Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

tiểu luận Môn chuyên đề báo chí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.1 KB, 18 trang )

Đề bài: Môn chuyên đề báo chí
Chọn 1 trong 3 chuyên đề trên báo
1 thông tin phản hồi
2 thông tin kinh tế
3 nông nghiệp và nông thôn
Lựa chọn 1 trong 3 đề tài trên, chọn tờ báo nào? Khảo sát từ
thời gian từ bao giờ......đến bao giờ......bắt buộc làm trên báo
giấy.
Gợi ý:
Mở đầu: chọn báo nào? Thời gian? Lý do chọn đề tài
Nội dung:
Đặc điểm, nhiệm vụ
Thực trạng thông tin trên báo từ ngày.....ngày......thông tin
phản hồi
Trả lời câu hỏi nhiều.
Đăng ở đâu? Dưới hình thức nào? Những nội dung cơ bản,
hình thức thể hiện ( trang,mục, ảnh).....ý kiến cá nhân
Nhận xét đề xuất
Kết luận

1


Bài Làm
Chuyên đề thông tin kinh tế:
Tờ báo mà em lựa chọn là tờ: Thời Báo Kinh Tế Việt Nam.
Thời gian khảo sát từ ngày 4/7- 30/7/2011
Lý do chọn đề tài:
Thông tin kinh tế đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối
với mỗi quốc gia. Kinh tế và phát triển kinh tế là vấn đề cơ bản mà
bất cứ quốc gia nào, dưới chế độ chính trị nào, của bất cứ giai đoạn


của lịch sử, bất cứ cơ quan, tổ chức hay nhóm cộng đồng, bất cứ cá
nhân nào cũng quan tâm. Kinh tế là lĩnh vực quan trọng hàng đầu
của một Đảng cầm quyền, của một quốc gia, dân tộc, của một
chính thể............
Kinh tế là lĩnh vực gắn trực tiếp với lợi ích quốc gia, lợi ích
của toàn thể các tầng lớp quần chúng nhân dân, nó quy định sự
hưng thịnh hay tồn vong của một dân tộc, của một thể chế chính trị,
của một chế độ xã hội.... phát triển kinh tế là mục tiêu hoạt động
của con người, của mọi chế độ xã hội, và đối với nước ta- thành
tựu phát triển kinh tế là một trong những yếu tố quyết định sự
thành bại của công cuộc đổi mới của chúng ta hiện nay .......

2


Đó là những lý do mà em quyết định chọn đề tài thông tin
kinh tế cho bài tập của mình.
Phát triển kinh tế là vấn đề bất cứ quốc gia nào cũng quan
tâm. Để phát triển kinh tế, về só lượng phải thu hút được tất cả mọi
thành viên phát huy được tiềm năng và tham gia vào mọi lĩnh vực
của đời sống kinh tế xã hội. Về chất lượng, các chủ thể cuả luật
kinh tế, hoạt động kinh tế phải hiểu biết, phải có kiến thức về kinh
tế, phải nắm được các quy luật kinh tế, các kinh nghiệm đã được
hình thành và tổng kết qua quá trình lịch sử, phải biết vận dụng
những thành tựu khoa học công nghệ, biết vận dụng những kinh
nghiệm, cả những kinh nghiệm mới nhất mà nhân loại mới tích lũy
được.........phải nhận thức được chiến lược phát triển kinh tế xã hội,
nhận thức được các khuynh hướng và cách thức, nhận rõ được
nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của công cuộc xây dựng kinh tế và
những điều kiện chủ quan của mỗi chủ thể nữa.

Trong đường lối phát triển kinh tế xã hội, Đảng và Nhà
Nước ta xuất phát từ những thành tựu đã đạt được, những khả năng
và những điều kiện thực tiễn, từ quyền lợi trước mắt và lâu dài của
nhân dân, của dân tộc đề đề ra mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp
thực hiện cụ thể. Hiểu được mục tiêu phát triển kinh tế, hiểu được
đường lối phát triển kinh tế xã hội cho từng thời kỳ giúp mỗi thành
viên, mọi chủ thể của hoạt động kinh tế, dù là trực tiếp hay tiềm
năng trong xã hội xác định được vị trí, vai trò, trách nhiệm... của
3


mình trong hệ thống sản xuất xã hội, tạo ra ở họ niềm tin, tình cảm
và ý thức gắn hoạt động của cá nhân mình, của tập thể mình....với
sự nghiệp chung của toàn Đảng, toàn dân. Vấn đề này càng có ý
nghĩa hơn trong điều kiện nền kinh tế nước ta là nền kinh tế mở
gồm nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường đặt dưới sự
lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà Nước theo định hướng Xã
hội chủ nghĩa.
Như vậy, nếu xuất phát từ mục đích, yêu cầu của đất nước
thì khả năng vận dụng những tri thức lý luận, đường lối, chính sách
của Đảng và Nhà nước.... vào hoạt động thực tiễn ở một chừng
mực nào đó quy định hiệu quả của hoạt động, và do đó, trong nội
dung giáo dục, phổ biến tri thức kinh tế cho quần chúng nhân dân
thì những vấn đề lý luận kinh tế của chủ nghĩa Mác- Lênin, đường
lối chính sách kinh tế cuả đảng và nhà nước, những thành tựu và
những kinh nghiệm có vai trò cực kỳ to lớn.
Quan điểm kinh tế: Hình thành thế giới quan của chủ
nghĩa Mác- Lênin, hệ thống quan điểm khoa học cho việc xác định
mục tiêu, các phương thức tiến hành các hoạt động kinh tế, biết
đánh giá các sự kiện, hiện tượng, các quá trình của đời sống kinh

tế, từ lập trường xã hội tích cực, phù hợp với xu thế và định hướng
phát triển kinh tế xã hội trên cơ sở quan điểm đường lối chính sách
của Đảng và Nhà nước.

4


Để thực hiện mục tiêu trên, vấn đề phổ biến, giải thích đường
lối chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước, củng cố niềm tin của
các tầng lốp quần chúng nhân dân vào sự đúng đắn của đường lối
chính sách, cổ vũ mọi thành viên trong xã hội biến niềm tin đó
thành hành động thực tiễn, đấu tranh chống mọi khuynh hướng
sai lầm.... phải là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu
của báo chí.
Tri thức kinh tế: Nâng cao trình độ hiểu biết, hình thành
tư duy kinh tế cho mọi đối tượng trong quần chúng nhân dân, nâng
cao và tạo mọi điều kiện để nâng cao khả năng lựa chọn kinh tế của
họ, giúp họ thoát ra khỏi sự lệ thuộc về mặt kinh tế, phát triển khả
năng xem xét và đánh giá những tiềm năng, những điều kiện phát
triển kinh tế, các tri thức, hình thức và phương pháp giải quyết
những nhiệm vụ kinh tế xã hội hàng ngày trên cơ sở khách quan và
khoa học ( thông qua việc cung cấp thông tin hàng ngày, báo chí
góp phần quan trọng vào việc phổ biến và nâng cao tri thức, hiểu
biết về kinh tế cho đông đảo các tầng lớp công chúng).
Bức tranh toàn cảnh về kinh tế: Trong nền kinh tế thị
trường thì thông tin cũng là một nguồn tài sản vô hình, là một
nguồn tài nguyên kinh tế quan trọng. Bởi vậy, cung cấp thông tin
một cách đầy đủ, rộng khắp và toàn diện về tình hình kinh tế của
đất nước, về hoạt động của các cấp, các ngành, địa phương, khu
vực có liên quan, về các quá trình hoạt động kinh tế trên thực tế,về

nhưng vấn đề đặt ra trong thực tiễn, những vấn đề còn chưa giải
5


quyết được, thực trạng, những nguyên nhân của những thành tựu,
những khó khăn, những sai sót, vướng mắc, phức tạp trong thực
tiễn....( báo chí phải phản ánh một cách toàn diện, chân thực và
khách quan bức tranh toàn cảnh về đời sống kinh tế mà con người
sống trong đó để họ có cơ sở để nhận thức và đưa ra những quyết
định đúng đắn).
Tạo dựng và phổ biến những giá trị, chuẩn mực kinh tế:
Thông qua những thông tin cung cấp hàng ngày, báo chí phải hình
thành và phát triển ở người lao động sự quan tâm và gắn bó với
công việc, biết suy nghĩ và hành động từ quan điểm và những lợi
ích chung, phù hợp với những chuẩn mực đạo lý, luật pháp và đạo
đức xã hội để từ đó có thái độ tích cực đối với lao động như tinh
thần trách nhiệm, ý thức lao động sáng tạo, tính tổ chức, tính kỷ
luật, tính trung thực, tinh thần tự giác...
Sự giáo dục, tác động như vậy sẽ tác động tới nội dung,
hình thức hoạt động của quần chúng nhân dân nhằm thực hiện
những nhiệm vụ kinh tế của mỗi người, mỗi tập thể, đơn vị và của
cả đất nước.Để đạt được mục tiêu ấy cần chú ý: một mặt góp phần
nâng cao tính tích cực xã hội của các tầng lớp quần chúng nhân dân
trong các vấn đề lý luận và thực tiễn tổ chức, quản lý kinh tế, có
quan điểm, thái độ đúng đắn trước nhiệm vụ giải quyết các vấn đề
kinh tế của các nhân, đơn vị hay của cả đất nước. Mặt khác phải
góp phần phát triển tư duy kinh tế, giúp cho quần chúng nhân dân
6



biết độc lập suy nghĩ,phân tích và đánh giá tình hình..... để từ đó
khái quát, tổng hợp chúng, rút ra những bài học, những kinh
nghiệm, đề xuất giải pháp tối ưu nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt
động kinh tế
Điển hình kinh tế: Một mặt tích cực phát hiện để tuyên
truyền, phổ biến những điển hình các nhân và tập thể trong toàn bộ
từng khâu, từng mặt hay cả quá trình trong hoạt động kinh tế, mặt
khác, chú ý tuyên truyền, phổ biến những kinh nghiệm tiên tiến,
những bài học được đúc kết từ hoạt động thực tiễn.
Như vậy, phạm vi tác động của hoạt động truyền, giáo
dục, phổ biến tri thức kinh tế là rất rộng lớn và mạnh mẽ. Trong
các phương pháp được sử dụng để tuyên truyền, giáo dục, phổ biến
tri thức kinh tế thì phương pháp tiến hành tập thể: bàn bạc, thảo
luận, tranh luận.... một cách công khai, thu hút được nhiều người
tham gia, tạo ra dư luận xã hội rộng lớn hướng vào việc giải quyết
những vấn đề nảy sinh trong mọi mặt, mọi lĩnh vực của đời sống,
sinh hoạt kinh tế là một trong những phương pháp có khả năng
mang lại hiệu quả cao nhất.
Phổ biến tri thức kinh tế cơ bản trên báo chí: Là phương tiện
thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội, báo chí là
kênh thông tin có ưu thế đặc biệt trong việc tuyên truyền, giáo dục,

7


phổ biến tri thức, trong đó có tri thức kinh tế một cách thường
xuyên, liên tục cho đông đảo các tầng lớp công chúng xã hội
Kinh tế thu hút tất cả sự quan tâm, chú ý của con người,
phản ánh tất cả các vấn đề hoạt động của con người từ những công
việc cụ thể nhất diễn ra hàng ngày trong gia đình,ở cơ quan, công

sở cho đến những vấn đề khái quát...... Bởi vậy kinh tế là chủ đề
quan trọng, thường xuyên xuất hiện và chiếm diện tích đáng kể trên
mặt báo, tạp chí , chiếm thời lượng đáng kể trong các chương trình
phát sóng.
Nội dung tuyên truyền kinh tế trên báo chí thường được
phân định theo các tiêu chí khác nhau: theo nganh, lĩnh vực, theo
vùng và theo các chủ đề, các vấn đề, đề tài.
Vấn đề kinh tế (đối tượng phản ánh) thì nhiều. Diện tích
mặt báo dành để đăng tải các bài viết về kinh tế bao giờ cũng có
hạn. Vấn đề sử dụng hiệu quả diện tích mặt báo nảy sinh. Kỹ năng
giải quyết vấn đề: lựa chọn cách đăng tải thông tin sao cho vừa
phản ánh bao quát được toàn bộ các mặt, các lĩnh vực...... của các
ngành, lĩnh vức của đời sống kinh tế, vừa phản ánh được các chủ
đề, vấn đề được phản ánh trong đặc điểm nhiệm vụ đã xác định
trên một diện tích mặt báo bao giờ cũng có hạn.

8


Phân định theo ngành, lĩnh vực kinh tế: Chuyên đề kinh
tế khi được phản ánh trên báo chí thường theo các ngành, lĩnh vực
của đời sống, sinh hoạt kinh tế chủ yếu gồm:
Kinh tế công nghiệp
Kinh tế nông nghiệp
Dịch vụ
Thương mại
Kết cấu hạ tầng
Mỗi ngành, lĩnh vực kinh tế trên có vị trí, vài trò, có đối tượng, có
các vấn đề và phương thức giải quyết các vấn đề mang tính đặc thù
trong mỗi giai đoạn của sự phát triển xã hội. Những ngành, lĩnh

vực kinh tế trên nằm trong mối liên hệ biện chứng, tác động và chi
phối lẫn nhau, là điều kiện và tiền đề của nhau. Phản ánh và đánh
giá các sự kiện,hiện tượng kinh tế không thể thoát ly hay phản ánh
không đầy đủ và toàn diện các mối liên hệ này.
Phân định theo các vùng kinh tế: Định hướng phát triển
kinh tế ( công nghiệp) theo vùng đảm bảo cho các vùng, khu vực
đều phát huy được lợi thế để phát triển tạo thế mạnh của mình theo
cơ cấu kinh tế mở, gắn với nhu cầu của thị trường trong và ngoài
nước ta. Định hướng phát triển kinh tế theo vùng sẽ là cơ sở để báo
chí, nhà báo lựa chọn để phản ánh, nhận xét và đánh giá các sự
kiện, hiện tưưong cụ thể với định hướng phát triển kinh tế theo
vùng và định hướng phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế.

9


Chuyên đề kinh tế được phản ánh trên báo thường theo các
chủ đề, đề tài. Các chủ đề, đề tài kinh tế thường được khai thác
khác nhau ở những cơ quan báo chí khác nhau, nhưng ở những
mức độ nào đó chúng đều phản ánh những đặc điểm nhiệm vụ đã
trình bày ở phần trên .
Tuyên truyền để cung cấp, nâng cao kiến thức kinh tế cho
công chúng nói chung và cho từng nhóm đối tượng công chúng cụ
thể nói riêng với các nội dung, hinh thức và phương thức phù hợp.
Thông tin toàn diện về thực trạng tình hình kinh tế và hoạt động
kinh tế của các ngành, lĩnh vực, địa phương ( cung cấp thông tin
thời sự đa dạng, phong phú, toàn diện và rộng khắp về kinh tế)
Phát hiện để tuyên truyền nhân rộng, góp phần xây dựng
và hoàn thiện các giá trị, các chuẩn mực trong hoạt động kinh tế
song song với việc tạo dư luận xã hội rộng rãi để lên án và góp

phần loại bỏ những tiêu cực, lạc hậu trong ý thức, trong hành vi
của thực tiễn. Chuyên đề kinh tế thường xuyên phản ánh và tác
động tới việc xây dựng và thực hiện kế của hoạch phát triển kinh
tế xã hội trong từng thời kỳ. Nhưng trong hệ thống báo chi của
nước nhà, mỗi cơ quan báo chí có tôn chỉ, mục đích, chức năng,
nhiệm vụ của mình, có đối tượng công chúng của mình, do vậy mỗi
cơ quan báo chí, mỗi tờ báo, tạp chí mỗi chương trình phát
sóng.....khi thực hiện chuyên đề này vừa phản ánh những nét chung
của chuyên đề, vừa có sự khác biệt đặc thù. Sự khác biệt đặc thù ấy
10


được phản ánh trong những nội dung và hình thức thông tin đăng
tải trên báo.
Theo khảo sát trên Thời báo kinh tế Việt Nam số ra từ 430/7/2011 thì đây là một tờ báo chuyên về kinh tế, nó thực hiện
đúng như tên của tờ báo và đã thực hiện đúng tôn chỉ mục đích mà
tờ báo đó đã đề ra.
Trang thời sự kinh tế rất được báo chú trọng và xuyên suốt hết số
báo thông tin kinh tế luôn được chú trọng đầu tư kỹ và công phu.
Vì vấn đề kinh tế luôn là vấn đề nòng cốt, đòi hỏi sự nhanh nhạy
phán đoán và những diễn biến của của nền kinh tế nước nhà.
Những thông tin kinh tế mang tính cộng đồng và cung cấp kịp thời
đến với độc giả khắp cả nước. Nên thông tin kinh tế bao giờ cũng
được các báo chú trọng và luôn dành những vị trí đắc địa trên tờ
báo của mình để đăng tải những thông tin hữu ích đến với độc giả.
Không chỉ riêng gì đối với tờ Thời báo kinh tế Việt Nam mà ngay
cả những tờ báo khác cũng rất chú trọng đến vấn đề kinh tế nó
luôn là vấn đề nóng hổi và nổi cộm nhất mà các trang báo luôn
quan tâm.
Trang kinh tế trên Thời báo kinh tế Việt nam các thông tin

kinh tế cũng cơ bản là có mối dây liên hệ giữa các tin bài với nhau
và mỗi tin bài đều có chức năng, nhiệm vụ của vấn đề. Và cũng
được lựa chọn theo cấp độ quan trọng của thông tin và tờ báo cũng
đã sắp sếp theo cách chuyên nghiệp của mình.

11


Còn có những bài kinh tế nhưng không được đăng vào chuyên
trang nhưng cũng được đăng ở các trang khác nhưng nó đều rất phù hợp
đối với trang báo
Ví dụ như số báo ra thứ 3 ngày 5/7/2011 Thời báo kinh tế
Việt Nam đã chọn bài “cảnh giác với biến động tỷ giá cuối năm”
và đã chọn bài này làm Caver cho số báo đó. Bài báo nói đến tăng
trưởng tín dụng đến đầu tháng 6/2011 tiếp tục duy trì mức độ cao
và xu hướng này được nhận định sẽ tiếp tục diễn ra trong những
tháng tới. Tín dụng ngoại tệ tăng cao đang được xem là “ liều thuốc
thử” cho sự ổn định của tỷ giá trong những tháng còn lại của năm.
Bài này đã được tờ báo cho làm điểm nhấn cho số báo đó, vì nó
đang được độc giả quan tâm trước tình hình kinh tế biến động
mạnh trong thời gian vừa qua. Trong đó còn có nhiều tin bài điển
hình về kinh tế đang rất nóng hổi mà dư luận quan tâm: như bài “
Miễn, giảm, giãn thuế để khoan sức dân” phóng viên đã phỏng vấn
ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Tài chính về vấn đề này.
Hay như bài “ Nhiều khó khăn đang chờ doanh nghiệp” và bài “
công nghiệp 6 tháng đầu năm”. Đây là những bài nói về kinh tế mà
đã được Thời báo kinh tế Việt Nam mang đến cho độc giả cả nước
về vấn đề kinh tế đang nổi cộm của chúng ta.
Số báo ra thứ 6 ngày 8/7 thì có bài “ Thị trường vàng có
nóng trở lại không?” được chọn làm Ved cho trang thời sự kinh

tế,nội dung nói về sự trầm lắng trong một thời gian dài của thị
12


trường vàng trong nước và nó đang có dấu hiệu nóng trở lại. Bài và
ảnh đã được tác giả minh họa rất rõ dàng cho bài viết, nội dung
cũng được tác giả thể hiện theo đúng sức nóng và độ lan tỏa thông
tin ma đông đảo độc giả đang quan tâm. Hay bài “ Thanh long rớt
giá, dân long đong” nội dung bài nó về tỉnh Bình Thuận hiện có
trên 13.000 ha trồng cây thanh long,sản lượng trung bình hang năm
đạt khoảng 300.000 tấn, giá trị hàng hóa trên 2.000 tỷ đồng.
Khoảng 20% sản lượng thanh long tiêu thụ trong nước, còn lại xuất
khẩu. Đầu tháng 7 này giá thanh long đột ngột sụt giảm mạnh
khiến nông dân rất lo lắng. Bài này được sắp sếp đăng ở chân trang
có kèm theo ảnh minh họa cho bài viết thêm sinh động. Những
thông tin kinh tế quan trọng được được cho vào trang thời sự kinh
tế và được sắp sếp ngay trên mục đầu tiên của trang 2 và có màu
sắc đậm lên để độc giả có thể chú ý tới những thông tin đó, còn
những tin kinh tế thường có thể được sắp thành chùm tin ở chân
trang một cột dọc chạy bên phía tay phải.
Ở tờ Thời báo kinh tế Việt Nam còn có các trang kinh doanh,
tài chính ngân hàng, hội nhập kinh tế, kinh tế thời mở cửa. Đó cũng
là những trang có nội dung kinh tế rất quan trọng.
Số báo ra ngày 15/7 có bài “ Thị trường vàng lại nổi sóng”
bài nói đến diễn biến thị trường vàng trong nước những tháng đầu
năm 2011 đang cho thấy 4 dấu hiệu và 2 chiều hướng..... trong còn
có ảnh minh họa cho tốc độ tăng giá vàng trong hơn 10 năm qua.
13



Nội dung thông tin đã nêu lên được tốc độ tăng trưởng và những
diễn biến đang rất phức tạp của thị trường vàng trong nước, đặc
biệt là những thông tin kinh tế trến là nhu cầu và mong muốn của
đông đảo độc giả quan tâm,nó không chỉ dành riêng cho giới kinh
doanh vàng hay một tổ chức, cá nhân nào mà nó phục vụ cho đông
đảo. Những thông tin mà bài viết chỉ ra được sẽ làm cho những đối
tượng liên quan đến vấn đề này có thể tìm cho mình được một lối
thoát trước những diễn biến bất ổn của thị trường và để nhà nước
có những chính sách kịp thời xoa dịu và bình ổn giá trong lúc nay.
Ở số báo ra thứ 2 ngày 18/7 thì bài Ved là “ Hàng thiết yếu:
chưa có cách giảm nhiệt” nội dung bài đưa ra là các cơ quan chức
năng chưa tìm ra công cụ hữu hiệu để kiểm soát giá cả một số mặt
hàng thiết yếu. Giá thức ăn chăn nuôi duy trì ở mức cao, vì vậy, thịt
lợn khó bề giảm giá. Tương tự, giá sữa cũng được dự báo sẽ “ ổn
định ở mức cao” trong thi gian tới. Đó là những thông tin của
Thanh tra Bộ tài chính cho biết trong đợt kiểm tra vừa qua. Theo
đánh giá của cục quản lý giá, từ đầu năm đến nay, giá các mặt hàng
thịt lợn liên tục tăng. Trong tháng đầu năm, thịt lợn tăng giá do nhu
cầu thực phẩm phục vụ dịp tết của người dân. Sang tháng 3, thịt
lợn tiếp tục tăng cao do tác động trực tiếp hoặc do yếu tố tâm lý
của việc điều chỉnh giá điện và giá xăng dầu. Và kéo theo đó là vô
số những mặt hàng thực phẩm đồng loạt tăng theo. Thông tin bài
báo nêu ra đã mang đến cho độc giả cái nhìn toàn cảnh hơn xung
quanh thị trường giá cả của những mặt hàng thiết thực trong đời
14


sống hàng ngày mà bất cứ ai cùng cần phải quan tâm. Để cho các
cơ quan chức năng có những chế tài trong bình ổn về giá cả.
Những thông tin kinh tế có thể là những bài phóng sự, bài

phản ánh, ghi nhanh hay chỉ là những tin vắn, tin ngắn hay tin sâu
thì đó đều là những thông tin rất cần thiết và quan trọng đối với
từng đời sống của mỗi cá nhân.
Một hình thức thể hiện của tờ báo là vấn đề trang được sắp
sếp một cách rõ ràng mạch lạc. Các chuyên mục thể hiện cũng
được chú trọng đầu tư rất kĩ. Hình ảnh của các bài Ved được đẩy
cao nhất, có ảnh minh họa hoặc biểu đồ để thể hiện một cách rõ nét
hơn cho bài viết của mình.
Kết luận: Vấn đề kinh tế luôn là một đề tài nóng hổi không
chỉ riêng đối với báo chí mà nó là vấn đề chung cua tất cả các
ngành và với mỗi tập thể hay cá nhân thì lĩnh vực nay thực sự vô
cùng quan trọng. Trong đời sống hàng ngày mọi thông tin thực sự
là rất cần thiết nhưng thông tin kinh tế lại là một vấn đề của toàn xã
hội phải quan tâm, thông tin kinh tế luôn mang tính cộng đồng.
Việc báo chí luôn chú trọng và tìm ra những thông tin kịp thời và
luôn coi trọng những thông tin kinh tế mình thu thập được để chọn
lựa và đặt thông tin kinh tế gần như lên hàng đầu và dành cho nó
những vị trí quan trọng trong tờ báo, để những thông tin hữu ích đó

15


đến gần với độc giả hơn, vì nhu cầu thông tin kinh tế là rất cần
thiết.
Vì vậy có thể nói báo chí đóng một vai trò vô cùng to lớn
đối với đời sống kinh tế của toàn xã hội. Kinh tế là lĩnh vực quan
trọng hàng đầu của một Đảng cầm quyền, của một quốc gia, dân
tộc, của một chính thể....Ngay từ khi vừa dành được chính quyền,
Đảng và Nhà nước ta đã đề ra khẩu hiệu “ Diệt giặc đói, giặc dốt,
giặc ngoại xâm” như là những nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa chiến

lược của Nhà nước dân chủ cộng hòa non trẻ. Những nhiệm vụ trên
có mối liên hệ mật thiết với nhau, là điều kiện và tiền đề của nhau.
Báo chí là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời
sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của các tổ chức của Đảng, cơ
quan Nhà nước, tổ chức xã hội, là diễn đàn của nhân dân

16


HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA BÁO IN
-----------------------

TIỂU LUẬN
MÔN: CHUYÊN ĐỀ BÁO CHÍ

Người thực hiện: LÊ THỊ TRANG
Lớp: BÁO K27

17


Hà Nội, tháng 08 năm 2011

18



×