Tải bản đầy đủ (.doc) (98 trang)

Xây dựng và lựa chọn chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần quốc tế VIETSEA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (348.49 KB, 98 trang )

Phê duyệt của Chương trình Cao học Quản tri Kinh doanh Quốc
tế.

____________________
NCS.Hà Nguyên
Chủ nhiệm Chương trình
Tôi xác nhận rằng luận văn này đã đáp ứng được các yêu cầu của một
luận văn tốt nghiệp thuộc Chương trình Đào tạo Thạc sỹ Quản trị
Kinh doanh.

____________________
Chủ tịch Hội đồng
Chúng tôi, ký tên dưới đây xác nhận rằng chúng tôi đã đọc toàn bộ
luận văn này và công nhận luận văn hoàn toàn đáp ứng các tiêu
chuẩn của một luận văn Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh.

____________________
PG
S.TS. Ngô Kim Thanh
1


Giáo viên hướng
dẫn
Các thành viên của Hội đồng
(Xếp thứ tự theo bảng chữ cái)
____________________
____________________

CAM KẾT
Tôi xin cam kết rằng nội dung của bản luận văn này chưa được


nộp cho bất kỳ một chương trình cấp bằng cao học nào cũng như bất
kỳ một chương trình đào tạo cấp bằng nào khác.

Tôi cũng xin cam kết thêm rằng bản luận văn này là nỗ lực cá
nhân của tôi. Các kết quả, phân tích, kết luận trong luận văn này
(ngoài các phần được trích dẫn) đều là kết quả làm việc của cá nhân
tôi.

2


Chữ ký của học viên

Đoàn Hương Sơn

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, trước hết cho phép tôi
xin gửi lời cảm ơn chân thành đến khoa Quản trị kinh doanh- Trường
đại học quốc gia Hà Nội và trường IRVINE đã giúp tôi thu nhận kiến
thức qua chương trình đào tạo Thạc sỹ Quản trị kinh doanh quốc tế.

3


Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới giảng
viên Ngô Kim Thanh, người đã nhiệt tình hướng dẫn giúp Tôi hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp, Cảm ơn Lãnh đạo, tập thể giáo viên và
cán bộ của khoa HSB – Đại học quốc gia Hà Nội đã tận tình giảng
dạy, giúp đỡ, tạo điều kiện cho Tôi hoàn thành khóa học này.

Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, các
anh chị em đồng nghiệp tại công ty cổ phần quốc tế VIETSEA và các
thành viên trong lớp IeMBA#09 đã động viên, ủng hộ và cổ vũ để
Tôi hoàn thành tốt cả công việc và hoàn thành chương trình học của
mình.

Chữ kí học viên

Đoàn Hương Sơn

4


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1.1

Tên đề tài

1.2

Lý do chọn đề tài

1.3

Mục đích nghiên cứu

1.4

Phạm vi nghiên cứu


1.5

Phương pháp nghiên cứu

1.6

Ý nghĩa của luận văn

1.7

Những hạn chế của luận văn

1.8

Kết quả dự kiến của luận văn

1.9

Kết cấu của khoá luận

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐỂ XÂY DỰNG VÀ LỰA
CHỌN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH.
2.1 Chiến lược kinh doanh
2.1.1 Khái niệm về chiến lược
2.1.2 Khái niệm về chiến lược kinh doanh.
2.2 Qui trình xây dựng chiến lược kinh doanh
2.3 Phân tích môi trường kinh doanh vĩ mô của doanh nghiệp
5



2.3.1 Phân tích môi trường kinh tế.
2.3.2 Phân tích môi trường công nghệ.
2.3.3 Phân tích môi trường văn hóa xã hội.
2.3.4 Phân tích môi trường quốc tế
2.3.5 Phân tích môi trường chính trị và pháp luật.
2.4 Phân tích môi trường ngành theo Michael Porter
2.4.1 Phân tích vai trò của khách hàng
2.4.2 Phân tích vai trò của nhà cung ứng
2.4.3 Phân tích khả năng của đối thủ cạnh tranh
2.4.4 Phân tích khả năng của các đối thủ tiềm ẩn mới
2.4.5 Phân tích khả năng của sản phẩm thay thế
2.5 Phân tích nội bộ doanh nghiệp
2.5.1 Các yếu tố nguồn lực và quản lí.
2.5.2 Yếu tố nghiên cứu phát triển sản phẩm.
2.5.3 Các yếu tố tài chính kế toán.
2.5.4 Yếu tố Marketing.
2.6 Mô hình tổng hợp phân tích bên trong và bên ngoài-SWOT.
2.6.1 Lý thuyết chung về SWOT.
6


2.6.2 Xác định chiến lược dựa vào SWOT.
2.7 Các chiến lược cạnh tranh chung.
CHƯƠNG II: XÂY DỰNG VÀ LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC
KINH DOANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ
VIETSEA.
3.1 Tổng quan về công ty cổ phần quốc tế VIETSEA
3.1.1 Giới thiệu về công ty
3.1.2 Cơ cấu bộ máy quản lí của công ty

3.2 Sứ mạng và mục tiêu chiến lược của công ty
3.3 Phân tích môi trường cạnh tranh của công ty cổ phần quốc tế
VIETSEA
3.3.1 Môi trường cạnh tranh vĩ mô
3.3.2 Phân tích môi trường ngành
3.3.3 Phân tích môi trường bên trong
3.4 xây dựng chiến lược kinh doanh bằng phương pháp ma trận
3.4.1 Xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố môi trường bên ngoài và
các yếu tố nội bộ của công ty cổ phần quốc tế VIETSEA.
3.4.2 Sử dụng ma trận SWOT để đưa ra các giải pháp kinh doanh.
7


CHƯƠNG III: LỰA CHỌN CÁC GIẢI PHÁP THỰC THI
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO VIETSEA
4.1 Lựa chọn các chiến lược kinh doanh
4.2 Lộ trình thực hiện các giải pháp để thực thi các chiến lược
kinh doanh
4.3 Một số giải pháp để thực hiện chiến lược kinh doanh đã lựa
chọn
Kết luận

8


PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Tên đề tài
“Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần quốc tế
VIETSEA giai đoạn 2010 – 2014”
1.2 Lý do chọn đề tài

Trong quá trình hội nhập nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam đã và đang
tạo ra những cơ hội, thách thức cho các doanh nghiệp. Các công ty
trong lĩnh vực du lịch và dịch vụ cũng không nằm ngoài xu hướng
đó. Một trong những bất cập chung của các doanh nghiệp du lịch,
trong đó có VIETSEA là chưa có chiến được kinh doanh cụ thể cho
từng giai đoạn để tận dung tối đa cơ hội, vượt qua thách thức, nhằm
nâng cao sức mạnh cạnh tranh, tối đa hóa hiệu quả hoạt động và gia
tăng giá trị sử dụng cho khách hàng.
Trong xu thế phát triển chung của xã hội, con người có nhiều thời
gian rảnh rỗi hơn trước,đủ khả năng chi trả những tiêu dùng cá nhân,
và muốn khám phá học hỏi, tiếp nhận sự đa dang của các nền văn
hóa. Nhu cầu du lịch của con người không chỉ dừng ở mức đơn thuần
tham quan nghỉ ngơi,mà còn là sự kết hợp với các hoạt động dã ngoại
9


nhằm hưởng thụ tối đa sự hoàn hảo trong các sản phẩm du lịch. Đặc
biệt với các doanh nghiệp, du lịch không chỉ là khoảng thời gian cho
nhân viên nghỉ dưỡng, đây còn là cơ hội để tiến hành các hoạt động
với mục đích xây dựng văn hóa doanh nghiệp, và tinh thần làm việc
tập thể.
Công ty cổ phần quốc tế VIETSEA là doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực kinh doanh lữ hành kết hợp với tổ chức sự kiện và Team
Building. Tuy nhiên VIETSEA vẫn hoạt động theo cơ chế “thuận
tiện”, chưa có chiến lược cụ thể, rõ ràng.
Chính từ những lý do trên tôi đã chọn đề tài “ Xây dựng và lựa chọn
chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần quốc tế VIETSEA giai
đoạn 2009 – 2014” làm luận văn tốt nghiệp. Vấn đề nghiên cứu có ý
nghĩa vô cùng quan trọng để VIETSEA có một chiến lược kinh
doanh phù hợp, nâng cao sức cạnh tranh và phát triển bền vững.

1.3 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm phân tích rõ những tác động từ môi trường kinh
doanh của hoạt động kinh doanh lữ hành kết hợp với hoạt động Team
Building.
10


Nhận thức rõ các cơ hội và thách thức, đánh giá điểm mạnh và điểm
yếu của công ty.
Xây dựng và lựa chọn chiến lược kinh doanh phù hợp đồng thời đưa
ra những giải pháp cần thiết để thực hiện những chiến lược đó nhằm
nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh cho công ty,
giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu, xây dựng, lựa chọn và thực thi
chiến lược kinh doanh cho công ty VIETSEA.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là dịch vụ lữ hành kết hợp với hoạt
động Team Building của công ty VIETSEA giai đoạn 5 năm 2010 –
2014.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu trường hợp.
Phương pháp điều tra: thảo luận nhóm.
Cơ sở của nguồn thông tin, số liệu được lấy từ tổng cục du lịch, tổng
cục thống kê, sách báo, thư viện, các báo cáo nghiên cứu và nguồn số
liệu của công ty VIETSEA.
11


1.6 Ý nghĩa của luận văn
Nghiên cứu giúp công ty VIETSEA nắm bắt tốt hơn các điểm mạnh

để phát huy, tận dụng tốt nhất các cơ hội, hạn chế tối đa những rủi ro
và đe dọa. Nhằm xây dựng công ty phát triển về lữ hành và số một về
Team Building vào năm 2014.
Việc nghiên cứu sẽ cung cấp một bức tranh toàn cảnh về môt trường
kinh doanh của ngành và xu hướng phát triển trong tương lai, từ đó
VIETSEA lựa chọn, xây dựng một số chiến lược phù hợp nhằm giúp
công ty khai thác tối đa lợi thế cạnh tranh bền vững trong thời gian
tới.
1.7 Những hạn chế của luận văn
Đề tài hạn chế về thời gian thực hiện và số liệu phân tích.
Luận văn chỉ giới hạn trong lĩnh vực lữ hành và Team Building của
công ty VIETSEA.
Nguồn số liệu thu thập cũng chưa đầy đủ số liệu thực tế VIETSEA và
số liệu tham khảo ít.
1.8 Kết quả dự kiến của luận văn

12


Phân tích và thấu hiểu tác động của môi trường kinh doanh và xu
hướng phát triển ngành đến hoạt động của công ty cổ phần quốc tế
VIETSEA.
Xác định đúng con đường, đúng cách thức để đạt được mục tiêu đã
đề ra.
Xây dựng, lựa chọn chiến lược kinh doanh phù hợp cho VIETSEA từ
giai đoạn 2009 – 2014.
Đưa ra các giải pháp cụ thể và kế hoach thực thi chiến lược kinh
doanh cho công ty VIETSEA.
1.9 Kết cấu của khóa luận
Khóa luận bao gồm Phần mở đầu và 03 chương:

Chương 1. Cơ sở lý luận để xây dựng và lựa chọn chiến lược kinh
doanh cho công ty VIETSEA.
Chương 2. Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty VIETSEA.
Chương 3. Lựa chọn và các giải pháp thực hiện chiến lược kinh
doanh cho VIETSEA.

13


CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐỂ XÂY DỰNG VÀ LỰA CHỌN CHIẾN
LƯỢC KINH DOANH.
2.1.1 Khái niệm về chiến lược.
Chiến lược là vấn đề rất quan trọng đối với mỗi tổ chức. Theo Keneth
L.Andrews (1965) thì “Chiến lược là mô hình về các mục tiêu, chủ
đích và các kế hoạch đạt được mục tiêu đó”.
Bất kì doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển không chỉ quan
tâm đến những kế hoạch tác chiến ngắn hạn mà còn cần quan tâm đến
những vấn đề dài hạn nhằm tận dụng thời cơ, giảm thiểu những tác
động xấu từ môi trường bên ngoài, phát huy những điểm mạnh và
khắc phục những điểm yếu của bản thân doanh nghiệp. Những tư duy
như vậy được gọi là tư duy chiến lược. Như vậy chiến lược cũng
chính là bản kế hoạch cho tương lai, trong đó mô tả mô hình hoạt
động của doanh nghiệp cũng như vẽ ra viễn cảnh tốt đẹp cho doanh
nghiệp. Chiến lược giải quyết những vấn đề không thể dự báo, không
thể biết trước.
2.1.2 Khái niệm về chiến lược kinh doanh.
14



Hiện nay về mặt lý thuyết người ta chưa có một khái niệm nào được
công nhận là duy nhất đúng về chiến lược kinh doanh. Một khái niệm
phổ biến được nhiều nhà nghiên cứu về mặt lý thuyết và nhiều nhà
quản lý kinh doanh thừa nhận “ Chiến lược kinh doanh là tổng hợp
các mục tiêu dài hạn, các chính sách và giải pháp lớn về sản xuất
kinh doanh, tài chính, và về giải quyết nhân tố con người nhằm đưa
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phát triển lên một trạng thái
cao hơn về chất (chất lượng hoạt động kinh doanh”.
Chiến lược kinh doanh luôn xây dựng, lựa chọn và thực thu dựa trên
cơ sở lợi thế so sánh của doanh nghiệp, điều này đòi hỏi doanh
nghiệp phải đánh giá đúng thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh
của mình khi xây dựng chiến lược, và cũng đặt doanh nghiệp vào tình
thế phải xây dựng chiến lược kinh doanh với những chuẩn bị chu
đáo.
Như vậy, có thể thấy rằng, chiến lược kinh doanh có vai trò đặc biệt
quan trọng, nó quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Nó giúp
cho nhà quản trị có một cái nhìn dài hạn, là cơ sở để đưa ra những
quyết định chính xác kịp thời. Đồng thời giúp doanh nghiệp tận dụng
15


điểm mạnh sẵn có, cơ hội trong tương lai để đương đầu, hạn chế
thách thức, khắc phục điểm yếu, giữ vững và nâng cao vị thế của
doanh nghiệp.
2.2 Quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh
Sơ đồ 2-1: Xây dựng chiến lược
TẦM NHÌN- SỨ MỆNH

PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG
BÊN NGOÀI

Phân tích môi trường vĩ mô
Phân tích môi trường ngành

XÂY DỰNG& LỰA CHỌN
CHIẾN LƯỢC
Phân tích SWOT
Phân tích GREAT

PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG
BÊN TRONG
Chuỗi giá trị
Điểm mạnh, điểm yếu

Chiến lược chức năng
Chiến lược cạnh tranh
Chiến lược công ty
Chiến lược toàn cầu

Làm cho bộ máy tổ
chức phù hợp hơn

Thực thi & điều chỉnh
chiến lược

16

Giám sát đánh giá thực
Thi chiến lược



(Nguồn: Chiến lược kinh doanh HSB)
Để tiến hành xây dựng chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp thì
nó cũng phải được tiến hành theo trình tự các bước từ việc phân tích
và dự báo về môi trường kinh doanh cho đến việc xác định các nhiệm
vụ để thực thi, triển khai chiến lược. Nếu như ta không tiến hành theo
một trình tự thì không thể xây dựng được một chiến lược đúng đắn và
thích hợp. Vì vậy nó phải tuân theo những nguyên tắc nhất định.
Bước 1:Phân tích và dự báo về môi trường kinh doanh. Từ đó phân
tích dự báo về thị trường.
Bước 2: Tổng hợp kết quả phân tích và dự báo về môi trường kinh
doanh theo hai hướng:
- Xác định thời cơ, cơ hội và những thuận lợi về môi trường kinh
doanh.
- Xác định những rủi ro, đe dọa và các cạm bẫy của thị trường đối với
hoạt động kinh doanh.
Bước 3: Phân tích và đánh giá đúng thực trạng của công ty.
- Thực trạng tài chính.
- Phân tích về số lượng, chất lượng, cơ cấu của đội ngũ lao động.
17


- Đánh giá đúng thực trạng cơ cấu tổ chức của công ty và khả năng
thích ứng của cơ cấu này trước biến động của môi trường và điều
kiện kinh doanh mới.
Bước 4: Tổng hợp kết quả phân tích và đánh giá thực trạng của công
ty.
- Xác định các điểm mạnh, các lợi thế so sánh của công ty so với các
đối thủ cạnh tranh chủ yếu trên thị trường.
- Xác định các điểm yếu, các bất lợi của công ty so với các đối thủ
cạnh tranh chủ yếu trên thị trường.

Bước 5: Nghiên cứu các triết lý kinh doanh, ý chí, nguyện vọng của
những người đứng đầu công ty.
Bước 6: Xây dựng các phương án chiến lược kinh doanh (được hình
thành trên cơ sở kết quả của các bước 2,4,5). Có thể đưa ra phương
pháp xây dựng: Các công ty trên thế giới áp dụng nhiều phương pháp
khác nhau để xây dựng các phương án chiến lược nhưng phương án
phù hợp với điều kiện nước ta nhất là phương pháp ma trận SWOT.
Bước 7: So sánh, đánh giá và lựa chọn phương án chiến lược kinh
doanh. Khi so sánh và đánh giá các phương án chiến lược với nhau
18


thì chúng ta phải sử dụng một hệ thống các tiêu chuẩn và chỉ tiêu. Và
khi lựa chọn phương án chiến lược để đưa vào áp dụng trong thực tế
thì phải căn cứ vào mục tiêu ưu tiên trong thời kỳ chiến lược của
công ty.
Bước 8: Xác định các nhiệm vụ nhằm thực thi, triển khai chiến lược.
- Cụ thể hóa các mục tiêu chiến lược ra thành các chương trình,
phương án kinh doanh, các dự án để thực thi chiến lược.
- Xây dựng các chính sách, các giải pháp lớn để triển khai chiến lược.

2.3 Phân tích môi trường kinh doanh vĩ mô của doanh nghiệp
2.3.1 Phân tích môi trường kinh tế.
Môi trường này có ảnh hưởng rất lớn tới tất cả các doanh nghiệp
trong nền kinh tế đó. Các nhân tối bao gồm: GDP, tốc độ tăng trưởng
kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng, thu nhập theo đầu người, tỷ lệ lãi
suất, tỷ lệ hối đoái, tỷ lệ lạm phát.
Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến mức
sống của các tầng lớp dân cư. Khi nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ
cao và tương đối ổn định thì khi đó thu nhập trong các tầng lớp dân

19


cư sẽ tăng, khả năng thanh toán tăng, nhu cầu mua toàn xã hội tăng.
Do đó, môi trường kinh doanh trở nên hấp dẫn hơn. Ngược lại, khi
nền kinh tế sa sút, suy thoái dẫn đến giảm chi phí tiêu dùng, đồng
thời làm tăng các năng lực cạnh tranh, đặc biệt là các ngành đã
trưởng thành. Mức lãi suất sẽ quyết định đến mức cầu cho các sản
phẩm của doanh nghiệp. Chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái cũng có
thể tạo ra một vận hội tốt cho doanh nghiệp những cũng có thể sẽ là
những nguy cơ cho sự phát triển của chúng. Lạm phát cao là mối đe
dọa với các doanh nghiệp. Lạm phát cao thì việc kiểm soát giá cả và
tiền công có thể không làm chủ được. Lạm phát tăng lên, dự án đầu
tư trở nên mạo hiểm hơn, dẫn đến các doanh nghiệp sẽ giảm nhiệt
tình đầu tư, phát triển sản xuất.
2.3.2 Phân tích môi trường công nghệ.
Sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ đã diễn ra xu
hướng xuất hiện ngày càng nhiều sản phẩm mới có khả năng thay thế
một phần hoặc toàn bộ những sản phẩm hiện có trên thị trường, làm
chu kì sống của sản phẩm dần ngắn lại, các doanh nghiệp phải đối

20


mặt với nhiều thách thức tiềm ẩn cũng như có được nhiều cơ hội hơn
mở ra trong tương lai.
Bên cạnh đó việc thay đổi công nghệ cũng có thể làm cho phương
thức sản xuất của một doanh nghiệp nhanh chóng bị lạc hậu. Do đó,
doanh nghiệp phải cân nhắc, lựa chọn một chiến lược phù hợp.
2.3.3 Phân tích môi trường văn hóa xã hội.

Tất cả các công ty đều phải phân tích các yếu tố xã hội nhằm nhận
biết các cơ hội và nguy cơ có thể xảy ra. Khi một hay nhiều yếu tố
thay đổi chúng có thể tác động đến công ty, như xu hướng nhân
chủng học nơi làm việc và gia đình, sở thích tiêu dùng vui chơi giải
trí, chuẩn mực đạo đức xã hội, ảnh hưởng của việc du nhập lối sống
mới, vấn đề lao động nữ. Các yếu tố xã hội thường xuyên biến đổi
hoặc tiến triển chậm nên đôi khi thường khó nhận biết.
Sự xuất hiện của hiệp hội những người tiêu dùng đòi hỏi các nhà
doanh nghiệp phải quan tâm nhiều hơn đến chất lượng sản phẩm và
dịch vụ cần đảm bảo.
Cùng với sự phát triển kinh tế, sự biến động về các yếu tố xã hội
ngày càng có tác động mạnh hơn đến sự hoạt động của công ty. Nhân
21


tố này tác động vào môi trường kinh doanh một cách chậm chạp,
nhưng khi nó đã tác động thì rất mạnh mẽ. Quy mô dân số như cơ cấu
dân số, tốc độ tăng dân số và những thay đổi khác về dân số và Chất
lượng dân số, nền giáo dục, kinh nghiệm và kĩ năng. Đây cũng là một
yếu tố cần phải quan tâm khi xây dựng và phát triển doanh nghiệp vì
yếu tố then chốt để phát triển vẫn là con người trong tổ chức
2.3.4 Phân tích môi trường quốc tế.
Khu vục hoá và toàn cầu hoá đã đang và sẽ là một xu hướng tất yếu
của mọi doanh nghiệp, mọi nghành và mọi chính phủ phải tính đến.
Ngày nay nhiều nhà chiến lược đã goi điều đó dưới cái tên : thế giới
là “ Ngôi nhà chung”. trong bối cảnh đó mối trường quốc tế là một
trường hợp đặc biệt của môi trường chung bên ngoài doanh nghiệp.
Cũng giống như các môi trường đã phân tích ở trên, mục đích của
phân tích là phải chỉ ra được cơ hội và đe doạ. Nhưng bản chất của cơ
hội và đe doảơ Phương diện quốc tế đối với các doanh nghiệp có ít

nhiều khác biệt nếu chỉ lấy môi trường bên ngoài trong phạm vi của
một nước Việt Nam. Thực vậy môi trường quốc tế sẽ phức tạp hơn,

22


cạnh tranh hơn theo quan diểm từ những khác biệt về văn hoá, xã
hội , cấu trúc thể chế, chính sách và kinh tế…….
2.3.5 Phân tích môi trường chính trị và pháp luật.
Các nhân tố chính phủ, luật pháp và chính trị tác động đến doanh
nghiệp theo các hướng khác nhau. Chúng có thể tạo ra cơ hội, trở
ngại, thậm chí là rủi ro thật sự cho doanh nghiệp. Chúng thường bao
gồm: Chính phủ là người tiêu dùng lớn nhất trong nền kinh tế, sự ổn
định về chính trị, sự nhất quán về quan điểm chính sách lớn luôn là
sự hấp dẫn các nhà đầu tư. Hệ thống luật pháp được xây dựng và
hoàn thiện sẽ là cơ sở để kinh doanh ổn định. Chẳng hạn luật về bảo
vệ môi trường là điều mà các doanh nghiệp phải tính đến.
Các quyết định về quảng cáo đối với một số doanh nghiệp, lĩnh vực
kinh doanh sẽ là mối đe dọa, chẳng hạn các công ty sản xuất rượu và
cung cấp rượu cao độ…Quyết định về các loại thuế và các lệ phí có
thể vừa tạo ra cơ hội cũng lại vừa có thể là những phanh hãm phát
triển sản xuất. Luật lao động, quy chế tuyển dụng, đề bạt, chế độ hưu
trí, trợ cấp thất nghiệp cũng là những điều mà doanh nghiệp phải tính
đến.
23


2.4 Phân tích môi trường ngành theo Michael Porter
Một ngành sản xuất dịch vụ cụ thể hay ngành kinh tế kỹ thuật bao
gồm nhiều doanh nghiệp có thể đưa ra các sản phẩm và dịch vụ giống

nhau hoặc tương tự có thể thay thế cho nhau, cùng thỏa mãn những
nhu cầu tiêu dùng cơ bản như nhau.
Nhiệm vụ của các nhà chiến lược kinh doanh là phải phân tích và
phán đoán các thế lực cạnh tranh trong môi trường ngành để xác định
các cơ hội và đe dọa đối với các doanh nghiệp của họ. Môi trường
ngành là môi trường bên ngoài doanh nghiệp nhưng tác động trực
tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như sự tồn tại và phát
triển của doanh nghiệp, gồm 5 yếu tố cơ bản là khách hàng mua sản
phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, nhà cung cấp các đầu vào cho sản
xuất, đối thủ cạnh tranh, các đối thủ tiềm ẩn và các sản phẩm thay
thế. Để xây dựng một chiến lược kinh doanh thắng lợi, các nhà quản
trị phải phân tích chúng một cách sâu sắc và toàn diện. Doanh nghiệp
chỉ giành thắng lợi khi chế ngự được mối tương quan lực lượng giữa
doanh nghiệp và các thế lực đó.
24


Michael Porter, nhà kinh tế học của Đại học Harvard, đã đưa ra
những vấn đề cốt lõi nhất để sử dụng cho việc phân tích môi trường
ngành. Đó là mô hình 5 lực lượng của M.Porter giúp phân tích tìm ra
cơ hội và thách thức.( Sơ đồ 2-2)
Sơ đồ 2-2: Mô hình 5 lực lượng của M.Porter

Đối thủ tiềm năng

Quyền năng nhà
cung cấp

Doanh nghiệp và các đối
thủ hiện tại


Quyền năng khách
hàng

Sản phẩm thay thế

2.4.1 Phân tích áp lực của khách hàng
Khách hàng có một quyền năng đặc biệt đối với bất kì một doanh
nghiệp nào. Họ có thể là người sử dụng cuối cùng nhưng cũng có thể
là các doanh nghiệp khách có nhu cầu về sản phẩm của doanh nghiệp
đó và có khả năng thanh toán. Khách hàng đóng một vai trò trung

25


×