Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

tiểu luận Phân tích sự kiện trong tác phẩm báo chí Nam định từ chối tuyển công chức từ những người học tại chức, dân lập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.42 KB, 30 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Trong một tác phẩm báo chí, vấn đề và sự kiện là hai yếu tố quan
trọng nhất làm nên mọt tác phẩm báo chí. Sự kiện và vấn đề có mối quan
hệ mật thiết với nhau là tiền đề của nhau. Xong để phân biệt được vấn đề
và sự kiện lại là cả một quá trình vất vả. Trong bài tiểu luận này tôi có
đưa ra một số tiêu chí đánh giá phân biệt sự kiện và vấn đề. Để tiện cho
việc phân biệt tôi dựa vào sự kiện “ Nam Định từ chối tuyển công chức từ
những người học tại hức dân lập”.
Phần hai của tiểu luận là phân tích cách xử lý thông tin đa chiều, linh
hoạt tạo sự kiện và định hướng dư luận. Để dể hiểu hơn tôi phân tích dựa
vào 3 tác phẩm cụ thể của sự kiện Nam Định không tuyển công chức từ
những người học tại chức dân lập.
Bài tiểu luận sẽ giúp người đọc phân biệt được sự kiện và vấn đề
cũng như chỉ cho người đọc thấy và hiểu như thế nào là xử lý thông tin đa
chiều,linh hoạt,tạo sự kiện và định hướng dư luận.
Trong quá trình làm tiểu luận tôi đã rất cố gắng tìm đọc tài liệu và
tìm hiểu những tác phẩm cụ thể để có thể có một bài tiểu luận tốt nhất có
thể. Tuy vậy trong bài tiểu luận cũng còn nhiều chỗ thiếu sót và còn nhiều
vấn đề chưa giải quyết được. Rất mong nhận được những góp ý từ thầy
cô và bạn đọc.

1


Hãy phân biệt sự kiện và vấn đề trong tác phẩm báo chí
qua sự kiện “ Nam Định từ chối tuyển công chức từ những
người học tại chức dân lập”,được đăng tải.
Hãy phân tích cách xử lý thông tin đa chiều, linh hoạt
tạo sự kiện và định hướng dư luận của báo chí qua tác phẩm
cụ thể.
I. Phân tích sự kiện và vấn đề trong tác phẩm báo chí


qua sự kiện Nam Định từ chối tuyển công chức từ những
người học tại chức dân lập”,được đăng tải.
1.Sự kiện
1.1. Sự kiện là gì.
- Sự kiện theo nghĩa Hán Việt thì : + Sự: nghĩa là việc, chuyện sảy ra.
+Kiện: nghĩa là nhiều.
- Từ điển tiếng Việt giải nghĩa: “ Sự kiện là sự việc có ý nghĩa ít
nhiều quan trọng đã, đang và sẽ xảy ra trong cuộc sống thực tiễn”.
- Sự kiện là: Một biến cố một sự việc xảy ra trong 1 thời điểm xác
định có điểm đầu và điểm cuối, mang ý nghĩa xã hội nhất định nào đó.
Một sự kiện có thể nói lên nhiều vấn đề. Nhưng một vấn đề cũng có thể
được thể hiện qua nhiều sự kiện
- Sự kiện khách quan:
+ Xảy ra theo quy luật tự nhiên, không phụ thuộc vào ý muốn của
con người.
2


+ Là một lát cắt,một trạng thái, một phần của cuộc sống hiện thự
đang vận động không ngừng.
+ Mang tính cụ thể ( được xác định rõ về không gian, thời gian,
bối cảnh tự nhiên và xã hội, những nhân chứng có liên quan).

1.2.Sự kiện báo chí là gì?
- Theo Kurt Tucholsky: “ Không ai lại nghĩ rằng, hằng ngày chỉ xảy
ra những việc như được nêu trên 16 trang báo – nhưng gần như mọi
người đều nghĩ rằng, điều mà họ đọc được là những điều cơ bản nhất, là
những cái chắt lọc được từ những sự kiện xảy ra trong ngày... Sự thật mà
báo chí đem lại cho chúng ta đã chảy qua một cái sàng. Những thứ bày
trên mặt báo không phải là toàn bộ thế giới”,{26 trang 3).

Như vậy về thực chất, sự kiện báo chí là một phần, một bộ
phận hoặc toàn bộ hiện thực khách quan đã, đang hoặc sẽ xảy ra, được
nhà báo nhận thức, lựa chọn để phản ánh trong tác phẩm của mình.
Sự kiện báo chí cũng có thể hiểu là những sự kiện đời thường
nhưng có tính thời sự.
Ví dụ: + Sự kiện Lào dự định xây đập Xayabury vào đầu năm 2011.
+ Sự kiện bất đồng về quan hệ ở cùng biển đông của
Việt Nam và Trung Quốc.
+ Sự kiện Bộ trưởng bộ giao thông vận tải Ông Đinh
La Thăng đưa ra quyết định thay đổi khung giờ làm và giờ học của học
sinh sinh viên và công chức nhà nước tại Hà Nội.

1.3. Tiêu chí của sự kiện báo chí.

3


- Mới, lạ, hấp dẫn chứa đựng những gì mà con người đang tò mò
muốn biết.
Ví dụ: Nước Mỹ tiêu 10 tỷ đôla cho lĩnh vực khiêu dâm mỗi năm.
Tương đương với số tiền dành cho viện trợ nước ngoài.
- Có liên quan đến quyền lợi của mỗi con người và có ý nghĩa xã hội.
Ví dụ: Nạn rải đinh ra ngoài đường, gây cản trở và nguy hiểm ho
những người tham gia giao thông.
- Có khả năng chứng minh hay lý giải về một phần tiến trình vận
động mang tính quy luật của tự nhiên và xã hội.
Ví dụ: Tháng 6 năm 2005, nhân chuyến thăm Hoa Kỳ của thủ tướng
Phan Văn Khải, báo chí Việt Nam đã tập trung tuyên truyền về mối quan
hệ Việt Mỹ. Điểm lại tất cả những tác phẩm báo chí về mối quan hệ này ở
những dấu mốc quan trọng, có thể thấy một tiến trình lịch sử thăng trầm

dài hơn 200 năm để đi đến bình thường hóa như ngày nay.
- Cụ thể và xác thực.(không bịa đặt).
Một bài báo phản ánh một sự việc, một sự kiện nào đó thì yếu tố
khách quan phải được đặt lên hàng đầu. Phải chỉ rõ được sự kiện đó sảy
ra ở đâu, thời gian nào, xảy ra như thế nào, có những ai tham gia, tại sao
sự kiện ấy lại xảy ra.
- Mang tính thời điểm.
Một tác phẩm báo chí phải có tính nóng hổi, sự kiện chỉ có ý nghĩa
khi xem xét nó trong một thời diểm cụ thể xác thực khi nó đang diễn ra.
những yêu cầu sẽ giúp người làm báo có thể đưa ra được sự lựa
chọn chính xác và đúng đắn vơi những sự kiện hay, thu hút bạn đọc.
4


1.4. Vai trò của sự kiện trong tác phẩm báo chí.
Sự kiện là linh hồn của một tác phẩm báo chí. Nó có vi trò rất
quan trọng trong một tác phẩm báo chí. Muốn có một tác phẩm báo chí
phải có sự kiện. Bởi vậy sự kiện chính là mấu chốt là cái cốt lõi của bài
báo. Có sự kiện thì mới nảy sinh ra vấn đề và mới có cái để mà bàn bạc
mà bình xét.

2. Phân tích sự kiện “ Nam Định từ chối tuyển công chức
từ những người học tại chức dân lập.
2.1. Sự kiện này đã đạt được các tiêu chí của một sự kiện
hay chưa??
- Mới lạ, hấp dẫn, độc đáo chứa đựng những điều mà con người đang
tò mò muốn biết. Sự kiện này đã thực sự đạt được tiêu chí này. Vì đây là
một sự kiện mới xuất hiện đang là một vấn đề được nhiều người quan
tâm,có sức hấp dẫn với công chúng vì tính chất nóng hổi của sự kiện và
tầm ảnh hưởng của sự kiện này với xã hội.Sự kiện này được rất nhiều tờ

báo chọn để đăng bài, điều này chứng tỏ tầm ảnh hưởng của nó với xã
hội.
- Có liên quan đến quyền lợi của mỗi con người ( mứ độ quan tâm và
ý nghĩa xã hội). Sự kiện Nam Định từ chối tuyển công chức từ những
người học tại chức dân lập. Tuy đây là sự kiện có vẻ như chỉ liên quan
trong nội bộ tỉnh Nam Định nhưng thực sự nó ảnh hưởng đến xã hội rất
lớn. Bởi vì đây là một sự kiện gây sốc trong giới công chức cả nước chứ
không phải mình Nam Định. Hơn nữa đây không chỉ là một kiện đơn giản
có ảnh hưởng đến một cá nhân như các sự kiện “cướp tiệm vàng ở Bắc
Giang”, hay “sự kiện một bé gái bị ngược đãi..” Sự kiện này gây ảnh
hưởng đến cả một tập thể cán bộ tại chức…Sự kiện này nó ảnh hưởng
5


trực tiếp đến công ăn việc làm của những người học dân lập. Có thể nói
quyết định này đã gây nên cú sốc lớn trong xã hội. Thể hiện mức độ quan
tâm của xã hội với sự kiện này là rất lớn. Vì thế sự kiện này đáp ứng
được tiêu chí thứ 2 của một sự kiện hay,tốt trong tác phẩm báo chí.
- Có khả năng chứng minh hay lý giải về một phần tiến trình vận
động mang tính quy luật của tự nhiên và xã hội. Sự kiện này cũng đã đáp
ứng được tiêu chí này. Sở dĩ như vậy là vì sự kiện này không chỉ có một
bài hay hai bài được dăng mà là cả một quá trình xuyên suốt trong một
thời gian dài. Sự kiện có sự phát triển của các vấn đề nảy sinh trong suốt
quá trình đưa tin.
Nó lý giải tại sao sự kiện này lại gây được dư luận lớn như vậy trong
xã hội.
- Cụ thể , xác thực ( không bịa đặt). Tiêu chí này là không phủ nhận
ở ự kiện này. Đây là sự kienj có thật được xác định cụ thể, xác thực về
thời gian địa điểm, nhân chứng.
- Mang tính thời điểm. Tiêu chí này bàn về cái tính nóng của sự

kiện. sự kiện này cũng thế nó cũng chỉ được quan tâm trong một khoảng
thời gian nhất định. Một thời gian nữa sự kiện này lại là sự kiện bình
thường có ít người quan tâm vì qua thời điểm đó có nhiều sự kiện khác
nóng hơn hấp dẫn… hơn.
èNhư vậy sự kiện Nam Định từ chối tuyển công chức từ những
người học tại chức dân lập là một sự kiện hay. Đạt tất cả các tiêu chí của
một sự kiện hay. Đạt tiêu chuẩn để trở thành một sự kiện được khai thác
chi tiết cụ thể trng thời gian dài trên các tờ báo.

2.2 Sự kiện này có những vấn đề nào được đặt ra.
6


Một sự kiện có thể nói lên nhiều vấn đề và nhiều sự kiện cũng có thể
nói lên một vấn đề. Ở sự kiện này cũng vậy một sự kiện nhưng nói lên
được rất nhiều vấn đề.
- Quyết định của Nam Định đã thực sự hợp lý.
-

Những ý kiến phản hồi của người dân là đáng tiếp nhận hay là

những ý

kiến sai.

- Chỉ ra một thực trạng còn tồn tại đó là sự phân biệt đối xử giữa
Công lập>- Tình trạng mua bằng cấp.

2.3 Sự kiện này đã tác động như thế nào tới dư luận.

Ngay từ đầu tôi đã chỉ ra sự kiện này đã gây được tiếng vang trong
dư luận ở một khoảng thời gian khá dài. Nó đã tác động mạnh mẽ đến
độc giả. Dư luận xôn xao tranh cãi đưa ra nhiều luồng ý kiến trái chiều.
Tạo nên một sức ép rất lớn với tỉnh Nnam Định dặt ra nhiều vấn đề cần
được giải quyết.

3. Vấn đề.
3.1 Khái niệm vấn đề.
Theo từ điển tiếng Việt thì : Vấn đề là điều cần được xem xét,
nghiên cứu giải quyết.
Ví dụ: vấn đề tham nhũng, an toàn thực phẩm…

3.2 Vấn đề trong tác phẩm báo chí.
Là những câu hỏi những góc khuất cần lý giải nhằm thúc đấy cuộc sống.
7


Ví dụ; giải quyết vấn đề lạm phát để có một xã hội phát triển hơn.
Hay đảm bảo an toàn thực phẩm những sản phẩm không an đảm bảo an
toàn thực phẩm. Giải quyết những vấn đề này làm cho xã hội ngày càng
phát triển, tiến tới một xã hội phát triển giàu mạnh hơn.

3.3 Tiêu chí của vấn đề.
- Gồm nhiều sự kiện có cùng bản chất hợp thành ( mang tính
khái quát).
- Chứa đựng mâu thuẫn, gồm cả bề rộng lẫn bề sâu, cần giải quyết.
- Mang tính thời đại giai đoạn lịch sử.

3.4. Vai trò của vấn đề trong tác phẩm báo chí.
Nếu như sự kiện là linh hồn của tác phẩm báo chí thì vấn đề chính là

hơi thở của một tác phẩm báo chí. Tác phẩm báo chí đưa ra sự kiện làm
xuất hiện những vấn đề cần giải quyết tạo nên mọt tác phẩm báo chí. Bởi
vậy vai trò của vấn đề trong tác phẩm báo chí là rất quan trọng. Sự kiện là
điều kiện cần để xây dựng tác phẩm báo chí và vấn đề chính là điều kiện
đủ để hoàn thiện, làm nên một tác phẩm báo chí. Vấn đề có vai trò không
thể thiếu khi xây dựng một tá phẩm báo chí.

4. Phân tích những vấn đề trong sự kiện Nam Định từ
chối tuyển công chức từ những người học tại chức dân lập.
Khi sự kiện Nam Định từ chối tuyển công chức từ những người
học tại chức dân lập đực đưa rat hi nhiều vấn đề đã xuất hiện và cần
được giải quyết.
- Vấn đề thứ nhất Nam Định làm như vậy về tình, về lý là đúng hay
sai. Theo sự phản hồi của độc giả trong thời gian đăng tải sự kiện này thì
8


rất nhiều quan điểm trái chiều đã xuất hiện. Trong đó chiếm đa số vẫn là
sự phản đối về quyết định này của tỉnh Nam Định, vậy vấn đề đưa ra và
cần được giải quyết ở đây chính là định hứng dư luận theo một chiều
hướng tích cực và tác động đế tỉnh Nam Định có thể là tỉnh Nam Định sẽ
đi theo số đông mà thay đổi quyết địn của mình.
- Vấn đề tiếp theo: phân tích và chỉ ra được những lời phản hồi của
ngừi dân là đúng hay sai để hướng họ theo một hướng suy nghĩ nhất định.
Đây cũng là một vấn đề cần được giải quyết.
- Vấn đề thứ 3: chỉ ra một tình trạng còn tồn tại đó là đối sử phân
biệt giữa trường công lập và dân lập. Thực trạng này phải chăng đã chỉ ra
cái bất công của xã hội. Mọt sự kiện chỉ ở Nam Định nhưng tính chất của
vấn đề đã kéo lan ra khắp cả nước. Đưa ra một vấn đề cần giải quyết đó
chính là sự tồn tại của những bất công giữa công lập và dân lập co phải là

vấn đề cần giải quyết. Không chỉ mình tỉnh Nam Định tồn tại sự bất công
này mà còn là ở các tỉnh khác và không chỉ là cán bộ mà còn là ở trường
cấp 3,cấp hai. Vấn đề ở đây đang được mở rộng dần về tính chất cũng
như quy mô của nó. Mới đầu chỉ là những vấn đề xoay quanh nội bộ tỉnh
Nam Định nhưng càng về sau các vấn đề nảy sinh lại càng được mở rộng
và dần già nó trở thành vấn đề chung của cả nước qua một góc độ phản
ánh khác.
- Vấn đề tiếp nữa đó chính là tình trạng mua bằng cấp được phản
ánh thông qua những ý kiến phản hồi của người dân. Chỉ một sự kiện
nhưng rất nhiều vấn đề được đưa ra bóc lộ dần dần những khuất lấp trong
tình trạng giáo dục và tuyển công chức thời bây giờ.
èNhững vấn đề này đã làm rõ hơn sự kiện Nam Định từ chối tuyển
công chức từ những người học tại chức, dân lập. Chính những vấn đề

9


cũng làm cho sự kiện được mở rộng hưn và gây được sự chú ý nhiều hơn
của độc giả.
Một sự kiện nhưng đánh bật lên nhiều vấn đề là cái hay cái đặc biệt
của sự kiện này. Qua sự phân tích ở trên chúng ta có thể phân biệt sự kiện
và vấn đề trong sự kiện Nam Định từ chối tuyển công chức từ những
người học tại chức, dân lập như sau.
STT Nội

Sự kiện

Vấn đề

dung

Phân
biệt
1

Khái - - Một biến cố một sự việc xảy- - Là những câu hỏi những góc
niệm

ra trong 1 thời điểm xác định khuất cần lý giải nhằm thúc đấy
có điểm đầu và điểm cuối, cuộc sống.
mang ý nghĩa xã hội nhất định
nào đó. Một sự kiện có thể nói
lên nhiều vấn đề. Nhưng một
vấn đề cũng có thể được thể
hiện qua nhiều sự kiện

10


2.

Số

- - Một sự kiện: Nam Định từ

lượng

- Nhiều vấn đề: - Quyết định

chối tuyển công chức từ của Nam Định đã thực sự hợp lý.
những người học tại chức dân

lập

-

Những ý kiến phản hồi của

người dân là đáng tiếp nhận hay là
những ý
-

kiến sai.

Chỉ ra một thực trạng còn

tồn tại đó là sự phân biệt đối xử
giữa
Công lập>- Tình trạng mua bằng cấp.
3.

Nội - - Sự kiện được đưa ra để thông- - Những vấn đề lần lượt được nêu
dung

báo thông tin và nêu bật lên

thể

những vấn đề cần giải quyết.

bật và giải quyết.


hiện.
4.

Tiêu

Có 5 tiêu chí đánh giá: - Mới,

chí

lạ, hấp dẫn chứa đựng những

đánh

gì mà con người đang tò mò

giá.

muốn biết.

Ba tiêu chí đánh giá:
- Gồm nhiều sự kiện có cùng
bản chất hợp thành ( mang tính
khái quát).

- Có liên quan đến quyền
lợi của mỗi con người và có ý
nghĩa xã hội.

- Chứa đựng mâu thuẫn, gồm

cả bề rộng lẫn bề sâu, cần giải
quyết.

- Có khả năng chứng
11

- Mang tính thời đại giai đoạn


minh hay lý giải về một phần lịch sử.
tiến trình vận động mang tính
quy luật của tự nhiên và xã hội.
- Cụ thể và xác thực.
(không bịa đặt).
- Mang tính thời điểm.

II.Phân tích cách xử lý thông tin đa chiều, linh hoạt tạo sự
kiện và định hướng dư luận của báo chí qua tác phẩm cụ
thể.
1. Cách sử lý thông tin đa chiều, linh hoạt tạo sự
kiện qua 3 bài báo về sự kiện tỉnh Nam Định
không tuyển công chức từ hệ dân lập,tại chức.
+ Không tuyển dân lập, tại chức vào công chức. (Báo Nam Định).
+ Từ chối dân lập, tại chức vào công chức: Có quá lệ thuộc bằng cấp?
(Dân trí)
+ Tuyển công chức: NĐ nói “có quyền” nghĩa là “cửa quyền "
Giáo dục 24h).

12


(báo


- Thông tin đa chiều: thông tin được đưa lên với nhiều góc độ phản ánh.
Không chỉ một chiều từ người truyền tải thông tin đến người tiếp nhận
mà còn từ người tiếp nhận thông tin phản hồi ý kiến về với tòa soạn…
- Sự kiện này được đăng tải đã thu hút nhiều sự quan tâm chú ý của nhiều
tầng lớp người trong xã hội. Rất nhiều ý kiến phản hồi được đăng tải.
Không chỉ có những ý kiến đồng tình mà còn rất nhiều ý kiến phản bác,
không đồng tình với quyết định của tỉnh Nam Định. Và đây chính là hệ
quả tất yếu của việc thông tin đa chiều.
- Linh hoạt tạo sự kiện chính là việc đưa các phản hồi của độc giả về sự
kiện này. Linh động không phải chỉ bó hẹp nó ở việc đưa thông tin một
chiều. Trong quá trình đưa tin sự phản hồi ý kiến của bạn đọc đã làm nổi
bật lên sự kiện đánh bóng sự kiện làm rõ những vấn đề được nêu.
- Định hướng dư luận: chính là việc có những bài báo đưa lên ý kiến của
những người có tên tuổi, có tiếng nói trong vấn đề này. Cụ thể là bài báo
ở báo Giáo Dục 24h với cuộc phỏng vấn ông Vũ Quốc Hùng. Bài báo
này phần nào định hướng dư luận theo một hướng cụ thể. Đó chính là sự
lên tiếng bênh vực những người học tại chức của ông Vũ Quốc Hùng.
Bài báo này hướng độc giả đến mọt hướng suy nghĩ chung đó chính là
quyết định này của tỉnh Nam Định chưa thực sự hợp lý.


Sau đây là ba bài báo chi tiết và những phản hồi của người đọc ví dụ điển
hình về thông tin đa chiều,linh hoạt tạo sự kiện của hai bài báo này.

2. Phân tích.
Cập nhật 17/10/2011 08:15:21 AM (GMT+7)
Nam Định:

Không tuyển dân lập, tại chức vào công chức
13


"Tỉnh Nam Định không chủ trương tuyển dụng công chức là những
người tốt nghiệp đại học dân lập, tư thục hay tại chức". Trước đó, Đà
Nẵng cũng nói "không" với loại hình này.

Ông Nguyễn Văn Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định cho biết như vậy
tại kỳ thi công chức năm 2011 của tỉnh này, diễn ra hôm qua (16/10),
thông tin trên báo
Tiền

phong.

Theo báo này, Sở
Nội vụ Nam Định
cho biết, đợt thi
tuyển dụng công
chức năm nay có
256
nghiệp

người

tốt

đại

học


công lập, hệ chính
quy tham gia, tỉnh

Nam Định chỉ tuyển công chức tốt nghiệp ĐH chính
quy. (Ảnh minh họa: Đất Việt)

sẽ tuyển chọn 141 chỉ tiêu công chức thuộc 29 lĩnh vực chuyên ngành bổ
sung

cho

đội

ngũ

công

chức

cấp

huyện



tỉnh.

Có 5 trường hợp tốt nghiệp đại học dân lập, tư thục, tại chức không được
dự thi vì lý do nêu trên, trong đó có một người tốt nghiệp ngành Kế toán,

trường Đại học dân lập Lương Thế Vinh của tỉnh Nam Định.
Trước đó, tỉnh đã tuyển thẳng 22 người tốt nghiệp trình độ thạc sỹ, sinh

14


viên tốt nghiệp đại học loại giỏi (trong đó có 13 thạc sỹ), 1 người tốt
nghiệp đại học loại khá là con liệt sỹ…
Từ cuối năm 2010, tại kỳ họp thứ 17 HĐND TP.Đà Nẵng khóa VII, Sở
Nội vụ thành phố Đà Nẵng đã trình kế hoạch biên chế hành chính sự
nghiệp. Theo đó, từ năm 2011, thành phố Đà Nẵng sẽ không tuyển dụng
sinh viên tốt nghiệp hệ tại chức vào làm việc trong cơ quan nhà nước.
Lúc đó, một quan chức của Đà Nẵng đã tiết lộ trên SGTT, hiện nguồn
nhân lực đang được đào tạo bằng kinh phí của thành phố vẫn chưa bố trí
hết. Chủ trương này nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đã được
thành ủy thông qua.
Trên thực tế, khi chưa có chủ trương này thì nhiều ngành đã chú trọng
đến yếu tố bằng cấp. Đơn cử, ngành Giáo dục của Đà Nẵng cũng đã nói
“không” với những sinh viên tốt nghiệp hệ tại chức. Cũng trên SGTT, một
cán bộ quan chức ngành giáo dục ở Đà Nẵng đã lý giải, "về bằng cấp là bình
đẳng, nhưng chất lượng của hệ chính quy và hệ tại chức có sự chênh lệch".
Ngoài ra, cũng có nhiều ngành không tuyển sinh viên trường dân lập, thậm
chí, tiêu chuẩn chọn cán bộ, công chức còn đòi hỏi phải có lịch sử chính trị
của bản thân và gia đình tốt, có hộ khẩu tại thành phố, là đoàn viên …
Việc từ chối sinh viên dập lập, tại chức khiến nhiều người bất bình vì sự
phân biệt đối xử dù đều đào tạo trong một hệ thống giáo dục quốc dân.
Nhưng do trong thời gian qua, việc đào tạo theo các loại hình ngoài công
lập đã đánh mất uy tín với xã hội nên nhiều nhà tuyển dụng không còn
yên tâm để tuyển chọn.
Lê Nguyên(tổng hợp)


15


Đây là một trong những bài báo đầu tiên được đăng tải sau khi Nam
Định ra quyết định không tuyển công chức từ những người học tại chức,
dân lập.Vì vậy nội dung của bài báo chỉ dừng lại ở việc thông báo về
quyết định của tỉnh Nam Định. Tuy vậy sự phản hồi của người đọc đã
làm cho thong tin trở thành thông tin đa chiều. Rất nhiều ý kiến bạn đọc
đã được báo chí đăng tả.
Ví dụ cụ thể:bài viết của Trần Bách trên báo dân trí.
“Từ chối dân lập, tại chức vào công chức: Có quá lệ thuộc bằng cấp?
(Dân trí) - Thông tin tỉnh Nam Định không tuyển SV dân lập, tại chức
vào công chức vừa công bố lập tức đã thu hút được nhiều ý kiến từ
phía dư luận. Tuy nhiên trong số đó có nhiều phản biện với những
quan điểm đáng chú ý.
>> Nam Định không tuyển SV dân lập, tại chức vào công chức
Liệu có phải đem con bỏ chợ?
Chỉ mới một vài tháng trước thôi, Bộ Giáo dục & Đào tạo còn đau đầu
trước tình trạng đầu hàng trăm, hàng nghìn trường Dân lập cả nước kêu
cứu trước nguy cơ không đạt chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm, vậy mà giờ
đây khi năm học mới vừa bắt đầu thông tin từ tỉnh Nam Định khiến nhiều
sinh viên đang theo học các trường Đại học Dân lập, Tại chức lo lắng.
“Nếu như vậy có phải là quá bất công đối với những sinh viên học dân
lập không? Không hẳn những sinh viên học dân lập là kém cũng như
không có kĩ năng chuyên môn. Thậm chí có một số sinh viên lựa chọn
học dân lập để cho mình được hưởng sự giáo dục tốt hơn. Hiện tại cơ sở
vật chất của các trường dân lập khá tốt. Sự lựa chọn trường học của một
số sinh viên như trên nhẽ nào là sai lầm? Nếu mọi tỉnh đếu như tỉnh Nam
Định thì nhưng sinh viên dân lập sẽ đi đâu về đâu? - vân:

16


băn khoăn.
“Nếu phân biệt như vậy sao tại sao cho ra đời nhiều trường dân lập, tư
thục chứ! May mà mình không ở Nam Định. Đâu cứ phải công lập mới
giỏi chứ! Chỉ coi trọng bằng cấp mà không cần biết kiến thức như thế nào
thì liệu tỉnh Nam Định có phát triển hơn các tỉnh bạn được không nhi?” –
thuong: đặt câu hỏi.

(nguồn ảnh: internet)
Thất vọng vì sự phân biệt của tỉnh nhà, Hiền:
chán nản: “Mình cũng là 1 dân Nam Định
chính cống! Mình đang là kế toán làm việc tại TP.HCM. Với cái bằng
trung cấp trong tay mình đang cố gắng học liên thông để có tấm bằng đại
học để quay về quê hương. Đọc bài báo này mình thấy hết đường tìm về
quê mẹ rồi ... Mình biết ngay từ hồi bước chân vào cấp 3 sự phân biệt
giữa Dân Lập và Công Lập ở quê hương Nam Định đã khá rõ. Hồi ấy
mình thi vào trường PTTH A Hải Hậu (1 trường công lập tốt nhất ở Hải
hậu) không đủ điểm, mình đủ điểm học trường dân lập Hải Hậu thôi
nhưng vì trường mang tên dân lập ba mẹ mình không cho đi. Mình đành
17


lỡ học 1 năm, cuối cùng mình cũng đậu trường Hải Hậu A chính cống,
nhưng tới 3 năm sau khi thi ĐH mình cũng chẳng đậu phải đi học trung
cấp, còn đứa bạn của mình đi học Dân Lập thì lại đậu ĐH đó thôi. Từ đó
mình nghĩ rằng sự cố gắng và bản lĩnh làm việc với là yếu tố quan trọng.
Hãy cho những người học dân lập chứng tỏ khả năng và chuyên môn của
họ qua cuộc phỏng vấn và làm bài test để kiểm tra. Như vậy mới thật sự

công bằng và khách quan. Bằng giỏi ở Đại Học có khi không phải năng
lực của mình mà có khi là mua = tiền hoặc thi giùm mà có”
“Sân chơi không bình đẳng. Tôi đồng ý với bạn có ý kiến trên, dân lập
hay công lập đều có người này người kia, chỉ khổ cho những người ham
học và có điều kiện phù hợp cho bản thân mình trên con đường công
danh. Đừng đem con bỏ chợ cứ đào tạo, thu được tiền là xong, sống chết
mặc bay ư?” - Phan Bá Tuân: bức xúc.
Mục đích tốt nhưng cách làm chưa thỏa đáng
Mục đích thì tốt nhưng cách làm thì không chuẩn , quá lệ thuộc bằng cấp.
Vì hiện tại chất lượng đào tạo của nhiều trường Dân lập còn khá hơn
trường công lập thuộc tốp " giữa và tốp dưới " . Muốn nâng cao chất
lượng tuyển dụng công chức thì hãy tổ chức thi tuyển thật công bằng và
khách quan ( Chỉ sợ tỉnh Nam Định không làm được việc này ) . Mặt
khác, những người quyền cao chức trọng và đại gia của Việt Nam mình
hiện nay , thử hỏi có mấy người có bằng cấp xịn trước khi thành danh và
những sinh viên du học dưới hoặc bằng điểm sàn Đại học thì dùng vào
việc gì ? Người gửi: Nguyễn văn Vương:


18


“Theo tôi, Ông/Bà ra quyết định đã vi phạm pháp luật khi giới hạn quyền
tự do của công dân. Hơn nữa đây là thi tuyển chứ không phải xét tuyển,
thi tuyển là để chọn người tài giỏi. Nếu SV tốt nghiệp Dân lập, Tại chức
không được tham dự thi tuyển thì e rằng đây cũng là tiền lệ xấu, vì lỡ sau
này có Tỉnh X không tuyển phụ nữ đã lập gia đình, không tuyển dân tộc
thiểu số… Cá nhân tôi đề xuất tổ chức thi kiểm tra trình độ giữa SV tốt
nghiệp trường Dân lập, Tại chức với cá nhân Ông/Bà ra quyết định trên
để kiểm chứng trình độ của các bên” - Trần Quốc

Tuấn:
Đưa ra minh chứng là bằng cấp không phải là điều quan trọng nhất trong
tuyển dụng Nguyễn Quốc Đạt: viết:
“Quyết định này thể hiện sự yếu kém và bất lực trong công tác tuyển
chọn công chức. Ở các công ty tư nhân hoăc liên doanh người ta tuyển
chọn theo năng lực thực tế. Bằng cấp của trường này trường nọ chỉ là
tham khảo ban đầu. Các buổi thi tuyển rất nghiêm túc và họ tìm được
người phù hợp nhất trong số ứng viên. Còn ở cơ quan nhà nước thì thi
tuyển chỉ là một hình thức hợp thức hóa cho người nhà vào cơ quan nhà
nước miễn có bằng cấp theo qui định. Cho nên quyết định của Nam Định
trong thời điểm này là không hợp lý”
Tương tự, Võ Minh: nhận định: “Việc tuyển dụng
như vậy là biểu hiện của sự kỳ thị bằng cấp. Tuyển dụng là lựa chọn
người tài, bằng cấp chỉ là một tiêu chí mà thôi, cũng không phải là tất cả.
Hẳn ai cũng biết, sinh thời Bác hồ chỉ nhận mình là người có trình độ học
vấn tương đương lớp 4. Còn biết bao vị lãnh đạo tự học, tự hàm thụ mà
trở thành chính khách nổi tiếng. Ông Bil Gate một doanh nhân người Mỹ,
nhà từ thiện, tác giả và chủ tịch tập đoàn Microsoft, hãng phần mềm
khổng lồ cúng chưa tốt nghiệp đại học, sau này nhận bằng danh dự. Việc
19


phân biệt đối xử trong tuyển chọn là sự phân biệt đối xử, sự kỳ thị không
đáng có. Hãy tuyển dụng khách quan, công bằng theo quy định hiện tại
của nhà nước BÌNH ĐẲNG, KHÁCH QUAN, CÔNG KHAI, DÂN
CHỦ.
“Theo tôi, nhiều trường Đại học tư thục như RMIT, Hoa Sen,... chất
lượng tốt. Không thi sao biết là ai hơn ai? Tỉnh Nam Định làm như vậy là
không công bằng. Nên chăng cần nghĩ cách làm sao cho thi công chức là
thi thật sự chứ không phải là thi "chạy" để mọi người cùng được thi bình

đẳng: ai giỏi hơn thật sự thì được vào” - Thanh:
đề xuất.
“Tôi nghĩ thi tuyển theo năng lực thì nên cho mọi đối tượng thi. Nếu tỉnh
nào cũng như tỉnh Nam Định thì khác nào nói không với trường Ngoài
công lập. Trong khi chủ trương Xã hội hóa giáo dục của Nhà nước ta
không phải như thế. Hy vọng quan điểm của những người đứng đầu tỉnh
Nam Định sẽ thay đổi trong thời gian tới” - Lưu Đức Dương:

……….
Từ việc làm này của tỉnh Nam Định mong rằng các nhà giáo dục sẽ tìm ra
những phương pháp hữu hiệu đối với chính “đứa con” do mình cấp phép,
để không chỉ Đại học Công lập và Dân lập, hay Tại chức đều có giá trị
như nhau.”

Trần Bách

20


Việc đăng tải những ý kiến của người đọc lên như tren là một hình
thức thong tin đa chiều và linh hoạt tạo sự kiện. Không phải thông tin mộ
chiều từ người đăng tải thông tin.
Sau một thời gian đăng tải thông tin theo kiểu đa chiều linh hoạt tạo sự
kiện thì những bài báo định hướng dư luận đã được đăng tải. Ví dụ cụ thể
như bài phỏng vấn ông Vũ Quốc Hùng của báo Giáo dục 24h.
Giáo dục 24h
Tuyển công chức: NĐ nói “có quyền” nghĩa là “cửa quyền"
Thứ tư 02/11/2011 09:18
(GDVN) - “Người dân đang sống trong một đất nước, được điều chỉnh
bởi một Hệ thống pháp luật chung thì cần được đối xử công bằng".

Sau gần hai tuần xảy ra việc tỉnh Nam Định “nói không” với những hồ sơ
học ngoài công lập ứng tuyển vào các vị trí thuộc khối hành chính quản
lý Nhà nước, ông Vũ Quốc Hùng - Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban
KTTƯ Đảng đã lên tiếng bênh vực các sinh viên tốt nghiệp hệ ngoài công
lập.
Quan điểm của ông về việc tỉnh Nam Định không cho các sinh viên tốt
nghiệp hệ ngoài công lập vào các lĩnh vực quản lý Nhà nước trong đợt
thi tuyển công chức vừa qua?
Ông Vũ Quốc Hùng: Quan điểm của tôi là mọi công dân có đức có tài,
hội đủ các tiêu chuẩn của luật công chức, viên chức đều có quyền dự thi
tuyển công chức. Các cơ quan của Đảng và Nhà nước luôn cố gắng thu
hút hiền tài để làm “công bộc” cho dân, không phân biệt người đó được
đào tạo dưới hình thức nào.

21


Tôi đã chứng kiến nhiều đồng chí cán bộ trước do hoàn cảnh, họ được
đào tạo không chính quy, nhưng đó lại là những người hội đủ cả đức và
tài, đóng góp nhiều cho cách mạng và công cuộc xây dựng đất nước.
Nếu cần, tôi có thể dẫn chứng rất nhiều đồng chí lãnh đạo của Đảng và
Nhà nước ta đã thành công ở các vị trí quản lý cấp cao và họ bắt đầu bằng
các khóa học tại chức, đào tạo từ xa… hẳn là người dân theo dõi quá trình
phấn đấu của các đồng chí ấy cũng đã biết. Tuy nhiên, các đồng chí đó
nếu đem so sánh với yêu cầu tuyển người của tỉnh Nam Định thì đều
không đạt yêu cầu (Cười). Vậy tại sao Nam Định không nhìn vào những
tấm gương lớn ấy để tạo ra một cuộc chơi công bằng cho tất cả mọi
người?

Ông Vũ Quốc Hùng: Phải nói và làm theo Hiến pháp và pháp luật

Bên cạnh đó,việc xây dựng một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
cần phải đảm bảo các tiêu chuẩn như: Mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội
phải tuân thủ pháp luật và bình đẳng trước pháp luật; Pháp luật phải công

22


bằng, phù hợp với lợi ích của đại đa số nhân dân lao động; Tôn trọng và
bảo đảm thực tế các quyền tự do cơ bản của con người…
Tỉnh Nam Định chủ trương không cho những người tốt nghiệp ngoài
công lập thi tuyển vào khối hành chính Nhà nước là đang làm trái với
định hướng xây dựng một Nhà nước pháp quyền, một Nhà nước của dân,
do dân và vì dân.
Người dân đang sống trong một đất nước, được điều chỉnh bởi một Hệ
thống pháp luật chung thì cần được đối xử công bằng, nhưng những
người tốt nghiệp hệ ngoài công lập lại bị thiệt thòi trong đợt tuyển công
chức vừa qua, đó là chuyện không hay.
Như vậy, cách làm của Nam Định là “triệt tiêu” quyền của công dân,
thưa

ông?

Ông Vũ Quốc Hùng: Tôi không tán thành việc phân biệt công lập với
ngoài công lập khi tuyển công chức. Mọi tổ chức, cán bộ có quyền trong
bộ máy của ta đều phải nói và làm theo Hiến pháp và pháp luật (theo luật
giáo dục, luật công chức) của Nhà nước XHCN Việt Nam.
Một trong những vấn đề căn bản nhất ở đây là cơ quan tuyển dụng của
nhà nước hay tư nhân khác nhau ở địa vị pháp lý. Một trong những tiêu
chí căn bản để hướng tới một Nhà nước pháp quyền là cán bộ lãnh đạo
đại diện cho cơ quan Nhà nước được làm những gì luật cho phép, còn

người dân được làm những gì luật không cấm và tuân thủ theo pháp luật.
“Người sử dụng lao động” ở đây là cơ quan Nhà nước, mà ở đó lãnh đạo
là người đại diện cho cơ quan ấy, để tuyển chọn nhân sự; nhân sự ấy khi
23


đã trở thành công chức nhà nước cũng có nghĩa là “công bộc của dân”
theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, và đó cũng là điều mà lãnh đạo
của Đảng và Nhà nước ta đang phấn đấu làm tròn.
Những người tuyển dụng ở đây đang đại diện cho cơ quan Nhà nước, chứ
không phải là tuyển dụng cho công ty tư nhân, vì vậy cần đảm bảo sự
công bằng, đảm bảo quyền của công dân, tuyển dụng cho cơ quan Nhà
nước mà nói theo kiểu “có quyền” thì cũng có nghĩa “cửa quyền”, điều đó
là không thể chấp nhận được.
Theo ông tiêu chí sử dụng người có “bằng cấp đẹp” thay vì đánh giá một
cách toàn diện có gì bất ổn?
Ông Vũ Quốc Hùng: Mọi bằng tốt nghiệp đánh giá đúng thực chất lao
động trong học tập của người học và cần được tôn trọng. Bằng cấp chỉ
nên coi là điều kiện cần trong tuyển dụng công chức, viên chức. Vấn đề
quan trọng là các cơ quan, tổ chức tuyển dụng nhân sự phải công tâm,
liêm chính, sáng suốt khi tuyển cán bộ cho đơn vị mình.
Với vai trò là Đảng cần quyền, Đảng yêu cầu các cấp ủy phải nắm công
tác cán bộ để chăm lo việc tuyển chọn, đào tạo, sử dụng cán bộ. Đảng,
Nhà nước luôn chủ trương lo công ăn việc làm cho nhân dân, đặc biệt là
chăm lo đào tạo thế hệ trẻ. Tất cả chúng ta phải nghiêm túc tổ chức thực
hiện chủ trương đúng đắn đó.
Để tuyển dụng và đưa vào bộ máy những con người có khả năng thực sự
thì cần một cuộc đánh giá toàn diện (vì thế mới có quá trình thử việc), tôi
muốn nhấn mạnh ngay là ở khâu tuyển dụng đã phải làm hết sức nghiêm
túc, cả người ra đề thi, coi thi và chấm thi đều phải công tâm.

24


Tôi cho rằng cần phải thực hiện ba việc khi tuyển dụng công chức Nhà
nước: Một là thi viết, hai là phỏng vấn, ba là xem xét nhân thân và quá
trình học tập. Nếu loại bỏ ngay những người học hệ ngoài công lập mà
chưa qua thi tuyển thì vô tình để lọt nhân tài phục vụ đất nước.
Nếu tỉnh nào cũng hành động như Nam Định thì sẽ dẫn tới hậu quả gì,
thưa ông? Theo ông thì cơ quan nào nên lên tiếng trong sự việc này?
Ông Vũ Quốc Hùng: Như tôi đã nói ở trên, cách làm này khiến cho
những người tốt nghiệp hệ ngoài công lập bị thiệt thòi, mặc dù về mặt
luật

pháp

thì

lẽ

ra

họ

phải

được

đối

xử


ngang

nhau.

Còn hậu quả tiếp theo thế nào, tôi xin để cho đồng chí Bí Thư tỉnh ủy Nam
Định, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục phát biểu ý kiến.
Cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này!
Ngọc Quang (Thực hiện)
Nguyễn Hường - 02/11/2011 19:55
Báo giáo dục không biết nghĩ gì về việc cả nước vừa qua đồn ầm lên về
chuyện "Bằng Tiến sỹ" giả của một nọ.
Cứ cãi cùn đi! Bằng giả và bằng thật, Tại chức và Chính quy có gì quan
trọng? Bằng giả có khi lại giỏi hơn bằng thật; Tại chức có khi lại tài hơn
chính quy cũng nên!
Thật là hài hước!
Trần Đình Hưng - 02/11/2011 14:42
25


×