Tải bản đầy đủ (.doc) (110 trang)

Nghiên Cứu Giải Pháp Quy Hoạch Bãi Đỗ Xe Cho Thành Phố Buôn Ma Thuột Tỉnh Đăk Lăk Đến Năm 2025

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.29 MB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

NGUYỄN QUỐC VIỆT

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP QUY HOẠCH BÃI ĐỖ XE CHO
THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT
TỈNH ĐĂK LĂK ĐẾN NĂM 2025

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT HẠ TẦNG ĐÔ THỊ

Hà Nội, năm 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

NGUYỄN QUỐC VIỆT
KHÓA CH-2009

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP QUY HOẠCH BÃI ĐỖ XE CHO
THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT
TỈNH ĐĂK LĂK ĐẾN NĂM 2025
NGÀNH

: KỸ THUẬT HTĐT



MÃ SỐ

: 60.58.22

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT HẠ TẦNG ĐÔ THỊ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS. TSKH. LÂM QUANG CƯỜNG

Hà Nội, năm 2011
MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu
MỞĐẦU.....................................................................................................................................5
NỘI DUNG...............................................................................................................................6


CHƯƠNG I..............................................................................................................................6
TÌNH HÌNH GIAO THÔNG VÀ THỰC TRẠNG HỆ TH ỐNG BÃI ĐỖ XE Ở TH ÀNH
PHỐBUÔN MA THUỘT...........................................................................................................6
1.1 Giới thiệu chung về thành phố Buôn Ma Thuột.........................................................6
1.1.1 Điều kiện tự nhiên thành phố Buôn Ma Thuột...........................................................6
1.1.2 Thực trạng kinh tế và xã hội...................................................................................10
1.1.3 Thực trạng cơ sở hạ tầng..........................................................................................18
1.1.4 Thực trạng và quy hoạch xây dựng đô thị...............................................................22
1.2 Thực trạng giao thông của thành phố Buôn Ma Thuột............................................23

1.2.1 Hệ thống giao thông thành phố Buôn Ma Thuột......................................................23
1.2.2 Phân tích SWOT về tình hình giao thông đô thị tại TP Buôn Ma Thuột:..............29
1.2.3 Các loại phương tiện giao thông trong thành phố Buôn Ma Thuột..........................29
1.2.4 Tổ chức giao thông trong đô thị................................................................................30
1.2.5 Tình hình đi lại của người dân...............................................................................31
1.3 Thực trạng hệ thống bến, bãi đỗ xe của thành phố Buôn Ma Thuột ......................32
1.3.1 Hệ thống bãi đỗ xe của thành phố Buôn Ma Thuột..................................................32
1.3.2 §¸nh gi¸ chung........................................................................................................36
CHƯƠNG II...........................................................................................................................37
CƠSỞKHOA HỌC VỀQUY HOẠCH HỆTHỐNG BÃI ĐỖXE TRONG THÀNH PHỐ. .37
2.1 Các văn bản pháp quy về quy hoạch bãi đỗ xe cho thành phố................................37
2.1.1 Luật giao thông đường bộ........................................................................................37
2.1.2 Quy chuẩn xây dựng Việt Nam...............................................................................38
2.1.3 Thông tư hướng dẫn quản lý đường đô thị................................................................39
2.1.4 Quy định phân cấp quản lý đường đô thị trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk........................40
2.2 Quy hoạch hệ thống bãi đỗ xe .....................................................................................40
2.2.1 Mối quan hệ giữa hệ thống bãi đỗ xe với quy hoạch không gian, quy hoạch sử dụng
đất và quy hoạch giao thông đô thị...................................................................................40
2.2.2 Tính toán nhu cầu đỗ xe trong đô thị.......................................................................43
2.2.3 Vị trí các điểm đỗ xe trong đô thị............................................................................48
2.3 Các hình thức xe đỗ trong điểm, bãi đỗ xe ................................................................50
2.3.1 Các hình thức xe đỗ trong điểm đỗ xe.....................................................................51
2.3.2 Các hình thức xe đỗ trong bãi đỗ xe........................................................................52
2.3.3 Các hình thức xe đỗ trong bãi đỗ xe tự động..........................................................53
2.4 Tổ chức, vận hành bãi đỗ xe trong đô thị...................................................................54
2.4.1 Tổ chức các bãi đỗ xe...............................................................................................54
2.4.2 Vận hành các bãi đỗ xe............................................................................................63
2.5 Kinh nghiệm quy hoạch bãi đỗ xe ở một số thành phố lớn trên thế giới và tại Việt
Nam......................................................................................................................................65
2.5.1 Thành phố Singapore:...............................................................................................65

2.5.2 Thành phố Ankara – Thổ Nhĩ Kỳ:..........................................................................65
2.5.3 Thành phố Hồ Chí Minh:.........................................................................................66
2.5.4 Thành phố Hải Phòng:.............................................................................................68
CHƯƠNG III.........................................................................................................................69
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUY HOẠCH BÃI ĐỖ XE THÀNH PHỐ BUÔN MA
THUỘT ĐẾN NĂM 2025..........................................................................................................69
3.1 Định hướng quy hoạch thành phố Buôn Ma Thuột đến năm 2025.........................69
3.1.1 Định hướng phát triển không gian thành phố Buôn Ma Thuột.................................69


3.1.2 Định hướng phát triển giao thông thành phố Buôn Ma Thuột..................................76
3.1.3 Định hướng phát triển bãi đỗ xe thành phố Buôn Ma Thuột.....................................81
3.2 Đề xuất một số giải pháp quy hoạch bãi đỗ xe thành phố Buôn Ma Thuột ...........82
3.2.1 Đề xuất quy mô diện tích bãi đỗ xe cho toàn thành phố.........................................82
3.2.2 Đề xuất quy hoạch bãi đỗ xe cho từng khu vực........................................................86
3.3 Đề xuất mô hình quản lý hệ thống bãi đỗ xe trong thành phố Buôn Ma Thuột ...92
3.3.1 Vận hành các bãi đỗ xe............................................................................................92
3.3.2 Mô hình quản lý......................................................................................................93
3.3.3 Cơ chế, chính sách..................................................................................................94
KẾT LUẬN VÀKIẾN NGHỊ...................................................................................................97
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
Lý do và sự cần thiết
Thành phố Buôn Ma Thuột là trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật

đào

tạo, dịch vụ du lịch của tỉnh ĐăkLăk. Theo quyết định số 10/1998/QĐ-TTg ngày 23/1/1998

của Thủ tướng Chính phủ về việc

Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam

đến năm 2020 đã xác định thành phố BMT là trung tâm có vị trí cấp vùng. Từ chỗ là đô thị
loại 3(năm 1995), lên đô thị loại 2 năm 2005, nay đã là đô thị loại 1 (năm 2010) và đang
hướng tới đô thị loại 1 trực thuộc Trung ương.
Quy hoạch chung thành phố Buôn Ma Thuột giai đoạn 1997-2020 được UBND Tỉnh
Đăk Lăk phê duyệt theo Quyết định số 1530/QĐ-UB ngày 31/7/1998. Nhiệm vụ “Điều chỉnh
quy hoạch chung thành phố Buôn Ma Thuột đến năm 2025” đã được phê duyệt năm 2006 và
nay việc hoàn thiện đồ án đang được Viện Kiến trúc, Quy hoạch đô thị và nông thôn kết hợp
với Trường Đại học quốc gia Singapore gấp rút hoàn thiện để trình phê duyệt.
Theo định hướng thành phố Buôn Ma Thuột sẽ trở thành đầu mối của Vùng Tây
Nguyên, nơi quy tụ các đầu mối hạ tầng, các nguồn lực dạng thô (vật lực và nhân lực…) các
trung tâm Vùng, trong đó ưu tiên phát triển mạnh cho giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa thể thao
du lịch. Do đó nhu cầu về phát triển hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông được đặc biệt
chú trọng để tránh mắc phải các tình trạng ùn tắc, thiếu về quy mô, yếu về chất lượng ở các
thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM…Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu hệ thống giao
thông đô thị, vấn đề quy hoạch hệ thống bãi đỗ xe vẫn chưa được quan tâm đúng mức, nghiên
cứu một cách và đầy đủ và khoa học.
Với tốc độ phát triển nhanh của thành phố Buôn Ma Thuột, đời sống nhân dân ngày
càng ổn định, thu nhập của người dân từng bước được cải thiện. Cùng với quá trình phát triển
nông nghiệp công nghệ cao, quá trình đô thị hóa dẫn tới việc tăng nhanh số lượng và sự đa
dạng của các phương tiện giao thông. Làm tăng nguy cơ về thiếu hụt mật độ giao thông, diện
tích bãi đỗ xe. Cần có những nghiên cứu một cách cụ thể để phù hợp với xu thế và định
hướng phát triển.
Do đó, để đảm bảo thành phố Buôn Ma Thuột phát triển bền vững, xứng tầm là thành
phố có quy mô cấp Vùng, đề tài “Nghiên cứu giải pháp quy hoạch bãi đỗ xe cho thành phố
Buôn Ma Thuột-tỉnh ĐăkLăk đến năm 2025” là cần thiết và cấp bách.
Mục tiêu nghiên cứu:

Đề tài tập trung nghiên cứu nhằm đạt được những mục tiêu sau:
- Làm rõ thực trạng và nhu cầu về bãi đỗ xe ở thành phố Buôn Ma Thuột.
- Đề xuất diện tích bãi đỗ xe cho toàn thành phố.
- Đề xuất quy hoạch hệ thống bãi đỗ xe cho từng khu vực trong thành phố.
- Đề xuất mô hình quản lý hệ thống bãi đỗ xe trong thành phố Buôn Ma Thuột.
Mục đích nghiên cứu:
- Dự báo nhu cầu đỗ xe đến năm 2025 nhằm tránh tình trạng thiếu hụt bãi đỗ xe
thường hay mắc phải trong quá trình phát triển của các đô thị lớn ở Việt Nam.


- Đề xuất quy hoạch hệ thống bãi đỗ xe thành phố Buôn Ma Thuột góp phần phát triển
Giao thông và Đô thị một cách hợp lý.
Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống bãi đỗ xe trong thành phố Buôn Ma Thuột.
- Phạm vi nghiên cứu: Thành phố Buôn Ma Thuột – Tỉnh ĐăkLăk đến năm 2025.
Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập số liệu.
- Phương pháp phân tích, so sánh
- Phương pháp tổng hợp.
Bố cục của luận văn:
- Mở đầu.
- Chương I: Tình hình giao thông và thực trạng hệ thống bãi đỗ xe ở thành phố Buôn
Ma Thuột.
- Chương II: Cơ sở khoa học về quy hoạch hệ thống bãi đỗ xe trong đô thị.
- Chương III: Đề xuất giải pháp quy hoạch hệ thống bãi đỗ xe thành phố Buôn Ma
Thuột đến năm 2025.
- Kết luận và kiến nghị.
- Tài liệu tham khảo.

NỘI DUNG

CHƯƠNG I
TÌNH HÌNH GIAO THÔNG VÀ THỰC TRẠNG HỆ THỐNG BÃI ĐỖ XE
Ở THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT.
1.1 Giới thiệu chung về thành phố Buôn Ma Thuột
1.1.1 Điều kiện tự nhiên thành phố Buôn Ma Thuột
a. Vị trí địa lý
Thành phố Buôn Ma Thuột nằm ở cao nguyên Đắk Lắk thuộc phía Tây dãy Trường
Sơn, có tổng diện tích tự nhiên: 37.718 Ha bao gồm 14 phường và 8 xã, tổng số dân hiện nay
là: 321.370 người. Thành phố Buôn Ma Thuột có tọa độ địa lý và vị trí giới hạn như sau:


- Toạ độ địa lý: từ 12037’ đến 12045’vĩ độ Bắc và từ 107053’ đến 108030’ kinh độ Đông
- Vị trí giới hạn:
+ Phía Bắc giáp huyện Cư M’Gar – Tỉnh Đắk Lắk
+ Phía Nam giáp huyện Krông Ana, huyện Cư Kuin – Tỉnh Đắk Lắk
+ Phía Tây giáp huyện Buôn Đôn– Tỉnh Đắk Lắk, huyện Cư Jút-Tỉnh Đắk Nông
+ Phía Đông giáp huyện Krông Pắk – Tỉnh Đắk Lắk
Thành phố hiện có 3 tuyến quốc lộ trực tiếp đi qua, bao gồm quốc lộ 14, 26, 27, đoạn
đi qua thành phố đóng vai trò là những trục đường chính, kết hợp với mạng lưới tỉnh lộ tạo
thành hệ thống đường đối ngoại dạng hướng tâm phân bố khá đồng đều. [15]
b. Điều kiện địa hình

Thành phố Buôn Ma Thuột nằm trong vùng cao nguyên Đắc Lắc,
được bao xung quanh bởi một cao nguyên đất Bazan màu mỡ, thành phố có
đặc điểm địa hình lượn sóng, dốc thoải, mức độ chia cắt ngang và sâu, bởi
hai dòng suối EaTam và EaNioul thuộc thượng nguồn sông Sêrêpok. Hướng
dốc chủ yếu của nền địa hình từ Đông Bắc xuống Tây Nam, với độ dốc từ
0,5% đến 10%, cá biệt có một số đồi, núi có độ dốc i>30%. Cao độ nền tự
nhiên biến thiên từ +286,0m (Khu ruộng trũng phía Nam) đến +560,0m (Dải
đồi ở phiá Bắc), cao độ trung bình toàn thành phố khoảng: +500,0m. Vùng

nội thị thành phố nằm trên một đỉnh đồi rộng, bằng phẳng và thoải dần về
phía Tây Nam, toàn bộ khu vực này được bao quanh bởi 2 thung lũng của 2
con suối có bờ dốc đứng là thung lũng EaNioul về phía Bắc và thung lũng
EaTam về phía Nam. [28]


Hình 1.1: Cao độ thành phố Buôn Ma Thuột
c. Đặc điểm khí hậu

Thành phố Buôn Ma Thuột nằm trong vùng cao nguyên Đắk Lắk, chịu
chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhưng đồng thời cũng chịu ảnh hưởng
mạnh của tiểu vùng khí hậu cao nguyên phía Tây dãy Trường Sơn, nên có
những nét đặc thù riêng. Theo số liệu của đài khí tượng thuỷ văn Buôn Ma
Thuột , khí hậu Buôn Ma Thuột một năm chia làm 2 mùa rõ rệt: (Số liệu quan
trắc từ năm 1928 đến 2005)
- Mùa mưa: Do ảnh hưởng mạnh của khí hậu Tây Trường Sơn nên tại Buôn
Ma Thuột có lượng mưa rất lớn, kéo dài 6 tháng, xuất hiện từ tháng 5 đến tháng
10, trùng với mùa có gió Tây, Tây Nam hoạt động. Lượng mưa chiếm khoảng
87% lượng mưa cả năm. Tháng 8 và tháng 9 là các tháng có lượng mưa lớn nhất
và đạt khoảng 300mm/tháng.
- Mùa khô: Kéo dài 6 tháng, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, trùng với mùa
có hướng gió Đông, Đông Nam. Mưa ít, lượng mưa chỉ chiếm khoảng 13%
lượng mưa cả năm. Mưa mùa khô chỉ xuất hiện vào thời gian đầu và cuối mùa


khô, có nhiều năm không có mưa mùa khô thường < 10mm/tháng và chỉ xảy ra
mưa một vài ngày trong tháng có mưa.
- Tại Buôn Ma Thuột theo số liệu mưa trong 68 năm, lượng mưa năm 1981
đạt cao nhất: 2.589mm, lượng mưa năm ít nhất năm 1991 đạt: 1.249mm [24]
d. Điều kiện thủy văn

- Khu vực ngoại thị:
Thành phố Buôn Ma Thuột nằm hoàn toàn trong lưu vực của sông Sêrêpốc (phía Tây
nam thành phố). Sông Sêrêpốc được hợp thành từ 2 nhánh lớn là Krông Nô và Krông Ana.
Sông Sêrêpốc có lưu vực khoảng 16.420 Km2. Lưu vực tính đến trạm cầu 14 có diện
tích lưu vực 8.670Km2, đoạn chảy qua thành phố Buôn Ma Thuột có chiều dài khoảng 23Km.
Hàng năm vào mùa lũ xuất hiện 6 ÷ 10 trận lũ, với lưu lượng đỉnh lũ bình quân 1.100m 3/s.
Mùa lũ thường kéo dài 5 tháng, từ tháng 8 đến tháng12, tháng có lượng dòng chảy lớn nhất
vào tháng 10 với cường xuất lũ 3÷5cm/h, biên độ mực nước lũ trong năm dao động từ 1,99m
÷7,0m. Lưu lượng và đỉnh lũ lớn nhất quan trắc từ năm 1977 đến năm 2005 tại trạm Cầu 14
như sau:

+ Ngày 29/10/1992 có mức nước đỉnh lũ Hmax = +302,52
+ Ngày 8 /10/1993 có mức nước đỉnh lũ
Hmax = +303,27m
+ Ngày 23/11/1998 có mức nước đỉnh lũ Hmax = +304,64m
(tương ứng với tần xuất lũ P= 4,8%)
- Khu vực nội thị:
Các suối thuộc nội thị thành phố Buôn Ma Thuột hiện tại đang tiếp nhận nước thoát của
thành phố, mực nước thay đổi theo mùa. Về mùa mưa mực nước thường dâng cao, lưu tốc
dòng chảy lớn. Vào mùa mưa, các trận mưa có cường độ lớn hơn 100 mm thường gây úng
ngập cục bộ cho khu vực ven suối và một số điểm trong nội thị thành phố thời gian ngập từ
1-2 giờ. Mùa khô hầu như không có dòng chảy kiệt, các suối và các ao hồ đều cạn, chỉ là các
rãnh, mương nước nhỏ. Qua công tác điều tra về dòng chảy kiệt năm 2004 của Viện khoa
học thủy lợi cho thấy vào các tháng 3,tháng 4 hàng năm nhiều nhánh suối có lưu vực vài
chục km2 bị cạn khô, không có nước. Suối lớn nhất qua khu vực nội thị là suối: EaTam (phía
Nam), suối EaNuôl (phía Bắc) và suối Đốc Học(khu vực trung tâm), được xác định là trục
tiêu nước chính cho khu vực nội thị thành phố[24]
e. Địa chất công trình
Thành phố Buôn Ma Thuột thuộc đới Kon Tum có nền địa chất đa dạng và phức tạp, có
các loại đá gốc chủ yếu bị phong hoá như sau:


- Đá Ba Zan có màu xám, xám đen. Khoáng vật chủ yếu là Fletô, Glôto
và Olelít có dạng hình khối sắc chắc. Thành phần hoá học chủ yếu là Fe 2O3
khi phong hoá có màu đỏ


- Đá phiến thạch cấu tạo thành phiến lớn khi phong hoá cho đất màu
nâu vàng.
- Sức chịu tải của nền đất lớn hơn 1kg/cm2 (thuận lợi cho xây dựng công trình).
f. Địa chất thủy văn
- Thể chất thủy văn có khả năng tàng trữ nước dưới đất cả về trữ lượng lẫn chất lượng
là nước khe nứt trong các đá phun trào Bazan. Tuy nhiên do mức độ bất đồng nhất theo diện
và chiều sâu khá lớn , đặc biệt ở đây có hiện tượng mất nước (Nước từ tầng trên chảy xuống
tầng dưới)
- Mực nước ngầm ngày càng tụt sâu, hiện tại mực nước ngầm dao động ở độ sâu: 10-20 m
phụ thuộc vào mùa và địa hình từng khu vực. Mực nước ngầm có liên quan trực tiếp đến
nguồn nước mặt, ít ảnh hưởng đến nền móng công trình xây dựng trong khu vực. [30]
g. Thủy lợi
- Thành phố Buôn Ma Thuột hiện nay có 37 công trình cấp nước tưới, trong đó có 31
hồ chứa, 6 đập dâng, không có trạm bơm và công trình tạm. Tổng số các hồ chứa có dung tích
hữu ích khoảng 34triệu m3 chiếm 11,6% lượng nước đến. Năng lực thực tế các công trình đạt
76,8%
- Hệ thống hồ không lớn lắm nhưng nó đóng vai trò quan trọng cho việc phát triển
nông nghiệp, cấp nước sinh hoạt cho nhân dân, nuôi trồng thuỷ sản, làm hồ điều hoà điều tiết
nước khi mùa mưa đến và tạo cảnh quan thiên nhiên để phát triển du lịch [30]

1.1.2 Thực trạng kinh tế và xã hội
a. Tăng trưởng kinh tế
- GDP của Đăk Lăk có tỉ trọng cao nhất trong tổng GDP vùng Tây nguyên từ 2005
nhưng tốc độ tăng trưởng lại thấp nhất. (Đăk Lăk 12,1%; Tây nguyên 13,7%).

- Đăk Lăk đựợc kỳ vọng là động lực phát triển của khu vực Tây nguyên. Dự kiến tốc
độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2011-2015 đạt khoảng 12-12,5% và giai đoạn 2016-2020 đạt
13%.
- Năm 2010, Đăk Lăk đứng thứ 38 trong bảng xếp hạng PCI so với cả nước nhưng vẫn
dẫn đầu trong các tỉnh Tây nguyên. Tuy nhiên so với một số các tỉnh lân cận khác như Phú
Yên hay Bình Định thì sự phát triển vẫn còn thấp.
Bảng 1.1: So sánh xếp hạng chỉ số PCI
TT
1
2
3
4
5
6

Tỉnh
Đăk Lăk
Phú Yên
Khánh Hòa
Bình Định
Hà Nội
Hồ Chí Minh
Nguồn [27]

Năm 2009
38
49
30
7
33

30

Năm 2010
38
31
40
20
43
23


- Quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở TP. Buôn Ma Thuột trong những năm gần đây đã
có những bước chuyển biến rõ rệt. Nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 19,5%/năm
Bảng 1.2: Tăng trưởng GDP của TP.BMT giai đoạn 2006- 2010
Chỉ Tiêu

Đvt

2006

2007

2008

2009

Tăng
BQ
06-10


2010

1. Giá trị tổng sản
phẩm( GDP )
a. Giá hiện hành
b.Giá so sánh 1994

Tr.
đ
Tr.
đ

4.508.821 5.368.737 6.421.194 8.254.650 9.546.572
2.714.355
416.69
0
955.41
8
1.342.24
7

3.206.514
445.92
1
1.190.16
4
1.570.42
9

3.767.364

468.33
1
1.452.00
0
1.847.03
3

4.524.311
510.32
5
1.895.44
0
2.118.54
6

100
15,3

100
13,9

100
12,4

100
11,2

- Nông lâm, ng nghiệp
- Công nghiệp và xây
dựng


"

- Dịch vụ
2. Cơ cấu kinh tế
Giá so sánh 1994

"

- Nông lâm ng nghiệp
- Công nghiệp – Xây
dung

%
%

0

- Dịch vụ

%

45

"

%
5

1

35,2

3
37,1

1
49,

8
38,5

4
48,

98

100
9,
85

41,
89

49,
03

20,63
1
5.293.668 7,51
521.0

42
2,56
2.325.7
2
05
4,97
2.446.9
1
21
6,50

43,
93

46,
83

46,
22

Nguồn [27]
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực phù hợp với định hướng phát triển
kinh tế-xã hội: tỉ trọng ngành dịch vụ và ngành công nghiệp xây dựng là động lực tăng trưởng
của cả vùng chiếm trên 90% tổng GDP do phát triển các dự án và thu hút đầu tư. Tỉ trọng
ngành nông nghiệp giảm từ 27% năm 2005 xuống dưới 10% năm 2010. - Công nghiệp – Tiểu
thủ công nghiệp của thành phố vẫn giữ được tốc độ phát triển mạnh, bình quân 27%/năm,
tính đến 2009: trên địa bàn TP có 1.587 cơ sở sản xuất công nghiệp trong đó tập trung nhiều
nhất ở phường Tân Lập, Khánh Xuân và Tân Tiến .
Thương mại - Dịch vụ - Du lịch:
- Năm 2009 các ngành thương mại, dịch vụ có bước phát triển theo hướng đáp ứng tốt

hơn các nhu cầu về sản xuất kinh doanh và phục vụ đời sống nhân dân. Giá trị sản xuất ngành
dịch vụ giai đoạn 2005 -2009 tăng trưởng 16,6%, lao động tăng 3%.
- Du lịch: Địa hình của tỉnh Đắk Lắk nói chung và của Buôn Ma Thuột nói riêng rất
đa dạng, nhiều khu vực cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn và các điểm di tích thu hút khách du
lịch. Các làng nghề và lễ hội văn hóa dân tộc được bảo tồn và triển khai đưa vào giới thiệu
với du khách di sản văn hóa thế giới – văn hoá Cồng chiêng.
Bảng 1.3: Hiện trạng phát triển du lịch



- Nông, lâm nghiệp: Giá trị sản xuất nông - lâm – ngư nghiệp của thành phố nhìn
chung ổn định, giai đoạn ’05-‘09 tăng trưởng 4,4%/năm. Cơ cấu ngành nông nghiệp theo
hướng nông nghiệp – ngư nghiệp – lâm nghiệp trong đó ngành nông nghiệp chiếm 98,2%,
ngư nghiệp chiếm 1,5% và lâm nghiệp chiếm 0,3%. Các loại cây công nghiệp như cà phê, cao
su, điều, tiêu, cây ăn quả...là nguồn đóng góp chính vào giá trị sản xuất của ngành.
b. Hiện trạng dân số và lao động
- Dân số: Thành phố Buôn Ma Thuột là đô thị hạt nhân của vùng Tây Nguyên. Cơ cấu
hành chính có 14 phường, 8 xã với 31 dân tộc anh em. Dân số trung bình năm 2009 là
330.106 người, trong đó dân số đô thị chiếm 65,5%; tỉ lệ người dân tộc chiếm 13,8%; tỉ lệ
khẩu nghèo chiếm 3,9%. Mật độ dân số trung bình toàn thành phố là 875 người/km 2 và phân
bố không đều trên địa bàn các phường - xã, chủ yếu tập trung tại các phường trung tâm như
Thống Nhất 17.956 người/km2, Thành Công 14.008 người/km2…Phường Khánh Xuân có mật
độ thấp nhất trong khu vực nội thị là 1.093 người/km 2 và xã thấp nhất là xã Hoà Xuân 194
người/km2 bằng 1,08% so với phường có mật độ tập trung dân số cao nhất. [7]
Tỷ lệ tăng dân số trung bình hàng năm giảm từ 3,4% năm 1996 xuống còn 0,62% vào
năm 2009, trong đó tăng cơ học giảm từ 1,56% xuống -0,46%.
Qua đó cho thấy sau thời điểm dân di cư tự do vào Đắk Lắk nói chung và Buôn Ma Thuột nói
riêng ồ ạt nhất (giai đoạn 1992-1995) do chính sách khai phá vùng kinh tế mới giàu tiềm năng
về tài nguyên và đất đai, khí hậu thuận lợi, do chương trình đưa người Kinh lên cao nguyên
thiết lập mạng dịch vụ… thì những năm trở lại đây Tỉnh và Thành phố đã có những cơ chế

kinh tế nhằm kiểm soát và hạn chế nguồn dân nhập cư một cách hợp lý, đồng thời chính sách
giảm tỉ lệ sinh của Nhà nước, xu hướng hiện đại hoá cuộc sống đã góp phần trong công tác ổn
định mức gia tăng dân số.
Theo đánh giá của JICA, tốc độ tăng dân số đã giảm trong những năm gần đây:
đoạn 1991 – 1995:
4,18%
- Giai đoạn 1995 – 2000:
- Giai đoạn 2000 – 2005:
- Giai đoạn 2005 – 2010:

2,81%
1,97%
1,22%

- Giai


Hình 1.2: Sơ đồ phân bố mật độ dân cư thành phố Buôn Ma Thuột

Bảng
1.4:
Hiện

trạng phát triển dân số toàn thành phố
T
T

Nội dung

Đơn vị

tính

HT
1996

2004

2005

2006

2007

2008

2009

I

Toàn TP

1

Dân số trung bình

Người

2

Mật độ dân số


Ng/km2

256.8
80
681

309.28
5
820

314.58
8
834

319.27
7
846

324.24
0
860

328.07
3
870

330.10
6
875


3

Dân số trong lứa tuổi LĐ

Người

4

Tỷ lệ đô thị hóa

%

81.50
0
63,85

176.49
6
64,63

179.98
3
64,80

181.19
6
65,01

183.72

6
65,35

185.93
6
65,55

188.46
6
65,55

5

Tỷ lệ dân số phân theo
giới tính (nam)

%

50,0

50,2

50,1

50,2

50,1

50,2


50,1

6

Mức gia tăng dân số trung bình

-

%

2,04

-

Tỷ lệ tăng trưởng dân số
giai đoạn
Tỷ lệ tăng TB/năm

%

3,41

1,97

1,71

1,49

1,55


1,18

0,62

-

Tỷ lệ tăng tự nhiên

%

1,85

1,353

1,261

1,22

1,17

1,135

1,078

Tỷ lệ sinh

%

2,48


1,839

1,709

1,639

1,590

1,555

1,508

Tỷ lệ chết

%

0,63

0,49

0,48

0,42

0,42

0,42

0,43


-

Tỷ lệ tăng cơ học

%

1,56

0,62

0,23

0,27

0,38

0,05

-0,46

II

Nội thị

1

Dân số trung bình

Người


164.0
30

199.89
7

203.85
5

207.55
6

211.89
9

215.06
2

216.37
1

2

Mức gia tăng dân số trung bình

-

Tỷ lệ tăng trưởng dân số

%


2,28


III

giai đoạn
Tỷ lệ tăng TB/năm
Tỷ lệ tăng tự nhiên
Tỷ lệ tăng cơ học
Nông thôn

%
%
%

3,32
1,85
1,47

2,10
1,35
0,74

1,98
1,26
0,72

1,82
1,22

0,60

2,09
1,17
0,92

1,49
1,14
0,36

0,61
1,08
-0,47

1

Dân số trung bình

Người

Tỷ lệ % so với tổng DS

%

92.85
0
36,15

109.38
8

35,37

110.73
3
35,20

111.72
1
34,99

112.34
1
34,65

113.01
1
34,45

113.73
5
34,45

3,57

1,74

1,23

0,89


0,55

0,60

0,64

2

Tỷ lệ tăng TB/năm

Nguồn [7]
- Lao động:

Tổng lao động tham gia các ngành kinh tế toàn thành phố năm 2009

chiếm 49,6% dân số, trong đó lao động nông lâm nghiệp thuỷ sản chiếm 19,8%, lao động làm
việc trong ngành công nghiệp – xây dựng chiếm 13,94% và dịch vụ, HCSN… chiếm
15,84%. Lao động nông nghiệp là 65.363 người, bình quân 2,5 lao động/ha đất nông nghiệp.


Bng 1.5: Hin trng lao ng ton thnh ph
T
T

Mục tiêu

2002

2003


2004

2005

2006

2007

2008

2009

1

Dân số (ngời)

296.512

Lao động trong
độ tuổi (ngời)
Tỷ lệ % so với
tổng dân số
Lao động làm
việc trong các
ngành kinh tế
(ngời)
Trong đó: Lao
động trong độ
tuổi
Lao động ngoài

độ tuổi
Tỷ lệ % so với
dân số
LĐ Nông lâm
thủy sản
Tỷ lệ % so với LĐ
làm việc
LĐ CN - TTCN &
XD
Tỷ lệ % so với LĐ
làm việc
LĐ Dịch vụ Thơng
mại
HCSN...
Tỷ lệ % so với LĐ
làm việc
Thất nghiệp
Tỷ lệ % so với LĐ
trong độ tuổi
Hc sinh trong
tui LĐ, nội trợ,
mất sức, không l/v
Tỷ lệ % so với LĐ
trong độ tuổi

168.733

309.28
5
176.49

6
57,07

314.58
8
179.98
3
57,21

319.27
7
181.19
6
56,75

324.24
0
183.72
6
56,66

328.07
3
185.93
6
56,68

330.106

2


303.31
1
172.29
1
56,80

143.337

147.85
8

153.17
0

156.29
0

156.94
7

159.27
0

161.18
6

163.676

135.362


139.84
4

144.80
0

147.58
6

148.32
4

150.39
6

152.20
5

154.539

7.975

8.014

8.370

8.704

8.623


8.874

8.981

9.137

48,34

48,75

49,52

49,68

49,16

49,12

49,13

49,58

64.652

64.777

65.518

66.313


66.777

66.833

69.926

65.363

45,10

43,81

42,77

42,43

42,55

41,96

43,38

39,93

16.901

17.860

19.271


19.600

19.611

42.305

45.827

46.032

11,79

12,08

12,58

12,54

12,50

26,56

28,43

28,12

53.809

57.207


60.011

61.673

70.559

50.132

45.433

52.281

37,54

38,69

39,18

39,46

44,96

31,48

28,19

31,94

5.838

3,46

5.961
3,46

6.107
3,46

6.227
3,46

4.586
2,53

4.627
2,52

4.683
2,52

4.501
2,39

27.533

26.486

25.589

26.170


28.286

28.703

29.048

29.426

16,32

15,37

14,50

14,54

15,61

15,62

15,62

15,61

3

-

3.

1

3.
2

3.
3

4

5

56,91

188.466
57,09

Ngun [7]
c. Hin trng s dng t
Trong vựng Tõy Nguyờn, k Lk chim 24% din tớch, ng th 2 sau Gia Lai.
Tng din tớch t t nhiờn ca Thnh ph l 37.718 ha, trong ú t nụng nghip
chim gn 70%; t ch yu nm trờn trc chớnh t trung tõm ra ngoi thnh chim 6,15%;
c bit qu t lõm nghip thuc thnh ph rt nh, chim 2,66%; t cha s dng cũn
3,45% cú kh nng chuyn i sang cỏc mc ớch s dng khỏc phc v phỏt trin kinh t ca
Thnh ph. Nhỡn chung tim nng t ai vn cũn khai thỏc tt. Nm 2009 c cu s dng
t thay i theo hng gim t trng t nụng nghip, m rng din tớch t chuyờn dựng,
chuyn i mc ớch s dng mt s loi t sang t , t cụng cng.
Bng 1.6: Hin trng s dng t nm 2009



TT
I
1
2
II
1
2
3
4
5

Loại đất
Diện tích đất toàn TP chia theo khu vực
Đất nội thị
Đất ngoại thị
Diện tích đất toàn TP chia theo mục đích sử dụng
Đất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản
Đất lâm nghiệp
Đất ở
ở đô thị
ở nông thôn
Đất chuyên dùng, tôn giáo, nghĩa trang, mặt nước
Đất chưa sử dụng

Diện tích (Ha)
37.718,00
10.150
27.568
37.718
26.350,58

1.004,90
2.317,84
1.341,46
976,38
6.742,61
1.302,07

Cơ cấu (%)
100,00
26,91
73,09
100
69,86
2,66
6,15

17,88
3,45

Nguồn [28]

Hình 1.3: Biểu đồ hiện trạng sử dụng đất toàn thành phố năm 2009
Bảng 1.7: Hiện trạng tổng hợp sử dụng đất khu vực nội thị
TT

Hạng mục

Hiện trạng 1996

Hiện trạng 2009


(Theo ĐA QH 1997 được duyệt)

Tổng
DT
(Ha)
A
B
I
1
1.1

Diện tích tự nhiên toàn
TP
Diện tích tự nhiên nội thị
Đất xây dựng nội thị
Đất dân dụng
Đất ở

Tỉ
%

lệ m2/
người

Tổng DT Tỉ
(Ha)
%

lệ m2/

người

37.718
10.092
3.161
2.257,3
1.619

95,0

16,0

194
139
100

10.150
3.735,75
2.653,37
1.341,46

100

13,22

172,7
122,6
62,0



1.2

Đất công trình công cộng 253,8
Đất văn hoá
Đất giáo dục
(ko bgồm đất GD cấp Vùng)
Đất y tế
Đất chợ
Đất cơ quan, công trình sự nghiệp
1.3 Đất cơ sở TDTT
6
1.4 Đất có mục đích công cộng khác
1.5 Đất giao thông nội thị
379
2
Đất ngoài dân dụng
903,7
2.1 Đất chuyên dùng khác (Gdục, đất
khác)
2.2 Đất CN, TTCN, kho 102
tàng…
2.3 Giao thông đối ngoại
40
2.4 Đất an ninh, quốc phòng 256,6
2.5 Đất tôn giáo tín ngưỡng
2.6 Đất di tích, danh thắng
2.7 Đất bãi thải, xử lý chất 505,1
thải
2.8 Đất nghĩa trang, nghĩa
địa

II
Đất khác
6.931
1
Đất nông nghiệp & 6.279,2
NTTS
2
Đất lâm nghiệp
331,4
3
Sông suối và mặt nước
320,4
4
Đất chưa sử dụng, đất
khác
Nguồn [28]

2,5

16

346,13
86,95
110,11

3,4

16,0

0,17

0,47
8,88

0,8

phi NN

44,44
5,42
99,21
17,12
47,79
900,87
1.082,38
51,21

1,0

298,97

2,95

0,4
2,5

174,65
382,66
39,62
8,21
33,93


1,72
3,77
0,39
0,08
0,33

93,13

0,92

6.414,25
5.853,72

57,67

324,66
159,86
76,01

3,20
1,57
0,75

0,0
0,06

0
0,37


3,8

23

62,2
3,3
3,2

41,6

0,50
13,8

1.1.3 Thực trạng cơ sở hạ tầng
a.Hiện trạng hạ tầng xã hội
- Giáo dục và đào tạo:
+ Buôn Ma Thuột là thành phố được coi là trung tâm giáo dục đào tạo cấp vùng. Hệ
thống trường lớp phát triển tại tất cả các bậc học từ nhà trẻ đến cấp Đại học. Tính đến 2010,
trên địa bàn Thành phố có 146 trường với diện tích khoảng 192 ha, đào tạo trên 106 nghìn
học sinh – sinh viên. Tuy nhiên, theo đánh giá của JICA, cơ sở vật chất giáo dục mới chỉ ở
mức trung bình. Bình quân đất giáo dục từ mầm non đến phổ thông 18,7 m2/hsinh, trong đó
cấp mầm non đạt 5 m2/cháu chưa đảm bảo quy chuẩn.
+ Hệ thống giáo dục hiện thu hút không chỉ trong phạm vi địa phương, trong tỉnh mà
cả các tỉnh khác trong khu vực Tây nguyên. Các trường Cao đẳng và Đại học đã góp phần
vào sự nghiệp phát triển nguồn nhân lực cả vùng và các tỉnh miền Trung.
Bảng 1.8: Hiện trạng giáo dục - đào tạo 2009 - 2010


TT Nội dung
1

2
3
4
5
6
7

Số
trườ
ng
36
55
26
13
11

Mầm non
Tiểu học
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
TH chuyên nghiệp
Cao Đẳng (S Phạm,
VHNT, nghề TNDT, 4
Đông á)
Đại học Tây nguyên 1
Tổng cộng
146
Nguồn [7, 26]

437

944
485
419
-

Số
giáo
viên
697
1.119
1.028
894
-

-

392

5.707

450.000

-

340

12.564
106.525

27.500

1.917.691

Số
lớp

Số hssv

Tổng
S Mức độ kiên
đất (m2)
cố (%)

12.545
29.009
24.523
17.941
4.236

62.114
427.430
274.235
255.438
420.974

81
79
76
97

- Y tế:

Mạng lưới y tế có quy mô 26,5 ha bao gồm: 03 bệnh viện cấp Vùng, trong đó bệnh
viện đa khoa 800 giường hiện đang xây dựng; 15 bệnh viện, trung tâm y tế cấp tỉnh phòng
khám đa khoa khu vực; 2 bệnh viện đa khoa của thnàh phố; 21 trạm y tế xã phường và hàng
trăm phong khám bệnh tư nhân. Tổng số giường bệnh lên đến trên 2000 giường (tính cả bệnh
viện đa khoa 800 giường). Số cán bộ y tế hiện có trên 1.700 người từ bác sỹ, y tá... Như vậy,
bình quân khoảng 6 giường bệnh/1.000 dân tăng gấp đôi so với năm 2005.
Bảng 1.9: Hiện trạng y tế
TT Nội dung

Số
lượn
g
1
Y tế cấp vùng
3
Viện VS dịch tễ Tây nguyên
1
Bệnh viện
trường ĐH 1
T.nguyên
Bệnh viện đa khoa cấp vùng 1
(Đang xây dựng)
2
Y tế cấp Tỉnh
15
3
Y tế cấp huyện/TP
2
4
Y tế cấp phường/xã

21
5
Y tế ngoài công lập
241
Nguồn [26]

Số
giường

Số y, bác sỹ, Diện tích
điều dưỡng
(m2)

30

1.033
-

800
940
130
63
100

120.000
1.221
173
122
189


84.382
18.878
21.960
20.070

- Văn hoá và thể dục thể thao:
Các công trình văn hoá trên địa bàn Thành phố hiện có: nhà văn hoá trung tâm, nhà
thông tin triển lãm của Tỉnh, nhà văn hoá thanh thiếu nhi, hầu hết các xã phường đều có nhà
văn hoá sinh hoạt cộng đồng. Cơ sở bảo tàng với hơn 8000 hiện vật hàng năm phục vụ
khoảng gần 100 nghìn lượt khách tới nghiên cứu và học tập. Có 3 rạp chiếu bóng với 600 chỗ
ngồi. Sân vận động có sức chứa 10.000 người đạt tiêu chuẩn quốc gia. Thư viện với khoảng


100.000 đầu sách phục vụ 80-90 ngàn bạn đọc. Tổng diện tích các công trình văn hóa là
86,95ha và có tầng cao từ 1 đến 3 tầng. [26]
b. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật [28]

* Chuẩn bị kỹ thuật và đánh giá đất xây dựng:
- Đánh giá đất xây dựng: Căn cứ vào địa hình khu vực nghiên cứu và các điều kiện tự nhiên,
thuỷ văn, địa chất, đất xây dựng được đánh giá như sau:
Tổng diện tích đất tự nhiên hiện trạng thành phố: 10300Ha
+ Đất xây dựng thuận lợi: F = 7086,4Ha (68,80%)
- Đất đã xây dựng các công trình ổn định
- Đất có nền không bị ngập lụt
- Đất có độ dốc nền : 0,4% ≤ i ≤ 10%
+ Đất xây dựng ít thuận lợi do độ dốc nền : F = 3028,20Ha (29,40%)
- Đất có độ dốc nền : 10% < i ≤30%
+ Đất xây dựng không thuận lợi : F = 185,40Ha (1,80%)
- Đất có độ dốc nền i >30%
- Đất ven suối đã có hiện tượng sạt lở, phải di dời dân

- Đất an ninh, quốc phòng, di tích lịch sử, văn hóa, khoáng sản…
- Đất thuỷ lợi, đất có mặt nước hngập >1,0m (Ao, hồ…)

- Hiện trạng nền xây dựng :
+ Thành phố Buôn Ma Thuột có địa hình cao nguyên, bằng phẳng, ít bị
chia cắt. Hướng dốc nền địa hình từ Đông Bắc thấp dần về phía Tây Nam với độ
dốc trung bình i=1% ÷ 2%, độ dốc cao nhất i = 6% (khu vực thung lũng ven
suối phía Tây Nam).
+ Nền hiện trạng khu vực nội thị thành phố, đã xây dựng ổn định chiếm
chủ yếu tại khu vực phố cũ thuộc trung tâm thành phố và các khu phố vừa xây
dựng mới, có cao độ nền hiện trạng từ: +417m ÷ +538 m, nền không bị ngập lụt,
trừ một số điểm ngập cục bộ khi có mưa lớn, do tiêu thoát nước chậm.
- Hiện trạng thoát nước mưa
+ Theo số liệu điều tra năm 2000, mạng lưới thoát nước nội thành hiện có 24 tuyến với
tổng chiều dài khoảng: 20,659Km mương, cống và thuộc loại hệ thống chung nước mưa và
nước thải. Theo số liệu thuộc dự án thoát nước do chính phủ Đan Mạch và Việt Nam đồng tài
trợ kết thúc vào cuối năm 2007 thành phố Buôn Ma Thuột đã có hệ thống thoát nước riêng
hoàn toàn, về cơ bản đã giải quyết được tình trạng thoát nước mưa, nước thải tại các khu vực
trung tâm thuộc nội thành, các đường cống cũ được cải tạo kết hợp với mở rộng xây dựng
mới.
+ Các khu vực thuộc địa phận các xã ven thành phố hiện trạng chưa có hệ thống thoát
nước mưa, nước mưa chảy tràn trên bề mặt theo độ dốc nền địa hình tự nhiên về các khe tụ
thủy và suối nhỏ trong khu vực.


* Cấp nước:
Nguồn nước phục vụ sinh hoạt của thành phố Buôn Ma Thuột là nguồn nước ngầm.
Nguồn nước này có chất lượng đảm bảo tiêu chuẩn nước sinh hoạt đô thị. Nước sau khi được
khai thác bằng các trạm bơm giếng khoan (nước ngầm mạch sâu), giếng phun (mạch xuất lộ)
được xử lý và bơm thẳng vào mạng lưới phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của Thành phố.


* Cấp điện:
- Nguồn điện: Thành phố Buôn Ma Thuột hiện đang được cấp điện từ các nguồn điện quốc
gia và nguồn điện địa phương thông quá các trạm biến áp được bố trí trong thành phố.
- Lưới điện :
+ Phía Tây Bắc thành phố hiện có tuyến đường dây cao thế 500KV đi trạm 500KV
PleiKu chạy ngang qua. Ngoài ra mạng lưới trung thế chạy qua thành phố bao gồm 59km
đường dây 220KV, 118km đường dây 110KV
+ Lưới điện phân phối của thành phố Buôn Ma Thuột hiện tại đang sử dụng lưới điện
35KV và 22KV. Tổng số chiều dài các tuyến 35KV hiện có trên địa bàn thành phố khoảng
140km. Tổng số chiều dài các tuyến 22KV hiện tại là 307km.
+ Lưới điện hạ thế 0,4KV tại các khu trung tâm trong thành phố cơ bản đã được đầu tư
xây dựng mới, còn ở khu trung vực vùng ven thành phố đa số là lưới điện cũ đã lâu năm với
hệ thống dây nhôm trần và dây nhôm bọc loại AV70, AV50, A50, A70 và A95.
+ Tổng số trạm BA hạ thế hiện có trên địa bàn thành phố là 576 trạm với tổng dung
lượng 144294 KVA.
+ Nhu cầu sử dụng điện trong thành phố đạt 100%. Khu vực ngoại thành, các buôn làng
đạt 90%.
+ Lưới điện chiếu sáng trong khu vực trung tâm thành phố cơ bản đã được lắp đặt đầy đủ
với gần 265 km đường được chiếu sáng. Tỷ lệ trục đường chính được chiếu sáng đạt 100%.

* Thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường:
- Hiện trạng thoát nước:
+ Nhà máy xử lý nước thải của thành phố Buôn Ma Thuột có công suất 40.000
m3/ng.đ, thì tính theo dân số hiện trạng năm 2009 nhà máy chỉ cần hoạt động với công suất
39.612 m3/ng.đ là phục vụ đủ 100% dân cư.
+ Hiện nay dự án đã lắp đặt được 56.700 m cống thoát nước (bao gồm cả nước mưa và
nước thải). Đến nay đã cơ bản hoàn thành, hệ thống đã giải quyết cơ bản vấn đề tiêu thoát
nước và xử lý môi trường khu vực nội thành.


- Hiện trạng thu gom và xử lý chất thải rắn (CTR):
+ Dịch vụ thu gom đã được thực hiện tại 8 phường nội thành với dân số được phục vụ
khoảng 92.800 người. Lượng CTR Công ty thu gom hàng ngày là 70-100 m3, những ngày
cao điểm như ngày lễ, tết lượng rác lên tới 120-140 m3/ng.


+ Từ đầu năm 2011 đã mở rộng địa bàn thu gom rác thải đến các tuyến đường Quốc lộ
14, tỉnh lộ 2 và các xã vùng ven như: Ea Kao, Hòa Phú, Cư Êbua…
+ CTR sau khi thu gom được tập trung chôn lấp tại khu chôn lấp CTR thành phố ở thôn
3 xã Cư Ebua cách thành phố 8,0 km về phía Tây Bắc. Bãi có diện tích 60 ha.

- Nghĩa trang: Dịch vụ tang lễ của thành phố Buôn Ma Thuột do Công ty quản
lý đô thị và VSMT quản lý. Nghĩa trang thành phố có diện tích 58 ha, cách
thành phố 4 km phía Đông Bắc trên km4 đường Phan Chu Trinh. Nghĩa trang có
thể mở rộng đến 120 ha. Ngoài ra thành phố còn nhiều nghĩa trang do dân chôn
cất tự phát.
1.1.4 Thực trạng và quy hoạch xây dựng đô thị
a. Thực trạng xây dựng đô thị [28]

- Hiện trạng nhà ở khu phố cũ: Chủ yếu là dạng nhà phân lô, ô phố. Hình thức
kiến trúc đa dạng, không có bản sắc với chủ yếu là nhà mái bằng. Cần thiết phải
cải tạo mặt đứng và mái.
- Hiện trạng nhà ở các khu mới xây dựng:
+ Ở các khu được quy hoạch, trung tâm các phường được sắp xếp tương đối ngăn nắp,
hình thức kiến trúc hiện đại. Một số được thiết kế đẹp, có quan tâm đến yếu tố bản sắc vùng,
miền. Tuy nhiên phần lớn có kiến trúc giống với các đô thị hiện tại trong cả nước.
+ Nhiều khu ở các phường, xã ven đô được xây dựng tự phát, hình thức kiến trúc pha
tạp, không phù hợp, hạ tầng kỹ thuật thiếu.

- Hiện trạng trung tâm hành chính, chính trị cấp Tỉnh, Thành phố:

+ Cấp Tỉnh: nằm trên trục đường Lê Duẩn. Vị trí này có cao độ thấp, diện tích đất hẹp,
không tương xứng với bộ máy đầu não cấp Tỉnh. Cần tìm một khu vực khác phù hợp hơn.
+ Cấp thành phố: Vị trí trên trục đường Nguyễn Tất Thành, vơi hình thức kiến trúc
chưa đẹp, không đặc trưng. Lại bị xuống cấp do thời gian xây dựng đã lâu, cần phải cải tạo
sửa chữa lại.

- Hiện trạng các trung tâm chuyên ngành:
+ Trung tâm giáo dục: Được phân theo cấp quản lý hành chính.
- Cấp phường xã có các trường phổ thông cơ sở đến mầm non.
- Cấp thành phố có các trường phổ thông trung học.
- Cấp Vùng, Tỉnh có các trường trung học dạy nghề, đại học.
+ Trung tâm y tế: cấp Tỉnh, thành phố, phường.
+ Trung tâm thể dục thể thao: cấp Tỉnh, thành phố, phường.
+ Trung tâm văn hóa: cấp Tỉnh, thành phố, phường.
+ Các buôn làng tryền thống: Đã và đang được bảo tồn.
- Hiện trạng các khu, cụm công nghiệp thành phố:


Còn nhỏ, lẻ, chưa có các nhà đầu tư lớn.
- Hạ tầng kỹ thuật: Cấp nước, thoát nước, điện, thu gom xử lý CTR đã được xây dựng bằng
vồn nước ngoài và đã đưa vào khai thác chất lượng tốt. Tuy nhiên giao thông đối ngoại cần
phải được quan tâm hơn nữa.
b. Các dự án quy hoạch xây dựng đã và đang được triển khai
Theo “Báo cáo công tác quy hoạch trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột tháng 4/2007
của UBND thành phố:

- Diện tích đất đã được quy hoạch chi tiết 1/2000 là 1683,96ha;
- Đồ án quy hoạch đã được phê duyệt Nhiệm vụ thiết kế là: 744,89ha
- Tổng cộng là 2428,85ha
- Quy hoạch chi tiết 1/500 đã được duyệt là 262,90ha

- Tổng diện tích quy hoạch là 2691,75ha/10150ha=26,52% tổng diện tích
toàn Thành phố.
Chúng ta thấy rằng việc lập quy hoạch trên địa bàn Thành phố còn chậm, thiếu so với yêu
cầu của công tác quản lý đô thị.
Công tác quản lý quy hoạch, quản lý xây dựng còn nhiều hạn chế.
Các đồ án quy hoạch đi vào cuộc sống chưa nhiều.
Chưa có cơ chế, chính sách đủ mạnh thu hút các nguồn lực, vốn đầu tư từ bên ngoài cho
công tác thực hiện các dự án quy hoạch.

1.2 Thực trạng giao thông của thành phố Buôn Ma Thuột
1.2.1 Hệ thống giao thông thành phố Buôn Ma Thuột
Hệ thống giao thông thành phố Buôn Ma Thuột gồm 2 loại hình chủ yếu là đường bộ và
đường hàng không, không có đường thuỷ và chưa có đường sắt.
a. Giao thông đối ngoại
- Giao thông hàng không:
+ Thành phố Buôn Ma Thuột hiện có 01 sân bay nằm trên địa bàn xã Hòa Thắng, cách
trung tâm khoảng 7km về phía Đông-Nam với diện tích khoảng 258ha. Là sân bay quân sự
cấp 1 và sân bay dân sự quốc gia cấp 4C.
+ Cảng hàng không Buôn Ma Thuột đã tiếp tục đầu tư nâng cấp, cải tạo đường hạ cất
cánh có chiều dài 3.000 mét, rộng 45 mét với các trang thiết bị phụ trợ, đèn đêm, cũng như
đầu tư mới thiết bị như xe thang, xe nâng hàng, xe băng chuyền đảm bảo cho cảng hàng
không này đáp ứng việc khai thác của các máy bay A320, A321 và các loại máy bay quân sự
hiện đại cả ngày và đêm, sẵn sàng phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế, an ninh, quốc phòng
khu vực Tây Nguyên.
+ Sân bay hiện đang được Vietnam Airline khai thác 03 tuyến nội địa BMT-Hà NộiBMT; BMT-Đà Nẵng-BMT; BMT-TP Hồ Chí Minh-BMT. Hiện nay, mỗi ngày có 4 chuyến
bay thường nhật từ thành phố Hồ Chí Minh đi Buôn Ma Thuột, 2 chuyến đi Hà Nội, 1 chuyến


từ Buôn Ma Thuột đi Đà Nẵng và ngược lại. Riêng cuối tuần vào các ngày thứ 6 và thứ 7 có 5
chuyến từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Buôn Mê Thuột và ngược lại.

Ngoài ra sân bay còn được Air Mekong khai thác 2 tuyến nội địa đi Hà Nội, TP Hồ
Chí Minh. Bắt đầu từ ngày 1/10/2011 sẽ chính thức mở đường bay thẳng từ Vinh đến Buôn
Ma Thuột và ngược lại với tần suất 1 chuyến/ngày

+ Công suất phục vụ: Năm 2009, Cảng hàng không Buôn Ma Thuột đã
phục vụ an toàn 2754 lần chuyến cất hạ cánh (tăng 36,60% so với năm 2008) –
phục vụ 204.030 lượt hành khách đi đến – (tăng 28,45% so với năm 2008).
Năm 2010, Cảng hàng không Buôn Ma Thuột đã phục vụ an toàn 3920
lần chuyến cất hạ cánh (tăng 42,33% so với năm 2009) – phục vụ 262.490 lượt
hành khách đi đến – (tăng 28,65% so với năm 2009).
+ Ngày 22/1/2010, Tổng công ty Cảng hàng không Miền Nam đã khởi công xây dựng
Nhà ga hành khách Cảng hàng không Buôn Ma Thuột. Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 221
tỷ đồng do Tổng công ty làm chủ đầu tư. Quy mô của nhà ga mới gồm một tầng trệt và một
tầng lửng, có tổng diện tích sàn 7.175 m2. Tầng trệt được bố trí cho quy trình khách đến,
khách đi, có thể đáp ứng 220 hành khách/giờ cao điểm.
+ Sân bay Buôn Ma Thuột đang có dự án nâng cấp do Công ty tư vấn xây dựng công
trình hàng không (ADCC) thực hiện.
Nguồn [6,32]
- Giao thông đường bộ:
Trên phạm vi địa bàn Thành phố hiện có 1859 km đường bộ, trong đó Quốc lộ 44 km,
Tỉnh lộ 26 km, đường giao thông Thành phố 1789 km.

+ Hệ thống quốc lộ:
Trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột là điểm xuất phát của các quốc lộ 26, 27 và cũng
là nơi quốc lộ 14 đi qua.
Quốc lộ 14 đoạn đi qua trung tâm Thành phố dài 31km có chỉ giới đường đỏ thay đổi
từ 44-50m ở phía Bắc và từ 30-36m phần phía Nam. Phần ngoài ranh giới nội thị hiện đạt cấp
III, IV miền núi, nền 9-10m, mặt đường bê tông nhựa 6,5-7,5m.
Quốc lộ 26 đi xuống Nha Trang đạt cấp III miền núi, bề rộng nền đường 8-13m, bề
rộng mặt 5-7m kết cấu bê tông nhựa. Đoạn qua Thành phố dài 8km rộng 32-50m

Quốc lộ 27 đi Đà Lạt, Ninh Thuận hiện đang là cấp III, IV miền núi, bề rộng nền
đường 7,5-9m, lòng đường 5,5-7m. Đoạn qua Thành phố dài 5km đã được nâng là đường 4
làn xe có giải phân cách, rộng 50m

+ Mạng lưới tỉnh lộ:
Tỉnh lộ 8: (ĐT 688) (Buôn Ma Thuột - Cư Mgar-Krông Búk) điểm đầu tiếp nối đường
Phan Chu Trinh, đoạn trong Thành phố dài 6,2km rộng 24-30m.


Tỉnh lộ 17 (ĐT 697): (Buôn Ma Thuột - Ea Sup) điểm đầu từ đường Phan Bội Châu
đoạn nằm trong Thành phố dài 6,4km rộng 24m.
Tỉnh lộ 18 (ĐT 698): (Buôn Ma Thuột – Krông Ana) đoạn qua Thành phố dài khoảng
6km rộng 30m.
Tỉnh lộ 19A (ĐT 699A): (Buôn Ma Thuột –Buôn Đôn- Tỉnh lộ 17) đoạn qua Thành phố
dài khoảng 7,4km rộng 30m.
+ Hệ thống giao thông tĩnh:
Tổng diện tích bến, bãi đỗ xe trong đô thị hiện chiếm 73ha, trong đó diện tích bến bãi
ô tô khách, hàng hóa chiếm 64ha, diện tích bãi đỗ xe trong đô thị chiếm gần 9ha.
Bến xe liên tỉnh phía Bắc: Diện tích khoảng 4ha
Bến xe liên tỉnh phía Nam: Diện tích khoảng 4ha
Bến xe Thành phố: Diện tích khoảng 6700m2
Nguồn [16]
b. Giao thông nội thị
- Mạng lưới đường nội thị:
+ Mạng đường ở khu vực trung tâm Thành phố có dạng ô cờ, với tổng diện tích đường
đô thị chiếm khoảng 1343ha, chất lượng mặt đường tương đối tốt.
+ Trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột hiện có khoảng 1789km đường từ đường phố
chính tới các ngõ ngách. Chủ yếu được phân chia:
Đường chính đô thị và đường liên khu vực: Tổng chiều dài 15km, chỉ giới đường đỏ từ
24-30m, chiếm diện tích gần 43ha, phân bổ chủ yếu theo dạng tia nan quạt kết hợp ô cờ.

Mạng lưới đường chính chủ yếu hình thành từ các trục quốc lộ, tỉnh lộ qua địa bàn Thành
phố.
Đường chính khu vực: Tổng chiều dài 31km, chỉ giới đường đỏ từ 20-26m, chiếm diện
tích 73ha. Các tuyến đường này hầu hết được hình thành từ quy hoạch cũ thời Pháp cũng như
một số tuyến mới được xây dựng theo quy hoạch sau này.
Đường khu vực: Tổng chiều dài 68km, chỉ giới đường đỏ từ 14-22m, chiếm diện tích
127ha.
Đường phân khu vực: Tổng chiều dài 9km, chỉ giới đường đỏ từ 10-15m, chiếm diện
tích 13ha.
Đường nhóm nhà ở: Tổng chiều dài 23km, chỉ giới đường đỏ từ 10-12m, chiếm diện
tích hơn 25ha.
Đường giao thông nông thôn tại các xã: Tổng chiều dài 535km, chỉ giới đường đỏ từ
10m, chiếm diện tích 535ha.
Đường hẻm: Tổng chiều dài 230km, chỉ giới đường đỏ từ 8m, chiếm diện tích 184ha.
Đường trong các dự án đã được duyệt: Tổng chiều dài 878km, chiếm diện tích 343ha.
Nguồn [16]
- Giao thông công cộng:
Tại thành phố Buôn Ma Thuột, giao thông công cộng gồm có xe buýt, xe khách và
taxi. Tổng 15.036 xe với 386.013 ghế và 11.170 chuyến xe đi từ TP Buôn Ma Thuột đi các
tỉnh. Lưu lượng giao thông hành khách liên tỉnh từ TP Buôn Ma Thuột đi các tỉnh/thành khác
ước tính vào khoảng 205.299 lượt hành khách vào Quý III năm 2010.


×