Tải bản đầy đủ (.doc) (176 trang)

Luận văn thạc sĩ báo chí học truyền hình khu vực tây nam bộ với công tác tuyên truyền cho lễ hội truyền thống ở địa phương năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.1 MB, 176 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

TRUYỀN HÌNH KHU VỰC TÂY NAM BỘ
VỚI VẤN ĐỀ TUYÊN TRUYỀN LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG
Ở ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2014
(Kháo sát trên các đài truyền hình Tiền Giang, An Giang và Trà Vinh)

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

CẦN THƠ - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

TRUYỀN HÌNH KHU VỰC TÂY NAM BỘ
VỚI VẤN ĐỀ TUYÊN TRUYỀN LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG
Ở ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2014
(Kháo sát trên các đài truyền hình Tiền Giang, An Giang và Trà Vinh)
Ngành

:



Báo chí học

Mã số

:

60 32 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS.

CẦN THƠ - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là kết quả công trình nghiên cứu
của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Huỳnh Văn
Thông. Các số liệu, thông tin và kết quả được nêu trong
luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận
văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên
cứu khoa học nào khác.

Tác giả luận văn


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô, các anh chị và các bạn.

Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân
thành tới:
Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại học, Khoa Báo chí - Học viện
Báo chí và Tuyên truyền đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá
trình học tập và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong hội đồng chấm luận văn đã
cho tôi những đóng góp quý báu để hoàn chỉnh luận văn này.
Và sau cùng tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc và anh chị
em đồng nghiệp các Đài truyền hình: Tiền Giang, An Giang và Trà Vinh, bạn
bè, các anh chị em trong lớp Cao học Báo chí K19 tại Cần Thơ đã giúp đỡ tôi
hoàn thành luận văn.
Trong quá trình học tập, cũng như trong quá trình làm luận văn tốt
nghiệp, khó tránh khỏi sai sót, rất mong các Thầy, Cô thông cảm và bỏ qua.
Đồng thời do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế,
nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến
đóng góp quý Thầy, quý Cô để tôi được học thêm được nhiều kiến thức và
kinh nghiệm hơn trong thực tế.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn


MỤC LỤC
Trang
1

MỞ ĐẦU

Chương 1: TRUYỀN HÌNH CÁC SỰ KIỆN VĂN HÓA - NHỮNG
VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN


1.1. Sự kiện, sự kiện văn hóa và lễ hội truyền thống
1.2. Truyền hình và vai trò của truyền hình trong công tác tuyên
truyền các sự kiện văn hóa
1.3. Kế hoạch tuyên truyền lễ hội thông qua truyền hình
1.4. Quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và của chính
quyền địa phương về công tác tuyên truyền cho lễ hội.

11
11
19
24
28

Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN CHO
CÁC LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG ĐỊA PHƯƠNG TRÊN
SÓNG TRUYỀN HÌNH KHU VỰC TÂY NAM BỘ.

32

2.1. Đặc điểm tự nhiên của Khu vực Tây Nam Bộ
2.2. Hoạt động tuyên truyền cho các lễ hội truyền thống địa
phương trên sóng truyền hình khu vực Tây Nam Bộ năm
2014
2.3. Đánh giá của các bên liên quan về kết quả tuyên truyền cho
các lễ hội truyền thống địa phương trên sóng truyền hình
Tiền Giang, An Giang và Trà Vinh năm 2014

32
49


54

Chương 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
TUYÊN TRUYỀN CHO CÁC LỄ HỘI TRUYỀN

78

THỐNG TRÊN SÓNG TRUYỀN HÌNH KHU
VỰC TÂY NAM BỘ.

3.1. Cơ sở của việc đề xuất giải pháp
3.2. Các nhóm giải pháp
3.3. Kiến nghị

78
85
102

KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

105
110
114


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AG


: An Giang

B.chí

: Báo chí

CBVC

: Cán bộ viên chức

PT-TH

: Phát thanh - Truyền hình.

TG

: Tiền Giang

TV

: Trà Vinh

VH-TT&DL

: Văn hóa – Thể thao và Du lịch


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 2.1:

Biểu đồ 2.2:
Biểu đồ 2.3:
Biểu đồ 2.4:
Biểu đồ 2.5:
Biểu đồ 2.6:
Biểu đồ 2.7:

Biểu đồ 2.8:
Biểu đồ 2.9:
Biểu đồ 2.10:

Biểu đồ 2.11:

Biểu đồ 2.12:
Biểu đồ 2.13:
Biểu đồ 2.14:
Biểu đồ 2.15:
Biểu đồ 3.1:

Biểu đồ biểu thị lượng công chúng tham gia khảo sát
tại 3 tỉnh Tiền Giang, An Giang và Trà Vinh
Biểu đồ biểu thị dân tộc của công chúng tham gia
khảo sát
Biểu đồ biểu thị thời gian công chúng xem tivi
Biểu đồ biểu thị lượng công chúng xem và không
xem Tivi
Biểu đồ biểu thị các chương trình công chúng thường
xem
Biểu đồ biểu thị mục đích tuyên truyền cho các lễ
hội truyền thống qua sóng truyền hình

Biểu đồ biểu thị sự đánh giá của công chúng về nội
dung tuyên truyền cho các lễ hội truyền thống qua
sóng truyền hình
Đánh giá của công chúng về hình thức tuyên truyền
cho các lễ hội truyền thống qua sóng truyền hình
Biểu đồ biểu thị sự đánh giá của công chúng về thời
lượng mà các nhà đài dành cho công tác tuyên truyền
Biểu đồ biểu thị mức độ hài lòng của công chúng về
các thông tin tuyên truyền cho các lễ hội truyền thống
của 3 đài TG,AG và TV
Biểu đồ biểu thị mức độ hài lòng của công chúng về
các thông tin tuyên truyền cho các lễ hội truyền thống
của 3 đài TG,AG và TV
Biểu đồ biểu thị nghề nghiệp của người tham gia
khảo sát
Biểu đồ biểu thị giới tính của người tham gia khảo sát
Biểu đồ biểu thị trình độ của người tham gia khảo sát
Biểu đồ biểu thị độ tuổi của người tham gia khảo sát
Biểu đồ biểu thị thời gian công chúng xem Tivi

56
56
58
58
59
60

61
61
62


63

64
65
66
67
68
90


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lễ hội là hoạt động văn hóa truyền thống không thể thiếu trong đời
sống tinh thần nhân dân ta, do đó cần phải biết trân trọng, giữ gìn và phát huy.
Công tác tuyên truyền cho các lễ hội truyền thống ở địa phương ngoài mục
đích giáo dục sự nhận thức của người dân về các giá trị văn hóa, giáo dục
truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” mà nó còn có ý nghĩa quan trọng trong
việc kêu gọi toàn dân thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đấu tranh chống
các biểu hiện tiêu cực trong xã hội, nhất là khắc phục các lệch chuẩn trong lễ
hội như khuynh hướng thương mại hóa, phô trương lãng phí trong tổ chức,
mê tín dị đoan … làm mất đi ý nghĩa của ngày lễ hội.
Nói tới lễ hội truyền thống là nói tới tín ngưỡng dân gian được con
người gởi gắm trong đó, người dân trong vùng, trong làng mở lễ hội để gởi
gắm khát vọng của mình vào những nhân vật mà họ tôn trọng, thành kính. Lễ
hội truyền thống còn được xem là một loại di sản văn hóa phi vật thể cần
được bảo tồn và phát huy. Mặc dù lễ hội tồn tại và phát triển phụ thuộc vào sự
phát triển của kinh tế - xã hội nhưng nhiều lễ hội truyền thống vẫn còn giữ
được cốt lõi đến ngày nay với hình thức rất đa dạng, phong phú và hấp dẫn.

Tín ngưỡng trong lễ hội truyền thống ở Tiền Giang nói chung và khu vực Tây
Nam Bộ nói riêng có thể nói là khá tiêu biểu cho tín ngưỡng ở vùng thuộc các
tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long. Đặc điểm nổi bật của lễ hội truyền thống ở
đây là sự hội tụ của nhân dân, đồng bào như ngày tết cổ truyền của dân tộc,
qua lễ hội nhân dân thể hiện tình cảm, đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, bộc
bạch những ước mong, những ý tưởng lành mạnh, tốt đẹp cho cuộc sống hiện
đại cũng như trong tương lai để xây dựng gia đình, quê hương giàu mạnh.
Ngày nay, trong công cuộc đổi mới toàn diện, đất nước đang trong quá
trình mở cửa hội nhập quốc tế, sự phát triển của kinh tế thị trường ít nhiều đã
có tác động trực tiếp đến những giá trị văn hóa truyền thống trong lễ hội nói


2
chung. Đặc biệt, trong những năm gần đây nhiều hiện tượng tiêu cực trong lễ
hội như: mê tín dị đoan, buôn thần bán thánh, thương mại hóa lễ hội, trộm
cắp, ép giá, chèo kéo du khách và nhiều biểu hiện tiêu cực khác, đôi lúc làm
mờ đi giá trị văn hóa của các lễ hội. Bản thân lễ hội là một hoạt động mang
tính linh thiêng, tâm linh, nhưng nếu để người dân có những hành vi chạy
theo xu hướng thương mại hóa, hay những biểu hiện phi văn hóa làm mất đi
nét đẹp văn hóa của lễ hội truyền thống là điều không thể chấp nhận được. Để
cho nền văn hóa ấy phát triển bền vững thì công tác tuyên truyền, giáo dục
người dân hiểu biết được, ý thức được giá trị văn hóa từ các lễ hội truyền
thống, tiến tới bảo tồn và phát huy các giá trị cao đẹp ấy là một việc làm rất
cần thiết hiện nay, trong đó các đài truyền hình địa phương khu vực Tây Nam
Bộ đóng một vai trò rất quan trọng.
Trên một phương diện khác, truyền hình với tư cách là một món ăn tinh
thần quan trọng trong đời sống thông tin của người dân, luôn luôn phải đặt ra
mục tiêu tiếp cận kịp thời và tuyên truyền hiệu quả các hoạt động, sinh hoạt
văn hóa tinh thần lớn của cộng đồng, trong đó có các sự kiện lễ hội truyền
thống. Có thể nói, các sự kiện lễ hội truyền thống chính là một trong những

nội dung truyền thông dễ thu hút được sự quan tâm theo dõi của cộng đồng,
nâng cao tính hấp dẫn của các chương trình truyền hình.
Khu vực Tây Nam Bộ có một số lễ hội tiêu biểu được tổ chức ở qui mô
lớn, có nhiều ảnh hưởng đến đời sống xã hội và có giá trị đặc biệt trong đời
sống tinh thần của người dân địa phương, cần được quan tâm thực hiện tuyên
truyền hiệu quả để phát huy các giá trị lịch sử và văn hóa một cách tích cực,
đồng thời qua đó giúp các đài truyền hình địa phương trở nên hấp dẫn hơn đối
với công chúng. Đó là các lễ hội như:
- Lễ hội miếu Bà Chúa Xứ ở núi Sam - hay còn gọi là Lễ vía Bà (An
Giang) từ 23 đến 27 tháng tư Âm lịch với số người dự có năm lên đến gần
một triệu người từ các tỉnh, thành cả nước đổ về.


3
- Lễ hội đua bò Bảy núi - Một lễ hội của đồng bào dân tộc Khmer, Nam
bộ. Mang đậm nét bản sắc văn hóa dân gian, diễn ra từ ngày 29-8 đến mùng
1-9 âm lịch hàng năm.
- Lễ hội đền Linh Sơn Thánh Mẫu ở núi Bà Đen (Tây Ninh) từ 10 đến 15
tháng giêng Âm lịch thường đông đến hai, ba vạn người, đặc biệt trong thời
gian gần đây có năm tăng gấp đôi so với thường lệ.
- Lễ hội Lăng Ông Bà Chiểu (nơi thờ Tả quân Lê Văn Duyệt) từ 30
tháng 7 đến mồng 3 tháng 8 Âm lịch.
- Lễ hội Kỳ Yên, lễ hội lớn nhất ở đình Vĩnh Bình, huyện Gò Công Tây,
tỉnh Tiền Giang từ ngày 14 đến 16 tháng chạp. Do quan niệm Thánh mẫu rất
thiêng nên lễ viếng Bà tại Miếu đưa linh vị thần đến miếu Bà, cúng tế Bà rất
long trọng. Dân làng mang lễ vật đến dâng, sau đó tổ chức các trò chơi dân
gian kéo dài suốt ban ngày, ngoài ra còn có múa lân, diễn tuồng hàng đêm.
- Lễ hội Nghinh Ông diễn ra từ ngày 9 đến ngày 10 tháng ba (âm lịch)
hàng năm tại lăng ông Nam Hải thuộc ấp Lăng xã Vàm Láng, huyện Gò Công
Ðông tỉnh Tiền Giang. Lễ hội có rước sắc Thần từ đình Kiểng Phước bằng xe

ngựa, lễ xô giàn thí, cúng thuỷ lục, cúng vong linh thiên vị, hát bội, hát thày,
làm lễ nghinh ông trên biển với hàng trăm tàu thuyền trang hoàng lộng lẫy.
- Lễ hội chiến thắng Ấp Bắc diễn ra vào ngày ngày 2-1 dương lịch hàng
năm tại di tích Ấp Bắc, xã Tân Phú, huyện Cai Lậy tỉnh Tiền Giang. Trận Ấp
Bắc là trận đánh lịch sử, bẻ gãy các chiến thuật trực thăng vận, thiết xa vận
của Mỹ vào ngày 2-01-1963. Các năm chẫn được tổ chức quy mô lớn, có các
lực lượng vũ trang và hàng vạn đồng bào tham gia.
- Lễ giỗ anh hùng dân tộc Trương Ðịnh diễn ra vào ngày 20 tháng 8
dương lịch hàng năm. Bình Tây Ðại nguyên soái Trương Ðịnh tuẫn tiết ngày
20-8-1864. Lễ giỗ được tổ chức tại đền thờ Trương Ðịnh tại thị xã Gò Công,
đình Gia Thuận thuộc huyện Gò Công Ðông, tỉnh Tiền Giang với qui mô lớn,
khách nhiều tỉnh hàng năm đều về dự lễ. Ở thị xã Gò Công có thêm lễ rước
linh và dâng hoa tại tượng đài anh hùng dân tộc Trương Ðịnh.


4
- Lễ hội Nghinh Ông ở Trà Vinh diễn ra vào các ngày 10,11,12/5 âm lịch
hàng năm tại làng biển Mỹ Long (huyện Cầu Ngang) là một trong những lễ
hội dân gian truyền thống tiêu biểu ở Trà Vinh.
- Lễ hội Ok Om Bok ở Trà Vinh được tiến hành trong các ngày mười bốn
và rằm tháng mười, theo Phật lịch và được xem là một trong ba lễ hội dân
gian truyền thống tiêu biểu, có qui mô cấp tỉnh thu hút đông đảo hơn khách
trẩy hội là cộng đồng các dân tộc anh em trong tỉnh, du khách đến từ các tỉnh
lân cận cùng một bộ phận ngày càng nhiều hơn Việt kiều, khách quốc tế đến
từ nhiều quốc gia trên thế giới.
- Lễ hội Hội Sen Đôlta cũng ở Trà Vinh diễn ra từ ngày 29 tháng 8 đến
mùng một tháng chín Âm lịch. Đây là lễ hội tưởng nhớ những người đã khuất
trong gia đình của người Khmer.
Với những lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài “Truyền hình khu vực
Tây Nam Bộ với công tác tuyên truyền cho lễ hội truyền thống ở địa

phương năm 2014” để nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Đã có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, các sách, các
bài viết đăng trên các báo, các tạp chí ở trung ương và địa phương liên quan
đến về vấn đề lễ hội, các nét đẹp, giá trị văn hóa từ các lễ hội truyền thống
này ở nhiều góc độ và phía cạnh khác nhau, trong đó có công trình tiêu biểu
như Lễ hội - một nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng của Hồ Hoàng
Hoa (Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1998). Tác giả đề cập đến tính mỹ học
dân tộc trong lễ hội Việt Nam, tập trung vào việc phân tích tính thẩm mỹ và
tính cộng đồng của lễ hội, chỉ ra những giá trị xã hội của lễ hội như các giá trị
hữu ích, giá trị cộng đồng và giá trị về nhân cách. Đây là kết quả của một tiến
trình nghiên cứu lâu dài kết hợp với những chuyến đi thực địa quan sát tại chỗ
nhiều lễ hội Việt Nam cũng như Nhật Bản dưới góc độ tìm hiểu chức năng và
đặc biệt là những biểu hiện đa dạng của cái đẹp trong lễ hội.


5
Lễ hội Việt Nam Của PGS. Lê Trung Vũ – PGS.TS Lê Hồng Lý đồng
chủ biên (Nxb Văn hòa thông tin, 2005). Công trình này, tác giả bỏ ra rất
nhiều thời gian và công sức để nghiên cứu trên 300 lễ hội trên cả nước và một
số nước lân cận. Trong cuốn sách này, người ta có thể thấy ngay nội dung
nông nghiệp chiếm một tỷ trọng lớn, bởi sức sống của nhân dân Việt Nam là
sức sống của người dân trồng lúa, lúa nước hay lúa nương. Sách còn mang
nội dung không kém phần quan trọng là lễ hội về đề tài lịch sử. Đó là lễ hội
tưởng niệm các anh hùng có công chống giặc ngoại xâm giành lại độc lập cho
dân tộc, Tổ quốc... Ngoài ra, lại có những lễ hội đặc biệt khác nói về sự bát
tử, hoặc tín ngưỡng phồn thực...
Văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ của GS TSKH. Trần Ngọc Thêm
(Nxb Văn hóa văn nghệ, 2014). Sách chia làm ba phần: Phần một là cơ sở lý
luận và thực tiễn; phần hai là các thành tố của văn hóa người Việt vùng Tây

Nam bộ và phần ba là hệ thống các đặc trưng tính cách văn hóa của người
Việt vùng Tây Nam bộ. Qua đó, ngoài lãnh vực vực địa lý, kinh tế... còn là
các vấn đề liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục - tập quán, văn hóa
giao tiếp và nghệ thuật ... giúp người đọc thấy được sự giao lưu, hòa nhập
giữa văn hóa Việt - Khmer - Hoa - Chăm...
Một số công trình khác cũng đã lý giải được góc nhìn văn hóa gắn với
các lễ hội với các chủ đề như: Các lễ hội truyền thống Việt Nam (2006) của
Đỗ Hạ, Quang Vinh; Đại từ điển tiếng Việt của Trung tâm Ngôn ngữ và Văn
hóa Việt Nam - Bộ Giáo dục và đào tạo (1998), do Nguyễn Như Ý chủ biên;
Lễ hội và du lịch văn hóa Việt Nam (2009) của Đoàn Huyền Trang; PGS.TS
Lê Như Hoa (chủ biên), Giáo trình lý luận văn hóa và đường lối văn hóa của
Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001; TS.
Nguyễn Viết Chức (chủ biên), Lễ hội dân gian ở Nam Bộ Nhà xuất bản Văn
hóa thông tin, 2003 của tác giả Huỳnh Quốc Thắng, Lễ hội truyền thống và
hiện đại (1984) của Thu Linh – Đặng Văn Lung...


6
Một số bài viết phân tích những giá trị văn hóa của lễ hội truyền thống
như: Quản lý lễ hội với tư cách là di sản (Bùi Hoài Sơn, Tạp chí văn hóa nghệ
thuật, số 318/2-2010); Lễ hội truyền thống và du lịch trong bối cảnh giao lưu
hội nhập (Nguyễn Đắc Thủy, Tạp chí cộng sản, số 57/9-2011); Chấn chỉnh sự
lệnh chuẩn trong hoạt động lễ hội (Việt Khương - Lê Quân, Báo nhân dân
ngày 15/03/2014);...
Ngoài ra, còn có một số đề tài khoa học, luận văn thạc sĩ đề cập đến
vấn đề văn hóa và các lễ hội truyền thống; đồng thời mô tả diễn biến của các
lễ hội truyền thống gắn với công tác xây dựng đời sống văn hóa tinh thần của
nhân dân: Nguyễn Thanh Trà: Tìm hiểu Lễ hội truyền thống và Lễ hội hiện
đại Việt Nam qua Báo chí, 2006; Nguyễn Thị Minh Ngọc: Ngôi đình ở Miền
tây Nam Bộ, 2011; Phan Đình Đức: Lễ cúng chẩn tế của Phật giáo ở Nam Bộ

từ góc nhìn văn hóa; 2010: Lê Thị Ninh: Tính ngưỡng thờ Thành Hoàng của
người Việt ở Miền Tây Nam Bộ; 2011: Ngô Thị Thanh : Tìm hiểu ý thức về
bản sắc văn hóa Việt Nam trong lịch sử giai đoạn nữa sau thế kỷ XIX đầu thế
kỷ XX: 2009: hay công trình nghiên cứu của tác giả Hồ Thị Đào nghiên cứu
về lễ hội truyền thống nhằm phát triển du lịch lễ hội ở An Giang: 2014 ….
Tuy nhiên, cho đến nay ở Tiền Giang nói chung và khu vực Tây Nam Bộ nói
riêng chưa có công trình nào nghiên cứu về cơ sở lý luận, thực trạng hoạt
động tuyên truyền và vai trò của đài truyền hình trong công tác tuyên truyền
cho các lễ hội truyền thống ở địa phương.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động
tuyên truyền cho các lễ hội truyền thống ở địa phương qua sóng truyền hình,
luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên
truyền cho các lễ hội truyền thống ở tỉnh Tiền Giang hiện nay nói riêng và các
tỉnh khu vực Tây Nam bộ nói chung.


7
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong công tác tuyên
truyền cho các lễ hội truyền thống trên sóng truyền hình các tỉnh miền Tây
Nam Bộ qua thực tế khảo sát ở ba tỉnh Tiền Giang, An Giang và tỉnh Trà
Vinh hiện nay.
Khảo sát thực trạng công tác tuyên truyền cho các lễ hội truyền thống
trên sóng truyền hình của ba đài PTTH thuộc khu vực Tây Nam Bộ đó là Đài
Phát thanh - Truyền hình Tiền Giang, Đài Phát thanh - Truyền hình An Giang
và Đài Phát thanh - Truyền hình Trà Vinh.
Đánh giá kết quả tuyên truyền cho các lễ hội truyền thống địa phương
trên sóng truyền hình Đài Phát thanh - Truyền hình Tiền Giang, Đài Phát

thanh - Truyền hình An Giang và Đài Phát thanh - Truyền hình Trà Vinh
trong năm 2014.
Đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền cho
các lễ hội truyền thống ở các địa phương khu vực Tây Nam Bộ trong những
năm tiếp theo.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác tuyên truyền cho các lễ
hội truyền thống trên sóng truyền hình ở khu vực miền Tây Nam Bộ, được
phản ánh qua thực tế của Đài Phát thanh - Truyền hình Tiền Giang, Đài Phát
thanh - Truyền hình An Giang và Đài Phát thanh - Truyền hình Trà Vinh
trong năm 2014.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu công tác tuyên truyền trước trong và sau các lễ hội
truyền thống ở địa phương của Đài Phát thanh - Truyền hình Tiền Giang, Đài
Phát thanh - Truyền hình An Giang và Đài Phát thanh - Truyền hình Trà Vinh
thông qua một số lễ hội truyền thống như Lễ hội Nghinh Ông, Lễ hội Kỳ Yên,


8
Lễ hội Chiến thắng Ắp Bắc, Lễ hội Bà Chúa Xứ, Lễ hội đua bò Bảy Núi, Lễ
hội nghinh Ông ở trành vinh, Lễ hội Ok Om Bok cũng ở Trà Vinh …, trong
năm 2014.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Khi thực hiện luận văn, tác giả dựa trên những lý luận chung mang tính
hệ thống về các giá trị văn hóa của các lễ hội truyền thống, công tác tuyên
truyền, giữ gìn và bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc của Việt Nam, công tác tổ
chức tuyên truyền cho các lễ hội truyền thống ở địa phương khu vực Tây Nam
Bộ trong thời gian qua, … Từ đó, luận văn vận dụng vào việc khảo sát, phân

tích đánh giá vai trò của các Đài Phát thanh - Truyền hình khu vực Tây Nam
Bộ mà cụ thể là Đài phát thanh - truyền hình Tiền Giang, Đài Phát thanh Truyền hình An Giang và Đài Phát thanh - Truyền hình Trà Vinh trong việc
tuyên truyền cho các lễ hội truyền thống ở địa phương.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, tác giả đã thực hiện
những phương pháp nghiên cứu chính sau đây:
- Khảo sát hoạt động thực tế: khảo sát công tác tổ chức tuyên truyền
cho các lễ hội truyền thống ở địa phương của Đài Phát thanh - Truyền hình
Tiền Giang, Đài Phát thanh - Truyền hình An Giang và Đài Phát thanh Truyền hình Trà Vinh trong các năm từ năm 2010 đến nay, đặc biệt là năm
2014 để rút ra những ưu điểm và hạn chế trong quá trình hoạt động tuyên
truyền cho các lễ hội truyền thống của từng Đài trong thời gian qua.
- Phỏng vấn sâu: phỏng vấn những người làm công tác văn hóa để có ý
kiến đánh giá về những ưu điểm, hạn chế cũng như vai trò của Đài Phát thanh
- Truyền hình Tiền Giang, Đài Phát thanh - Truyền hình An Giang và Đài
Phát thanh - Truyền hình Trà Vinh trong công tác tổ chức tuyên truyền cho
các lễ hội truyền thống ở địa phương trong thời gian qua.


9
- Điều tra xã hội học bằng bảng hỏi: thu thập ý kiến của người dân địa
phương về nhu cầu tiếp nhận thông tin liên quan đến việc tổ chức và tuyên
truyền cho các lễ hội truyền thống. Lấy ý kiến của nhà tổ cức các lễ hội mà cụ
thể là ban tổ chức các ngày lễ lớn của các tỉnh và cán bộ công nhân viên chức
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tiền Giang, An Giang và Trà Vinh cũng
như khảo sát ý kiến của chính những người làm chuyên đề Văn hóa - văn
nghệ của Đài Phát thanh - Truyền hình Tiền Giang, Đài Phát thanh - Truyền
hình An Giang và Đài Phát thanh - Truyền hình Trà Vinh.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm rõ thêm những vấn đề
lý luận về lễ hội truyền thống và vai trò của các đài phát thanh - truyền hình

trong công tác tuyên truyền cho các lễ hội truyền thống ở địa phương. Trên cơ
sở phân tích, đánh giá khách quan về thực trạng những vấn đề nghiên cứu
(mặt được và chưa được), tác giả đề ra một số giải pháp mang tính cơ bản, có
tính khả thi để góp phần nâng cao hơn hiệu quả công tác tuyên truyền trước
trong và sau các lễ hội truyền thống ở tỉnh Tiền Giang, An Giang và Trà Vinh
qua sóng truyền hình.
Luận văn góp phần cung cấp cơ sở lý luận cho các cấp lãnh đạo địa
phương, các cán bộ làm công tác tuyên truyền về lĩnh vực văn hóa văn nghệ ở
các phát thanh - truyền hình cũng như người làm công tác văn hóa trên địa
bàn tỉnh, về công tác tuyên truyền cho các lễ hội truyền thống. Ngoài ra luận
văn còn là nguồn tư liệu quý giá cho các bạn sinh viên ngành Báo chí học
quan tâm đến lĩnh vực mà đề tài nghiên cứu.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,
phần nội dung chính gồm 3 chương:


10
Chương 1: Trình bày các vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn có liên quan
đến vấn đề truyền hình các sự kiện văn hóa, trong đó có các sự kiện lễ hội,
làm cơ sở để thực hiện khảo sát và đề xuất giải pháp thực tế cho vấn đề.
Chương 2: Trình bày thực trạng của công tác tuyên truyền cho các lễ
hội truyền thống địa phương trên sóng phát thanh truyền hình các tỉnh miền
Tây Nam Bộ phản ánh qua thực tế của ba đơn vị: Đài PTTH Tiền Gian, Đài
PTTH An Giang, Đài PTTH Trà Vinh.
Chương 3: được sử dụng để trình bày các đề xuất giải pháp nâng cao
hiệu quả tuyên truyền cho các lễ hội truyền thống trên sóng truyền hình ở
miền Tây Nam Bộ.



11
Chương 1
TRUYỀN HÌNH CÁC SỰ KIỆN VĂN HÓA
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Sự kiện, sự kiện văn hóa và lễ hội truyền thống
Sự kiện : Sự kiện là một từ quen thuộc dùng để chỉ một sự việc nào đó
diễn ra mà có tầm quan trọng, đáng chú ý. Đó có thể là một sự việc diễn ra
trong hoặc ngoài chủ ý của con người. Tuy nhiên, người làm truyền thông
định nghĩa sự kiện cụ thể hơn. Dưới góc nhìn truyền thông, sự kiện là một
hoạt động có ý nghĩa, có sự tụ tập đông người, được tổ chức nhằm gây ảnh
hưởng và tác động lớn đến nhận thức, tình cảm của một nhóm công chúng
mục tiêu nào đó.
Nếu một sự kiện diễn ra có sự tham gia của đám đông công chúng
mang tính xã hội rộng rãi thì đó sẽ là một sự kiện cộng đồng. Có những sự
kiện cộng đồng được cả nước quan tâm, ví dụ: sự kiện kỷ niệm Một nghìn
năm Thăng - Hà Nội, lễ hội Giỗ tổ Hùng vương, kỷ niệm 300 năm Thành phố
Hồ chí Minh, 350 năm Mỹ Tho đại phố, Festival biển Nha Trang, Festival
hoa Đà lạt, Lễ Hội Cà phê Ban Mê Thuột… và những sự kiện tổ chức các
cuộc thi sắc đẹp như: Hoa hậu Việt Nam, Hoa hậu Hoàn Vũ, Hoa hậu Quý bà
đẹp và thành đạt…
Việc tổ chức sự kiện được phân cấp từ trung ương cho đến địa phương,
tùy theo mục đích, ý nghĩa, quy mô tổ chức. Có những sự kiện thuộc phạm vi
tỉnh, thành, vùng miền tổ chức và cũng có những sự kiện thuộc phạm vi
huyện, xã tổ chức.
Sự kiện văn hóa : Sự kiện văn hóa có thể được hiểu đơn giản là sự
kiện được tổ chức với các nội dung hoạt động văn hóa, mang tính cộng đồng,
phản ánh các tập quán và truyền thống về lịch sử, có tác động trực tiếp đến
tâm tư tình cảm và tư tưởng của cộng đồng dân cư, thu hút được nhiều người



12
tham gia, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống
mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện.
Các sự kiện thường đòi hỏi một mức độ rất cao của các hoạt động
truyền thông để thu hút sự tham gia hoặc tạo ra những tác động đến công chúng.
Đặc biệt, truyền hình trực tiếp về sự kiện luôn là mong muốn quan trọng của các
nhà tổ chức sự kiện cũng như của công chúng quan tâm đến sự kiện.
Lễ hội : Lễ hội là một hình thức sự kiện văn hóa, và tùy theo nguồn gốc
của nó mà lễ hội được phân biệt thành lễ hội truyền thống và lễ hội hiện
đại. Lễ hội truyền thống có nguồn gốc từ các sinh hoạt dân gian, sinh hoạt
phing tục tập quán của cộng đồng, được lữu giữ và duy trì trong cộng đồng
qua nhiều thế hệ. Trong khi đó, lễ hội hiện đại thường mới được du nhập từ
các nền văn hóa bên ngoài hoặc mới được thiết kế gần đây.
Tác giả Hoàng Hoa trong cuốn "Lễ hội một nét đẹp trong sinh hoạt văn
hóa cộng đồng" quan niệm: "Lễ hội là hai phạm trù hợp nhất thành một sinh
hoạt văn hóa cộng đồng hoàn chỉnh", trong đó lễ "là nghi thức, là mở đầu cho
hội làng" và hội "là những hoạt động, những trò diễn thường có tính lễ nghi
theo một kịch bản mang tính ổn định với sự tham gia của một khối đông
người mang tính cộng đồng cao" [15, tr.89].
Nghiên cứu về "Những tương đồng giữa các lễ hội cổ truyền Đông
Nam Á", tác giả Trần Bình Minh đã đưa ra định nghĩa: "Lễ hội là một hình
thức sinh hoạt tổng hợp bao gồm các mặt tinh thần và vật chất, tôn giáo tín
ngưỡng và văn hóa nghệ thuật, linh thiêng và đời thường… là một sinh hoạt
có sức hút một số lượng lớn những hiện tượng của đời sống xã hội".
Theo Từ điển bách khoa Việt Nam thì "Lễ hội là hệ thống các hành vi,
động tác nhằm biểu hiện lòng tôn kính của con người đối với thần linh, phản
ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ
chưa có khả năng thực hiện. Hội là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật của
cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống, từ sự tồn tại và phát triển của



13
cộng đồng, sự bình yên của từng cá nhân, hạnh phúc cho từng gia đình, sự
vựng mạnh cho từng dòng họ, sự sinh soi nẩy nở của gia súc, sự bội thu của
mùa màng, mà từ bao đời nay quy tụ niềm mơ ước chung vào bốn chữ “Nhân
khang, vật thịnh”. Lễ hội là hoạt động của một tập thể người liên quan đến tín
ngưỡng và tôn giáo. Do nhận thức, người xưa rất tin vào trời đất, sông núi. Vì
thế, ở các làng xã thường có miếu thờ sơn thần, thủy thần, thổ thần… Lễ hội cổ
truyền đã phản ánh hiện tượng đó. Tôn giáo có ảnh hưởng đáng kể đến lễ hội.
Tôn giáo thông qua lễ hội làm phương tiện để phô trương thanh thế, ngược lại lễ
hội thông qua tôn giáo để thần linh hóa những gì trần tục" [46, tr. 674].
Người Việt Nam từ nhiều đời nay có truyền thống “Uống nước nhớ
nguồn” cho rằng: Lễ hội là sự kiện thể hiện truyền thống quý báu của cộng
đồng, tôn vinh những hình tượng thiêng liêng, được định danh là những vị
“thần”, những người có thật trong lịch sử dân tộc hay huyền thoại. Hình
tượng các vị thần linh đã hội tụ những phẩm chất cao đẹp của con người. Đó
là những anh hùng chống giặc ngoại xâm; những người khai phá vùng đất
mới, tạo dựng nghề nghiệp; những người chống chọi với thiên tai, trừ ác thú;
những người chữa bệnh cứu người; những nhân vật truyền thuyết đã chi phối
cuộc sống nơi trần gian, giúp con người hướng thiện, giữ gìn cuộc sống hạnh
phúc... Lễ hội là sự kiện tưởng nhớ, tỏ lòng tri ân công đức của các vị thần đối
với cộng đồng, dân tộc. Lễ hội là dịp con người được trở về nguồn, nguồn cội
tự nhiên hay nguồn cội của dân tộc đều có ý nghĩa thiêng liêng trong tâm trí
mỗi người. Lễ hội thể hiện sức mạnh cộng đồng làng xã, địa phương hay rộng
hơn là quốc gia dân tộc. Họ thờ chung vị thần, có chung mục tiêu đoàn kết để
vượt qua gian khó, giành cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Lễ hội cũng là nhu cầu
sáng tạo và hưởng thụ những giá trị văn hoá vật chất và tinh thần của mọi
tầng lớp dân cư; là hình thức giáo dục, chuyển giao cho các thế hệ sau biết giữ
gìn, kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống quý báu của dân
tộc theo cách riêng, kết hợp giữa yếu tố tâm linh và các trò chơi đua tài, giải



14
trí..., Lễ hội là dịp để con người được giải toả, dãi bày phiền muộn, lo âu với
thần linh, mong được thần giúp đỡ, chở che vượt qua những thử thách đến với
ngày mai tươi sáng hơn.
Như vậy, dù tiếp cận theo cách nào thì lễ hội cũng luôn luôn bao gồm
hai phần chính là lễ và hội. Lễ thể hiện mặt tinh thần, tôn giáo, tín ngưỡng,
thể hiện tính linh thiêng. Hội thể hiện mặt vật chất, văn hóa nghệ thuật, đời
thường. Lễ và hội gắn bó chặt chẽ với nhau tạo thành một hoạt động mang
tính tập thể, cộng đồng cao. Lễ thì bao gồm các nghi thức tế lễ theo một kịch
bản nhất định còn hội thì bao gồm các hoạt động vui chơi giải trí và lễ hội
thường được tổ chức nhân kỷ niệm một sự kiện xã hội quan trọng liên quan
đến cả cộng đồng.
- Phần lễ: Là hệ thống các hành vi, động tác nhằm biểu hiện lòng tôn
kính của con người đối với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của
con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện. Lễ là
phần thể hiện sự kính trọng của người dân đối với thế giới thần linh, những
người có "uy lực", có "sức mạnh", mang màu sắc linh thiêng và thần bí. Phần
này bao gồm hai nghi thức chính là tế lễ và rước.
- Phần hội: Là những sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật của cộng
đồng xuất phát từ nhu cầu cuộc sống, từ sự tồn tại và phát triển của cộng
đồng, sự bình yên cho từng cá nhân, hạnh phúc của từng gia đình. Sự vững
mạnh cho những dòng họ, sự sinh sôi nảy nở của gia súc, sự bội thu của mùa
màng mà tự bao đời nay qui tụ niềm mơ ước chung vào bốn chữ "nhân khang,
vật thịnh".
Tóm lại, tất cả các lễ hội đều mang những nét bản chất chung là tính chất
linh thiêng của toàn bộ lễ hội, sự sùng bái các nhân vật lịch sử - văn hóa, suy
tôn những biểu tượng được phụng thờ, là nhu cầu trở về cội nguồn tự nhiên xa
xưa để khẳng định nguồn gốc cộng đồng và bản sắc văn hóa, là sự giải thiêng

trong tâm thức, tâm lý và sinh hoạt cộng đồng (vui chơi, giải trí, ăn uống).


15
Những bản chất này được biểu hiện ở tất cả các hiện tượng thuộc về lễ hội, từ
những chi tiết nhỏ nhất đến những chi tiết lớn. Mỗi lễ hội đều chứa đựng
những giá trị văn hóa tiêu biểu như: tính cộng đồng và sự cố kết cộng đồng,
tính chất tự quản, tinh thần dân chủ, nội dung của nhân bản. Trong đó, hai yếu
tố lễ (mặt thứ nhất - tinh thần, tôn giáo, tính ngưỡng, linh thiên) và hội (mặt
thứ hai - vật chất, văn hóa nghệ thuật, đời thường) giữa chúng phải được gắn
bó chặt chẽ, hòa huyện với nhau không thể bỏ đi một yếu tố nào mà không
làm mất đi bản thân nó.
Lễ hội truyền thống là loại hình sinh hoạt văn hoá, sản phẩm tinh thần
của người dân được hình thành và phát triển trong quá trình lịch sử. Gắn liền
với dòng chảy của lịch sử, Lễ hội truyền thống là một bảo tàng phong phú về
đời sống văn hóa - tinh thần của dân tộc. Sức lan tỏa, tác động của nó diễn ra
liên tục và mạnh mẽ đến tâm hồn, tư tưởng, tình cảm, đạo đức, cốt cách của
bao thế hệ con người. Đồng thời nó cũng phản ánh quá trình lao động và
chiến đấu đầy khí phách của nhân dân cùng những biến cố xã hội quan trọng.
Lễ hội truyền thống trong nhiều thập kỷ qua có những biến đổi lớn.
Trong những năm chiến tranh, hầu hết các địa phương đều không tổ chức
được lễ hội. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước,
do nhiều lẽ, cùng với nhận thức còn đơn giản của nhiều người đã đánh đồng
các dạng thức tín ngưỡng dân gian truyền thống với hủ tục mê tín đã dẫn đến
các biện pháp mạnh mẽ và cấm đoán các hoạt động lễ hội ở các đình, đền,
miếu, có nơi xem lễ hội ở đình miếu làng xã là di sản của phong kiến lạc hậu.
Từ đó các di tích văn hóa - lịch sử như đình, miếu, đàn, từ ... phải chịu
"hương tàn khói lạnh" có một thời gian khá dài cơ sở vật chất bị hủy hoại,
nhưng lễ hội vẫn sống trong tâm thức của mọi người.
Ở góc độ lịch sử văn hóa thì các hoạt động lễ hội truyền thống tín

ngưỡng dân gian là những biểu hiện “Tâm thức truyền thống" của văn hóa
dân tộc, khu biệt với các dạng tâm thức có được từ các trào lưu văn hóa - tôn


16
giáo ngoại nhập. Bên cạnh đó, các yếu tố kiến trúc, mỹ thuật, hình thức diễn
xướng, nghi lễ... nói chung là những yếu tố cấu thành lễ hội dân gian - truyền
thống, là cái nền cơ bản tạo nên tính dân tộc xét trên diện rộng, đồng thời tạo
nên bản sắc văn hóa xét ở góc độ địa phương, việc kế thừa và phát huy bản
sắc văn hóa dân tộc trong đó có lễ hội truyền thống đang là vấn đề được nhiều
người quan tâm. Tuy nhiên, trong công cuộc hiện đại hóa đất nước, vấn đề tổ
chức lễ hội văn hóa truyền thống, có những nghi tiết đã không còn phù hợp;
đồng thời cũng đã xuất hiện những hiện tượng lệch chuẩn về hình thức và ý
nghĩa nội dung khiến cho việc bảo tồn bản sắc văn hóa thông qua hoạt động lễ
hội gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, những năm gần đây đã nảy sinh hiện
tượng "đánh đồng" giữa tín ngưỡng và mê tín tạo nên tình trạng không phân
biệt rạch ròi giữa các nghi thức hành lễ mang tính văn hóa của các tập tục tín
ngưỡng, hoặc lợi dụng danh nghĩa bảo vệ văn hóa dân tộc làm dịch vụ “buôn
thần bán thánh”, làm phức tạp thêm đời sống văn hóa và môi trường xã hội.
Một hiện tượng phát sinh khác là việc trùng tu, tôn tạo các cơ sở hoạt
động lễ hội, bao gồm: Đình, miếu, đàn, từ... đã hủy hoại khá nhiều các công
trình kiến trúc điêu khắc có giá trị mỹ thuật mà đáng lẽ phải bảo tồn nguyên
trạng hay gia cố có ý thức hơn, để lưu giữ di sản văn hóa vật chất cho các thế
hệ sau. Đặc điểm quan trọng là đại bộ phận quần chúng ở nông thôn gắn liền
đời sống tâm linh của họ vào các cơ sở tín ngưỡng dân gian (phân biệt với tín
ngưỡng đạo giáo) và các tổ chức lễ hội. Thông qua các hoạt động này nhằm
thể hiện tinh thần đoàn kết xóm làng, giáo dục đạo đức cho các thế hệ con
cháu biết "uống nước nhớ nguồn". Bên cạnh đó, những nghi tiết trong lễ hội
truyền thống đóng vai trò bảo lưu bản sắc văn hóa dân tộc của cộng đồng dân
cư; quan trọng hơn nó góp phần làm phong phú thêm các sinh hoạt văn hóa ở

cơ sở, hạn chế các trào lưu văn hóa ngoại nhập mà trong đó chứa đựng nhiều
thành tố không phù hợp và cả những sản phẩm phản văn hóa. Do vậy nghiên


17
cứu lễ hội truyền thống nhằm tạo cơ sở khoa học giúp cho việc định hướng
công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa ở địa phương.
Với các quan điểm cơ bản của các nhà nghiên cứu cùng với các hoạt
động thực tiễn trong đời sống xã hội, có thể hiểu lễ hội truyền thống như sau:
Lễ hội truyền thống là một sinh hoạt tổng hợp bao gồm các mặt: tinh thần và
vật chất, tôn giáo tín ngưỡng và văn hóa nghệ thuật, linh thiêng và đời
thường. Đó là một sinh hoạt có quy mô lớn về tầm vóc, có sức cuốn hút một
số lượng lớn các tầng lớp nhân dân, những hoạt động của đời sống xã hội; lễ
hội truyền thống chứa đựng trong nó nhiều vấn đề về lịch sử, khoa học, văn
hóa và nghệ thuật.
Xét theo cấp độ tổ chức và qui mô xã hội, có 3 loại lễ hội truyền thống:
- Lễ hội gia đình: Những lễ tiết (có thể kết hợp yếu tố hội) gắn với các
mốc chuyển đoạn đời người và qui mô diễn ra chủ yếu trong gia đình như
sinh nhật, đám cưới, tang, giỗ, … hoặc các sinh hoạt khác liên quan đến
phong tục tập quán, tôn giáo tính ngưỡng của cộng đồng gia đình.
- Lễ hội làng và vùng: Những lễ hội đã được thiết chế hóa về cơ sở vật
chất, đội ngũ phục vụ tổ chức, quản lý và các hoạt động chuyên môn mang
nét đặc thù và tương đối nề nếp ổn định. Các lễ hội này thường gắn với các cơ
sở tính ngưỡng, tôn giáo như đình, miếu, lăng, đền, … và chi phối mạnh mẽ
một cộng đồng người rộng lớn (ít nhất là một làng - xã).
- Lễ hội quốc gia, dân tộc: Những lễ hội chi phối và ảnh hưởng sâu rộng
tới mọi thành viên trong cộng đồng dân tộc, quốc gia như: Lễ hội thờ Quốc
Tổ (Hùng Vương); Lễ hội thờ Quốc Mẫu (Pô Inư Nagar của người chăm), các
ngày Lễ, Tết (lễ hội theo tiết mùa) của các dân tộc, …
Căn cứ vào đặc điểm, nội dung và đối tượng cử lễ, có 5 loại lễ hội:

- Lễ hội gắn với các nghi lễ nông nghiệp cổ truyền: Lễ hội tái hiện lại
những lễ nghi liên quan tới chu trình sản xuất nông nghiệp hoặc biểu dương,
rước thờ các sản phẩm của sản xuất nông nghiệp như: lễ hội trình nghề, lễ hội
mừng cơm mới sau vụ mùa…


18
- Lễ hội tưởng niệm các nhân vật lịch sử dân tộc: Lễ hội phản ánh cuộc
đấu tranh giữ nước, giữ làng gồm những lễ hội thờ các vị thần là các vị tướng
lĩnh, các vị anh hùng dân tộc, diễn tả lại những sự kiện lịch sử, các trận đánh
như: hội Gióng, hội Giá…, các lễ hội có các trò diễn thờ các vị thần là người
có công bảo vệ làng xã, chống giặc, chống thú dữ…
- Lễ hội nhằm sinh hoạt văn nghệ, giải trí, thi tài: Lễ hội có phần hội là
các cuộc thi hát các làn điệu dân ca, các cuộc thi thể hiện các trò chơi dân
gian như đua thuyền, múa lân, kéo co, nhảy bao bố ... (Lễ hội có các trò diễn
đáp ứng hay phản ánh đời sống văn hóa tinh thần, phong tục, tín ngưỡng, tôn
giáo của người dân).
- Lễ hội gắn với tín ngưỡng phồn thực và giao duyên: Lễ hội phồn thực
giao duyên là lễ hội gắn với quan niệm tín ngưỡng phồn thực cầu mong sự sinh
sôi nảy nở cho con người, cây trồng, vật nuôi. Trong hội người ta rước, thờ,
cướp các hình mẫu sinh thức khí như hội cướp kén, hội cướp bông, hội chen…
- Lễ hội tôn vinh truyền thống nghề nghiệp: Lễ hội phản ánh cuộc sống
lao động sản xuất của nhân dân gồm: các lễ hội về săn bắt, đánh cá, khai thác
lâm thủy, hải sản, các lễ hội về những sinh hoạt nông nghiệp hoặc liên quan
đến sản xuất nông nghiệp như: cầu ngư, chăn nuôi, trồng lúa, các nghề thủ
công của nhân dân…
Có thể nói các hình thức lễ hội là hết sức phong phú và đa dạng bởi nó
được sinh ra để phản ánh các mặt của đời sống cũng như các nhu cầu, nguyện
vọng của con người ở mỗi thời kỳ. Lễ hội truyền thống là một bộ phận trong
đời sống tinh thần của xã hội, là cơ sở rất quan trọng để giữ gìn và phát huy

những bản sắc văn hóa của dân tộc. Mỗi lễ hội truyền thống ở nước ta xưa
nay đều có ngồn gốc, đặc điểm, vị trí, chức năng riêng trong đời sống văn hóa
tinh thần của nhân dân nhưng nói chung đều tồn tại như là một bảo tàng văn
hóa. Vì vậy, việc nghiên cứu các lễ hội truyền thống có nhiều ý nghĩa, trong
đó có thể nhấn mạnh: “Nếu biết cách lần lượt bóc tách các tầng lớp văn hóa


×