Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Các Yếu Tố Tác Động Đến Thái Độ Tuân Thủ Thuế Của Đối Tượng nộp Thuế Tại chi Cục Thuế Quận Phú Nhuận Khoá Luận Tài Chính Công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 62 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA TÀI CHÍNH CÔNG



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THÁI ĐỘ TUÂN THỦ THUẾ
CỦA ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN
PHÚ NHUẬN

Giáo viên hướng dẫn:

ThS. ĐẶNG VĂN CƯỜNG

Sinh viên thực hiện

: MẠC THỊ HẢO

Lớp

: NN06

Khóa

: 37

TP.HCM, ngày 10 tháng 4 năm 2015



LỜI CẢM ƠN



Em xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu và quý thầy, cô giáo trường Đại học
Kinh tế TPHCM, cùng các thầy cô trong khoa Tài Chính Công đã tận tâm
truyền đạt kiến thức cho em trong suốt quá trình học tại trường. Đặc biệt là
giảng viên hướng dẫn: ThS. Đặng Văn Cường đã góp ý và hướng dẫn giúp em
hoàn thành khóa luận tốt nghiệp một cách tốt nhất.
Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Chi Cục Thuế quận Phú Nhuận đã
tạo cơ hội cho em thực tập công việc đúng Chuyên ngành học của mình, đặc
biệt là các anh chị ở đội Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự Toán - Tuyên truyền - Hỗ
trợ đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực tập cũng như hết sức tạo điều
kiện tốt nhất để em có thể hoàn thành khóa luận này, các anh chị ở phòng
Hành chính đã sắp xếp thời gian và hướng dẫn tận tình khi em mới vào Chi
cục thuế thực tập. Sự thân thiện của các anh chị giúp em làm quen với môi
thực tập một cách nhanh chóng hơn.
Một lần nữa em xin cảm ơn tập thể quý Thầy Cô Trường Đại học Kinh tế
Thành phố Hồ Chí Minh và Ban lãnh đạo Chi Cục Thuế quận Phú Nhuận.
Em xin kính chúc quý thầy cô, các cô chú cùng các anh chị nhiều sức khỏe và
thành công trong cuộc sống.
Sinh viên thực hiện

Mạc Thị Hảo

II


LỜI NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP



.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................

III


LỜI NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN


.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................

IV


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................................. VIII
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. IX
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................... X
TÓM TẮT…….. ....................................................................................................... XI
CHƯƠNG 1

PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................. 1

1.1


Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 1

1.3

Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................ 1

1.4

Lý thuyết nền và mô hình nghiên cứu ........................................................... 2

1.5

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 3

1.6

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 3

1.7

Ý nghĩa nghiên cứu........................................................................................ 4

1.8

Kết cấu đề tài ................................................................................................. 4


CHƯƠNG 2
2.1

CƠ SỞ LÝ THUYẾT ....................................................................... 5

Tổng quan thuế .............................................................................................. 5

2.1.1 Khái niệm thuế ........................................................................................ 5
2.1.2 Tuân thủ thuế. ......................................................................................... 5
2.2

Kiến thức thuế và thái độ tuân thủ. ................................................................ 6

2.2.1 Kiến thức thuế ......................................................................................... 6
2.2.2 Mối quan hệ giữa Kiến thức thuế với thái độ tuân thủ ........................... 6
2.3

Công tác quản lý thuế của cơ quan thuế và thái độ tuân thủ thuế ................. 7

2.3.1 Công tác quản lý thuế ............................................................................. 7
2.3.2 Mối quan hệ giữa Công tác quản lý thuế và thái độ tuân thủ thuế ........ 7
2.4

Chất lượng dịch vụ công và thái độ tuân thủ thuế ......................................... 8

2.4.1 Chất lượng dịch vụ công ......................................................................... 8
2.4.2 Mối quan hệ giữa Chất lượng dịch vụ công và thái độ tuân thủ thuế .... 8
2.5


Chế độ dân chủ và thái độ tuân thủ thuế. ...................................................... 9

2.5.1 Chế độ dân chủ ....................................................................................... 9
2.5.2 Mối quan hệ giữa Chế độ dân chủ và thái độ tuân thủ thuế .................. 9
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG TUÂN THỦ THUẾ CỦA ĐỐI TƯỢNG NỘP
THUẾ TẠI QUẬN PHÚ NHUẬN ........................................................................... 10
V


3.1 Tình hình thực hiện công tác thuế trên địa bàn quận Phú Nhuận từ năm
2012- 2014. ........................................................................................................... 10
3.2 Đánh giá tình hình thu thuế tại địa bàn quận Phú Nhuận giai đoạn 20122014 ..................................................................................................................... 14
3.2.1 Thành tựu .............................................................................................. 14
3.2.2 Những mặt hạn chế ............................................................................... 15
Tóm tắt chương 3 ...................................................................................................... 16
CHƯƠNG 4
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ
CÁC GIẢ THUYẾT ................................................................................................. 17
4.1

Quy trình nghiên cứu ................................................................................... 17

4.2

Nghiên cứu định tính và điều chỉnh thang đo.............................................. 17

4.3

Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết......................................................... 18


4.3.1 Mô hình nghiên cứu .............................................................................. 18
4.3.2 Các giả thiết .......................................................................................... 19
4.4

Thiết kế phiếu khảo sát và xây dựng thang đo ............................................ 19

4.4.1 Thiết kế phiếu khảo sát ......................................................................... 19
4.4.2 Xây dựng thang đo ................................................................................ 20
4.5

Mẫu nghiên cứu và phương pháp thu thập dữ liệu ...................................... 20

4.6

Kế hoạch phân tích dữ liệu .......................................................................... 21

Tóm tắt chương 4 ...................................................................................................... 22
CHƯƠNG 5
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
THÁI ĐỘ TUÂN THỦ THUẾ CỦA ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ TẠI QUẬN PHÚ
NHUẬN
........................................................................................................ 23
5.1

Thống kê mô tả ............................................................................................ 23

5.2

Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha .................................................................. 24


5.3

Phân tích yếu tố EFA ................................................................................... 27

5.3.1 Thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ tuân thủ thuế. ................. 27
5.3.2 Thang đo thái độ tuân thủ thuế ............................................................. 28
5.4

Kiểm định mô hình ...................................................................................... 29

5.4.1 Điều chỉnh mô hình ............................................................................... 29
5.4.2 Các giả thuyết ....................................................................................... 29
5.5

Phân tích hồi quy ANOVA .......................................................................... 30
VI


Tóm tắt chương 5 ...................................................................................................... 32
CHƯƠNG 6
NHẬN XÉT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ GIẢI
PHÁP NHẰM TĂNG TÍNH TUÂN THỦ THUẾ CỦA ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ
TẠI QUẬN PHÚ NHUẬN ...................................................................................... 33
6.1

Nhận xét mô hình. ....................................................................................... 33

6.2 Một số biện pháp tăng tính tuân thủ thuế của ĐTNT tại quận Phú Nhuận .... 33
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 35

PHỤ LỤC 1: MẪU PHIẾU KHẢO SÁT ................................................................. 36
PHỤ LỤC 2: THỐNG KÊ MÔ TẢ .......................................................................... 41
PHỤ LỤC 3: PHÂN TÍCH ĐỘ TIN CẬY CRONBACH’S ALPHA ...................... 42
1.CRONBACH’S ALPHA – Kiến thức thuế ............................................................ 42
2.CRONBACH’S ALPHA – Công tác quản lý ........................................................ 43
3.CRONBACH’S ALPHA – Chất lượng dịch vụ công ............................................ 43
4.CRONBACH’S ALPHA – Chế độ dân chủ........................................................... 44
5.CRONBACH’S ALPHA – Thái độ tuân thủ thuế ................................................. 45
PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH YẾU TỐ KHÁM PHÁ (EFA) .................... 46
PHỤ LỤC 5: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỒI QUY ANOVA .................................... 49

VII


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
--------****--------

ĐTNT

: Đối tượng nộp thuế.

DTPL

: Dự toán pháp lệnh

QLN

: Quản lý nợ

TB


: Trước Bạ

NSNN

: Ngân sách nhà nước

EFA

: Phân tích yếu tố khám phá.

TNDN

: Thu nhập doanh nghiệp

TNCN

: Thu nhập cá nhân

GTGT

: Giá trị gia tăng

CN

: Cá nhân

VIII



DANH MỤC BẢNG
--------****-------Bảng 3.1 Kết quả thực hiện thu NSNN năm 2012 ........................................................ 10
Bảng 3.2 Kết quả thực hiện thu NSNN năm 2013 ........................................................ 11
Bảng 3.3 Kết quả thực hiện thu NSNN năm 2014 ........................................................ 12
Bảng 4.1 Mã hóa các thang đo các yếu tố .................................................................... 21
Bảng 5.1 Kết quả thống kê mô tả .................................................................................. 23
Bảng 5.2 Cronbach’s Alpha của thang đo thái độ tuân thủ thuế................................... 26
Bảng 5.3 Kết quả EFA .................................................................................................. 27
Bảng 5.4 Kết quả kiểm định KMO và Bartlett ............................................................. 28
Bảng 5.5 Kết quả phân tích hồi quy .............................................................................. 31

IX


DANH MỤC HÌNH
--------****-------Hình 3.1 Kết quả thu NSNN năm 2012 - 2014 ............................................................. 13
Hình 4.1 Mô hình các yếu tố tác động đến thái độ tuân thủ thuế. ................................ 18
Hình 5.1 Mô hình các yếu tố tác động đến thái độ tuân thủ thuế (sau khi phân tích
EFA) .............................................................................................................................. 29

X


TÓM TẮT
Đề tài này dựa trên mô hình lý thuyết và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến tính
tuân thủ thuế trong tài liệu nghiên cứu nước ngoài và thông qua số liệu thu thập
được từ việc khảo sát 150 ĐTNT trên địa bàn quận Phú Nhuận. Từ đó xây dựng
thang đo thái độ tuân thủ thuế thông qua hai phương pháp nghiên cứu định tính và
định lượng. Sử dụng công cụ hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha để đánh giá độ tin cậy
của thang đo và phương pháp phân tích yếu tố khám phá EFA được thực hiện để

điều chỉnh mô hình lý thuyết. Việc phân tích hồi quy tương quan đa biến được sử
dụng để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý thức thực hiện nghĩa vụ thuế. Trên cơ
sở mô hình lý thuyết đã điều chỉnh, sử dụng phương pháp phân tích hồi quy nhằm
xác định mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố trong mô hình đến thái độ tuân thủ thuế
của ĐTNT kê khai tại Chi Cục Thuế quận Phú Nhuận.
Kết quả nghiên cứu sẽ cho thấy những yếu tố nào tác động tích cực và tiêu cực đến
thái độ tuân thủ thuế của ĐTNT, đánh giá xem thái độ tuân thủ thuế của ĐTNT gần
đây là cao hay thấp, từ đó tạo thuận lợi cho Chi Cục Thuế quận Phú Nhuận có
những biện pháp nhằm cải thiện cơ chế quản lý thuế.

XI


CHƯƠNG 1
1.1

PHẦN MỞ ĐẦU

Lí do chọn đề tài

Đối với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, thuế luôn đóng một vai trò rất quan trọng,
thuế không chỉ đơn thuần là nguồn thu chủ yếu của NSNN mà còn gắn liền với việc
phân phối lại thu nhập, sự tăng trưởng kinh tế, và thực hiện công bằng xã hội. Chính
vì điều đó, Chính Phủ đặc biệt quan tâm đến nguồn thu từ thuế và đưa ra rất nhiều
các chính sách nhằm quản lý và thực hiện thu thuế một cách hiệu quả và tốt nhất.
Tuy nhiên, việc quản lý thu thuế ở nhiều nước nói chung và nước ta nói riêng vẫn
còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình thu thuế. Một trong những khó khăn đó là
thái độ tuân thủ thuế của ĐTNT lại chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau.
Những yếu tố gây nện nhiều trở ngại đối với cơ quan thuế trong việc đảm bảo sự
tuân thủ thuế của ĐTNT. Trong khi nguồn lực quản lý thu thuế còn hạn chế. Đây là

vấn đề lớn mà tất cả các cơ quan thuế đang gặp khó khăn.
Vì vậy để hiểu rõ những yếu tố nào tác động đến thái độ tuân thủ thuế tôi chọn đề
tài “Các yếu tố tác động đến thái độ tuân thủ thuế của ĐTNT tại Chi Cục Thuế
quận Phú Nhuận” để đánh giá chính xác các yếu tố tác động đến thái độ tuân thủ
thuế của người nộp thuế.

1.2

Mục tiêu nghiên cứu

Trước hết là để hiểu rõ hơn về khái niệm tuân thủ thuế của ĐTNT. Mục tiêu chính
của nghiên cứu này là làm rõ được các yếu tố tác động đến thái độ tuân thủ thuế của
ĐTNT trên địa bàn quận Phú Nhuận đồng thời đánh giá xem thái độ tuân thủ thuế
của người dân mang tính tích cực hay tiêu cực. Từ đó tạo thuận lợi cho Chi Cục
Thuế quận Phú Nhuận có những biện pháp nhằm cải thiện cơ chế quản lý thuế để
đảm bảo nguồn thu cho NSNN.

1.3

Câu hỏi nghiên cứu

Có những yếu tố nào tác động đến thái độ tuân thủ thuế của ĐTNT?
Tác động của các yếu tố Kiến thức thuế, Công tác quản lý của cơ quan thuế, Chất
lượng dịch vụ công và Chế độ dân chủ đến thái độ tuân thủ thuế của ĐTNT như thế
nào?
1


1.4


Lý thuyết nền và mô hình nghiên cứu

Vấn đề được viết trong bài nghiên cứu “Tax Compliance, self-assessment and
administration in Newzealand” của S. Jam, Alley, C. (1999) đó là: “Để thực hiện
được một hệ thống quản lý thuế dựa trên sự tuân thủ tự nguyện của ĐTNT, cơ quan
quản lý thuế phải nhận biết những yếu tố tác động đến sự tuân thủ của ĐTNT. Sự
tuân thủ cần phải được xem xét đầu tiên theo cách tiếp cận kinh tế như lợi ích nếu
không tuân thủ, sự giảm trừ thuế, gia hạn thuế và chi phí của việc tuân thủ. Tuy
nhiên, thái độ tuân thủ thuế còn phụ thuộc vào sự hiểu biết của ĐTNT về luật, nghĩa
vụ nộp thuế và quy trình tuân thủ thuế. Tuân thủ thuế theo cách hiểu đơn giản nhất
là mức độ đối tượng chấp hành nghĩa vụ thuế được quy định trong luật thuế”. Điều
này sẽ dự kiến rằng biến “Kiến thức thuế” và “Công tác quản lý của cơ quan thuế”
sẽ là hai biến đưa vào mô hình nghiên cứu thực nghiệm của tôi.
Nghiên cứu “Factors affecting tax compliant attitude in Africa: Evidence from
Kenya, Tanzania, Uganda and South Africa” của Merima Ali, Odd‐Helge Fjeldstad,
Ingrid Hoem Sjursen, Chr.Michelsen Insitute Bergen, Norway: “Sử dụng dữ liệu thu
thập được từ khảo sát các ĐTNT ở 4 nước đang phát triển thuộc Châu Phi, tác giả
sử dụng mô hình hồi qui logistic để phân tích các yếu tố tác động đến hành vi tuân
thủ thuế. Các yếu tố tác động bao gồm: (1) các yếu tố đặc điểm cá nhân như giới
tính, tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập; (2) các yếu tố tác động tuân thủ
thuế (yếu tố hài lòng với cuộc sống hiện tại, yếu tố hài lòng về Chất lượng dịch vụ
công của Chính Phủ, hiểu biết thuế, Chế độ dân chủ) trong nghiên cứu có một số
điểm tương đồng, nhưng cũng sự khác biệt trong các yếu tố tương quan với thái độ
tuân thủ thuế trong bốn quốc gia.
Nghiên cứu cho thấy cá nhân nào hài lòng hơn với việc cung cấp dịch vụ công thì
có khả năng có thái độ tuân thủ tố hơn. Hơn nữa, những cá nhân nhận thức được
rằng dân tộc của họ được đối xử bất công thì sẽ có ít khả năng tuân thủ thuế. Từ đó
chọn thêm biến “Chất lượng dịch vụ công” và “Chế độ dân chủ của đất nước” sẽ là
hai biến tiếp theo tôi đưa vào mô hình trong đề tài.


2


Dựa trên những nghiên cứu trên tôi đã thiết lập mô hình nghiên cứu về cho đề tài
các yếu tố tác động đến thái độ tuân thủ thuế của ĐTNT như sau:
TT= β1KT +β2 QL + β3 DV+ β4 DC + ε
Trong đó:
Biến phụ thuộc:
-

Hành vi tuân tuân thủ thuế ( TT)

Các biến độc lập:
(1)

Kiến thức thuế (KT)

(2)

Công tác quản lý thuế của cơ quan thuế (QL)

(3)

Chế độ dân chủ của đất nước (DC)

(4)

Chất lượng dịch vụ công (DV)

1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: ĐTNT tại Chi cục thuế và do Chi Cục Thuế quận Phú Nhuận
quản lý.
Phạm vi thu thập dữ liệu: Tại quận Phú Nhuận.

1.6 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp định tính: Dựa trên cơ sở lý thuyết, tài liệu nước ngoài. Sau đó trao
đổi với cán bộ thuế, phỏng vấn thử một số đối tượng lên kê khai nộp thuế tại Chi
cục thuế. Từ đó xây dựng bảng khảo sát và tiến hành khảo sát thu thập dữ liệu từ
các ĐTNT trên địa bàn quận Phú Nhuận.
Phương pháp định lượng: Dựa trên kết quả khảo sát với kích thước mẫu n = 150 từ
đó sử dụng phần mềm SPSS 20 tiến hành kiểm định lại thang đo thông qua hệ số tin
cậy Cronbach’s Alpha và phân tích yếu tố khám phá EPA. Phân tích kết quả hồi quy
ANOVA.

3


1.7 Ý nghĩa nghiên cứu
Đề tài giải thích được các yếu tố tác động đến thái độ tuân thủ thuế của ĐTNT tại
quận Phú Nhuận.
Đề tài này cũng giải thích rõ hơn về những hành vi của ĐTNT ảnh hưởng đến tính
tuân thủ thuế từ đó tìm ra những biện pháp nhằm tăng nguồn thu thuế với chi phí
quản lý thấp nhất.
Những phát hiện trong đề tài này sẽ hạn chế những hành vi không tuân thủ thuế,
đồng thời có biện pháp thích hợp để làm tăng tính tuân thủ của ĐTNT.

1.8 Kết cấu đề tài
Đề tài được hệ thống thành 6 chương:
Chương 1: Phần mở đầu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Chương 3: Thực trạng tuân thủ thuế của ĐTNT tại Chi Cục Thuế quận Phú Nhuận
Chương 4: Phương pháp nghiên cứu, mô hình nghiên cứu và các giả thuyết
Chương 5: Kết quả nghiên cứu các yếu tố tác động đến thái độ tuân thủ thuế của
ĐTNT tại quận Phú Nhuận
Chương 6: Nhận xét kết quả nghiên cứu và một số giải pháp nhằm tăng tính tuân
thủ thuế của ĐTNT tại quận Phú Nhuận

4


CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Tổng quan thuế
2.1.1 Khái niệm thuế
Theo Lê Quang Cường cùng cộng sự (2012), thuế là một khoản nộp của tổ chức và
cá nhân cho Nhà nước theo luật định nhằm chu cấp cho các chi phí của Chính Phủ,
thuế gắn liền với sự tồn tại và phát triển của đất nước.
Các tác giả giáo trình thuế của Học viện Tài chính viết: “Thuế là một khoản đóng
góp bắt buộc từ các thể nhân và pháp nhân cho nhà nước theo mức độ và thời hạn
pháp luật quy định nhằm sử dụng cho mục đích công cộng” [9, tr.5].
Như vậy thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước, là khoản đóng góp
mang tính bắt buộc mà các tổ chức và cá nhân phải có nghĩa vụ nộp vào ngân sách
Nhà nước. Nộp thuế vừa là quyền lợi được thực thi trách nhiệm công dân đóng góp
cho sự phát triển phồn vinh của đất nước, vừa là nghĩa vụ phải thực hiện của mỗi
công dân.
2.1.2 Tuân thủ thuế.
Theo Simon James định nghĩa: “tuân thủ thuế là các cá nhân và các tổ chức sẵn
sàng chịu thuế để hành động phù hợp với tinh thần cũng như các quy định pháp luật
về thuế và quản lý mà không có sự ứng dụng của các hoạt động thực thi pháp luật”.
Một cách định nghĩa khác: “Tuân thủ thuế là việc chấp hành nghĩa vụ của ĐTNT
theo đúng luật định, bao gồm các hoạt động đăng ký, kê khai, báo cáo, nộp thuế.

Bất kỳ sự vi phạm nào xuất hiện ở một trong các khâu trên đều dẫn đến sự không
tuân thủ ở các mức độ khác nhau” theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh Hoài trình bày
trong “Giám sát tính tuân thủ thuế ở Việt Nam” (2011).
Từ các định nghĩa trên ta hiểu tuân thủ thuế là việc ĐTNT chấp hành đầy đủ, kịp
thời và đúng đắn các quy định của của luật thuế, như các hoạt động đăng ký thuế,
khai thuế, nộp thuế và các nghĩa vụ khác về thuế của ĐTNT. Việc ĐTNT có ý thức
tuân thủ tốt luật thuế, thì chính sách thuế nhà nước sẽ được thực hiện một cách hiệu
quả và tạo được nguồn thu thuế tối ưu.
5


Tuy nhiên nếu ĐTNT không thực hiện tốt một trong những quy định của luật thuế
thì sẽ tạo ra những khó khăn trong việc thực hiện mục tiêu thu NSNN. ĐTNT quan
niệm về luật thuế trên nhiều phương diện khác nhau từ đó tạo ra sự đa dạng về thái
độ tuân thủ thuế.

2.2 Kiến thức thuế và thái độ tuân thủ.
2.2.1 Kiến thức thuế
Thuế là một trong những vấn đề rất khó để hiểu biết một cách rõ ràng. Sự phức tạp
trong cách tính thuế được quy định trong luật thuế cũng đã tạo ra một hệ thống thuế
khó hiểu.
Theo Chen Loo, Keng Ho (2005), ĐTNT tuân thủ thuế khi tất cả những nghĩa vụ
thuế của họ được tính toán một cách chính xác. ĐTNT phải có thẩm quyền hiểu
pháp luật về thuế và thủ tục hành chính, đưa ra sự phức tạp, không chắc chắn, mơ
hồ của pháp luật về thuế, quy tắc và thủ tục hành chính. ĐTNT nếu không hiểu rõ
về luật thuế có khả năng kê khai nộp thuế không đầy đủ, nộp thiếu thuế, gian lận
thuế.
Trong thực tế, điều đó được thể hiện rõ nhất đối với những cá nhân có thu nhập,
doanh nghiệp hoạt động kinh doanh…cơ quan nhà nước phải cung cấp đến ĐTNT
những thông tin chi tiết về hệ thống thuế và cách tuân thủ những quy định thuế, bao

gồm việc kiểm tra thu nhập tính thuế, những phương thức tính thuế, và những biện
pháp chế tài liên quan đến viêc không tuân thủ. Cơ quan thuế phải tăng cường nhân
lực hỗ trợ người nộp thuế hiểu rõ quy định, thủ tục hành chính để giải quyết các vấn
đề về thuế một cách chính xác.
2.2.2 Mối quan hệ giữa Kiến thức thuế với thái độ tuân thủ
“Hiểu biết về luật thuế không rõ ràng đã ảnh hưởng quan trọng đến sự ưu tiên và
thái độ tuân thủ thuế của người nộp” (Kasipillai & Mustafa, 2000).
“Kiến thức thuế có liên quan đến việc ĐTNT có thể hiểu và tuân thủ hoặc không
tuân thủ với những quy định của luật thuế” (Jackson & Milliron, 1986). Con người
sẽ nhận thức về hệ thống thuế một cách tích cực hơn nếu họ có một trình độ hiểu
biết tài chính hay hiểu biết thuế, thông qua đó tính tuân thủ thuế sẽ cải thiện. Hiểu
6


biết về những cơ hội tránh thuế tăng có một tác động tiêu cực lên tính tuân thủ thuế
vì nó hỗ trợ cho việc không tuân thủ.

2.3 Công tác quản lý thuế của cơ quan thuế và thái độ tuân thủ thuế
2.3.1 Công tác quản lý thuế
Tổng cục Thuế Latvia cho rằng “Quản lý thuế là một hệ thống gồm những quá trình
có quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm mục tiêu đảm bảo thu thuế đúng, đủ và công
bằng trên cơ sở quy định của pháp luật thuế, bao gồm các hoạt động thu nhận hồ sơ
khai thuế, tính toán số thuế phải nộp, đôn đốc thu nộp thuế và cung cấp dịch vụ tư
vấn cho ĐTNT”.
Như vậy quản lý thuế được hiểu là một quá trình tổ chức, phân công trách nhiệm
cho các bộ phận trong cơ quan thuế; xác lập mối quan hệ phối hợp giữa các bộ phận
trong cơ quan để hỗ trợ thực thi các chính sách thuế. Hoạt động quản lý thuế là sự
tác động của cơ quan thuế đến các ĐTNT, doanh nghiệp, các cơ quan tổ chức.
Nội dung quản lý thuế: bao gồm những hoạt động như đăng kí thuế, khai thuế, nộp
thuế, hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, quản lý thông tin ĐTNT, kiểm tra - thanh tra

thuế, cưỡng chế - xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại…Việc quản lý thuế phải bảo
đảm công khai, minh bạch, bình đẳng; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của
ĐTNT.
2.3.2 Mối quan hệ giữa Công tác quản lý thuếvà thái độ tuân thủ thuế
Để nâng cao quản lý thuế theo Luật Quản lý thuế với mục tiêu tăng tính tuân thủ
của ĐTNT ở Việt Nam hiện nay là một vấn đề đang được quan tâm đối với các nhà
quản lý. Hoạt động quản lý thuế là sự tác động của cơ quan thuế đến các cá nhân
nộp thuế, doanh nghiệp, cơ quan tổ chức. Công tác quản lý thuế của cơ quan thuế là
việc hoạch định ra chính sách để có thể đảm bảo nguồn thu thuế kịp thời và ổn định.
Trong thực tế, cơ quan nhà nước phải cung cấp cho ĐTNT những thông tin cần thiết
về hệ thống thuế và cách tuân thủ những quy định thuế, bao gồm phương thức tính
thuế, và những biện pháp liên quan đến việc không tuân thủ điều này dự báo rằng
Công tác quản lý thuế tác động đến hành vi tuân thủ thuế của ĐTNT. Boidman
(1983) cũng định nghĩa ba hình thức không tuân thủ thuế khác nhau: (1) không nộp
7


tờ khai thuế thuộc bất kỳ loại nào; (2) không kê khai thu nhập nhận được trên tờ
khai thuế; và (3) giảm thu nhập chịu thuế bằng cách kê khai không đúng những
khoản miễn giảm, loại trừ, hay khấu trừ.
Để đảm bảo hoạt động nộp thuế đúng pháp luật nhà nước tăng cường hoạt động
quản lý đối với ĐTNT tạo điều kiện cho ĐTNT chủ động tự giác nộp thuế đúng
theo quy định.

2.4 Chất lượng dịch vụ công và thái độ tuân thủ thuế
2.4.1 Chất lượng dịch vụ công
Có nhiều quan niệm khác nhau về dịch vụ công, tuy nhiên có thể hiểu “Dịch vụ
công là hoạt động phục vụ các nhu cầu chung thiết yếu, quyền và nghĩa vụ cơ bản
của công dân do các cơ quan nhà nước thực hiện hoặc uỷ nhiệm cho các tổ chức phi
nhà nước”

Với khái niệm này, dịch vụ công bao gồm dịch vụ hành chính công và dịch vụ công
cộng. Dịch vụ hành chính công liên quan đến việc phục vụ các quyền và nghĩa vụ
cơ bản của công dân và phục vụ hoạt động quản lý nhà nước, nên về cơ bản dịch vụ
này do cơ quan nhà nước các cấp thực hiện. Còn dịch vụ công cộng là hoạt động
phục vụ các nhu cầu chung thiết yếu của công dân (cá nhân, tổ chức) nên có thể do
các cơ quan nhà nước thực hiện hoặc uỷ nhiệm cho các tổ chức phi nhà nước thực
hiện.
2.4.2 Mối quan hệ giữa Chất lượng dịch vụ công và thái độ tuân thủ thuế
Thuế và cung cấp hàng hóa và dịch vụ công được hiểu là một quan hệ hợp đồng
giữa ĐTNT và các Chính Phủ (Moore 2004). Cá nhân có thể nộp thuế vì họ đánh
giá các hàng hóa được cung cấp bởi Chính Phủ, công nhận rằng họ thanh toán là
cần thiết cả hai để giúp tài trợ cho các hàng hóa và dịch vụ và để người khác đóng
góp (Fjeldstad và Semboja 2001). Sự tồn tại của các lợi ích tích cực có thể làm tăng
xác suất mà ĐTNT sẽ thực hiện một cách tự nguyện, không bị ép buộc trực tiếp.
Các dịch vụ của Chính Phủ có ảnh hưởng đến việc tuân thủ thuế (Torgler 2004). Để
đo lường sự đánh giá cao của các dịch vụ Chính Phủ, thẳng dư của người tiêu dùng
có nguồn gốc từ cung cấp của Chính Phủ về hàng hóa công cộng đã được thay
8


đổi. Trong nghiên cứu tác giả cũng tìm thấy bằng chứng cho thấy cá nhân người hài
lòng hơn với việc cung cấp dịch vụ công cộng có nhiều khả năng để có một thái độ
tuân thủ thuế tốt hơn.

2.5 Chế độ dân chủ và thái độ tuân thủ thuế.
2.5.1 Chế độ dân chủ
Định nghĩa đơn giản về dân chủ: Dân chủ là chế độ chính trị thể hiện quyền lực
thuộc về nhân dân. Người dân thực hiện các quyền của mình bằng cách trực tiếp
hoặc bằng cách chọn ra các đại biểu để đảm nhiệm các công việc trong bộ máy nhà
nước. Dân chủ gồm hai loại dân chủ trực tiếp thể hiện quyền tham gia trực tiếp của

các công dân vào các công việc quan trọng. Dân chủ gián tiếp thông qua bầu cử
những người đại diện.
Đối với một đất nước có nền dân chủ cao hơn hay có một hệ thống chính trị dân chủ
hơn sẽ giúp người dân của đất nước đó sống một cách bình đẳng và họ không có
cảm giác bị phân biệt đối xử, đồng thời họ cũng sẽ tạo niềm tin vào Chính Phủ
nhiều hơn. Ủng hộ cho chính sách của Chính Phủ một cách tích cực hơn.
2.5.2 Mối quan hệ giữa Chế độ dân chủ và thái độ tuân thủ thuế
Torgler và Shaltegger (2006) cho thấy thái độ ủng hộ dân chủ tốt dẫn đến đạo đức
thuế cũng tốt hơn ở Mỹ Latinh và ở các nước quá độ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Nước ta là nước dân chủ, nghĩa là nước nhà do
nhân dân làm chủ. Nhân dân ta có quyền lợi làm chủ thì phải có nghĩa vụ làm tròn
bổn phận công dân, giữ đúng đạo đức công dân, tức là tuân theo pháp luật Nhà
nước; đóng góp (nộp thuế) đúng kỳ, đúng số để xây dựng lợi ích chung”.Vì vậy,
công tác thuế phải do “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” để quần chúng
nhân dân biết và đấu tranh với những biểu hiện sai trái trong quản lý thuế và thu
thuế phải thu được lòng dân”.
Do đó, khi nhà nước có những điều luật thuế mà ĐTNT quan tâm và thấy hợp lý,
đồng thời khi những ĐTNT nhận thức họ được đối xử công bằng, dân chủ thì kết
quả là ý thức nộp thuế của họ sẽ tăng và việc tránh thuế sẽ giảm.

9


CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG TUÂN THỦ THUẾ CỦA ĐỐI TƯỢNG
NỘP THUẾ TẠI QUẬN PHÚ NHUẬN
3.1 Tình hình thực hiện công tác thuế trên địa bàn quận Phú Nhuận từ
năm 2012- 2014.
Hiện nay tình hình kinh tế xã hội cả nước nói chung và TP.HCM đang có xu hướng
phát triển, tuy nhiên vẫn còn khó khăn, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp phục hồi chậm, chỉ số hàng tồn kho cao, thị trường bất động sản đóng băng.

Tuy nhiên, với sự chỉ đạo kịp thời của Cục thuế TP.Hồ Chí Minh, Thường trực
Quận ủy, UBND Quận; sự phối hợp hỗ trợ tích cực của UBND các phường và các
ban ngành trong quận; sự nỗ lực khắc phục khó khăn, tiếp tục duy trì sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp cùng với sự nỗ lực, quyết tâm của tập thể công chức
trong toàn đơn vị, Chi cục đã phấn đấu hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ thu ngân sách
giai đoạn 2012- 2014.

Bảng 3.1 Kết quả thực hiện thu NSNN năm 2012
(Đơn vị: triệu đồng)
STT

CHỈ TIÊU

DTPL NĂM 2012

THỰC HIỆN NĂM
2012

1

Thuế TNDN

290.000

283.577

2

Thuế GTGT


705.700

474.606

3

Thuế TNCN

195.000

173.866

4

Trước Bạ

151.000

106.840

5

Các khoản thuế và phí khác

74.300

249.244

6


Tổng

1.416.000

1.285.133

(Nguồn: Báo cáo tổng thu NSNN Chi cục thuế Phú Nhuận)
Dự toán pháp lệnh (DTPL) năm 2012 được Thành phố giao là 1.416.000 triệu và
thực hiện thu nộp NS năm 2012: 1.285.133 triệu đồng. Trong đó:
10


Thuế TNDN: Thực hiện 283.577 triệu đồng.
Thuế GTGT: Thực hiện 474.606 triệu đồng, chiếm tỷ trọng cao nhất.
Thuế TNCN: Thực hiện 173.866 triệu đồng.
Trước Bạ 106.840 triệu đồng.
Các khoản thuế và phí khác: 249.244 triệu đồng.

Bảng 3.2 Kết quả thực hiện thu NSNN năm 2013
(Đơn vị: triệu đồng)
STT

CHỈ TIÊU

DTPL NĂM 2013

THỰC HIỆN NĂM
2013

1


Thuế TNDN

329.800

350.957

2

Thuế GTGT

648.200

608.859

3

Thuế TNCN

210.000

186.253

4

Trước Bạ

123.000

108.423


5

Các khoản thuế và chi phí khác

91.500

229.042

6

Tổng

1.402.500

1.483.534

(Nguồn: Báo cáo tổng thu NSNN Chi cục thuế Phú Nhuận)
Dự toán pháp lệnh (DTPL) năm 2013 được Thành phố giao là 1.402.500 triệu đồng
và thực hiện thu nộp NS năm là 1.483.534 triệu đồng. Trong đó:
Thuế TNDN: Thực hiện 350.957 triệu đồng.
Thuế GTGT: Thực hiện 608.859 triệu đồng, chiếm tỷ trọng cao nhất.
Thuế TNCN: Thực hiện 186.253 triệu đồng.
Trước Bạ: 108.423 triệu đồng.
Các khoản thuế và phí khác: 229.042 triệu đồng.

11


Bảng 3.3 Kết quả thực hiện thu NSNN năm 2014

(Đơn vị: triệu đồng)
STT

CHỈ TIÊU

DTPL NĂM 2014 THỰC HIỆN NĂM
2014

1

Thuế TNDN

370.600

392.393

2

Thuế GTGT

645.800

637.137

3

Thuế TNCN

180.000


197.998

4

Trước Bạ

103.000

125.398

5

Các khoản thuế và chi phí khác

110.600

280.443

6

Tổng

1.410.000

1.633.369

(Nguồn: Báo cáo tổng thu NSNN Chi cục thuế Phú Nhuận)
Dự toán pháp lệnh (DTPL) năm 2014 được Thành phố giao là 1.410.000 triệu đồng;
thực hiện thu nộp NS năm 2014: 1.633.369 triệu đồng. Trong đó:
Thuế TNDN: Thực hiện 392.393 triệu đồng.

Thuế GTGT: Thực hiện 637.137 triệu đồng, chiếm tỷ trọng cao nhất.
Thuế TNCN: Thực hiện 197.998 triệu đồng.
Trước Bạ: 125.398 triệu đồng.
Các khoản thuế và phí khác: 280.443 triệu đồng.

12


Hình 3.1 Kết quả thu NSNN năm 2012 – 2014
1,800,000
1,600,000

1,633,369
1,483,534

1,400,000
1,200,000

1,285,133

1,000,000
Dự toán
800,000

Thực hiện
1,416,000

1,410,000

1,402,500


600,000
400,000
200,000
0

2012

2013

2014

(Nguồn: Báo cáo tổng thu NSNN Chi cục thuế Phú Nhuận)
Qua biểu đồ ta thấy nhìn chung kết quả thu ngân sách trong 3 năm (2012 – 2015)
tăng so với dự toán, tuy nhiên năm 2012 thu được 1.285.133 triệu đồng giảm so với
dự toán (1.416.000 triệu đồng) do tiếp tục chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, một
số doanh nghiệp có phát sinh số thuế lớn, nhưng do khó khăn tài chính chưa thể nộp
ngay vào NS hoặc không có khả năng nộp, một số doanh nghiệp giải thể, bỏ trốn,
tạm ngưng kinh doanh điều này đã tác động đến nguồn thu ngân sách trên địa bàn
quận.
Tuy nhiên, năm 2013 – 2014 thu được cao hơn so với dự toán. Với việc tiếp tục duy
trì sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp dẫn đến số thu của các doanh nghiệp
trọng điểm tăng, cùng sự quyết tâm của tập thể công chức trong toàn đơn vị thực
hiện việc kiểm tra giám sát: số liệu kê khai của ĐTNT tăng, số thu tăng thông qua
việc kiểm tra thuế, điều chỉnh đơn giá tiền thuê đất…
Từ đó cho thấy trong quá trình xây dựng và phát triển, quận Phú Nhuận đạt được
những thành tựu về kinh tế rất đáng tự hào, đóng góp vào sự phát triển chung của
thành phố mà Chi Cục Thuế quận Phú Nhuận đã có nhiều cố gắng, nỗ lực trong
13



việc thực hiện các quy trình quản lý thuế, tăng cường công tác thông tin tuyên
truyền, hỗ trợ các doanh nghiệp, hộ kinh doanh thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, góp
phần vào sự nghiệp phát triển chung của Quận trên đường hội nhập thế giới.

3.2 Đánh giá tình hình thu thuế tại địa bàn quận Phú Nhuận giai đoạn
2012-2014
3.2.1 Thành tựu
Ngay từ ngân sách mỗi năm. Căn cứ vào kế hoạch cấp trên giao, vào tình hình thực
tế trên địa bàn, Chi cục đã giao kế hoạch cụ thể cho từng đội thuế. Từ khâu lập sổ,
rà soát, phân loại nợ đọng đều được tiến hành khẩn trương, có sự phối hợp giữa các
phòng ban.
Với việc quản lý các CN nộp thuế, hộ kinh doanh cán bộ thuế đã tăng cường giám
sát, đối thoại với các hộ kinh doanh để phát hiện những khó khăn, vướng mắc, kịp
thời có biện pháp xử lý cũng như theo dõi. Kết quả đạt được là nâng cao ý thức
chấp hành pháp luật Thuế của ĐTNT, từ đó góp phần tăng thu ngân sách cho nhà
nước.
Về công tác kiểm tra hồ sơ kê khai thuế tại cơ quan thuế: chủ động khai thác nguồn
thu từ hợp đồng cho thuê phối hợp với các bộ phận khác liên quan.
Đối với Công tác quản lý thu nợ: Chi cục đều chú trọng công tác thu hồi nợ đọng,
xử lý kiên quyết những trường hợp dây dưa tiền thuế, phối hợp với chính quyền địa
phương thu hồi nợ đọng thuế trên địa bàn. Ngoài ra Chi cục Thuế còn tăng cường
các biện pháp theo đúng quy trình quy định để thu hồi nợ thuế, thực hiện rà soát
tình trạng thuế đối với từng CN để chuẩn hóa tình trạng thuế của họ trên mạng vi
tính, từ đó kịp thời theo dõi, góp phần quản lý nợ thuế tốt hơn.

14



×