Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (438.4 KB, 34 trang )

CHƯƠNG 1 – KHÁI LƯỢC VỀ THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI

1.1. Tổng quan về thị trường ngoại hối:
1.1.1. Khái niệm, chức năng của thị trường ngoại hối:
Hầu hết trên thế giới các quốc gia và vùng lãnh thổ đều có đồng tiền riêng của quốc gia và khu
vực, vì thế khi thực hiện các hoạt động thương mại, đầu tư hay các giao dịch xã hội có liên quan
đến tiền tệ giữa các quốc gia sẽ dẫn tới nhu cầu chuyển đổi đồng tiền của nước này sang đồng
tiền nước khác. Người có nhu cầu về ngoại tệ sẽ bán bản tệ mua ngoại tệ và ngược lại người có
khoản thu bằng ngoại tệ sẽ bán ngoại tệ để mua bản tệ. Hoạt động mua bán các đồng tiền của các
nước sẽ được thực hiện trên thị trường được gọi là TTNH (Lê Thị Anh Đào, 2011). Vậy, TTNH
là nơi mua bán các đồng tiền của các quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau, thực hiện việc chuyển
hoá giá trị của các đồng tiền của các quốc gia thông qua cung cầu tiền tệ (Mossa, 2004)
Chức năng của TTNH là kết quả phát triển tự nhiên của một trong các chức năng cơ bản của
NHTM, đó là: nhằm cung cấp dịch vụ cho các khách hàng thực hiện các giao dịch thương mại
quốc tế, sau đó là giúp luân chuyển các khoản đầu tư, tín dụng quốc tế, các giao dịch tài chính
quốc tế khác.
Như vậy, theo Lê Thị Anh Đào (2011), TTNH bao gồm các chức năng sau:
(1) Thỏa mãn nhu cầu thanh khoản quốc tế phát sinh từ các hoạt động thương mại và đầu tư quốc
tế.
(2) Là nơi cung cấp các công cụ bảo hiểm rủi ro ngoại hối như giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán
đổi, giao dịch quyền chọn, giao dịch tương lai. Khi TTNH phát triển về chiều rộng lẫn chiều sâu.
Các giao dịch và sản phẩm dịch vụ liên tục ra đời và phát triển để đáp ứng nhu cầu đa dạng và
ngày càng tăng của các đối tượng khách hàng.
(3) Là nơi để NHTW của các nước can thiệp hoạt động của mình nhằm điều chỉnh tỷ giá hối
đoái, thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia bằng cách mua hay bán số ngoại tệ cần thiêt nhằm
điều tiêt cung cầu ngoại tệ. Mức độ mua vào hay bán ra của NHTW trên TTNH không chỉ phụ
thuộc vào mức độ chênh lệch giữa cung và cầu ngoại tệ trên thị trường mà còn phụ thuộc vào
những yêu tố như cơ chê tỷ giá hiện hành, mục tiêu chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ và mức
tỷ giá mục tiêu mà NHTW muốn theo đuổi.
1.1.2. Đặc điểm của thị trường ngoại hối
TTNH là một thị trường khổng lồ và thanh khoản nhất trên thế giới (Sam, 1998). Theo khảo sát


của BIS vào năm 2013, doanh số giao dịch của TTNH toàn cầu lên tới hơn 5,3 nghìn tỷ USD
một ngày (BIS, 2013). Những đặc điểm của TTNH bao gồm:
1. Là một thị trường cạnh tranh hoàn hảo: do thị trường có tính chất toàn cầu với khối lượng giao
dịch cực lớn, các hàng hóa (tiền tệ) đồng chất (không có chất lượng hơn, kém), thông tin lưu
chuyển tự do và không có các rào cản đối với việc tham gia thị trường (Mossa, 2004)
2. Là một thị trường hoạt động hiệu quả: các thông tin liên quan đến tỷ giá luôn được phản ánh
nhanh chóng và chính xác lên tỷ giá và tỷ giá tuy được yết ở các khu vực thị trường khác nhau
nhưng hầu như thống nhất với nhau, có độ chênh lệch không đáng kể, hiêm khi tạo cơ hội cho
các nhà kinh doanh kiếm lời từ nghiệp vụ kinh doanh chênh lệch tỷ giá (arbitrage).


3. TTNH không nhất thiết phải tập trung tại một vị trí địa lý cụ thể mà là một thị trường quốc tê,
bao gồm một mạng lưới người mua và người bán rộng khắp trên toàn thê giới, giao dịch với
nhau thông qua các phương tiện truyền thông hiện đại như điện thoại, telex, fax và các hệ thống
kinh doanh điện tử.
4. Trung tâm của TTNH là thị trường liên ngân hàng (Interbank) với các thành viên chủ yếu là
các NHTM, ngân hàng đầu tư, các nhà môi giới ngoại hối và NHTW. Theo Mossa (2004), doanh
số giao dịch trên Interbank chiếm 85% doanh số giao dịch toàn cầu.
5. TTNH mang tính toàn cầu, hoạt động liên tục 24/24 giờ một ngày, trừ các ngày cuối tuần và
các ngày lễ. Theo Lê Thị Anh Đào (2011), sở dĩ có đặc điểm này là vì các trung tâm ngoại hối
chính thường nằm ở các múi giờ khác nhau; bất cứ thời điểm nào cũng sẽ rơi vào thời gian làm
việc của ít nhất một trung tâm tài chính lớn; khoảng thời gian 8g-9g sáng và 1g-3g chiều là
khoảng thời gian có số lượng giao dịch lớn nhất trong ngày vì đó là thời gian cùng mở cửa của
các trung tâm tài chính lớn của các châu lục, giờ làm việc của các trung tâm này bao phủ hầu hết
24 giờ/ngày, bắt đầu với các trung tâm ở Viễn Đông (Sydney, Tokyo và Hongkong), tiếp theo là
Trung Đông (Bahrain), tới Châu Âu (Frankfurt và London), kế là các trung tâm ở Mỹ và kết thúc
ở San Francisco; các trung tâm ngoại hối quan trọng nhất theo doanh số giao dịch có thể kể đến
lần lượt là: London, New York, Tokyo, Singapore và Frankfurt (Sam, 1998)
6. Là thị trường rất nhạy cảm với các sự kiện về kinh tế, chính trị, xã hội, tâm lý... nhất là đối với
chính sách tiền tệ của các nước phát triển.

7. USD là đồng tiền được giao dịch nhiều nhất chiếm tỷ lệ gần 42.5% trong tổng số các đồng tiền
tham gia (điều này có nghĩa là có tới gần 85% doanh số giao dịch trên TTNH là có sự hiện diện
của USD) (Lê Thị Anh Đào, 2011)
8. Đối tượng được mua bán trên TTNH thế giới chủ yếu là khoản tiền gửi được ghi bằng các loại
tiền trên thế giới. TTNH được phân thành nhiều loại tùy thuộc vào các tiêu thức khác nhau.
1.1.3. Phân loại thị trường ngoại hối
1.1.3.1. Theo phạm vi hoạt động:
Theo Lê Thị Anh Đào (2011), thị trường hối đoái được chia thành hai thị trường có mối liên hệ
chặt chẽ. Bao gồm:
a. Thị trường liên ngân hàng hoặc thị trường bán buôn (Interbank):
Đây là một mạng lưới các quan hệ ngân hàng đại lý, trong đó các NHTM mở tài khoản tiền gửi
thanh toán tại các ngân hàng khác. Tại Mỹ trên TTNH ngoài sự tham gia của các NHTM trên
TTLNH còn có cả các công ty đầu tư và các định chế tài chính khác cùng tham gia, chính xác
hơn nên gọi là thị trường liên giao dịch (Interdealer)
Đối với thị trường tài chính nói chung, thị trường liên ngân hàng là một trong những thị trường
cơ sở và quan trọng nhất vì hầu hết các giao dịch mua và bán tiền tệ được chu chuyển qua kênh
thị trường liên ngân hàng toàn cầu. Do đó, trọng tâm của thị trường hối đoái là thị trường liên
ngân hàng.
Ở Mỹ và một số TTNH lớn khác, thị trường Interbank được thực hiện dưới hai hình thức:
TTLNH trực tiếp giữa các ngân hàng với ngân hàng và TTLNH gián tiếp thông qua môi giới
(Mossa, 2004)
- Trên TTLNH trực tiếp: Các dealer của các ngân hàng hỏi giá và báo giá lẫn nhau thông qua các
phương tiện truyền thông, điển hình là thông qua điện thoại, telex và hệ thống giao dịch điện tử.


Trong một giao dịch bao giờ cũng có hai dealer của hai ngân hàng tham gia. Một dealer hỏi giá
và một dealer báo giá, dealer hỏi giá còn được gọi là dealer khởi tạo giao dịch (initiator), khi hỏi
giá, dealer hỏi giá thường không nói cho đối tác biết mình muốn mua hay bán, trong khi đó
dealer báo giá phải báo giá hai chiều mua và bán, vì thế, thị trường gọi những nhà giao dịch trên
TTLNH là nhà tạo giá (Market Maker).

- Trên TTLNH gián tiếp: Các dealer gửi các lệnh có giới hạn (limit order) lệnh mua hay lệnh bán
với số lượng xác định đến nhà môi giới của mình. Các nhà môi giới đối chiếu và làm khớp các
lệnh mua và bán, cung cấp giá tốt nhất cho khách hàng của mình giá mua cao nhất và giá bán
thấp nhất “inside spread”. Các nhà môi giới được hưởng hoa hồng từ hai bên khi giao dịch thành
công.
So sánh giao dịch trên thị trường liên ngân hàng trực tiếp và gián tiếp, ta thấy có những điểm
khác biệt sau:
1. Trong giao dịch trực tiếp, các dealer luôn biết đối tác của mình là ai, trong khi trong giao dịch
gián tiếp các dealer chỉ biết chi tiết của đối tác khi giao dịch được thực hiện;
2. Trong giao dịch trực tiếp các dealer luôn sẵn sàng báo giá và phải chịu sự ràng buộc đối với
giá mình đưa ra. Với giao dịch qua môi giới, các dealer có thể chủ động hơn trong việc quyết
định giao dịch tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích của mình; các dealer không cần phải báo giá
hai chiều; các dealer có thể hủy bỏ lệnh giao dịch khi nó chưa thực hiện.
3. Trong giao dịch trực tiếp việc hỏi giá và báo giá diễn ra liên tục nhưng tỷ lệ được giao dịch
không nhiều. Hình thức giao dịch gián tiếp qua môi giới dễ dàng khớp lệnh hơn, làm tăng tính
thanh khoản cho thị trường.
b. Thị trường khách hàng hoặc thị trường bán lẻ (Non- Interbank):
Trong đó, các ngân hàng giao dịch với khách hàng thương mại của mình, các khách hàng không
phải ngân hàng giao dịch với nhau. Hay còn gọi là giao dịch trên thị trường bán lẻ, là những giao
dịch giữa NHTM và khách hàng mua bán lẻ. Trong giao dịch này, các khách hàng sẽ giao dịch
theo tỷ giá mà NHTM yêt công khai. Tỷ giá giao dịch trên thị trường mua bán lẻ được gọi là tỷ
giá bán lẻ. Các NHTM thường tính toán tỷ giá mua bán lẻ trên cơ sở tỷ giá trên TTLNH, do vậy,
chênh lệch giá mua và bán trên thị trường mua bán lẻ lớn hơn so với trên thị trường bán buôn
(Mossa, 2004)
Giao dịch trên thị trường mua bán lẻ có qui mô tương đối nhỏ và không đồng đều. Tỷ giá trên thị
trường này thường không biến động mạnh, tỷ giá được yết buổi sáng có thể sẽ được sử dụng cả
ngày đối với tất cả các giao dịch.
Thủ tục thanh toán: Thông thường việc thanh toán giữa các ngân hàng được thực hiện qua một
hệ thống thanh toán điện tử như SWIFT (The Society for Worldwide Interbank Financial
Telecommunication). Ở Mỹ các ngân hàng giao dịch ngoại hối thanh toán bằng USD giữa các

ngân hàng thông qua CHIPS (Clearing House Interbank Payments System) (Sam, 1998)
1.1.3.2. Theo tính chất giao dịch:
Thị trường giao ngay: là thị trường thực hiện giao dịch giao ngay có ngày giá trị là hai ngày làm
việc sau ngày ký hợp đồng, giao dịch giao ngay được coi là giao dịch sơ cấp (Primary operation)
(Lê Thị Anh Đào, 2011)


Thị trường phái sinh: đây chính là nơi thực hiện các giao dịch phái sinh (Derivative operations)
bao gồm giao dịch kỳ hạn, hoán đổi, tương lai, quyền chọn. Các giao dịch của thị trường phái
sinh là những giao dịch có ngày giá trị khác hai ngày làm việc.
1.1.3.3. Theo tính chất tập trung của thị trường
Hai đặc trưng chủ yếu phân biệt TTNH với những thị trường tài chính khác là hầu hết thị trường
là không tập trung và doanh số giao dịch rất lớn (Lê Thị Anh Đào, 2011)
a. Thị trường phi tập trung (The Over The Counter – OTC):
Các bên tham gia thực hiện giao dịch với nhau bằng cách sử dụng điện thoại, telex, mạng máy
tính mà không cần phải tập trung tại một khu vực địa lý như sàn giao dịch (Lê Thị Anh Đào,
2011). Giao dịch giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi và một phần giao dịch quyền chọn được thực hiện
trên thị trường phi tập trung.
b. Thị trường tập trung (Centralized market) hay Sở giao dịch – The Exchange:
Các giao dịch tương lai và một phần giao dịch quyền chọn được thực hiện tại Sở giao dịch.
Muốn được giao dịch phải là thành viên của sàn giao dịch và tuân thủ những qui định về ký quỹ,
mở tài khoản giao dịch, nếu không phải là thành viên thì có thể giao dịch thông qua môi giới là
thành viên của Sở giao dịch. Sở giao dịch có trách nhiệm tổ chức, quản lý các hoạt động và đưa
ra những qui định về loại tiền được giao dịch, khối lượng giao dịch, về kỳ hạn và giới hạn mức
biến động của tỷ giá.
Trên thị trường tập trung, giao dịch được thực hiện với mức giá được công bố công khai và tất cả
những nhà kinh doanh trên thị trường đều có cơ hội đối mặt với các mức giá như nhau. Ngược
lại, trên thị trường phi tập trung, giá được yết và các giao dịch được thực hiện riêng lẻ, có thể
được thực hiện qua phương tiện truyền thông (Laurence, 2000).
Để biếtđược cơ chế hoạt động của thị trường cũng như đánh giá mức độ phát triển của một

TTNH phải xem xét các thành viên tham gia, phân loại thành viên tham gia tùy vào tiêu thức là
hình thức tổ chức hay chức năng của thành viên đối với thị trường.
1.1.4. Các chủ thể tham gia thị trường ngoại hối
1.1.4.1. Phân loại theo hình thức tổ chức:
Theo hình thức tổ chức chúng ta có thể phân các chủ thể thành năm nhóm chính: các khách hàng
mua bán lẻ, các ngân hàng thương mại, các định chế tài chính khác, các nhà môi giới và các ngân
hàng trung ương (Lê Thị Anh Đào, 2011)
a. Nhóm khách hàng mua bán lẻ:
Nhóm này bao gồm các công ty nội địa, các công ty đa quốc gia, những nhà đầu tư quốc tế và tất
cả những ai có nhu cầu mua bán ngoại hối nhằm mục đích phục vụ cho hoạt động của chính
mình. Các cá nhân cũng có thể tham gia vào thị trường ngoại hối, ví dụ những người đi du lịch,
đi nước ngoài học tập, công tác... có nhu cầu mua ngoại tệ và thường là bằng tiền mặt. Tuy
nhiên, loại giao dịch bằng tiền mặt như vậy chỉ chiếm một phần nhỏ, không quan trọng trong
tổng giá trị của các giao dịch ngoại hối được thực hiện. Nhóm khách hàng mua bán lẻ tham gia
trên thị trường với hai mục đích chính: chuyển đổi tiền tệ và phòng ngừa rủi ro tỷ giá. (Lê Thị
Anh Đào, 2011)
b. Các ngân hàng thương mại:
Các NHTM tham gia giao dịch trên cả hai thị trường, bán lẻ và bán buôn nhằm hai mục đích:


- Thị trường bán lẻ còn được gọi là thị trường khách hàng, ngân hàng cung cấp dịch vụ cho
khách hàng, mua bán ngoại tệ cho khách hàng theo tỷ giá niêm yết, phần lớn các hoạt động trên
thị trường mua bán lẻ của các NHTM thường được xem là hoạt động cung cấp dịch vụ cho khách
hàng, chủ yếu là mua hộ, bán hộ, chuyển tiền hộ.
- Trên thị trường bán buôn còn được gọi là TTLNH, các NHTM giao dịch với nhau; họ hoạt
động chủ yếu như là các nhà đầu cơ chấp nhận rủi ro ngoại hối kiếm lời thông qua sự biến động
của tỷ giá. Với hoạt động đầu cơ, các ngân hàng thương mại làm thay đổi cơ cấu tiền tệ các tài
sản có và các tài sản nợ của mình tạo trạng thái mở ngoại tệ nên đối mặt với rủi ro về tỷ giá, vì
thế đòi hỏi các giao dịch viên phải thận trọng, chính xác và nhạy bén. Ngoài ra, các NHTM còn
thực hiện nghiệp vụ arbitrage – kinh doanh chênh lệch tỷ giá để kiếm lời hoặc phòng ngừa rủi ro

tỷ giá cho chính các hoạt động của mình.
c. Các định chế tài chính khác:
Nhóm này bao gồm các ngân hàng đầu tư, các công ty tài chính, các quỹ đầu tư, các quỹ hưu trí
và các quỹ tương hỗ. Họ thường tham gia giao dịch ngoại hối với quy mô giao dịch lớn, phục vụ
ngoại hối cho đa dạng khách hàng và cạnh tranh với các NHTM, góp phần hình thành thị trường
bán buôn (Sam, 1998)
Các NHTM, các định chế tài chính khác và các công ty lớn giao dịch với nhau bằng hai cách.
Cách thứ nhất là giao dịch trực tiếp với nhau thông quan điện thoại hoặc thông qua hệ thống kinh
doanh điện tử. Cách thứ hai là giao dịch thông qua các nhà môi giới.
d. Các nhà môi giới ngoại hối:
Đây là nhóm chủ thể tham gia phổ biến thông tin thị trường và thực hiện việc làm khớp các giao
dịch giữa người mua và người bán. Khác với các nhà kinh doanh, các nhà môi giới không tạo ra
các trạng thái ngoại hối cho mình mà kiếm lợi nhuận thông qua việc thu phí hoa hồng môi giới.
Các nhà môi giới hoạt động khắp toàn cầu, cung cấp dịch vụ 24/24 cho thị trường.
e. Các ngân hàng trung ương:
NHTW thực hiện việc mua bán ngoại tệ thông qua giao dịch trực tiếp với các NHTM hoặc thông
qua các nhà môi giới. Ngoài ra NHTW tham gia mua bán ngoại tệ trên TTNH để thực hiện các
hoạt động thanh toán của Chính phủ.

1.1.4.2. Phân loại theo chức năng trên thị trường:
Theo chức năng hoạt động trên TTNH, các chủ thể tham gia thị trường có thể phân thành các
nhóm sau: nhà tạo giá sơ cấp, nhà tạo giá thứ cấp, nhà chấp nhận giá, nhà môi giới, nhà đầu cơ
và người can thiệp trên thị trường (Mossa, 2004)
a. Nhóm các nhà tạo giá sơ cấp:
Bao gồm các NHTM lớn, các nhà kinh doanh đầu tư lớn và một số công ty lớn, thực hiện tạo giá
trên thị trường bán buôn – thị trường liên ngân hàng. Họ là những nhà kinh doanh chuyên nghiệp
trên thị trường, họ sẵn sàng tạo giá lẫn cho nhau trên cơ sở yết giá hai chiều. Khi được yêu cầu,
họ sẽ yết đồng thời cả giá mua vào và bán ra và sẵn sàng mua và bán theo tỷ giá đã yết. Các nhà
tạo giá sơ cấp còn được gọi là những nhà bán buôn.



b. Các nhà tạo giá thứ cấp:
Thường là các NHTM, tạo giá trên thị trường bán lẻ - thị trường khách hàng, tạo giá một chiều
trên cơ sở yết giá hai chiều cho các khách hàng của mình. Nghĩa là họ đưa ra tỷ giá mua vào và
bán ra cho khách hàng nhưng khách hàng không phải là người tạo giá ngược lại cho các NHTM.
Việc tạo giá trên thị trường bán lẻ được thực hiện trên cơ sở tỷ giá được hình thành trên thị
trường bán buôn.
c. Các nhà chấp nhận giá:
Là những khách hàng mua bán lẻ. Họ đơn thuần chấp nhận giá đưa ra của các thành viên tạo giá
trên thị trường bán lẻ và tiến hành giao dịch. Đôi khi các NHTM lớn cũng là những người chấp
nhận giá khi mua và bán những đồng tiền mà họ không giao dịch tích cực.
d. Nhóm các nhà cung cấp dịch vụ
Bao gồm các tổ chức cung cấp thông tin cập nhật thường xuyên về thị trường và cung cấp các hệ
thống giao dịch điện tử như Reuters, Telerate và Knight-Ridder là các nhà cung cấp dịch vụ nổi
tiếng.
e. Nhóm các nhà môi giới
Đây là những chủ thể đóng vai trò trung gian giữa người mua và người bán trên thị trường. Các
nhà môi giới giúp người mua và người bán tiếp cận các cơ hội kinh doanh tốt, tiết kiệm thời
gian, chi phí và làm cho thị trường hoạt động sôi động. Tại một thời điểm, một nhà môi giới có
thể nhận được nhiều lệnh mua và bán từ các chủ thể khác nhau trên thị trường. Nhà môi giới sẽ
lựa chọn tỷ giá mua cao nhất và tỷ giá bán thấp nhất để tạo thành giá chào tốt nhất cung cấp cho
người hỏi giá. Người môi giới không kinh doanh cho chính mình không tạo trạng thái ngoại tệ
mở vì thế họ cũng không đối mặt với rủi ro tỷ giá biến động (Simon, Nick, 2006)
f. Nhóm các nhà đầu cơ:
Hoạt động tương đối mạnh trên TTNH, họ mua vào hay bán ra một đồng tiền nhất định trên cơ
sở phán đoán của mình về xu hướng biên động tỷ giá, châp nhận duy trì trạng thái ngoại hối mở,
họ có thể thu được lợi nhuận hoặc phải chịu thua lỗ khi tỷ giá biến động. Các nhà đầu cơ thường
bị buộc tội gây ra những biến động trên các thị trường, gây tác động không tích cực đên nền kinh
tê nói chung. Tuy nhiên, yếu tố đầu cơ là cần thiêt nhằm tăng tính thanh khoản cho thị
trường

và làm cho thị trường sôi động. Hoạt động đầu cơ trên TTNH không được Chính phủ của
các nước Đông Nam Á chấp thuận vì họ cho rằng đầu cơ sẽ tạo nên rắc rối gây nên tình trạng
mất ổn định (Kui, 1988)
g. Người thực hiện chức năng can thiệp:
Sự tham gia của những NHTW trên TTNH mỗi nước có sự khác nhau về mức độ, cách thức và
mục đích tham gia, hoạt động của NHTW đóng vai trò rấtt quan trọng bởi vì tác động của những
giao dịch do NHTW thực hiện có vai trò định hướng sự biến động của tỷ giá, các chủ thể tham
gia thị trường ngoại hối luôn chăm chú theo dõi các hoạt động của NHTW để dự đoán các chính
sách kinh tê vĩ mô trong tương lai, dự báo sự biến động của tỷ giá và đưa ra các quyết định phù
hợp trên thị trường (Lê Thị Anh Đào, 2011)
Việc lựa chọn cơ chế tỷ giá sẽ xác định khung cơ bản mà trong đó NHTW thực hiện hành động
can thiệp của nó, phạm vi và phương pháp thực hiện phụ thuộc trước hêt vào cơ chê tỷ giá hối
đoái của mỗi nước (Sam, 1998). Đó là việc NHTW sẽ thả nổi tỷ giá cho thị trường tự quyết định


hay NHTW sẽ tác động vào tỷ giá thông qua các hoạt động can thiệp của mình bằng cách mua
vào hay bán ra ngoại tệ trên TTNH.
Trong chế độ tỷ giá cố định, NHTW thường xuyên can thiệp với mục đích duy trì tỷ giá trong
một biên độ tỷ giá nhất định. Trong chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết, NHTW can thiệp nhằm tác
động lên tỷ giá theo hướng mà NHTW cho là có lợi cho nền kinh tế.
Các NHTW cũng có thể tác động lên tỷ giá thông qua việc áp dụng các chính sách làm thay đổi
lãi suất trên thị trường tiền tệ như mua các chứng khoán phát hành lần đầu của Chính phủ, hoạt
động trên thị trường mở hoặc thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của tỷ giá
1.2.1. Mức chênh lệch lạm phát của hai nước:
Giả sử trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo, năng suất lao động của hai nước tương đương như
nhau, quản chế ngoại hối tự do, một loại hàng hoá A ở Mỹ có giá trị 1 USD và tại Nhật là 120
JPY, có nghĩa là ngang giá sức mua đối nội của hai tiền tệ này là USD/JPY = 120. Nếu ở Mỹ có
mức lạm phát là 5% và ở Nhật là 10% thì giá loại hàng A ở Mỹ tăng lên là 1,05 USD, ở Pháp
tăng lên là 132 JPY. Do đó, ngang giá sức mua đối nội sẽ là 1,05 USD = 132 JPY.

Hay là :
Tỷ giá trước lạm phát: USD/JPY = 120
Tỷ giá sau lạm phát: USD/JPY = 125,71 JPY.
Mức chênh lệch tỷ giá là 5,71 JPY hay là 4,76% trong khi đó mức chênh lệch lạm phát là 5%,
hai mức chênh lệch này có thể coi là tương đương nhau.
Qua đó, có thể nhận thấy tỷ giá biến động do lạm phát phụ thuộc vào mức chênh lệch lạm phát
của hai đồng tiền và nước nào có mức độ lạm phát lớn hơn thì đồng tiền nước đó sẽ giảm sức
mua hơn. Ngoại hối có giá cả, bởi vì ngoại hối cũng là một loại hàng hoá đặc biệt. Giá cả của
ngoại hối cũng chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố làm cho nó biến động như mức độ lạm phát và
giảm phát, cung và cầu ngoại hối trên thị trường...
Nếu không tính đến các nhân tố khác, chỉ tính riêng ảnh hưởng của nhân tố lạm phát, ta có thể dự
đoán được sự biến động của tỷ giá trong tương lai.
1.2.2. Cung và cầu ngoại hối trên thị trường:
Các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối có thể bao gồm:
- Tình hình dư thừa hay thiếu hụt của cán cân thanh toán quốc tế: Nếu cán cân thanh toán quốc tế
dư thừa thì có thể dẫn đến khả năng cung ngoại hối lớn hơn cầu ngoại hối. Ngược lại, thì cầu
ngoại hối sẽ lớn hơn cung ngoại hối.
- Thu nhập thực tế tăng lên sẽ làm tăng nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ nhập khẩu, do đó làm
cho nhu cầu ngoại hối để thanh toán hàng nhập khẩu tăng lên.
- Những nhu cầu ngoại hối bất thường tăng lên do thiên tai, hạn hán, lũ lụt, mất mùa, chiến
tranh... cũng như do nạn buôn lậu gây ra.
1.2.3. Mức chênh lệch lãi suất giữa các nước:


Nước nào có lãi suất ngắn hạn cao hơn nước khác hoặc cao hơn LIBOR thì vốn ngắn hạn sẽ chảy
vào nhằm thu phần chênh lệch do tiền lãi tạo ra đó, do đó sẽ làm cho cung ngoại hối tăng lên,
cầu ngoại hối giảm đi, tỷ giá hối đoái sẽ giảm xuống.
1.2.4. Các nhân tố khác:
Sự điều chỉnh các chính sách tài chính tiền tệ, các sự kiện kinh tế, xã hội, chiến tranh , thiên tai,
sự biến động của các chỉ số thống kê về việc làm, thất nghiệp, tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là các

chỉ số và các sự kiện tại Mỹ sẽ ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái trên thị trường thế giới. Cụ thể là
các nhân tố:
- Chỉ số thất nghiệp tăng giảm trong tháng
- Chỉ số bán lẻ
- Kết quả các chính sách, sự kiện chính trị - xã hội…
- Sản lượng công nghiệp, GDP, GNP…
- Các yếu tố tâm lý
1.3. Chính sách tỷ giá:
Chính sách tỷ giá là những chủ trương biện pháp của Chính phủ thông qua cơ chế điều hành
nhằm duy trì một mức tỷ giá cố định hay tác động để tỷ giá biến động đến một mức cần thiết phù
hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia. (Lê Thị Anh Đào, 2011)
Trong một nền kinh tế mở, động cơ hoạch định chính sách là những mục tiêu cân đối bên trong
và cân đối bên ngoài. Tuy nhiên những mục tiêu này có quan hệ mật thiết với nhau, những thay
đổi cân đối bên trong sẽ tác động đến những thay đổi bên ngoài và ngược lại. Hơn nữa, trong xu
thế hội nhập hiện nay những yếu tố của cân đối bên trong còn chứa đựng những yếu tố bên ngoài
và ngược lại. (Lê Thị Anh Đào, 2011)
Theo Lê Thị Anh Đào (2011), tỷ giá là một biến số kinh tế quan trọng, tác động đến nền kinh tế
với mức ảnh hưởng khác nhau ở các mặt hoạt động khác nhau, với TTNH chính sách tỷ giá sẽ có
những tác động trực tiếp và gián tiếp như sau:
- Một tỷ giá hối đoái phản ánh đúng cung cầu ngoại tệ trên thị trường sẽ có tác động khuyến
khích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu và phát triển sản xuất, lưu thông hàng hoá gia tăng lượng
ngoại tệ trên TTNH.
- Tỷ giá được xác định đúng là giá cả của thị trường sẽ tạo cơ sở cho các giao dịch trên TTNH
phát triển.
- Một chế độ tỷ giá phù hợp sẽ tạo điều kiện nâng cao uy tín đồng bản tệ, tạo niềm tin cho các
nhà đầu tư quốc tế thu hút luồng vốn đầu tư chảy vào gia tăng lượng ngoại tệ tạo cơ hội cho dòng
chảy ngoại tệ được thông suốt.
- Lựa chọn một chính sách tỷ giá hợp lý phải tuỳ thuộc vào đặc điểm kinh tế, thể chế chính trị,
phương hướng phát triển kinh tê và nhât là mục tiêu phát triển kinh tê xã hội của từng quốc gia
trong từng thời kỳ.

Xuât phát từ mục tiêu đặt ra và những tác động của chính sách, chính sách tỷ giá gồm 2 nội dung
chính như sau: (i) Xác định một chê độ tỷ giá phù hợp, (ii) Xác định hệ thống các công cụ tác
động đên tỷ giá.


Chế độ tỷ giá – exchange rate regime (hay còn gọi là cơ chế tỷ giá – exchange rate mechanism)
phản ánh cách thức xác định tỷ giá mà Chính phủ lựa chọn và cách thức can thiệp vào tỷ giá của
NHTW, vì thê chế độ tỷ giá được phân chia thành các chê độ tỷ giá đặc trưng là:
- Chế độ tỷ giá cố định: là chế độ theo đó NHTW công bố và cam kêt để duy trì tỷ giá cố định
(gọi là tỷ giá trung tâm) trong một biên độ hẹp đã được định trước. Vai trò của NHTW buộc phải
mua vào hay bán ra đồng nội tệ trên thị trường ngoại hối nhằm duy trì tỷ giá cố định và chỉ biến
động trong một biên độ hẹp.
- Chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn: là chế độ tỷ giá được xác định hoàn toàn tự do theo qui luật
cung cầu trên TTNH mà không có bất kỳ sự can thiệp nào của NHTW. Vai trò của NHTW chỉ
tham gia trên TTNH với tư cách là một thành viên bình thường, nghĩa là NHTW có thể mua hay
bán một đồng tiền nhất định để phục vụ cho mục đích hoạt động của mình chứ không nhằm mục
đích can thiệp lên tỷ giá hay để cố định lên tỷ giá. Trên thực tê tuy tuyên bố áp dụng chế độ tỷ
giá thả nổi nhưng Chính phủ không hoàn toàn thờ ơ trước sự biến động thất thường của tỷ giá,
nên cũng có can thiệp để giảm sự biến động của tỷ giá, tuy nhiên can thiệp của Chính phủ là tùy
ý không đặt ra bất cứ mục tiêu bắt buộc nào phải đạt được (Lê Thị Anh Đào, 2011)
- Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết: là chế độ tỷ giá theo đó NHTW tiến hành can thiệp tích cực
trên TTNH nhằm duy trì tỷ giá biến động trong một vùng nhất định. NHTW không cam kết duy
trì một mức tỷ giá cố định nào, nhưng cam kết can thiệp để tỷ giá chỉ thay đổi trong một giới
hạn. Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết là sự kết hợp giữa chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn và chế
độ tỷ giá hối đoái cố định.
Trong thực tế hầu như ít có một quốc gia nào áp dụng chế độ tỷ giá cố định hoặc thả nổi thuần
tuý mà thay vào đó là một chính sách tỷ giá kết hợp giữa thả nổi và cố định với những đặc trưng
đa dạng phù hợp với đặc điểm của từng quốc gia.
Chế độ tỷ giá là công cụ của chính sách kinh tế của Chính phủ vì vậy chế độ tỷ giá phụ thuộc vào
ý chí chủ quan của Chính phủ, mỗi quốc gia sẽ có nguyên tắc xác định tỷ giá và cơ chế điều hành

tỷ giá khác nhau và chính từ đó hình thành các chính sách tỷ giá khác nhau. Nội dung chính của
chính sách tỷ giá chính là chế độ tỷ giá và hệ thống các công cụ can thiệp. Tuỳ thuộc vào từng
thời kỳ xác định chiến lược phát triển kinh tế, dự trữ ngoại hối, đặc thù về hoàn cảnh lịch sử của
mỗi quốc gia mà có sự lựa chọn những chính sách tỷ giá khác nhau.
Các quốc gia hiện nay có thể lựa chọn chế độ tỷ giá hối đoái nằm trong dãy từ mô hình chế độ tỷ
giá cố định đến chế độ tỷ giá linh hoạt thuần tuý, giữa các mô hình đó đó là những mô hình chế
độ tỷ giá không thuần tuý là cố định hay linh hoạt. Theo phân loại của IMF, trên thế giới gồm có
các chế độ tỷ giá:
(1) Chế độ tỷ giá không có đồng tiền pháp định riêng (Exchange Rate Regimes with no
separate legal tender): đồng tiền sử dụng trong lưu thông có thể là (i) quốc gia này sử dụng đồng
tiền của quốc gia khác trong lưu thông như là một đồng tiền pháp định duy nhất (ii) quốc gia này
là thành viên của liên minh tiền tệ, trong đó các nước thành viên thống nhất sử dụng một đồng
tiền pháp định chung.
(2) Chế độ chuẩn tiền tệ (Currency board Regimes): Đây là chế độ tỷ giá có có sự cam kết
chính thức của Chính phủ về chuyển đổi bản tệ sang ngoại tệ là đồng tiền bản vị tại một mức tỷ
giá cố định.
(3) Chế độ tỷ giá neo đậu (cố định) thông thường (Conventional fixed peg Regimes): Đây là
chế độ tỷ giá khi Chính phủ neo đồng tiền của mình (một cách chính thức hay ngầm định) với


một đồng tiền chính hay một rổ các đồng tiền tại một mức tỷ giá cố định, đồng thời cho phép tỷ
giá được dao động trong một biên độ hẹp tối đa là 1% xung quanh tỷ giá trung tâm.
(4) Chế độ tỷ giá neo đậu (cố định) với biên độ dao động rộng (Exchange rates Peg within
horizontal bands): giống như chế độ tỷ giá trên nhưng cho phép tỷ giá được dao động trong một
biên độ rộng hơn 1% xung quanh tỷ giá trung tâm.
(5) Chế độ tỷ giá cố định trượt (Crawlingpegs): Đây là chế độ tỷ giá cố định, nhưng định kỳ tỷ
giá sẽ được điều chỉnh như sau: (i) theo một tỷ lệ nhất định đã được thông báo trước, hoặc (ii) để
phản ánh những thay đổi trong một chỉ tiêu nhất định đã được lựa chọn (lạm phát, cán cân
thương mại...)
(6) Chế độ tỷ giá trượt có biên độ (Exchange rates within crawling bands): Đây là chế độ tỷ

giá cố định với các nội dung: (i) tỷ giá dao động trong một biên độ nhất định xoay quanh tỷ giá
trung tâm và (ii)Tỷ giá trung tâm được điều chỉnh định kỳ có thể theo một tỷ lệ đã được thông
báo trước, hoặc để phản ánh những thay đổi trong một số chỉ tiêu nhất định đã được lựa chọn.
(7) Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết không thông báo trước (Managed floating with no
preannounced path for Exchange rate): Là chế độ tỷ giá vừa giống chế độ tỷ giá thả nổi tự do ở
điểm các tỷ giá được phép dao động hàng ngày và không có các biên độ chính thức. Nhưng nó
lại giống chế độ tỷ giá cố định ở điểm các Chính phủ có thể can thiệp vào tỷ giá để tránh đồng
bản tệ biến động bất lợi. Chính phủ tác động ảnh hưởng lên xu hướng vận động của tỷ giá thông
qua hành động can thiệp tích cực trên TTNH, nhưng không có bất cứ một sự thông báo trước hay
một sự cam kêt nào về hướng và mức độ can thiệp lên tỷ giá là như thế nào. Hiện nay, trên thê
giới có 42 quốc gia áp dụng chê độ tỷ giá này trong đó có Việt nam. (Lê Thị Anh Đào, 2011)
(8) Chế độ tỷ giá thả nổi độc lập (Independently Floating): Đây là chế độ tỷ giá, trong đó tỷ giá
được xác định theo thị trường mà không có bất cứ sự can thiệp nào của NHTW. Vì thế không đòi
hỏi quốc gia phải có dự trữ ngoại hối mạnh để can thiệp vào TTNH. Bất cứ hoạt động can thiệp
ngoại hối nào cũng chỉ nhằm giảm sự biến động quá mức của tỷ giá, chứ không theo đuổi một
hướng vận động hay một giới hạn cụ thể nào về tỷ giá.
Trên cơ sở xác định chế độ tỷ giá, Chính phủ sẽ xác định việc điều hành chính sách tỷ giá bằng
những công cụ mà có mức độ tác động khác nhau, đó là: Lãi suất tái chiết khấu, Nghiệp vụ thị
trường mở, Can thiệp vào TTNHLNH, ngoài 3 công cụ mang tính kinh tế trên, các quốc gia còn
sử dụng các biện pháp mang tính hành chính như kết hối, qui định hạn chế đối tượng được mua
ngoại tệ v.v..
Theo Kui (1988), nguyên nhân lớn nhất gây cản trở sự phát triển TTNH là sự biến động của tỷ
giá trong một biên độ quá hẹp và tỷ giá cuả đồng nội tệ bị neo với một vài đồng tiền chính có
khả năng chuyển đổi được, vì thế đã không tạo cơ hội cho nghiệp vụ đầu cơ và bảo hiểm rủi ro tỷ
giá phát triển.
1.4. Những bài học kinh nghiệm điều hành tỷ giá:
Việt Nam xây dựng và phát triển TTNH trong bối cảnh trên thế giới đã có những TTNH của các
khu vực và thế giới vì thế Việt Nam có thể kế thừa kinh nghiệm của các quốc gia trong khu vực
mà có những yếu tố kinh tế nền tảng tương đồng với Việt Nam. Tuy nhiên kinh nghiệm vận hành
và phát triển thị trường sẽ tùy thuộc vào những điều kiện cơ sở của mỗi quốc gia.

1.4.1. Kinh nghiệm điều hành tỷ giá tại Trung Quốc:
Ngân hàng nhân dân Trung Quốc cam kết duy trì một tỷ giá ổn định trên thị trường thị trường
ngoại hối thông qua việc can thiệp vào Hệ thống giao dịch ngoại hối (CFETS). Chính sách tỷ giá


được điều hành phù hợp với những chuyển đổi của nền kinh tế. Ngay từ đầu những năm 80,
Trung Quốc đã cho phép thực hiện cơ chế điều chỉnh tỷ giá giảm dần để phản ánh đúng sức mua
của đồng CNY. Chính sách tỷ giá này đã giúp Trung Quốc cải thiện được cán cân thương mại,
giảm thâm hụt thương mại và cán cân thanh toán, đưa đất nước thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng
kinh tế(Zhang, Liang, 2006). Sau đó Trung Quốc đã thực hiện việc cải cách về chính sách tỷ giá
vào ngày 21/7/2005, nới lỏng tỷ giá chấp nhận cho CNY tăng giá nhằm giảm áp lực lạm phát.
Về quản lý ngoại hối, Trung Quốc thực hiện biện pháp hạn chế tối đa các giao dịch trong nước
sử dụng bằng ngoại tệ, nghiêm cấm người cư trú thanh toán mua bán, chuyển nhượng cho nhau
bằng ngoại tệ. Cấm sử dụng ngoại tệ để niêm yết và thanh toán giữa người cư trú với nhau, đồng
thời quan tâm đến điều hành chính sách lãi suất và tỷ giá hợp lý, duy trì lãi suất CNY luôn lớn
hơn lãi suất ngoại tệ và tỷ giá giữa CNY/USD được duy trì ổn định nên các doanh nghiệp có xu
hướng chuyển đổi ngoại tệ sang nội tệ, góp phần giảm tình trạng đô la hóa.
Xây dựng cơ chế ngoại hối thích hợp nhằm ngăn chặn việc tích trữ ngoại tệ, quản lý nhu cầu
mua ngoại tệ, thu hút các nguồn vốn ngoại tệ vào tay nhà nước. Trung Quốc duy trì chính sách
kết hối 13 năm mới chấm dứt, khi mà quỹ dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đã lên tới hơn 1,5
nghìn tỷ USD vào năm 2007 (Lê Thị Anh Đào, 2011), chính sách này được xóa bỏ khi nền kinh
tế nhiều năm tăng trưởng mạnh, tỷ lệ lạm phát thấp, cán cân thanh toán, cán cân thương mại dư
thừa lớn, dự trữ ngoại hối cao. Trung Quốc còn thực thi chính sách thắt chặt quản lý ngoại hối
trong cho vay ngoại tệ đối với các doanh nghiệp trong nước, đến cuối năm 2002 các doanh
nghiệp trong nước mới được phép vay ngoại tệ từ các ngân hàng thương mại. Đến năm 2008,
Trung Quốc mới tự do hóa giao dịch vãng lai và nới lỏng quản lý với giao dịch vốn.
Nhờ thực hiện từng bước quá trình tự do hóa quản lý ngoại hối, Trung Quốc đã thành công trong
việc điều hành cơ chế tỷ giá, đảm bảo đáp ứng được đầy đủ nhu cầu ngoại tệ cho nền kinh tế
phát triển vững chắc. Tập trung nguồn thu ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng, tạo điều kiện cho
các ngân hàng nâng cao khả năng cạnh tranh với thị trường ngoại tệ chợ đen. Từ năm 1994 đến

nay, sau khi điều chỉnh tỷ giá, Trung Quốc vẫn giữ được thị trường ngoại tệ ổn định (Lê Thị Anh
Đào, 2011)
Về tổ chức thị trường, vào tháng 4/1994 Trung Quốc đã thành lập sàn giao dịch ngoại tệ CFETS
đánh dấu sự ra mắt của TTNTLNH thống nhất, phương pháp quản lý ngoại hối của Chính phủ
cũng đã điều chỉnh dựa trên các biện pháp kinh tế và hợp pháp ngược với cách điều hành theo
mệnh lệnh hành chính trước đây. Đến năm 2002, cho phép các công ty có đủ điều kiện giao dịch
quốc tế và có nguồn thu ngoại tệ từ tài khoản giao dịch hiện hành được phép mở tài khoản ngoại
tệ và duy trì trong giới hạn 20% so với doanh thu ngoại tệ của năm trước. Năm 2005, cho phép
các công ty phi tài chính và công ty tài chính phi ngân hàng được tham gia vào TTLNH với cách
thức giao dịch đấu giá và hệ thống tạo giá, ngoài ra các giao dịch kỳ hạn và hoán đổi giữa CNY
với các ngoại tệ cũng được phép thực hiện (Lê Thị Anh Đào, 2011)
1.4.2. Kinh nghiệm điều hành tỷ giá tại Singapore:
Theo xếp loại của IMF, chính sách tỷ giá của Singapore là thả nổi có điều tiết, tuy nhiên theo Lê
Thị Anh Đào (2011), chế độ tỷ giá của quốc gia này có những đặc điểm rất riêng, là chế độ tỷ giá
dựa trên một rổ tiền tệ, có biên độ dao động rộng và điều chỉnh theo định kỳ. Tỷ trọng của các
ngoại tệ trong rổ căn cứ vào mức độ tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế của các đối tác
của Singapore, loại tiền tệ và tỷ trọng được điều chỉnh tùy thuộc vào sự thay đổi trong hoạt động
thương mại của Singapore, tuy nhiên Cơ quan quản lý tiền tệ của Singapore (MAS) không công
bố cụ thể thành phần của rổ tiên tệ cũng như tỷ trọng của các loại tiền.Với mục tiêu theo đuổi
chế độ tỷ giá thả nổi có điêu tiết, MAS sẽ can thiệp nếu như tỷ giá SGD vượt quá biên độ dao
động và hướng dao động có thể tăng lên hoặc giảm xuống tùy thuộc vào sự biến động của các


chỉ số kinh tế cơ bản, Singapore được xem là quốc gia thành công nhất khi theo đuổi chính sách
tỷ giá thả nổi có điếu tiêt với các đặc điểm riêng với tên gọi là BBC (Basket Band Crawl). Nó
được xem là hình mẫu cho các chế độ tỷ giá của Trung Quốc cũng như các quốc gia thuộc
ASEAN (Lê Thị Anh Đào, 2011). NHTW Singapore thiết lập ủy ban theo dõi và giám sự phát
triển của TTNH gọi là Ủy ban ngoại hối (Forex Exchange Committee) bao gồm MAS và các
NHTM (Nguyễn Thị Thu Hằng và cộng sự, 2010).
1.4.3. Kinh nghiệm điều hành tỷ giá tại Thái Lan:

Từ năm 1985, Thái Lan đã có những bước đi mạnh mẽ trong quá trình tự do hóa giao dịch vốn
nhằm thu hút dòng vốn nước ngoài, dỡ bỏ những điều kiện đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp, tự
do hóa dòng vốn gián tiếp và vay nợ nước ngoài chỉ đăng ký với NHNN, hạn chế dòng vốn đầu
tư ra nước ngoài. Tuy nhiên việc phát triển quá nhanh TTCK với luồng vốn vào ồ ạt đã gây bất
ổn cho thị trường, sau khủng hoảng đã điều chỉnh quản lý chặt chẽ dòng vốn vào đồng thời thay
đổi cơ chế tỷ giá trước khủng hoảng tài chính năm 1997. Thái Lan duy trì việc thông báo tỷ giá
hối đoái chính thức, tỷ giá hối đoái chính thức cũng được neo với rổ tiền tệ, trong đó USD chiếm
đến 90%. Tuy nhiên tỷ giá hối đoái chính thức được hủy bỏ hoàn toàn vào ngày 2/7/1997, sau đó
chính sách tỷ giá được thả nổi nhưng chưa hoàn toàn, NHTW sẽ can thiệp khi thị trường có biến
động lớn. (Lê Thị Anh Đào, 2011)
1.4.4. Kinh nghiệm điều hành tỷ giá tại Phillipines:
NHTW Philippines (BSP) duy trì một chính sách tỷ giá thả nổi, tỷ giá được xác định trên cơ sở
cung – cầu trên TTNH. Tuy nhiên, BSP sẵn sàng can thiệp khi tỷ giá biến động bất thường. Tỷ
giá được xác định theo thị trường phù hợp với chính sách cải cách theo định hướng thị trường
của Chính phủ và chiến lược cạnh tranh hướng ngoại với giá cả ổn định và hiệu quả (Lê Thị Anh
Đào, 2011)
BSP được giao quyền hợp pháp và toàn diện trong việc qui định và giám sát TTNH, theo đó BSP
được phép chỉ định những nhà giao dịch và đại lý ngoại hối được ủy quyền để giao dịch trên
TTNH. Các NHTM được phép tự do kinh doanh trên tài khoản ngoại tệ của mình mà không bị
bắt buộc phải bán ngoại tệ cho NHTW như trước năm 1985 và NHTW can thiệp vào TTNH
thông qua một NHTM của nhà nước (Kui, 1988).
NHTW Philippines đã thành lập Trung tâm giao dịch ngoại hối từ năm 1967, đây là một dạng thị
trường giao dịch tại một địa điểm cụ thể đã tạo điều kiện thuận lợi đáng kể cho việc phát triển
TTNH mới nổi (Kui, 1988). Về quản lý ngoại hối, Philippines và Indonesia cho phép người cư
trú và không cư trú được mở tài khoản tiền gửi bằng ngoại tệ và với khu vực kinh tế đối ngoại,
kiểm soát các giao dịch ngoại hối bằng cách yêu cầu các tổ chức và cá nhân có giao dịch ngoại
hối báo cáo kết hợp đăng ký tại NHTW Philipines. Hệ thống quản lý này rất khác biệt so với các
nước khác và nước này rất thành công trong việc kiểm soát ngoại hối thông qua việc sử dụng hệ
thống đăng ký giao dịch (Nguyễn Thị Nhung, 2005)
Tóm lại, với những kinh nghiệm của các quốc gia về phát triển TTNH, việt Nam có thể xem xét

những khía cạnh sau:
Thứ nhất, về chính sách tỷ giá, để phát triển TTNH và giảm những cú sốc do khủng hoảng kinh
tế trong điều kiện hội nhập, Việt Nam cần thực hiện chính sách tỷ giá thả nổi không hoàn toàn,
nhưng linh hoạt hơn và neo với rổ tiền tệ chứ không neo chặt với một ngoại tệ (thường là USD).
Nâng cao vai trò của NHNN trong quá trình điều hành chính sách tỷ giá theo xu hướng ổn định
tỷ giá, can thiệp mạnh khi cần thiết nhằm giảm bớt những tác động của khủng hoảng kinh tế và
khu vực.


Thứ hai, quản lý ngoại hối nhằm mục đích đảm bảo thị trường có thể hoạt động hiệu quả, không
có những qui định hành chính gây cản trở đồng thời cũng tạo điều kiện để kiểm soát và quản lý
hoạt động của thị trường tránh bị những hoạt động của giới đầu cơ làm lũng đoạn thị trường và
tác động đến an toàn hệ thống tài chính. Muốn vậy cần giám sát luồng ngoại tệ ra, vào khỏi quốc
gia chặt chẽ nhưng vẫn đảm bảo thực hiện qui định tự do hóa giao dịch vãng lai và mở cửa có
giới hạn giao dịch vốn (Lê Thị Anh Đào, 2011). Nhằm mục đích khơi thông dòng ngoại tệ tạo
điều kiện cho TTNH phát triển nhưng vẫn đảm bảo an toàn hệ thống tài chính quốc gia.
Thứ ba, quan tâm đến việc thiết lập một khung thể chế cho hoạt động của TTNH, phải có cơ
quan chuyên trách về hoạt động ngoại hối để tổ chức, quản lý và giám sát hoạt động của TTNH,
mở rộng đối tượng tham gia thị trường và trang bị cơ sở hạ tầng, hệ thống thanh toán, trao đổi
thông tin hiện đại, phát triển cả thị trường giao dịch tập trung và không tập trung. (Lê Thị Anh
Đào, 2011)
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

CHƯƠNG 2 – THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI TẠI VIỆT
NAM

2.1. Những văn bản pháp lý qui định hoạt động kinh doanh ngoại hối:
Hiện nay, văn bản có vị trí pháp lý cao nhất về quản lý hoạt động ngoại hối là Pháp lệnh ngoại
hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 được ban hành ngày 13 tháng 12 năm 2005 của Ủy ban thường
vụ Quốc hội. Pháp lệnh ngoại hối ra đời đã thống nhât những nguyên tắc quản lý ngoại hối vào

một đầu mối văn bản pháp lý chuyên ngành, là cơ sở chi phối toàn bộ các vân đê liên quan đên
ngoại hối và hoạt động kinh doanh ngoại hối, pháp lệnh khẳng định chính sách quản lý ngoại hối
của Việt Nam là nhằm tạo điêu kiện thuận lợi, bảo đảm lợi ích hợp pháp cho các cá nhân, tổ
chức tham gia hoạt động ngoại hối, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tê; thực hiện mục tiêu của
chính sách tiên tệ quốc gia, nâng cao tính chuyển đổi của đồng Việt Nam; thực hiện mục tiêu
trên lãnh thổ Việt Nam chỉ sử dụng đồng Việt Nam; thực hiện các cam kêt của Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam trong lộ trình hội nhập kinh tê quốc tê, tăng cường hiệu lực quản lý nhà
nước vê ngoại hối và hoàn thiện hệ thống quản lý ngoại hối của Việt Nam. (Lê Thị Anh Đào,
2011)
Để hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh ngoại hối Chính phủ ban hành Nghị định số 160/2006/NĐ-CP
vào ngày 28 tháng 12 năm 2006. Riêng đối với hoạt động kinh doanh ngoại hối, ngày
11/04/2008, NHNN Việt Nam đã ban hành Thông tư số 03/2008/TT-NHNN (TT 03) hướng dẫn
chi tiết về hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối của Ngân hàng và Tổ chức tín dụng phi Ngân
hàng đã được quy định trong Nghị định 160/2006/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày
28/12/2006 đề cập đến các điều kiện cũng như thủ tục xin cấp phép hoạt động cung ứng dịch vụ
ngoại hối của các Ngân hàng (Lê Thị Anh Đào, 2011)
Theo quy định tại Thông tư 03, các Ngân hàng có thể được cung ứng các dịch vụ ngoại hối trên
thị trường trong nước nêu đáp ứng đủ các điêu kiện vê: phương án hoạt động cung ứng dịch vụ
đã được Hội đồng Quản trị thông qua; có đầy đủ trang thiêt bị, cơ sở vật chât đáp ứng được yêu
cầu thực hiện dịch vụ; có nhân sự am hiểu vê hoạt động ngoại hối, được đào tạo vê nghiệp vụ
ngoại hối và quản lý rủi ro kinh doanh ngoại hối.
Ngoài ra, để được cung ứng hoạt động dịch vụ ngoại hối trên thị trường quốc tế thì Ngân hàng
cần phải đáp ứng được các yêu cầu bổ sung, như: có hệ thống kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội


bộ; tuân thủ các quy định của NHNN về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động và trong việc
phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng, không vi phạm các quy định hiện
hành về quản lý ngoại hối trong thời gian một năm và phải kinh doanh có lãi trong năm liền kề
năm đăng ký hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối trên thị trường quốc tế.
Việc đăng ký hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối trên thị trường quốc tế không được thực hiện

trước việc đăng ký hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối trên thị trường trong nước. Đối với các
tổ chức tín dụng là ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài được hoạt động cung
ứng dịch vụ ngoại hối theo quy định tại giấy phép thành lập và hoạt động. Chi nhánh ngân hàng
nước ngoài được hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối theo quy định tại giấy phép mở chi
nhánh ngân hàng nước ngoài.
Các tổ chức tín dụng sau khi được cấp giấy phép hoạt động phải duy trì các điều kiện để cung
ứng dịch vụ ngoại hối. Trong trường hợp, sau khi đã được cấp giấy phép hoạt động mà không
tiếp tục duy trì được các điều kiện đã quy định thì tổ chức tín dụng phải tạm ngừng nghiệp vụ
cung ứng dịch vụ ngoại hối được phép và báo cáo cho NHNN trong vòng 30 ngày làm việc kể từ
ngày không còn đủ điều kiện. Cụ thể, NHNN sẽ đình chỉ, thu hồi hoặc hủy bỏ một số nội dung
trong giấy phép hoạt động trong các trường hợp: bị NHNN đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt;
có chứng cứ hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động có những thông tin sai lệch; giấy phép thành lập
và hoạt động bị thu hồi hoặc hết hiệu lực; chia, sáp nhập, hợp nhất, phá sản; tự động chấm dứt
hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối...
Như vậy theo pháp lệnh để được phép hoạt động kinh doanh ngoại hối các NHTM phải đáp ứng
những yêu cầu về vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật, về trình độ quản lý và kinh doanh phải có lãi,
nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống tài chính. Đồng thời để hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh
doanh ngoại tệ của các Tổ chức tín dụng. NHNN qui định hạn mức trạng thái ngoại hối, hạn mức
này được thực hiện dựa vào quyết định đã ban hành từ năm 2002, đó là QĐ số 1082/2002/QĐNHNN ngày 07/10/2002 quy định về trạng thái ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép hoạt
động ngoại hối tại Việt Nam, trừ các ngân hàng liên doanh và Chi nhánh ngân hàng nước ngoài,
theo đó các NHTM được phép duy trì trạng thái ngoại tệ dư thừa hay dư thiếu là 30% so với vốn
tự có.
Để thống nhất cách tính trạng thái ngoại tệ, Quyết định 1082 qui định tỷ giá quy đổi trạng thái
của một ngoại tệ là tỷ giá bán giao ngay chuyển khoản giữa ngoại tệ đó với đồng Việt Nam của
tổ chức tín dụng vào cuối ngày làm việc và nguyên tắc tính trạng thái của một ngoại tệ như sau:
- Trạng thái ngoại tệ cuối ngày được tính trên cơ sở trạng thái ngoại tệ ngày hôm trước và chênh
lệch giữa doanh số mua, doanh số bán phát sinh trong ngày của ngoại tệ đó, bao gồm cả giao
dịch giao ngay và kỳ hạn.
- Trạng thái ngoại tệ cuối tháng được tính trên cơ sở số dư tại thời điểm cuối ngày làm việc cuối
cùng của tháng của tài khoản mua bán ngoại tệ kinh doanh, tài khoản ngoại tệ bán ra từ các

nguồn khác, tài khoản cam kết mua ngoại tệ giao ngay, tài khoản cam kết bán ngoại tệ giao ngay,
tài khoản cam kết mua ngoại tệ có kỳ hạn và tài khoản cam kết bán ngoại tệ có kỳ hạn. Trạng
thái ngoại tệ cuối tháng là cơ sở để đối chiếu bảo đảm tính chính xác của trạng thái ngoại tệ cuối
ngày.
Để hướng dẫn thực hiện các giao dịch phái sinh, NHNN cũng đã ban hành quyết định và văn bản
hướng dẫn, hiện tại, đối với giao dịch ngoại hối kỳ hạn, thực hiện theo quyết định số
648/2004/QĐ-NHNN ngày 28 tháng 05 năm 2004. Sau đó ngày 10/11/2004 NHNN ra quyết
định số 1452/2004/QĐ-NHNN đã mở rộng phạm vi đối tượng được phép tham gia giao dịch kỳ
hạn ngoài các tổ chức kinh tế, có các tổ chức khác và cá nhân có nhu cầu ngoại tệ hợp pháp cũng


được quyền tham gia mua bán ngoại tệ kỳ hạn, đây là quyết định tạo điều kiện cho giao dịch kỳ
hạn được sử dụng rộng rãi, phù hợp với những biến động ngày càng tăng của tỷ giá trong giai
đoạn hội nhập.
Kế tiếp, trước nhu cầu về bảo hiểm rủi ro tỷ giá của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, ngày
18/4/2005, NHNN đã có công văn số 326/NHNN-QLNH cho phép ACB triển khai thí điểm giao
dịch quyền chọn giữa ngoại tệ và VND. Theo công văn này, NHNN đã đưa ra những quy định cụ
thể về các loại ngoại tệ được giao dịch, cơ sở tính phí quyền chọn, thời hạn giao dịch, đối tượng
giao dịch... Ngày 29/8/2006, NHNN cũng đã ban hành công văn số 7404/NHNN-KTTC. Nội
dung chính của công văn này gồm có các hướng dẫn cụ thể, chi tiết về nguyên tắc và nội dung kế
toán đối với các nghiệp vụ hối đoái kỳ hạn, nghiệp vụ hoán đổi tiền tệ, nghiệp vụ quyền chọn
ngoại tệ, để giải quyết vấn đề hạch toán kế toán nghiệp vụ phái sinh tiền tệ tại các NHTM.
Tuy nhiên, qua 3 năm thực hiện quyền chọn ngoại tệ -VND, NHNN đánh giá việc sử dụng giao
dịch này của các TCTD và doanh nghiệp chỉ nhằm mục đích lách trần tỷ giá nhiều hơn là bảo
hiểm rủi ro tỷ giá và gặp khó khăn trong việc kiểm tra thực hiện giao dịch này, vì thế vào ngày
18/3/2009, NHNN ban hành văn bản số 1820/NHNN-QLNH chấm dứt thực hiện quyền lựa chọn
tiền tệ ngoại tệ và VND, các TCTD chỉ được cung cấp quyền lựa chọn giữa hai ngoại tệ với
nhau.
Như vậy, những văn bản pháp lý về giao dịch phái sinh đã được ban hành nhưng còn giới hạn
cách sử dụng và chưa cho phép thực hiện giao dịch tiền tệ tương lai.

2.2. Thực trạng hoạt động của thị trường ngoại hối Việt Nam:
Tại Việt Nam, chính sách tỷ giá có thể coi là một thành phần trong chính sách tiền tệ, bao gồm
việc lựa chọn chế độ tỷ giá, các công cụ can thiệp và điều tiết tỷ giá (như mua bán ngoại hối,
điều chỉnh lãi suất, xác lập biên độ dao động tỷ giá, phá giá/nâng giá đồng nội tệ, sử dụng quỹ dự
trữ ngoại hối v.v...) để tác động đến cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối và đạt được mục
tiêu của chính sách tiền tệ là kiểm soát lạm phát và ổn định sức mua của đồng tiền; khuyến khích
xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu và góp phần vào tăng trưởng kinh tế. Bảng 1 tổng kết lại cơ chế
điều hành tỷ giá Việt Nam áp dụng kể từ 1989 tới nay, theo hệ thống phân loại của Quỹ Tiền tệ
Quốc tế (IMF). Nhóm nghiên cứu tập trung làm rõ diễn biến tỷ giá cùng cơ chế tỷ giá, nguyên
nhân diễn biến trong giai đoạn từ năm 2001 đến nay, theo đó chia làm 3 giai đoạn chính.
Tóm tắt cơ chế tỷ giá của Việt Nam giai đoạn 1989 – 2013
Thời
gian
Trước
1989

19891990

1991-

Cơ chế áp dụng

Đặc điểm chế độ tỷ giá

Cơ chế nhiều tỷ - Ba tỷ giá chính thức.
giá
- Tỷ giá thị trường tự do tồn tại song
song với các tỷ giá của nhà nước.
- Tỷ giá chính thức (OER) được thống
nhất

Neo tỷ giá với biên - OER được NHNN điều chỉnh dựa trên
độ
được
điều các tín hiệu lạm phát, lãi suất, cán cân
chỉnh
(crawling thanh toán và tỷ giá thị trường tự do
bands)
- Các ngân hàng thương mại được phép
thiết lập tỷ giá giao dịch trong biên độ
+/-5%.
- Việc sử dụng ngoại tệ được kiểm soát
chặt chẽ.
Neo tỷ giá trong - Kiểm soát việc sử dụng ngoại tệ chặt


1993

biên độ (pegged
exchange
rate
within horizontal
bands)

19941996

Cơ chế tỷ giá neo
cố
định
(conventional
fixed

peg
arrangement)

19971998

Neo tỷ giá với biên
độ được điều
chỉnh (crawling
bands)

19992000

Cơ chế tỷ giá neo
cố
định
(conventional
fixed
peg
arrangement)

20012007

Cơ chế neo tỷ giá

điều
chỉnh
(crawling peg)

20082011


Neo tỷ giá với biên
độ được điều
chỉnh (crawling
bands)

chẽ hơn; hạn chế mang tiền ra khỏi
biên giới
- Thành lập quĩ dự trữ ngoại tệ chính
thức để ổn định tỷ giá
- Thành lập 2 sàn giao dịch ngoại tệ ở
TP. HCM và Hà Nội.
- OER được hình thành dựa trên các tỷ
giá đấu thầu tại hai sàn; NHNN can
thiệp mạnh vào giao dịch trên hai sàn.
- Tỷ giá tại các ngân hàng thương mại
dao động thấp hơn 0,5% OER công bố.
- Thị trường ngoại hối liên ngân hàng
được hình thành thay thế cho 2 sàn
giao dịch tỷ giá; NHNN tiếp tục can
thiệp mạnh vào giao dịch trên thị
trường này.
- OER được hình thành và công bố dựa
trên tỷ giá liên ngân hàng.
- Tỷ giá tại các NHTM dao động trong
biên độ +/-0,5% OER công bố. Đến cuối
1996, biên độ được nới rộng từ thấp
hơn +/-0,5% lên +/-1% (11/1996)
OER được giữ ổn định ở mức
11.100VND/USD
- Biên độ tỷ giá tại các ngân hàng

thương mại so với OER được nới rộng từ
+/-1% lên +/-5% (02/97)và từ +/-5%
lên +/-10% (13/10/97) và sau đó được
điều chỉnh xuống không quá 7%
(7/8/98).
OER
được
điều
chỉnh
lên
11.800VND/USD (16/02/98) và 12.998
VND/USD (07/08/98)
- OER công bố là tỷ giá liên ngân hàng
trung bình ngày làm việc hôm trước
(28/2/99)
- Biên độ tỷ giá tại các ngân hàng
thương mại giảm xuống không quá
0,1%
- OER được giữ ổn định ở mức
14.000VND/USD
- OER được điều chỉnh dần từ mức
14.000 VND/USD năm 2001 lên 16.100
VND/USD năm 2007
- Biên độ tỷ giá tại các NHTM được điều
chỉnh lên mức +/-0,25% (từ 1/7/02 đến
31/12/06) và +/-0,5% năm 2007.
- OER được điều chỉnh dần từ mức
khoảng 16.100VND/USD vào đầu năm
2008, lên 16.500 VND/USD (06/08 đến
12/08), lên 17.000 VND/USD (01/09 đến



20122013

Cơ chế tỷ giá neo
cố định
(conventional
fixed peg
arrangement)

11/09), lên 17.940 VND/USD (12/09 đến
01/10), lên 18.544 VND/USD (từ 02/10
đến 08/2010), lên 18.932 VND/USD (từ
08/10 đến 02/11), và sau đó lên 20.693
(từ 02/2011) và điều chỉnh tăng dần
đến 20.828 vào cuối năm 2012
- Biên độ tỷ giá tại các NHTM được điều
chỉnh nhiều lần lên mức +/-0,75% (từ
23/12/07
đến
09/03/08),
+/-1%
(10/03/08
đến
25/06/08),
+/-2%
(26/05/08
đến
05/11/08),
+/-3%

(06/11/08
đến
23/03/09),
+/-5%
(24/03/09 đến 25/11/09), và +/-3%
(26/11/09 đến 11/02/2011), và sau đó
được thu hẹp xuống +/-1% (từ
11/02/2011)
- OER giữ nguyên ở 20.828
VND/USD từ tháng 1/2012 đến
28/6/2013, tăng lên 21.036
VND/USD
Biên độ giao dịch được giữ cố định +/1%.

2.2.1. Cơ chế và diễn biến tỷ giá của Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2007:
Do ảnh hưởng bởi những yếu tố nội tại của nền kinh tế như: lạm phát, mất cân đối cán cân thanh
toán nên NHNN đã giảm giá mạnh tiền đồng 2 lần liên tiếp trong năm 1998 với tổng tỉ lệ phá giá
đến 16,3%. Đến tháng 2 năm 1999, tỷ giá chính thức công bố là tỷ giá liên ngân hàng trung bình
ngày làm việc hôm tước; và tỷ giá của NHTM chỉ còn được phép giao dịch xung quanh 0,1% và
sau vài năm mới nới lỏng thêm lên 0,25% theo quyết định số 679/2002/QĐ-NHNN ngày
1/7/2002. (Lê Thị Mận, 2010). Cơ chế tỷ giá của Việt Nam giai đoạn 2001-2007 là cơ chế neo tỷ
giá có điều chỉnh (crawling peg) với các đặc điểm:
- Tỷ giá bình quân liên ngân hàng được diều chỉnh dần từ mức 14.000 VND/USD năm 2001 lên
16.114 VND/USD năm 2007.
- Biên độ tỷ giá tại các NHTM được điều chỉnh lên mức ±0,25%.
Quyết định này là một cuộc cải cách thực sự về cơ chế vận hành tỷ giá. Mức chênh lệch tỷ giá
giữa thị trường chính thức và thị trường tự do được thu hẹp dần, không còn khoảng cách quá lớn
(Nguyễn Thị Tuyết Nga, 2012).



Sau sự kiện ngày 11/09/2001, USD xuống giá so với các loại ngoại tệ khác nhưng vẫn lên giá so
với VND, buộc NHNN điều chỉnh tỷ giá theo mức tăng nhẹ so với đầu năm 2001 và những năm
trước; năm 2002 tỷ giá tăng +1,92%; năm 2003 tăng +1,52%; năm 2004 tăng +0,84%; năm 2005
tăng +0,84%. Tuy tỷ giá hối đoái có biến động nhưng cùng với sự đổi mới trong chính sách quản
lý ngoại hối, lượng ngoại tệ tập trung vào ngân hàng ngầy một gia tăng, các NHTM luôn đáp ứng
nhu cầu hợp lý của các doanh nghiệp, tình hình căng thẳng ngoại tệ được giải quyết một cách
tương đối (Nguyễn Thị Tuyết Nga, 2012)
Về bản chất, chế độ tỷ giá hối đoái của Việt Nam xoay quanh chế độ neo tỷ giá USD. Theo đó,
tỷ giá chính thức và biên độ dao động có sự thay đổi theo từng giai đoạn để phản ứng với những
cú sốc. Ngay khi tác động của cú sốc chấm dứt, chính sách tỷ giá quay trở về cơ chế tỷ giá neo
cố định hoặc neo có điều chỉnh. Cơ chế tỷ giá này có thể giảm được các chi phí giao dịch và rủi
ro tỷ giá, phù hợp với những quốc gia nhỏ, thương mại quốc tế phụ thuộc vào một số đối tác
chính và chưa mở cửa hoàn toàn thị trường tài chính như Việt Nam. Tuy nhiên, điều này dễ bị
tổn thương khi xuất hiện hiện tượng đầu cơ và nền kinh tế phải đánh đổi giữa hội nhập tài chính
và tính độc lập của chính sách tiền tệ. (Lê Thị Anh Đào, 2011)
Nhìn chung trong giai đoạn này, Việt Nam đã có lựa chọn mở cửa hơn về tài chính với việc gỡ
bỏ nhều quy định pháp lý về chu chuyển các dòng vốn quốc tế, nhưng vẫn tiếp tục theo đuổi mục
tiêu ổn định tỷ giá đi kèm với dự trữ ngoại hối tăng mạnh. Qua đây cho thấy, tài khoản vốn khi
được nới lỏng kiểm soát sẽ thu hút được rất nhiều các dòng vốn vào, NHNN đã kiểm soát tỷ giá
bằng cách mở rộng quy mô dự trữ ngoại hối. Mặc dù NHNN gia tăng dự trữ ngoại hối và đẩy
khối lượng tiền đồng lớn ra nền kinh tế để giữ tỷ giá ổn định nhưng mức độ độc lập của chính
sách tiển tệ không bị suy giảm; cho thấy NHNN đã trung hòa dòn vốn ngoại tương đối hiệu quả
và chưa gánh chịu nhiều hệ lụy và chi phí (Lê Thị Anh Đào, 2011).


Cán cân thương mại năm 2001-2007
Nguồn: Tổng hợp từ Ngân hàng nhà nước và tổng cục thống kê
Giai đoạn 2001-2005, tỷ giá VND được duy trì ổn định, kim ngạch xuất nhập khẩu cũng được
duy trì ở mức tăng đều mặc dù cán cân thương mại luôn trong tình trạng thâm hụt từ 4-5 tỷ USD,
nguyên nhân là do nền kinh tế thị trường vẫn chưa thực sự mở cửa. Ngoài ra, do cơ cấu sản xuất

trong nước và xuất khẩu phụ thuộc phần lớn đầu vào nhập khẩu trong khi ngành công nghiệp
phụ tợ còn thiếu vắng và chưa phát triển, trên 90% tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu là tư liệu sản
xuất, bao gồm: máy móc, thiết bị, dụng cụ… con số này kéo dài qua nhiều năm không có dấu
hiệu thay đổi. Do đó, khi xuất khẩu tăng sẽ kéo theo nguyên, nhiên vật liệu nhập khẩu cũng tăng
theo. Mức thâm hụt này phản ánh đúng nhu cầu và phù hợp với thực trạng nền kinh tế của Việt
Nam.
Tuy nhiên, từ sau năm 2005, đặc biệt giai đoạn cuối năm 2006 và năm 2007, kim ngạch nhập
khẩu của Việt Nam tăng vọt, nguyên nhân là do khi mở cửa nền kinh tế, hàng hóa nhập khẩu ồ ạt
vào thị trường Việt Nam trong khi hàng xuất khẩu vẫn chưa tìm được đường ra. Thâm hụt cán
cân thương mại ở mức kỷ lục khiến cho lượng ngoại tệ dự trữ của Việt Nam giảm sút nghiêm
trọng (Lê Thị Mận, 2010).
Năm 2006 và 9 tháng đầu năm 2007, thị trường chứng khoán đầy biến động khi chỉ số chứng
khoán gia tăng mạnh cùng với sự xuất hiện của các sàn giao dịch vàng nên thị trường ngoại hối
cũng bị ảnh hưởng. Theo Lê Thị Mận (2010), khi đó, trước sức ép VND lên giá do cung ngoại tệ
lớn hơn cầu (sự gia tăng ồ ạt của dòng tiền FII vào Việt Nam), bên cạnh việc NHNN mua ngoại
tệ để dự trữ ngoại hối dự phòng đối phó với nguy cơ dòng vốn đảo chiều (do lạm phát tăng cao
trong nửa đầu năm 2008 và cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bắt đầu tác động tới nền kinh tế
Việt Nam vào nửa cuối năm 2008 nên từ giữa năm 2008, luồng FII vào Việt Nam bắt đầu đảo
chiều), giảm áp lực tăng giá lên VND, NHNN đã nới lỏng biên độ tỷ giá từ ±0,25% lên ±0,5%
và ± 0,75% (vào cuối tháng 12/2007) (Lê Thị Mận, 2010)

Tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ LNH của VND với USD từ 2004-2007
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước
Như vậy, mục tiêu cải thiện cán cân thương mại một cách bền vững khó có thể đạt được với các
cách điều hành tỷ giá nếu không có cải thiên trong mô hình tăng trưởng và cơ cấu nền kinh tế.
Nếu tỷ giá được điều chỉnh mạnh hơn thì chưa chắc cán cân thương mại được cải thiện, mục tiêu
lấy tỷ giá để hỗ trợ xuất khẩu là không phù hợp trong giai đoạn này.


2.2.2. Cơ chế và diễn biến tỷ giá của Việt Nam từ năm 2008 đến năm 2011:

2.2.2.1. Bối cảnh nền kinh tế thời kỳ 2008 – 2011:
Sau khi Việt Nam gia nhập sâu hơn vào kinh tế toàn cầu với việc chính thức là thành viên của Tổ
chức Thương mại Thế giới (WTO), chính sách điều hành tỷ giá đã có những biến động mạnh so
với giai đoạn trước. Dòng vốn đổ vào nền kinh tế gia tăng đột biến trong 2 năm 2007-2008 khiến
thị trường ngoại hối trở nên dư thừa ngoại tệ ở quy mô lớn, VND tăng giá và tỷ giá NHTM luôn
nằm sàn dưới của biên độ cho phép. Tuy nhiên, những tác động từ khủng hoảng kinh tế thế giới
khiến luồng đầu tư gián tiếp vào Việt Nam đảo chiều từ nửa cuối năm 2008 cộng với sức ép từ
lạm phát, nhập siêu gia tăng, chênh lệch lớn giữa giá vàng trong nước và quốc tế, yếu tố tâm lý
lo ngại về khả năng phá giá đã khiến VND mất giá danh nghĩa, chênh lệch tỷ giá chính thức và
tự do tăng vọt, tỷ giá NHTM luôn cận trần biên độ cho phép trong năm 2009. NHNN đã phải
liên tục gia tăng tỷ giá chính thức và nới lỏng biên độ giao dịch cho phép lên 0,75% (từ 23/12/07
đến 09/03/08), 1% (10/03/08 đến 25/06/08), 2% (26/05/08 đến 05/11/08), 3% (06/11/08 đến
23/03/09) và 5% (24/03/09 đến 25/11/09). Với sức ép mạnh mẽ đến VND, NHNN đã buộc phải
chính thức điều chỉnh 5,4% vào ngày 26/11/2009, tỉ lệ điều chỉnh cao nhất trong một ngày trong
vòng 10 năm. Diễn biến tỷ giá tiếp tục phức tạp trong năm 2010 bất chấp những lần tăng tỷ giá
chính thức ở mức độ cao vào đầu năm và tháng 8, hàng loạt các biện pháp hành chính như giảm
tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi ngoại tệ, mở rộng đối tượng cho vay ngoại tệ, chấm dứt việc
giao dịch vàng trên các tài khoản ở nước ngoài của các NHTM và các tổ chức tín dụng, đóng cửa
các sàn vàng và tăng lãi suất.
Trước những bất ổn kinh tế vĩ mô căng thẳng, tháng 2 năm 2011, Chính phủ ra Nghị quyết
11/NQ-CP với mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, theo đó, NHNN đã điều chỉnh
tiền VND ở mức cao nhất trong lịch sử (9,3%), đồng thời giảm biên độ xuống còn 1%. Tỷ giá đã
ổn định trở lại, trong khi chênh lệch tỷ giá trên thị trường tự do và thị trường chính thức đã giảm
mạnh từ cuối tháng 4/2011, NHNN đã mua lại được lượng ngoại tệ lớn và gia tăng dự trữ ngoại
hối (tứ tháng 4 đến tháng 7/2011 đã mua vào được gần 7 tỷ USD).
2.2.2.2. Diễn biến tỷ giá hối đoái Việt Nam thời kỳ khủng hoảng (2008 – đầu 2010)
a. Năm 2008:
Năm 2008 được coi là: “năm bất ổn của tỷ giá” với những biến động tỷ giá rất phức tạp với
những ảnh hưởng từ các yếu tố vĩ mô, cung cầu ngoại tệ và thậm chí cả tin đồn. chỉ trong năm
2008, biên độ tỷ giá đã được điều chỉnh 5 lần, một mật độ chưa từng có trong lịch sử.

Giai đoạn đầu (từ 01/01 – 25/03/2008): tỷ giá liên tục giảm, dưới mức sàn, tỷ giá USD/VND
trên thị trường liên ngân hàng liên tục sụt giảm (từ mức 16.112 USD/VND xuống 15.960
USD/VND, mức giá thấp nhất là 15.560 USD/VND). Trên thị trường tự do, USD dao động từ
mức 15.700 – 16.000 USD/VND.
Nguyên nhân:
+ Thời điểm này đang ở giai đoạn gần tết Dương Lịch, do đó lượng kiều hối chuyển về nước khá
lớn.
+ Các nhà đầu tư dự kiến VND sẽ tăng giá so với USD, cộng thêm chêch lệch lãi suất lớn giữa
USD và VND nên các nhà đầu tư đẩy mạnh việc bán USD chuyển qua VND. Tập trung vào đối
tượng là nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Trái phiếu Chính phủ Việt Nam (1,4 tỷ USD), các
doanh nghiệp xuất khẩu vay USD để phục vụ sản xuất kinh doanh… Các NHTM lúc này cũng
đẩy mạnh bán USD.


+ Trong khoảng thời gian này, Chính phủ và NHNN đang đẩy mạnh việc kiềm chế lạm phát, sử
dụng biện pháp tiền tệ thắt chặt, tăng lãi suất cơ bản từ 8,25%/ năm (tháng 12/2007) lên
8,75%/năm (tháng 2/2008). NHNN không thực hiện mua ngoại tệ USD nhằm hạn chế việc bơm
tiền ra lưu thông, tăng biên độ tỷ giá USD/VND từ 0,75%/năm lên 1% trong ngày 10/03/2008.
Giai đoạn 2 (từ 26/03 – 16/07/2008): tỷ giá tăng với tốc độ rất nhanh tạo cơn sốt USD trên cả thị
trường liên ngân hàng lẫn thị trường tự do. Trong giai đoạn này, tỷ giá tăng dần đều và đột ngột
tăng mạnh từ giữa tháng 6, đỉnh điểm lên đến 19.400 USD/VND vào ngày 18/06, cao hơn 2.600
đồng so với mức trần, còn trên thị trường tự do cao hơn khoảng 100 – 150 đồng, sau đó giảm bớt
khi NHNN nới biên độ từ 1% lên +/- 2% (27/6) và kiểm soát chặt các bàn thu đổi.
Nguyên nhân:
+ Nguyên nhân USD tăng mạnh trong giai đoạn này chủ yếu do tâm lý bất ổn của doanh nghiệp
và người dân khi thấy USD tăng nhanh dẫn đến trạng thái găm ngoại tệ của giới đầu cơ. Nhu cầu
mua ngoại tệ trả các khoản nợ của các DN xuất và nhập khẩu đến hạn cao; Tăng nhập khẩu vàng
do chênh lệch lớn giữa giá vàng trong nước và quốc tế.
+ Nhà ĐTNN bắt đầu rút vốn khỏi Việt Nam bằng việc bán trái phiếu Chính phủ khi lo ngại về
tình hình kinh tế và tình hình thanh khoản thấp trên thị trường thế giới đẩy nhu cầu mua USD

chuyển vốn về nước lên cao (bán ròng 0,86 tỷ USD).
+ Cung ngoại tệ thấp do NHNN không cho phép cho vay ngoại tệ đối với doanh nghiệp xuất
khẩu (theo quyết định số 09/2008/QĐ, NHNN không cho phép vay để chiết khấu bộ chứng từ
xuất khẩu, vay thực hiện dự án sản xuất xuất khẩu) giảm hiện tượng doanh nghiệp xuất khẩu vay
ngoại tệ bán lại trên thị trường.
Giai đoạn 3 (từ 17/07 - 15/10/2008): tỷ giá giảm mạnh và dần đi vào bình ổn. Tỷ giá giảm mạnh
từ 19.400 USD/VND xuống 16.400 USD/VND và giao dịch bình ổn quanh mức 16.600
USD/VND trong giai đoạn từ tháng 8 – tháng 11.
Nguyên nhân:
+ Nhờ có sự can thiệp kịp thời của NHNN, cơn sốt USD đã được chặn đứng. nhận thấy tình
trạng sốt USD đã ở mức báo động, lần đầu tiên trong lịch sử, NHNN đã công khai công bố dự
trữ ngoại hối quốc gia 20,7 tỷ USD khi các thông tin trên thị trường cho rằng USD đang trở nên
khan hiếm.
+ NHNN đã ban hành một loạt các chính sách nhằm bình ổn thị trường ngoại tệ như kiểm soát
chặt các đại lý thu đổi ngoại tệ (cấm mua bán ngoại tệ trên thị trường tự do không đăng ký với
các NHTM), cấm mua bán USD thông qua ngoại tệ khác để lách biên độ, cấm nhập khẩu vàng
và cho phép xuất khẩu vàng; bán ngoại tệ can thiệp thị trường thông qua các NHTM lớn.
Giai đoạn 4 (từ 16/10 đến hết năm 2008): tỷ giá USD tăng trở lại. Tỷ giá VND/USD tăng đột
ngột trở lại mức 16.600 lên mức cao nhất là 16.998 sau đó giảm nhẹ. Giao dịch nằm trong biên
độ tỷ giá. Tuy nhiên cung hạn chế, cầu ngoại tệ vẫn lớn. Sau khi NHNN tăng biên độ tỷ giá từ
2% lên 3% trong ngày 7/11/2008, tăng tới mức 17.440 USD/VND.
Nguyên nhân:
+ Trong khoảng thời gian từ tháng 10 - tháng 11, nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh việc bán ra
chứng khoán trong đó bán trái phiếu (700 triệu USD), cổ phiếu (100 triệu USD). Nhu cầu mua
ngoại tệ của khối đầu tư nước ngoài tăng cao khi muốn đảm bảo thanh khoản của tổ chức tại


chính quốc. Nhu cầu mua USD của các ngân hàng nước ngoài cũng tăng mạnh (khoảng 40 triệu
USD/ngày).
+ Cầu USD trên thị trường tự do tăng cáo bởi khi NHNN không cho phép nhập vàng thì hiện

tượng nhập lậu vàng gia tăng, làm tăng cầu USD để nhập khẩu (do USD là đồng tiền thanh toán
chính).
+ NHNN bán hơn 1 tỷ USD cho các NHTM đáp ứng nhu cầu nhập khẩu một số mặt hành thiết
yếu.
b. Năm 2009
Tỷ giá lại tiếp tục tăng đà tăng trong 4 tháng đầu năm, đặc biệt sau khi NHNN thực hiện nới rộng
biên độ tỷ giá lên +/- 5% khiến cho tỷ giá ngoại tệ liên ngân hàng đã có đợt tăng đột biến và giao
dịch trên thị trường tự do tiến sát mức 18.000 VND/USD. Trong bối cảnh nguồn ngoại tệ ròng
vào VN là + trong 4 tháng đầu năm thì dường như yếu tố chính khiến cho tỷ giá VND/USD tăng
mạnh lại là do sự nắm giữ ngoại tệ.
Giai đoạn 1 (từ 01/01 – 24/11/2009): tỷ giá liên tục tăng, tỷ giá biến động mạnh trên cả thị
trường liên ngân hàng và thị trường tự do. Cụ thể:
- Từ tháng 1 đến tháng 3: tỷ giá LNH dao động trong khoảng 17.450 – 17.700 VND/USD, cách
giá trần khoảng từ 0 – 200 đồng, còn thị trường tự so cao hơn tỷ giá LNH khoảng 100 đồng.
- Từ tháng 4 đến tháng 9: tỷ giá trên 2 thị trường dao động khoảng 18.180 – 18.500 USD/VND.
- Từ tháng 10 đến 25/11/2009: biến động tỷ giá rất mạnh từ 18.545 – 19.300 USD/VND, có lúc
đạt đỉnh 20.00 USD/VND trên thị trường tự do và 19.750 USD/VND trên thị trường liên ngân
hàng.
Nguyên nhân:
+ Hiện tượng nắm giữ ngoại tệ chờ giá lên của người dân.
+ Có hiện tượng DN vay USD tuy chưa đến kỳ trả nợ nhưng đã mua sẵn USD để giữ vì sợ tỷ giá
tăng. Chính lượng đặt mua nhiều của DN khiến cầu ngoại tệ tăng. Ngoài ra, do tâm lý bất ổn của
cá DN và người dân khi tỷ giá tăng nhanh đẫn tới hiện tượng găm giữ ngoại tệ.
+ Do tác động của chính sách hỗ trợ lãi suất cho các DN bằng tiền đồng, do lãi suất vay tiền
đồng thấp, phạm vi và thời gian vay được mở rộng theo chủ trương của Chính phủ nên một số
DN có ngoại tệ có xu hướng không muốn bán ngoại tệ và chỉ muốn vay tiền đồng. Đây là 1 tác
động thiếu tích cực không mong muốn khi triển khai gói kích cầu.
+ Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác như: thâm hụt cán cân thương mại lớn các tháng cuối
năm 2008, yếu tố tin đồn…
Giai đoạn 2 (từ 25/11 đến hết năm 2009): Tỷ giá bắt đầu giảm về quanh mức 18.500 USD/VND

Nguyên nhân:
Do NHNN thực hiện các biện pháp bình ổn tỷ giá, đặc biệt có sự chung góp sức của các NHTM
đã làm giảm tỷ giá sau 1 giai đoạn đầy biến động.
c. Năm 2010 – 2011:


Giai đoạn tháng 1 – giữa tháng 2/2010: Giá USD đã tăng khá mạnh trong 2 năm 2008 và 2009,
sang đến tháng 1.2010 lại giảm nhẹ và tiếp tục dao động quanh mức 18.479 USD/VND cho đến
giữa tháng 2/2010.
Nguyên nhân:
+ Nguồn cung USD có thể sẽ tăng khá từ các nguồn: Từ nước ngoài, lượng USD vào nước ta sẽ
tăng khá so với năm trước, kể cả nguồn vốn đầu tư trực tiếp (thực hiện tháng 1 tăng 33,3%);
+ Vốn hỗ trợ phát triển chính thức do năm trước cam kết, ký kết đạt mức kỷ lục; Vốn đầu tư gián
tiếp khi các nhà đầu tư nước ngoài liên tục mua ròng trên thị trường chứng khoán;
+ Nguồn kiều hối từ Việt kiều và từ lao động làm việc ở nước ngoài gia tăng; Nguồn thu từ
khách quốc tế đến Việt Nam gia tăng trở lại (tháng 1 tăng 20,4%); kim ngạch xuất khẩu chuyển
từ tăng trưởng âm sang dương… Bên cạnh đó, các tập đoàn, tổng công ty lớn của nhà nước bán
ngoại tệ cho ngân hàng, sức ép tâm lý găm giữ USD do lo sợ rủi ro tỷ giá giảm, chênh lệch giữa
giá thị trường tự do với giá niêm yết trên thị trường chính thức đã giảm đáng kể.
+ NHNN đã có những giải pháp “vượt trước ngăn chặn” với nhiều động thái để giảm sức ép tăng
tỷ giá, như: tăng tỷ giá liên ngân hàng đồng thời với việc giảm biên độ giao dịch từ ±5% xuống
còn ±3%; yêu cầu các tập đoàn và tổng công ty lớn của nhà nước bán lại ngoại tệ cho ngân
hàng; bán ngoại tệ cho các ngân hàng thương mại có trạng thái dưới 5%; Hạ 3% tỷ lệ dự trữ bắt
buộc đối với tiền gửi USD…
Giai đoạn từ giữa tháng 2/2010 đến 2011: Tỷ giá tăng và dao động quanh mức 19.000
USD/VND (18.900 – 19.100 USD/VND) và đang có xu hướng giảm do những chính sách tích
cực từ phía NHNN. Ngày 11/02 NHNN điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng từ mức
17.941 USD/VND lên mức 18.544 USD/VND.
Nguyên nhân:
- Ngày 30/12/2009, với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, NHNN chính thức ban hành thông tư

hướng dẫn việc các tập đoàn, tổng công ty lớn của Nhà nước bán lại ngoại tệ cho các ngân hàng.
Việc bán lại ngoại tệ cho các ngân hàng. Việc bán lại được thực hiện khá nhanh sau đó và tạo
một nguồn cung đáng kể, hỗ trợ các ngân hàng cải thiện trạng thái ngoại tệ vốn căng thẳng trước
đó.
- Ngày 18/1/2010, NHNN có QĐ số 74/QĐ-NHNN giảm mạnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại
tệ đối với các TCTD. Việc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ từ 7% xuống 4% đối với kỳ
hạn dưới 12 tháng, từ 3% xuống 2% đối với kỳ hạn trên 12 tháng đã làm tăng nguồn vốn khoảng
500 triệu USD (9.000 tỷ đồng) cho các ngân hàng thương mai để cho vay trên thị trường.
- NHNN tiếp tục ban hành TT số 03/2010/TT-NHNN, quy định mức lãi suất tiền gửi tối đa bằng
USD của TCKT tại TCTD là 1%/năm. Quy định này được bình luận là đặt các tổ chức đó vào
thế “tự xử”, phải tính toán lợi ích và xem xét bán lại ngoại tệ, chuyển sang VND để có lãi suất
tiền gửi cao hơn. Khớp với chính sách này, các NHTM đồng loạt tăng giá USD mua vào để thu
hút nguồn ngoại tệ tiềm năng này.
- Chêch lệch lãi suất vay vốn bằng VND và USD lớn khiến các DN cân nhắc và dịch chuyển
sang vay USD. Lãi suất vay VND tăng cao đầu năm 2010, lên từ 15% - 17%, thậm chí
18%/năm…, trong khi lãi suất vay USD chỉ khoảng 6% - 9%/năm. Chênh lệch này khiến một bộ
phận DN chọn “đường vòng” vay USD rồi bán lại lấy vốn VND, tăng cung ngoại tệ cho thị
trường. Ngoài chênh lệch lãi suất lớn, lựa chọn này được hỗ trợ bởi kỳ vọng tỷ giá USD/VND sẽ


ổn định, hoặc rủi ro biến động không quá lớn trong kỳ vay vốn. Thực tế, tỷ giá USD/VND gần
như cố định kể từ tháng 2.
- Ngày 15/12/2009, NHNN ban hành TT 25/2009/TT-NHNN mở rộng đối tượng được vay vốn
bằng ngoại tệ, đặc biệt là các đối tượng xuất khẩu.
- Biến động trên thị trường vàng, chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế tăng cao dẫn đến
các hoạt động buôn lậu vàng và đầu cơ, gây sức ép lớn đến thị trường ngoại hối.
2.2.3. Cơ chế và diễn biến tỷ giá của Việt Nam từ năm 2012 đến nay:
Từ năm 2012 cho đến nay, các giải pháp tiền tệ của NHNN nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định
kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội đã tạo cho thị trường ngoại tệ có những chuyển biến tích
cực như: thị trường tự do gần như ngừng hoạt động, các cá nhân có nhu cầu bán ngoại tệ sẽ bán

cho ngân hàng thay vì bán ra thị trường tự do như trước đây. Thu hẹp chênh lệch giữa tỷ giá liên
ngân hàng và tỷ giá niêm yết của NHTM (chênh lệch 100 - 300 đồng/USD). Từ đó giảm dần tâm
lý găm giữ ngoại tệ của tổ chức, cá nhân. Các tổ chức, các nhân có nguồn thu ngoại tệ đã chủ
động bán ngoại tệ cho NHTM theo tỷ giá niêm yết. Thị trường ngoại hối đã đi vào ổn định.
2.2.3.1. Giai đoạn năm 2012 – 2013:
Giai đoạn này chứng kiến sự ổn định của tỷ giá, cả trên thị trường chính thức và thị trường tự do.
Tỷ giá bình quân liên ngân hàng được giữ cố định ở mức 20.828 VND/USD trong suốt một thời
gian dài (từ đầu năm 2012) trước khi được điều chỉnh nhẹ lên 21.036 VND/USD từ cuối tháng
6/2013, trong khi đó, biên độ giao dịch giữ nguyên ở mức 1% từ đầu tháng 2/2011. Tỷ giá chính
thức giao dịch tại các ngân hàng thương mại khá ổn định và nhìn chung đều nằm trong biên độ
cho phép. Tại nhiều thời điểm, tỷ giá giao dịch tại ngân hàng thấp hơn khá nhiều so với biên độ
cho phép, dù có vượt so với tỷ giá liên ngân hàng. Trong khi đó, tỷ giá trên thị trường tự do hầu
hết đều bám khá sát với diễn biến thị trường chính thức. (Hoàng Thế Thỏa, 2013)
Theo Hoàng Thế Thỏa (2013), một điểm mới trong hai năm 2012, 2013 là NHNN đã chủ động
hơn trong việc thông tin về định hướng điều hành tỷ giá, việc điều hành thanh khoản ngoại tệ
cũng được lưu tâm hơn, thông qua các hoạt động của NHNN với vai trò là người mua/người bán
cuối cùng trên thị trường và hạn chế trạng thái ngoại tệ của các tổ chức tín dụng (theo Thông tư
07/2012/TT-NHNN ngày 20/3/2012). Trên một phương diện khác, NHNN cũng đã nỗ lực bình
ổn thị trường vàng, thực hiện nghiêm yêu cầu kết thúc tất toán hoạt động huy động vàng vào
cuối tháng 6/2013. NHNN cũng đã sắp xếp lại thị trường vàng, trực tiếp tham gia với tư cách là
đầu mối độc quyền nhập khẩu, độc quyền sản xuất vàng miếng và thực hiện cung ứng ra thị
trường thông qua cơ chế đấu thầu. Tính từ ngày 28/3/2013 đến 31/12/2013, NHNN đã tổ chức
76 phiên đấu thầu bán vàng miếng với tổng khối lượng trúng thầu là 1.819.900 lượng trên tổng
số 1.932.000 lượng chào thầu. Mặc dù hiệu quả của các biện pháp can thiệp thị trường vàng còn
gây nhiều tranh cãi, nhưng đây là một trong những nguyên nhân khiến hoạt động đầu tư, đầu cơ
trên thị trường vàng giảm đáng kể so với giai đoạn trước. (Trần Thị Lương Bình, 2013)
Tuy nhiên, sự ổn định của tỷ giá trong giai đoạn 2012-2013 chủ yếu bắt nguồn từ nguyên nhân
quan trọng nhất là bối cảnh kinh tế khó khăn làm giảm đáng kể nhu cầu nhập khẩu và thâm hụt
thương mại so với các năm trước đó, theo đó làm giảm nhu cầu ngoại tệ trên thị trường. Trong
khi đó, nguồn cung ngoại tệ vẫn tương đối dồi dào với mức giải ngân đầu tư nước ngoài và kiều

hối ổn định và dự trữ ngoại hối gia tăng. (Nguyễn Thị Hệ, 2014)
Như vậy, NHNN đã điều hành chính sách tỷ giá ổn định, tỷ giá dao động trong biên độ cho phép,
không có đột biến về nhu cầu ngoại tệ trên thị trường. Chênh lệch tỷ giá chính thức và tỷ giá trên


thị trường tự do được thu hẹp, tỷ lệ “đô la hóa” giảm mạnh. Tỷ giá ổn định đã góp phần tích cực
trong việc kiềm chế lạm phát, thu hút đầu tư nước ngoài, tăng dự trữ ngoại hối.
2.2.3.2. Giai đoạn năm 2014:
Năm 2014, biên độ dao động của tỷ giá USD/VNĐ được co hẹp và duy trì ổn định hơn, nhu cầu
ngoại tệ của nền kinh tế được đáp ứng đầy đủ, kịp thời. Đó cũng là năm thứ 3 NHNN tiếp tục
hiện thực hóa cam kết về việc bình ổn thị trường ngoại hối theo lộ trình đưa ra. Cụ thể, năm 2012
NHNN không dùng hết chỉ tiêu phá giá 3%, mức phá giá tiền đồng trong năm 2013 chỉ 1%, thấp
hơn tỷ lệ 1,47-2% như tuyên bố trước đó; năm 2014 chỉ phá giá 1% so với mức tuyên bố 2-3%.
Xu hướng này đã củng cố niềm tin vào VNĐ, tỷ lệ đô la hóa nền kinh tế cũng được kéo giảm
xuống từ 12,4% cuối 2013 xuống 11,6% cuối 2014, giúp Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn trong
mắt nhà đầu tư quốc tế, đồng thời tạo điều kiện gia tăng dự trữ ngoại hối. (Hạnh Phúc, 2015)
Theo đánh giá của giới chuyên gia, năm 2014 được xem là năm khá ổn định của cặp tỷ giá
USD/VND. Dẫu vậy, từ đầu năm đến nay, tỷ giá USD/VND có 3 đợt “tăng nóng” bất thường.
Đợt “sóng” đầu tiên diễn ra vào khoảng thời gian từ cuối tháng 5 đầu tháng 6, sau khi liên tục
duy trì sự ổn định trong suốt quý I cũng như tháng 4, thị trường ngoại hối có dấu hiệu nóng lên
và đã có những biến động khá mạnh. Trong 6 tháng đầu năm 2014, tỷ giá bình quân liên ngân
hàng giữa VND với USD vẫn được giữ ổn định ở mức 20.036 VND/USD cho đến ngày
19/6/2014 được NHNN điều chỉnh tăng 1% lên 21.246 VND/USD. Với biên độ tỷ giá +/- 1% so
với tỷ giá bình quân liên ngân hàng, tỷ giá trần tại ngân hàng thương mại kể từ ngày 19/6 là
21.458 USD/VND, tỷ giá sàn là 21.034 USD/VND. Đây là lần đầu tiên trong gần một năm,
Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá trước những biến động trên thị trường. Sự điều chỉnh này
thể hiện áp lực tăng tỷ giá VND/USD, nhu cầu ngoại tệ tăng nhưng vẫn nằm trong khả năng đáp
ứng của thị trường cũng như khả năng điều tiết của NHNN. Sự điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng
lần này là nhằm hỗ trợ xuất khẩu trong 6 tháng cuối năm, qua đó, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế khi
bối cảnh khả năng hấp thụ của thị trường còn kém trong khi tình hình xuất khẩu có dấu hiệu khả

quan. (Hạnh Phúc, 2015)
Đợt “sóng” thứ 2 xuất hiện là do kỳ vọng điều chỉnh tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước sau phiên
trả lời chất vấn Ủy ban Thường trực Quốc hội (29/9) của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Tại
phiên đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đề cập đến khả năng nếu có điều chỉnh thì năm nay ở
khoảng 1-1,43%; tức vẫn còn 0,43% chưa dùng tới. Ngay sau phiên trả lời chất vấn, từ 1/10, tỷ
giá đã biến động, có ngân hàng đã điều chỉnh tăng thêm 10 VND/USD. Tuy nhiên, với sự can
thiệp của Ngân hàng Nhà nước bằng thông điệp sẽ không điều chỉnh tỷ giá trong năm nay, thị
trường đã đi vào ổn định. (Hạnh Phúc, 2015)
Đợt “sóng” thứ 3 mới diễn ra vào ngày 18/11, khi tỷ giá USD/VND biến động mạnh, có thời
điểm đạt mức 21.420 đồng/1 USD. Mức tăng tới 50 VND chỉ trong vòng 1 giờ đầu ngày - gây
bất ngờ vì mức tăng quá đặc biệt, vì sự mạnh bạo đó thường chỉ có ở những thời điểm xáo trộn
từ 2011 trở về trước. Nguyên nhân tác động khiến tỷ giá Đôla Mỹ vào thời điểm cuối năm tăng
do các doanh nghiệp có nhu cầu gia tăng ngoại tệ để nhập khẩu hàng hóa và thời điểm cuối năm
và đà tăng giá mạnh của đồng Đôla Mỹ trên thị trường thế giới. (Hạnh Phúc, 2015)
Theo Xuân Thanh (2014), những ngày cuối năm, tỷ giá VND/USD trên thị trường liên ngân
hàng duy trì ở mức cao nhưng khá ổn định dao động quanh mức 21.370-21.405 đồng. Ngân hàng
Nhà nước đã giữ vững cam kết về ổn định tỷ giá và tiếp tục bán ra ngoại tệ dự trữ trong khoảng
thời gian này. Tuy nhiên, tỷ giá tăng mạnh trên thị trường tự do, có lúc chạm mức 21.580-21.605
đồng.


×