Tải bản đầy đủ (.pdf) (181 trang)

Tiểu luận môn quản lý kinh tế tác động bất bình đẳng đến phát triển ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 181 trang )

1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Tại cuộc họp thượng đỉnh các nhà lãnh đạo trên thế giới tháng 9 năm
2000, bình đẳng giới đã được là mục tiêu phát triển thứ 3 một trong 8 mục tiêu
phát triển thiên niên kỷ, được ghi vào tuyên ngôn Thiên niên kỷ của UN và được
147 nước ký cam kết thực hiện. Từ góc độ nhân quyền, mục tiêu này nhằm đảm
bảo các quyền cơ bản của con người về phúc lợi liên quan đến sức khỏe, giáo
dục, điều kiện sống và an ninh. Từ góc độ phát triển, giảm BBĐG được coi là
biểu hiện của quá trình tiến bộ xã hội của một quốc gia. Những nhận định này đã
khẳng định giá trị tốt đẹp của bình đẳng giới. Vì vậy, để hướng tới phát triển, cần
tìm ra những biểu hiện và mức độ BBĐG để đánh giá và can thiệp kịp thời, đặc
biệt là các hủ tục rất lạc hậu đối với phụ nữ và trực tiếp ảnh hưởng đến phúc lợi
của họ [66].
Bình đẳng giới còn thu hút sự quan tâm của giới học thuật bởi nó vẫn tồn
tại, đặc biệt là ở các nước đang phát triển [65, tr. 4] và ảnh hưởng đến các
phương diện khác của phát triển (Dollar và Gatti, 1999, Klasen 2002, Klasen và
Lamanna 2009). Chia sẻ quan điểm này, các tác giả Abu-Ghaida và Klasen
(2004) đã ước tính những chi phí tính theo tỷ lệ TTKT và PTCN mà các nước đã
phải trả giá khi không đạt được mục tiêu bình đẳng giới về giáo dục. Nhóm tác
giả đã chứng minh rằng 45 quốc gia được khảo sát mà không đạt được những
tiến bộ về bình đẳng giới trong giáo dục đã mất đi 0,1 đến 0,.3% TTKT. Ngoài
ra, những quốc gia này cũng chịu những tác động tiêu cực về PTCN như: số trẻ
em trên mỗi phụ nữ tăng thêm 0,1 đến 0,4; tỷ lệ chết của trẻ em dưới 5 tuổi và tỷ
lệ suy dinh dưỡng của trẻ em tăng thêm tương ứng 1,5 và 2,5%.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu về tác động của BBĐG tới phát triển ở một
nhóm các quốc gia cho thấy chiều hướng và mức độ của tác động vẫn còn chứa
đựng những tranh luận. Chẳng hạn, tác giả Seguino (2000) cho rằng chênh lệch
lương theo giới có tác động tích cực đến TTKT của các nước áp dụng chiến lược



2

hướng về xuất khẩu thông qua việc tăng cường năng lực cạnh tranh của những
ngành thâm dụng lao động nữ với mức lương thấp hơn [61]. Các tác giả Schober
và Winer-Ebmer (2011) tiến hành nghiên cứu này với ba nhóm quốc gia và có
kết luận hoàn toàn ngược lại: bất kỳ sự BBĐG trên phương diện nào cũng có tác
động tiêu cực tới tăng trưởng [59]. Nhóm tác giả Dollar và Gatti (1999) đã chỉ ra
rằng những quốc gia có trình độ phát triển cao hơn sẽ chịu tác động lớn hơn của
BBĐG trong giáo dục. Các tác giả Klasen và Lamanna (2009) cũng đã kết luận
rằng mức độ tác động có thay đổi theo khi xét thêm yếu tố khu vực. Tương tự,
các tác giả Bandiera và Natraj (2013) cũng kết luận rằng các nghiên cứu về tác
động của BBĐG cho đến nay chủ yếu dựa vào phân tích số liệu của một nhóm
các quốc gia với rất nhiều khác biệt nên những phát hiện từ các nghiên cứu đó có
thể đúng trong phạm vi một quốc gia, hay trong nhóm quốc gia cụ thể khác [26].
Vì vậy, để có cơ sở cho những hoạch định chính sách hiệu quả cho một quốc gia,
cần tiến hành nghiên cứu riêng cho quốc gia ấy.
Ở Việt Nam, quan điểm của Đảng cộng sản cũng nhấn mạnh việc đảm bảo
cơ hội và quyền lợi của người phụ nữ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước. Ngày 24/12/2010 Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số
2351/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 20112020. Ủy ban vì sự tiến bộ của phụ nữ đã xác định tầm quan trọng của bình đẳng
giới và việc lồng ghép giới trong hoạch định và thực thi chính sách quốc gia
[55]. Việt Nam đã được Ngân hàng Thế giới đánh giá là có những tiến bộ đáng
kể trong việc giảm BBĐG với chỉ số BBĐG (GII) xếp thứ 48 trên 131 quốc gia
trong danh mục xếp hạng của UNDP năm 2012 [1]. Tuy nhiên, nếu so sánh với
nam giới về địa vị và phúc lợi thì phụ nữ Việt Nam vẫn còn chịu bất lợi trên
nhiều phương diện như việc làm, giáo dục, sức khỏe, địa vị xã hội... Cụ thể, Việt
Nam có tỷ lệ nữ tham gia đại biểu quốc hội của là 24,4% [24] trong khi đó tỷ lệ
này ở Thụy Điển là 44,7%, ở Phần Lan là 42,5%, ở Nam Phi là 41,1%; và tỷ lệ
nam và nữ tham gia lực lượng lao động trong tổng dân số nam và nữ tương ứng



3

là 81,2 và 73,2; tỷ lệ hoàn thành giáo dục trung học trở lên đối với nữ và nam
tương ứng là 24,7% và 28%, trong khi tỷ lệ này là gần 100% đối với cả nam và
nữ ở các nước Pháp, Anh, Canada, Áo, Séc và xấp xỉ 49,5% đối với Anđôra; tỷ
lệ chết trong 100.000 lượt phụ nữ mang thai và sinh con là 59 trong khi tỷ lệ này
ở Estonia là 2, ở Singapo là 3, ở Thụy Điển, Italia và Belarus là 4, ở Ba Lan là 5
và ở Úc là 7 [71]. Ngoài ra, theo tổng kết của UN Women (2013), tỷ lệ nữ đứng
tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà chỉ có 20%, trong khi
con số này đối với nam là 52%, và tỷ lệ nam và nữ cùng đứng tên là 18% [20].
Hơn nữa, tỷ số giới tính khi sinh (tỷ lệ bé trai/100) đã tăng từ 107,3 (năm 2000)
lên tới 113,8 (năm 2013) tính chung cho toàn quốc và đặc biệt lên tới 115,5 (năm
2013) tính riêng cho nông thôn. Điều này đã khẳng định thấy tư tưởng "trọng
nam, khinh nữ", và hành động lựa chọn giới tính thai nhi trở nên rõ rệt khi có sự
hỗ trợ của công nghệ hiện đại [21].
Trong điều kiện các chiến lược, giải pháp đã được ban hành nhưng thực
tiễn BBĐG vẫn tồn tại như vậy thì việc tìm hiểu cụ thể hơn về biểu hiện và tác
động của BBĐG tới phát triển ở Việt Nam rất có ý nghĩa.
2. Mục đích, ý nghĩa của luận án
2.1 Mục đích của luận án
Với thực trạng thành tựu hướng tới mục tiêu bình đẳng giới ở Việt Nam
chưa đáng kể, mặc dù đã có một số chính sách và chiến lược giảm BBĐG, luận
án được thực hiện với mục đích trả lời câu hỏi cơ bản đặt ra liên quan quan đến
BBĐG. Đó là ngoài ý nghĩa tiêu cực xét từ góc độ nhân quyền, BBĐG có tác
động như thế nào tới phát triển? Và nếu có tác động (tích cực hay tiêu cực) thì để
đạt được các mục tiêu phát triển ở Việt Nam, cần có những giải pháp nào liên
quan đến BBĐG? Do chưa có nghiên cứu về Việt Nam về vấn đề cụ thể như
vậy, đề tài “Tác động của bất bình đẳng giới tới phát triển ở Việt Nam” được

lựa chọn cho luận án này.


4

BBĐG được biểu hiện trên rất nhiều khía cạnh và nội hàm của phát triển
cũng tương đối rộng nên luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu trên hai khía cạnh
giáo dục và việc làm (đối với bất bình đẳng giới) và tăng trưởng kinh tế và phát
triển con người (đối với phát triển). Cơ sở của phạm vi nghiên cứu được trình
bày chi tiết hơn trong Mục 1.2.2 (Chương 1). Với trọng tâm nghiên cứu này,
luận án tìm hiểu thực trạng, đánh giá ảnh hưởng của BBĐG tới TTKT và PTCN,
đồng thời đề xuất một số giải pháp liên quan tới BBĐG nhằm thúc đẩy phát triển
ở Việt Nam trong thời gian tới. Luận án có thể được dùng làm cơ sở cho việc
hoạch định chính sách phát triển ở Việt Nam.
2.2 Ý nghĩa của luận án
Luận án sẽ bổ sung, đóng góp tri thức liên quan đến tác động của BBĐG
trong giáo dục và việc làm tới TTKT và PTCN với trường hợp nghiên cứu cụ thể
củaViệt Nam. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ bao gồm những đóng góp về
phương pháp và các minh chứng thực nghiệm về tác động của BBĐG tới phát
triển, đặc biệt là trên những phương diện còn chứa đựng các tranh luận trái chiều
trong các nghiên cứu đã được thực hiện cho đến nay.
2.2.1 Ý nghĩa lý luận
Luận án sẽ góp phần hoàn thiện phương pháp đánh giá thực trạng và phân
tích tác động của bất bình giới tới phát triển, tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến
BBĐG nhằm làm cơ sở tham khảo về lý luận cho các nghiên cứu trường hợp cụ
thể khác trong tương lai với các đóng góp mới chủ yếu như:
- Xây dựng các thước đo và biến số gần đúng đối với BBĐG trên các
phương diện giáo dục và việc làm;
- Xây dựng các tiêu chí đánh giá PTCN trên hai phương diện cơ bản là
giáo dục và y tế;

- Kiểm định mô hình đánh giá tác động của BBĐG tới TTKT dựa trên mô
hình TTKT của trường phái Tân cổ điển;


5

- Kiểm định mô hình đánh giá tác động của BBĐG tới PTCN trên các khía
cạnh giáo dục, y tế;
2.2.2 Ý nghĩa thực tiễn
Dựa trên những phân tích, đánh giá đánh giá thực trạng và tác động của
BBĐG trong giáo dục và việc làm tới TTKT và PTCN ở Việt Nam; chỉ ra các
yếu tố ảnh hưởng tới BBĐG trong giáo dục và việc làm; phát hiện những vấn đề
còn hạn chế trong môi trường kinh tế, xã hội và thể chế của Việt Nam liên quan
đến BBĐG và mức độ tác động của BBĐG tới TTKT và PTCN, luận án có
những đóng góp thực tiễn như:
- Thay đổi nhận thức của mọi tầng lớp trong xã hội về tác động của
BBĐG đối với phát triển;
- Đưa ra cơ sở khoa học để tham khảo cho quá trình hoạch định chính
sách liên quan đến bình đẳng giới và hướng tới phát triển;
- Gợi ý một số chính sách liên quan tới vấn đề giới trong quá trình phát
triển;
- Hướng tới thay đổi hành vi của xã hội của cộng đồng liên quan đến việc
giải quyết bất bình đẳng giới theo hướng có lợi cho phát triển;


6

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG
CỦA BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI TỚI PHÁT TRIỂN VÀ HƯỚNG
NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN

1.1 Tổng quan nghiên cứu về tác động của bất bình đẳng giới tới phát triển
1.1.1 Các nghiên cứu lý thuyết về tác động của bất bình đẳng giới tới phát
triển
1.1.1.1 Tác động của bất bình đẳng giới tới tăng trưởng kinh tế
Hầu hết những nghiên cứu đánh giá tác động của bình đẳng giới tới TTKT
đều lấy mô hình TTKT Tân cổ điển - mô hình Solow - làm cơ sở lý thuyết cho
phân tích. Đó là những nghiên cứu rất cơ bản và toàn diện về tác động của
BBĐG tới TTKT như các tác giả Barro và Lee (Các nguồn lực của TTKT, 1994)
[27], Dollar và Gatti (Bất bình đẳng giới, thu nhập và tăng trưởng: Thời kỳ tăng
trưởng kinh tế có mang lại lợi ích cho phụ nữ?, 1999) [34], Klasen và Lamanna
(Tác động của bất bình đẳng giới trong giáo dục và việc làm tới tăng trưởng kinh
tế ở các nước đang phát triển: bằng chứng mới đối với một nhóm các quốc gia,
2009) [46], Braustein (Hiệu quả của bình đẳng giới tới tăng trưởng kinh tế: tiếp
cận từ trường phái Tân cổ điển và giới, 2007) [30]. Các nghiên cứu này xây dựng
mô hình đánh giá tác động của BBĐG tới TTKT dựa trên mô hình của trường
phái Tân cổ điển với nội dung chính là tốc độ TTKT là kết quả của hai nhóm yếu
tố: (i) số lượng và tốc độ tăng các yếu tố đầu vào gồm: vốn vật chất (K), vốn con
người (H) và (ii) tốc độ tăng dân số hay lực lượng lao động (L) và năng suất lao
động (chịu tác động của công nghệ). Từ đó, các nghiên cứu xác định tác động
của BBĐG tới các yếu tố là nguồn lực của TTKT một cách trực tiếp hoặc gián
tiếp.
Trong các nghiên cứu lý thuyết, BBĐG về giáo dục, việc làm, thu nhập và
những tác động tới tới TTKT đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu
và các nhà hoạch định chính sách kinh tế-xã hội. và đã có khá nhiều nghiên cứu
lý thuyết chỉ ra tác động của BBĐG trên các khía cạnh trên đối với TTKT.


7

(1) Tác động của bất bình đẳng giới trong giáo dục tới tăng trưởng kinh tế

Trước hết, dựa vào mô hình TTKT Tân cổ điển, các tác giả Klasen và
Lamanna (2009) cho rằng BBĐG về giáo dục hạn chế TTKT thông qua việc
giảm vốn nhân lực. Giả sử tính trong phạm vi toàn nền kinh tế trẻ em trai và trẻ
em gái có cùng phân phối khả năng thiên bẩm và em nào có khả năng tốt hơn sẽ
được học nhiều hơn. Khi BBĐG tồn tại (mà hiện nay đang theo hướng có lợi cho
các em trai) có nghĩa là các em trai có khả năng học tập kém hơn các em gái vẫn
có cơ hội học nhiều hơn. Do đó, khả năng thiên bẩm trung bình của trẻ em trai và
gái trong nhóm trẻ em được đào tạo sẽ thấp hơn so với trường hợp các em trai và
gái có cơ hội được học tập như nhau. Nếu lượng vốn con người trong mỗi cá
nhân được tính bằng tổng của khả năng thiên bẩm và kiến thức thông qua đào tạo
thì bất bình đẳng về giáo dục sẽ làm giảm vốn nhân lực trung bình trong nền
kinh tế và do đó tác động tiêu cực đến TTKT. Hơn nữa, theo quy luật khi lợi ích
kinh tế cận biên giảm dần, việc hạn chế giáo dục đối với nữ và tăng cường giáo
dục đối với nam sẽ làm cho lợi ích kinh tế cận biên của đầu tư cho giáo dục dành
cho nam thấp hơn so với nữ. Vì thế, chiến lược đầu tư cho giáo dục có BBĐG
như vậy sẽ làm giảm lợi ích cận biên trung bình của cả giáo dục đối với nam và
nữ, và hạn chế TTKT trong toàn nền kinh tế [46, tr. 93-97]. Ngoài ra, tác giả
Ferrant còn cho rằng vì BBĐG trong giáo dục hạn chế tích lũy vốn nhân lực nên
đồng thời gián tiếp gây ra một tác động tiêu cực nữa đến TTKT thông qua hạn
chế đầu tư vì đầu tư trong nền kinh tế chỉ được khuyến khích khi vốn nhân lực
dồi dào [36, tr. 15].
Lý giải thứ hai cho tác động tiêu cực của BBĐG trong giáo dục tới TTKT
liên quan đến những tác động ngoại ứng của giáo dục dành cho nữ. Tác giả
Klasen và Lamanna (2009) đã chia sẻ kết quả nghiên cứu của các tác giả Gabor
and Weil năm 1996 và Largelof năm 2003 rằng tăng cường giáo dục đối với
những người mẹ sẽ làm giảm tỷ suất sinh, giảm tỷ lệ chết của trẻ em và tác động
tích cực đến giáo dục cho trẻ em. Mỗi yếu tố này đều có tác động tích cực đến
TTKT cả trong ngắn hạn và dài hạn: giáo dục tốt hơn cho trẻ em sẽ làm tăng vốn



8

nhân lực cho thế hệ sau; tỷ suất sinh thấp hơn sẽ làm giảm gánh nặng về người
phụ thuộc, dẫn tới tỷ lệ tiết kiệm cao hơn và đều thúc đẩy TTKT trong tương lai.
Ngoài ra, việc giảm tỷ lệ sinh sau khoảng vài chục năm sẽ dẫn tới một thời điểm
“dân số vàng”: dân số trong độ tuổi lao động tăng nhanh hơn nhiều so với tổng
dân số và thu nhập bình quân đầu người tăng lên. Vì vậy, BBĐG về giáo dục sẽ
hạn chế tác động ngoại ứng tích cực ấy và hạn chế cơ hội tận dụng tác động tích
cực của giai đoạn "dân số vàng" [46, tr. 93 -94].
Thứ ba, tác giả Seguino (2000) cho rằng BBĐG trong giáo dục sẽ giảm cơ
hội áp dụng thành công chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường
thế giới của một số nền kinh tế thông qua việc thâm dụng lao động nữ với mức
lương thấp hơn trong những ngành công nghiệp hướng về xuất khẩu. Để lao
động nữ có thế tham gia và tạo năng lực cạnh tranh của các ngành đó trên thị
trường thế giới, nữ giới cần phải được qua đào tạo nhiều hơn, và quan điểm hạn
chế đầu tư cho giáo dục đối với nữ phải được xóa bỏ. Ngoài ra, lao động nữ cũng
cần có cơ hội có việc làm trong các ngành này mà không gặp phải cản trở nào
của BBĐG trên thị trường lao động [61, tr. 1211-1230].
(2) Tác động của bất bình đẳng giới trong việc làm tới tăng trưởng kinh tế
BBĐG về việc làm thường được xem xét trên hai góc độ: bất bình đẳng về
việc tham gia vào lực lượng lao động (tình trạng có việc làm hay không) và bất
bình đẳng về thu nhập. Đến nay, có khá nhiều nghiên cứu đã chỉ ra các tác động
và lý giải các kênh dẫn truyền tác động của BBĐG về việc làm tới TTKT.
Nhóm tác giả Klasen và Lamanna (2009) đã đề cập đến mô hình lý thuyết
khám phá tác động của BBĐG trên thị trường lao động thông qua việc mô hình
hóa sự không tham gia của nữ trong lực lượng lao động cũng như công tác quản
lý của tác giả Volart (2004) trong nghiên cứu "Bất bình đẳng giới và tăng
trưởng: lý thuyết và bằng chứng từ trường hợp của Ấn Độ". Tác giả Volart giả
định nam và nữ có khả năng thiên bẩm về thực hiện công việc chuyên môn hay
quản lý như nhau, nam và nữ có quyền quyết định đầu tư bao nhiêu cho phát

triển vốn nhân lực. Tác giả kết luận rằng BBĐG về việc làm là không hiệu quả


9

bởi điều này bóp méo nền kinh tế và gây tác động tới TTKT tương tự như
BBĐG về giáo dục. BBĐG làm giảm tổng nhân tài (hay giảm khả năng trung
bình của lực lượng lao động) mà các doanh nghiệp có thể tuyển dụng để làm
việc. Ngoài ra, nếu phụ nữ không được nắm giữ các vị trí quản lý thì khả năng
trung bình của những người làm công tác quản lý cũng giảm. Điều này hạn chế
quá trình ứng dụng đổi mới và công nghệ và cản trở TTKT [67]. Tác giả Klasen
và Lamanna (2009) cũng khẳng định rằng tác động này không chỉ đúng đối với
lao động làm công ăn lương mà còn đúng đối với cả những người tự doanh trong
khu vực nông nghiệp cũng như phi nông nghiệp nếu nam và nữ không được tiếp
cận như nhau đối với các đầu vào quan trọng, công nghệ hay các nguồn lực sản
xuất khác [46, tr. 94].
Liên quan đến vấn đề này, các giả David và Teignier-Baque (2012) đã bình
luận kết quả nghiên cứu mang tên "Bất bình đẳng giới, tỷ lệ sinh và tăng trưởng"
do nhóm tác giả Gabor and Weil thực hiện năm 1996. Kết luận cơ bản là khi phụ
nữ có việc làm và tạo thu nhập thì chi phí cơ hội của việc nuôi con tăng lên làm
cho tỷ suất sinh giảm, gia tăng dân số chậm lại đồng thời mức vốn trên một lao
động tăng lên và thúc đẩy TTKT. Ngược lại, BBĐG về việc làm dẫn tới tỷ suất
sinh cao hơn và do đó hạn chế TTKT [33, tr. 7].
Dựa trên kết quả nghiên cứu của Seguino (2000) về tác động của chênh
lệch thu nhập giữa nam và nữ đối với khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế
của một số quốc gia hướng về xuất khẩu như đã phân tích ở trên, các tác giả
Klasen và Lamanna (2009) cho rằng những kết luận này hàm ý nếu có BBĐG
trong cơ hội việc làm ở một quốc gia thì TTKT của quốc gia đó bị giảm đi. Lý
do là các ngành công nghiệp hướng về xuất khẩu không thể thâm dụng lao động
nữ với mức lương rẻ như một lợi thế cạnh tranh.

Ngoài ra, có một số nghiên cứu chỉ ra tầm quan trọng của việc làm và thu
nhập của nữ đối với quyền thương thuyết của họ trong gia đình. Nghiên cứu
"Lồng ghép giới trong phát triển" của WB năm 2001 cho rằng việc làm và thu


10

nhập của nữ làm tăng quyền thương thuyết của phụ nữ. Điều này không chỉ có lợi
cho chính phụ nữ mà còn tạo ra một số ảnh hưởng tích tới với TTKT [69, tr. 8392]. Kết luận này cũng được các tác giả Klasen và Lamanna khẳng định và đồng
nhất với kết luận trong nghiên cứu của tác giả Stotky (2006) rằng khi nữ có quyền
quyền định nhiều hơn đối với nguồn lực trong gia đình thì tỷ lệ tiết kiệm của gia
đình sẽ cao hơn (do nữ có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn nam), đầu tư hiệu quả
hơn, khả năng trả các khoản tín dụng tốt hơn. Ngoài ra, nữ cũng dành tỷ trọng đầu
tư cao hơn cho sức khỏe và giáo dục đối với trẻ em. Vì thế, vốn nhân lực cho thế
hệ sau tăng lên và thúc đẩy TTKT trong dài hạn [46, tr. 95].
Đề cập đến BBĐG trong việc làm và tham nhũng trong nền kinh tế, WB
(2001) đã chứng minh lao động nữ ít có xu hướng tham nhũng và lạm dụng
quyền hành hơn so với nam. Như thế, xét tổng thể nếu tỷ lệ nữ có việc làm trong
nền kinh tế cao hơn thì toàn nền kinh tế hoạt động có hiệu quả hơn [68, tr. 9297].
Về tác động của BBĐG về lương tới TTKT, các tác giả Klasen và
Lamanna (2009) chỉ ra hai cách lập luận khác nhau dẫn tới hai kết luận trái
ngược nhau. Một mặt, trong công trình nghiên cứu "Bất bình đẳng giới, tỷ suất
sinh và tăng trưởng", các tác giả Gabor và Weil (1996) cho rằng chênh lệch
lương giữa lao động nam và lao động nữ làm cho tỷ lệ lao động nữ tham gia vào
các hoạt động sản xuất xã hội giảm đi, tăng tỷ lệ sinh, và hạn chế TTKT [38],
[46, tr. 94]. Ngược lại, tác giả Seguino (2000) nhận định khi lương của nam giới
càng cao hơn lương của nữ giới thì các nước đi theo định hướng công nghiệp hóa
hướng về xuất khẩu và thâm dụng lao động nữ trong các ngành chế biến xuất
khẩu có thể tăng năng lực cạnh tranh và thúc đẩy TTKT [60, tr. 1211-1230].
Thực ra, những kết luận của hai nhóm tác giả không mâu thuẫn mà do có khác

biệt trong về cách tiếp cận: nghiên cứu của tác giả Seguino (2000) chú trọng vào
tác động đến TTKT do cầu kích thích trong ngắn hạn, trong khi mô hình của các
tác giả Gabor và Weil (1996) xem xét TTKT dài hạn từ phía cung. Vì thế, có thể


11

nói chiều hướng tác động của chênh lệch lương theo giới đối tới TTKT tùy thuộc
vào khung thời gian phân tích.
1.1.1.2 Tác động của bất bình đẳng giới tới phát triển con người
Tác động của BBĐG tới PTCN bao gồm tác động của BBĐG về giáo dục,
việc làm, thu nhập, quyền ra quyết định trong gia đình, quyền về chính trị… tới
một khía cạnh thuộc của PTCN như sức khỏe, trình độ học vấn... Các lý thuyết
kinh tế đề cập trực tiếp hoặc ngụ ý tác động của BBĐG tới phát triển thường
thông qua phân tích hành vi của gia đình liên quan đến các quyết định sản xuất
hoặc chi tiêu. Các lý thuyết này được phát triển từ kinh tế học vi mô về phân
công lao động giữa vợ và chồng về việc nhà và việc tạo thu nhập hoặc liên quan
đến quyền phân bổ thu nhập cho những mục đích tiêu dùng khác nhau của gia
đình. Thông qua những khác biệt giới vốn có trong hành vi chi tiêu và sản xuất
hoặc những khác biệt giới xuất phát từ chuẩn mực xã hội liên quan đến phân
công lao động và phân bổ ngân sách trong gia đình (ngụ ý quyền ra quyết định
về thu nhập), các nghiên cứu lý thuyết đã chỉ ra rằng BBĐG có tác động đáng kể
tới PTCN.
(1) Tác động của bất bình đẳng giới trong giáo dục tới phát triển con người
Trong xã hội, BBĐG về giáo dục thể hiện qua quan niệm cho rằng việc
học tập là rất quan trọng đối với nam và không quan trọng đối với nữ, do đó nữ
có ít cơ hội được học tập so với nam giới. Khi BBĐG trong giáo dục giảm đi có
nghĩa là đầu tư cho giáo dục cũng như trình độ học vấn của nữ tăng lên tương
đối. Dựa trên suy luận như vậy, nhiều nhà nghiên cứu đã cho thấy bình đẳng giới
về giáo dục trực tiếp và gián tiếp tác động tích cực tới nhiều khía cạnh của

PTCN như giáo dục cho thế hệ sau, sức khỏe gia đình, đặc biệt là sức khỏe của
trẻ em.
Tác giả Klasen (2002) đã cho thấy giáo dục dành cho người mẹ có ảnh
hưởng tích cực tới giáo dục của những đứa con cả về mặt chất lượng và số lượng
thông qua hỗ trợ trực tiếp hoặc tạo điều kiện và môi trường học tập thuận. Vì thế,


12

khi BBĐG về giáo dục với tình trạng phụ nữ được học ít hơn không chỉ kìm hãm
PTCN trong ngắn hạn (đối với chính những người phụ nữ) mà còn trực tiếp tác
động tiêu cực tới vốn con người trong dài hạn [43, tr. 346]. Các tác giả Hill và
King cũng chỉ ra rằng tác động của trình độ học vấn của những bà mẹ đến giáo
dục của con cái lớn hơn so với tác động của trình độ học vấn của những ông bố.
Khi các ông chồng có trình độ học vấn cao hơn, họ thường chuyên tâm vào làm
việc trên thị trường lao động với mức thu nhập cao. Do đó, hai vợ chồng thường
phân công lao động theo hướng: chồng tạo thu nhập và tham gia ít hơn vào việc
nhà, còn vợ sẽ đảm nhiệm việc nhà như chăm sóc con cái, nội trợ với thời lượng
nhiều hơn so với làm việc có thu nhập. Các thành viên trong gia đình được sẽ
hưởng lợi từ thu nhập nhiều hơn từ trình độ học vấn cao hơn của người bố,
nhưng không dễ dàng được hưởng những lợi ích phi tiền tệ từ người bố như kiến
thức chuyên môn và các kỹ năng. Vì vậy, thu nhập cao hơn của người bố chỉ bù
đắp một phần cho sự thiếu hụt kỹ năng của người mẹ, người sát sao chăm sóc
sức khỏe và học hành của con cái [39, tr. 25, 26, 32]. Ngoài ra, tác giả Klasen
(2002) còn chỉ ra rằng khi anh chị em trong cùng một gia đình (bất kể là trai hay
gái) có trình độ học vấn tương đương nhau thì có thể thúc đẩy thành tích học tập
của nhau thông qua tương tác trực tiếp trong học tập hoặc những trò chơi trí tuệ.
Tương tự, những cặp vợ chồng có trình độ tương đương có thể hỗ trợ nhau trong
quá trình học tập suốt đời. Tóm lại, BBĐG hạn chế tác động ngoại ứng tích cực
của giáo dục của nữ đối với chất lượng giáo dục chung trong gia đình [43, tr.

352].
Các tác giả Hill và King (1995) cũng đã chỉ ra bốn kênh thông qua đó giáo
dục dành cho phụ nữ có tác động tích cực tới sức khỏe của cả gia đình. Thứ nhất,
những người mẹ có trình độ học vấn cao hơn có thể có kiến thức và thông tin
đầy đủ hơn về giữ gìn vệ sinh và lựa chọn thực phẩm dinh dưỡng tốt cho sức
khỏe. Thứ hai, họ có thể coi trọng vấn đề về sinh cá nhân và chăm sóc sức khỏe
gia đình và vì thế sẵn sàng dành nhiều thời gian hơn cho vấn đề này. Thứ ba, họ


13

có thể chăm sóc sức khỏe gia đình tốt hơn do có tiếp cận nhiều hơn với thông tin
dịch vụ y tế hoặc ứng dụng những kiến thức chăm sóc sức khỏe một cách hiệu
quả hơn. Thứ tư, họ có thể hạn chế tác động tiêu cực của tình trạng vệ sinh
chung hoặc nguồn nước trong cộng đồng kém. Khi không có những dịch vụ
chăm sóc sức khỏe thì những bà mẹ có trình độ học vấn cao hơn có thể bảo vệ
những đứa trẻ sơ sinh tốt hơn trong điều kiện môi trường bất lợi cho sức khỏe.
Vì thế, tỷ lệ chết của trẻ sơ sinh và tần suất ốm đau của các thành viên trong gia
đình có người mẹ, người vợ có trình độ học vấn cao sẽ giảm đi [39, tr. 25, 26].
Kết luận này ngụ ý rõ ràng rằng BBĐG về giáo dục có tác động tiêu cực tới sức
khỏe của gia đình.
Tác giả Klasen (1999) đã khẳng định lại kết luận trong nghiên cứu của các
học giả Becker (1981), Schultz (1993), Sen (1999) rằng chi phí cơ hội của thời
gian của phụ nữ và quyền thương thuyết trong gia đình là những yếu tố quyết
định tỷ suất sinh và số con trên một phụ nữ. Khi BBĐG trong giáo dục giảm đi,
người phụ nữ có trình độ học vấn cao hơn, họ dễ dàng có được việc làm được trả
lương. Khi đó, chi phí cơ hội của việc sinh con sẽ tăng lên nên tỷ suất sinh sẽ
giảm đi. Điều này có thể coi là tác động tích cực và gián tiếp của giáo dục tới tỷ
suất sinh thông qua việc làm và thu nhập [42, tr. 9]. Các tác giả Hill và King
(1995) còn chỉ ra một kênh nữa cho tác động của trình độ học vấn của nữ tới tỷ

suất sinh. Khi nữ giới có trình độ học vấn cao thường lập gia đình muộn hơn và
sinh con đầu lòng ở tuổi cao hơn, sinh ít con hơn. Do đó, nguồn lực gia đình
dành cho mỗi đứa con sẽ tăng lê, vì thế cả sức khỏe và điều kiện học tập dành
cho những đứa con được cải thiện [39, tr. 25]. Những kết luận này cũng có thể
được hiểu là BBĐG sẽ hạn chế đầu tư nguồn lực trong gia đình cho mỗi trẻ em
vì khi đó số trẻ em trong mỗi gia đình tăng lên.
Tác giả Mikkola (2005) đã đưa ra những minh chứng cho thấy khi BBĐG
trong giáo dục giảm đi, đồng thời có bình đẳng giới trên thị trường lao động thì
phụ nữ có cơ hội có thu nhập cao tương tương với nam giới. Do đó, quyền


14

thương thuyết của người vợ đối với người chồng trong gia đình cũng được cải
thiện [52, tr. 19-20]. Vì phụ nữ thường coi trọng việc chăm sóc sức khỏe gia
đình và giáo dục dành cho con cái nên khi họ có quyền quyết định trong chi tiêu
thì tỷ trọng ngân sách chi cho giáo dục và y tế tăng lên. Vì thế, có thể nói BBĐG
về giáo dục đã gián tiếp gây ra tác động tiêu cực đến PTCN thông qua việc hạn
chế phân bổ ngân sách và nguồn lực gia đình theo hướng có tác động tích cực
cho sự PTCN.
(2) Tác động của bất bình đẳng giới trong việc làm tới phát triển con người
Những nghiên cứu lý thuyết về tác động của BBĐG trong việc làm tới
PTCN có liên quan chặt chẽ tới những lý thuyết về quyền ra quyết định và sự
phân bổ nguồn lực trong gia đình. Trong bài tổng quan về các mô hình lý thuyết
mang tên "Quyền thương thuyết và phân phối trong hôn nhân", các tác giả
Lundberg và Pollak (1996) đã tổng kết những nghiên cứu lý thuyết về quyền
thương thuyết và phân bổ nguồn lực gia đình. Các tác giả này đã khẳng định
rằng các mô hình lý thuyết gần đây bác bỏ giả định về việc gộp chung thu nhập
của vợ và chồng và người tạo thu nhập thường có quyền quyết định. Ngoài ra,
quyền thương thuyết hay quyền ra quyết định và sự phân công lao động trong gia

đình cũng chịu ảnh hưởng của quan niệm của xã hội về việc phân công vai trò
của vợ và chồng. Các tác giả cũng đã kết luận rằng vợ và chồng có cách phân bổ
ngân sách theo cơ cấu tiêu dùng khác nhau [48, tr.140-152].
Nối tiếp lập luận trên, tác giả Ferrant (2011) và các tác giả Thomas và
Strauss (1997) cho rằng khi mức độ bất bình đẳng về việc làm và thu nhập tăng
lên tỷ lệ nữ làm công ăn lương giảm đi, thu nhập trung bình của phụ nữ thấp hơn
nữa so với nam giới, thì quyền thương thuyết hay quyền tự chủ trong gia đình
đối với người phụ nữ giảm đi [37]. Tác giả Ferrant cũng nhất trí với nhận định
rằng điều này ảnh hưởng tiêu cực tới phát triển vì khi đó người phụ nữ không có
quyền quyết định chi tiêu trong gia đình và hiệu quả của việc phân bổ nguồn lực


15

gia đình giảm đi do nam giới thường chi tiêu ít hơn cho chăm sóc sức khỏe và
giáo dục với con cái so với phụ nữ [37, tr.15].
1.1.2 Các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của bình đẳng giới tới phát
triển
1.1.2.1 Những nghiên cứu đối với các nước trên Thế giới
(1) Tác động của bất bình đẳng giới tới tăng trưởng kinh tế
Như đã đề cập trong phần tổng quan các nghiên cứu lý thuyết, rất khó tách
riêng tác động của BBĐG trên từng phương diện giáo dục, việc làm (bao gồm cả
mức độ tiếp cận với các nguồn lực trong trường hợp tự doanh), thu nhập đối với
TTKT. Hơn nữa, các nghiên cứu thực nghiệm thường đánh giá tác động của
BBĐG trên một số khía cạnh nên phần sau tóm tắt những nghiên cứu thực
nghiệm về tác động của BBĐG trong cả giáo dục và việc làm tới TTKT mà
không phân tích riêng các tác động trên từng phương diện như trong phần tổng
quan các nghiên cứu lý thuyết. Các nghiên cứu về tác động của BBĐG trong
giáo dục khá đa dạng nên phần này chỉ tổng quan những nghiên cứu có ảnh
hưởng nhất về phương pháp và có những đóng góp khác nhau về kết quả nghiên

cứu.
Phương pháp phổ biến trong các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ
nhân quả của BBĐG tới TTKT là phân tích tương quan hoặc hồi quy số liệu
chéo, số liệu mảng hoặc cả hai loại số liệu. Biến phụ thuộc thường là GDP hoặc
GNP, tốc độ TTKT, thu nhập bình quân đầu người hoặc năng suất tổng hợp, biến
giải thích bao gồm các biến truyền thống của mô hình TTKT Tân cổ điển như:
vốn hoặc mức đầu tư, lao động và/hoặc vốn nhân lực, mức độ mở cửa nền kinh
tế hoặc kim ngạch thương mại và các biến thể hiện mức độ BBĐG (tổng hợp
hoặc trên từng khía cạnh nghiên cứu). Các nghiên cứu vĩ mô đều nhất quán với
các nghiên cứu vi mô về tác động tiêu cực của BBĐG tới TTKT.


16

Các nghiên cứu đối với các nhóm quốc gia và riêng từng quốc gia được đề
cập trong hai phần khác nhau để so sánh phương pháp tiếp cận và loại số liệu
được dùng trong phân tích.
a) Những nghiên cứu đối với nhóm quốc gia
Các tác giả Barro và Lee (1994) là những người tiên phong nghiên cứu
mối quan hệ giữa BBĐG trong giáo dục và TTKT với công trình nghiên cứu
mang tên "Nguồn gốc của tăng trưởng". Qua phân tích số liệu của 116 quốc gia
giai đoạn 1965-1985, hai tác giả đã xác định các yếu tố giải thích cho sự khác
biệt về tốc độ TTKT giữa các quốc gia như: hiệu ứng hội tụ (một quốc gia sẽ
TTKT nhanh nếu nước ấy ban đầu có GDP thực tế bình quân đầu người thấp so
với mức vốn con người tính bằng thành tích trong giáo dục), tác động tích cực
của tỷ lệ đầu tư trên GDP, tác động tiêu cực của quy mô chính phủ quá lớn, tác
động tiêu cực của những can thiệp làm bóp méo thị trường của chính phủ, và tác
động tiêu cực của sự bất ổn về chính trị. Ngoài ra, nghiên cứu này còn phát hiện
ra rằng khi đưa biến giáo dục tiểu học và trung học của trẻ em trai và trẻ em gái
vào phương trình hồi quy thì nhận được hệ số âm cho giáo dục cho trẻ em gái.

Các tác giả giả định rằng hệ số âm này không phải là giáo dục đối với trẻ em gái
không góp phần thúc đẩy TTKT mà ngược lại, phản ánh thực tế rằng trong nền
kinh tế tồn tại một mức độ bất bình đẳng về giáo dục giữa nam và nữ, điều được
cho là biến gần đúng phản ánh mức độ lạc hậu về phát triển và do đó có tương
quan âm với tốc độ TTKT [27, tr. 1-46].
Để kiểm định lại xem giáo dục đối với nữ có tác động tiêu cực tới TTKT
như mô hình của các tác giả Barro và Lee (1994) đã đưa ra không, một số tác giả
khác như Dollar và Gatti (1999), Klasen (2002), Klasen và Lamana (2009) đã
phát triển tiếp hướng nghiên cứu này. Các nhóm tác tác giả sau này đã phát hiện
ra một số thiếu sót trong những phép hồi quy ban đầu của hai tác giả Barro và
Lee như: thiếu biến về trình độ giáo dục ban đầu, hiện tượng đa cộng tuyến cao
giữa biến giáo dục cho trẻ em trai và trẻ em gái, hiện tượng nội sinh và thiếu


17

biến giả về khu vực. Những hạn chế này đã được các tác giả sau đó khắc phục
trong các nghiên cứu của họ [34], [43], [46].
Dollar và Gatti (1999) là hai tác giả được dẫn chiếu trong hầu hết các
nghiên cứu về mối quan hệ giữa BBĐG (trong đó có BBĐG về giáo dục) và
TTKT. Hai tác giả đã ước tính phương trình TTKT cho hàng trăm quốc gia trong
giai đoạn 1975-1990 và đưa ra những phát hiện quan trọng. Đóng góp thứ nhất là
việc sử dụng bốn nhóm thước đo khác nhau cho BBĐG như: mức độ tiếp cận và
thành tích trong giáo dục (đặc biệt là giáo dục trung học); mức độ cải thiện sức
khỏe (đo bằng tuổi thọ bình quân phân tách theo giới); các chỉ số phản ánh bình
đẳng giới về kinh tế và bình đẳng trước pháp luật; và các thước đo về sự trao
quyền cho phụ nữ (tỷ lệ nữ trong quốc hội/nghị viện, thời điểm nữ có quyền bầu
cử). Các tác giả phát hiện ra rằng các thước đo này có tương quan dương vói
nhau, mặc dù mối tương quan này không hoàn hảo. Đóng góp thứ hai và là một
trong những đóng góp chính của hai tác giả là một phát hiện ngược lại với kết

luận của tác giả Barro và Lee rằng giáo dục trung học dành cho nữ có tương
quan dương với TTKT. Vì vậy, đầu tư ít hơn cho giáo dục đối với nữ không phải
là một lựa chọn kinh tế hiệu quả. Điểm khác biệt cơ bản trong nghiên cứu này và
nghiên cứu của Barro là biến giả (dummy) cho khu vực châu Mỹ La tinh được
đưa vào phương trình hồi quy và dấu âm đối với hệ số của giáo dục đối với nữ
đã không còn nữa. Các tác giả Dollar và Gatti cũng lý giải rằng hệ số âm trong
giáo dục đối với trẻ em gái là do sự kết hợp của TTKT thấp với trình độ học vấn
của nữ cao ở các nước châu Mỹ La tinh trong bộ số liệu đã được đưa vào mô
hình. Đóng góp thứ ba là những phát hiện về nguyên nhân của BBĐG. Đó là
những yếu tố như: tín ngưỡng, khu vực và mức độ tự do dân sự. Tuy nhiên, mức
độ tác động của các yếu tố này tới BBĐG trên từng phương diện là khác nhau
[34].
Tác giả Klasen và Lamanna (2009) đã phê phán cả những phương trình
hồi quy đầu tiên của hai nhóm tác giả Barro và Lee và cách tiếp cận của Dollar


18

và Gatti (1999). Nhóm tác giả này cho rằng dấu âm của hệ số giáo dục đối với
nữ không còn nữa bởi vì vấn đề đa cộng tuyến được giải quyết đồng thời biến
giả về khu vực đã được đưa vào mô hình. Trong nghiên cứu thực hiện năm 2009,
họ đã phân tích tác động của BBĐG tới TTKT trong dài hạn dựa vào phương
pháp hồi quy cả số liệu chéo và số liệu mảng cho nhóm quốc gia trong giai đoạn
1960-2000. Họ đã đưa vào mô hình những biến số truyền thống có tác động tới
TTKT như tốc độ tăng dân số, tốc độ tăng lực lượng lao động, mức độ mở cửa
(tính bằng tỷ trọng của nhập khẩu và xuất khẩu trong tổng GDP), mức vốn đầu
tư, vốn nhân lực, các biến về BBĐG trong giáo dục và việc làm và biến giả về
khu vực. Các tác giả đã kết luận rằng nữ giới trong thế kỷ 21 vẫn bị phân biệt
khá lớn về cả giáo dục và mức độ tham gia các hoạt động kinh tế; mức độ sâu
sắc của BBĐG trên mỗi phương diện tùy thuộc vào từng khu vực. Ngoài ra, hai

tác giả còn có một số đóng góp đáng kể khác. Thứ nhất, với quy mô số liệu lớn
hơn, nghiên cứu này cũng khẳng định lại kết luận của những nghiên cứu trước đó
rằng BBĐG về giáo dục kìm hãm TTKT trong thập kỷ 90, tuy nhiên tác động
này rất nhạy cảm khi đưa các biến giả về khu vực vào. Thứ hai, phân tích số liệu
mảng cho thấy rằng BBĐG về việc tham gia vào lực lượng lao động có tác động
tiêu cực đáng kể tới TTKT. Điều này cũng khẳng định lại kết quả nghiên cứu của
chính Klasen (1999). Thứ ba, về mặt chính sách, nghiên cứu gợi ý một chính
sách khuyến khích tạo thêm việc làm cho nữ và xỏa bỏ các rào cản đối với nữ về
việc tham gia vào các hoạt động kinh tế tạo thu nhập. Tuy đây là một nghiên cứu
khá đồ sộ về quy mô và cẩn trọng về phương pháp, nhưng bản thân các tác giả
cũng nhận thấy một số hạn chế khó có thể khắc phục làm cho những phát hiện
vẫn mang chỉ tính gợi ý. Thứ nhất, việc phân tích tác động của việc làm tới
TTKT được thực hiện dựa trên những số liệu về tỷ lệ tham gia lực lượng lao
động của nam và nữ mà các số liệu này có thể có sai sót, hoặc không tương
đương trên phạm vi toàn cầu và đặc biệt là thường không sẵn có đối với các
nước đang phát triển. Thứ hai, những lỗi thường gặp đối với hồi quy số liệu chéo


19

như thiếu biến, hiện tượng nội sinh, lỗi về mô hình…mới chỉ được kiểm soát
một phần nên vẫn có thể tồn tại.
Tác giả Seguino (2000) đã kiểm định các yếu tố quyết định TTKT đối với
các nền kinh tế bán công nghiệp hướng về xuất khẩu và có sử dụng nhiều lao
động nữ trong khu vực sản xuất hàng xuất khẩu thông qua việc hồi quy số liệu
chéo của 116 quốc gia có thu nhập đầu người thấp và trung bình trong giai đoạn
1980-1993. Kết luận chính của tác giả là BBĐG với mức lương của LĐ nữ thấp
hơn tương đối so với LĐ nam nên các ngành xuất khẩu thâm dụng lao động nữ
có thể tăng sức cạnh tranh thông qua chi phí lương thấp hơn và do đó thúc đẩy
TTKT. Ngoài ra, chênh lệch mức lương theo giới còn có một kênh tác động tích

cực tới TTKT một cách gián tiếp thông qua tác động tích cực tới đầu tư [60, tr.
1211-1230]. Tuy nhiên, năm 2011, các tác giả Schober và Winter- Ebmer đã ứng
dụng lại phương pháp của bà Seguino và nghiên cứu ba nhóm quốc gia với mức
độ mở cửa và mức độ công nghiệp hóa khác nhau và đi đến kết luận ngược lại:
bất kỳ sự BBĐG nào đều có tác động tiêu cực tới TTKT [59, tr. 1476-1484].
b) Những nghiên cứu đối với từng quốc gia
Các tác giả Martin và Garvi (2009) trong công trình nghiên cứu mang tên
"Bất bình đẳng giới và tăng trưởng kinh tế ở Tây Ban Nha: một phân tích mang
tính khám phá" đã chỉ ra mối quan hệ giữa của mức độ phát triển giới (phản ánh
mức độ BBĐG) với mức độ PTCN và TTKT dựa trên số liệu chéo của các tỉnh ở
Tây Ban Nha. Thông qua phân tích tương quan giữa GDP/người và HDI, GDI, vị
thế tương đối của phụ nữ, các tác giả đã kết luận rằng TTKT và mức độ phát triển
giới, mức độ PTCN theo vùng thể hiện mối tương quan dương rõ rệt đối với nhóm
tỉnh có mức độ phát triển giới rất cao hoặc rất thấp [50, tr. 23-48].
Tác giả Pervaiz và cộng sự (2011) đã phân tích tác động của BBĐG tới
TTKT thông qua số liệu theo thời gian của Pakistan giai đoạn 1972-2009 qua bài
báo khoa học mang tên "Bất bình đẳng giới và tăng trưởng kinh tế: phân tích
theo chuỗi thời gian với trường hợp của Pakistan". Các tác giả đã dựa vào mô


20

hình TTKT Tân cổ điển và hồi quy tốc độ tăng GDP thực tế đầu người với các
biến độc lập bao gồm tốc độ tăng lực lượng lao động, đầu tư, mức độ mở cửa và
chỉ số tổng hợp về BBĐG trên 8 khía cạnh thuộc giáo dục, cơ cấu lực lượng lao
động, y tế. Kết luận chính của nhóm tác giả là BBĐG có tác động tiêu cực tới
TTKT trong dài hạn [57, tr. 434-439].
Với tham luận mang tên "Tác động của giáo dục trên phương diện giới tới
phát triển kinh tế ở Thổ Nhĩ Kỹ", các tác giả Tansel, A. và cộng sự (2012) đã
phân tích tác động của BBĐG trong giáo dục tới TTKT ở quốc gia này thông qua

phân tích số liệu mảng của 67 tỉnh qua bốn giai đoạn 1975-80, 1980-85, 198590, 1990-2000. Tác động của BBĐG được đánh giá gián tiếp thông qua việc
phân tách riêng biến giáo dục của nữ và nam khi đưa vào hàm sản xuất CobbDouglas. Kết luận chính của nhóm tác giả là BBĐG có tác động tiêu cực và có ý
nghĩa tới năng suất lao động [63, tr. 1-26].
(2) Tác động của bất bình đẳng giới tới phát triển con người
Về phương pháp, các nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến tác động của
bình đẳng giới tới phát triển chủ yếu dựa vào hồi quy hoặc phân tích tương quan
dựa trên số liệu chéo hoặc số liệu mảng với đơn vị quan sát là các quốc gia hoặc
khu vực (tỉnh). Hầu hết kết luận của các nghiên cứu này khẳng định tác động tiêu
cực của việc hạn chế cơ hội học tập, việc làm, thu nhập và quyền năng cho phụ
nữ tới các khía cạnh khác nhau của phát triển. Những phát hiện cụ thể được tổng
hợp sau đây.
a) Tác động của bất bình đẳng giới về giáo dục tới phát triển con người
Các nghiên cứu thực nghiệm đều khẳng định những kết luận của các mô
hình lý thuyết về đóng góp của bình đẳng giới trong giáo dục, hay trình độ học
vấn của nữ và trẻ em gái tới PTCN như giáo dục và sức khỏe cho trẻ em, sức
khỏe của các thành viên trong gia đình trong cả ngắn hạn và dài hạn.
Trong nghiên cứu của nổi tiếng được thực hiện năm 1995, các tác giả Hill
và King đã tóm tắt các công trình của Emmanuel Jimenez và Marlaine Lockheed


21

1989 với nghiên cứu về Thái Lan, Marlaine Lockheed 1989a, 1989b với nghiên
cứu về Philippin, Thái Lan và Malawi, M.Anne Hill và June O’Neill 1994 với
nghiên cứu về Mỹ và khẳng định rằng số năm đi học của người mẹ đóng góp tích
cực và đáng kể vào thành tích, động cơ và thói quen học tập của con cái. Hai tác
giả Hill và King cũng công nhận kết luận trong nghiên cứu của Roenweig và
Wolpin thực hiện năm 1994 đối nước Mỹ rằng khi người mẹ tăng thêm mỗi năm
đi học trước khi sinh con thì thành tích học tập về môn toán, đọc và từ vựng, xác
suất học tới trình độ cao của những đứa con đều tăng lên [39, tr. 25-37]. Tác giả

Mikkola (2005) cũng nêu ra minh chứng từ phát hiện của các tác giả Bhalla và
Gill (1992), rằng số năm đi học của người mẹ là một trong những yếu tố quan
trọng quyết định tỷ lệ nhập học cấp 2, cấp 3 và bậc đại học. Hơn nữa, tác giả
Mikkola cũng chia sẻ phát hiện trong nghiên cứu ở Phần Lan đối với 106 sinh
viên học tiến sĩ nhập học trong giai đoạn 1991-1999 của nhà nghiên cứu
Korhonen rằng thời gian học tiến sĩ chuyên ngành kinh tế sẽ rút ngắn đi vài năm
đối với những sinh viên có mẹ thuộc nhóm 50% có trình độ giáo dục cao trong
xã hội [52, tr. 21].
Bình đẳng giới trong giáo dục cũng được coi là có tác động đến sức khỏe
của cả gia đình thông qua việc áp dụng những thông tin và kiến thức đầy đủ hơn
về việc chăm sóc sức khỏe của người lớn và trẻ em. Thông qua nghiên cứu mang
tên "Tác động của giáo dục dành cho các bà mẹ tới sức khỏe và dinh dường của
trẻ em ở các nước đang phát triển: bằng chứng từ thực nghiệm tự nhiên tại
Burkina Faso", tác giả Maiga (2011) đã phát hiện ra rằng trình độ học vấn của
những người mẹ ở quốc gia này có tác động đáng kể tới trình trạng dinh dưỡng
của trẻ em dù đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng bằng việc đối chiếu chiều cao
tương ứng với lứa tuổi (HAZ) hoặc cân nặng tương ứng với chiều cao (WHZ).
Tác giả cũng nêu rõ tác động của học vấn của người mẹ tới việc chăm sóc sức
khỏe con cái là thông qua cơ cấu chi tiêu [49, tr. 1-44]. Điều này cũng nhất quán
với kết luận của nghiên cứu lý thuyết rằng khi người mẹ khi có trình độ học vấn


22

cao hơn, họ có thể gia tăng quyền ra quyết định về chi tiêu trong gia đình. Lý do
cho việc tăng quyền thương thuyết trong trường hợp này một phần là do chính
trình độ học vấn, và phần lớn là do trình độ học vấn cao giúp người phụ nữ có
việc làm và có thu nhập.
Dựa trên số liệu của các quốc gia từ năm 1960 đến 1985, các tác giả Hill
và King (1995) đã đánh giá tác động của giáo dục dành cho phụ nữ và BBĐG

trong giáo dục tới phúc lợi xã hội như: TTKT, giáo dục cho con cái, tuổi thọ
bình quân, tỷ lệ chết của trẻ sơ sinh, tỷ suất sinh. Để đánh giá tác động tới phát
triển, các chỉ số phản ánh phúc lợi xã hội như tuổi thọ trung bình, tỷ lệ chết của
trẻ sơ sinh, tỷ lệ chết của các bà mẹ khi sinh con và mang thai và tỷ suất sinh
được hồi quy theo các biến giải thích bao gồm cả biến giáo dục của nữ và BBĐG
về giáo dục. Hai tác giả đã chứng minh rằng ngoài những tác động tích cực trong
gia đình, giáo dục nhiều hơn đối phụ nữ cũng có tác động lan tỏa trong toàn xã
hội, không chỉ thể hiện qua tốc độ TTKT cao hơn mà còn là phúc lợi xã hội (đo
bằng các chỉ số phát triển xã hội) tốt hơn. Nhóm tác giả còn khẳng định tỷ lệ
nhập học của nữ ở cấp tiểu học và trung học cao có tương quan dương với tuổi
thọ trung bình của nam và nữ cao hơn, tỷ lệ chết của trẻ sơ sinh thấp hơn, và tỷ
lệ sinh thấp hơn. Khi tỷ lệ nhập học cấp 1 của nữ tăng thêm 10 điểm phần trăm
thì tỷ lệ chết của trẻ sơ sinh giảm đi trung bình 4,1 trên 1000 trẻ em được sinh ra.
Nếu tỷ lệ nhập học cấp 2 của nữ tăng thêm 10 điểm phần trăm thì tỷ lệ chết của
trẻ sơ sinh sẽ giảm thêm 5,6 trẻ trên 100 trẻ em được sinh ra. Ở những quốc gia
có tỷ lệ nhập học của nữ so với nam nhỏ hơn 42% thì tuổi thọ trung bình của
nam giảm đi 4 tuổi so với các nước có điều kiện tương đương nhưng mức độ
BBĐG về giáo dục thấp hơn [39, tr. 26-33].
b) Tác động của bất bình đẳng giới về việc làm tới phát triển con người
Hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm đều chỉ ra kênh tác động của việc
làm và thu nhập của nữ tới phát triển là sự kết hợp giữa quyền ra quyết định của


23

phụ nữ trong chi tiêu gia đình và khác biệt về hành vi hay ưu tiên tiêu dùng giữa
nam và nữ.
Trong bài tổng quan tương đối toàn diện, tác giả Mikkola (2005) đã chỉ ra
nhiều bằng chứng về tác động của quyền ra quyết định và phân bổ nguồn lực của
phụ nữ tới PTCN. Tác giả Mikkola đã dẫn chiếu đến nghiên cứu của các tác giả

Lundberg và Pollak (1996) về một cuộc “thử nghiệm tự nhiên” được thực hiện ở
Anh trong những năm 1970 khi có sự thay đổi về chính sách chuyển tiền hỗ trợ
trẻ em từ chồng sang vợ. Hệ quả là chi tiêu cho quần áo của nam giới giảm đi và
chi tiêu cho quần áo của trẻ em tăng lên. Điều này thể hiện một biểu hiện trong
xã hộị là khi có sự chuyển dịch nguồn lực từ chồng sang vợ và vợ có quyền
quyết định chi tiêu thì tỷ trọng ngân sách dành cho trẻ em tăng lên, chăm sóc trẻ
em tốt hơn [52, tr. 17-18].
Tương tự, trong nghiên cứu mang tên "Bất bình đẳng giới, đói nghèo và
tăng trưởng kinh tế", tác giả Morrison và cộng sự (2007) cũng khẳng định kết
quả nghiên cứu của Lloyd và Blanc (1996) rằng trẻ em trong các gia đình do nữ
làm chủ ở 7 nước châu Phi có số năm đi học trung bình cao hơn 4 lớp so với trẻ
em trong các gia đình do nam giới làm chủ. Tác giả cũng công nhận kết luận của
Joshi (2003) rằng các gia đình do nữ làm chủ dành nhiều nguồn lực hơn cho trẻ
em [54, tr. 5-8]. Từ những bằng chứng thực nghiệm này, chúng ta có thể kết luận
rằng khi phụ nữ có việc làm, có thu nhập và có quyền ra quyết định chi tiêu nói
riêng hay quyền phân bổ nguồn lực nói chung thì họ có thể tạo ra tác động tích
cực tới PTCN trong cả ngắn hạn và dài hạn.
1.1.2.2 Những nghiên cứu đối với Việt Nam
Cho đến nay, mới chỉ có hai nghiên cứu đánh giá tác động của một khía
cạnh của BBĐG tới TTKT hoặc phát triển ở Việt Nam.
Nghiên cứu của WB (2008) với tiêu đề "Phân tích tác động của giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên cả vợ và chồng ở Việt Nam" đã đánh
giá tác động của việc ghi cả tên vợ và tên chồng trên giấy chứng nhận quyền sử


24

dụng đất tới các yếu tố: tiếp cận tín dụng, cơ hội kinh doanh và việc làm của phụ
nữ, quyền sử dụng đất, các lợi ích khác và vị thế của phụ nữ trong gia đình và
trong cộng đồng. Nghiên cứu này đã phân tích định tính các số liệu sơ cấp thu

thập từ 3 tỉnh Hưng Yên, Khánh Hòa và Tiền Giang đại diện cho 3 vùng của
Việt Nam. Tuy nhiên, do mẫu điều tra nhỏ nên cơ hội phân tích định lượng còn
hạn chế. Nghiên cứu đã kết luận rằng việc ghi tên cả hai vợ chồng trong giấy kết
hôn đã giảm thời gian xử lý thủ tục hành chính liên quan đến tín dụng, tăng cơ
hội tiếp cận vốn và tăng cơ hội đầu tư của các hộ gia đình. Sự chuyển đổi từ ghi
tên một người (chủ yếu là chồng) sang ghi tên hai vợ chồng góp phần cải thiện vị
thế và quyền lực kinh tế của phụ nữ trong gia đình, tạo lợi thế cho người phụ nữ
khi có mâu thuẫn trong gia đình, cải thiện sinh kế và mức sống cho những phụ
nữ cao tuổi [70, tr. 7-14].
Công trình nghiên cứu của các tác giả Duvvury, N., Carney, P. và TS
Nguyễn Hữu Minh (2012) mang tên "Ước tính chi phí của bạo lực gia đình đối
với phụ nữ ở Việt Nam" đã ước lượng chi phí của tình trạng bạo hành gia đình
đối với phụ nữ Việt Nam thông qua cuộc khảo sát với 541 phụ nữ ở nông thôn và
512 phụ nữ ở thành thị. Chi phí cơ hội được xác định bằng tổng của chi phí thực
tế của việc chữa trị và các chi phí liên quan đến hỗ trợ trên cạnh pháp lý, chi phí
liên quan đến tư vấn và cảnh sát; phần học phí bị mất đi do trẻ em phải nghỉ học
do người mẹ bị bạo hành không thể đưa con tới trường; và phần thu nhập trung
bình mất đi do người phụ nữ phải nghỉ làm. Nghiên cứu đưa ra hai phát hiện
chính. Thứ nhất, bạo hành đối với phụ nữ và trẻ em gái cao và tồn tại ở tất cả các
nhóm dân số với điều kiện kinh tế xã hội, trình độ học vấn và tôn giáo khác
nhau. Thứ hai, tổng chi phí cơ hội ước tính gần bằng 1,41% GDP của Việt Nam
năm 2010, tương đương 2.536.000 tỷ đồng. Ngoài ra, một số biện pháp nhằm
hạn chế bạo hành gia đình đối với phụ nữ cũng đã được đề xuất [35, tr. 36- 74].
Ngoài ra, đề tài nghiên cứu với chủ đề "Bất bình đẳng giới về thu nhập
của người lao động ở Việt Nam và một số gợi ý chính sách" do TS Nguyễn Thị


25

Nguyệt (Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương) làm chủ nhiệm đã

nghiên cứu thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng tới bất bình đẳng trong thu nhập
thông qua phân tích số liệu VHLSS 2002 và 2004. Kết luận là các yếu tố có ảnh
hưởng đến chênh lệch lương theo giới bao gồm: trình độ văn hóa, trình độ
chuyên môn, vùng, ngành kinh tế, tuổi tác của người lao động, chi tiêu, trình độ
chuyên môn, kinh nghiệm, vùng lãnh thổ, tình trạng hôn nhân, sức khỏe và
ngành nghề. Các giải pháp được đề xuất có liên quan tới thúc đẩy giáo dục, tạo
cơ cấu ngành nghề hợp lý, nâng cao trình độ chuyên môn, phân bố lao động phù
hợp với độ tuổi và theo vùng và hợp tác nghiên cứu về BBĐG [10].
Ngoài ba nghiên cứu trên, có một số nghiên cứu đánh giá tình trạng BBĐG ở
Việt Nam với phương pháp nghiên cứu chủ yếu là thống kê mô tả từ số liệu
VHLSS, tổng điều tra dân số và nhà ở hoặc phân tích định tính. Các nghiên cứu
thuộc nhóm này gồm có công trình của tác giả Lee, S. (2008) mang tên "Tình
trạng giáo dục, việc làm và sức khỏe của phụ nữ như thế nào? Phân tích từ cuộc
điều tra mức sống hộ gia đình năm 2006" [47]; của nhóm tác giả Rodger &
Menon (2010) với báo cáo "Khác biệt giới về điều kiện kinh tế xã hội và sức
khỏe: bằng chứng từ cuộc điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam" [58], của
WB với báo cáo tổng quát "Đánh giá giới ở Việt Nam" (2011) [69], của tác giả
Nguyễn Việt Cường với tiêu đề "Bình đẳng giới về giáo dục, chăm sóc sức khỏe
và việc làm: bằng chứng từ trường hợp của Việt Nam" (2012) [31]. Các nghiên
cứu này có điểm chung trong nội dung chính là đánh giá mức độ bất bình đẳng
trên các khía cạnh khác nhau ở Việt Nam nhưng chưa đánh giá tác động hoặc tìm
hiểu nguyên nhân BBĐG. Gần đây, luận án tiến sĩ của NCS Nguyễn Quỳnh Hoa
mang tên "Bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất ở Việt Nam" đã chỉ ra
những lợi thế của các gia đình có chủ hộ là nam trong việc tiếp cận đất đai và
nguyên nhân của thực trạng này.
Đề cập đến lịch sử hình thành khuôn mẫu giới và nguyên nhân của BBĐG
có nghiên cứu của tác giả Wendy N. Duong (2001) với tiêu đề "Bình đẳng giới



×