Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

BÀI BÁO CÁO DỰ ÁN - NHÓM MỘC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.96 KB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT

KINH DOANH QUỐC TẾ
BÁO CÁO DỰ ÁN RAU SẠCH GLOBAL GAP

GVHD: Đoàn Thị Thanh Thúy
Lớp: QT13DB02 – Nhóm MỘC

Tp.HCM, tháng 4/2015




PHẦN ĐẦU BÁO CÁO

Lý do chọn đề tài
Tình trạng ngộ độc do ăn phải rau không sạch, có hàm lượng độc tố cao hay rau sử
dụng quá nhiều hóa chất như: thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng, thuốc bảo quản,…Khiến
cho sức khỏe của người dân bị suy giảm, phải nhập viện và nghiêm trọng hơn là nguy hại
đến tính mạng. Vấn đề trên đang dấy lên hồi chuông báo động cho toàn thể người tiêu
dùng về việc vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất là việc sử dụng rau trong đời sống hằng
ngày. Từ thực tế đó, nhóm Mộc đã chọn đề tài này nhằm tạo cho người tiêu dùng sự tin
cậy, hiểu biết thêm về cách chọn lựa các loại rau sạch tốt cho sức khỏe gia đình họ cũng
như chính họ.
Mục tiêu của dự án: Cung cấp nguồn rau sạch và đồng thời đảm bảo sức khỏe vàng cho
người tiêu dùng.
Địa điểm thực hiện dự án: TP.HCM
Lợi ích của đề tài



Phát triển cộng đồng: tạo dựng ý thức cho người tiêu dùng về việc sử dụng rau



sạch bảo vệ sức khỏe của bản thân
Xây dựng bền vững: tạo niềm tin cho người tiêu dùng về các loại rau sạch theo



đúng tiêu chuẩn an toàn thực phẩm
Bảo vệ môi trường: không sử dụng các hóa chất độc hại gây ô nhiễm môi trường,
sử dụng phương pháp phát triển hoàn toàn tự nhiên.

Phương pháp nghiên cứu
• Khảo sát thực tế
• Tham khảo ý kiến




Thu thập thông tin
Bàn luận nhóm


Nguồn kinh phí: tự túc
Kết quả dự kiến: nắm bắt được thị trường rau sạch theo tiêu chuẩn Global gap, hiểu
thêm về quá trình phát triển của dự án.




I.

PHẦN CHÍNH BÁO CÁO
Thông tin chung về dự án
1.

2.
3.








Tên dự án
Chuỗi cửa hàng phân phối rau sạch theo tiêu chuẩn Global Gap trên địa bàn
thành phồ Hồ Chí Minh
Trưởng nhóm dự án
Họ và tên
: HỒ THỊ MỸ NGỌC
Danh sách các thành viên tham gia
PHẠM HƯƠNG XUÂN
TRIỆU QUẾ PHƯƠNG
NGUYỄN THẢO VÂN
ĐỖ LÊ THÙY TRANG
TRỊNH THỊ MINH NHỰT
MAI THỊ HẠNH
NGUYỄN NGỌC DIỆP


II. Đặt vấn đề
Một số loại rau còn được xem như loại thực phẩm chức năng, được sử dụng như
dược liệu quý giúp tăng cường sức khoẻ và ngăn ngừa bệnh tật. Tuy nhiên, việc người
tiêu dùng hiện nay có được sử dụng các loại thực phẩm quan trọng này với chất lượng
đảm bảo tươi sạch và an toàn hay không đang là vấn đề được quan tâm đặc biệt.
Sự cần thiết phải sản xuất rau an toàn (hay thường gọi là rau sạch)
Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) trong rau xanh đang thực sự trở thành vấn
đề quan tâm của toàn xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình thâm canh tăng năng suất cây
trồng để tạo ra khối lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế ngày một cao, tình hình VSATTP
trong nông sản ở Việt Nam, nhất là trong rau xanh đang gây nhiều lo lắng và bức xúc.
Tình trạng rau bị ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật, Nitrat (NO 3), kim loại nặng, vi sinh
vật (VSV) gây hại đã đến mức báo động từ nhiều năm nay. Kết quả phân tích dư lượng
các chất độc hại trong rau của Cục Bảo vệ Thực vật và Viện Bảo vệ Thực vật trong thời
gian gần đây cho thấy: có tới 30 – 50% số mẫu rau có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật,
kim loại nặng, Nitrat và vi sinh vật gây bệnh vẫn được bán tràn lan trên thị trường. Đó là
những nguyên nhân chính gây nên tình trạng ngộ độc thực phẩm cấp tính cho người sử
dụng. Chính vì thế, vài năm trở lại đây, vấn đề rau sạch đã trở thành mối quan tâm của
toàn xã hội.


GIỚI THIỆU TIÊU CHUẨN GLOBAL GAP
GlobalGAP (tên gọi mới của EUREP GAP sau 7 năm áp dụng và được chính thức
thông báo tại Hội nghị toàn cầu lần thứ 8 tại Bangkok tháng 9/2007) là một bộ tiêu chuẩn
được xây dựng để áp dụng tự nguyện cho sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi và
thủy sản) trên toàn cầu. Đại diện hợp pháp của Ban thư ký GlobalGAP là tổ chức phi lợi
nhuận mang tên FoodPLUS GmbH có trụ sở tại Đức.
Bộ tiêu chuẩn GlobalGAP được xây dựng bởi một hiệp hội bình đẳng của các nhà
sản xuất, các nhà bán lẻ, các tổ chức dịch vụ, các nhà cung cấp sản phẩm nông nghiệp,
các tổ chức chứng nhận, các công ty tư vấn, các nhà sản xuất phân bón và thuốc bảo vệ

thực vật, các trường đại học… và các hiệp hội của họ. Các thành viên này tham gia
GlobalGAP với các tư cách khác nhau, với mục tiêu cụ thể khác nhau nhưng đều vì mục
đích chung của GlobalGAP.
Hiệp hội GlobalGAP cung cấp tiêu chuẩn và khuôn khổ cho chứng nhận bên thứ
3 độc lập đối với các quá trình sản xuất tại các trang trại trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và
chỉ thừa nhận các tổ chức chứng nhận được công nhận năng lực theo tiêu chuẩn ISO/IEC
Guide 65 hoặc EN 45011. Đến nay, GlobalGAP có sự tham gia của hơn 100 tổ chức
chứng nhận từ khoảng 80 quốc gia khác nhau. Mục tiêu cuối cùng của GlobalGAP là phát
triển nông nghiệp một cách bền vững trên các quốc gia thành viên.
Yêu cầu của tiêu chuẩn GlobalGAP
Tiêu chuẩn GlobalGap yêu cầu các nhà sản xuất phải thiết lập một hệ thống kiểm
tra và giám sát an toàn thực phẩm xuyên suốt bắt đầu từ khâu sửa soạn nông trại canh tác
đến khâu thu hoạch, chế biến và tồn trữ. Chẳng hạn như phải làm sạch nguồn đất, đảm
bảo độ an toàn nguồn nước; giống cây trồng, vật nuôi được chọn cũng là giống sạch bệnh
bởi nếu giống không an toàn sẽ ảnh hưởng nhiều tới năng suất, chất lượng; phân bón,
thuốc bảo vệ thực vật cũng phải đảm bảo là những thuốc trong danh mục, chủ yếu là
thuốc có nguồn gốc hữu cơ an toàn cho người sử dụng.
Người sản xuất phải ghi chép lại toàn bộ quá trình sản xuất, bắt đầu từ khâu xuống
giống đến khi thu hoạch và bảo quản để phòng ngừa khi xảy ra sự cố như là ngộ độc thực
phẩm hay dư lượng hóa chất vượt ngưỡng cho phép và có thể truy nguyên được nguồn
gốc.


Trọng tâm của GlobalGap là an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc, nhưng bên
cạnh đó nó cũng đề cập đến các vấn đề khác như an toàn, sức khỏe và phúc lợi cho người
lao động và bảo vệ môi trường.
GlobalGAP là công cụ quản lý trang trại nhằm:
- Đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế.
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩmcho nông sản thực phẩm.
- Hạ giá thành và nâng cao chất lượng nông sản.

- Sử dụng hiệu quả và bền vững nguồn lực sản xuất nông nghiệp.
- Làm giàu nông dân và phát triển nông thôn
- Bảo vệ môi trường và cảnh quan chung.
Chứng nhận GlobalGAP được coi là cây cầu nối giữa nhà sản xuất với người tiêu
dùng để kết thúc câu chuyện “quả trứng có trước hay con gà có trước”. Nếu người tiêu
dùng chỉ muốn mua sản phẩm an toàn thì nhà sản xuất phải đáp ứng, và ngược lại, nếu
nhà sản xuất dám khẳng định về sự an toàn và uy tín thương hiệu sản phẩm của mình thì
người tiêu dùng mới có niềm tin để trả giá cao hơn. Niềm tin của người tiêu dùng chỉ đến
khi họ mắt thấy tai nghe, hoặc thông qua kết quả đánh giá, khẳng định của một bên thứ 3
có năng lực và độc lập (tổ chức chứng nhận).
Nói cách khác, áp dụng và chứng nhận hệ thống “Thực hành Nông nghiệp tốt”
theo tiêu chuẩn GlobalGAP là giải pháp nền tảng để nhà sản xuất nông nghiệp xây dựng
thương hiệu, tìm kiếm thị trường và giá bán tốt hơn cho sản phẩm của mình. Vì thế,
những nhà sản xuất khôn ngoan sẽ coi chi phí cho hoạt động, áp dụng và chứng nhận
GlobalGAP là đầu tư cho sự phát triển lâu dài, bền vững chứ không phải là chi phí cho
sản phẩm.

III. Mục tiêu và lợi ích của đề tài
Mục Tiêu
1.

Tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, xây dựng hệ thống kiểm soát, tự kiểm soát
dư lượng thuốc Bảo vệ thực vật trong sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ rau an toàn. Hạn
chế đến mức thấp nhất dư lượng thuốc Bảo vệ thực vật, không để xảy ra hiện tượng
ngộ độc cấp tính đối với rau


2.

Sản xuất rau an toàn với giá thành hạ, chất lượng và năng suất cao theo hướng 3 giảm

(giống, phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật) và ứng dụng công nghệ sinh học, hạn
chế thấp nhất các chỉ tiêu độc chất, đảm bảo an toàn để nâng cao sức cạnh tranh trong

3.

nội địa và trong điều kiện hội nhập với các nước trong khu vực.
Mở rộng diện tích sản xuất rau an toàn. Xây dựng vùng rau tập trung để đầu tư công
nghệ quản lý GIS, tiêu chuẩn GAP và công nghệ truy nguyên nguồn gốc xuất xứ

4.

hàng hóa bằng mã vạch, phục vụ xuất khẩu
Đẩy mạnh hoạt động truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của người sản xuất cũng
như người tiêu dùng đối với rau an toàn, góp phần tác động đến sản xuất

Lợi ích
1.
2.
3.
4.

Kiểm soát được nguồn gốc
Tiết kiệm chi phí
Đảm bảo sức khỏe, vệ sinh an toàn thực phẩm
Làm sạch bầu không khí, thân thiện với môi trường, giảm số lượng thuốc trừ sâu (tuân

5.
6.
7.


thủ liều lượng cho phép)
Nâng cao năng suất và chất lượng rau
Giảm chi phí nhân công lao động
Phát triển tầm nhìn về an toàn thực phẩm, về các phương thức sản xuất.

IV. Phương pháp nghiên cứu, cách tiếp cận
Phương pháp nghiên cứu trồng rau trong dung dịch dinh dưỡng
1.

- Hệ thống trồng cây trong nước sâu (hệ thống Gericke): là phương pháp trồng cây
không dùng đất đầu tiên được thực hiện năm 1930. Hệ thống này gồm một hệ
thống máng chứa dung dịch, trên mặt máng căng một lớp lưới bên trên rải một lớp
cát mỏng. Rễ cây nhúng hoàn toàn hay 1 phần vào dung dịch ở trạng thái tĩnh hay
tuần hoàn liên tục. Người ta điều khiển khoảng cách giữa lớp lưới và bề mặt dung
dịch để tăng dần khoảng lưu không ở vùng rễ ngay dưới gốc cây cho phù hợp với
loại cây và tuổi của cây

2.

- Trồng cây thủy canh nổi: Là dạng trồng cây trong nước, cây được đỡ bằng vật
liệu chất dẻo. Cây trồng nổi trên bè thả trên dung dịch hồi lưu được sục khí tạo
thành 1 dòng bè di chuyển trên máng (dùng trồng rau ăn lá, cây ăn quả, hoa có thân


thấp). Năng suất có thể không tăng so với trồng ngoài đất nhưng năng suất tăng
3.

theo đơn vị diện tích bằng cách điều chỉnh mật độ trồng.
- Trồng cây trong nước sâu có tuần hoàn: Dung dịch dinh dưỡng được bơm từ bể
chứa qua máy hòa khí rồi vào trong luống trồng, từ đây chảy qua mặt dưới luống

qua ống tràn và chảy vào bể chứa. Luống được lắp đặt bằng chất dẻo có đục lỗ ở

4.

đáy.
- Trồng cây bằng kỹ thuật màng mỏng dinh dưỡng (NFT): dùng 1 dòng dung dịch

5.

rất nông có 2 tác dụng:
- Trồng cây trong dung dịch không tuần hoàn

Phương pháp tiếp cận
1.
2.
3.
4.
5.

Phát tờ rơi quảng cáo, phát Card Visit
Truyền tin về rau sạch trên tivi trong mục đời sống; vệ sinh an toàn thực phẩm .
Tổ chức các gian hàng bày bán sản phẩm ở các phiên hội chợ.
Nhờ những người thân quen biết trong khu vực giới thiệu rau cho người khác.
Treo những bức ảnh giới thiệu về nơi sản xuất rau, quy trình sản xuất rau sạch, đặc

6.

điểm của các loại rau, và các chứng nhận rau sạch, an toàn nếu có.
Miễn phí vận chuyển hàng cho những khách hàng VIP.


V. Nội dung nghiên cứu và kết quả đạt được
Dự án thực tế về rau sạch:
Theo Phạm Phương Thảo – chủ 2 cửa hàng thực phẩm hữu cơ Organica theo tiêu
chuẩn GLOBALGAP tại TP.HCM để phục vụ cho nhu cầu sử dụng rau sạch của khách
hàng đầy đủ và chất lượng, cửa hàng đã xây dựng cho mình trang trại trồng và sản xuất
rau sạch chất lượng cao đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng.
Cửa hàng hiện tại có 2 cơ sở và cả 2 cơ sở điều có mặt bằng khá tốt gần trung tâm
thành phố, các trường đại học, dân cư có thu nhập ổn định và khá, giao thông thuận tiện,
xe cộ qua lại đông đúc thu hút nhiều khách hàng. Ngoài ra, khi mua hàng tại cửa hàng
khách hàng sẽ nhận được nhiều ưu đãi khuyến mãi, giảm giá hấp dẫn. Cửa hàng luôn
cung cấp những mặt hàng mới tươi ngon mỗi ngày cho khách hàng. Không những thế, để
giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận hơn với các loại rau sạch, tự nhiên và hiểu thêm được
những thông tin hữu ích về sức khỏe từ việc sử dụng rau sạch, chính vì điều đó cửa hàng
đã tham gia nhiều Hội chợ triển lãm ở thành phố và nhiều khu vực lận cận khác.


Và để duy trì và phát triển, cửa hàng đã và đang đầu tư mở rộng thêm trang trại
nhằm cung cấp thêm nhiều mặt hàng rau sạch đa dạng, phong phú giúp khách hàng có
thêm nhiều sự lựa chọn hơn. Ngoài ra, do quy trình trồng và sản xuất rau sạch tốn nhiều
thời gian, công sức và chi phí nên giá các mặt hàng rau sạch khá cao so với các loại rau
thông thường có phun thuốc trừ sâu, phân bón hóa học có hại cho sức khỏe người tiêu
dùng, vì điều đó nên cửa hàng cần phải có thêm nhiều chính sách ưu đãi cho khách hàng,
giá cả phải điều chỉnh thật hợp lý để không chỉ thu hút những khách hàng hiện tại mà còn
cả những khách hàng tiềm năng trong tương lai. Không những thế, cửa hàng còn cần phải
đẩy mạnh các chương trình quảng cáo, marketing, truyền thông, giới thiệu với khách hàng
nhiều hơn về sản phẩm cửa hàng.
QUÁ TRÌNH PHÂN PHỐI SẢN PHẨM THEO TIÊU CHUẨN GLOBAL GAP
1.




Khó khăn gặp phải
Đâu là lý do khiến sản xuất rau sạch không phát triển?
Người dân đã chưa được cung cấp đầy đủ những hiểu biết về quy trình GLOBAL

GAP và cách thức nhận biết rau sạch chưa ?
Khảo sát thực tế của cơ quan chuyên môn và nông dân trực tiếp tham gia sản xuất theo
quy trình GAP cho thấy, những mô hình sản xuất theo GAP chưa hiệu quả, diện tích
chứng nhận GAP còn manh mún, nhỏ lẻ, sản lượng thấp; với số lượng ít cho nên các
doanh nghiệp không thể xuất khẩu, mà chỉ thu mua để tiêu thụ trong nước, trong bối
cảnh nhận thức về an toàn thực phẩm của người dân chưa cao. Mặt khác, doanh nghiệp
cũng chưa đánh giá đúng mức giá trị hàng hóa được sản xuất theo quy trình GAP cho
nên chỉ thu mua cầm chừng, chủ yếu để lấy thương hiệu và mua nhiều hàng hóa bình
thường trộn vào. Điều này gây hiệu ứng ngược lại cho người tiêu thụ hàng GAP, không



biết đâu là thật, giả và quay lưng với hàng GAP.
Thời gian qua, đa số diện tích trái cây được chứng nhận VietGAP và Global GAP tại các
tỉnh, thành phía nam đều do các dự án, chính quyền địa phương và doanh nghiệp bỏ tiền
ra làm chứng nhận cho nông dân. Thế nhưng, giấy chứng nhận "GAP" ấy chỉ có giá trị



trong vòng một năm. Năm sau, muốn tái chứng nhận thì người nông dân phải tự bỏ tiền.
Đầu ra của sản phẩm chưa ổn định, phụ thuộc mạnh vào các thương lái thu mua nhỏ và ép
giá, chưa được bao tiêu sản phẩm.





Nông dân không chủ động được giống, thiếu vốn sản xuất lẫn thông tin thị trường, cán bộ
khuyến nông chuyên về rau chưa nhiều.

2.


Giải pháp
Cần có nhãn hiệu, logo: Việc cấp nhãn hiệu cho sản phẩm an toàn theo Global GAP là
điều cần thiết để chứng minh cho khách hàng, từ nhà phân phối, nhà trung gian, nhà
nhập khẩu là các phương pháp thực hành sản xuất ra sản phẩm đó được thực hành theo



GAP.
Các cơ quan nhà nước cần quản lý tận gốc mã số của từng loại sản phẩm GAP (mã số
hóa trên từng sản phẩm), qua đó, người tiêu dùng mới phân biệt được đâu là sản phẩm



GAP.
Đề xuất giải pháp phát triển: xây dựng mô hình điểm để nâng cao nhận thức, thay đổi tư
duy, tập quán, cách nghĩ, cách làm của nông dân, sau đó tiến tới tổ chức tập huấn,
chuyển giao tiến bộ kĩ thuật, công nghệ sinh học, giống mới và công nghệ sau thu hoạch



vào phát triển sản xuất rau an toàn công nghệ cao cho họ canh tác.
Khắc phục tình trạng có nhiều tổ chức, đơn vị chứng nhận "GAP" chỉ đơn thuần làm dịch
vụ, tự đặt ra mức phí quá cao khi thực hiện các quy trình để cấp giấy chứng nhận




VietGAP hay Global GAP cho nông dân.
Lỗ hỗng thị trường tiêu thụ: xây những địa điểm, khu vực mà ở đó người sản xuất thì đem
sản phẩm rau sạch đến đó bán, người bán thì chịu trách nhiệm về sản phẩm của mình và
người tiêu dùng đến đó để mua rau an toàn. Các khu vực địa điểm đó phải có sự giám
sát Quản lý của nhà nước để giúp người tiêu dùng yên tâm đến mua sản phẩm an toàn.
Kết luận:
Các chính sách hiện tại cần được tiếp tục điều chỉnh, bổ sung để có thể thúc đẩy mạnh
hướng sản xuất theo các tiêu chuẩn GAP, trước hết là đáp ứng nhu cầu trong nước và sau
là hướng ra xuất khẩu.


Dự kiến kinh phí thực hiện:
Kinh phí thực hiện đề tài dự án: 300.000đ
Đề tài dự án rau sạch hiện nay chưa được người tiêu dùng quan tâm nhiều nên
chưa lôi cuốn được sự tham gia của cộng đồng

VI. Kết luận và kiến nghị
Sau quá trình nghiên cứu dự án cho thấy dự án rau sạch còn gặp nhiều khó khăn,
còn tốn nhiều thời gian và chi phí đầu tư. Vì vậy giá cả khá cao so với các loại rau thông


thường khác khiến cho việc tiêu thụ sản phẩm trở nên khó khăn hơn. Tuy vậy, cũng có
những khách hàng đồng ý chi tiền ra để có thể mua được các loại rau sạch tươi ngon nhất,
đảm bảo cho sức khỏe của họ.
So với mục đích yêu cầu đề ra thì dự án đã đạt được một số kết quả nhất định.
Song vẫn còn nhiều hạn chế trong việc tiêu thụ, đưa sản phẩm đến gần hơn với người tiêu
dùng. Chính vì cậy các doanh nghiệp kinh doanh về lĩnh vực rau sạch cần giúp cho người

tiêu dùng hiểu rõ hơn về những lợi ích mà nguồn rau sạch theo tiêu chuẩn Global gap
mang lại không những bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng mà doanh nghiệp còn có thể
kinh doanh thành công và thuận lợi hơn, đẩy mạnh vệ sinh an toàn thực phẩm, phổ biến
rộng rãi đến cho tất cả mọi người góp phần phát triển thị trường rau sạch đầy tiềm năng
này.

VII. Tài liệu tham khảo
-

Tạp chí công thương -
http://fnc .vn
efood. vn
http // www.thesaigontimes .vn;

MỤC LỤC

















×