SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Trường THPT Long Phước
Mã số:……………
Sáng kiến kinh nghiệm
GIÚP HỌC SINH NẮM VỮNG KIẾN THỨC XÃ HỘI – NHÂN
VĂN ĐỂ LÀM TỐT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
Thực hiện: Nguyễn Thanh Tùng
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục
- Phương pháp dạy học bộ môn: Ngữ văn
- Lĩnh vực khác
□
□
□
Có đính kèm: Các sản phẩm khác không thể hiện trong bản in sáng
kiến kinh nghiệm
Mô hình: □
Phần mềm: □
Phim ảnh: □
Hiện vật
khác: □
Năm học: 2011-2012
1
SƠ LƯỢC LÍ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN VỀ CÁ NHÂN:
1. Họ và tên: Nguyễn Thanh Tùng
2. Ngày, tháng, năm sinh: 12/03/1966
3. Nam, nữ: Nam
4. Địa chỉ: Trường THPT Long Phước, Long Thành, Đồng Nai
5. Điện thoại:
NR: 0613.558.049
6. Fax:
Email: C3.Long
7. Chức vụ: Tổ trưởng tổ chuyên môn
8. Đơn vị công tác: Trường THPT Long Phước
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
-
Học vị (hoặc trình độ chuyên môn nghiệp vụ) cao nhất: Đại học Sư Phạm.
-
Năm nhận bằng: 1988
-
Chuyên ngành đào tạo: Ngữ văn
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
-
Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy ngữ văn
-
Số năm có kinh nghiệm: 24 năm
-
Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong những năm gần đây:
1. Phương pháp bình giảng thơ trong nhà trường THPT
2. Phương pháp giảng dạy ôn thi tốt nghiệp PTTH theo nhóm đề tài
3. Một số biện pháp dạy ôn thi học sinh giỏi tỉnh lớp 12
4. Phương pháp sử dụng hệ thống câu hỏi trong một giờ văn học sử ở trường T
2
GIÚP HỌC SINH NẮM VỮNG KIẾN THỨC XÃ HỘI – NHÂN VĂN
ĐỂ LÀM TỐT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Gần đây, dõi theo sự xôn xao của dư luận trước những bài văn “lạ”, bất thường của
học sinh, tôi đã nghĩ rằng: điều các em mong muốn chính là môn văn phải thật sự gần
gũi, thiết thực hơn mà thôi.
Và tôi – một giáo viên dạy văn đã hai mươi năm cũng như bao đồng nghiệp khác
cũng đã từng mong mỏi làm sao đem môn văn đến gần tâm tư tình cảm của học sinh hơn,
giúp các em dễ tiếp nhận và yêu thích học văn hơn. Chính vì thế mà cứ mỗi lần thay đổi
sách giáo khoa là tôi lại hy vọng vào một sự đổi mới nào đó để có thể thực hiện được
điều mình mong mỏi. Thế nhưng, vẫn là sự “quá tải” của kiến thức khiến cả thầy và trò
đều mệt mỏi chạy đua với thời gian để có thể thực hiện những việc cần làm, những yêu
cầu cần đạt.
Lần thay sách ở năm học 2005-2006 đã đem lại sự đổi mới đáng kể khi sách giáo
khoa đã tích hợp ba phần môn Tiếng việt – Làm văn – Giảng văn vào chung một quyển.
Vậy là đỡ lỉnh kỉnh hơn và rất thuận tiện cho việc dạy học tích hợp trong nội bộ môn học.
Thế nhưng vẫn là sự quá tải của kiến thức, sự nặng nề của những mục tiêu, những yêu
cầu cần đạt làm cho cả thầy và trò đều mệt mỏi chạy đua với thời gian để thực hiện. Vậy
là những điều trăn trở, mong mỏi vẫn chưa thực hiện được.
Một sự khởi sắc thật đáng mừng khi trong cấu trúc đề thi học kì, thi tốt nghiệp THPT,
thi ĐH-CĐ đã chính thức đưa bài văn nghị luận xã hội vào. Vậy là môn văn đã “gần” với
các em học sinh hơn khi yêu cầu các em trình bày suy nghĩ về những vấn đề rất thiết thực
như: tác dụng của việc đọc sách, lẽ sống cao đẹp, lòng yêu thương con người,…thế
nhưng những kiến thức xã hội – nhân văn đó lại không tập trung vào bài học cụ thể nào
nên đã gây ra sự lúng túng cho học sinh, kết quả kì thi tốt nghiệp môn văn năm học 20092010 quá thấp đã cho thấy sự chuẩn bị chưa tốt cho phần bài văn nghị luận xã hội.
3
Đến năm học 2010-2011 BGH nhà trường đã cho tăng tiết môn văn 2 tiết/ tuần và 2
tiết phụ đạo trái buổi. Đó là một cơ hội rất tốt để giáo viên dạy văn có được thời gian
thực hiện khát vọng của mình giúp học sinh nắm vững kiến thức xã hội – nhân văn để
làm tốt bài văn nghị luận xã hội.
Kết quả bộ môn văn trong kì thi tốt nghiệp năm học 2010-2011 rất khả quan đã giúp
tội tự tin trình bày lại những kinh nghiệm của mình đến quý đồng nghiệp. Vì thời gian có
hạn, kinh nghiệm chưa nhiều nên ở đề tài này tôi chỉ chú trọng vào việc trang bị nội dung
bài văn cho học sinh. Hơn nữa về phương pháp làm bài đã có nhiều đề tài giới thiệu rất
đầy đủ, cụ thể từ các đồng nghiệp.
Nội dung bài văn nghị luận xã hội là những kiến thức xã hội – nhân văn được mở
rộng, chắt lọc ra từ các tác phẩm văn học qua bài đọc văn. Mỗi tác phẩm văn học đều
chứa đựng trong đó những bài học đạo lí, những triết lí sống, kỹ năng sống,… cho nên
dạy văn trong nhà trường chính là hướng con người sống đẹp hơn, cao thượng hơn, có ích
hơn và thiết thực hơn là giúp các em làm tốt bài văn nghị luận xã hội.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Cơ sở lý luận:
Môn Ngữ văn được xem là trọng tâm của bộ môn khoa học xã hội – nhân văn. Điều
đó có nghĩa là muốn nhấn mạnh vào những kiến thức xã hội và chất nhân văn trong các
tác phẩm văn chương.
Theo V. Bêlinxki – nhà phê bình văn học Nga: “thơ, trước hết là cuộc đời, sau đó mới
là nghệ thuật”. Vậy nên, trước hết cần phải giúp học sinh hiểu đời trước rồi mới hiểu văn
thơ sau. Học sinh chưa hiểu đời sẽ khó tiếp thu cái đẹp của văn chương nghệ thuật. Cái
hay, cái đẹp của văn chương sẽ được học sinh tiếp nhận trong cả một quá trình xuyên
suốt chứ không phải chỉ ở một vài tiết học trên lớp. Vì thế giáo viên cần phải giúp học
sinh nắm vững kiến thức xã hội qua bài đọc văn tác phẩm văn chương.
Giá trị đích thực của một tác phẩm văn chương chính là chất nhân văn. Mọi đề tài,
chủ đề, tư tưởng cũng như mọi biện pháp nghệ thuật của một tác phẩm văn chương,
chung qui lại đều đọng vào những giá trị nhân văn nhất định. Bởi vì, mục tiêu, chức năng
của văn học là nhân đạo hóa con người. Văn chương không phải là một cách đem đến
cho người đọc sư thoát li hay sự quên, trái lại, văn chương là một thứ khí giới thanh cao
và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa
làm cho lòng người trong sạch và phong phú hơn “(Thạch Lam)”. Nó ca tụng lòng
thương, tính bác ái, sự công bình. Nó làm cho người gần người hơn “(Nam Cao)”.
4
Theo tinh thần của sách giáo khoa cải cách và chuẩn kiến thức, giờ dạy tác phẩm văn
chương được gọi là Đọc văn, để đạt được yêu cầu sau đó là những vẻ đẹp trong cuộc
sống con người dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. “Văn học, nghệ thuật là công cụ để hiểu
biết, để khám phá, để sáng tạo thực tại xã hội” (Phạm Văn Đồng). Điều đó có nghĩa là nói
đến chức năng nhận thức, giáo dục và thẩm mĩ của tác phẩm văn chương. Văn học cung
cấp cho người đọc những hiểu biết toàn diện về xã hội và con người “văn học là nhân
học” (Gorki), từ những hiểu biết đó con người sẽ sống đẹp và có khát vọng, xây dựng
một xã hội tốt đẹp hơn. Muốn học sinh hiểu được chất văn, chất đời, chất người của tác
phẩm văn chương phải làm sao tạo nên sự rung động thật sự, sự cảm nhận chân thành từ
phía học sinh.
Cơ sở thực tiễn:
Xã hội hiện nay phát triển rất nhanh và mạnh về kinh tế dẫn đến nhiều mối quan hệ xã
hội bị rạn nứt, phân hóa, rất nhiều giá trị đạo đức bị bào mòn, gặm nhấm. Vì thế, môn
ngữ văn phải làm sao lưu giữ được những gì đang bị băng hoại trước cơn lốc thị trường,
trước sự bào mòn về nhân cách con người, trước sự sa sút về ý thức trong giới trẻ ngày
nay. Việc dạy văn hiện nay trở nên khó khăn hơn trước những biến động phức tạp của
cuộc sống đời thường. Cho nên, giáo viên dạy văn một mặt phải hướng trang văn ra với
đời sống xã hội, với cuộc sống hiện tại một mặt phải chắt chiu những giá trị nhân văn của
tác phẩm văn học.
Qua những điều trăn trở của học sinh trong quyển sách “giao tiếp ứng xử tuổi học
đường”, tôi đặc biệt chú ý đến lời tâm sự của em VQN lớp 11 trường THPT Bạch Mai –
Hà Nội: “Hôm nay tôi vẫn được ngồi trên ghế nhà trường, được thầy cô trao cho nhiều
kiến thức và đạo lí làm người. Tôi hiểu rằng mình phải học thật tốt, phải tích lũy vốn kiến
thức và vốn sống ngay từ bây giờ để có thể vững vàng bước vào cuộc sống với một hành
trang đầy đủ nhất”. Lời tâm sự của em đã giúp tôi tự tin hơn khi đi vào đề tài này vì điều
các em học sinh cần không chỉ là kiến thức mà còn là đạo lí làm người, là vốn sống,
những kĩ năng sống, kĩ năng giao tiếp ứng xử tuổi học đường…
Tôi mong rằng với phương pháp này, giáo viên sẽ giúp cho học sinh cảm thấy môn
văn gần gũi hơn, thiết thực hơn, phù hợp hơn với tâm tư tình cảm của các em hơn và giúp
các em làm tốt bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí hoặc một hiện tượng đời
sống.
2. Nội dung, biện pháp thực hiện:
a. Yêu cầu đối với giáo viên:
Giáo viên phải nắm được bài văn nghị luận xã hội lấy đề tài từ các lĩnh vực xã hội,
chính trị đạo đức làm nội dung bàn bạc nhằm làm sáng tỏ mặt đúng sai, tốt xấu, phải trái
5
của vấn đề được nêu ra. Căn cứ vào đối tượng nghị luận, bài nghị luận xã hội chia làm
hai dạng:
Nghị luận về tư tưởng đạo lí.
Nghị luận về một hiện tượng đời sống.
Giáo viên cần xác định những nội dung cơ bản mà đề bài yêu cầu.
Ví dụ:
Nội dung của bài nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí bao gồm:
Các vấn đề về nhận thức: lí tưởng, lẽ sống, quan niệm sống, cách sống…
Về tâm hồn, tính cách: lòng yêu nước, lòng nhân ái, tính trung thực, có trách
nhiệm, thói ích kỉ, vô trách nhiệm…
Về các quan hệ xã hội, quan hệ gia đình, cách ứng xử tu dưỡng, hành động của
mỗi người trong cuộc sống…
Nội dung của bài nghị luận về một hiện tượng đời sống bao gồm những nghị
luận:
Vi phạm về nạn an toàn giao thông, môi trường, bạo lực học đường…
Nhiễm những thói quen xấu: nghiện internet, ma túy…
Những hiện tượng tốt: làm từ thiện, làm sạch môi trường, nuôi dạy trẻ mồ côi,
cơ nhỡ…
Giáo viên định hướng trước cho học sinh những nội dung trên và yêu cầu học sinh
nắm vững, biết cách tiếp nhận qua những bài học cụ thể.
Giáo viên lên kế hoạch tích hợp, mở rộng những nội dung đó vào từng bài cụ thể.
Cách thức tích hợp có thể thực hiện linh động.
Trong khi tìm hiểu nội dung bài học.
Sau khi kết thúc bài học, cho học sinh viết bài thu hoạch.
Bài tập về nhà.
Ví dụ: Dạy bài Tây Tiến của Quang Dũng (tiết 19-20).
Sau khi thực hiện những nội dung cần đạt, giáo viên tiến hành cho học sinh tìm hiểu
về lí tưởng của thanh niên trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Đó
là lí tưởng “dấn thân, nhập cuộc” với một ý chí quyết tâm thực hiện đến cùng lí tưởng
cách mạng. Sau đó yêu cầu học sinh trình bày lí tưởng của thanh niên trong xã hội hiện
nay.
6
Trước khi học sinh viết bài thu hoạch, giáo viên mở rộng liên hệ bằng một số câu thơ
nói về lí tưởng sống:
Nếu là con chim chiếc lá
Con chim phải hót chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình.
Từ những sự khơi dậy khéo léo, giáo viên đã “đánh thức” được ý thức của các em về
lí tưởng sống. Kết quả từ bài thu hoạch của học sinh là những lời tâm sự chân thành.
“Em chưa bao giờ ý thức được phải xác định cho mình lí tưởng sống như thế nào…”
NVT lớp 12A1.
“Em rất ngưỡng mộ lí tưởng quyết tâm phấn đấu đến cùng của những người lính Tây
Tiến. Họ dám chấp nhận hi sinh, đương đầu với khó khăn thử thách, thậm chí xem nhẹ sự
hi sinh…” HTN lớp 12A2.
“Em thấy mình sống chưa tốt, chỉ biết đến bản thân mình…” NVC lớp 12A10.
Giáo viên sẽ chọn ra một số bài thu hoạch khá tốt đọc cho cả lớp nghe và yêu cầu học
sinh viết chưa tốt viết lại. Vậy là từ một bài đọc văn, học sinh đã được trang bị kiến thức
xã hội để có thể viết tốt bài văn nghị luận xã hội về lí tưởng, lẽ sống, quan niệm sống.
Ví dụ: Đọc văn bài chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu (tiết 70-71).
Ở bài văn này, giáo viên không chỉ mở rộng kiến thức xã hội bằng cách tích hợp về
những nội dung như: bình đẳng giới dân số… mà cần đi vào khai thác giá trị nhân văn
sâu sắc của tác phẩm. Mở rộng kiến thức xã hội là điều cần thiết nhưng quan trọng hơn là
những hiểu biết ấy phải giúp học sinh sống tốt hơn, cao thượng hơn. Chính vì vậy mà cần
phải khắc sâu giá trị nhân văn cho học sinh, cụ thể là qua việc phân tích nhân vật người
đàn bà hàng chài.
Nhân vật người đàn bà bị chồng đánh “Ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận
nặng” đến nỗi gây nên sự bức xúc trào dâng của nhân vật.
Chánh án Đẩu: “Cả nước không có người đàn ông nào như hắn… Chị không sống
nổi với cái lão đàn ông vũ phu ấy đâu”.
Nhiếp ảnh Phùng: Vứt chiếc máy ảnh xuống đất chạy nhào tới…
Thằng Phát: Phản ứng dữ dội nhất “nhảy xổ vào cái lão đàn ông…quật vào giữa
khuôn ngực trần vạm vỡ…”
Giáo viên đặt câu hỏi: Theo em điều gì khiến người phụ nữ cam chịu nhẫn nhục như
vậy?
7
Học sinh sẽ trả lời theo những lí do người đàn bà đưa ra:
Vì cuộc sống khổ quá…
Vì đẻ quá nhiều con…
Vì cần có người đàn ông trên thuyền để chống chọi với phong ba sóng gió…
Vì cần có người cùng nuôi các con…
Giáo viên gợi ý thêm: Có lí do nào khác ngoài những lí do mà người đàn bà đưa ra
không?
Nếu học sinh trả lời đúng: người đàn bà giàu lòng vị tha, giáo viên sẽ biểu dương và
khắc sâu thêm.
Nếu học sinh chưa trả lời được, giáo viên giúp các em bằng cách chỉ ra cho các em
thấy đó chính là lòng vị tha, vì suy cho cùng, vượt lên tất cả những lí do đó chính là lòng
vị tha, một vẻ đẹp nhân văn ở người đàn bà ấy.
Giáo viên mở rộng: Vị tha là biết sống vì người khác, quên mình để chăm lo, giúp đỡ
và hi sinh cho mọi người. Lòng vị tha là biểu hiện cao đẹp nhất của phẩm chất nhân hậu
của người phụ nữ Việt nam.
Giáo viên liên hệ: Cuộc sống rất cần lòng vị tha của con người. Nhờ vị tha mà con
người mới có được đức hi sinh, vượt lên được những tư tưởng cá nhân, vị kỉ, hẹp hòi,…
Như vậy qua bài học này, không những học sinh nắm vững kiến thức mà còn biết
được về lòng vị tha của con người… kiến thức nhân văn ấy sẽ giúp học sinh sống tốt hơn,
biết cư xử hơn với mọi người chung quanh. Đồng thời các em đã tích lũy được kiến thức
để làm được bà văn nghị luận xã hội: Em hãy viết một bài văn nghị luận nói về lòng vị
tha của con người trong cuộc sống.
b. Đối với học sinh:
Nắm vững nội dung bài học và những kiến thức xã hội nhân văn mà giáo viên đã mở
rộng.
Vận dụng kiến thức đó để phát biểu, trình bày trong tiết học hoặc sau tiết học. Nếu
chưa thực hiện tốt sẽ về nhà viết bài thu hoạch cá nhân.
Ở Mỹ người ta gọi đây là “sổ nhật biên học tập” có nghĩa là viết thu hoạch cá nhân
khi bài học kết thúc. Hình thức thực hiện là khi buổi học sắp kết thúc, giáo viên dành 5
phút để học sinh ghi lại một cách tự do những bài học sống, những kinh nghiệm, trải
nghiệm mà học sinh thu hoạch được từ bài học. Bài viết phải là sản phẩm của cá nhân,
không làm chung theo hình thức nhóm dù bất cứ ở mức độ nào. (theo tạp chí thế giới
trong ta, số P.B8).
8
Như vậy hình thức viết thu hoạch cá nhân sẽ giúp học sinh tích lũy được những kiến
thức xã hội nhân văn khá đầy đủ phong phú. Điều này không những giúp các em có sẵn
kiến thức để làm tốt bà văn nghị luận xã hội mà còn góp phần nuôi dưỡng tâm hồn, tư
tưởng, tình cảm của các em, lưu giữ những cảm xúc đẹp về cuộc sống, con người, những
bài học đạo lí, những ý nghĩa nhân sinh,…
Thế nhưng, khi thực hiện đề tài này, giáo viên phải lường trước đối tượng học sinh
xem các em có nhiệt tình hưởng ứng hay không?. Có cách nào để học sinh tự giác thực
hiện hay không vì trong thực tế có rất nhiều học sinh khá giỏi không chú tâm lắm vào
môn văn. Các em chỉ có một mục tiêu duy nhất vào được một trường Đại học, có một
công việc làm ra nhiều tiền… Xét cho cùng mục tiêu ấy rất chính đáng, xuất phát từ nhu
cầu thực tế và cũng rất thiết thực vì vào được Đại học là đích đến cuối cùng của 12 năm
học. Thế nhưng, vì đã đặt nặng mục tiêu đó mà học sinh đã học “lệch”, chỉ chú trọng vào
các môn tự nhiên- các môn thi Đại học. Điều này đã khiến cho nhiều giáo viên dạy văn
bức xúc, đau lòng khi nhìn những học sinh khá giỏi chỉ đối phó qua loa lấy lệ, thậm chí
bỏ hẳn môn văn. Đến kiến thức tối thiểu còn không nắm được thì làm sao còn có thể mở
rộng được kiến thức xã hội – nhân văn. Lẽ ra được sự cộng hưởng của đối tượng học sinh
thông minh khá giỏi này, giáo viên dạy văn sẽ có thêm cảm hứng để giảng dạy tốt hơn.
Đây là một trở ngại từ phía học sinh ảnh hưởng đến việc thực hiện của giáo viên mà
tội vẫn chưa tìm ra giải pháp thỏa đáng, rất mong nhận được sự góp ý từ các đồng
nghiệp.
III.
HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI:
Như đã trình bày ở trên, thời gian đổi mới cấu trúc đề thi chỉ mới thực hiện được ba
năm và chưa có thời gian để áp dụng nhiều trong các tiết học với các đối tượng học sinh
nên kết quả ban đầu đạt được chưa nhiều.
Ở lớp 12A1 năm học 2010-2011 (đối tượng học sinh thuộc nhóm lớp trung bình).
Kiểm tra chất lượng đầu năm đạt 20/47, tỉ lệ 42,6 %
Thi tốt nghiệp đạt 38/47, tỉ lệ 80,9 %
Chỉ có 9 học sinh dưới điểm trung bình bằng với 2 lớp học sinh khá.
So với mặt kết quả thi tốt nghiệp năm 2009-2010:
70.4 % cao hơn 15%
Kết quả đạt được ban đầu chỉ tương đối khả quan thế nhưng điều quan trọng hơn là tôi
đã thực hiện được phần nào điều mong mỏi của mình. Đó là đưa môn văn đến gần với
học sinh hơn, giúp các em nhận ra được giá trị xã hội – nhân văn cũng là giá trị ChânThiện-Mỹ của tác phẩm văn chương. Nó sẽ làm hành trang giúp các em bước vào đời để
sống tốt hơn.
9
IV. ĐỀ XUẤT KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG:
Đề tài này giáo viên có thể áp dụng rộng rãi cho tất cả các bài đọc văn trong cả
chương trình THPT từ lớp 10 đến lớp 12.
Hình thức áp dụng có thể linh động
Trong tiết dạy
Sau tiết dạy
Bài tập về nhà.
Đối tượng áp dụng
Chỉ mới áp dụng đối tượng học sinh ở nhóm lớp trung bình.
V. KẾT LUẬN
Trên đây là những thử nghiệm ban đầu của cá nhân tôi trong quá trình giảng dạy, rất
mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ quý đồng nghiệp để tôi thực hiện tốt hơn đề tài
này.
Xin chân thành cảm ơn.
Long Phước ngày 25 tháng 5 năm 2012.
Người thực hiện
Nguyễn Thanh Tùng
10
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Tạp chí thế giới trong ta PB8- ISSN 0868- 3549.
2.
SGK ngữ văn 11T1 nâng cao – NXBGD.
3.
SGK ngữ văn 12T1 cơ bản – NXBGD.
4.
Giao tiếp ứng xử tuổi học đường – NXB Thanh Niên.
11