Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Một số vấn đề thuộc phương pháp nghiên cứu hồ chí minh học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.33 KB, 8 trang )

MỞ ĐẦU
Trong những năm đầu thế kỷ 21, đất nước ta có cơ hội lớn và cả thách thức
không nhỏ. Tình hình thế giới đang diễn biến phức tạp, nhanh chóng, khó lường. Ðể
thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng Việt Nam trong thời kỳ phát triển mới, cần
thấm nhuần sâu sắc, vận dụng sáng tạo những nguyên lý và phương pháp luận của
chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh để giải quyết những vấn đề nóng
bỏng mà thực tiễn đang đặt ra; nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí
Minh phải trở thành một nhiệm vụ mấu chốt của công tác tư tưởng của Ðảng, cần
được toàn Ðảng thực hiện chặt chẽ, có chất lượng và hiệu quả.
Hồ Chí Minh là một nhân vật vĩ đại, đứng về khoa học, có thể nói là một đối
tượng nghiên cứu mang tính chất tổng thể: tư tưởng, hành động, nhân cách, đời sống
riêng, trước tác về chính trị, báo chí, thơ ca, các hoạt động quốc tế,... Như vậy, phải
có một hệ thống phương pháp đặc thù mới nghiên cứu và làm rõ được tính chất kỳ vĩ
toàn diện của Hồ Chí Minh.
Trong khuôn khổ của tiểu luận này, tôi xin trình bày " Một số vấn đề thuộc
phương pháp nghiên cứu Hồ Chí Minh học" làm đề tài tiểu luận trong học phần
Phương pháp luận nghiên cứu Hồ Chí Minh học.

1


NỘI DUNG
1. Chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử là cơ sở phương pháp
luận khoa học để nghiên cứu, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh ưu điểm lớn của học thuyết Mác là phép duy vật
biện chứng. Người thường nhắc nhở chúng ta phải đứng trên lập trường, quan điểm,
phương pháp của chủ nghĩa Mác - Lênin để tổng kết kinh nghiệm, phân tích một
cách đúng đắn những đặc điểm của đất nước mới có thể dần dần hiểu được quy luật
phát triển của cách mạng. Trong nghiên cứu khoa học, chúng ta không được quên
mối liện hệ lịch sử căn bản nghĩa là phải xem xét một hiện tượng nhất định đã xuất
hiện trong lịch sử như thế nào, hiện tượng đó đã trải qua những giai đoạn phát triển


chủ yếu nào và đứng trên quan điểm của sự phát triển đó để xem xét hiện nay nó đã
ra sao? Nắm vững quan điểm này giúp chúng ta hiểu được tư tưởng Hồ Chí Minh
mang đậm dấu ấn của quá trình phát triển lịch sử, quá trình phát triển sáng tạo, đổi
mới.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về cách
mạng Việt Nam, có quan hệ thống nhất biện chứng nội tại của nó. Một yêu cầu
phương pháp luận khi nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh trên bình diện tổng thể hay
từng bộ phận là phải luôn quán triệt mối liên hệ qua lại của các yếu tố, các bộ phận
khác nhau trong sự gắn kết tất yêu của hệ thống tư tưởng đó quanh hạt nhân cốt lõi là
tư tưởng độc lập, tự do. Lênin cũng đã viết:" Muốn thực sự hiểu được sự việc cần
phải nhìn bao quát và nghiện cứu tất cả các mặt, tất cả mối liên hệ và quan hệ gián
tiếp với sự vật đó".
Do vậy, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh là trên cơ sở lý luận, quan điểm và
phương pháp của chủ nghĩa Mác - Lênin, bao gồm:
- Quan điểm khách quan
- Quan điểm thực tiễn
- Quan điểm hệ thống và quan điểm phát triển
- Quan điểm kết hợp phương pháp lịch sử với phương pháp logic
- Quan điểm so sánh
2


2. Quán triệt những quan điểm của Đảng trong nghiên cứu về Hồ Chí
Minh
Nghiên cứu về Hồ Chí Minh không những cần xuất phát từ các quan điểm của
chủ nghĩa duy vật lịch sử mà còn phải quán triệt những chỉ dẫn của các nhà lãnh đạo
Đảng và Nhà nước ta, Những chỉ dẫn đó có trong các bài nói và viết, các phát biểu
chính thức thành vǎn của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước nhân những lễ kỷ
niệm ngày sinh hoặc ngày mất của Hồ Chí Minh. Đặc biệt là, cần chú ý khai thác
những đánh giá về công hiến của Hồ Chí Minh qua tư tưởng và sự nghiệp của Người,

những nhận xét, đánh giá về ảnh hưởng uy tín đạo đức nhân cách, lối sống, phong
cách ứng xử vǎn hoá của Hồ Chí Minh đối với xã hội và các tầng lớp nhân dân qua
các thời kỳ phát triển của cách mạng Việt Nam. Đây là những đánh giá chính thức và
là quan điểm chính thống của Đảng ta đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh được ghi trong
các vǎn kiện chính trị của Đảng, nhất là các vǎn kiện ở thời kỳ đổi mới, từ Đại hội
VI, VII, VIII cho tới nay. Cùng ở trong hệ thống nguồn tài liệu này còn có các bài
nghiên cứu, các công trình lý luận chính trị đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp về Hồ Chí
Minh của các nhà lãnh đạo vốn là học trò và bạn chiến đấu của Người, cùng sống và
hoạt động bên cạnh Người, có điều kiện hiểu biết khá cặn kẽ về cuộc đời Hồ Chí
Minh; về những quan điểm, tư tưởng và lý luận của Người; về phương pháp công tác
và quan hệ con người rất mực bao dung và nhân ái của Hồ Chí Minh. Nguồn tài liệu
này cung cấp cho người nghiên cứu về Hồ Chí Minh không chỉ về mặt tư liệu khoa
học mà còn cả những gợi mở về phương pháp luận, quan điểm và thái độ chính trị
bảo đảm cho công việc nghiên cứu những định hướng đúng đắn, hữu ích. Việc nghiên
cứu thấu đáo những tài liệu này để nắm vững nội dung tư tưởng và phương pháp trình
bày, trên cơ sở đó tiến hành một sự phân loại, sắp xếp nguồn tài liệu theo vấn đề và
theo thời gian, trong đó chú trọng khai thác những luận điểm lớn có ý nghĩa chỉ đạo
nhận thức hoặc gợi mở phương hướng nghiên cứu, tìm tòi... cần được xem là một yêu
cầu nghiêm túc cả về mặt tư tưởng chính trị lẫn chuyên môn, học thuật đối với người
nghiên cứu trong tình hình hiện nay. Để thực hiện yêu cầu này, người nghiên cứu
ngoài công phu lao động tìm tòi còn phải có nǎng lực phân tích và tổng hợp, hệ thống
hoá và khái quát hoá cao. Về mặt thao tác nghiên cứu, không nên bỏ qua một nhận
3


xét là, có một sự thâm nhập đồng thời những chỉ dẫn, gợi ý này cùng với sự thâm
nhập các tác phẩm của Hồ Chí Minh (xét từ giới hạn nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí
Minh bằng phương pháp phân tích vǎn bản), hoặc khai thác sự kiện, niên biểu, tư liệu
lịch sử, tư liệu vǎn học, tư liệu thực tiễn về Hồ Chí Minh (xét từ góc độ các lĩnh vực
nghiên cứu khác, mang tính chuyên biệt về đối tượng - khách thể Hồ Chí Minh theo

những hướng đích khác nhau của nghiên cứu. Thí dụ: Nghiên cứu biên niên tiểu sử,
nghiên cứu tiểu sử khoa học, nghiên cứu các phương diện đạo đức, lối sống, vǎn hoá
Hồ Chí Minh hay những tác động, ảnh hưởng của Hồ Chí Minh trong thực tiễn con
người và lịch sử...). Sự thâm nhập này có tác động hỗ trợ, thúc đẩy, điều chỉnh lẫn
nhau mà điều quan trọng đối với người nghiên cứu là, phải bắt đầu từ đó để tiến lên
một cách độc lập, tự chủ và sáng tạo trong những lập luận, kiến giải riêng của mình.
Càng nắm vững đối tượng càng phải vượt qua những sự mô tả bề ngoài về đối tượng
ấy để vạch ra lôgích của những mối liên hệ bản chất về đối tượng. Càng tiếp cận với
các nguồn tài liệu, những nhận xét, nhận định và kết luận về đối tượng càng phải đề
phòng nguy cơ rơi vào sự khuôn sáo, cứng nhắc, thái độ lệ thuộc vào tài liệu và thụ
động trước những lập luận đã có. Nó có thể dẫn tới tình trạng coi những chỉ dẫn vốn
là một trong những điểm tựa gợi ý nghiên cứu thành những kết quả nghiên cứu, trong
khi việc nghiên cứu của chính mình chỉ vừa mới bắt đầu. Cùng với việc đổi mới toàn
diện đất nước như một đường lối chiến lược của sự phát triển để xây dựng một xã hội
Việt Nam hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng ta đặc biệt coi trọng yêu
cầu đổi mới tư duy, nhận thức, thực hiện dân chủ hoá để giải phóng tinh thần, ý thức
xã hội, kích thích những tìm tòi sáng tạo để hình thành những tư tưởng khoa học mới,
khắc phục sự chậm trễ của lý luận so với thực tiễn, sự lạc h ậu của khoa học xã hội
trước cuộc sống. Quan điểm đổi mới ấy của Đảng ta phù hợp với tư tưởng Hồ Chí
Minh. Do đó, việc thấm nhuần các quan điểm của Đảng, việc tìm hiểu các chỉ dẫn
nghiên cứu Hồ Chí Minh của các đồng chí lãnh đạo của Đảng phải dẫn tới những
thúc đẩy tích cực nghiên cứu chứ không phải hạ thấp vai trò, chức nǎng nghiên cứu
xuống trình độ mô tả, thuyết minh cái có sẵn một cách thông thường, cho dù thuyết
minh, tuyên truyền là rất quan trọng và cần thiết trong hoạt động tư tưởng

4


3.Phải xuất phát từ vǎn kiện, tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ
những tư liệu, sự kiện lịch sử chính xác để bảo đảm tính chân thực, khách

quan về bản thân đối tượng
Nghiên cứu Hồ Chí Minh, nhất là nghiên cứu về tư tưởng, trước hết phải cǎn
cứ vào vǎn kiện, tác phẩm của Người. Điều này tưởng không có gì mới. Vǎn bản
không phải là điều quan trọng nhất, cái quan trọng hơn là phải xem người đời sau đã
đọc và hiểu vǎn bản đó như thế nào. Tất nhiên nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh gắn
liền với thực tiễn là phải tìm hiểu xem tư tưởng của Người đã đi vào quần chúng,
được nhân dân tiếp nhận và đã tạo nên sức mạnh vật chất to lớn ra sao? Nghiên cứu
tư tưởng Hồ Chí Minh như là một bộ môn khoa học, trước hết phải xuất phát từ vǎn
kiện, tác phẩm của Người. Nếu chỉ cǎn cứ vào sự thông hiểu của người đọc, thì như
trên đã nói, đối với các mệnh đề kinh điển, mỗi người có thể hiểu khác nhau, thậm
chí rất xa nhau. Vì vậy, để không rơi vào gán gép tuỳ tiện, thêu dệt chủ quan thì phải
bám vào vật liệu khách quan, vào ngôn ngữ của vǎn bản đã biểu đạt cái tư tưởng vốn
có của vĩ nhân.
Để làm được điều này chúng ta còn gặp không ít khó khǎn vì cho đến nay một
số tác phẩm của Hồ Chí Minh vẫn chưa tìm lại được: như Những người bị áp bức
(Les opprimés), Con rồng tre (Le dragon en bambou), Nhật ký chìm tàu, Chủng tộc
da đen, Khu vực đặc biệt, v.v.., nhiều bài báo Người viết cho tập san Inprékoorr, gửi
từ Quảng Châu, qua Ban Phương Đông về Matxcơva, chưa được đǎng, nhiều bản
thảo viết tay, nhiều ý kiến phát biểu ở các hội nghị,... đến nay vẫn chưa biết nằm ở
đâu. Cái khó nữa là, trong những tài liệu của Người đã công bố, không kể những bài
do chính tác giả sữa chữa lúc sinh thời, hoặc do cách dịch khác nhau,... có một số bài,
vì nhiều lý do, đã được biên tập lạ, sửa chữa về chi tiết hoặc lược bớt một số câu, một
số đoạn. Thí dụ, Tuyên ngôn độc lập, hiện có nhiều dị bản. Điều đó gây trở ngại cho
việc tiếp tư tưởng đích thực của Người, cũng như trong việc nghiên cứu ngôn ngữ và
vǎn phong Hồ Chí Minh.
Dựa vào vǎn bản, sự kiện, câu trích dẫn đồng thời phải dựa vào bối cảnh xuất
xứ của nó mà phân tích, đánh giá để không rơi vào suy diễn chủ quan, theo thiên
kiến, từ phía này hay phía khác
5



Tư tưởng Hồ Chí Minh có quá trình hình thành và phát triển qua nhiều giai
đoạn khác nhau. Vì vậy, việc nắm vững bối cảnh xuất xứ của sự kiện, vǎn bản, câu
trích dẫn sẽ giúp cho người nghiên cứu tránh được những biện luận, suy diễn nhầm
lẫn không đáng có.

4. Áp dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành và đa ngành vào nghiên
cứu Hồ Chí Minh học
Nghiên cứu về Hồ Chí Minh cần thiết phải sử dụng phương pháp liên ngành.
Điều này do đặc điểm của đối tượng nghiên cứu quyết định. Nghiên cứu Hồ Chí
Minh là nghiên cứu cả tiểu sử và sự nghiệp, tư tưởng và lý luận, phương pháp và
phong cách, đạo đức và lối sống,... của Người. Hồ Chí Minh xuất hiện trên vũ đài lịch
sử dân tộc và thời đại trong thế kỷ này với nhiều tư cách: Người là nhà yêu nước vĩ
đại, anh hùng giải phóng dân tộc của Việt Nam, chiến sĩ tiên phong của phong trào
giải phóng dân tộc trên thế giới; nhà hoạt động xuất sắc của phong trào cộng sản và
công nhân trong thế kỷ XX; vị sứ giả của hoà bình và hữu nghị giữa các dân tộc; nhà
ngoại giao, nhà thương thuyết mềm mỏng, luôn luôn chủ trương giải quyết mọi xung
đột bằng đối thoại hoà bình. Hồ Chí Minh để lại một sự nghiệp trước tác có thể nói là
đồ sộ và phong phú về nhiều mặt. Người là nhà tư tưởng, nhà lý luận xuất sắc về chủ
nghĩa thực dân và cách mạng giải phóng dân tộc, đồng thời có những cống hiến đặc
sắc vào sự phát triển và làm phong phú chủ nghĩa Mác - Lênin trên nhiều lĩnh vực cụ
thể. Người được tôn vinh là nhà vǎn hoá lớn, vừa kết tinh truyền thống vǎn hoá hàng
ngàn nǎm của dân tộc mình vừa là sự thể hiện cho khát vọng của các dân tộc khác về
nhân đạo và hoà bình. Hồ Chí Minh còn được coi là nhà thơ lớn của dân tộc, nhà vǎn
sớm có những tìm tòi, đổi mới về thể loại và bút pháp; nhà báo cách mạng với hàng
nghìn bài được công bố trên diễn đàn trong nước và nước ngoài, ở cả phương Đông
lẫn phương Tây. Trên bình diện nhà tư tưởng, Hồ Chí Minh đã thể hiện tư tưởng của
mình như một hệ thống, bao quát nhiều lĩnh vực: tư tưởng nhân vǎn, tư tưởng vǎn
hoá, tư tưởng kinh tế, tư tưởng chính trị, tư tưởng quân sự, tư tưởng vǎn hoá - đạo
đức,... trong mỗi lĩnh vực có thể tìm thấy những hệ thống nhỏ. Trước một đối tượng

nghiên cứu đa dạng và phong phú nhiều mặt như vậy, không một tập thể và cá nhân
nào có đủ nǎng lực bao quát hết để có thể riêng mình đưa ra được một bức tranh tổng
6


thể về con người và tư tưởng Hồ Chí Minh. Nghiên cứu Hồ Chí Minh ở trình độ lý
luận cao đòi hỏi chúng ta còn phải phấn đấu nhiều hơn nữa, sâu hơn nữa. Có những
vấn đề cảm giác rằng ai cũng có thể bàn đến được, nhưng có những lĩnh vực chuyên
sâu, nếu người nghiên cứu không có trình độ lý luận, không có tư duy ở chiều sâu của
lĩnh vực đó, không thể nghiên cứu có kết quả, ví như lĩnh vực tư tưởng quân sự Hồ
Chí Minh. Do đó, chỉ có đầu tư của toàn xã hội, có sự kết hợp nghiên cứu liên ngành,
tập hợp những chuyên gia giỏi, có trình độ cao ở nhiều lĩnh vực cùng làm việc với
nhau, sự nghiệp nghiên cứu về Hồ Chí Minh mới có thể nâng cao hơn nữa chất lượng
và hiệu quả khoa học của mình.
Như vậy, không chỉ khoa học xã hội nhân văn, khoa học lý luận chính trị mà cả
một số ngành, chuyên ngành khoa học tự nhiên cũng nhận thấy có thể và cần phải
nghiên cứu về Hồ Chí Minh. Để kết quả nghiên cứu không bị hạn chế, việc phối hợp
giữa các khoa học trong công tác nghiên cứu Hồ Chí Minh là tất yếu .

7


KẾT LUẬN
Những năm qua việc nghiên cứu và giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh cho các
hệ đào tạo là một bộ phận trọng yếu trong nhiệm vụ chính trị của Đảng ta. Trước yêu
cầu mới của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước càng đòi hỏi
cấp thiết phải nâng cao chât lượng nghiên cứu và giảng dạy Hồ Chí Minh học.
Mỗi người làm công tác nghiên cứu, đào tạo trên lĩnh vực này cần cố gắng góp
công sức của mình vào việc xây dựng, phát triển một chuyên ngành mới đầy triển
vọng.


8



×