Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Tổng Quan Về Công Ty Cổ Phần Quốc Tế Sao Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.32 KB, 22 trang )

MỤC LỤC
mở đầu


Lời mở đầu
Sau một thời gian thực tập tại công ty cổ phần quốc tế Sao Việt, được sự
giúp đỡ của ban lãnh đạo công ty, các phòng ban, các cô chú anh chị trong
công ty và được sự giúp đỡ của các thầy cô trong khoa Marketing trường Đại
học Kinh Tế Quốc Dân, đặc biệt là sự chỉ bảo nhiệt tình, tận tâm của tiến sĩ
Nguyễn Hữu Lai. Tôi đã có được những kinh nghiệm thực tế rất quý báu và
thu thập được những thông tin cơ bản về doanh nghiệp trên và được trình bày
trong bản báo cáo tổng hợp này.
Bản báo cáo thực tập tổng hợp này gồm có bốn phần
Phần I: Giới thiệu tổng quan về công ty cổ phần quốc tế Sao Việt
Phần II: Năng lực sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần quốc tế
Sao Việt
Phần III: Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần quốc tế Sao Việt từ
năm 2006 đến năm 2008
Phần IV: Phân tích và đánh giá tình hình hoạt động Marketing của
công ty cổ phần quốc tế Sao Việt.

Hà nội ngày 25 tháng 02 năm 2009


I.

Tổng quan về công ty

1. Lịch sử ra đời và phát triển

Công ty cổ phần quốc tế Sao Việt, tiền thân là công ty TNHH quốc tế


Sao Việt được thành lập ngày 20/10/2004 theo Giấy chứng nhận đăng kí kinh
doanh số 0102015447 do Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp.
Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty là mua bán kim loại màu,
thép không gỉ và các sản phẩm từ thép. Quá trình phát triển đòi hỏi sự mở
rộng quy mô, do vậy công ty đã đổi sang hoat động theo cơ chế cổ phần.
Ngày 02/06/2008 Công ty TNHH quốc tế Sao Việt chính thức đổi tên thành
Công ty Cổ phần quốc tế Sao Việt theo giây chứng nhận đăng kí kinh doanh
số 0103024999 do Sở Kế hoạch Đầu tu Hà Nội cấp với tổng số vốn điều lệ 10
tỷ đồng.
2. Loại hình doanh nghiệp

Doanh nghiệp hiện đang hoạt động theo cơ chế công ty cổ phần. Là một
doanh nghiệp thương mại, công ty chủ yếu nhập hàng theo đơn đặt hàng về
rồi chuyển giao cho bên mua. Hàng hóa mà công ty cung cấp chủ yếu là các
loại thép không gỉ, kim loại màu, cụ thể là INOX.
3. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp

Công ty cổ phần quốc tế Sao Việt hoạt động theo mô hình công ty cổ
phần. Công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại, do vậy cơ cấu bộ máy tổ
chức của công ty được tổ chức gọn nhẹ, tập trung chủ yếu vào mảng kinh
doanh. Hiện nay, trong cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty gồm các phòng
ban: Phòng kế toán, Phòng kinh doanh, Phòng xuất nhập khẩu. Ngoài văn
phòng trụ sở chính của công ty ở 731 đường Giải Phóng, công ty còn một kho
chứa hàng ở Ngọc Hồi, một văn phòng đại diện tại số 53, đường B4, khu công
nghiệp Tân Bình, phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, TP.Hồ Chí Minh, văn
phòng đại diện sẽ giúp công ty mở rộng bạn hàng đầu ra ở khu vực phía nam.
1


Mô hình tổ chức của công ty cổ phần quốc tế Sao Việt

Gám đốc

Các phó Giám Đốc

P. Xuất nhập khẩu

P. Kinh doanh

P.Kế toán

VPĐD tại TP.HCM

Mô tả phương thức quản trị doanh nghiệp trong nội bộ về chiến lược
kinh doanh: Giám đốc là người quản lý chung, dưới cps các phó giám đốc phụ
trach kinh doanh, các phòng ban được tổ chức theo cơ cấu trục ngang, tương
trợ nhau trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty.
3.1. Phòng kinh doanh trong công ty thực hiện các công việc


Tìm kiếm khách hàng mới, kí kết các hợp đồng thương mại, tiếp nhận

các đơn đặt hàng.


Quản lý các công việc kinh doanh của công ty, phối hợp với các phòng

ban chức năng khác để đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng và
để thực hiện mục tiêu chung của công ty.



Đề xuất các ý tưởng kinh doanh lên ban lãnh đạo của công ty, giám sát,

kiểm tra tiến độ bàn giao, lắp đặt sản phẩm cho đối tác.
2


3.2. Phòng kế toán
Là bộ phận không thể thiếu được trong bất kỳ một doanh nghiệp nào.
Phòng


kế toán thực hiện những công việc
Hạch toán chi phí, doanh thu hàng tháng, hàng quý, hàng năm cũng như

sự biến động của doanh thu, chi phí.


Theo dõi sự biến động của tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp. Lập

báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh hàng tháng.



Hạch toán tiền lương, các loại bảo hiểm.
Giải quyết các vấn đề về thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh

nghiệp, các hóa đơn chứng từ…
3.3. Phòng xuất nhập khẩu: thực hiện các công việc sau



Tìm hiểu thị trường trong và ngoài nước để xây dựng kế hoạch và tổ

chức thực hiện phương án kinh doanh xuất - nhập khẩu, dịch vụ uỷ thác và
các kế hoạch khác có liên quan của công ty.


Tham mưu cho Giám đốc trong quan hệ đối ngoại, chính sách xuất -

nhập khẩu, pháp luật của Việt Nam và quốc tế về hoạt động kinh doanh này.
Giúp Giám đốc chuẩn bị các thủ tục hợp đồng, thanh toán quốc tế và các hoạt
động ngoại thương khác.


Thực hiện các hợp đồng kinh doanh xuất nhập khẩu và khi được uỷ

quyền được phép ký kết các hợp đồng thuộc lĩnh vực này.


Giúp Giám đốc các cuộc tiếp khách, đàm phán, giao dịch, ký kết hợp

đồng với khách hàng nước ngoài.
3.4. Văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh
Văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh thực hiện chức năng như
trụ sở chính của công ty. Văn phòng đại diện phụ trách khu vực phía Nam và
Tây Nguyên.
3


4. Lĩnh vực kinh doanh của công ty


Lĩnh vực kinh doanh của công ty là kinh doanh thương mại về các sản
phẩm thép không gỉ. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty là mua bán
kim loại màu, thép không gỉ và các sản phẩm từ thép.
Danh mục sản phẩm mà công ty đang cung ứng


Tấm cuộn cán nóng



Tấm cuộn cán nguội



Ống công nghiệp hàn



Ống công nghiệp đúc



Cây đặc



Các phụ kiện đường ống như: cút hàn 90 độ, cút hàn 45 độ, côn thu

đồng tâm, côn thu lệch tâm, van, tê hàn…


Một số hình ảnh về sản phẩm INOX công nghiệp
ỐNG INOX CÔNG NGHIỆP

Ống hàn INOX (thép không gỉ) công nghiệp đường kính từ 12mm đến
329mm
• Ống hàn INOX đường kính từ 16mm đến 108 mm, dày từ 1mm đến


4


3mm
• Ống INOX Vuông

Với đặc tính chống ăn mòn, chịu được nhiệt độ cao, đảm bảo vệ sinh, bề
ngoài sáng đẹp, có khả năng chịu lực, dễ gia công, thời gian sử dụng cao và
có thể tái chế, thép không gỉ đang được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng
ngày và trong rất nhiều ngành công nghiệp khác nhau.
5. Thị trường của công ty

Công ty cổ phần quốc tế Sao Việt cung cấp sản phẩm cho tất cả các
khách hàng trên phạm vi toàn quốc.
Với lĩnh vực kinh doanh trên, khách hàng chủ yếu của công ty là những
doanh nghiệp, tổ chức hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: công ty
xi măng Bỉm Sơn, công ty xi măng Nghi Sơn, nhà máy bột ngọt MIWON,
nhà máy ván ép MDF Quảng Trị, nhà máy Sơn TOA, dự án thủy điện Quảng
Trị, dự án cấp nước Hồ Đa Đen Vũng Tàu…

5



II.

Năng lực sản xuất, kinh doanh của công ty

1. Năng lực quản lý chung
- Ban lãnh đạo chủ chốt của công ty gồm: một giám đốc, hai phó giám
đốc và một kế toán trưởng. Tất cả đều có trình độ đại học.
- Với mục tiêu đem đến cho khách hàng sự hài lòng bằng chất lượng sản
phẩm và dịch vụ tốt nhất, với triết lý kinh doanh luôn đặt chữ tín lên hàng
đầu. Tất cả các sản phẩm của công ty đều được nhập khẩu trực tiếp từ các nhà
cung cấp hàng đầu thế giới từ các nước như: Nhật Bản, Phần Lan, Thụy Điển,
Trung Quốc…
2. Năng lực tài chính
- Cơ cấu vốn/ tài sản
Vốn điều lệ 10 tỷ đồng được chia thành 1.000.000 cổ phẩn, mệnh giá



mỗi cổ phần là 10.000 đồng.
Doanh thu năm 2006 là hơn 55 tỉ đồng, năm 2007 là gần 105 tỉ đồng và



9 tháng đầu năm 2008 là hơn 78 tỉ đồng.
Tổng tài sản năm 2006 là 19 tỉ đồng, năm 2007 là gần 45 tỉ đồng, năm



2008 là 42 tỉ đồng.

Lợi nhuận trước thuế năm 2006 là hơn 4 tỉ đồng, năm 2007 là hơn 6 tỉ



đồng, năm 2008 là hơn 2 tỉ đồng.
Trong 09 tháng đầu năm 2008, tuy gặp phải rất nhiều khó khăn từ nền
kinh tế vĩ mô cũng như từ ngành thép, nhưng hoạt động của công ty vẫn
tương đối ổn định. Tổng doanh thu vẫn đạt mức tương đương năm 2007 ( tính
theo số tiền tuyệt đối /tháng: năm 2007 đạt 8,736,567.497 đồng/tháng, năm
2008 đạt 8,717,223,502 đồng/tháng) tuy nhiên lợi nhuận trong 09 tháng mà
công ty thu được có bị sụt giảm so với năm trước. Nguyên nhân chủ yếu được
xác định là do những yếu tố khách quan của môi trường vĩ mô.
3. Năng lực sản xuất
Với đặc thù là doanh nghiệp thương mại, ngoài văn phòng trụ sở, công
6


ty hiện có 02 kho chứa hàng, một ở Ngọc Hồi – Thanh Trì và một ở TP.Hồ
Chí Minh. Do sản phẩm cung cấp chủ yếu cho các công trình công nghiệp,
do vậy việc mua bán hàng hóa được công ty ký hợp đồng bán trực tiếp với
các bạn hàng đầu ra nên công ty không xây dựng các đại lý tiêu thụ, các cửa
hàng bán lẻ.
4. Năng lực nhân sự
Tổng số lao động hiện tại của công ty là 20 người, tất cả nhân viên trong
công ty đều được đào tạo một cách cơ bản, có trình độ từ cao đẳng trở lên,
năng động với thị trường.
Cơ cấu bộ máy tổ chức khá ngọn nhẹ, chủ yếu tập trung vào mảng xúc
tiến thương mại, tiềm kiếm bạn hàng trong nước.
Các nhân viên trong công ty đều rất chăm chỉ và tận tâm làm việc vì sự
phát triển của công ty


7


III. Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
1. Kết quả tiêu thụ hàng hóa
- Năm 2006, doanh thu của công ty là hơn 55 tỉ đồng. Trong đó khối
lượng tiêu thụ của mặt hàng INOX ống khoảng 410 tấn, tương đương 28 tỉ
700 triệu đồng; khối lượng tiêu thụ mặt hàng INOX tấm cuộn khoảng 300 tấn,
tương đương 11 tỉ 700 triệu đồng; khối lượng tiêu thụ mặt hàng INOX cây
đặc khoảng 240 tấn, tương đương 14 tỉ 400 triệu đồng. Còn lại là các mặt
hàng khác như phụ kiện, dây INOX…
- Năm 2007, doanh thu của công ty là gần 105 tỉ đồng. Trong đó, khối
lượng tiêu thụ của mặt hàng INOX ống khoảng 710 tấn, tương đương 55 tỉ
380 triệu đồng; khối lượng tiêu thụ của mặt hàng INOX tấm cuộn khoảng 450
tấn, tương đương 20 tỉ 250 triệu đồng; khối lượng tiêu thụ của mặt INOX
hàng cây đặc khoảng 430 tấn, tương đương 27 tỉ 950 triệu đồng. Còn lại là
các mặt hàng khác.
- Năm 2008, doanh thu của công ty khoảng 100 tỉ đồng. Trong đó, khối
lượng tiêu thụ của mặt hàng INOX ống là 810 tấn, tương đương 62 tỉ 370
triệu đồng; khối lượng tiêu thụ mặt hàng INOX tấm cuộn là khoảng 320 tấn,
tương đương 14 tỉ 80 triệu đồng; khối lượng tiêu thụ của mặt hàng INOX cây
đặc là khoảng 360 tấn, tương đương 22 tỉ 320 triệu đồng. Còn lại là các mặt
hàng khác.
 Từ những số liệu trên, ta nhận thấy mặt hàng chủ yếu của công ty là:
ống INOX, cây INOX đặc và tấm cuộn. Trong đó, mặt hàng ống INOX là mặt
hàng chủ lực của công ty, chiếm tỷ trọng lớn nhất và đem lại doanh thu nhiều
nhất cho công ty.
- Năm 2007, doanh thu của công ty tăng 90,90% so với năm 2006. Trong
đó, mặt hàng INOX ống tăng 73,13% về khối lượng và tăng 92,96% về doanh

thu; mặt hàng INOX tấm cuộn tăng 50% về khối lượng và tăng 73,07% về
doanh thu; mặt hàng INOX cây đặc tăng 79,16% về khối lượng và tăng
94,09% về doanh thu.
8


- Năm 2008, doanh thu của công ty giảm 4,76% so với năm 2007. Trong
đó, mặt hàng INOX ống vẫn tăng 14, 08% về khối lượng tiêu thụ, doanh thu
tăng 12,62%; mặt hàng INOX tấm cuộn giảm 21,62% doanh thu giảm
30,46%; mặt hàng INOX cây đặc giảm 16,27% về khối lương tiêu thụ và
doanh thu giảm 20,14%.
Sở dĩ doanh số năm 2007 tăng vượt bậc so với năm 2006 là do khối
lượng tiêu thụ tăng đột biến. Năm 2007, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng ổn
định với tốc độ cao, việc xây dựng các công trình, khu công nghiệp và lắp đặt
các nhà máy chế biến diễn ra với tốc độ cao, dẫn đến nhu cầu về thép không
gỉ là rất lớn. Hơn nữa, giá các mặt hàng thép không gỉ năm 2007 cũng cao
hơn so với năm 2006. Năm 2008, do tình hình khủng hoảng trên toàn cầu,
việc xây dựng và lắp đặt các công trình chững lại, dẫn đến nhu cầu về một số
mặt hàng của công ty không cao như năm trước, hơn nữa giá của các mặt
hàng đó lại thấp hơn so với năm 2007; nên doanh thu năm 2008 giảm hơn so
với năm trước.
2. Kết quả về tài chính
Doanh thu năm 2006 là 55 tỉ đồng, năm 2007 là 105 tỉ đồng, năm 2008 là
100 tỉ đồng. Lợi nhuận năm 2006 là hơn 4 tỉ đồng, năm 2007 là hơn 6 tỉ 100
triệu đồng, năm 2008 là hơn 2 tỉ 100 triệu đồng. Từ đó ta tính được hệ số lợi
nhuận/ doanh thu năm 2006 là 7,27%, năm 2007 là 5,81%, năm 2008 là
2,10%. Hệ số lợi nhuận/doanh thu của năm 2006 cho thấy, khi doanh nghiệp
bỏ ra 100 đồng thì thu được 7,27 đồng lợi nhuận, con số này năm 2007 là 5,81
đồng và năm 2008 là 2,1 đồng. Những số liệu trên cho thấy, hiệu quả kinh
doanh năm 2006 là tốt nhất, năm 2007 doanh thu cao nhất nhưng hiệu quả lại

không tốt bằng năm 2006, năm 2008 hiệu quả thấp nhất mà nguyên nhân lớn
nhất dẫn đến điều này là do chi phí vốn năm 2008 là rất cao, lãi suất ngân
hàng năm 2008 có khi lên đến 20%/năm.
Ngoài chỉ tiêu chi phí tài chính/ doanh thu có mức tăng từ 2,3% lên mức
4,9% thì chỉ tiêu Chi phí bán hàng/Doanh thu có sự sụt giảm từ 5,6% xuống
9


4,1%, cho thấy trong bối cảnh khó khăn, công ty đã tiến hành cắt giảm những
chi phí không cần thiết và vẫn đảm bảo hoat động kinh doanh hiệu quả.
Số ngày phải thu của công ty trong năm 2007 là 34,65 ngày, tức là quay
đươc 10,4 vòng quay; thì trong 6 tháng đầu năm 2008, số ngày phảo thu của
công ty là 69,44 ngày tức là 3,89 vòng/09 tháng. Như vậy số vòng quay của
các khoản phải thu đã có mức tăng lên đáng kể, tuy vậy số ngày phải trả của
công ty cũng đã tăng lên mức hợp lý, theo đó số ngày phải trả đã tăng lên
69,44 ngày, so với 34,65 ngày, như vậy thể hiện rõ chính sách mua chịu và
bán chịu của công ty đang được vận dụng một cách linh hoạt, phù hợp với
tình hình chung của các doanh nghiệp.
Hệ số thanh khoản của công ty năm 2008 là 1,14, tăng 4,5% so với năm
2007; hệ số thanh toán nhanh đạt 0,55 tăng 83% so với năm 2007. Như vậy,
khả năng trả nợ của công ty đã được cải thiện. Hiện nay, tổng dư nợ của công
ty là 12 tỷ đồng, so với thời điểm tháng 05/2008 đã giảm 16 tỷ đồng. Như vậy
khó khăn của công ty hiện nay nằm trong khoản phải thu và hàng tồn kho
tương đối lớn.
Lương bình quân của cán bộ công nhân viên trong công ty là 2 triệu 800
nghìn đồng/tháng. Đây là mức lương tương đối cao so với thu nhập của các
nhân viên trong công ty khác trong thời buổi khủng hoảng kinh tế. Hiện nay,
ở rất nhiều công ty, nhiều khu công nghiệp công nhân đang bị mất việc làm;
nhiều nơi sa thải đến 40% công nhân như khu công nghiệp Thăng Long.
Trong khi đó, Sao Việt vẫn là một đơn vị làm ăn có lãi, trả lương cho cán bộ

công nhân viên tương đối cao; đây là một yếu tố rất quan trọng giúp nhân
viên yên tâm làm việc, cống hiến cho công ty.
Sao Việt hàng năm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng thuế cho nhà nước,
trong đó chủ yếu là thuế thu nhập doanh nghiệp. Năm 2007, công ty là một
trong những doanh nghiệp tích cực trong việc hoàn thành nghĩa vụ đóng thuế
cho nhà nước. Kết thúc năm 2007, công ty được chi cục thuế Hà Nội tặng
giấy khen trong việc hoàn thành xuất sắc nghĩa vụ thuế cho nhà nước.

10


IV. Phân tích và đánh giá hoạt động Marketing của
doanh nghiệp
1. Năng lực marketing
- Bộ phận làm marketing trong doanh nghiệp
• Là một doanh nghiệp thương mại, quy mô tương đối nhỏ so với các
doanh nghiệp kinh doanh những mặt hàng thép không gỉ trên thị trường Việt
Nam; trong công ty chỉ có ba phòng ban nhưng phòng kinh doanh chiếm một
vị trí rất quan trọng trong cơ cấu bộ máy tổ chức. Phòng kinh doanh phụ trách
việc xúc tiến tìm các bạn hàng trong nước, thực hiện các công việc tìm kiếm
các nguồn cung có chất lượng đảm bảo, uy tín…theo những yêu cầu của
khách hàng, thực hiện việc kí kết các hợp đồng thương mại…


Hiện tại số nhân viên trong công ty chỉ có 20 người, nhưng phòng kinh

doanh đã chiếm đến 7 người. Điều đó cho thấy sự quan trọng của phòng kinh
doanh trong doanh nghiệp. Tất cả các nhân viên trong phòng kinh doanh đều
có trình độ từ cao đẳng trở lên, được đào tạo cơ bản từ những trường cao
đẳng, đại học kinh tế hoặc kỹ thuật trong nước. Các nhân viên trong phòng

kinh doanh hoạt động tích cực và rất năng động.


Phòng kinh doanh được cơ cấu tổ chức theo sản phẩm. Hiện tại công ty

đang kinh doanh ít chủng loại hàng hóa, vì vậy các nhân viên được chia thành
từng nhóm hai, ba người phụ trách một loại mặt hàng nhất định. Điều đó cho
phép các nhân viên được chuyên tâm và đảm bảo được trình độ chuyên môn
về loại sản phẩm mình phụ trách.
2. Phân tích môi trường marketing
2.1. Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô
- Các yếu tố thuận lợi của môi trường vĩ mô


Việt Nam hiện nay là một nước có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định

nhiều năm liền trong khu vực và trên thế giới. Năm 2008, bắt đầu cuộc khủng
hoảng kinh tế toàn cầu mà trung tâm là nước Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế
giới; tuy nhiên Việt Nam vẫn đạt tốc độ tăng trưởng 6,23%, một tốc độ tăng
11


trưởng khá cao.


Việt Nam hiện nay đã là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới

(WTO), điều này mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước quan
hệ đối tác làm ăn với các bạn hàng trên thế giới.



Việt Nam chúng ta đang trong quá trình xây dựng đất nước mạnh mẽ,

các công trình xây dựng, các khu chế xuất, khu công nghiệp…mọc lên với tốc
độ chóng mặt; các nhà máy thủy điện, nhiệt điện, nhà máy sản xuất bánh kẹo,
sản xuất đường…liên tục được đầu tư xây dựng. Điều này dẫn đến nhu cầu về
vật liêu xây dựng, sắt thép là rất lớn; đây là cơ hội tốt cho những nhà cung cấp
các sản phẩm phục vụ các công trình xây dựng này.


Chính sách thuế của nhà nước về các sản phẩm thép không gỉ là khá ưu

đãi. Thuế nhập khẩu thép hiện nay khoảng 10%, trong khi đó thế nhập khẩu
của INOX chỉ vào khoảng 7%; đây là một lợi thế rất lớn của các doanh nghiêp
kinh doanh trong lĩnh vực thép không gỉ.
- Các yếu tố bất lợi của môi trường vĩ mô


Khủng hoảng kinh tế toàn cầu tác đông mạnh mẽ và tiêu cực đến ngành

thép trên toàn thế giới. Cho dù hai nhà sản xuất thép lớn trên thế giới là Ấn
Độ và Trung Quốc tỏ ra khá lạc quan với triển vọng của ngành thép trong
năm 2009; tuy nhiên, một số chuyên gia thế giới lại không “cảm thấy” lạc
quan như vậy. Họ cho rằng, sản lượng thép năm 2009 sẽ giảm ít nhất là 10% mức sút giảm kỷ lục trong vòng 60 năm qua. Một số dự báo bi quan nhất, sản
lượng thép không thể hồi phục về mức của năm 2007 trong vòng 4 năm nữa.
Ngành thép đang phải đối mặt với cơn khủng hoảng tồi tệ kể từ Thế Chiến thứ
2 do những hiệu ứng không mong muốn của cơn bão tài chính toàn cầu. Từ
giữa năm 2008, cổ phiếu của rất nhiều các tập đoàn thép mất giá hơn 2/3.
Theo ông Carol Cowan, một nhà phân tích tại Mỹ làm việc cho Công ty thẩm
định tín dụng Moody, nhu cầu thép giảm là do những khó khăn trên thị trường

tài chính dẫn đến tình trạng thắt chặt tài chính. Các nhà sản xuất thép ở Trung
12


Quốc và Ấn Độ đã trải qua không ít khó khăn trong thời gian qua do lĩnh vực
dây dựng và nhu cầu tiêu dùng bị cắt giảm đáng kể. Số liệu của Bộ Thép Ấn
Độ cho thấy, xuất khẩu thép của nước này đã tăng một cách ấn tượng tới 36%
trong tháng 12/08, đạt 229.000 tấn, so với 180.000 tấn của tháng trước đó.
Trong 9 tháng đầu tài khoá 2008/09 kết thúc vào tháng 12 vừa qua, xuất khẩu
thép của Ấn Độ giảm 24%, chỉ đạt 2,7 triệu tấn, so với 3,5 triệu tấn cùng kỳ
tài khoá trước, trong đó xuất khẩu loại thép tấm phẳng dùng rộng rãi trong
ngành xây dựng và ôtô giảm 25%. Điều đó có thể đẩy giá thép lên cao, đây
quả là một bất lợi không nhỏ cho những doanh nghiệp kinh doanh thép Việt
Nam trong thời gian tới.


Cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong lịch sử từ sau Chiến tranh

thế giới lần thứ II, kéo theo hàng loạt các ngân hàng lớn, các tập đoàn tài
chính khổng lồ trên thế giới sụp đổ. Hệ thống ngân hàng trong nước cũng
không tránh khỏi sự khủng hoảng dây chuyền này; lãi suất cho vay của các
ngân hàng thương mại trong nước trong thời gian vừa qua liên tục ở mức cao;
có thời điểm lên đến 20%/ năm. Vì vậy, chi phí vốn của các doanh nghiệp lên
cao, nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng khủng hoảng, thua lỗ.


Việt Nam là một nước có tình hình kinh tế, chính trị khá ổn định nhưng

hệ thống pháp luật lại chưa hoàn chỉnh, đặc biệt là pháp luật về kinh tế. Chính
Phủ hàng năm phải liên tục điều chỉnh những nộ dung trong những Văn bản

quy phạm pháp luật để phù hợp với những hệ thống pháp luật trên thế giới.
Đây là điều rất bất lợi khi chúng ta quan hệ đối tác làm ăn với những doanh
nghiệp trên thế giới. Chúng ta đã có những bài học rất quý báu và đau xót khi
vươn ra những sân chơi lớn, đã có nhiều vụ kiện rất phi lý của các công ty
nước ngoài đối với hàng nhập khẩu của Việt Nam mà phần thua thuộc về
chúng ta; điển hình như vụ kiện bán phá giá cá tra, cá ba sa của các doanh
nghiệp Mỹ đối với các nhà xuất khẩu Việt Nam trên thị trường Mỹ, hay vụ
kiện bán phá giá giày mũ da vào thị trường của các nước Châu Âu, sau đó
13


chúng ta đã thua kiện và mặt hàng giày mũ da của chúng ta đã phải chịu áp
mức thuế lên đến 25%... Hầu hết các vụ việc trên chúng ta đều chịu thua thiệt,
vì hệ thống pháp luật của chúng ta chưa hoàn chỉnh và chúng ta thiếu hiểu
biết về pháp luật thế giới. Gần đây, do những dự báo sai lầm về ngành thép,
dẫn đến các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất trong lĩnh vực này rơi vào tình
trạng hàng hóa tồn kho, ứ đọng. Các công ty trong nước liện tục kiến nghị lên
Chính Phủ tăng thuế nhập khẩu thép, chống lại sự xâm nhập mạnh mẽ của các
nhà xuất khẩu thép Trung Quốc, Ấn Độ… để cứu lấy ngành thép trong nước.
Đã có rất nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này, đã có những kiến nghị tăng
thuế nhập khẩu thép lên 25%. Đây quả là một điều rất bất lợi khi chúng ta
tham gia vào sân chơi lớn, khi chúng ta đã gia nhập WTO với những cam kết
theo những quy đinh chung của pháp luật thế giới.
2.2. Các yếu tố thuộc môi trường vi mô
- Các yếu tố thuận lợi của môi trường vi mô


Khách hàng của công ty là những doanh nghiệp lớn, uy tín và hoạt

động tương đối ổn định trong nước như: Tổng công ty lắp máy LILAMA, nhà

máy xi măng Bỉm Sơn, nhà máy xi măng Nghi Sơn, nhà máy nhiệt điện Uông
Bí, nhà máy bia Sài Gòn Đăc Lắc, dự án xử lý nước thải Đà Lạt… Ngoài ra,
công ty còn cung cấp cho các công trình Nhà Máy Đường trên toàn quốc.


Khách hàng của công ty trải dài khắp ba miền: Bắc – Trung – Nam và

rất đa dạng. Điều này chứng tỏ công ty có những mối quan hệ đối tác làm ăn
rất rộng và chứng tỏ uy tín của công ty đối với các khách hàng là rất tốt.


Trong thời buổi khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay, nhưng công ty

vẫn có quan hệ đối tác với các nhà cung ứng mạnh và uy tín trên thế giới từ
các nước như: Nhật Bản, Trung Quốc, Thụy Điển, Phần Lan… Điều này đảm
bảo cho công ty có những sản phẩm có chất lượng cao, đảm bảo những tiêu
chuẩn kỹ thuật…theo những yêu cầu của khách hàng và đảm bảo việc giao
hàng đúng hạn định theo hợp đồng. Việc đảm bảo giao hàng đúng thời hạn
14


cho các khách hàng công nghiệp là điều vô cùng quan trọng, vì nó ảnh hưởng
đến tiến độ các công trình, ảnh hưởng đến sự vận hành và hoạt động của các
doanh nghiệp khách hàng.
- Các yếu tố bất lợi của môi trường vi mô


Hiện nay, trên thị trường Việt Nam cũng có nhiều công ty cung cấp

những sản phẩm thép không gỉ tương tự như của Sao Viêt. Điển hình là công

ty INOX Sơn Hà, công ty INOX Hòa Bình… Đây là những công ty hoạt động
lâu năm, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh thép không gỉ, có
tiềm lực tài chính tương đối mạnh và có được thương hiệu có chỗ đứng nhất
định trong lòng khách hàng.


Các mặt hàng mà công ty đang kinh doanh hiện nay có chất lượng khá

cao mà rất nhiều doanh nghiệp trong nước không sản xuất được. Tuy nhiên,
hiện nay các công ty đó đang đẩy mạnh việc nghiên cứu và sản xuất. Điều này
đe dọa đến việc kinh doanh của công ty.
3. Hệ thống các chiến lược và hoạt động marketing đang được thực
hiện tại doanh nghiệp
Các chiến lược chung marketing: trở thành nhà cung cấp thép không gỉ
hàng đầu tại Việt Nam với các sản phẩm đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn
quốc tế.
- Chính marketing - mix:
3.1. Chính sách sản phẩm
Công ty hiện đang tập trung khai thác thế mạnh của công ty, về kinh
nghiệm nhiều năm cung cấp các sản phẩm chuyên dụng cho các công trình
thủy điện, nhiệt điện, cấp thoát nước, nhà máy xi măng… Khách hàng chủ
yếu của công ty hiện nay là những doanh nghiệp khá lớn và hoạt động tương
đối ổn định trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Đây là những khách hàng lâu
năm mà công ty đã dày công tạo dựng mối quan hệ từ nhiều năm nay. Các sản
phẩm mà những khách hàng này đang có nhu cầu lại là những sản phẩm mà

15


công ty đã có thế mạnh và kinh nghiệm nhiều năm trong việc nhập khẩu và

phân phối.
Ưu tiên sản phẩm INOX ống, vì đây là mặt hàng công ty nhập khẩu hoàn
toàn từ Nhật Bản, với tiêu chuẩn kỹ thuật cao mà không phải công ty nào
cũng có thể cung cấp. Hiện nay, nhiều công ty trong nước như Sơn Hà, Hòa
Bình…đang tích cực nghiên cứu sản xuất những sản phẩm có chất lượng cao,
đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật của quốc tế. Vì vậy, thời gian tới loại sản
phẩm này có thể xuất hiện trên thị trường và cạnh tranh mạnh mẽ với loại sản
phẩm mà công ty đang cung cấp. Do đó, Sao Việt đã và đanh nhanh chóng
tranh thủ cơ hội về ưu thế và loại mặt hàng này để cung cấp cho những khách
hàng có nhu cầu về chủng loại hàng này, qua đó tạo dựng mối quan hệ lâu dài
với những khách hàng này, tạo lợi thế cạnh tranh khi trên thị trường có những
sản phẩm tương tự.
Một số thông tin về sản phẩm của công ty
 Sản phẩm dạng ống: theo tính năng sử dụng ống nghiệp được chia
thành 2 loại là ống có hàn và ống không có hàn.
oỐng có hàn
Tiêu chuẩn sản xuất: Nhật – JIS, Mỹ - ASTM A 312. Được sử dụng làm
ống dẫn dịch, ống dẫn không khí, ống trao đổi nhiệt; dùng làm ống kết cấu,
dùng trong công nghiệp thực phẩm, hóa chất, dẫn dầu…
Đặc biệt loại ống hàn được làm nhẵn đường hàn trong lòng ống, với mục
đích sử dụng trong công nghiệp thực phẩm ( sản xuất sữa, nước ngọt, đường,
các chất có men…) và các đường ống dẫn dịch có yêu cầu cao về độ sạch, để
tránh cặn, men bám lưu cữu theo đường hàn lên men gây hỏng.
oỐng không hàn
Tiêu chuẩn sản xuất: Nhật – JIS G3459, Mỹ - ASTM A 312
Đặc điểm của loại ống này là có khả năng chịu được áp lực cao , do vậy
thường chỉ sử dụng khi thiết bị có yêu cầu cao về áp lực ( vì giá thành của loại
ống này rất cao )
 Sản phẩm dạng cây đặc: theo thiết diện mặt cắt ngang được phân
thành các loại như sau:

16


oCây đặc tròn: dải đường kính từ 2-180 mm và lớn hơn, dùng để sản
xuất bulon, đai ốc, đinh vít, dùng để chế tạo các chi tiết kết cấu…
oCây đặc vuông
oCây đặc hình lục giác
oCây đặc dẹt ( thiết diện mặt căt hình chữ nhật )
oCây đặc hình thang
 Sản phẩm dàng tấm cuộn: có nhiều kích thước khác nhau về độ dày và
bề rộng. Trọng lượng cuộn từ 2000-8000kg/cuộn. Được dùng để chế tác thành
các sản phẩm INOX khác hoặc được gia công tuy theo yêu cầu của khách
hàng.
Công ty luôn đảm bảo việc giao hàng cho khách hàng theo đúng thời
gian đã thỏa thuận với khách hàng và theo đúng theo những tiêu chuẩn kỹ
thuật mà khách hàng đã yêu cầu. Việc giao hàng đúng theo thời gian quy định
là vô cùng quan trọng trong việc kinh doanh các sản phẩm công nghiệp vì nó
ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khách hàng.
3.2. Chính sách giá
Hiện công ty đang thực hiện chính sách giá kết hợp: định giá theo đối thủ
và theo đối thủ cạnh tranh. Việc tính giá dựa trên chi phí là điều mà rất nhiều
công ty Việt Nam hiện nay đang thực hiện, điều đó đảm bảo cho doanh
nghiệp kinh doanh có lãi hoặc ít nhất là không bị thua lỗ. Tuy nhiên, tính giá
dựa vào chi phí trong thời buổi cạnh tranh ngay ngắt hiện nay là không thích
hợp, vì cách tính giá này không dựa trên những yếu tố thị trường và dễ dàng
bị rơi vào tình trạng không tiêu thụ được sản phẩm. Do đó công ty thực hiện
việc định giá sản phẩm kết hợp như trên là hợp lý, vừa đảm bảo được về mặt
chi phí của công ty, vừa có sức cạnh tranh trên thị trường.
Giá thành sản phẩm = chi phí + lợi nhuận. Giá của sản phẩm thường
được tính bằng đợn vị nghìn đồng/kg hoặc nghìn đồng/m hoặc nghìn đồng/m2.

Tuy nhiên, chúng ta có thể quy đổi tất cả các đơn vị tính trên về cùng đơn vị
nghìn đồng/kg dựa vào khối lượng riêng của INOX. Hiện nay, giá của INOX
dạng ống trung bình khoảng 78.000 đồng/kg, INOX dạng cây đặc trung bình
17


khoảng 65.000 đồng/kg, INOX dạng cuốn tấm trung bình khoảng 45.000
đông/kg.
Phòng kinh doanh là bộ phận thực hiện các công việc xúc tiến thương
mại và quyết định về giá trong công ty. Tuy nhiên, trước khi giá cả được
quyết định thì phòng kinh doanh sẽ trình lên ban giám đốc chính sách giá để
có quyết định cuối cùng.
Công ty sẽ điều chỉnh giá sản phẩm theo những thay đổi của thị trường,
làm sao vẫn đảm bảo được về hiệu quả tài chính, vừa mang tính cạnh tranh.
Giá của sản phẩm không quá cao hay quá thấp so với giá của sản phẩm cùng
loại trên thị trường.
3.3. Chính sách phân phối
Với đặc thù là một doanh nghiệp thương mại, kinh doanh các mặt hàng
thép không gỉ phục vụ cho các khách hàng công nghiệp; Sao Việt sử dụng
kênh phân phối trực tiếp tư doanh nghiệp đến tay khách hàng, không qua khâu
trung gian phân phối.

18


Sơ đồ kênh phân phối của công ty
Sao Việt

Tại Hà Nội


VPĐD tại TP.HCM

Khách hàng khu vực phía
Bắc và Miền Trung

Khách hàng khu vực phía
Nam và Tây Nguyên

Hiện nay, công ty có thể phân phối hàng hóa trên phạm vi toàn quốc.
Tuy hiện nay công ty không có kho chứa hàng tai khu vực Miền Trung,
nhưng khách hàng tại khu vực này vẫn có thể yên tâm về tính kịp thời và
những tiêu chuẩn của sản phẩm mà Sao Việt cung cấp. Ở khu vực này, công
ty có thể đặt hàng trực tiếp từ các đối tác nước ngoài, chuyển hàng về cảng Đà
Nẵng, sau đó vận chuyển đến nơi khách hàng yêu cầu. Trước khi sản phẩm
đến tay khách hàng, công ty sẽ cử bộ phận kỹ thuật đến kiểm tra, để đảm bảo
hàng đúng với những yêu cầu của khách hàng.
Phòng kinh doanh là bộ phận phụ trách và chịu trách nhiệm vấn đề phân
phối trong công ty.
3.4. Chính sách xúc tiến
Ưu tiên hàng đầu của công ty hiện nay là giữ chân nhưng khách hàng cũ,
bởi chi phí cho việc giữ chân khách hàng cũ thấp hơn rất nhiều so với việc tìm
kiếm các khách hàng mới. Đối với những khách hàng công nghiệp, giá cả
không phải là yếu tố họ quan tâm nhất, điều họ quyết định chọn nhà cung ứng
nào là ở chính sách hỗ trợ sản phẩm. Sao Việt có đủ năng lực và trình độ để tư
vấn cho rất nhiều công trình, dự án, những dây chuyền sản xuất…về việc lựa
19


chọn sản phẩm, cách lắp đặt, bảo quản, vận hành… Điều đó làm cho những
khách hàng doanh nghiệp của công ty rất hài lòng và luôn muốn hợp tác với

Sao Việt.
Công ty hiện đang đẩy mạnh việc bán hàng cá nhân. Việc sử dụng
Internet để tìm kiếm khách hàng đang được công ty sử dụng như một trong
những kênh chính. Việc sử dụng điện thoại để tìm kiếm khách hàng cũng
đang được công ty sử dụng khá hiệu quả.

20



×