Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

SKKN một số biện pháp giúp học sinh dân tộc thiểu số lớp 5 nắm vững bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia, phân số

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 23 trang )

Một số biện pháp giúp học sinh dân tộc thiểu số lớp 5 nắm vững bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia, phân số.

I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Môn Toán ở bậc Tiểu học có một vị trí hết sức quan trọng, bởi vì: Các kiến
thức, kĩ năng của môn Toán ở tiểu học có nhiều ứng dụng trong đời sống; chúng
rất cần thiết để học tốt các môn học khác ở tiểu học, chuẩn bị cho việc học tốt môn
Toán ở bậc trung học và khi trưởng thành các em có khả năng tư duy lôgic, tính
toán nhanh và óc sáng tạo là người lao động có ích cho xã hội.
Dạy học các phép tính với phân số ở bậc Tiểu học có tầm quan trọng lớn
lao. Vì cùng với bốn phép tính cơ bản với số thập phân, các phép tính cộng, trừ,
nhân, chia phân số cũng được sử dụng thường xuyên trong cuộc sống và sinh hoạt.
Vì vậy, kiến thức về cộng, trừ, nhân, chia phân số được coi là “Chìa khóa và là cầu
nối” giữa Toán học và thực tiễn. Và là cơ sở để làm các phép tính trên tập hợp số
hữu tỉ và số vô tỉ ở các lớp học trên.
Việc nắm vững và thực hiện thành thạo bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia
phân số giúp học sinh có những kĩ năng tính toán với phân số. Từ đó vận dụng vào
việc tính toán và giải các dạng toán cơ bản, các bài toán tính chu vi, diện tích, thể
tích một số hình,… có liên quan đến phân số. Ngoài việc hình thành kĩ năng tính
toán, việc nắm vững bốn phép tính về phân số còn giúp học sinh chủ động chiếm
lĩnh kiến thức Toán học và cũng đồng thời rèn luyện về nhân cách cho các em
như: tính cẩn thận, chính xác, dứt khoát, lý luận chặt chẽ và lôgic…
Nắm vững và thực hiện thành thạo bốn phép tính cơ bản về phân số có ý
nghĩa và tác dụng là vậy mà học sinh lớp tôi còn rất kém. Học sinh lớp 5 mà cộng,
trừ, nhân, chia phân số chưa thạo, còn nhầm lẫn, còn làm sai nhiều, ví dụ như bài
làm của các học sinh sau:

(Hình 1)
Doãn Tiến Tám

Trường Tiểu học Võ Thị Sáu



1


Một số biện pháp giúp học sinh dân tộc thiểu số lớp 5 nắm vững bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia, phân số.

(Hình 2)

(Hình 3)
Đây quả là một vấn đề làm một giáo viên đứng lớp như tôi phải băn khoăn
suy nghĩ “Làm thế nào để học sinh nắm vững các phép tính với phân số và nâng
cao chất lượng dạy và học môn Toán?”. Từ đó, tôi nhận thấy việc giúp học sinh
dân tộc thiểu số lớp 5 nắm vững bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia phân số là một
Doãn Tiến Tám

Trường Tiểu học Võ Thị Sáu

2


Một số biện pháp giúp học sinh dân tộc thiểu số lớp 5 nắm vững bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia, phân số.

việc làm cấp bách, thiết thực, để nâng cao chất lượng dạy học môn Toán nói
chung, kĩ năng thực hiện các phép tính với phân số nói riêng. Đó là lí do tôi chọn
đề tài Một số biện pháp giúp học sinh dân tộc thiểu số lớp 5 nắm vững bốn phép
tính cộng, trừ, nhân, chia phân số.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ đề tài
Giúp học sinh dân tộc thiểu số lớp 5 nắm vững bốn phép tính cộng, trừ,
nhân, chia phân số. Nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy và học.
Đề tài nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn, có liên quan đến vấn đề

nắm vững bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia phân số lớp 5, đối với học sinh dân
tộc trường Tiểu học Võ Thị Sáu.
3. Đối tượng nghiên cứu
Môn Toán lớp 5 và những biện pháp giúp học sinh dân tộc thiểu số lớp 5
nắm vững bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia phân số.
4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu
Học sinh lớp 5, trường Tiểu học Võ Thị Sáu từ năm học 2014 – 2015 đến
hết học kì I năm học 2015 – 2016.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập thông tin.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
Phương pháp trải nghiệm thực tế.
Phương pháp quan sát.
Phương pháp học nhóm.
Phương pháp trò chơi.
Phương pháp làm mẫu, so sánh đối chiếu.
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
Theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Toán đối với từng lớp ở tiểu học, đã
được quy định tại Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học (ban hành kèm
theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo). Chuẩn kiến thức, kĩ năng là yêu cầu cơ bản, tối thiểu mà
tất cả học sinh cần phải đạt được sau từng giai đoạn học. Vậy mà, học sinh lớp 5
còn chưa nắm vững bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia phân số, còn nhầm lẫn, còn
làm sai nhiều mặc dù kiến thức này các em đã được học ở lớp dưới. Bên cạnh đó,
theo Công văn số 10141/GDTH ngày 12/9/2006 của bộ GD&ĐT về việc hướng
dẫn giảng dạy các môn học với học sinh lớp 5 cho các vùng miền đã nêu rõ đối với
môn Toán là:
Doãn Tiến Tám


Trường Tiểu học Võ Thị Sáu

3


Một số biện pháp giúp học sinh dân tộc thiểu số lớp 5 nắm vững bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia, phân số.

- Phương pháp dạy học Toán tốt nhất là để học sinh tự khám phá kiến thức
thông qua các hoạt động học, để học sinh vận dụng vốn sống, để tìm kiếm kiến
thức mới. Tạo cơ hội để học sinh được thực hành ,vận dụng kiến thức vào thực tế,
vừa học vừa ôn luyện để củng cố kiến thức cho học sinh. Quá trình giúp học sinh
học toán phải đi từ dễ đến khó. Phải cung cấp cho học sinh những kiến thức và kĩ
năng cơ bản cần thiết. Chương trình môn Toán cấp Tiểu học sắp xếp theo đường
thẳng, kiến thức trước là phương tiện để tiếp thu kiến thức sau. Không thể bỏ qua
những kiến thức kĩ năng cơ bản của môn Toán. Điều quan trọng là kết hợp ôn tập
kiến thức cũ và hình thành kiến thức mới phù hợp với đối tượng học sinh dân tộc
thiểu số. Để làm được điều đó khi dạy học môn Toán giáo viên cần thực hiện
những yêu cầu sau:
+ Khai thác triệt để bộ đồ dùng thực hành toán, giúp học sinh thực hiện các
thao tác bằng tay phát hiện ra kết quả, mô tả được cách làm phát hiện ra kiến thức
toán học bằng chính hoạt động học tập của mình. Trong quá trình dạy học, giáo
viên cố gắng lấy các ví dụ thực tế gần với vốn sống học sinh để giúp các em nắm
bài một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả.
+ Khi hình thành kiến thức, giáo viên không giảng giải, giải thích nhiều vì
chính các em còn hạn chế về ngôn ngữ tiếng Việt.
+ Tổ chức cho học sinh hoạt động thông qua các việc làm cụ thể, từ các việc
làm cụ thể làm ra sản phẩm. Giáo viên hướng dẫn học sinh gọi đúng tên việc làm
sản phẩm. Với cách làm này học sinh được học ngôn ngữ, kí hiệu toán học một
cách tự nhiên. Ngôn ngữ để hướng dẫn học sinh làm, giáo viên cần chọn lọc, ngắn
gọn, gần gũi với địa phương, nhắc lại lần 2; 3 .. không sai khác lần 1.

Đây chính là những cơ sở lí luận thúc đẩy tôi nghiên cứu và áp dụng đề tài
Một số biện pháp giúp học sinh dân tộc thiểu số lớp 5 nắm vững bốn phép tính
cộng, trừ, nhân, chia phân số.
2. Thực trạng
2.1. Thuận lợi, khó khăn
* Thuận lợi
Được sự quan tâm và chỉ đạo của lãnh đạo nhà trường.
Có đầy đủ các tài liệu, công văn hướng dẫn và sự góp ý của đồng nghiệp
trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Bản thân luôn học hỏi, tìm tòi và tận tâm, kiên trì áp dụng các biện pháp
giúp học sinh dân tộc thiểu số lớp 5 nắm vững bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia
phân số. Có nhiều học sinh chăm ngoan, đi học chuyên cần, hưởng ứng và tham
gia tích cực trong quá trình nghiên cứu. Đồng thời nhiều cha mẹ học sinh quan
tâm đến việc học của con mình.
* Khó khăn
Doãn Tiến Tám

Trường Tiểu học Võ Thị Sáu

4


Một số biện pháp giúp học sinh dân tộc thiểu số lớp 5 nắm vững bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia, phân số.

Vì các em chậm hiểu, một số em chưa thuộc hết bảng nhân, bảng chia và
chưa chăm chỉ luyện tập nên sự tiến bộ rất chậm.
Năm học 2014 – 2015 và năm học 2015 - 2016, tôi được giao chủ nhiệm lớp
5A và 5D ở phân hiệu 1 và 3, có100% học sinh là người dân tộc thiểu số(Ê-đê).
Các em đều ở trong buôn làng ít có điều kiện giao tiếp với bên ngoài nên các em
còn thiếu mạnh dạn, tự tin trong quá trình học. Và một số em cộng, trừ trong phạm

vi 20 còn khó khăn, chưa thuộc bảng nhân, bảng chia, trí nhớ không bền, lâu nhớ
mau quên. Nhiều học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, cha mẹ ít quan tâm.
Điều kiện kinh tế xã Ea Bông còn nhiều khó khăn (9 buôn có 5 buôn khó
khăn) các phân hiệu của trường đều đóng ở buôn khó khăn, đã ảnh hưởng đến khả
năng học tập của các em nói chung và môn Toán nói riêng.
Cơ sở vật chất nhà trường chưa thật sự đáp ứng cho quá trình dạy và học
hiện nay.
2.2. Thành công, hạn chế
* Thành công
Đề tài giúp học sinh nhận ra những sai sót của mình trong tính toán và sửa
sai. Từ đó các em nắm chắc kiến thức, mạnh dạn, tự tin làm đúng các phép tính
với phân số và học môn Toán ngày một tốt hơn.
* Hạn chế
Bản thân đôi lúc còn nôn nóng muốn được ngay kết quả khi áp dụng đề tài.
Học sinh quen dùng tiếng mẹ đẻ(Ê-đê) việc hiểu nghĩa tiếng Phổ thông còn chậm
mà tôi lại không biết tiếng của các em nên khi hướng dẫn học sinh chưa phát huy
hết tác dụng của đề tài.
2.3. Mặt mạnh, mặt yếu
* Mặt mạnh
Đề tài giúp giáo viên điều chỉnh được những thiếu sót trong quá trình giảng
dạy các phép tính với phân số. Đồng thời giúp học sinh hiểu sâu hơn, nắm vững
kiến thức hay kiến thức tối thiểu cần đạt về thực hiện các phép tính với phân số.
* Mặt yếu
Một số học sinh có trí nhớ không lâu, sau vài ngày lại quên mất kiến thức
đã học.
2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
* Các nguyên nhân
Phần lớn học sinh là học sinh có học lực đạt chuẩn nên góp phần không nhỏ
đến sự thành công của biện pháp.
Vì 100% học sinh là người Ê-đê, lại sống trong buôn làng quen dùng tiếng

mẹ đẻ, việc hiểu nghĩa ngôn ngữ thứ hai (tiếng Phổ thông) là rất khó khăn và một
Doãn Tiến Tám

Trường Tiểu học Võ Thị Sáu

5


Một số biện pháp giúp học sinh dân tộc thiểu số lớp 5 nắm vững bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia, phân số.

số em chưa chăm học nên ảnh hưởng đến quá trình lĩnh hội kiến thức toán học,
việc thực hiện các biện pháp.
* Các yếu tố tác động đến việc giúp học sinh dân tộc thiểu số lớp 5 nắm
vững bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia phân số
Nhiều gia đình học sinh có hoàn cảnh khó khăn, coi nhẹ việc học tập.
Điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường còn thiếu thốn.
Mặt bằng kinh tế của xã Ea Bông còn nghèo nàn, trình độ dân trí thấp.
2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng đã đề ra
Việc quan tâm đến giáo dục thế hệ trẻ là một điều tất yếu. Mọi người, mọi
nhà, mọi tổ chức và toàn xã hội nói chung và trường Tiểu học Võ Thị Sáu nói
riêng, đặc biệt quan tâm đến công tác giáo dục, bồi dưỡng con người mới, con
người xã hội chủ nghĩa, có đủ tài và đủ đức trong công cuộc “Công nghiệp hóa và
hiện đại hóa đất nước”. Ban lãnh đạo nhà trường chỉ đạo, quan tâm sát sao đến quá
trình nghiên cứu đề tài của bản thân tôi. Đây chính là những thuận lợi giúp tôi
trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. Cùng với điều đó, sự thành công
của đề tài chính là nhờ đến sự tận tâm, tận tình, sự kiên trì nhẫn nại và lòng say mê
học hỏi, tìm tòi của bản thân, sự giúp đỡ của đồng nghiệp và sự tích cực của học
sinh trong quá trình nghiên cứu và thực hiện những biện pháp.
Song, đơn vị tôi công tác có 3 phân hiệu, 98% học sinh dân tộc thiểu số, đặc
biệt 2 lớp tôi chủ nhiệm có 100% học sinh dân tộc Ê-đê, các em chủ yếu sống

trong buôn làng ít giao tiếp với bên ngoài nên thiếu mạnh dạn và tự tin trong quá
trình học, việc chủ động lĩnh hội kiến thức của các em là rất vất vả. Trí nhớ của
các em không bền, kiến thức học ở lớp dưới sau hơn hai tháng nghĩ hè hầu như các
em quên hết, một số em ý thức học tập chưa cao còn hay nghĩ học ở nhà giúp cha
mẹ. Một số cha mẹ học sinh còn chưa quan tâm đến việc học của con mình, còn
phó mặc cho nhà trường.
Bên cạnh đó, cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu thốn nhiều, các phòng
học trong phân hiệu đều đã xuống cấp, trang thiết bị thiếu thốn, … chưa thật sự
đáp ứng được quá trình dạy học hiện nay. Trình độ và chất lượng chuyên môn của
giáo viên trong trường chưa đồng đều, còn có giáo viên dạy học theo phương pháp
cũ, đã ảnh hưởng không ít đến việc lĩnh hội kiến thức toán học của học sinh nói
chung, quá trình thực hiện biện pháp giúp học sinh dân tộc thiểu số lớp 5 nắm
vững bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia phân số nói riêng.
Mặt khác, do điều kiện kinh tế của xã Ea Bông còn khó khăn(có 5 buôn
thuộc diện vùng khó khăn của huyện), đời sống nhân dân còn nghèo, trình độ dân
trí thấp, một số cha mẹ học sinh không đủ trình độ để kèm cặp con mình.
Những thực trạng trên là những yếu tố tác động không nhỏ đến quá trình
nghiên cứu và thực hiện đề tài: Một số biện pháp giúp học sinh dân tộc thiểu số
lớp 5 nắm vững bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia phân số.
Doãn Tiến Tám

Trường Tiểu học Võ Thị Sáu

6


Một số biện pháp giúp học sinh dân tộc thiểu số lớp 5 nắm vững bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia, phân số.

3. Giải pháp, biện pháp
3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp

Mục tiêu của các biện pháp là: Giúp cho học sinh nắm chắc cấu tạo phân số
và phát hiện ra những sai sót khi thực hiện bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia
phân số; rèn cho các em thói quen thử lại khi làm tính và khích lệ, rèn luyện cho
học sinh lòng say mê học toán. Bên cạnh đó, phụ đạo cho học sinh còn khó khăn
trong học tập. Từ đó, giúp các em nắm vững các phép tính với phân số và vận
dụng một cách chính xác khi cộng, trừ, nhân, chia phân số. Nhằm nâng cao chất
lượng dạy và học môn Toán nói chung, kĩ năng tính toán với phân số nói riêng.
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
Biện pháp 1: Công tác chủ nhiệm lớp
a) Về tổ chức cơ cấu lớp
Sau khi nhận lớp công việc đầu tiên là củng cố nề nếp học tập, bầu ban tự
quản lớp học. Tôi tiến hành kiểm tra chất lượng để phân loại trình độ học tập của
học sinh, phân chia lớp thành nhóm học tập, bầu ra nhóm trưởng có học lực tốt để
kiểm tra việc thực hiện các bài tập thực hành. Các bài tập đưa ra theo quy luật từ
dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Các em được giao nhiệm vụ vào cuối tiết
học ngày hôm trước và được kiểm tra và sửa bài vào tiết học hôm sau, khi các em
làm được bài tôi động viên khích lệ các em.
Ví dụ như bài tập:
2 3
+ =?
7 7
5 3
− =?
6 4

2 3
× =?
5 4
3 3
: =?

10 4

Hay: Một người bán vải lần đầu bán được

1
2
tấm vải, lần sau bán được
3
5

tấm vải đó. Hỏi:
a) Cả hai lần bán được mấy phần của tấm vải
b) Còn lại mấy phần của tấm vải?
b) Đối với cha, mẹ học sinh
Tôi tổ chức và tham gia các cuộc họp cha mẹ học sinh để báo cáo kết quả
học tập của các em và bàn bạc về cách phối hợp giáo dục học sinh. Ví dụ như:
- Họp cha mẹ học sinh vào đầu năm học báo cáo kết khảo sát đầu năm và
bàn về biện pháp giáo dục học sinh.
- Họp cha mẹ học sinh vào cuối kì I, báo cáo kết quả học tập của các em và
bàn về biện pháp giáo dục học sinh ở kì II.
- Họp cha mẹ học sinh vào cuối năm, báo cáo kết quả học tập rèn luyện của
các em.
Doãn Tiến Tám

Trường Tiểu học Võ Thị Sáu

7


Một số biện pháp giúp học sinh dân tộc thiểu số lớp 5 nắm vững bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia, phân số.


c) Phụ đạo học sinh khó khăn về cộng, trừ trong phạm vi 20, chưa thuộc
bảng nhân, bảng chia và kĩ năng tính nhẩm
* Với học sinh khó khăn về cộng, trừ trong phạm vi 20, tôi hướng dẫn các
em làm thước cộng, trừ trong phạm vi 20. Khi dạy thấy học sinh khó khăn cộng
nhẩm tôi đã làm như sau:
Ví dụ 1: Trong phép tính

11 3
+ ; 11 + 3 học sinh nhẩm không ra kết quả, tôi
9 9

đã hướng dẫn dùng thước cộng như sau: Học sinh kéo thước trượt xuống phía dưới
sao cho vị trí số 3 thẳng hàng với 11 + trên giá trượt. Nhìn dấu mũi tên chỉ số 14.
Vậy 11 + 3 = 14 (hình 4).

(Hình 4)
Vậy:

11 3 11 + 3 14
+ =
=
9 9
9
9

Ví dụ 2: Trong phép tính

20 13
− ; 20 - 13 học sinh nhẩm không ra kết quả,

19 19

hay trả lời sai, tôi đã hướng dẫn dùng thước trừ như sau: Học sinh kéo thước trượt
lên phía trên sao cho vị trí số 20 thẳng hàng với - 13 trên giá trượt. Nhìn dấu mũi
tên chỉ số 7. Vậy 20 - 13 = 7 (hình 5).

(Hình 5)
Doãn Tiến Tám

Trường Tiểu học Võ Thị Sáu

8


Một số biện pháp giúp học sinh dân tộc thiểu số lớp 5 nắm vững bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia, phân số.

Vậy:

20 13 20 − 13 7

=
=
19 19
19
19

(Khi các em đã cộng, trừ thành thạo tôi không yêu cầu các em dùng thước
cộng, trừ nữa.)
* Về bảng nhân và bảng chia có một số em chưa thuộc nên dẫn đến không
biết nhân, biết chia hoặc là nhân, chia sai. Tôi đã hướng dẫn các em cách học

thuộc bảng nhân, bảng chia như sau:
- Với bảng nhân
Tôi dạy cách sử dụng ngón tay để học thuộc bảng nhân, ví dụ như bảng
nhân 4 cụ thể là:
+ Đếm thầm “Bốn” (bật một ngón tay) và nói to “Bốn nhân một bằng
bốn”.
+ Đếm thầm “Tám” (bật hai ngón tay) và nói to “Bốn nhân hai bằng
Tám”. Cứ như thế cho đến “4 x 10 = 40”
Ở đây thừa số thứ nhất luôn là 4, còn thừa số thứ hai là ngón tay bật lên, tích
là kết quả đếm thêm.
- Với bảng chia
Tôi dạy cách sử dụng ngón tay để học thuộc bảng chia, như bảng chia 4 cụ
thể là:
+ Đếm thầm “Bốn” (bật một ngón tay) và nói to “Bốn chia bốn bằng một”.
+ Đếm thầm “Tám” (bật hai ngón tay) và nói to “Tám chia bốn bằng hai”.
Cứ như thế cho đến “40 : 4 = 10”.
Ở đây số bị chia là kết quả đếm thêm 4, số chia là 4, thương là ngón tay.
(Khi các em đã thuộc bảng nhân, bảng chia tôi không yêu cầu các em dùng
ngón tay nữa.)
Để những cách dạy học trên đạt kết quả cao, tôi đã thường xuyên kiểm tra
bảng nhân, bảng chia và khả năng vận dụng vào làm tính cộng, trừ, nhân , chia
phân số của các em, tạo điều kiện để các em được thực hành nhiều.
- Rèn luyện cho học sinh tính nhẩm.
Trong khi dạy, tôi thấy một số em tính nhẩm rất yếu và tôi đã hướng dẫn
học sinh kĩ năng tính nhẩm như sau :
Ví dụ : 15 + 8
15 + 8 = 15 + 5 + 3 = 20 + 3 = 23 (Tách 8 = 5 + 3 lấy 15 + 5=20 rồi lấy
20 + 3 = 23).
Vậy : 15 + 8 = 23
Doãn Tiến Tám


Trường Tiểu học Võ Thị Sáu

9


Một số biện pháp giúp học sinh dân tộc thiểu số lớp 5 nắm vững bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia, phân số.

Ví dụ : 59 – 12
59 – 12 = 59 – 10 – 2 = 49 – 2 = 47 (Tách 12 thành 10 và 2, lấy
59 – 10 = 49, rồi lấy 49 – 2 =47)
Vậy: 59 – 12 = 47
Việc làm này đã giúp học sinh khó khăn nắm được cách cộng, trừ nhẩm và
vận dụng.
d) Trang trí lớp học
Tôi yêu cầu học sinh làm bảng cộng, trừ, nhân, chia và treo trang trí lớp học
của mình, nơi các em dễ quan sát nhất. Như vậy hằng ngày các em đều quan sát và
ghi nhớ. Hay học sinh khó khăn về học toán có thể vận dụng khi nhân, chia, cộng,
trừ.
Biện pháp 2: Giúp học sinh nắm chắc về cấu tạo phân số, quy đồng mẫu
các phân số và bốn phép tính với phân số.
a) Khái niệm phân số
* Giúp học sinh nhớ khái niệm phân số tôi đã làm như sau :
- Viết một phân số lên bảng, yêu cầu các em đọc và nêu cấu tạo.
Ví dụ: Phân số:

3
4

Trong đó 4 gọi là mẫu số, được hiểu là số phần bằng nhau mà đơn vị chia

ra, 3 là tử số được hiểu là phần bằng nhau của đơn vị đã lấy đi. Mặt khác, phân số
3
3
còn có thể hiểu là kết quả của phép chia: 3 : 4 =
4
4

Từ ví dụ trên, tôi yêu cầu học sinh rút ra khái niệm phân số và học thuộc.
* Giúp học sinh nhớ kiến thức: số tự nhiên cũng có thể viết thành phân số.
- Tôi viết số tự nhiên lên bảng, yêu cầu học sinh viết thành phân số.
2
1

5
1

Ví dụ: 2 = ; 5 = ; 13 =

13
1

Từ ví dụ tôi hướng dẫn học sinh rút ra kết luận: Mỗi số tự nhiên lớn hơn 0
có thể coi là một phân số có mẫu số bằng 1.
b) Rút gọn phân số
Về rút gọn phân số các em thường mắc lỗi rút gọn phân số chưa tối giản.
Ví dụ:

12 12 : 2 6
15 15 : 5 3
=

= (Chưa tối giản);
=
= (Chưa viết thành số tự
8
8:2 4
5
5:5 1

nhiên).
Để khắc phục thiếu sót trên cho các em, tôi làm như sau:
Doãn Tiến Tám

Trường Tiểu học Võ Thị Sáu

10


Một số biện pháp giúp học sinh dân tộc thiểu số lớp 5 nắm vững bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia, phân số.

- Viết bài của các em lên bảng, yêu cầu các em suy nghĩ và rút gọn tiếp.
12 12 : 2 6 6 : 2 3 15 15 : 5 3
=
= =
= ;
=
= =3
8
8:2 4 4:2 2 5
5:5 1


Ví dụ:

- Đối với học sinh năng khiếu, tôi yêu cầu các em tìm ra cách rút gọn nhanh
nhất.
Ví dụ:

12 12 : 4 3
=
= (Vì 12 và 8 đều chia hết cho 4 lớn nhất)
8
8:4 2

c) Quy đồng mẫu số hai phân số
Lỗi các em thường mắc phải là: Khi quy đồng mẫu số hai phân số có mẫu
số của phân số này chia hết cho mẫu số của phân số kia các em vẫn quy đồng như
cách thông thường.
Ví dụ: Quy đồng mẫu số:

3
1

4
2

3 3 × 2 6 1 1× 4 4
=
= ; =
=
4 4× 2 8 2 2× 4 8


Để khắc phục lỗi này, tôi làm như sau:
- Chép bài làm của các em lên bảng, yêu cầu các em tìm ra cách quy đồng
khác và so sánh cách nào gọn hơn.
Ví dụ: Quy đồng mẫu số:
Vì 4 : 2 = 2 nên

3
1

4
2

1 1× 2 2
=
=
2 2× 2 4

- Từ ví dụ tôi yêu cầu học sinh nêu cách quy đồng mẫu số hai phân số có
mẫu số của phân số này chia hết cho mẫu số của phân số kia: Tìm thương của hai
mẫu số, lấy tử số và mẫu số của phân số có mẫu số bé hơn nhân với thương vừa
tìm được, ta được phân số quy đồng.
d) Một số lỗi sai khi thực hiện bốn phép tính về phân số
* Phép cộng
- Đối với phép cộng, các em thường làm sai là:
Ví dụ:
a)

1 2 1+ 2
3
+ =

=
7 7 7 + 7 14

b)

6 5 6 + 5 11
+ =
=
7 8 7 + 8 15
3
7

c) 4 + =
Doãn Tiến Tám

4+3 4+3 7
=
= =1
7
1+ 7 7
Trường Tiểu học Võ Thị Sáu

11


Một số biện pháp giúp học sinh dân tộc thiểu số lớp 5 nắm vững bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia, phân số.

Để khắc phục các lỗi sai trên cho các em, tôi đã làm như sau:
- Chép bài làm sai và làm đúng của học sinh lên bảng, yêu cầu các em nhận
xét và tìm ra chỗ sai.

Ví dụ:
a)

1 2 1+ 2
3
+ =
=
(Sai, vì làm như phép nhân phân số, lấy tử số cộng tử
7 7 7 + 7 14

số, mẫu số cộng mẫu số).

1 2 1+ 2 3
+ =
=
(Đúng, vì làm theo quy tắc cộng hai phân số cùng mẫu số:
7 7
7
7

Lấy tử số cộng tử số, mẫu số giữ nguyên).
b)

6 5 6 + 5 11
+ =
=
(Sai, vì không quy đồng mẫu số hai phân số mà lấy tử
7 8 7 + 8 15

số cộng tử số, mẫu số cộng mẫu số).


6 5 48 + 35 83
+ =
=
(Đúng, vì đã quy đồng mẫu số hai phân số, sau đó cộng
7 8
56
56

hai tử số của hai phân số đã quy đồng, giữ nguyên mẫu số).
4+3 4+3 7
=
= = 1 (Sai, vì không viết số tự nhiên thành phân số,
7
1+ 7 7

3
7

c) 4 + =

rồi vận dụng cách cộng hai phân số khác mẫu số, mà lấy số tự nhiên cộng với tử
số).
4+

3 4 3 28 3 28 + 3 31
= + =
+ =
=
(Đúng, vì viết số tự nhiên thành phân

7 1 7 7 7
7
7

số, rồi vận dụng cách cộng hai phân số khác mẫu số).
Hay: 4 +

3
4 ×7 +3
28 +3 31
=
=
=
(Đúng, vì lấy số tự nhiên nhân với
7
7
7
7

mẫu số rồi cộng với tử số được tử số và giữ nguyên mẫu số).
Với cách làm trên tôi giúp học sinh nhận ra những sai sót và khắc phục, từ
đó không làm sai và nắm chắc kiến thức kĩ năng cộng phân số.
* Phép trừ
Đối với phép trừ các em thường làm sai như phép cộng đã nêu trên, các
trường hợp đó tôi đã hướng dẫn các em sữa sai tương tự như phép cộng. Ngoài ra
các em còn có lỗi sai khi làm phép trừ là:
Ví dụ:
a)

4 1 4 −1 3

− =
=
9 6 9−6 3
3
2

2
1

3
2

b) 2 − = − =

3−2 1
= =1
2 −1 1

Để khắc phục lỗi sai trên, tôi làm như sau:
Doãn Tiến Tám

Trường Tiểu học Võ Thị Sáu

12


Một số biện pháp giúp học sinh dân tộc thiểu số lớp 5 nắm vững bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia, phân số.

- Chép bài làm sai và làm đúng của học sinh lên bảng, yêu cầu các em nhận
xét và tìm ra chỗ sai.

Ví dụ:
a)
số).

4 1 4 −1 3
− =
=
(Sai, vì không làm theo quy tắc trừ hai phân số khác mẫu
9 6 9−6 3
4 1 24 9 24 − 9 15
− =

=
=
(Đúng, vì làm theo quy tắc trừ hai phân số
9 6 54 54
54
54

khác mẫu số: Quy đồng mẫu số hai phân số, sau đó trừ hai tử số của hai phân số đã
quy đồng, giữ nguyên mẫu số).
3
2

2
1

3
2


b) 2 − = − =
2−

3−2 1
= = 1 (Sai, vì quên cách trừ số tự nhiên cho phân số).
2 −1 1

3 2 3 4 3 4−3 1
= − = − =
= (Đúng, vì làm theo cách trừ số tự nhiên cho
2 1 2 2 2
2
2

phân số: Viết số tự nhiên thành phân số, rồi vận dụng cách trừ hai phân số khác
3
2

mẫu số). Hay: 2 − =

2× 2 − 3 1
= (Đúng, vì lấy mẫu số nhân với số bị trừ rồi trừ
2
2

cho tử số và giữ nguyên mẫu số).
* Phép nhân, các em thường làm sai là:
Ví dụ:
a)


7 4 7 × 4 21
× =
=
9 5 9 × 5 55

b)

4
4
4
×3 =
=
7
7 × 3 21

Để sửa lỗi sai trên cho học sinh tôi làm như sau :
- Viết bài làm sai và làm đúng của học sinh lên bảng, yêu cầu các em nhận
xét và tìm ra chỗ sai.
Ví dụ:
a)

7 4 7 × 4 21
× =
=
(Sai, vì chưa thuộc bảng nhân 7 và 9 ; 7 x 4=21 ;
9 5 9 × 5 55

9 x 5 =55 là sai).
7 4 7 × 4 28
× =

=
(Đúng, vì bạn thuộc bảng nhân 7 và 9 ; 7 x 4 = 28 ;
9 5 9 × 5 45

9 x 5 = 45).
b)

4
4
4
×3 =
=
(Sai, vì không nắm được cách nhân phân số với số tự
7
7 × 3 21

nhiên).
Doãn Tiến Tám

Trường Tiểu học Võ Thị Sáu

13


Một số biện pháp giúp học sinh dân tộc thiểu số lớp 5 nắm vững bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia, phân số.

4
4 × 3 12
5
×3 =

=
= 1 (Đúng, vì đã vận dụng cách nhân phân số với số tự
7
7
7
7

nhiên: Lấy tử số nhân với số tự nhiên, giữ nguyên mẫu số rồi viết kết quả dưới
dạng hỗn số).
Với cách làm trên, tôi đã giúp học sinh nhận ra những lỗi sai và sửa lại, từ
đó các em làm đúng và nắm chắc kiến thức hơn.
* Phép chia
Đối với phép chia, các em thường mắc các lỗi sai và thiếu sót sau :
Ví dụ:
a)

5 1 5 ×1 5
: =
=
(Làm như phép tính nhân)
8 2 8 × 2 16

b)

3
3× 2 6 3
:2 =
= = (Không nắm được cách chia phân số cho số tự nhiên)
4
4

4 2
3× 2 6
6
= (Chưa viết
thành số tự nhiên).
1
1
1

1
2

c) 3 : =

Để khắc phục lỗi sai và thiếu sót trên tôi hướng dẫn các em như sau:
- Chép bài làm sai và làm đúng của học sinh lên bảng, yêu cầu các em nhận
xét và tìm ra chỗ sai.
Ví dụ:
a)

5 1 5 ×1 5
: =
=
(Sai, vì làm như phép tính nhân).
8 2 8 × 2 16
5 1 5 2 10 5
: = × =
= (Đúng, vì đã vận dụng quy tắc chia hai phân số :
8 2 8 1 8 4


Lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược).
b)

3
3× 2 6 3
:2=
= = (Sai, vì không nắm được cách chia phân số cho số tự
4
4
4 2

nhiên).
3
3
3
:2 =
= (Đúng, vì đã vận dụng cách chia phân số cho số tự nhiên :
4
4× 2 8

Lấy mẫu số nhân với số tự nhiên, giữ nguyên mẫu số).
1
2

c) 3 : =
3:

3× 2 6
6
= (Làm thiếu, vì chưa viết

thành số tự nhiên).
1
1
1

1 3× 2 6
6
=
= = 6 (Làm đầy đủ, vì viết
thành số tự nhiên, nghĩa là:
2
1
1
1

6
= 6 : 1 = 6 ).
1

Doãn Tiến Tám

Trường Tiểu học Võ Thị Sáu

14


Một số biện pháp giúp học sinh dân tộc thiểu số lớp 5 nắm vững bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia, phân số.

Với tất cả các dạng bài trên để khắc sâu kiến thức, tôi cho học sinh làm đi
làm lại nhiều lần. Bên cạnh đó, trong quá trình giảng dạy kiến thức mới nếu liên

quan đến kiến thức cũ tôi dừng lại 5 đến 10 phút để củng cố ôn tập. Khi dạy tôi cố
gắng đưa ra câu hỏi phù hợp với trình độ học sinh lớp mình, làm sao cho tất cả các
em nắm được yêu cầu cơ bản, tối thiểu của bài học. Trong từng tiết học, tôi chịu
khó nhận xét để nắm được trình độ học sinh, phát hiện những lỗi sai của các em để
kịp thời uốn nắn sửa chữa.
Biện pháp 3: Giúp học sinh thử lại kết quả của phép tính.
Ngoài việc hướng dẫn học sinh thực hiện đúng các phép tính về phân số thì
tôi còn hướng dẫn các em cách thử lại kết quả tính để khắc sâu kiến thức, cụ thể
như sau:
* Phép cộng
Ví dụ:

1 2 1+ 2 3
3 2 3−2 1
+ =
= . Thử lại:
− =
=
(Lấy tổng trừ đi một số
7 7
7
7
7 7
7
7

hạng, được số hạng kia thì kết quả tính đúng và ngược lại).
* Phép trừ
Ví dụ:


1 1 6
5 6−5 1
1 1 1
5
6 1
− =

=
=
+ =
+
=
=
. Thử lại:
(Lấy
5 6 30 30
30
30
30 6 30 30 30 5

hiệu cộng với số trừ, được số bị trừ thì kết quả tính đúng và ngược lại).
* Phép nhân
Ví dụ:

3 4 3 × 4 12
12 4 12 5 60 3
× =
=
: =
× =

= (Lấy tích chia cho
. Thử lại:
5 5 5 × 5 25
25 5 25 4 100 5

một thừa số, ta được thừa số kia thì kết quả tính đúng và ngược lại).
* Phép chia
Ví dụ:

3
3
3
3
3× 2 6 3
:2 =
= . Thử lại: × 2 =
= = (Lấy thương nhân với số
4
4× 2 8
8
8
8 4

chia, được số bị chia thì kết quả tính đúng và ngược lại).

Thử lại kết quả tính là việc hết sức cần thiết, vì ngoài việc giúp các em nắm
chắc kĩ thuật tính, còn rèn cho các em tính cẩn thận. Sau khi tôi áp dụng thì các em
làm bài chính xác và cẩn thận hơn. Khi dạy phần này, tôi lưu ý học sinh rút gọn
phân số về phân số tối giản.
Biện pháp 4: Tổ chức cho các em vui học toán qua các hoạt động ngoài giờ

lên lớp.
* Đối các tiết đầu giờ
Tôi dành ra 5 đến 10 phút đầu giờ để tổ chức thi đọc bảng nhân, bảng chia,
… , hướng dẫn học sinh đưa ra câu hỏi đơn giản để đố như:
7x8=?
Doãn Tiến Tám

60 : 10 = ?
Trường Tiểu học Võ Thị Sáu

15


Một số biện pháp giúp học sinh dân tộc thiểu số lớp 5 nắm vững bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia, phân số.

* Với thời gian chuyển tiết
Tôi cho 1 em đọc lại quy tắc cộng(trừ, nhân, chia phân số)
* Tiết sinh hoạt tập thể
Tôi tổ chức cho các em đố nhau về phân số, thực hiện các phép tính với
phân số, thi làm toán, …
Ví dụ:
- Tổ bạn có 5 bạn ra ngoài 2 bạn ta được phân số mấy? (Ta được phân số

2
5

)
- Thi bạn nào làm nhanh và đúng phép tính:

3 2 6 2

× =
=
5 3 15 3

* Buổi sinh hoạt Đội
Tôi kết hợp với Tổng phụ trách Đội đưa ra các phép tính và bài toán có liên
quan đến cộng, trừ, nhân, chia phân số tổ chức cho các em thi làm tính và giải.
Ví dụ:

1 2
1 1
3 4
3
+ = ?; − = ? ; × = ?; :2 = ?
7 7
5 6
5 5
4

Hay: Một hình chữ nhật có chiều dài là 12cm, chiều rộng bằng

1
chiều dài.
2

Tính diện tích thửa ruộng đó.
Khi học sinh làm được bài, tôi khích lệ và động viên các em kịp thời. Việc
làm này đã thay đổi không khí tiết học, hay tiết sinh hoạt, kích thích học sinh tính
nhẩm nhanh và chính xác. Những học sinh trả lời sai nhiều lần đã cố gắng về nhà
học lại bảng cộng, trừ, nhân, chia, … cho thuộc để hôm sau trả lời đúng câu hỏi

của bạn. Trong khi đó học sinh năng khiếu sẽ theo dõi và giúp đỡ bạn khó khăn
trong học tập.
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện các giải pháp tôi thấy một số em
học sinh người dân tộc thiểu số lâu nhớ và mau quên kiến thức đã học, “Làm thế
nào để các em nhớ lâu?” Đây quả là một vấn đề mà tôi còn bỏ ngỏ.
3.3. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp
Để thực hiện các biện pháp trên, đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì, linh
hoạt, chủ động, sáng tạo lên kế hoạch dạy học phù hợp với đối tượng học sinh.
Học sinh chăm chỉ học tập và rèn luyện, tích cực và chủ động lĩnh hội kiến
thức.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đủ đáp ứng cho quá trình dạy và học.
3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
Các giải pháp, biện pháp trên có liên quan chặt chẽ và khăng khít với nhau,
chúng hỗ trợ cho nhau và là cầu nối cho sự thành công của tiết dạy học Toán nói
Doãn Tiến Tám

Trường Tiểu học Võ Thị Sáu

16


Một số biện pháp giúp học sinh dân tộc thiểu số lớp 5 nắm vững bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia, phân số.

riêng và nâng cao chất lượng dạy học môn Toán 5 nói chung. Từ làm tốt công tác
chủ nhiệm lớp, phụ đạo học sinh khó khăn trong học tập, đến khắc phục những lỗi
sai, nhầm lẫn và thiếu sót khi làm tính về phân số, cùng với cách thử lại kết quả
của phép tính và kết hợp với một số hoạt động ngoài giờ lên lớp, bước đầu tôi đã
giúp học sinh thực hiện tương đối tốt bốn phép tính cơ bản về phân số, các em ít
làm sai và thiếu sót hơn. Chất lượng môn Toán được nâng lên.
3.5. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học

- Kết quả khảo nghiệm
Trong quá trình giảng dạy, nhờ đã kiên trì bền bỉ áp dụng biện pháp giúp
học sinh dân tộc thiểu số lớp 5 nắm vững bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia phân
số. Năm học 2014 – 2015 và học kì I năm học 2015 – 2016, tôi đã thu được kết
quả về môn Toán của từng lớp rất khả quan, số liệu cụ thể là:
Năm học 2014 – 2015
Thời gian
khảo nghiệm

Đầu năm học

Học lực môn Toán

Đánh
giá

Giỏi

TSHS

TS

27

0

Khá
%

TB


Yếu

TS

%

TS

%

TS

%

5

18,5

17

63,
0

5

18,5

Hoàn thành


Chưa hoàn thành

TS

%

TS

%

2

7,4

Cuối học kì I

27

25

92,6

Cuối năm học

27

27

100,0


Năm học 2015 – 2016
Đầu năm học

15

9

60,0

6

40,0

Cuối học kì I

15

12

80,0

3

20,0

- Giá trị khoa học
Đề tài nghiên cứu giúp cho tôi giải quyết được vấn đề: Lúc đầu các em còn
chưa nắm vững và làm sai các phép tính với phân số, sau khi thực hiện đề tài các
em đã có tiến bộ hơn khi làm phép tính có liên quan đến phân số. Chất lượng môn
Toán của lớp tôi phụ trách được nâng cao. Học sinh có nhiều tiến bộ, ví dụ như bài

của các học sinh làm sau:
Doãn Tiến Tám

Trường Tiểu học Võ Thị Sáu

17


Một số biện pháp giúp học sinh dân tộc thiểu số lớp 5 nắm vững bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia, phân số.

(Hình 6)

(Hình 7)
4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học
Kết quả khảo nghiệm trên đã cho thấy tính hiệu quả của đề tài trong việc
dạy và học môn Toán 5, chất lượng học tập của học sinh ngày được nâng cao.
Trong giờ học toán các em học sôi nổi, tích cực hơn.
Trong quá trình thực hiện, đề tài đã đem lại cho giáo viên những hiểu biết về
kiến thức toán học, nắm bắt kịp thời về năng lực học tập của học sinh từ đó kịp
thời điều chỉnh phương pháp dạy học phù hợp.
Doãn Tiến Tám

Trường Tiểu học Võ Thị Sáu

18


Một số biện pháp giúp học sinh dân tộc thiểu số lớp 5 nắm vững bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia, phân số.

III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

1. Kết luận
Qua quá trình thực tế giảng dạy các phép tính về phân số tôi nhận thấy:
Muốn rèn luyện cho các em làm tốt các phép tính đòi hỏi bản thân phải có
kế hoạch giảng dạy, chuẩn bị bài chu đáo, kiên trì, tỉ mỉ và sáng tạo, không ngại
khó và làm thường xuyên, liên tục suốt năm học mới có hiệu quả.
Về các phép tính với phân số, đối với các em học sinh dân tộc thiểu số là rất
khó lĩnh hội kiến thức nên bản thân khi giảng bài, hay hướng dẫn phải nói chậm,
rõ ràng và nhắc lại kiến thức nhiều lần, có như vậy các em mới hiểu bài.
Đối với học sinh phải chăm chỉ luyện tập, thực hành, chủ động và tích cực
tham gia xây dựng bài.
Tôi coi việc bồi dưỡng, giúp đỡ các em tiến bộ là trách nhiệm hàng đầu
không thể thờ ơ. Do vậy, bản thân không ngừng học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu và áp
dụng, thiết kế các bài tập thực hành sao cho phù hợp với học sinh và sát với Chuẩn
kiến thức kĩ năng và Công văn số 5842/BGD&ĐT về điều chỉnh nội dung dạy học
ở bậc Tiểu học.
Vấn đề một số học sinh người dân tộc thiểu số có trí nhớ không bền, lâu nhớ
và mau quên, đây quả là một vấn đề nan giải mà tôi còn bỏ ngỏ.
2. Kiến nghị
Phòng giáo dục tổ chức buổi sinh hoạt chuyên môn về phương pháp dạy học
Toán dành riêng cho học sinh là người dân tộc thiểu số.
Các cấp lãnh đạo UBND huyện Krông Ana, phòng GD&ĐT, UBND xã Ea
Bông quan tâm nhiều hơn nữa về xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học
cho trường Tiểu học Võ Thị Sáu.
Krông Ana, ngày 17 tháng 2 năm 2016
Người viết

Doãn Tiến Tám

Doãn Tiến Tám


Trường Tiểu học Võ Thị Sáu

19


Một số biện pháp giúp học sinh dân tộc thiểu số lớp 5 nắm vững bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia, phân số.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
STT

TÊN TÀI LIỆU

TÁC GIẢ

1

Toán lớp 1 đến lớp 5 tập 1 và 2

Nhà xuất bản GD.

2

Sách bài soạn Toán lớp 4, lớp 5

Nhà xuất bản GD.

3

Chuẩn kiến thức kĩ năng Toán lớp 4, lớp 5


Nhà xuất bản GD.

4

Giải pháp giúp đỡ HS yếu, kém ở Tiểu học

Báo giáo dục Tiểu học
tập 25, trang 5.

5

Sử dụng ngón tay để làm tính và giải toán ở
Tiểu học

Thế giới trong ta tập 71
và 72, trang 34.

Hình thức tổ chức cho HS làm việc theo cặp,
theo nhóm nên thực hiện như thế nào để đạt
hiệu quả tốt

Báo GD Tiểu học tập
17, trang 30.
Thông tư 30/BGD&ĐT.

7

Việc đánh giá và xếp loại học sinh theo Thông
tư 30


BGD&ĐT.

8

Công văn hướng dẫn dạy học vùng miền đối
với môn Toán lớp 5

9

Giải pháp giúp đỡ HS khó khăn về học tập ở
Tiểu học

Báo giáo dục Tiểu học.

10

Thay đổi hình thức tổ chức dạy học phù hợp

Thế giới trong ta.

11

Thế nào là dạy thật, học thật

Báo GD Tiểu học.

12

Hướng dẫn tự làm đồ dùng dạy học ở tiểu học


Bộ GD&ĐT /tháng
10/2014

6

Doãn Tiến Tám

Trường Tiểu học Võ Thị Sáu

20


Một số biện pháp giúp học sinh dân tộc thiểu số lớp 5 nắm vững bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia, phân số.

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
Chủ tịch HĐSK

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP HUYỆN
………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Chủ tịch HĐSK

Doãn Tiến Tám

Trường Tiểu học Võ Thị Sáu

21


Một số biện pháp giúp học sinh dân tộc thiểu số lớp 5 nắm vững bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia, phân số.

MỤC LỤC

Nội dung

Trang

I. PHẦN MỞ ĐẦU

1

1. Lý do chọn đề tài


1

2. Mục tiêu, nhiệm vụ đề tài

3

3. Đối tượng nghiên cứu

3

4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu

3

5. Phương pháp nghiên cứu

3

II. PHẦN NỘI DUNG

3

1. Cơ sở lí luận

3

2. Thực trạng.

4


2.1. Thuận lợi, khó khăn

4

2.2. Thành công, hạn chế

5

2.3. Mặt mạnh, mặt yếu

5

2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động

5

2.5. Phân tích các vấn đề mà thực trạng đề ra

6

3. Giải pháp, biện pháp

7

3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp

7

3.2. Nội dung và cách thực hiện giải pháp, biện pháp


7

3.3. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp

16

3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp

16

3.5. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học

17

4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học

18

III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT

19

1. Kết luận

19

2. Kiến nghị

19


Tài liệu tham khảo

20

Nhận xét của Hội đồng sáng kiến

21

Doãn Tiến Tám

Trường Tiểu học Võ Thị Sáu

22


Một số biện pháp giúp học sinh dân tộc thiểu số lớp 5 nắm vững bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia, phân số.

Doãn Tiến Tám

Trường Tiểu học Võ Thị Sáu

23



×