BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
BÁO CÁO THỰC TẬP
Đề tài:” Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng
thương mại cổ phần Phương Đông chi nhánh Hai Bà Trưng.”
Giảng viên hướng dẫn : TH.S NGUYỄN THỊ HƯƠNG LAN
Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THỊ NGỌC HÒA
Lớp : NH 02 - 01
Khóa : 2( 2008 - 2012)
Hệ : Chính quy
Hà Nội – 2012
i
LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cám ơn chân thành đến cô giáo hướng dẫn Th.s Nguyễn Thị
Hương Lan cùng quý Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông chi nhánh Hai
Bà Trưng.
Nhờ sự giúp đỡ và hướng dẫn nhiệt tình của cơ, em đã có những kiến thức q
báu về cách thức nghiên cứu vấn đề cũng như nội dung của đề tài, từ đó em có thể
hồn thành tốt đề tài của mình.
Trong thời gian thực tập tại Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông chi
nhánh Hai Bà Trưng, em đã nhận được sự giúp đỡ và tạo điều kiện của ban lãnh đạo
ngân hàng, đặc biệt là sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị phịng tín dụng. Chính
sự giúp đỡ đó đã giúp em nắm bắt những kiến thức thực tế về các nghiệp vụ ngân
hàng và công tác cho vay. Những kiến thức thực tế này sẽ là hành trang ban đầu cho
quá trình cơng tác làm việc của em sau này.
Một lần nữa em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn Th.s
Nguyễn Thị Hương Lan cùng với ban lãnh đạo, toàn thể cán bộ nhân viên của Ngân
hàng thương mại Phương Đông chi nhánh Hai Bà Trưng.
ii
KÝ HIỆU CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
NHTM
Ngân hàng thương mại
NHNN
Ngân hàng Nhà nước
DNVVN
Doanh nghiệp vừa và nhỏ
TMCP
Thương mại cổ phần
DNNN
Doanh nghiệp Nhà nước
DNNQD
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
iii
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU:
CHƯƠNG I:TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG CHI
NHÁNH HAI BÀ TRƯNG..................................................................................................1
1.1 Sự ra đời và phát triển của Ngân hàng TMCP Phương Đông chi nhánh Hai Bà
Trưng:................................................................................................................................1
1.2 Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng TMCP Phương Đông chi
nhánh Hai Bà Trưng:.......................................................................................................2
1.3 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Phương Đông chi nhánh Hai Bà Trưng:......3
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁC DNVVN TẠI NGÂN
HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG CHI NHÁNH HAI BÀ TRƯNG................................5
2.1 Tình hình kinh doanh của Ngân hàng TMCP Phương Đông chi nhánh Hai Bà
Trưng trong 2 năm 2010 – 2011:.....................................................................................5
2.2 Thực trạng cho vay đối với các DNVVN tại Ngân hàng TMCP Phương Đông chi
nhánh Hai Bà Trưng:.......................................................................................................7
2.2.1 Tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ của các DNVVN tại Ngân hàng TMCP
Phương Đông chi nhánh Hai Bà Trưng:....................................................................7
2.2.2 Tình hình nợ quá hạn:......................................................................................11
2.3 Đánh giá thực trạng cho vay DNVVN tại Ngân hàng TMCP Phương Đông chi
nhánh Hai Bà Trưng:.....................................................................................................12
2.3.1 Những kết quả đạt được:..................................................................................12
2.3.2 Hạn chế:..............................................................................................................13
KẾT LUẬN.........................................................................................................................14
iv
DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, HÌNH
BẢNG 2.1
: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2011
BẢNG 2.2
: Tình hình cho vay vốn đối với DNVVN tại OCB Hai Bà Trưng
BẢNG 2.3
: Doanh số cho vay và thu nợ DNVVN tại OCB Hai Bà Trưng
BẢNG 2.4
: Tình hình cho vay các DNVVN theo kỳ hạn tại OCB Hai Bà Trưng
BẢNG 2.5
: Tình hình nợ quá hạn tại OCB Hai Bà Trưng
BIỂU ĐỒ 2.1 : Tình hình cho vay và thu nợ tại OCB Hai Bà Trưng
BIỂU ĐỒ 2.2 : Biểu diễn doanh số cho vay theo kỳ hạn
v
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Việt Nam là một nước có nền kinh tế mới nổi, nhu cầu đầu tư sản xuất kinh
doanh hiện nay ngày càng cao và số doanh nghiệp đã có sự gia tăng vượt bậc, đặc
biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN).
Cũng như các quốc gia đang phát triển khác, lực lượng DNVVN Việt Nam ngày
càng đóng vai trị quan trọng trong việc phát triển kinh tế thị trường, góp phần đắc
lực thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, khi bước vào tự
do cạnh tranh, các DNVVN của Việt Nam vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn về công
nghệ, thông tin, thị trường, đặc biệt là khó khăn về vốn. Hiện nay, phần lớn Ngân
hàng thương mại (NHTM) đã xác định bộ phận DNVVN là nhóm khách hàng mục
tiêu. Tuy nhiên công tác mở rộng cho vay đối với DNVVN còn nhiều trở ngại,
doanh nghiệp tiếp tục gặp khó khăn về vốn, và ngân hàng tiếp tục bế tắc trong quyết
định cho vay, hạn chế sự phát triển của nền kinh tế - xã hội.
Cho vay DNVVN là mục tiêu trước mắt và lâu dài của Ngân hàng thương mại
cổ phần (TMCP) Phương Đông chi nhánh Hai Bà Trưng nhằm phát triển hoạt động
ngân hàng bán lẻ cũng như giữ vững vị trí một trong những NHTM hàng đầu Việt
Nam.
Chính vì vậy mà em đã chọn đề tài“ Mở rộng cho vay các doanh nghiệp vừa
và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Phương Đông chi nhánh Hai Bà Trưng” để hồn
thành khóa luận tốt nghiệp.
2. Mục đích của đề tài nghiên cứu:
- Tìm hiểu hoạt động cho vay DNVVN tại Ngân hàng TMCP Phương Đông chi
nhánh Hai Bà Trưng.
- Đưa ra một số giải pháp và kiến nghị mở rông hoạt động này.
vi
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Thực trạng hoạt động cho vay DNVVN tại Ngân hàng TMCP Phương Đông
chi nhánh Hai Bà Trưng năm 2009, 2010, 2011.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Thu thập và phân tích
5. Kết cấu và nội dung của đề tài:
Đề tài gồm 3 phần:
- Phần mở đầu
- Phần nội dung:
+ Chương I: Tổng quan về Ngân hàng TMCP Phương Đông chi nhánh Hai
Bà Trưng.
+ Chương II: Thực trạng cho vay với DNVVN tại Ngân hàng TMCP
Phương Đông chi nhánh Hai Bà Trưng.
- Phần kết luận
vii
1
CHƯƠNG I:
TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG
CHI NHÁNH HAI BÀ TRƯNG.
1.1 Sự ra đời và phát triển của Ngân hàng TMCP Phương Đông chi nhánh Hai
Bà Trưng:
-
Tên tiếng việt: Ngân hàng TMCP Phương Đông
-
Tên viết tắt tiếng việt: Ngân hàng Phương Đông
-
Tên tiếng anh: Orient commercial joint stock bank
-
Tên viết tắt tiếng anh: OCB
-
Giấy phép hoạt động số 0061/ NH – GP ngày 13/ 4/ 1996 do Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam cấp.
-
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 059700 do Sở Kế hoạch Đầu tư Tp.
Hồ Chí Minh cấp.
-
Hội sở chính: số 45 đường Lê Duẩn, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
-
Điện thoại: (84 -8) 38 220 960 – 38 220 961
-
Fax: (84 -8) 38 220 963
-
Website: www.ocb.com.vn
-
Vốn điều lệ của Ngân hàng TMCP Phương Đơng khi mới thành lập là 70 tỷ
đồng, tính đến ngày 20/7/2010 thì vốn điều lệ tăng lên và đạt 3.000 tỷ đồng.
Qua 16 năm hình thành và phát triển, Ngân hàng Phương Đơng nằm trong nhóm
10 Ngân hàng cổ phần hàng đầu tại Việt Nam. Định hướng của OCB là trở thành
một trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu (nhóm 1) tại Việt Nam có tốc độ phát
triển nhanh, an toàn và bền vững với khách hàng mục tiêu là các doanh nghiệp vừa
và nhỏ và cá nhân có nhu cầu được cung ứng các tiện ích ngân hàng với chất lượng
tốt nhất.
Ngân hàng TMCP Phương Đông có hội sở chính, các chi nhánh, phịng giao
dịch và văn phòng đại diện trực thuộc. Các chi nhánh, văn phòng đại diên là đơn vị
trực thuộc, đại diện pháp nhân của Ngân hàng TMCP Phương Đơng, có con dấu
2
riêng và chịu sự giám sát của chi nhánh Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tại địa bàn.
Các phòng giao dịch là đơn vi trực thuộc hội sở hoặc chi nhánh Ngân hàng Phương
Đơng, hạch tốn báo sổ, khơng có bảng cân đối tài khoản kế tốn riêng, khơng có
con dấu riêng, không trực tiếp làm nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước. Khi hội đủ
điều kiện và được NHNN cho phép, nước ngồi chấp thuận, Ngân hàng TMCP
Phương Đơng sẽ mở chi nhánh hoặc văn phòng đại diện ở nước ngoài.
Ngày 14/01/2003 khai trương chi nhánh Ngân hàng TMCP Phương Đông Hà
Nội (OCB Hà Nội) tại số 12 Hai Bà Trưng đã thu hút được nhiều sự quan tâm của
các doanh nghiệp và cá nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp có chi nhánh tại Hà Nội
rất vui mừng đến giao dịch tại OCB chi nhánh Hà Nội. Từ năm 2006 đến nay, Chi
nhánh Hà Nội đã mở thêm năm phịng giao dịch (PGD) trong đó là PGD Minh
Khai, PGD Lò Đúc, PGD Sao Việt, PGD Nguyễn Trãi và PGD Bà Triệu.
Ngày 15/8/2011, phòng giao dịch ở Minh Khai đươc chuyển về địa chỉ mới 208
Bạch Mai, phường Cầu Dền, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội và đổi tên thành chi nhánh
Hai Bà Trưng gọi tắt là OCB Hai Bà Trưng. Ngay trong ngày khai trương, OCB Hai
Bà Trưng cũng đã nhận đước sự quan tâm của chính quyền địa phương, các khách
hàng lớn quan hệ giao dịch tại các phòng giao dịch cũng đến chúc mừng khai
trương.
1.2 Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng TMCP Phương Đông chi
nhánh Hai Bà Trưng:
Cũng như các đơn vị khác trong hệ thống, OCB Hai Bà Trưng hoạt động với
đầy đủ các chức năng:
Huy động và quản lý vốn: nhận tiền gửi của các tổ chức, doanh nghiệp dưới
các hình thức tiền gửi khơng kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác
theo quy định của OCB, nhận tiền gửi của cá nhân dưới hình thức tiền gửi tiết kiệm,
tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác; cấp tín dụng cho
khách hàng dưới hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá
khác; các dịch vụ ngân hàng: cung ứng các phương tiện thanh toán, dịch vụ quản lý
tài khoản, thanh toán trong và ngoài nước, dịch vụ thu hộ, chi hộ, thu đổi ngoại tệ;
kinh doanh ngoại hối,…
3
Chi nhánh sẽ tiếp tục kiên trì đường lối cải tổ toàn diện đã đặt ra, nhất quán
thực hiện chiến lược bán lẻ, phấn đấu đạt mức tăng trưởng về mọi mặt năm sau cao
hơn năm trước. Chi nhánh đã và đang làm hết sức mình để phục vụ khách hàng, góp
phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
1.3 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Phương Đông chi nhánh Hai Bà Trưng:
Ngân hàng TMCP Phương Đông chi nhánh Hai Bà Trưng được tổ chức theo mơ
hình thống nhất của Ngân hàng Phương Đơng. Tạo điều kiện phù hợp với hoạt động kinh
doanh của mình, OCB Hai Bà Trưng đã sắp xếp cơ cấu tổ chức bộ máy gồm 1 giám đốc,
2 phó giám đốc, 1 phịng kế tốn, 1 bộ phận tin học, 1 phòng ngân quỹ, 1 phòng kinh
doanh, 1 phòng hành chính, 1 phịng giao dịch.
- Sơ đồ cơ cấu tổ chức:
Giám đốc
Phó giám đốc
Bộ
phận
tin học
Phịng
kế tốn
Phịng
kinh
doanh
Phó giám đốc
Phịng
hành
chính
Phịng
giao
dịch
Phịng
ngân
quỹ
- Chức năng của các phòng:
+ Ban giám đốc: là những người đứng đầu chịu trách nhiệm trước pháp luật,
Nhà nước và cấp trên về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng mình, điều hành mọi
hoạt động kinh doanh nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Ban giám đốc vạch ra các chiến
lược, chính sách kinh doanh để từ đó các phịng ban thực hiện các nghiệp vụ kinh
doanh.
+ Phịng kế tốn: cũng đóng vai trị là phịng giao dịch, có chức năng thực
hiện giao dịch với khách hàng, cung cấp các dịch vụ của ngân hàng cho khách hàng,
đồng thời kết hợp với phòng ngân quỹ để thu chi tiền mặt theo chứng từ hợp lý, hợp
4
lệ. Phịng kế tốn thực hiện hạch tốn kế tốn các nghiệp vụ huy động vốn, thu nợ
thu lãi và các nghiệp vụ khác của OCB Hai Bà Trưng theo quy định của Ngân hàng
Phương Đông. Thực hiện công tác thanh tốn, xây dựng kế hoạch tài chính, quyết
tốn thu chi theo chế độ tài chính, tổng hợp, lưu giữ hồ sơ, hạch toán kinh tế, lập các
báo cáo thống kê...
+ Bộ phận tin học: Quản lý mạng vi tính của chi nhánh, bảo mật số liệu,
thông tin trên máy tính, lưu trữ bảo quản sổ sách chứng từ kế tốn thống kê theo
đúng chế độ quy định.
+ Phịng ngân quỹ: Thực hiện các nghiệp vụ thu chi tiền mặt, vận chuyển
tiền trên đường đi và quản lý an toàn kho quỹ. Thực hiện các dịch vụ két sắt, nghiệp
vụ nhận, cất giữ giấy tờ có giá bằng tiền và các tài sản quý của khách hàng, nhận
kiểm đếm tiền cho các ngân hàng khác, thu đổi ngoại tệ cho khách hàng, chế độ báo
cáo theo quy định ...
+ Phòng kinh doanh: Phòng này chịu trách nhiệm nghiên cứu xây dựng
chiến lược khách hàng, thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng, vừa hiệu
quả vừa an tồn, thường xun phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên
nhân giúp lãnh đạo chỉ đạo kiểm tra hoạt động tín dụng. Mở và theo dõi thư bảo
lãnh, thư tín dụng theo lệnh của ban giám đốc, thực hiện các nghiệp vụ thanh toán
quốc tế trực tiếp tại OCB Hai Bà Trưng, thực hiện hợp đồng bán ngoại tệ để các
cơng ty thanh tốn, tính phí cho các dịch vụ chuyển tiền ra nước ngoài, thực hiện
các nghiệp vụ chiết khấu tái chiết khấu các chứng từ, chấp hành các chế độ báo cáo
theo quy định...
+ Phòng hành chính: Thực hiện các cơng tác hành chính, tiếp thị, lễ tân,
xây dựng cơ quan văn minh lịch sự.
+ Phòng giao dịch: Huy động vốn, cho vay đối với dân cư, doanh nghiệp
trên địa bàn.
Nhờ có bộ máy bố trí hợp lý, gọn nhẹ, đội ngũ cán bộ cơng nhân viên có trình
độ. Đặc biệt là sự quản lý điều hành giỏi giang của ban lãnh đạo, OCB Hai Bà
Trưng đã đạt được những thành công đáng kể. Đến nay ngân hàng đã và đang tạo
được một thị phần đáng kể trên địa bàn, xây dựng mối quan hệ gắn bó với khách
hàng, tạo cơ sở vững chắc cho ngân hàng phát huy sức mạnh tổng hợp, tạo niềm tin
cho khách hàng.
5
CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁC DNVVN TẠI
NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG CHI NHÁNH HAI BÀ TRƯNG .
2.1 Tình hình kinh doanh của Ngân hàng TMCP Phương Đơng chi nhánh Hai
Bà Trưng trong 2 năm 2010 – 2011:
Bảng 2.1: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2011:
(Đơn vị: tỷ đồng)
TT
Chỉ tiêu
TH
KH
2010
2011
1.212
TH năm 2011
TH
% tt so % TH
31/12/2011
2010
KH
-
1.552
28%
-
12,54
22
31,87
154%
145%
113%
106%
I
Chỉ tiêu chính:
1
Tổng tài sản
2
Chênh lệch thu chi
3
Thu dịch vụ ròng
3,125
6,25
6,64
4
Tỷ lệ nợ xấu
10,3%
4%
2,3%
II
Các chỉ tiêu phục vụ quản trị điều hành
5
Huy động vốn cuối kỳ
6
1.073
-
1.459
36%
Huy động vốn bình qn
901
-
1.294
44%
7
Dư nợ tín dụng cuối kỳ
252
-
449
78,2%
8
Dư nợ tín dụng bình quân
215
-
417
94%
9
Lợi nhuận trước thuế
2,54
-
10,87
604%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh OCB Hai Bà Trưng năm 2011)
Tính đến 31/12/2011, tổng tài sản của chi nhánh tăng 28% so với năm 2010.
Bên khoản mục tài sản tăng chủ yếu do dư nợ tín dụng, bên khoản mục vốn chủ sở
hữu & nợ tăng chủ yếu do huy động vốn tăng trưởng đều qua các năm.
6
Nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế: năm qua chi nhánh đã duy trì và
tăng trưởng kênh huy động vốn này, các doanh nghiệp có tiềm năng tiền gửi thanh
tốn vì nguồn này với ưu điểm phần lớn là tiền gửi có kỳ hạn. Đặc biệt, tiền gửi có
kỳ hạn giúp cho chi nhánh chủ động hơn trong hoạt động của mình . Huy động vốn
cuối kì năm 2011 đạt 1.459 tỷ đồng, chiếm 94% tổng vốn của ngân hàng.
Nguồn vốn huy động từ dân cư : đây là nguồn tương đối ổn định nhưng lãi suất
cao, thời gian gửi ngắn. Tiền gửi dân cư hiện đang chiếm tỷ trọng cao (chiếm 61%
tổng nguồn huy động). Trong năm 2011, cơ cấu kì hạn của nguồn vốn huy động đã
cân đối hơn, tỷ lệ nguồn vốn trung, dài hạn tăng lên đáng kể, đặc biệt là vốn trung
dài hạn từ các tổ chức kinh tế. Đây là nguồn vốn mang tính ổn định, giúp ngân hàng
thuận lợi trong việc định hướng phát triển và đảm bảo an toàn cho hoạt động tín
dụng, thanh tốn và ngân quỹ của ngân hàng. Chi nhánh cần phát triển hoạt động
này nhằm tạo ra ưu thế cạnh tranh trên thị trường huy động vốn.
Công tác điều hành nguồn vốn: ban lãnh đạo chi nhánh thường xuyên nghiên
cứu, phân tích cơ cấu nguồn vốn đưa ra các biện pháp để điều chỉnh cơ cấu nguồn
vốn cho hợp lý. Kết quả là cơ cấu nguồn vốn có nhiều bước chuyển biến rõ rệt đáp
ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng nguồn vốn cả về loại tiền lẫn kỳ hạn, đảm bảo khả
năng thanh khoản. Ngồi ra chi nhánh cịn tiến hành nghiên cứu tìm hiểu các hình
thức khuyến mại nhằm thu hút mạnh hơn nguồn tiền gửi dân cư.
Bên cạnh huy động vốn thì cơng tác tín dụng tại chi nhánh năm 2011 cũng có
nhiều bước khởi sắc, hoạt động tín dụng tạị OCB Hai Bà Trưng đã được mở rộng và
không ngừng nâng cao hiệu quả cho vay, đem lại nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng.
Cơ cấu cho vay của doanh nghiệp đã chuyển dần theo hướng cho vay các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh (DNNQD) và tăng trưởng dư nợ ngắn hạn. Đây là cơ cấu
vốn hợp lí mà các NHTM đang hướng tới. Ngoài ra, năm 2011 được coi là năm
thành công trong việc xử lý nợ xấu và thu hồi nợ ngoại bảng, tỷ lệ nợ quá hạn còn
tương đối thấp và nằm trong tầm kiểm sốt.
Thu dịch vụ rịng còn chiếm một phần rất nhỏ trong chênh lệch thu chi của
hoạt động ngân hàng và hầu hết là các dịch vụ truyền thống. Đây là hoạt động ít rủi
ro, đồng thời giúp ngân hàng dễ dàng tiếp cận với khách hàng, quảng bá hình ảnh
của ngân hàng rộng rãi hơn trên địa bàn hoạt động. Vì vậy ngân hàng cần tăng
7
cường tiếp thị sản phẩm, nghiên cứu thị trường và đổi mới các hoạt động dịch vụ
nhằm tối đa hóa lợi ích của khách hàng.
Qua bảng tổng kết các chỉ tiêu hoạt động của OCB Hai Bà Trưng cho thấy
mặc dù cịn nhiều khó khăn nhưng chi nhánh đã đạt được những kết quả đáng khích
lệ, vượt mức kế hoạch đề ra. Bên cạnh đó ngân hàng ln chú trọng cải thiện các
loại dịch vụ và hoạt động để đạt được kết quả kinh doanh tốt nhất.
2.2 Thực trạng cho vay đối với các DNVVN tại Ngân hàng TMCP Phương
Đông chi nhánh Hai Bà Trưng:
2.2.1 Tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ của các DNVVN tại Ngân hàng TMCP
Phương Đông chi nhánh Hai Bà Trưng:
OCB Hai Bà Trưng tập trung chủ yếu cho vay đối với DNVVN trên cơ sở
khách hàng có nhu cầu vay bổ sung vốn lưu động thường xuyên đảm bảo kinh
doanh liên tục, có thị trường tiêu thụ tốt, kết quả kinh doanh năm trước có lãi, tình
hình tài chính tốt. Ngân hàng đã cung ứng vốn kịp thời cho các doanh nghiệp phục
vụ cho nhu cầu sản xuất của mình. Nhận thức được tầm quan trọng đó, OCB Hai Bà
Trưng đã thực hiện cho vay đối với DNVVN như sau:
Bảng 2.2: Tình hình cho vay vốn đối với DNVVN tại OCB Hai Bà Trưng
(Đơn vị tính: tỷ đồng)
STT
Chỉ tiêu
2009
2010
2011
1
Tổng doanh số cho vay
165,5
274,7
494,09
2
Doanh số cho vay
92,75
157,85
272,8
56,04%
57,46%
55,21%
DNVVN
3
Tỷ trọng
( Nguồn: Phịng tín dụng)
Số liệu thống kê tình hình vay vốn của DNVVN tại OCB Hai Bà Trưng qua
3 năm 2009 – 2011 cho thấy doanh số cho vay DNVVN của OCB Hai Bà Trưng
ngày càng tăng. Năm 2009 doanh số cho vay là 92,75 tỷ đồng chiếm 56,04% tổng
doanh số cho vay của ngân hàng. Năm 2010 đạt 157,85 tỷ đồng chiếm 57,46% tổng
doanh số cho vay, tăng 65,1 tỷ đồng so với năm 2009 tương ứng tốc độ tăng trưởng
70,19%. Con số này cho thấy năm 2010 ngân hàng đã thành công trong kế hoạch
8
mở rộng hoạt động tín dụng đối với DNVVN. Năm 2011 đạt 272,8 tỷ đồng chiếm
55,21% tổng doanh số cho vay, tăng 114,95 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng
trưởng 72,82%. Mặc dù tỷ trọng cho vay 2011 giảm so với 2010 nhưng tốc dộ tăng
trưởng lại tăng, điều này cho thấy ngân hàng đang chuyển dần thành ngân hàng bán
lẻ, từ đó dần dần chuyển dịch cơ cấu cho vay theo hướng gia tăng khách hàng cá
nhân và khách hàng DNVVN. Đặc biệt, chi nhánh nằm tại quận Hai Bà Trưng, là
một trong những quận tập trung nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhất trên
địa bàn Hà Nội. Hoạt động kinh doanh trong nước, kinh doanh xuất nhập khẩu có
xu hướng sơi động hơn. Người dân trên địa bàn quận, huyện bắt đầu quen sử dụng
các dịch vụ ngân hàng. Có thể nói, OCB Hai Bà Trưng đang hoạt động trên địa bàn
có khá nhiều tiềm năng để tăng trưởng tín dụng, đặc biệt là cho vay đối tượng khách
hàng DNVVN.
Bảng 2.3: Doanh số cho vay và thu nợ DNVVN tại OCB Hai Bà Trưng
(Đơn vị tính: tỷ đồng)
STT
1
Chỉ tiêu
Doanh số cho vay
2009
2010
2011
92,75
157,85
272,8
79,8
111,4
258,9
DNVVN
2
Doanh số thu nợ
DNVVN
3
Tổng dư nợ DNVVN
107,3
128,65
287,15
4
Tổng dư nợ
187,77
252,25
449,18
( Nguồn: Phịng tín dụng)
Biểu đồ 2.1: Tình hình cho vay và thu nợ tại OCB Hai Bà Trưng
9
450
400
350
Doanh số cho vay
DNVVN
Doanh số thu nợ
DNVVN
Tổng dư nợ DNVVN
300
250
200
150
Tổng dư nợ
100
50
0
2009
2010
2011
Tổng dư nợ tại OCB Hai Bà Trưng năm 2009 là 187,77 tỷ đồng, dư nợ DNVVN
là 107,3 tỷ đồng chiếm 57,14%. Tổng dư nợ năm 2010 là 252,25 tỷ đồng, dư nợ
DNVVN là 128,65 tỷ đồng chiếm 51%. Đặc biệt đến năm 2011, trong việc nỗ lực
mở rộng tín dụng, dư nợ DNVVN là 287,15 tỷ đồng chiếm 63,9% tổng dư nợ. Cuối
năm 2011, số doanh nghiệp bao gồm cả doanh nghiêp lớn và DNVVN có quan hệ
tín dụng với chi nhánh là 112 doanh nghiệp. Trong đó, số lượng DNVVN đạt 89
doanh nghiệp, chiếm 79,5 %. Chỉ tiêu này trong năm 2010 là 53 trên tổng số 77
doanh nghiệp. Đây là chỉ tiêu đầu tiên cho thấy xu hướng cho vay của chi nhánh đã
hướng đến mở rộng đối tượng cho vay DNVVN. Dư nợ đối với các DNVVN ngày
càng tăng lên cả về số tương đối với tuyệt đối.
Tổng dư nợ DNVVN năm 2010 tăng 21,35 tỷ đồng so với năm 2009 tương ứng
với tốc độ tăng là 20%. Tổng dư nợ DNVVN năm 2011 tăng 168,5 tỷ đồng tương
ứng tốc độ tăng trưởng tăng lên đáng kể đạt 132,2% so với 2010.
Việc tăng lên về quy mô dư nợ cũng như tỷ trọng dư nợ của các DNVVN chứng
tỏ sự chuyển hướng trong đối tượng khách hàng của chi nhánh là đã quan tâm nhiều
đến các DNVVN. Để đạt được kết quả này chi nhánh đã khơng ngừng tìm hiểu và
tích cực tiếp thị tới đối tượng khách hàng DNVVN, đưa ra được những phương thức
cho vay phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của mỗi đối tượng khách hàng.
10
Tuy nhiên, mặc dù số lượng DNVVN chiếm tỉ lệ áp đảo, nhưng hạn mức cho tín
dụng đối với mỗi doanh nghiệp thường thấp, do đó tổng doanh số cho vay DNVVN
không tương ứng với tỉ trọng doanh nghiệp. Các doanh nghiệp lớn thường được xét
duyệt vay vốn trung dài hạn, với hạn mức cao, do đó mặc dù chiếm tỉ lệ thấp nhưng
tổng doanh số cho vay chiếm tỉ lệ cao hơn tương ứng.
Bảng 2.4: Tình hình cho vay các DNVVN theo kỳ hạn tại OCB Hai Bà Trưng:
(Đơn vị tính: tỷ đồng,
%)
STT
1
Chỉ tiêu
Doanh số cho
2009
2010
2011
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
92,75
100
157,85
100
272,8
100
vay DNVVN
2
Ngắn hạn
67,5
72,8%
98,5
62,4%
167,77
61,5%
3
Trung &dài hạn
25,25
27,2%
59,35
37,6%
105,03
38,5%
( Nguồn: Phịng tín dụng)
Biểu đồ 2.2: Biểu diễn doanh số cho vay theo kỳ hạn:
300
250
200
150
Doanh số cho vay
DNVVN
Ngắn hạn
100
Trung&dài hạn
50
0
2009
2010
2011
Qua bảng số liệu này ta thấy, doanh số cho vay ngắn hạn tăng qua các năm
nhưng về mặt tỷ trọng thì lại giảm. Bên cạnh đó tỷ trọng cho vay trung và dài hạn
11
ngày càng tăng. Kết quả này có thể giải thích là do ngân hàng có chính sách mở
rộng cho vay cả ngắn hạn và trung & dài hạn. Tỷ trọng cho vay ngắn hạn lớn hơn
rất nhiều so với cho vay dài hạn, điều này là phù hợp với mô hình hoạt động của các
DNVVN vì các khoản vốn tín dụng ngắn hạn nhằm cung ứng nhu cầu về vốn lưu
động cho các doanh nghiệp, phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh như mua nguyên
vật liệu, chi trả lương, các khoản vay cho mục đích thương mại và du lịch... với đặc
điểm thu hồi vòng quay vốn nhanh. Còn các khoản vốn tín dụng trung và dài hạn
nhằm tài trợ cho doanh nghiệp mua sắm máy móc, thiết bị, đổi mới dây chuyền
công nghệ, nâng cao nhà xưởng... cũng tăng lên lượng đáng kể phù hợp với sự tăng
lên của quy mơ dư nợ của ngân hàng. Tóm lại doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ
trọng cao hơn và có xu hướng giảm dần về tỷ trọng nhưng doanh số cho vay thì tăng
dần qua các năm.
2.2.2 Tình hình nợ quá hạn:
Trong hoạt động ngân hàng vấn đề dư nợ quá hạn là một vấn đề không thể tránh
khỏi, chỉ có thể hạn chế ở mức thấp nhất. Ngân hàng cũng đối diện với những khó
khăn về cho vay với thu hồi nợ biểu hiện trực tiếp là nợ q hạn và nợ khó địi. Nợ
q hạn là chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng, ở những nước có nền tài chính
phát triển, một ngân hàng được đánh giá là có chất lượng tốt khi có tỷ lệ nợ quá hạn
chiếm từ 1-2% tổng dư nợ của ngân hàng. Trong hoạt động thanh tra, kiểm soát của
NHNN tỷ lệ quá hạn so với tổng dư nợ thấp hơn 5% là chấp nhận được.
Bảng 2.5: Tình hình nợ quá hạn tại OCB Hai Bà Trưng:
(Đơn vị tính: %)
STT
Chỉ tiêu
2009
2010
2011
1
Tỷ lệ nợ quá hạn
0,31%
0,75%
0,4%
2
Tỷ lệ nợ quá hạn DNVVN
0,45%
0,93%
0,5%
( Nguồn: Phịng tín dụng)
Tỷ lệ nợ q hạn đã giảm dần qua các năm, điều này cho thấy ngân hàng đã có
những chủ trương đúng đắn trong việc cho vay và thu hồi nợ.
2.3 Đánh giá thực trạng cho vay DNVVN tại Ngân hàng TMCP Phương Đông
chi nhánh Hai Bà Trưng:
12
2.3.1 Những kết quả đạt được:
- Thứ nhất, số lượng DNVVN có quan hệ tín dụng với ngân hàng đã tăng lên
đáng kể.
- Thứ hai, doanh số cho vay DNVVN tăng trưởng nhanh và đều, tỷ trọng khá lớn
trong tổng dư nợ. Có được kết quả này là do ngân hang tiếp tục duy trì mối quan hệ
với các khách hàng truyền thống và tăng cường tiếp cận với các khách hàng mới
trên địa bàn. Đồng thời OCB Hai Bà Trưng đã áp dụng linh hoạt các hình thức cho
vay, đảm bảo tiền vay sao cho phù hợp với mỗi loại hình doanh nghiệp, tạo điều
kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận với nguồn vốn của ngân hàng.
- Thứ ba, cơ cấu cho vay DNVVN chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm dần tỷ
trọng cho vay doanh nghiệp xây lắp và đa dạng hóa cho vay các làng nghề truyền
thống, tài trợ hoạt động xuất nhập khẩu, thương mại và dịch vụ. Đây là cơ cấu
ngành nghề hợp lí nhằm khai thác tiềm năng kinh tế trên địa bàn và nâng cao hiệu
quả hoạt động tín dụng.
- Thứ tư, chi nhánh thực hiện chủ trương mở rộng đối tượng khách hàng, không
phân biệt thành phần kinh tế, đối xử bình đẳng với các DNNQD.
- Thứ năm, chất lượng tín dụng đối với DNVVN hiện đang được kiểm soát tốt.
Tỷ lệ dư nợ có tài sản đảm bảo là tương đối cao, tỷ lệ nợ quá hạn duy trì ở mức thấp
so với kế hoach đề ra. Đây là một thành công của chi nhánh trong việc đảm bảo chất
lượng tín dụng.
Bằng sự nỗ lực của ban lãnh đạo và đội ngũ cán bộ công nhân viên, Ngân hàng
TMCP Phương Đông chi nhánh Hai Bà Trưng đã đạt được những thành tựu đáng
khích lệ trong mọi hoạt động. Với việc xác định rõ vai trị là một trung gian tài
chính, chi nhánh đã tích cực đẩy mạnh hoạt động huy động vốn và hoạt động tín
dụng, tăng cường quảng bá hình ảnh tới khách hàng và thiết lập nhiều mối quan hệ
bền vững và gia tăng nhóm khách hàng truyền thống.
Hoạt động tín dụng, đặc biệt là cho vay DNVVN được chi nhánh đặc biệt chú
trọng và luôn tiến hành đổi mới cơ cấu cho vay hợp lí, hiệu quả, đáp ứng được nhu
cầu đầu tư của xã hội. Với những hoạt động đó, OCB Hai Bà Trưng đã khẳng định
được vị thế của mình trên địa bàn hoạt động, đồng thời góp phần thúc đẩy nền kinh
tế địa phương.