Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

ĐỀ CƯƠNG GIÁO DỤC HỌC MẦM NON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.99 KB, 22 trang )

GIÁO DỤC HỌC MẦM NON
Câu 1: Nguồn gốc của giáo dục, quá trình hình thành và phát triển
của giáo dục học?
* Quan niệm về giáo dục:
- Nguồn gốc của giáo dục là do nhu cầu sinh tồn, để có được cái ăn cái mặc
thì con người ta phải lao động, do đó nảy sinh giáo dục.
- Trong q trình lao động nảy sinh những phương thức sản xuất thuận lợi
nhất, họ cần truyền đạt lại cho con cháu thông qua giáo dục.
=> Như vậy, có thể khẳng định giáo dục xuất phát từ lao động.
Giáo dục là hiện tượng xã hội trong đó diễn ra sự truyền lại kinh nghiệm giữa thế
hệ trước cho thế hệ sau. Thế hệ sau sử dụng những kinh nghiệm này để lao động
sản xuất, chinh phục tự nhiên, đấu tranh xã hội, tham gia vào đời sống.
* Qúa trình hình thành và phát triển của giáo dục học:
Nếu như giáo dục được xuất hiện cùng với sự xuất hiện của xã hội loài người thì
giáo dục học với tư cách là 1 khoa học về giáo dục con người lại được hình thành
muộn hơn nhiều.
- Thời cổ đại, những kinh nghiệm giáo dục đã bắt đầu được tổng kết, song
mới ở dạng những tư tưởng giáo dục. Những tư tưởng triết học của Xôcrat.
Đêmôcrit, Aristôt. Trong các hệ thống triết học này đã đề cập những tư tưởng có
liên quan đến những vấn đề giáo dục con người, hình thành nhân cách, xác định vị
thế của họ trong xã hội..
- Thời trung cổ thì gd chịu ảnh hưởng rất to lớn của nhà thờ, cả xã hội chìm
đắm trong thần học, chúa trời. Phương Tây theo chúa, phương Đông theo Phạt
giáo, Đạo giáo, Nho giáo. Người ta chủ trương kết hợp và dung hòa lý trí, sự phát
triển trí tuệ với niềm tin tơn giáo.
- Thời kì phục hưng xuất hiện những nhà tư tưởng tiến bộ đòi tách thần học
với khoa học, con người khơng bị đè nén, áp đặt mà cịn được phát triển toàn diện
qua con đường giáo dục.
1



- Đầu thế kỉ 17, gd manh nha trở thành khoa học với tác giả Bêcơn – nhà tự
nhiên học người Anh với cuốn “ Hướng dẫn đọc sách”.
- Cuối thế kỉ 17, khoa học giáo dục (gdh) chính thức ra đời với tác giả
Cômenxki – nhà gdh người Séc. Tác phẩm lớn nhất của ông là “ Phép giảng dạy vĩ
đại” được coi là cuốn sách khoa học gd đầu tiên nói về: Vai trị của gd đối với sự
phát triển của xã hội và cá nhân; Hệ thống các nguyên tắc dạy học; hình thức tổ
chức dạy học trên lớp.
- Đến giữa thế kỉ 19, với sự xuất hiện của chủ nghĩa Mác đã vạch ra những
quy luật khách quan của sự vận động và phát triển xã hội, hình thành nhân cách;
mở ra những khả năng thực tế cho sự nghiệp cải tiến xã hội và con người, gd đã
thực sự trở thành một khoa học về gd con người có cơ sở pp luận đúng đắn và
vững chắc.

Câu 2: Giáo dục là hiện tượng đặc trưng của xã hội loài người?
* Quan niệm về giáo dục:
- Nguồn gốc của giáo dục là do nhu cầu sinh tồn, để có được cái ăn cái mặc
thì con người ta phải lao động, do đó nảy sinh giáo dục.
- Trong quá trình lao động nảy sinh những phương thức sản xuất thuận lợi
nhất, họ cần truyền đạt lại cho con cháu thơng qua giáo dục.
=> Như vậy, có thể khẳng định giáo dục xuất phát từ lao động.
Giáo dục là hiện tượng xã hội trong đó diễn ra sự truyền lại kinh nghiệm giữa thế
hệ trước cho thế hệ sau. Thế hệ sau sử dụng những kinh nghiệm này để lao động
sản xuất, chinh phục tự nhiên, đấu tranh xã hội, tham gia vào đời sống.
* Giáo dục là 1 hiện tượng xã hội:
- Chỉ có trong mqh giữa người và người.
- Xuất hiện do nhu cầu xã hội loài người (nhu cầu lao động).
- Nảy sinh, tồn tại và phát triển cùng với xã hội loài người.
- Nội dung của giáo dục mang tính xã hội rõ nét: đó là những kinh nghiệm
mà xã hội lồi người đã tích lũy được.
- Kết quả gd do xã hội sủ dụng.


2


* Giáo dục là hiện tượng đặc trưng của xã hội lồi người:
- Chỉ có trong xã hội lồi người, khơng có ở động vật. Mặc dù ở động vật
cũng có hiện tượng truyền kinh nghiệm nhưng ở động vật do sự chi phối của bản
năng, còn ở con người do sự chi phối của ý thức.
- Giáo dục tồn tại cùng với sự tồn tại của xã hội loài người, gd ra đời từ khi
xã hội loài người ra đời, nó chỉ mất đi khi khơng cịn xã hội lồi người, vì vậy gd
mang tính vĩnh hằng.
- Giáo dục là một hiện tượng phổ biến và tất yếu:
+ Phổ biến: gd tồn tại trong bất kì chế độ xã hội nào và trong bất kì
giai đoạn lịch sử nào. Ở đâu có con người ở đó có gd.
+ Tất yếu: gd do đòi hỏi tất yếu của xã hội. Vì xã hội muốn tồn tại và
phát triển thì cần phải tổ chức lao động, chinh phục tự nhiên, đấu tranh xã hội và tổ
chức các quan hệ cuộc sống. Nó là yếu tố cơ bản để làm phát triển lồi người, phát
triển xã hội.

Câu 3: Những tính chất của giáo dục?
* Giáo dục mang tính lịch sử cụ thể:
- Giáo dục là 1 hđ gắn liền với tiến trình đi lên của xã hội, ở mỗi giai đoạn
phát triển của lịch sử đều có nền gd tương ứng, khi xã hội chuyển từ hình thái
KTXH này sang hình thái KTXH khác thì nền gd tương ứng cũng sẽ có sự biến
đổi.
VD:
+ Năm 1945 nc ta trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, dân trí thấp, nạn đói
hồnh hành, giặc lăm le nên nền gd đòi hỏi phải đào tạo ra những con người trung
thành sẵn sàng chiến đấu bảo vệ tổ quốc.
+ Năm 1975 giải phóng miền nam thống nhất đất nc thì cần đào tạo những

con người trung thành với xã hội chủ nghĩa.
+ Năm 1986, nền kt bao cấp chuyển sang nền kt thị trường dẫn đến xã hội
thay đổi thì gd cũng phải thay đổi.
- Mỗi quốc gia, mỗi địa phương khác nhau thì trình độ phát triển của gd
cũng khác nhau.
3


- Trong 1 chế độ xã hội, gd cũng phát triển khác nhau qua từng giai đoạn
lịch sử, tương ứng với sự phát triển kt trong các giai đoạn lịch sử đó.
* Giáo dục mang tính giai cấp:
- Trong xã hội có giai cấp, gd tất yếu mang tính giai cấp
+ Gd là công cụ phục vụ và bảo vệ quyền lợi của giai cấp thồng trị, đồng
thời cũng là phương tiện để đấu tranh giai cấp. Giai cấp thống trị sử dụng gd để
truyền bá những quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của mình đến tồn
xã hội; sử dụng gd để đào tạo những con người phục vụ, bảo vệ cho quyền lợi của
giấp thống trị.
+ Giai cấp thống trị thể hiện rõ nét trong tất cả các mặt khác nhau của nền
gd, đặc biệt là trong mục đích gd, nội dung gd, pp gd,…
+ Nền gd XHCN ở VN vẫn mang tính giai cấp thể hiện ở tính dân chủ rộng
rãi, nhân văn sâu sắc và dẫn đến sự phát triển toàn diện của mỗi cá nhân.
* Giáo dục mang tính kế thừa:
- Loại bỏ cái lỗi thời, lạc hậu, ko phù hợp, tiếp nhận cái tiến bộ để nền gd
phù hợp hơn với các điều kiện KTXH và đáp ứng tốt hơn yêu cầu xã hội trong giai
đoạn mới.
VD: Đổi mới sách giáo khoa
+ Giáo dục tiếp nhận có chọn lọc những yếu tố tích cực của nền gd cũ làm
cho nó phù hợp hơn với hồn cảnh mới.
+ Giáo dục xóa bỏ, loại trừ những yếu tó lạc hậu lỡi thời, thay thế vào đó
những yếu tố mới mẻ, tích cực và tiên tiến của thế giới; để xây dựng 1 nền gd vừa

hiện đại vừa mang tính truyền thống.
Vd: Thời Chu Văn An, Lê Quý Đôn, lời thời là lời vàng ý ngọc, thầy là trung tâm,
thời nay học trò là trung tâm.
Kế thừa phương pháp: xưa thầy đọc trò chép, nay thảo luận, thuyết trình,…

4


Câu 4: Các chức năng xã hội của giáo dục. Có quan niệm cho rằng
đầu tư cho gd là…?
* Chức năng kinh tế- xã hội:
- Tái sản xuất sức lao động xã hội
- Gd góp phần cải tạo các quan hệ sản xuất cũ
- Gd có khả năng đi trước đón đầu xu hướng phát triển để kịp thời cung ứng
người lao động.
Để thực hiện tốt chức năng kinh tế xã hội cần phỉa thực hiện những yêu cầu cơ bản
sau đây:
+ Gd phải gắn kết với thực tiễn xã hội, đáp ứng nguồn nhân lực theo yêu cầu
phát triển kt sản xuất trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể.
+ Xây dựng 1 hệ thống ngành nghề cân đối, đa dạng và phù hợp với sự phát
triển kt sản xuất của đất nước. Tránh tình trạng thừa thầy thiếu thợ như hiện nay.
+ Hệ thống gd quốc dân ko ngừng đổi mới nội dung, pp, phương tiện,…
nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, nguồn lực người.
* Chức năng chính trị xã hội:
- Nhằm khẳng định vai trị của gd với vấn đề chính trị xh. Chính trị là kn
dùng để chỉ mqh về lợi ích của quốc gia, dân tộc, giữa các giai cấp, giữa cá nhân
nhóm người với giai cấp quốc gia dân tộc.
- Gd có khả năng tác động đến các nhóm giai cấp trong xh, góp phần làm
thay đổi cơ cấu cũng như tính chất của các giai cấp và làm thay đổi vị thế của các
cá nhân trong xh, góp phần ổn định chính trị.

Bởi vì:
- Gd góp phần nâng cao dân trí cho cộng đồng, nâng cao trình độ cho người
dân, nhờ đó có thể thay đổi tính chất của các nhóm, các giai tầng cho xh, làm cho
qh xh ngày càng tốt đẹp hơn, nhờ đó xh thiết lập được trật tự kỉ cương.
- Gd tác động toàn diện đến các mặt, các lĩnh vực khác nhau của đời sống
xh, làm biến đổi sâu sắc kiến trúc xh, mqh xh, bình đẳng xh, hành vi xh, phân cơng
lao động xh

5


=> Gd có ảnh hưởng lớn đến các vấn đề xh trong đó rõ nét nhất là gd tạo đk và cơ
hội cho mỗi cá nhân có thể chuyển đổi vị thế giai cấp của mình.
* Chức năng văn hóa tư tưởng
- Văn hóa tư tưởng là 1 trong những vấn đề quan trọng đối với sự tồn tại và
phát triển xh.
- Gd thực hiện chức năng tích lũy và truyền đạt kinh nghiệm xh qua các thế
hệ, tạo đk cho mỗi cá nhân tích lũy lĩnh hội tri thức, phát triển trí tuệ, hình thành và
phát triển nhân cách, biết bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa xh.
- Gd góp phần vào việc xd và phổ biến hệ tư tưởng và lối sống trong cộng
đồng, làm cho đời sống tinh thần của xh ngày càng phát triển. Sở dĩ như vậy vì
mỗi quốc gia, dân tộc đều có giá trị văn hóa truyền thống.
Bởi vì:
- Mỗi dân tộc đều có giá trị truyền thống cần được bảo tồn và phát huy. Gd
góp phần truyền bá hệ tư tưởng xh cho thế hệ trẻ, hệ tư tưởng do tính chất xh quy
định.
- Gd nâng cao nhận thức cho người dân, hình thành mục đích lí tưởng sống
đúng đắn góp phần vào đời sống văn hóa vào cộng đồng, của xh, đẩy lùi các thủ
tục lac hậu, hình thành đời sống văn hóa tiên tiến đạm đà bản sắc dân tộc.
VD: Thông qua công tác tuyên truyền về luật giao thông giúp người dân hiểu đúng

luật, chấp hành tốt luật giao thông, sẽ giảm thiểu được tai nạn, lập được trật tự khi
tham gia giao thơng.
Tóm lại: Với những chức năng xh trên đây đã cho thấy vai trò to lớn của gd đối
với sự phát triển xh. Bởi vì 1 xh nào phát triển đều phải dựa vào gd và bới những
sức mạnh to lớn do gd tạo ra.
Vì vậy, muốn phát triển xh thì phải đầu tư mọi nguồn lực để phát triển gd, đầu tư
cho gd là đầu tư cho sự phát triển, gd trở thành quốc sách quan trọng hàng đầu
trong chiến lược phát triển cảu mỗi quốc gia.

6


Câu 6: Các mục tiêu gd cụ thể?
1) Mục tiêu nâng cao dân trí:
* Khái niệm: Dân trí là trìh độ hiểu biết, trình độ học vấn của người dân trong một
quốc gia. Trình độ học vấn được đo bằng bằng cấp do nhà nước quy định.
* Nguyên nhân:
- Nâng cao dân trí góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho
người dân.
- Nâng cao dân trí tạo sức mạnh cho dân tộc, đất nước trong qúa trình hội
nhập kinh tế.Trình độ dân trí càng cao càng có đk cho đào tạo nhân lực, mà nguồn
nhân lực dồi dào lại là nhân tố quan trọng thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
- Xuất phát từ thực trạng trình độ dân trí VN cịn thấp. So với trình độ phát
triển của các nước trong khu vực thì trình độ dân trí của nước ta cịn thấp.
* Biện pháp:
- Thực hiện triệt để và có hiệu quả cơng tác xóa mù chữ và phổ cập giáo dục
tiểu học. Làm tốt công tác vận động tuyên truyền để mọi người có ý thức được vai
trị của việc học.
- Thường xun đổi mới nội dung, phương pháp, tăng cường cơ sở vật chất
kĩ thuật cho gd.

- Đa dạng hóa các loại hình đào tạo: trường cơng lập, dân lập, bán cơng, tư
thục,…
- Tập trung phát triển gd ở vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng
đặc biệt khó khăn nhằm giảm chênh lệch giũa các vùng miền.
- Đẩy mạnh cơng tác xã hội hóa gd nhằm huy động tiềm năng của xã hội để
phát triển giáo dục, có chính sách khuyến khích mọi người đi học.

7


2) Mục tiêu đào tạo nhân lực
* Khái niệm: Nhân lực là sức người, lực lượng lao động trong xh bao gồm cả
phần số lượng và chất lượng.
* Nguyên nhân:
- Nhân lực là lực lượng tham gia lđ để phát triển nền kinh tế đất nước và
đảm bảo cho sự phát triển xã hội, là ngườn lực quan trọng nhất đối với sự phát
triển kinh tế của một đất nước.
- Nguồn nhân lực cùng với con người là nhân tố quyết định sự phát triển của
đất nước.
- Thực trạng nguồn nhân lực VN chưa đáp ứng yêu cầu xh
* Biện pháp:
- làm tốt công tác thông tin về thị trường lđ, thăm dò thị trường lđ xh để định
hướng cho cơng tác đào tạo.
- Hình thành và thực thi các chính sách gắn đào tạo vơi sử dụng lao động.
- Tăng cường vấn đề đào tạo nghề bằng cách nâng cao chất lượng hiệu quả
của các cơ sở đào tạo nghề, các trường trung học đào tạo nghề.
- Thực hiện kế hoạch xây dựng các trung tâm dạy nghề chất lượng cao.
- Nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường cao đẳng, trường đại học, viện
nghiên cứu.
3) Mục tiêu bồi dưỡng nhân tài

*Khái niệm: Nhân tài là những người tài trong xã hội, là những cá nhân có khả
năng trí tuệ, thể hiện ở khả năng thể hiện và giải quyết một cách nhanh chóng, có
hiệu quả những vấn đề trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, khoa học cơng
nghệ, chính trị, xã hội, qn sự,…
* Ngun nhân:
- Nhân tài là những người đại diện ưu tú của nguồn lực người, nhân tố người
với tư cách là động lực cho sự phát triển xã hội, là cầu nối giữa nền văn minh dân
tộc đối với nền văn minh nhân loại.

8


- Nhân tài được phát hiện, bồi dưỡng và trọng dụng, được tạo điều kiện làm
việc thuận lợi họ sẽ cống hiến tài năng, sẽ đem lại vẻ vang cho đất nước bởi những
thành cơng tuyệt vời của mình.
- VN trên tất cả mọi lĩnh vực đều không thiếu người tài. Tuy nhiên thực
trạng sử dụng nhân tài ở VN còn nhiều bất cập, hiện nay đang xảy ra hiện tượng
chảy máu chất xám.
* Biện pháp:
- Làm tốt công tác giáo dục và và bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu
ngay từ bậc học thấp.
- Cần phải có cơ chế và chính sách hợp lí đối với cơng tác phát hiện và bồi
dưỡng sử dụng nhân tài.
- Nên có những trung tâm đào tạo nhân tài, tạo một cơ chế đặc biệt sau khi
tốt nghiệp, gửi đi học nước ngồi.

Câu 7: Cấu trúc của q trình giáo dục mầm non với tư cách là đối
tượng nghiên cứu của giáo dục học mầm non?
* Khái niệm: Qt gdmn là qt sư phạm trọn vẹn hình thành nhân cách trẻ em lứa
tuổi mầm non (6th - 6t) được tổ chức 1 cách có mục đích, có kế hoạch thơng qua

các hoạt động gd cùng nhau giữa nhà gd với TE nhằm giúp trẻ chiếm lĩnh những
kinh nghiệm lịch sử xh của loài người.
* Cấu trúc:
1) Mục tiêu gd mn: là kết quả dự kiến của gdmn, mơ hình nhân cách dự kiến trẻ
phải đạt được sau khi kết thúc qt gdmn
2) Nhiệm vụ gdmn: Là những công việc cần thực hiện để đạt được mục tiêu gdmn
(gd đạo đức, gd trí tuệ, gd thể chất, gd thẩm mĩ, gd lao động, gd ngôn ngữ
3) Nội dung gdmn: là bộ phận được chọn lọc trong kinh ngiệm lịch sử xh lựa chọn
cho phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí trẻ mn.
4) Phương pháp gdmn: là cách thức hoạt động cùng nhau giữa giáo viên và trẻ
em nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đã đặt ra
5) Phương tiện gdmn: Là những công cụ được giáo viên sử dụng để thực hiện
mục tiêu gdmn
9


6) Nhà giáo dục và trẻ em
7) Hình thức tổ chức gdmn: Cách thể hiện của giáo viên trong tổ chức hoạt động
giáo dục.
8) Kết quả giáo dục: Là trình độ nhận thức và thái độ trẻ mầm non đạt được sau
khi kết thúc qt gdmn.

Câu 8: Các nguyên tắc giáo dục mầm non?
* Nguyên tắc lấy trẻ làm trung tâm, phát huy tính tích cực của trẻ trong hoạt
động. Giáo viên là người tổ chức hướng dẫn, tạo cơ hội cho trẻ hoạt động:
- Ý nghĩa:
+ Tạo đk, cơ hội thuận lợi cho trẻ bộc lộ tính tự lập, tự quyết định làm
những điều chúng muốn, chúng thích và chúng nghĩ là 1 nguyên tắc cơ bản mang
tính định hướng quan trọng trong gdmn.
+ Theo “Lí thuyết hoạt động” của Lêơnchep thì nhân cách con người, trong

đó có trẻ em mầm non chỉ hình thành trong hoạt động và thơng qua hoạt động.
+ Q trình gd trẻ ko thể tồn tại nếu thiếu tính tích cực của chính bản thân
trẻ mà tính tích cực này của trẻ em là do nhà giáo dục tạo ra. Chỉ ở trong đk như
vậy, TE mới có thể chiếm lĩnh được tri thức mới và nắm được các kĩ năng mới,
phát triển được các năng lực và phẩm chất tâm lí cá nhân.
+ Quan điểm của gdmn ở nước ta cũng rất coi trọng nguyên tắc “lấy trẻ làm
trung tâm” trong quá trình gd và phát huy tính cực của trẻ trong hoạt động và coi
đó là những nguyên tắc gd cơ bản hết sức cần thiết, là đk bắt buộc trong đổi mới
gdmn hiện nay.
- Nội dung:
+ Tư tưởng chính của nguyên tắc này nhằm nhấn mạnh q trình chăm sócgiáo dục phải hướng vào đứa trẻ, vì đứa trẻ, gd phải xuất phát từ nhu cầu, hứng thú
của trẻ. Trong các hoạt động chăm sóc gd trẻ, nhà gd ko được áp đặt trẻ theo ý
muốn chủ quan của mình, đứa trẻ phải được coi là chủ thể tích cực trong các hoạt
động của chúng, còn gv giữ vai trò là “điểm tựa”, là người tổ chức hướng dẫn, tạo
cơ hội, điều kiện thuận lợi cho trẻ trong các hoạt động của chúng ở trường mn.

10


- Thực hiện và vận dụng:
Khi thực hiện và vận dụng nguyên tắc này vào trong qt gdmn nhà gd cần phải:
+ Coi trọng suy nghĩ, ý tưởng và quyết định của trẻ. Ko nhồi nhét, áp đặt từ
phía người lớn. Tuy nhiên ko buông lỏng và thả nổi.
+ Tạo cơ hội thuận lợi để phát triển tính tự lập và óc sáng tạo của trẻ.
+ Người lớn phải ln đặt mình vào vị thế của trẻ.
+ Quan hệ giữa cơ và trẻ là sự đồng cảm, là tình thương nồng ấm. Quan hệ
cô với trẻ là bạn bè, quan hệ hợp tác cùng nhau.
+ Yêu cầu nhà giáo dục phải quan sát, bao quát, giúp đỡ trẻ khi cần thiết, tôn
trọng cá nhân trẻ.
+ Coi trọng việc lập kế hoạch và tạo môi trường hấp dẫn, giúp trẻ sáng tạo

và mở rộng sự hiểu biết.
+ Để trẻ tự phát triển, cho trẻ điểm tựa, sau đó trẻ tự đi, giúp trẻ phát triển
lên bậc cao hơn. Cô giáo là người khơi dậy tiềm năng vốn có của trẻ, giúp đỡ, đưa
lời khuyên, lời đề nghị với trẻ trong những tình hướng trẻ ko tự giải quyết được.
+ Cần dựa vào nguyện vọng, hứng thú, sáng kiến của trẻ mà hướng dẫn trẻ
tham gia vào các hoạt động, ko áp đặt hoặc cưỡng bức trẻ làm bất cứ việc gì khiến
trẻ ln thụ động. Điều đó có nghĩa là hoạt động của trẻ phải do trẻ, trẻ em là chủ
thể tích cực cảu hoạt động.
* Nguyên tắc gd theo hướng tích hợp:
- Ý nghĩa:
+ Nguyên tắc gd tích hợp đan xen, tích hợp các quan điểm gd trẻ trong 1
tổng thể thống nhất. Cách tiếp cận này giúp cho quá trình giáo dục trẻ phù hợp với
quá trình nhận thức phát triển mang tính tổng thể của trẻ.
+ Theo quan điểm tích hợp thì những tri thức, kĩ năng để sống và tri thức
tiền khoa học là phù hợp nhất đối với trình độ phát triển của trẻ mn.
+ Tạo cơ hội cho người giáo viên phát huy được tính chủ động và sáng tạo
của mình, họ được phép được tự đưa ra ý tưởng, lên kế hoạch tổ chức các hoạt
động giáo dục trẻ và tìm kiếm, tận dụng để thực hiện dự định của mình. Điều này

11


đã hạn chế cách soạn bài máy móc, rập khn khô cúng trước đây và làm cho bài
giảng trở nên sinh động.
- Nội dung:
+ Giáo dục tích hợp nhìn nhận đứa trẻ là trung tâm, còn giáo viên vai trò là
người tổ chức, hướng dẫn điều kiện giúp đỡ trẻ trong những lúc cần thiết, kịp thời
động viên khích lệ, tạo cho trẻ cơ hội khám phá tìm hiểu thế giới xung quanh.
+ Nội dung giáo dục trẻ theo hướng các chủ đề, theo các vấn đề gần gũi với
cuộc sống thực của trẻ và được lồng ghép, đan cài trong các hoạt động giáo dục đa

dạng, phong phú.
+ Hình thành cho trẻ những phẩm chất năng lực chung chứ ko nhấn mạnh
đến việc hình thành những kiến thức và kĩ năng đơn lẻ góp phần phát triển nhân
cách trẻ cả về thể chất, nhận thức và tình cảm đạo đức xã hội trong 1 khooid thống
nhất mang tính tổng thể.
- Thực hiện và vận dụng:
+ Giáo dục tích hợp ở bậc học mn 1 mặt coi trẻ làm trung tâm, mặt khác yêu
cầu giáo viên phải quan tâm đến tiềm năng phát triển của trẻ hơn là tạo ra cơ hội
tương ứng với mức độ phát triển hiện tại của chúng.
+ Người lớn có nhiệm vụ giúp trẻ học cách chung sống và hịa nhập với
mtxq 1 cách tích cực có hiệu quả.
+ Lựa chọn nội dung giáo dục theo các chủ đề gần gũi với cược sống thực
của trẻ đồng thời tích hợp lồng ghép đan cài nội dung đó thơng qua các hoạt động
giáo dục đa dạng, phong phú và tạo đk cho trẻ vận dụng những điều đã biết vào
những hồn cảnh mới, tình huống mới, tạo cho trẻ phát huy được tính độc lập, chủ
động và sáng tạo trong hoạt động thực tiễn của mình.
+ Giáo viên cần tổ chức cho trẻ được nhiều hoạt động dưới nhiều hình thức
khác nhau như trẻ được hoạt động ở trong lớp học, ở ngoài trời, học cá nhân, theo
nhóm nhỏ, nhóm vừa và tập thể cả lớp.
+ Tạo ra các góc hoạt động, cho trẻ được tự chọn các haotj động mà chúng
thích.

12


+ Lựa chọn và sử dụng kết hợp đan cài, lồng ghép các phương pháp, biện
pháp giáo dục kích thích trẻ tham gia tích cực chủ động và sáng tạo trong mơi
trường giáo dục an tồn, hấp dẫn.

Câu 9: Nhiệm vụ của giáo dục thể chất?

- Khái niệm: Chính là q trình tác động sư phạm có mục đích, có hướng, có kế
hoạch của nhà giáo dục đến trẻ nhằm bảo vệ và phát triển sức khỏe cả về thể chất
và tinh thần giúp cho trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, hồn nhiên, cơ thể phát triển hài
hịa, cân đối góp phần duy trì cuộc sống lành mạnh, vui vẻ, an toàn và hạnh phúc.
- Ý nghĩa,:
+ Là nhiệm vụ quan trọng nhất trong các nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ
em lứa tuổi mầm non
+ TE chỉ phát triển tốt khi được người lớn quan tâm chăm sóc đúng cách vì
cơ thể trẻ rất ốm yếu, sức đề kháng cịn kém, cơ thể non yếu, chịu những tác động
của đk mt bên ngoài. Cơ thể trẻ đang tăng trưởng với tốc độ cực nhanh.
+ Trang bị cho trẻ sức khỏe ban đầu, tác động đến các mặt giáo dục còn lại
như gd trí tuệ, gd đạo đức, gd lao động, gd thẩm mỹ:
• Gd trí tuệ: Trẻ có sức khỏe tốt thì sẽ tiếp thu tốt về kiến thức mtxq, giúp cho
não bộ trẻ cân bằng, linh hoạt.
• GD đạo đức: Khi trẻ có 1 cơ thể khỏe mạnh, nó sẽ tạo cơ sở hình thành tình
cảm lành mạnh, là đk để thực hiện các hành vi đạo đức, hình thành các phẩm
chất đạo đức.
• Gd thẩm mỹ: Trẻ yêu đời hơn, tri giác cái đẹp sâu sắc hơn.
• Gd lao động: Trẻ thực hiện được các nhiệm vụ của cô giáo, trẻ nhanh nhẹ
khỏe mạnh, trẻ sẽ dễ dàng hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Nhiệm vụ, nội dung:
+ Phát triển sức khỏe thể chất và tinh thần, hình thành năng lực cá nhân, duy
trì cuộc sống lành mạnh
• Bảo vệ tính mạng và tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng cho
trẻ và đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển đúng lúc và hồn chình
của trẻ.
13


• Giúp trẻ có trạng thái hoạt động cân bằng, có trạng thái tâm lí vui

tươi, ngăn ngừa mệt mỏi cho hệ thần kinh.
+ Phát triển các kĩ năng vận động tinh và hoàn thiện dần các vận động cơ
bản, hình thành 1 số tố chất vận động cho trẻ.
• Đối với trẻ 3 tuổi phát triển và hoàn thiện dần dần 1 số vận động cơ
bản: lẫy, ngồi, bò, đứng, đi, chạy và vận động của bàn tay, ngón tay.
• Đối với trẻ mẫu giáo tiếp tục hình thành phát triển và hoàn thiện các
kĩ năng kĩ xảo vận động cơ bản: đi, chạy, nhảy, leo trèo, trườn bò, đi
thăng bằng,…rèn luyện năng lực phối hợp cảm giác với vận động,
phối hợp các vận động của các bộ phận cơ thể với nhau, vận động tinh
của tay, năng lực định hướng trong vận động.
• Từng bước rèn luyện những tố chất của vận động, giúp trẻ vận động
ngày càng nhanh nhẹn, chính xác, linh hoạt, dẻo dai, ko có những
động tác thừa.
+ Hình thành 1 số kĩ năng văn hóa - vệ sinh đơn giản
• Giáo dục và tập cho trẻ 1 số kĩ năng văn hóa - vệ sinh đơn giản: trẻ tự
xúc ăn, ăn ngậm miệng, khi ăn ko nói chuyện, biết mời trước khi ăn,
biết rửa tay trước và sau khi ăn xong.
• Từng bước tạo cho trẻ thói quen ăn, ngủ, thức đúng giờ và dễ dàng
thích nghi khi chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác.
• Tập cho trẻ hiểu được cách sống ở trường mầm non và tổ chức ko
gian sống ở trường mà ko cần đến sự trợ giúp của người lớn.
+ Hình thành những kiến thức, kĩ năng và thái độ cần thiết cho việ đảm bảo
sự an toàn cho sức khỏe.
• Hình thành cho trẻ tính tị mị, ham hiểu biết về sức khỏe con người
và tự giác làm những việc cần thiết để phịng bệnh.
• Biết được 1 số món ăn, thực phẩm thơng thường và lợi ích của chúng
đối với sức khỏe
• Biết 1 số nguy cơ ko an tồn và phịng tránh.
14



+ Phát triển ở trẻ khả năng tự kiểm soát và điều khiển cơ thể, phát triển tính
độc lập, tự tin vào năng lực thể chất của bản thân.
• Tâp cho trẻ biết phối hợp và vận động nhịp nhàng, giũ được thăng
bằng khi thực hiện vận động, kiểm soát được vận động, có kĩ năng
phối hợp tay và mắt trong vận động, thực hiện và phối hợp được các
cử động của bàn tay, ngón tay.

Câu 10: Nhiệm vụ của giáo dục trí tuệ?
- Khái niệm: Giáo dục trí tuệ ở mầm non là quá trình tác động sư phạm có mục
đích, có định hướng, có kế hoạch của nhà giáo dục đến trẻ nhằm hình thành cho trẻ
1 số biểu tượng đơn giản về thế giới xung quanh và phương thức hoạt động trí tuệ
sơ đẳng góp phần phát triển những năng lực và nhu cầu hoạt động nhận thức ở trẻ
em.
- Ý nghĩa:
+ Mang lại cho trẻ những tri thức sơ đẳng dưới dạng các biểu tượng.
+ Hình thành hứng thú nhận thức, rèn luyện kĩ năng hoạt động nhận thức,
phát triển hoạt động tư duy tích cực chủ động sáng tạo cho trẻ.
+ Phát triển các giác quan của trẻ đặc biệt là năng lực nhạy cảm.
+ Chuẩn bị đầy đủ đk cho trẻ vào học lớp 1.
+ Giáo dục trí tuệ có mối liên hệ mật thiết với các mặt gd khác:
• Với gd thể chất: cung cấp cho trẻ những hiểu biết kiến thức về chăm
lo thể lực.
• Gd đạo đức: Gd trí tuệ đặt cơ sở cho việc hình thành các khái niệm và
đạo đức, niềm tin đạo đức.
• Gd thẩm mỹ: giúp trẻ có cơ sở để hình thành thị hiếu thẩm mỹ
• Gd lao động: giúp trẻ chính xác hóa các biểu tượng, khái niệm về thế
giới xung quanh, mở rộng hiểu biết của trẻ.
- Nhiệm vụ, nội dung:
+ Hình thành và phát triển năng lực tìm hiểu, khám phá mơi trường xung

quanh của trẻ.
15


• Hình thành ở trẻ sự quan tâm, tính tị mò về những hiện tượng, sự vật
khác nhau ở xung quanh và thơng qua đó giáo dục cho trẻ có ý thức
gần gũi với mơi trường.
• Thu hút trẻ vào hoạt động tìm hiểu khám phá mtxq qua đó liên hệ với
cuộc sống hằng ngày của mình.
• Tăng cường vốn tri thức cho trẻ, sắp xếp, giải thích và hệ thống hóa
các tri thức đó. Giúp trẻ hiểu rõ ràng các khái niệm về sự vật xq, chức
năng và 1 số phẩm chất của chúng: màu sắc, kích thước, hình dạng,
tính chất, vật liệu
+ Phát triển các q trình nhận thức của trẻ
• Phát triển các giác quan
• Trên cơ sở đó phát triển tư duy và tưởng tượng cho trẻ. Đặc biệt quan
tâm đến phát triển 1 số thao tác của tư duy như so sánh, phân tích,
tổng hợp.
+ Hình thành 1 số năng lực trí tuệ
• Hình thành khả năng định hướng trong mtxq của trẻ
• Phát triển óc tị mị ham hiểu biết, sự nhanh trí
• Hình thành khả năng nhận xét, đánh giá khách quan các sự kiện, hiện
tượng.
• Hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề hợp lí ở trẻ.

Câu 11: Nhiệm vụ của giáo dục đạo đức?
- Khái niệm: Là quá trình tác động sư phạm có mục đích, có kế hoạch của nhà gd
đến trẻ nhằm hình thành và phát triển cho trẻ những xúc cảm tình cảm lành mạnh
và có thái độ đúng mực trong mqh cũng như trong ứng xử với mọi người xung
quanh, với thiên nhiên và bản thân mình, trên cơ sở đó hình thành cho trẻ khả năng

thích ứng xã hội, thiết lập mqh và giao tiếp với người khác đồng thời phát triển
tính tự lực của trẻ.
- Ý nghĩa:

16


+ Giúp trẻ tận hưởng cuộc sống và học cách thiết lập quan hệ với mọi người,
sãn sàng hợp tác chia sẻ và hình thành tình cảm thân ái và lịng tin với mọi người
gần gũi xung quanh mình. Tạo cho trẻ có thói quen và mong muốn được sống
trong xã hội.
- Nhiệm vụ, nội dung:
+ Phát triển xúc cảm lành mạnh cho trẻ nhỏ
• Gd trẻ có ý thức về bản thân, bước đầu có ý thức cơng dân
• Nhận biết và thể hiện xúc cảm tình cảm với mọi người, sự vật, hiện
tượng xq.
• Hướng trẻ vào mqh gần gũi với thiên nhiên, chú ý đếnc cái đẹp, có
bao la và sự diệu kì cùng với sự thay đổi của mtxh và tự nhiên xq trẻ.
Trên cơ sở đó giúp trẻ hiểu được tầm quan trọng của cuộc sống, qua
đó gd cho trẻ biết nâng niu, giữ gìn và bảo vệ mt. Gd và hình thành
cho trẻ tình cảm, thái độ tích cực với mtxq và trong cộng đồng.
• Dạy trẻ biết u và gắn bó với những người thân, phát triển ở trẻ tình
cảm biết ơn với bố mẹ, ơng bà.
+ Hình thành cho trẻ những mqh bạn bè gần gũi và thân thiện
• Dạy trẻ biết cách giúp đỡ nhau.
• Biết chia sẻ đồ chơi cho các bạn cùng chơi, giữ gìn đồ chơi chung.
+ Gd cho trẻ 1 số hành vi và quy tắc ứng xử xã hội.
+ Phát triển 1 số nét tính cách cần thiết cho trẻ như sẵn sàng hợp tác chia sẻ
với mọi người, tự tin vào bản thân và khả năng của mình, dám suy nghĩ và
hành động 1 cách độc lập.


Câu 12: Nhiệm vụ của giáo dục thẩm mỹ?
- Khái niệm: Là qt tác động sư phạm có mục đích, có hướng của nhà gd giúp trẻ
biết nhìn và nhận ra cái đẹp, có hứng thú, u thích cái đẹp và mong muốn tạo ra
cái đẹp trong sinh hoạt và trong cuộc sống cá nhân.
- Ý nghĩa:
+ Là 1 trong những nhiệm vụ quan trọng trong gd toàn diện cho trẻ.
17


+ Tuổi mn là giai đoạn phát triển nhanh nhất các chức năng tâm lí, là cơ sở
hình thành thị hiếu và năng khiếu thẩm mỹ sau này.
+ Đặc tính của cái đẹp và đặc tính của tuổi thơ gần nhau. Trẻ tích cực vui
sướng khi sống trong thế giới cái đẹp.
+ Tình yêu cái đẹp ko phải là bẩm sinh, nó được nảy sinh và phát triển trong
q trình gd.
+ Gd thẩm mỹ liên quan đến các mặt gd khác:
• Cái đẹp là dịng suối ni dưỡng lịng tốt và trí thơng minh
• Gd thẩm mỹ giúp đời sống tinh thần và thể chất của trẻ ngày cang
phát triển.
• Thiếu cái đẹp, trẻ buồn rầu, già trước tuổi, thế giới tinh thần nghèo
nàn, làm thui chột năng khiếu và phẩm chất tốt đẹp ở trẻ.
- Nhiệm vụ, nội dung:
+ Phát triển khả năng cảm nhận cái đẹp: cung cấp và làm giàu ấn tượng xq
cho trẻ trên cơ sở đó phát triển tri giác thẩm mỹ của chúng.
Biện pháp:
• Dạy trẻ quan sát và cảm thụ vẻ đẹp trong thiên nhiên.
• Giáo dục vẻ đẹp trong đời sống sinh hoạt ngày ngày cho trẻ:
Trong mqh với mọi người xq
Hành vi văn hóa

Trong mqh với thế giới đồ vật
• Bước đầu cho trẻ làm quen với nghệ thuật
+ Hình thành xúc cảm thẩm mỹ: trẻ vui sướng khi nhìn thấy cái đẹp, nhún nhảy
vận động theo nhạc.
Biện pháp:
• Thường xuyên cho trẻ tiếp xúc với nghệ thuật.
• Dẫn dắt trẻ đi đến các cảm xúc trước.
+ Phát triển khả năng sáng tạo và khả năng hoạt động nghệ thuật: Trẻ mày mị
tạo ra sản phẩm nghệ thuật mới theo trí tưởng tượng của mình.
18


Biện pháp: Cho trẻ tham gia hđ với các hđ nghệ thuật như nghe nhạc, thơ ca,
tạo hình; giao nhiệm vụ cho trẻ thực hiện.

Câu 13: Tổ chức trò chơi học tập?
* Bản chất: Trong trò chơi học tập bắt buộc trẻ phải giải quyết nhiệm vụ học tập
dưới hinh thức chơi nhẹ nhàng, thoải mái. Hay nói cách khác ở đây trẻ tiếp nhận
nhệm vụ trí tuệ như 1 nhiệm vụ chơi vui vẻ, tự do tự nguyện.
* Ý nghĩa: TCHT có 1 ý nghĩa quan trọng đối với việc gd và phát triển trí tuệ của
TE MG:
+ Trị chơi này vừa có thể là 1 pp, 1 biện pháp dạy học lại vừa có thể là hình
thức dạy học cho trẻ mẫu giáo, đặc biệt là trẻ mẫu giáo lớn. Vì trị chơi này ko
những là phương tiện củng cố, làm giàu những tri thức kĩ năng đã biết của trẻ em
ma còn là phương tiện giải quyết nhiệm vụ dạy học có hiệu quả, lĩnh hội những tri
thức, kĩ năng mới và nắm được được các phương thức của hoạt động nhận thức của
trẻ em. Trò chơi này cịn có thể sử dụng làm pp hình thành các năng lực nhận thức
cũng như các quá trình tâm lí chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo vào trường phổ thơng.
+ TCHT có thể trở thành hoạt động độc lập của trẻ em mẫu giáo lớn khi có 1
số đk cơ bản sau:

• Lựa chọn trị chơi trong mối tương quan chặt chẽ với đặc điểm lứa tuổi, với
mức độ phát triển của trẻ em trong nhóm chơi, ko nên q khó hoặc q dễ.
• Có pp và biện pháp hướng dẫn phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ.
• Duy trì hứng thú bền vững của trẻ đến trị chơi bằng cách đưa ra các tình
huống mới của luật chơi, hành động chơi, đưa thêm đồ chơi học tập mới.
• Dự kiến trước được thời gian trị chơi để trẻ có thể tự mình tổ chức trị chơi,
kết thúc trò chơi, tự lấy trò chơi và cất dọn chúng vào nơi quy định.
• Có đầy đủ đồ chơi và vật liệu chơi, chỗ chơi thuận tiện.
* Đặc thù:
- TCHT thuộc nhóm trị chơi với nội dung và luật chơi có sẵn, TCHT hướng tới
việc gd và phát triển trí tuệ cho trẻ em.
- Dựa theo nguồn gốc thì phần lớn những TCHT là do người lớn bày ra cho trẻ em
với nhiều nội dung và luật chơi đa dạng khác nhau.
19


- Nhiệm vụ trí tuệ được thực hiện dưới hình thức học – chơi nhẹ nhàng.
- TCHT đa dạng và phong phú với mỗi 1 dạng trị chơi đều có yêu cầu riêng của
nó.
- Xét về cấu trúc, TCHT bao giờ cũng có 1 cấu trúc nhất định khác hẳn với các
dạng trò chơi khác và sự luyện tập. Cấu trúc của TCHT gồm 3 thành tố: nội dung
chơi, động tác chơi, quy tắc chơi.
- TCHT bao giờ cũng có 1 kết quả nhất định, đó là lúc kết thúc trị chơi, trẻ hồn
thành 1 nhiệm vụ nhận thức nào đó.
- TCHT cũng có điểm giống với trị chơi đóng vai. Đó là mqh giữa cơ và trẻ, giữa
trẻ với nhau đều mang tính chất của vai chơi với nhau. Quan hệ này do nhiệm vụ,
hành động chơi và luật chơi quy định cụ thể.

Câu 14: Chuẩn bị cho trẻ vào học lớp 1?
a) Quan niệm về việc chuẩn bị cho trẻ vào học lớp 1:

- Qn1: Trẻ ko cần chuẩn bị gì cả trước khi vào học lớp 1 => Lạc hậu, cổ hủ, lỗi
thời.
- Qn2: Xu thời, áp đặt, nhồi nhét: Càng chuẩn bị nhiều càng tốt cho sự phát triển
trẻ em.
- Qn3: Của các nhà khoa học mầm non, trẻ càng nhỏ bao nhiêu thì phải cân đối
giữa nuôi và dạy.
b) Ý nghĩa:
- Đây là bước ngoặt quan trọng trong giai đoạn tuổi học của trẻ em, thay đổi môi
trường từ trường mầm non sang trường mầm non:
+ Hoạt động chủ đạo: từ vui chơi sang học tập
+ Tính chất hoạt động: từ học mà chơi, chơi mà học sang quy tắc, quy chế.
- Nếu trẻ em được chuẩn bị tốt ở trường mầm non trẻ sẽ dễ dàng hơn trong hoạt
động học tập, trẻ sẽ vui chơi thoải mái, tự tin.
- Nếu ko chuẩn bị trẻ sẽ gặp khó khăn, bỡ ngỡ trong việc thích ứng với hoạt động
học tập, trẻ sẽ trở nên rụt rè, nhút nhát, tự ti và căng thẳng.
- Học trước chương trình: Tụ cao, chủ quan, tự đắc, tự đại ta đây.

20


* Nội dung:
a) Chuẩn bị về thể lực:
- Chuẩn bị cho trẻ có sức khỏe đảm bảo, chiều cao và cân nặng. Giúp đảm bảo cho
trẻ khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng giúp trẻ tránh được các bệnh tật nguy hiểm.
- Rèn luyện và phát triển cho trẻ 1 số kĩ năng vận động cơ bản như là giữ được
thăng bằng cơ thể khi thực hiện vận động; thực hiện đúng và thuần thục các động
tác của bài thể dục theo lệnh hoặc theo nhịp bản nhạc, bài hát,…Phát triển 1 số tố
chất vận động như sự dẻo dai, khéo léo, bền bỉ, tinh tường.
- Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ mẫu giáo lớn như gd cho trẻ biết 1 số
món ăn, thực phẩm thơng thường và ích lợi của chúng đối với sức khỏe; kĩ năng tự

phục vụ trong sinh hoạt.
b) Chuẩn bị về tâm lí
- Chuẩn bị về trí tuệ:
+ Cung cấp cho trẻ 1 số biểu tượng về bản thân như tên, tuổi, giới tính; về
mt tự nhiên, mơi trường xã hội xung quanh trẻ.
+ Hình thành cho trẻ 1 số biểu tượng tốn sơ đẳng như màu sắc, hình dạng,
kích thước, biểu tượng về thời gian và khả năng về định hướng trong ko gian, về số
lượng trong phạm vị 10
+ Phát triển ngơn ngữ nói mạch lạc và cho trẻ làm quen với mt chữ viết.
+ Rèn luyện và phát triển độ tinh nhạy, khéo léo của các giác quan, phát
triển và tư duy và tưởng tượng của trẻ.
+ Hình thành và phát triển ở trẻ mẫu giáo lớn năng lực sáng tạo, tính tích
cực nhận thức, óc quan sát, tính ham hiểu biết, tao cơ hội thuận lợi cho trẻ học tập
góp phần nâng cao kết quả học của trẻ ở lớp 1.
- Chuẩn bị về tình cảm đạo đức và thẩm mĩ:
+ Gd trẻ có ý thức về bản thân và có thái độ thân thiện, tình cảm thân ái với
mọi người xung quanh.
+ Hình thành cho trẻ 1 số chuẩn mực về hành vi đạọ đức – xã hội phù hợp
với yêu cầu trong xã hội.

21


+ Gd trẻ có những tình cảm đạo đức xã hội như lịng nhân ái, sự cảm thơng
chia sẻ với người thân, bạn bè và mọi người xung quanh.
+ Gd trẻ có tinh thần trách nhiệm, bước đầu có ý thức, có ý thức nghĩa vụ
với bản thân và mọi người xung quanh, có tính kỉ luật.
+ Hình thành 1 số kĩ năng văn hóa – vệ sinh sơ đẳng như biết chào hỏi lễ
phép, biết tự phục vụ, biết giữ gìn mơi trường xanh sạch đẹp.
+ Gd trẻ biết cảm nhận và thể hiện cảm xúc trước vẻ đẹp thiên nhiên, cuộc

sống gần gũi và nghệ thuật.
+ Tập cho trẻ 1 số kĩ năng trong hoạt động âm nhạc và tạo hình.
- Chuẩn bị cho trẻ có tâm thế vào lớp 1:
+ Giáo dục cho trẻ lòng khát khao, mong mỏi được đi học lớp 1.
+ Chuẩn bị kĩ năng cầm bút và ngồi học đúng tư thế.
+ Kĩ năng làm việc với sách vở, đồ dùng học tập: biết giở sách giở vở đúng
cách, biết giữ gìn và sử dụng đồ dùng học tập.

22



×