Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

SKKN một số biện pháp hướng dẫn giáo viên làm đồ dùng đồ chơi tự tạo ở trường mầm non cư pang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.08 KB, 23 trang )

Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên làm đồ dùng đồ chơi tự tạo ở trường mầm non Cư Pang

MỤC LỤC
I. PHẦN MỞ ĐẦU:......................................................................................2
1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................2
.2. Mục tiêu và nhiệm vụ.:............................................................................ 4
.3. Đối tượng nghiên cứu:.............................................................................4
.4. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu:.........................................................................5
II. PHẦN NỘI DUNG.................................................................................5
.1.Cơ sở lí luận:............................................................................................5
2. Thực trạng…………………………………………………………........6
3. Giải pháp, biện pháp……………………………………………...…....8
4. Kết quả………………………………………………………….........14
III. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ………..................................15
1. Kết luận:……………………………………………………….............15
2. Kiến nghị:………………………………………………………..........15
* Nhận xét của hội đồng sáng kiến ………………………………….......16
* Tài liệu tham khảo...................................................................................17

Người thực hiện: Nguyễn Thị Phi

1


Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên làm đồ dùng đồ chơi tự tạo ở trường mầm non Cư Pang

MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN GIÁO VIÊN LÀM ĐỒ DÙNG ĐỒ CHƠI
TỰ TẠO Ở TRƯỜNG MẦM NON CƯ PANG

I. PHẦN MỞ ĐẦU:


1. Lý do chọn đề tài.

Như chúng ta đã biết, đồ chơi có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với lứa
tuổi Mầm non. Đồ chơi giúp trẻ rèn luyện trí nhớ và đào sâu nhận thức, giúp trẻ
quan sát, rèn luyện sự chú ý và kỹ năng phân biệt, so sánh, qua đó phát triển trí
tuệ cho trẻ.
Đồ chơi giúp trẻ có được khái niệm đầu tiên về đồ vật thật mà trẻ chưa
được trực tiếp nhìn thấy, thông qua đồ chơi giúp trẻ hình thành khái niệm mới
về đồ vật đó.
Đồ chơi còn giúp trẻ nhớ lại những khái niệm cụ thể đã có trước đó về vật
thật, giúp trẻ nhận thức sâu sắc và nhớ lâu hơn về những đồ vật, con vật, những
hình ảnh sinh hoạt... Nó là hình thức tái tạo lại giúp cho trẻ khắc sâu khái niệm
về đồ vật, sự việc nào đó.
Chính vì vậy, đồ chơi giúp cho trẻ đi từ chỗ không biết, chưa biết rõ đến
nắm bắt được khái niệm, giúp trẻ làm giàu kinh nghiệm, tăng thêm vốn hiểu biết
và phát triển tri thức. Đồ chơi giúp cho trẻ phát triển tiếng nói, làm giàu vốn từ,
có đồ chơi kèm với lời giải thích của cô giáo trẻ được biết nhiều từ và chính xác
hơn.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Phi

2


Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên làm đồ dùng đồ chơi tự tạo ở trường mầm non Cư Pang

Đồ chơi cùng với sự thể hiện diễn tả tình cảm của cô giáo sẽ góp phần
giáo dục nhân cách cho trẻ. Trẻ sẽ có tình cảm và hình thành mối quan hệ tốt
đẹp giữa người với người, mối quan hệ giữa con người và lao động. Chơi với đồ
chơi trẻ có được những cảm xúc chân thành như trong trò chơi “ Búp bê”.
Đồ chơi còn góp phần giáo dục và phát triển cho trẻ tình cảm tập thể, là

trung tam tập hợp trẻ cùng chơi với nhau và chơi theo nhóm, bước đầu hình
thành tinh thần đồng đội.
Đồ chơi giúp trẻ đi vào hoạt động có mục đích và giáo dục trẻ có phẩm
chất tốt đẹp như lòng dũng cảm, ngay thẳng, cương quyết và ý thức giữ gìn đồ
chơi.
Đồ chơi luôn đa dạng và phong phú sẽ giúp trẻ phấn khởi, vui mừng, trẻ
tích cực học tập và mang lại những giá trị tinh thần tốt cho sức khoẻ của trẻ.
Khi vui chơi với những đồ chơi, trẻ được làm những động tác tự nhiên
phù hợp với thể chất của trẻ, giúp cho cơ thể trẻ phát triển một cách toàn diện.
Đồ chơi sẽ giúp trẻ ham thích cái đẹp, phân biệt được cái đẹp, cái xấu về hình
dáng, màu sắc, cấu trúc, bố cục. Từ đó trẻ biết yêu cái đẹp và trân trọng cái đẹp,
đồ chơi đẹp còn giúp trẻ phát triển óc thẩm mỹ và khuyến khích trẻ sáng tạo ra
nhiều cái đẹp.
Đồ chơi giúp trẻ ham thích hoạt động, có phương tiện bắt chước lao động
của người lớn. Từ đó hình thành cho trẻ tình cảm yêu mến người lao động, biết
quí trọng những sản phẩm do con người làm ra.
Đồ chơi là một đồ vật cụ thể, có màu sắc hấp dẫn thể hiện sự linh động về
thế giới vật chất trong cuộc sống và trong các hoạt động của con người phù hợp
với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ.
Đồ chơi tự tạo thường xuyên được thay đổi và phong phú, đa dạng, nó có
ưu điểm lớn là dễ kiếm, dễ làm mà không tốn tiền mua.

Người thực hiện: Nguyễn Thị Phi

3


Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên làm đồ dùng đồ chơi tự tạo ở trường mầm non Cư Pang

Chính vì lẽ đó mà nó có tác dụng kích thích mọi hoạt động khác của trẻ,

đáp ứng mọi nhu cầu về sự tò mò khám phá, ham hiểu biết của trẻ, tạo điều kiện
cho trẻ phát triển một cách khoẻ mạnh. Ngoài ra đồ chơi còn giúp cho các cơ
quan nhạy cảm của trẻ ngày càng hoàn thiện hơn, quá trình tâm lý được phát
triển như trí nhớ, tư duy, tưởng tượng, tập trung chú ý của trẻ dần dần được nâng
cao. Đồ chơi đẹp, có màu sắc hấp dẫn, hình dáng ngộ nghĩnh đáng yêu sẽ thu
hút trẻ dễ dàng gắn bó yêu thích từ đó tạo tiền đề phát triển về mặt tình cảm, đạo
đức cho trẻ...
Thông qua đồ chơi có tác dụng giáo dục thẩm mỹ cho trẻ, giúp trẻ cảm
nhận biết được cái đẹp từ chính đôi tay của trẻ.
Vì vậy cung cấp đồ chơi cho trẻ hoạt động ở góc theo chương trình mầm
non mới của trẻ là việc làm hết sức quan trọng không thể thiếu được. Chúng ta
càng cung cấp đồ chơi cho trẻ phong phú bao nhiêu thì kích thích sự ham muốn,
thích khám phá, được mở mang kiến thức và biết thêm về thế giới xung quanh
bấy nhiêu. Ngoài ra đồ chơi còn có tác dụng cung cấp kiến thức cho trẻ sau
những buổi hoạt động chung và cũng thông qua đồ chơi tạo điều kiện cho trẻ có
cơ hội được tìm tòi, khám phá, sáng tạo ra những ý tưởng mới lạ về thế giới
xung quanh.
Với mục đích của giáo dục mầm non là giáo dục trẻ dưới hình thức học
mà chơi, chơi mà học. Hình thành nhân cách và cung cấp cho trẻ những khái
niệm ban đầu không giống như học sinh phổ thông chỉ là những tiết dạy, ngành
học mầm non còn thông qua những hoạt động vui chơi như lồng ghép trong tiết
học mà thông qua hoạt động ngoài trời, hoạt động góc... là yếu tố vô cùng quan
trọng không thể thiếu trong việc hình thành nhân cách trẻ.
Với tầm quan trọng đó nên đồ dùng đồ chơi đã trở thành nhiệm vụ tất yếu
không thể thiếu được đối với các trường mầm non. Thực tế trong những năm
qua Phòng giáo dục đã tổ chức hội thi làm đồ dùng đồ chơi và mở các lớp tập
huấn về làm đồ dùng đồ chơi cho giáo viên. Trường Mầm non Cư Pang năm nào
Người thực hiện: Nguyễn Thị Phi

4



Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên làm đồ dùng đồ chơi tự tạo ở trường mầm non Cư Pang

cũng tổ chức, làm đồ dùng đồ chơi với nhiều hình thức như làm tập trung, tự
làm hàng tháng nộp cho trường... Song vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu cho trẻ
hoạt động
Xuất phát từ tầm quan trọng đó của đồ chơi mà bản thân tôi chọn đề tài:
“Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên làm đồ dùng đồ chơi tự tạo ở trường
mầm non Cư Pang”. Hy vọng kết quả đề tài có tác dụng góp phần tích cực vào
các hoạt động học và chơi ở các góc của trẻ, nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mói hình
thức tổ chức hoạt động cho trẻ như hiện nay.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: áp dụng một số biện pháp giúp viên làm
đồ chơi tự tạo.
Mục đích nghiên cứu của đề tài: giúp viên làm và sử dụng tốt đồ chơi tự
tạo.
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:
Nhiệm vụ mà đề tài đặt ra nhằm cung cấp một số biện pháp để giáo viên
củng cố kinh nghiệm và thực hiện tốt công tác làm và sử dụng tốt đồ chơi tự tạo
tại lớp mình phụ trách thông qua tất cả các hoạt động theo quy định của trường
lớp mầm non.
Giúp giáo viên tìm ra các giải pháp, biện pháp để tạo được hứng thú, sáng
tạo nhằm giúp cho trẻ thích đến trường lớp.
Sau khi vận dụng đề tài sẽ góp phần đắc lực đối với giáo viên trong quá
trình làm đồ dùng đồ chơi tự tao và biết cách sử dụng từ đó hình thành nhân
cách và phát triển toàn diện cho trẻ...
3. Đối tượng nghiên cứu:
Một số biện pháp giúp giáo viên thực hiện tốt công tác làm đồ chơi tự tạo.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Phi


5


Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên làm đồ dùng đồ chơi tự tạo ở trường mầm non Cư Pang

4. Phạm vi nghiên cứu:
Khuôn khổ nghiên cứu một số biện pháp nhằm giúp giáo viên làm tốt đồ
chơi tự tạo
Đối tượng khảo sát học sinh trường mầm non Cư Pang
Thời gian nghiên cứu từ tháng 8 năm 2015 đến tháng 03 năm 2016
5.Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận: Dựa theo đặc điểm tâm lý của lứa
tuổi mầm non.
Thông qua các phương pháp đồ dùng trực quan, phương pháp dùng lời
để hướng dẫn giải thích cho giáo viên hiểu cách làm đồ dùng đồ chơi tự tạo.
Phương pháp điều tra, thống kê:
Vào đầu năm học, tôi đã chủ động kiểm tra, khảo sát, thống kê kết quả
như sau:
a. Đối với giáo viên
Tổng số
giáo viên
19

Biết cách

Đạt %

làm ĐDĐC


Chưa biết cách làm

Chiếm tỷ lệ %

ĐDĐC

10

53

9

47

b. Đối với học sinh
Tổng số Trẻ hứng thú
học sinh
259

Đạt %

học và chơi
130

Số trẻ có kỷ năng học Chiếm tỷ lệ %
và chơi chưa tốt

50.2

129


49.8

II.PHẦN NỘI DUNG:

Người thực hiện: Nguyễn Thị Phi

6


Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên làm đồ dùng đồ chơi tự tạo ở trường mầm non Cư Pang

1.Cơ sở lý luận để thực hiện đề tài
Nghiên cứu cơ sở lý luận của quan điểm dạy học đối với trẻ mầm non là
“học mà chơi, chơi mà học” và cách làm đồ chơi bằng các nguyên vật liệu khác
nhau, sắn có ở địa phương.
Tâm lý học lứa tuổi mầm non của tác giả “Nguyễn Thị Ánh Tuyết – NXB
Giáo dục 1994”.
Mô dun 30 trong tài liệu BDTX dành cho giáo viên mầm non.
Nghiên cứu xây dựng môi trường cho trẻ họat động học và chơi ỏ lứa tuổi
mầm non.
Đồ chơi có từ xa xưa và phát triển mạnh mẽ cũng với sự phát triển chung
của xã hội loài người. Trên thế giới, dân tộc nào cũng có đồ chơi, chúng mang
những nét riêng biệt, độc đáo của các dân tộc. Đồ chơi phản ánh những đặc điểm
sinh hoạt, văn hóa, lao động và cả phong tục tập quán, tín nhưỡng của mỗi dân
tộc vì vậy, đồ chơi của trẻ em bất cứ nước nào cũng đều mang tính truyền thống
và tính hiện đại, đều ghi lại dấu ấn của dân tộc và tinh hoa của dân tộc. Đồ chơi
là người bạn không thể thiếu trong các trò chơi trẻ và là nguồn vui của trẻ thơ.
Vai trò ý nghĩa đồ chơi có ý nghĩa to lớn đối với tâm hồn trẻ thơ, đồ chơi
là nhu cầu tự nhiên không thể thiếu được đối với cuộc sống của trẻ. Người ta

cho rằng đồ chơi chẳng khác gì bữa ăn, giấc ngủ, áo quần của trẻ. Đồ chơi là
nguồn vui, là phương tiện để trẻ được sờ mò khám phá, tìm hiểu, vừa là vật
dụng để học tập.
2. Thực trạng.
Đứng trước thực trạng khó khăn của địa phương cũng như sự chưa biết
cách làm đồ dùng đồ chơi của phần đa giáo viên nên chưa thể đáp ứng nhu cầu
cho trẻ. Điều đó đã thôi thúc tôi có bổn phận và nhiệm vụ đem hết mọi khả năng
sáng tạo cung cấp cho giáo viên những điều mà trẻ đang cần.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Phi

7


Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên làm đồ dùng đồ chơi tự tạo ở trường mầm non Cư Pang

Giáo viên chưa biết lên kế hoạch và chưa biết cách sưu tầm các nguyên
vật liệu phế thải từ mọi nơi, tích trữ từ từ, nghiên cứu tạo dáng để rồi biến chúng
thành những dụng cụ có ích cho trẻ chơi và học.
2.1 Thuận lợi, khó khăn:
* Thuận lợi:
Đội ngũ giáo viên nhiệt tình yêu nghề mến trẻ, phụ huynh một số đã quan
tâm đến việc học của con em mình.
Cơ sở vật chất tương đối đảm bảo, sân trường rộng rãi thoáng mát ở phân
hiệu buôn Knul, Buôn Riăng.
* Khó khăn:
Trường lại chia thành ba điểm cách nhau xa, cơ sở vật phân hiệu Buôn
Dham, Buôn Hma, Buôn Kô đang phải mượn nhờ của các trường Tiểu học và
nhà cộng đồng.
Trường có trên 80% học sinh là người đồng bào dân tộc thiểu số, điều
kiện sống và sinh hoạt của các em đang hết sức khó khăn, bố mẹ thường xuyên

đi làm nương rẫy ở xa bỏ mặc con cái ở nhà do nhận thức chưa đầy đủ về công
tác giáo dục tại trường lớp mầm non.
2.2 Thành công, hạn chế:
* Thành công:
Phụ huynh đa số đã quan tâm đến việc học của con em mình nên số trẻ ra
trường lớp mầm non tương đối tăng so với các năm về trước như: năm học
2014-2015 tổng số học sinh 227 cháu; năm học 2015-2016 tổng số học sinh 259
cháu.
* Hạn chế:

Người thực hiện: Nguyễn Thị Phi

8


Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên làm đồ dùng đồ chơi tự tạo ở trường mầm non Cư Pang

Học sinh là người đồng bào dân tộc thiểu số đi học không đều, tiếp thu
bài chậm, tham gia học và chơi chưa hứng thú
Một số giáo viên chưa biết cách làm đồ dùng đồ chơi tự tạo.
2.3 Mặt mạnh, mặt yếu :
* Mặt mạnh:
Bản thân tôi là phó hiệu trưởng được phân công phụ trách mảng chuyên
môn liên tiếp nhiều năm nên việc quản lý, chỉ đạo và năm bắt về chuyên môn
tương đối vững vàng.
* Mặt yếu :
Đồ dùng, đồ chơi phục vụ tiết hoạt động chung và các hoạt động trong
ngày chưa đa dạng như: Những vật mẫu, những con vật thật, đồ vật ...
2.4 Các nguyên nhân,các yếu tố tác động
Một số giáo viên không biết cách làm và sử dụng đồ dùng đồ chơi dẫn

đến tiết hoạt động chung cũng như hoạt động vui chơi chưa hiệu quả, hoặc hiệu
quả chưa cao..
2.5 Phân tích, đánh giá thực trạng mà đề tài đã đặt ra.
* Mặt mạnh:
Một số giáo viên đã tham gia nhiệt tình trong việc làm đồ dùng đồ chơi tự
tạo, đã tuyên truyền tới các bậc cha mẹ học sinh biết được tầm quan trọng của
việc làm và sử dung đồ dung đồ chơi trong trường mầm non
Luôn học hỏi trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, biết lắng nghe, biết sửa sai,
không bảo thủ nên chuyên môn nghiệp vụ tương đối vững vàng.

Người thực hiện: Nguyễn Thị Phi

9


Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên làm đồ dùng đồ chơi tự tạo ở trường mầm non Cư Pang

Các đồng chí giáo viên được bố trí công tác phù hợp năng lực, giáo viên
có tình thần tự học cao.
Cơ sở vật chất trang thiết bị được Ủy Ban nhân dân xã EaBông rất quan
tâm., phân hiệu thuộc Buôn Bun Knul, Buôn Riăng đã được công ty Đăk Man
xây dựng và đầu tư cơ sở vật chất đầy đủ.
* Hạn chế
Do một số giáo viên kinh nghiệm còn ít chưa biết cách làm đồ dùng và sử
dụng đồ dùng đó như thế nào để đạt hiệu quả cao.
Trước khi bước vào làm đồ dùng đồ chơi một số giáo viên chưa định
hướng được số nguyên vật liệu cần thiết, chưa xác định được mình cần làm loại
đồ dùng gì..., chưa phối hợp chặt chẽ với phụ huynh trong việc sưu tầm, thu nhặt
và bảo quản các nguyên vật liệu
3. Giải pháp, biện pháp:

3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:
Tìm ra các giải pháp, biện pháp giúp giáo viên biết cách làm và sử dụng
có hiệu quả trong tất cả các tiết hoạt động chung và hoạt động vui chơi, từ đó
nhằm kích thích sự hứng thú sáng tạo...của trẻ.
3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
a. Giáo viên phải xây dựng kế hoạch hoạt động chung, hoạt động vui chơi
cụ thể rõ ràng
Như chúng ta đã biết một giờ hoạt động chung, hoạt động vui chơi của trẻ
đạt kết quả cao nó phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Song yếu tố xây dựng kế hoạch
cho các hoạt động đó đóng vai trò rất quan trọng, nếu chúng ta chủ động lên kế
hoạch trước một cách cụ thể, rõ ràng từ đó chuẩn bị tốt đồ dùng đồ chơi thì kết

Người thực hiện: Nguyễn Thị Phi

10


Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên làm đồ dùng đồ chơi tự tạo ở trường mầm non Cư Pang

quả giờ hoạt động chung, hoạt động vui chơi của trẻ đạt kết quả cao, nhưng việc
lên kế hoạch đó phải biết dựa vào các yêu cầu sau:
- Phải dựa vào mạng nội dung và mạng hoạt động của chủ đề đó.
- Đồ chơi phải phù hợp với nội dung, chủ đề mình đang học.
- Dựa vào khả năng của trẻ trong quá trình học và chơi, sự linh hoạt, tìm
tòi, khám phá, tự tìm đồ chơi của trẻ.
- Dựa vào các nguyên vật liệu, phế liệu sẵn có trong địa phương.
*Ví dụ: Chủ đề: “Trường Mầm non.
+ Lên kế hoạch cho trẻ học và chơi ở góc học tập gồm các nội dung:
- Chơi lô tô về trường Mầm non.
- Xếp chữ cái, chữ số bằng các hột hạt.

- Cắt dán các loại tranh làm bộ sưu tập về trường Mầm non.
+ Góc nghệ thuật:
- Cho trẻ múa hát về trường lớp Mầm non.
- Vẽ, nặn các đồ dùng mà bé thich.
Sau khi lên nội dung học và chơi ở các góc trong một chủ đề thì tiếp tục cụ
thể hoá nội dung học và chơi cho từng tuần, làm sao cho phù hợp với nội dung
hoạt động của tuần đó.
Ví dụ: Tuần I của chủ đề“ Một số nghề” có tiết khám phá khoa học với đề
tài “ trò chuyện về một số nghề của bố mẹ” hướng dẫn giáo viên phải lựa chọn
nội dung học và chơi ở góc học tập đó là phân loại đồ dùng theo nghề, phân loại
sản phẩm theo các nghề nhằm cũng cố lại kiến thức cho trẻ...

Người thực hiện: Nguyễn Thị Phi

11


Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên làm đồ dùng đồ chơi tự tạo ở trường mầm non Cư Pang

Khi lên được kế hoạch hoạt động ở các góc đầy đủ thì công việc tiếp theo
của người giáo viên phải làm đó là:
b. Thiết kế mẫu đồ chơi và chọn nguyên vật liệu
Hướng dẫn giáo viên chú ý những tiêu chí cơ bản khi làm đồ dùng đồ
chơi tự tạo bằng những nguyên vật liệu mở đảm bảo các yếu tố sau:
Đảm báo tính sư phạm: có tác dụng hình thành, củng cố các khái niệm
hấp dẫn, kích thích tò mò của trẻ; trẻ có thể thao tác đồ chơi trong nhiều trò
chơi.
Đảm bảo tính phù hợp an toàn: màu sắc, kích thước phù hợp, an toàn,
không độc hại, không nguy hiểm, cần vệ sinh các sản phẩm trước khi tái chế
thành đồ chơi.

Đảm bảo tính phổ biến: nguyên liệu sẵn có, dễ tìm ở địa phương, có thể
sử dụng nhiều nội dung khác nhau
Đảm bảo tính sáng tạo: từ một lọai vật liệu có thể tạo thành nhiều đồ chơi
khác nhau, có ý tưởng mới trong khai thác và sử dụng... Cần phải định hướng
trước một số nguyên vật liệu cần thiết, phối hợp chặt chẽ với phụ huynh để biết
trước những nguyên vật liệu mà trẻ có thể sưu tầm được. Trên cơ sở đó hướng
dẫn giáo viên phải thiết kế mẫu đồ chơi phù hợp với từng lứa tuổi, các loại mẫu
phải đa dạng phong phú và đẹp.
Ví dụ: Thiết kế mẫu con cá có nhiều dạng: cá hình thoi, hình hơi tròn, cá
cảnh.
Tuy nhiên các mẫu đồ chơi này phải phù hợp với kinh nghiệm và khả
năng của trẻ, không nên thiết kế mẫu xa lạ quá và khó quá đối với trẻ dẫn đến trẻ
không thích làm.

Người thực hiện: Nguyễn Thị Phi

12


Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên làm đồ dùng đồ chơi tự tạo ở trường mầm non Cư Pang

Thiết kế mẫu và chọn nguyên vật liệu phải phù hợp với nhau. Sử dụng
nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương dễ kiếm dễ tìm, đặc biệt là gần gũi với trẻ.
Các nguồn nguyên vật liệu rất đa dạng và phong phú nó có mặt xung
quanh ta. Do vậy mỗi giáo viên mầm non phải biết.
Trước hết cần phải định hướng một số nguyên vật liệu cần thiết sẵn có ở
địa phương: Vỏ ốc, lá cây… tiếp theo phải phối hợp chặt chẽ với phụ huynh để
biết những nguyên vật liệu nào mà trẻ có thể sưu tầm được: Các loại vỏ hộp,
giấy cứng, chai lọ, hột hạt …. Trên cơ sở đó, giáo viên sẽ giao nhiệm vụ và
hướng dẫn cho trẻ cách sưu tầm, thu nhặt, và bảo quản các các nguyên vật liệu.

Tùy vào từng nhiệm vụ và điều kiện cụ thể của trẻ mà qui định thời gian thực
hiện ngắn hay dài. Có những nguyên vật liệu trẻ có thể thu lượm được ngay
trong trường: Vỏ hộp sữa, lá cây, vỏ chai nước …Giáo viên hướng dẫn trẻ thu
lượm, làm vệ sinh, phơi khô ráo.
Khi có nguyên vật liệu giáo viên cùng trẻ phân loại và để vào các thùng,
viết kí hiệu rõ loại phế liệu để cả cô và trẻ có thể dễ dàng nhận ra.
c. Chọn loại đồ chơi để làm
Hướng dẫn cho giáo viên khi đã có nguyên vật liệu tiến hành làm đồ dùng
đồ chơi cho trẻ và hướng dẫn trẻ cùng làm với mình để tạo ra đồ dùng đồ chơi
phong phú, theo chủ đề hoặc theo yêu cầu của một hoạt động học hoặc chơi nào
đó. Những đồ chơi định làm phải gần gũi, phù hợp với trẻ.
Giáo viên không nên đặt ra trước loại sản phẩm bắt trẻ làm theo mà chỉ
nên gợi ý cho trẻ tự chọn mẫu đồ chơi, đồ dùng mà mình thích. Sau đó giáo viên
mới hướng dẫn cụ thể phương pháp thực hiện với từng loại đồ chơi sao cho phù
hợp với từng cháu hay với tập thể.

Người thực hiện: Nguyễn Thị Phi

13


Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên làm đồ dùng đồ chơi tự tạo ở trường mầm non Cư Pang

Ví dụ: Có rất nhiều vỏ hộp sữa, vỏ hộp thuốc, lon nước ngọt… cô đưa ra
và hỏi ý tưởng của trẻ có thể làm được đồ chơi gì? (Trẻ nói làm: Làm ô tô, tàu
hỏa…)
Cô đưa những hộp thuốc nhỏ bằng nhau và hỏi: Thế những hộp thuốc này
chúng ta sẽ làm gì?
- Những lon nước ngọt này có thể làm được những gì? ( Làm tàu hỏa)
- Để làm được đoàn tàu hỏa thì chúng ta sẽ làm như thế nào? Sau đó cô

hướng dẫn trẻ cách làm các loại đồ chơi mà trẻ thích theo trình tự từ chuẩn bị
nguyên vật liệu, đồ dùng để làm và tiến hành làm ra sao.
Khi gợi mở cho trẻ giáo viên cần lưu ý đến khả năng của trẻ và nhu cầu đồ
dùng đồ chơi trong lớp đang cần. Hay giáo viên cần rèn kỹ năng gì cho trẻ thông
qua việc làm đồ dùng đồ chơi nào đó.
Ví dụ: Rèn kỹ năng cắt và trang trí qua việc làm các ô cửa của ngôi nhà
lớn. Hay kỹ năng xâu hạt và sắp xếp theo quy tắc qua việc xâu các hạt nút lớn
nhỏ, nhiều màu sắc thành vòng đeo tay, tạo ra một đàn Kiến từ những hạt chè
khô bằng cách xâu hạt lại với nhau…
Khi chọn đồ dùng đồ chơi để làm giáo viên cần phải nghiên cứu làm đồ
dùng nào sao cho một đồ dùng có thể cung cấp cho trẻ nhiều kiến thức khác
nhau, sử dụng được cho nhiều hoạt động. Khi đó một đồ dùng sẽ có hiệu quả sử
dụng rất lớn, không chỉ là đồ dùng cho một hoạt động cụ thể nào đó mà có thể
sử dụng cho nhiều môn học và các hoạt động khác .
d. Phương pháp hướng dẫn
Khi hướng dẫn giáo viên phải biết cách dẫn dắt, gợi ý cho trẻ làm đồ dùng
đồ chơi sao cho đảm bảo phù hợp với sự phát triển của độ tuổi tức là cho trẻ
hoạt động từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp dựa trên nền những kiến
thức mà trẻ đã biết, phù hợp với tình hình lớp, trường, địa phương. Phát huy
Người thực hiện: Nguyễn Thị Phi

14


Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên làm đồ dùng đồ chơi tự tạo ở trường mầm non Cư Pang

được sự sáng tạo, linh hoạt giúp trẻ hứng thú tham gia tích cực vào các hoạt
động.
Trong khi làm đồ chơi phải có các bước làm cụ thể rõ ràng để trẻ có thể
thực hiện một cách dễ dàng nhất.

Ví dụ: Chuẩn bị cần những nguyên vật liệu gì, đồ dùng gì? Cô phân công
cho các nhóm trẻ chuẩn bị các nguyên vật liệu theo yêu cầu của loại đồ dùng đồ
chơi đó: Làm tàu hỏa cần vỏ các lon nước bằng nhau, một lon cỡ to hơn để làm
đầu tàu, dây len, băng dính, kéo, giấy đề can các màu….
Thực hiện gồm những bước như thế nào?...
Cứ như vậy cô và trẻ sẽ cùng nhau tạo ra những loại đồ chơi khác nhau.
những đồ chơi này phần nào thỏa mãn được nhu cấu thiết yếu của trẻ thơ, ngoài
những nhu cầu về dinh dưỡng, ăn mặc và phát triển thể lực, trẻ thơ còn có những
nhu cầu khác nữa mà các bậc phụ huynh cùng cô giáo nuôi dạy trẻ cần quan tâm
đến:
- Thỏa mãn nhu cầu giải trí, vui chơi của trẻ.
- Thỏa mãn nhu cầu nhận thức của trẻ.
- Thỏa mãn nhu cầu giao tiếp của trẻ.
- Thỏa mãn nhu cầu tưởng tượng của trẻ.
Tuy nhiên trong khi trẻ làm đồ dùng đồ chơi cần sự giúp đỡ của giáo viên
hoặc phụ huynh. Nhưng cũng có thể có một số loại đồ chơi cô để trẻ tự làm, có
một số loại đồ chơi cô làm cho trẻ.
e. Phối hợp với phụ huynh

Người thực hiện: Nguyễn Thị Phi

15


Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên làm đồ dùng đồ chơi tự tạo ở trường mầm non Cư Pang

Hướng dẫn cho giáo viên biết muốn có nguồn nguyên vật liệu đa dạng và
dồi dào cô phải kết hợp cùng với phụ huynh để tích luỹ những đồ phế thải trong
gia đình thì mới có được.
Bên cạnh đó giáo viên cũng tìm hiểu và gợi hỏi ở những cơ quan làm việc

của một vài phụ huynh có những nguyên vật liệu phế thải nào giáo viên có thể
tận dụng cho trẻ làm đồ dùng được như: Lõi ống chỉ công nghiệp, các loại hộp
to nhỏ….
Trong năm học có thể chia ra làm nhiều đợt huy động phụ huynh mang
nguyên vật liệu đến lớp. Những nguyện vọng này giáo viên cần phải trao đổi và
thống nhất với phụ huynh ngay từ đầu năm học. Sau đó đến từng chủ đề cần gì
thêm giáo viên thông tin trên bảng thông báo cho phụ huynh biết hoặc giờ đón,
trả trẻ.
Trong một lớp học không phải phụ huynh nào cũng nhiệt tình trong việc
học của con cái đặc biệt là phụ huynh đồng bào dân tộc thiểu số mà lại làm
nông, do đó giáo viên phải tìm cách găp gỡ, tâm sự, trao đổi với các phụ huynh
tác dụng của đồ chơi trong việc học để phụ huynh giúp đỡ, đối với những phụ
huynh khéo tay tôi gợi ý cho giáo viên nhờ phụ huynh đó tạo mẫu đồ chơi và
hướng dẫn cách làm.
g. Giáo viên phải chịu khó nhiệt tình học hỏi, sưu tầm nguyên vật liệu
Vì đồ dùng đồ chơi của lứa tuổi mẫu giáo có kích thước nhỏ nên làm lâu,
đòi hỏi cô phải chịu khó.
Ngoài những gì đã biết tôi còn học hỏi thêm các đồng nghiệp của mình để
hướng dẫn giáo viên tạo ra các đồ dùng đồ chơi phong phú hơn, phù hợp với tiết
dạy
Để có nguyên vật liệu cho trẻ hoạt động giáo viên liên hệ xin ở các trường
Tiểu học, Trung học như các sản phẩm tạo hình cũ...

Người thực hiện: Nguyễn Thị Phi

16


Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên làm đồ dùng đồ chơi tự tạo ở trường mầm non Cư Pang


Nhờ bạn bè tìm kiếm các loại tranh ảnh, lóc lịch cũ có tranh liên quan đến
chủ điểm; ví dụ: lóc lịch về hoa qủa, về hồ gươm…
Bên cạnh đó giáo viên luôn quan sát quá trình trẻ chơi và ghi lại những
nguyên vật liệu, đồ chơi mà trẻ thích và nắm được tâm lý của trẻ để cung cấp đồ
chơi kịp thời; ví dụ: cháu thích lấy lá cây làm con trâu….
y. Công tác tuyên truyền
Từ thực tế trong công tác giáo dục mầm non tôi nhận thấy rằng việc tuyên
truyền cho các bậc phụ huynh cùng giáo dục trẻ, tuyên truyền cho các ban
ngành, đoàn thể cùng với nhân cùng góp phần xây dựng cơ sở vật chất trường
học, hiểu được tầm quan trọng của bậc học mầm non trong xã hội là điều cấn
thiết. Trong quá trình thực hiện tôi đã rút ra được bài học kinh nghiệm sau:
Đưa ra kế hoạch tuyên truyền một cách cụ thể và người quản lý phải kiên
trì thực hiện, biết chọn lọc và khai thác nội dung, tổ chức hình thức tuyên truyền
phù hợp khi trao đổi, toạ đàm cùng phụ huynh hoặc sau buổi họp phụ huynh
chúng ta lồng ghép mời phụ huynh tham quan đồ dung đồ chơi tự tạo của trường
Trường tổ chức nhiều hội thi, hội giảng, ngày hội ngày lễ, đặc biệt là hội
thi làm đồ dùng đồ chơi tự tạo thông qua đó chúng ta để tuyên truyền đến huynh
thấy rằng trẻ đến trường mầm non là được học tập và vui chơi, tiếp thu nhiều
điều bổ ích, nhưng tất cả các hoạt động đó đều phải có đồ dùng đồ chơi.
3.3 Điều kiện để thực hiện các giải pháp, biện pháp:
Để thực hiện các giải pháp, biện pháp này cần dựa vào tinh hình thực tể
của lớp, của thôn, buôn nơi mình công tác
Nguyên vật liệu làm đồ dùng đồ chơi tự tạo là nguyên vật liệu mở, dề tìm.

Người thực hiện: Nguyễn Thị Phi

17


Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên làm đồ dùng đồ chơi tự tạo ở trường mầm non Cư Pang


Đảm bảo khi làm và sử dụng đồ dung đồ chơi tự tạo phải đảm bảo tính
phù hợp và an toàn, tính sư phạm, tính phổ biến, tính sáng tạo hợp lí, phải đảm
bảo được phương pháp nghiên cứu phù hợp với đối tượng nghiên cứu.
3.4 Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp:
Các giải pháp, biện pháp khi thực hiện đề tài có mối quan hệ liên quan
mật thiết với nhau, biện pháp này nó sẽ hỗ trợ cho biện pháp kia nhằm hòa
quyện các nội dung lại với nhau để đi đến một thể thống nhất là tìm ra các giải
pháp tối ưu nhất nhưng vẫn đảm bảo được tính chính xác, khoa hoc và lô gíc
giữa các giải pháp và biện pháp.
3.5 Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu:
Sau một thời gian thực hiện, là một phó hiệu trưởng tôi rất phấn khởi khi
kết quả đạt được rất cao:
Trẻ hứng thú say mê, tích cực tham gia vào các hoạt động cùng cô để phát
triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ... đồng thời giúp trẻ phát triển toàn diện về
mọi mặt
Kết quả sau khi hướng dẫn giáo viên làm đồ dùng đồ chơi tự tạo và sử
dụng vào các tiết dạy hoặc hoạt động, giáo viên có nhiều kinh nghiệm về sưu
tầm nguyên vật liệu và nâng cao tay nghề trong việc làm đồ dùng đồ chơi.
4.Kết quả thu được quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề
nghiên cứu
- Với những biện pháp mà bản thân tôi đã đưa ra trong quá trình thực hiện
đề tài nhờ được sự giúp đỡ tận tình của Hiệu trưởng nhà trường, đội ngũ giáo
viên và sự phối kết hợp của các bậc phụ huynh và sự nổ lực hết mình của bản
thân nên tôi đã khắc phục được những khó khăn để đạt được những kết quả như
sau:

Người thực hiện: Nguyễn Thị Phi

18



Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên làm đồ dùng đồ chơi tự tạo ở trường mầm non Cư Pang

a. Đối với giáo viên
Tổng số
giáo viên

Biết cách

Đạt %

Chưa biết cách làm

làm ĐDĐC

19

Chiếm tỷ lệ %

ĐDĐC

19

100

0

0


b. Đối với trẻ
Tổng số Trẻ hứng thú
học sinh
259

Đạt %

học và chơi
259

Số trẻ có kỷ năng học Chiếm tỷ lệ %
và chơi chưa tốt

100

0

0

c. Đối với phụ huynh.
Nhận thức tốt tác dụng của đồ dùng đồ chơi đối với trẻ.
Nhiệt tình giúp đỡ giáo viên trong việc tìm kiếm nguyên vật liệu.
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:
1. Kết luận
Từ những kết quả nghiên cứu trên tôi rút ra kết luận sau:
Việc Làm và sử dụng có hiệu quả đồ dùng dạy học có hiệu quả trong
chương trình giáo dục cho trẻ Mầm non, góp phần tích cực của quá trình hình
thành nhân cách phát triển toàn diện cho trẻ thơ.
Việc làm này rất có ý nghĩa đối với các trường Mầm non mà đồi hỏi các
giáo viên Mầm non cần nắm vững cách làm và sử dụng có hiệu quả


Người thực hiện: Nguyễn Thị Phi

19


Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên làm đồ dùng đồ chơi tự tạo ở trường mầm non Cư Pang

Chính vì vậy việc nghiên cứu tìm tòi những biện pháp làm đồ dùng đồ
chơi tự tạo có hiệu quả hỗ trợ phương pháp trong việc giúp giáo viên nâng cao
chất lượng các hoạt động học và chơi là cần thiết đối với giáo viên mầm non.
Để gây được hứng thú cho trẻ và nâng cao chất lượng các hoạt động ”,
trước hết đòi hỏi người giáo viên phải nắm được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ
trong độ tuổi này.
Nắm được sự đổi mới của chương trình giảng dạy, bên cạnh đó giáo viên
cần phải học tập qua các lớp bồi dưỡng, lớp tập huấn, nhất là các hội thi làm đồ
dùng đồ chơi tự tạo … để đúc rút được nhiều kinh nghiệm.
Tích cực sáng tạo nhiều cách dạy mới lạ và làm đồ dùng, đồ chơi
sinh động hấp dẫn từng những nguyên vật liệu săn có ở địa phương.
2. Kiến nghị
Chuyên đề những sáng kiến kinh nghiệm đạt giải các cấp để truyền tải
những kinh nghiệm đó vào thực tế trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ tại đơn
vị mình.
Trên đây là một số kinh nhiệm mà bản thân tôi rút ra được từ tình hình
thực tế của Trường mầm non Cư Pang, tôi không chỉ dừng lại ở kết quả mà cố
gắng học hỏi hơn nữa để tìm ra những giải pháp tối ưu nhằm đáp ứng yêu cầu
cao hơn trong việc phát triển toàn diện cho trẻ mầm non.
Tuy nhiên bản kinh nghiệm này còn nhiều hạn chế, kính mong sự góp ý
giúp đỡ của Hội đồng sáng kiến các cấp, của bạn bè đồng nghiệp để tôi có kinh
nghiệm tốt hơn trong công tác hướng dẫn giáo viên nâng cao chất lượng làm đồ

dùng đồ chơi tự tạo trong trường lớp mầm non theo chương trình mầm non mới.
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
………………………………………………………………………………………

Người thực hiện: Nguyễn Thị Phi

20


Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên làm đồ dùng đồ chơi tự tạo ở trường mầm non Cư Pang

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN

Người thực hiện: Nguyễn Thị Phi

21


Mt s bin phỏp hng dn giỏo viờn lm dựng chi t to trng mm non C Pang

TI LIU THAM KHO

STT

Tờn ti liu


1

Cỏc tp chớ giỏo dc mm non

2

Ti liu BDTX chu k II cho giỏo viờn mm

Do BGDMN biờn son -

non (2004-2007)

Nh xut bn Giỏo Dc.

3

Ti liu BDTX Nm 2013 gm 44 mụ
un( mụ un 30)

Tỏc gi

BI DNG THNG
XUYấN GIO VIấN
MM NON
(Ban hnh kốm theo
Thụng t s 36 /2011/TTBGDT ngy 17 thỏng 8
nm 2011 ca B trng
B Giỏo dc v o to)


4

Taứi lieọu hoùc ủùi hoùc ti chửực

5

Tõm lý hc tr em la tui Mm non

Nguyn Th nh Tuyt
NXB Giỏo dc 1994

Ngi thc hin: Nguyn Th Phi

22


Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên làm đồ dùng đồ chơi tự tạo ở trường mầm non Cư Pang

Người thực hiện: Nguyễn Thị Phi

23



×