
Tốc độ tăng

2000
4,600

2001
6,000
30.4


Đvt: DN
2002
7,000
16.7

2003
8,572
22.5%

2004
10,200
19%

%
%
Nguồn: Thông tin Sở Kế hoạch và Đầu tư năm 2004
DN mới thành lập tăng đều qua các năm, tuy tốc dộ tăng có chậm về số tương đối nhưng
tăng tuyệt đối rất nhanh cụ thể trong năm 2004 DN thành lập tăng 1,628 DN (10,200-8,572).
Với đà tăng trưởng như trên, dựa vào vốn đăng ký kinh doanh không đủ cho DN đi vào hoạt
động, phát triển để tạo ra lợi nhuận. Song hành cùng DN còn có các cá nhân cũng cần vốn để
phục vụ cho sinh hoạt, chi tiêu cho bản thân gia đình. Do xã hội phát triển mức sống con
người càng cao, nhu cầu gia tăng theo thời gian, khi đó các NHTM chỉ đáp ứng khoảng 5060% nguồn vốn cho người dân, vì thế mà nguồn vốn đang rất thiếu thốn, thị trường tín dụng
cho các đối tượng còn khá trống trãi chưa cung ứng đầy đủ, kịp thời so với nhu cầu khát vốn
của nền kinh tế. Từ những phân tích trên, thị trường tp HCM là thị trường rất tiềm năng với


dân số trung bình trên 7 triệu dân 5 cho OCB-BT, có nhiều khe hở nhảy vào hoạt động chiếm
lĩnh thị trường, đưa sản phẩm của NH mình đến với người tiêu dùng, gia tăng cạnh tranh với
các NHTM khác để vừa mở rộng địa bàn họat động tạo vị thế vững vàng trong nước cũng như
trên trường quốc tế.

2. Hoạt động huy động vốn
Vai trò là tổ chức tài chính trung gian hoạt động dự trên nguồn vốn vay mượn trong nền
kinh tế, nghiệp vụ tạo nguồn của NH là không thể thiếu trong hoạt động của NH. Có nguồn
NH mới thực hiện các nghiệp vụ và dịch vụ ngân hàng. Nếu không có đầu vào thì nguồn đâu
để NH cho vay lấy lời đảm bảo hoạt động bên trong. Thấy được tầm quan trọng của hoạt động
này, vừa qua NH thu được kết quả sau:
Bảng 2.5: Tóm tắt hoạt động huy động vốn
Đvt: trđ
Chỉ tiêu

Năm

2003

2004

Mức tăng 2004/2003
Số tiền

Tiền gửi thanh toán
1,350
Tiền gửi có kỳ hạn
905
Tiền gửi Cộng
11,120
8,140
tiết kiệm Bằng VNĐ
Bằng NT
2,980
Tổng nguồn vốn huy động

13,375
Nguồn: Báo cáo nội bộ OCB-BT.

1,434
4,629
34,969
31,709
3,260
41,032

84
3,724
23,849
23,569
280
27,657

Tỷ trọng
6.22%
411.49%
214.47%
289.55%
9.40%
206.78%

3.49%
11.28%
85.22%
77.28%
7.95%

100.00%

Từ bảng tóm tắt hoạt động huy động vốn, nguồn vốn huy động tăng mạnh, tổng nguồn
vốn huy động tăng 206.8% trong 2004, hơn năm 2003 là 27,657 trđ. Hoạt động huy động vốn
của ngân hàng tăng qua các năm do các nguyên nhân sau:
Các cơ cấu nguồn vốn huy động tăng chiếm tỷ trọng cao nhất là tiền gửi tiết kiệm chiếm
85.2% trong tổng số, nhiều khách hàng dùng kênh gửi tiết kiệm vì kênh này có rất nhiều thuận
lợi cho khách. Thứ nhất là nơi bảo quản tiền an toàn cho khách hàng, ngăn được hư hao mất
5

Theo cục Thống kê dân số


mát; thứ hai mang lợi nhuận cho khách hàng qua tiền lãi tiết kiệm định kỳ hoặc cuối kỳ.
Khách hàng đến gửi tiền thông thường là khách hàng ở tuổi trung niên gửi tiền để dành, tiền
hưu trí, hay là tiền nhận được từ người thân ở nước ngoài,..vị trí của NH tiện cho việc đi lại
nên dễ dàng huy động được dòng vốn nhàn rỗi từ dân cư, từ đó, NH sẽ huy động được nhiều
tiền hơn phục vụ tốt hơn cho việc cấp tín dụng mà NH đang lo ngại đến nguồn vốn để cho vay.
Nghiệp vụ huy động vốn chịu tác động mạnh mẽ của lãi suất, tốc độ tăng trưởng tín dụng
trong hai năm trở lại đây ở mức khá cao, các NHTHM có tiềm lực tài chính mạnh ra sức hút
vốn về phía mình bằng lãi suất ưu đãi, đua ra mức lãi suất hấp dẫn kèm theo là các chương
trình khuyến mãi tiền gửi với các giải thưởng lới gây chú ý cho khách hàng. Trước thực tế
đáng lo ngại, CN-BT chịu rất nhiều sức ép chịu tác động mạnh của chính sách lãi suất của
NHNN vừa cạnh tranh với NHTM khác thu vốn về cho ngân hàng.
2. Tình hình cho vay, thu nợ:
2.1 Tình hình cho vay:
Xã hội ngày càng phát triển nhu cầu cho cuộc sống người dân càng được cải thiện và
nâng cao, bởi vậy nhu cầu vốn không thể thiếu đối với dân chúng tại địa bàn đông dân, hoạt
động nhộn nhịp mang vóc dáng của trung tâm kinh tế bậc nhất của cả nước về thu nhập cũng
như thu hút đầu tư trong nước và ngoài nước. Hoạt động chu chuyển vốn cho nền kinh tế được

xem là nghĩa vụ của NH và quyền lợi của NH.
Bảng 2.6: Tóm tắt tình tình cho vay và biến động qua các năm
Đvt: trđ

Nguồn: Tổng hợp cáo của OCB-BT

Năm
2002

Chỉ tiêu
Cho vay
ngắn

2003

2004

Mức tăng năm
2003/2002

Mức tămg năm
2004/2003

Số tiền

Tỷ trọng

Số tiền

Tỷ trọng


35,450

44,170

52,930

8,720

24.60%

8,760

19.83%

33,600

40,770

49,500

7,170

21.34%

8,730

21.41%

1,850


3,400

3,430

1,550

83.78%

30

0.88%

Cho vay trung hạn

38,500

55,900

70,400

17,400

45.19% 14,500

25.94%

Cho vay dài hạn

5,250


7,080

6,440

1,830

34.86%

-9.04%

Tổng cho vay

79,200 107,500

129,770

27,950

35.29% 22,620

Cộng
VNĐ
NT

-640

21.11%



Tổng dư nợ cho vay gắn liền với tăng trưởng nguồn vốn huy động, năm 2004, tổng dư nợ
cho vay của NH đạt 129,770 trđ trđ tăng 21%so năm 2003 (107,500trđ). Tốc độ tăng giảm so
2003 nhưng tốc độ tăng tín dụng ổn định qua các năm đây là bước khở sắc cho CNBT, việc
ngân hàng chuyển hướng sang phát triển chiều sâu nên kiểm soát chặt chẽ hơn việc cấp tín
dụng làm hạn chế cấp tín dụng cho các thành phần kinh tế.
Dư nợ cho vay tăng nhanh từ năm 2002-2004, năm 2002 dư nợ chỉ có 79,200 trđ, dư nợ
lần lượt tăng 107,500 trđ đến 129,770 trđ năm 2004. Tốc độ tăng 21% là do trong hai năm
2003, 2004 Thành phố tổ chức nhiều hội nghị, phong trào thể thao lớn đặc biệt là dư âm của
Seagames 22 vừa qua, nhu cầu chi tiêu của người thành phố lớn hơn mức bình thường. Cá
nhân thì cần vốn cho tiều dùng, mua sắm, du lịch, mở mang cơ sở phục vụ cho khách trong
nước và ngoài nước còn tồ chức doanh nghiệp thì gia tăng sản xuất nhiều hơn nữa cung cấp đủ
hàng hoá dịch vụ cho khách hàng trước, trong và sau Festival thì tp HCM nơi tập trung du
khách các tỉnh đổ về, khách du lịch đến tham quan mua sắm chào mừng Seagames 22. Các
hoạt động này góp phần lôi kéo khách hàng đến với ngân hàng, Vì thế mà tín dụng của OCBBT luôn tăng trưởng dịp này là cơ hội tốt cho khuếch trương thương hiệu của chi nhánh. Hơn
nữa, nền kinh tế đang phát triển tốc độ tăng tưử«ng GDP khá cao trên 7%/năm, dự đoán sẽ
tăng trên 8% năm 2005. Tiềm lực kinh tế vững mạnh động lực gia tăng thu nhập từ 400 USD
ước tính năm 2004 đạt 552 USD/người/năm6 .
Chỉ tiêu
Cho vay ngắn hạn
Cho vay trung hạn
Cho vay dài hạn
Tổng dư nợ cho vay
Bảng 2.7 : Trích từ số liệu bảng 2.6

Năm 2004 Tỷ trọng
52,930
70,400
6,440
129,770


40.79%
54.25%
4.96%
100.00%

Hình 2.2: Biểu đồ biểu thị tỷ trọng dư nợ cho vay năm 2004
4.96%
40.79%
54.25%

cho vay ngắn hạn
cho vay trung hạn
cho vay dài hạn

Phạm Hoàng, (2005), GDP bình quân đầu người tính bằng USD theo giá thực tế, Vietnam economic times 20042005, trang 63.
6


Từ biểu đồ trên, cho vay theo các thời hạn khác nhau đều tăng tuy không tăng đồng đều
nhưng khẳng định thị phần cho vay của NH, qui mô tín dụng được mở rộng vào đối tượng cho
vay. Cho vay trung hạn chiếm tỷ trong lớn nhất trong tồng dư nợ của chi nhánh, chiếm 54.25%
(70,400 trđ năm 2004), NH thực hiện đúng theo mục tiêu đề ra là tăng cường mở rộng tín dụng
trung hạn giảm bớt tình trạng căng thẳng tài chính cho khách hàng lúc nào cũng lo lắng về nợ
vay ngân hàng. Chính sách này, NH được nhiều đốt tượng đồng tình tham gia, vì khoản thời
gian từ 1 đến 5 năm rất thích cho người có thu nhập trung bình hoặc người có thu nhập cao
vay món lớn để mua nhà hoặc sữa chữa nhà. Tín dụng ngắn hạn chiếm 42.33%, phân tán được
rủi ro cho ngân hàng, tín dụng này có ưu điểm là lãi suất thấp, vay trong thời hạn dưới 1 năm
thích hợp cho đối tượng có thu nhập ổn định có khả năng trả nợ trong ngắn hạn. Cuối cùng là
cho vay dài hạn, khoản vay này có rủi ro nhất cho ngân hàng, bên cạnh thời hạn cho vay dài
chỉ cần biến động nhỏ là NH không thu đủ nợ gốc và lãi cho vay, số tiền cho vay thường là rất

lớn dùng tài trợ cho các dự án, công trình khả thi và hoạt động hiệu quả. Quyết định cho vay
dự án là NH chấp nhận rủi ro lớn rất nhiều so với vay ngắn và trung hạn. Tuy nhiên, dư nợ
ngắn hạn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn so với tín dụng trung hạn không có nghĩa là NH hạn chế cho
vay ngắn hạn mà do đặc điểm của tín dụng ngắn hạn là thời hạn vay ngắn, các khoản vay được
quyết toán trong năm tài chính NH thu hồi nợ đến hạn còn lại là các khoản đang trong hạn
phải được chuyển sang năm sau. Do vậy, dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ
NH.
2.1. Phân tích tín dụng ngắn hạn:
Cho vay ngắn hạn có tăng nhưng tốc độ tăng của năm 2004/2003 (19.83%) giảm
2003/2002 (24.6%); xét về số tuyệt đối thì tăng 8,760 trđ (=52,930-44,170 trd). Nhận định
chung về dư nợ cho vay ngắn hạn tại CNBT tăng trưởng cao, mức tăng 2004/2003 là 19.83%
(8,760 trđ) phản ánh nhu cầu vốn của cư dân là rất cao, do một mặt chính phủ khuyến khích
dân chúng tiêu dùng nhiều bằng cách cho cán bộ công nhân viên làm việc trong một số ngành
nghỉ thứ bảy, chủ nhật kể cả công ty có vốn đầu tư nước ngoài dành thời gian mua sắm, giải trí
kích thích các công ty xí nghiệp gia tăng số lượng nâng cao chất lượng ngành sản xuất kinh
doanh, thương mại-dịch vụ vừa cạnh tranh vừa tăng GDP cho đất nước. Mức lương trung bình
các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) được chính phủ điều chỉnh nâng thêm đảm bảo nhu cầu


thiết yếu cho người dân, còn khu vực tư nhân, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài cũng tăng
theo đúng năng lực, trình độ chuyên môn mà chủ đầu tư cần. Dân cư gia tăng chi tiêu, DN
tăng cường SXKD đòi hỏi chi phí lớn rất tốn kém mà bản thân chủ đầu tư không thể trang trãi
hết ngoài nguồn vốn tự có như việc bổ sung vốn kinh doanh. Nguồn vốn này các chủ đầu tư
cần nhiều hay ít phụ thuộc vào quy mô hoạt động của doanh nghiệp, hộ gia đình, cá thể,..đặc
điểm của nguồn vốn này là tức thời, ngắn hạn chỉ trong một chu kỳ SXKD, do vậy, để hoạt
động trở nên hiệu quả hơn, kinh tế hơn tránh gánh nặng về lãi vay thì nhu cầu cần được tài trợ
ngắn hạn đúng theo chu trình SXKD là cần thiết.
Trong vay tiêu dùng nâng cao chất lượng cuộc sống cũng vậy, bản thân khách hàng có thu
nhập ổn định từ lương, có từ nguồn thu nhập khác nên khi mua hàng hoá hoặc dịch vụ nào mà
tức thời không có đủ khả năng tài chính trong nhất thời có thể là 12 giờ, 24 giờ, 1 tháng, 3

tháng, ..đến dưới một năm thì khách hàng nghĩ ngay đến ngân hàng.
Trong cho vay ngắn hạn, chi nhánh cho vay chủ yếu là vay tiêu dùng (mua sắm phương
tiện đi lại, vật dụng ,..), vay bổ sung vốn lưu động trong kinh doanh, mua phương tiện chuyên
chở hàng hoá chủ yếu là ôtô tải.
Thành phố là nơi đống đô nhiều trung tâm giáo dục trong và ngoài nước, doanh nghiệp,
chợ đầu mối nên cung cấp cho công chúng nhiều sản phẩm giá rẻ tạo thời cơ mua sắm tiêu
dùng, bởi vậy nhu cầu vốn ngắn hạn không thể thiếu, dư nợ cho vay ngắn hạn của Ocb-BT
tăng nhanh trong năm vừa qua.
Ngoài nguồn vốn ngắn hạn bằng Việt Nam đồng, chi nhánh BT còn cho vay bằng ngoại tệ
cho doanh nghiệp và cá nhân. Năm 2003, dư nợ ngoại tệ đạt 3400 trđ tăng đột biến 83.78% so
với 2002, tăng tuyệt đối 1,550 trđ (tính theo tỷ giá đã quy đổi), con số này chiếm tỷ trọng rất
nhỏ 0.01% trong cơ cấu dư nợ cho vay của các NHTM và TCTD tại tpHCM (dư nợ ngày
31/12/2003 là 31,5007 tỷ đồng) bước sang 2004 cho vay có tăng nhưng rất chậm chỉ tăng thêm
30 trđ. Trong năm 2002-2003, nền kinh tế Mỹ dần phục hối sau sự kiện 11/09/2001 nhu cầu
ngoại tệ nhập khẩu nguyên vật liệu, hàng hoá cho sản suất trong nước tăng cao, du lịch nước
ngoài được mở cửa trở lại.
Nguyễn Đức Hoàng, (2005), Cơ cấu dư nợ cho vay bằng ngoại tệ của các NHTM và TCTD tại tp HCM, Kinh tế
Việt Nam 2004-2005, trang 37.
7


Hiệp định thương mại khai thông quan hệ quốc tế giữa Việt Nam và Mỹ cộng thêm một
số ưu đãi của chính phủ Mỹ dành cho VN, cần ngoại tệ là chính đáng. Ngoại tệ cho vay năm
2004 không tăng là bao, chịu hệ lụy của chiến tranh Iraq hậu quả là ta mất đi một lượng khách
hàng dẫn đến không có nguồn thu từ xuất khẩu, biến động tăng tỷ giá VND/USD tạo tâm lý e
ngoại vay bằng ngoại tệ mà đến hạn thanh toán tỷ giá lại tăng, người vay tốn thêm chi phí biến
động tỷ giá xảy ra. Đại dịch viêm đường hô hấp cấp (SARS), dịch cúm gia cầm xảy ra liên tiếp
tác động xấu đến xuất khẩu không có ngoại tệ thu vào, doanh nghiệp lại không dám đương đầu
với rủi ro làm sao dám vay thêm ngoại tệ.
Do đó, dư nợ bằng Việt Nam Đồng chiếm 93.5% (=49,500/52,930), đóng vai trò chủ đạo

trong cho vay ngắn hạn, cho vay ngoại tệ góp phần đa dạng hóa sản phẩm cho vay của ngân
hàng mở rộng trong lĩnh vực thanh toán quốc tế (TTQT) như mở L/C, nhờ thu, chuyển tiền
bằng ngoại tệ,…
2.2. Phân tích tín dụng trung và dài hạn
Cấp tín dụng trung hạn của OCB-BT là 70,400 trđ tăng 14,500 trđ so với 2003, tốc độ
tăng khoản 25.94% giảm nhiều so với tốc độ tăng năm 2003 so 2002 là 45.19%, loại tín dụng
này được NH đầu tư phát triển mạnh là do NH thiết kế sản phẩm thích hợp cho từng đối
tượng khách hàng phù hợp với khả năng trả nợ.
Các món vay tuy nhỏ dưới 50 triệu đồng, nhưng đối với người có thu nhập trung bình thì
đó là một số tiền khá lớn mà khả năng chi trả lại có hạn, nếu vay ít hơn không đủ nhu cầu tín
dụng cho khách hàng, sản phẩm vay trung hạn là sự lựa chọn tốt nhất cho cả ngân hàng và
khách hàng.
Thời hạn vay trên 12 tháng để khách hàng có thời gian trả góp số tiền vay giảm dư nợ
vay cho chính bản thân vừa có đủ nguồn tài chính chi tiêu cho sinh hoạt gia đình không bị gò
ép vì khoản nợ, vả lại lãi suất cho vay được điều chỉnh theo thời hạn vay, đối tượng khách
hàng, số tiền mà khách hàng muốn vay,..mức thu nhập hiện nay có tăng cao, mức thu nhập
trung bình chiếm tỷ trọng lớn, nhu cầu tiện ích của dân nhập cư rất cao tiền tiết kiệm không
đù chi tiêu cho việc mua nhà ở, mua ti vi, tủ lạnh, …nâng cao đời sống.
Ngoài cho vay ngắn hạn như trên thì cấp tín dụng dài hạn đảm trách nguồn thu lớn cho
NH, món vay trung hạn được khách hàng ưu chuộng do thời gian trả nợ còn co giãn, giảm nhẹ


×