MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.
Khái niệm trọng tài quốc tế
II.
Đặc trưng cơ bản của trọng tài
1. Thỏa thuận trọng tài
2. Lựa chọn trọng tài viên
3. Quyết định trọng tài
4. Công nhận và thi hành quyết định trọng tài
III.
Đánh giá về trọng tài quốc tế
1. Tính ưu việt của trọng tài quốc tế
2. Những hạn chế của trọng tài quốc tế
3. Phân loại trọng tài quốc tế
IV.
Vai trò của luật quốc gia và luật quốc tế đối với trọng
tài quốc tế
1. Vai trò của luật quốc gia
2. Vai trò của luật quốc tế
C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
TRANG
2
2
2
3
3
3
3
4
4
4
5
5
6
6
7
7
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong bối cảnh hoạt động thương mại quốc tế đã và đang phát triển mạnh
mẽ các tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại quốc tế có xu hướng
gia tăng và diễn ra phức tạp đòi hỏi phải có phương thức giải quyết nhanh
chóng, hiệu quả nhằm đảm bảo cho các hoạt động đó được diễn ra một cách liên
tục và thuận lợi. Trọng tài quốc tế đã được hình thành và trở thành một phương
thức được sử dụng phổ biến để giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế.
Đây là một phương thức giải quyết tranh chấp tư, được lựa chọn bởi các bên
1
tranh chấp như là một phương thức hiệu quả làm chấm dứt tranh chấp giữa họ
mà không cần viện dẫn đến Tòa án.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.
Khái niệm trọng tài quốc tế:
Hiện nay không có định nghĩa như thế nào là trọng tài cũng như trọng tài
quốc tế. Từ điển Cambridge định nghĩa trọng tài là “quá trình giải quyết tranh
chấp giữa hai cá nhân bằng cách giúp họ đồng ý với một thỏa thuận chung mà cả
2 có thể chấp nhận được”. Các học giả cũng chỉ đưa ra khái niệm tương đối về
trọng tài là “ phương pháp giải quyết tranh chấp bằng một quyết định chung
thẩm và bắt buộc”. Luật Mẫu UNCITRAL cũng không đưa ra định nghĩa cụ thể
về trọng tài và trọng tài quốc tế mà chỉ đưa ra cách thức xác định trong tài quốc
tế tại Khoản 3 Điều 1. Theo đó một vụ trọng tài là quốc tế nếu “(a) Các bên
tham gia thoả thuận trọng tài, tại thời điểm ký kết thoả thuận trọng tài đó, có trụ
sở kinh doanh ở các nước khác nhau; hoặc (b) Một trong những địa điểm mà các
bên có trụ sở kinh doanh sau đây được đặt ở ngoài quốc gia: (i) Nơi tiến hành
trọng tài nếu được xác định trong hoặc theo thoả thuận trọng tài; (ii) Nơi mà
phần chủ yếu của các nghĩa vụ trong quan hệ thương mại được thực hiện hoặc
nơi mà nội dung tranh chấp có quan hệ mật thiết nhất; (c) Các bên đã thoả thuận
rõ rằng vấn đề chủ yếu của thoả thuận trọng tài liên quan đến nhiều nước.” Như
vậy, tính quốc tế của trọng tài được xét theo vụ việc, tùy từng thỏa thuận mà
trọng tài đó là quốc tế hay trong nước.
II.
Đặc trưng cơ bản của trọng tài
1. Thỏa thuận trọng tài:
Một thỏa thuận trọng tài thường nằm trong hợp đồng chính (điều khoản
trọng tài) hoặc nó có thể là một thỏa thuận riêng (đưa tranh chấp ra trọng tài).
Tuy nhiên, dù là hợp đồng chính hay thỏa thuận riêng thì bắt buộc lúc nào cũng
phải có thỏa thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài được coi là điều kiện tiên
quyết để xác định hiệu lực của trọng tài. Trên bình diện quốc tế, để thực thi
trọng tài thì phải có bằng chứng bằng văn bản về thỏa thuận trọng tài. Công ước
New York quy định chỉ công nhận và thi hành đối với thỏa thuận trọng tài nếu
2
nó thể hiện “dưới hình thức văn bản”. Theo công ước thì thuật ngữ “thỏa thuận
bằng văn bản” bao gồm “ một điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc một
thỏa thuận trọng tài, được ký kết bởi các bên; hoặc nằm trong các thư hoặc điện
tín trao đổi”.
2. Lựa chọn trọng tài viên:
Đây là một trong những điểm khác biệt giữa trọng tài và tòa án. Trong tố
tụng trọng tài, các bên có quyền tự do lựa chọn hội đồng trọng tài cho mình. Do
ban chất quốc tế, một vụ trọng tài quốc tế đòi hỏi ở trọng tài viên những phẩm
chất hoàn toàn khác so với những đòi hỏi ở một trọng tài viên trong giải quyết
các vụ trọng tài thuần túy trong nước. Đòi hỏi này đặt ra ở sự hiểu biết sâu rộng
về pháp luật trong nước và quốc tế, sự công bằng và tuyệt đối không có yếu tố
lợi thế sân nhà. Trọng tài viên có thể là một người hoặc một hội đồng số lẻ các
trọng tài viên để tránh trường hợp tỉ số bằng nhau khi biểu quyết một vấn đề.
Thông thường các trọng tài viên có quốc tịch khác nhau và trưởng thành từ các
môi trường pháp lý, lĩnh vực chuyên môn khác nhau.
3. Quyết định của hội đồng trọng tài:
Quyết định của hội đồng trọng tài có tính chung thẩm và bắt buộc. Tính
bắt buộc thi hành thể hiện ở chỗ phán quyết này có giá trị ràng buộc đối với các
bên. Tính chung thẩm có nghĩa quyết định trọng tài là quyết định cuối cùng. Tuy
nhiên hạn chế của tính chung thẩm là các bên tham gia sẽ không có cơ hội kháng
cáo, do đó quy tắc tố tụng của UNCITRAL quy định “nếu, trước khi phán quyết
được tuyên, các bên đạt được thỏa thuận về việc giải quyết tranh chấp, hội đồng
trọng tài sẽ hoặc ra quyết định đình chỉ tố tụng trọng tài, hoặc theo yêu cầu của
cả hai bên và được chấp thuận bởi hội đồng trọng tài, ghi lại thỏa thuận giải
quyết tranh chấp dưới hình thức một quyết định trọng tài về các điều khoản đã
thỏa thuận. Hội đồng trọng tài không có nghĩa vụ phải đưa lý lẽ cho quyết định
trọng tài đó”
4. Công nhận và thi hành quyết định trọng tài:
3
Việc công nhận và thi hành quyết định trọng tài được quy định tại Công
ước New York. Theo công ước New York thì sau khi quyết định trọng tài được
đưa ra, mỗi quốc gia thành viên phải có nghĩa vụ công nhận và cho thi hành
quyết định đó. Tuy nhiên theo Điều 3 của Công ước thì việc công nhận các
quyết định trọng tài có giá trị ràng buộc và việc cho thi hành phụ thuộc vào thủ
tục tố tụng trên lãnh thổ nơi quyết định sẽ được thi hành. Mỗi nước khác nhau sẽ
có những quy định khác nhau về về công nhận và cho thi hành quyết định trọng
tài. Phần lớn các nước, bao gồm Việt Nam, đều không công nhận và thi hành
một quyết định trọng tài nếu như việc công nhận và thi hành quyết định này trái
với nguyên tắc cơ bản trong hệ thống pháp luật quốc gia.
Đánh giá về trọng tài quốc tế.
III.
1. Tính ưu việt của trọng tài quốc tế:
Nếu so sánh trọng tài quốc tế và trọng tài trong nước thì hai loại trọng tài
này sẽ không có một bình diện chung nào để so sánh. Trọng tài quốc tế giải
quyết các tranh chấp có yếu tố nước ngoài còn trọng tài trong nước giải quyết
những tranh chấp không có yếu tố nước ngoài. Mỗi trọng tài đảm nhiệm một
lĩnh vực và không mâu thuẫn nhau.
So với tòa án, đề cập đến một vụ tranh chấp có yếu tố nước ngoài, trọng
tài quốc tế thể hiện rõ tính ưu việt ở các điểm sau:
-
Trọng tài quốc tế tạo cho các bên cơ hội lựa chọn một diễn đàn trung lập, trọng
tài viên thường là những chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tranh chấp,
giúp giải quyết vụ việc nhanh chóng và hiệu quả. Nếu như tranh chấp được giải
quyết bằng tòa án của một nước, bên tham gia còn lại sẽ chịu thiệt thòi do không
có “lợi thế sân nhà”, tốn kém chi phí do phải dịch tài liệu sang ngôn ngữ của
nước có tòa án giải quyết… những điều này tạo nên rào cản trong thương mại
quốc tế.
-
Quyết định trọng tài quốc tế, theo quy định của Công ước New York (tại Điều
3), không chỉ có hiệu lực đối với các bên ở nơi quyết định trọng tài được tuyên
4
mà cả ở trên bình diện quốc tế. Điều này khác hoàn toàn so với quyết định của
Tòa án chỉ có hiệu lực trên lãnh thổ của một quốc gia nhất định.
-
Tính bí mật: trọng tài quốc tế không phải một thủ tục tố tụng công khai giống
như tòa án. Tất cả các thông tin trong vụ tranh chấp đều được giữ kín góp phần
duy trì hình ảnh tốt đẹp của các bên tham gia. Đây là đặc điểm cơ bản và ưu việt
của trọng tài so với tòa án được những người sử dụng trọng tài quốc tế, các công
ty, các chính phủ đánh giá cao nhất.
2. Những hạn chế của trọng tài quốc tế
Bên cạnh những ưu điểm trên, trọng tài quốc tế cũng bộc lộ những khuyết
điểm như:
-
Chi phí: tất cả các chi phí như: chi phí trọng tài viên, chi phí hành chính cho một
tổ chức trọng tài (nếu là trọng tài quy chế), các phí dịch vụ và chi phí thuê địa
điểm để tổ chức các cuộc họp, phiên họp liên quan đều do các bên tham gia chi
trả, và số tiền này thường là rất lớn.
-
Thẩm quyền của trọng tài viên hạn chế: trọng tài viên không thể tự mình thực
hiện được các biện pháp ngăn chặn, đảm bảo hay cưỡng chế như tòa án.
-
Không có sự liên kết giữa các bên: về cơ bản thì trọng tài chỉ giải quyết tranh
chấp giữa hai bên, không thể giải quyết tranh chấp có nhiều bên tham gia như
tòa án (tòa án có thể hợp nhất các đơn kiện để xét xử chung)
3. Phân loại trọng tài quốc tế.
Trọng tài quốc tế được chia thành hai loại là trọng tài quy chế và trọng tài
vụ việc.
Trọng tài quy chế là phương thức được điều chỉnh với một tổ chức trọng
tài chuyên môn theo những quy định riêng về trọng tài của tổ chức này.
Trọng tài quy chế nổi bật ở chỗ: Chúng có khả năng kết hợp tự động các
quy định của các tổ chức trọng tài, những quy định này luôn được sửa đổi
thường xuyên để phù hợp với sự phát triển của pháp luật và thực tiễn thương
mại quốc tế; Trọng tài quy chế có đội ngũ nhân viên đã qua đào tạo để quản lý
việc giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài; Bản thân trọng tài quy chế có thể
5
xem lại quyết định của hội đồng trọng tài ở dạng văn bản trước khi nó được gửi
đến các bên để đảm bảo chất lượng và giá trị của phán quyết.
Bên cạnh đó trọng tài quy chế cũng có những hạn chế như: Chi phí để giải
quyết tranh chấp qua trọng tài quy chế cao hơn các hình thức khác do các bên
phải trả chi phí cho cả tổ chức và hội đồng trọng tài. Việc giải quyết tranh chấp
qua trọng tài quy chế thường khá lâu do phải thực hiện các bước nhất định trong
thủ tục thông qua cơ cấu của tổ chức trọng tài có liên quan.
Trọng tài vụ việc là phương thức tuân theo các quy định được thống nhất
bởi chính các bên hoặc được đưa ra bởi hội đồng trọng tài.
Ưu điểm của trọng tài vụ việc: Trọng tài vụ việc được tạo ra sao cho phù
hợp với mong muốn của các bên và thực tiễn của vụ tranh chấp cụ thể. Có thể
tạo ra thủ tục tố tụng có lợi cho cả hai bên mà vẫn đảm bảo đạt được những yêu
cầu đặt ra. Trọng tài vụ việc thành lập và giải quyết vụ việc một cách nhanh
chóng, đảm bảo tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho các bên.
Nhược điểm: Trọng tài vụ việc phụ thuộc nhiều vào sự hợp tác giữa các
bên. Tốn thời gian soạn thảo những quy định đặc biệt cho trọng tài vụ việc.
IV.
Vai trò của luật quốc gia và luật quốc tế đối với trọng tài quốc tế.
1. Vai trò của luật quốc gia.
Hệ thống pháp luật quốc gia giữ vai trò quan trọng trong việc thực thi các
thỏa thuận trọng tài, điều chỉnh các quy tắc tố tụng trọng tài liên quan do trong
quá trình giải quyết tranh chấp, trọng tài có thể sẽ phải phối hợp với các cơ quan
nhà nước thực hiện một số bước trong thủ tục tố tụng (triệu tập nhân chứng quy
định tại điều 18 quy tắc tố tụng trọng tài của VIAC, áp dụng các biện pháp khẩn
cấp tạm thời quy định tại điều 19 quy tắc tố tụng trọng tài của VIAC “Trình tự,
thủ tục áp dụng, thay đổi, bổ sung, hủy bỏ áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan”. Quốc gia có sức
mạnh cưỡng chế đảm bảo các quyết định của trọng tài được công nhận và thi
hành trên thực tế.
2. Vai trò của pháp luật quốc tế.
6
Công ước quốc tế là biện pháp thích hợp và hiệu quả nhất nhằm tạo lập
một hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động của trọng tài quốc tế. Các công ước
quốc tế làm cầu nối kết nối các hệ thống pháp luật khác nhau vào thành một hệ
thống pháp luật hướng đến mục tiêu chung là thi hành các thỏa thuận và quyết
định trọng tài quốc tế. Các công ước quốc tế phổ biến hiện này là Nghị định thư
Geneva 1923 nhằm đảm bảo các điều khoản trọng tài được thực thi rộng rãi;
Công ước Geneva 1927 về việc thực thi quyết định của trọng tài nước ngoài,
Công ước New York 1958 về công nhận và thi hành các quyết định trọng tài,
đây là một trong những điều ước quan trọng nhất liên quan đến trọng tài thương
mại quốc tế; Luật mẫu về trọng tài thương mại quốc tế của ủy ban thương mại
quốc tế UNCITRAL; và rất nhiều hiệp định song phương khác như Hiệp định
thương mại và hàng hải hữu nghị, Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ…
C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Qua những phân tích trên, có thể thấy trọng tài quốc tế là một phương
thức giải quyết tranh chấp có những lợi thế ưu việt và đang được xem trọng trên
trường quốc tế. Tuy nhiên, làm thế nào để sáng tỏ những lợi thế trong giải quyết
tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài và tận dụng hiệu quả hoạt động
này còn phụ thuộc vào cơ chế trọng tài và việc tuân thủ pháp luật của trọng tài
viên cũng như các bên trong tranh chấp.
D. Danh mục tài liệu tham khảo:
1. Pháp luật và thực tiễn trọng tài thương mại quốc tế, bản dịch tái bản lần thứ tư,
Alan Redfern, Martin Hunter, Nigel Blackaby, Constantine Partasides
2. Pháp luật Việt Nam về trọng tài thương mại, TS. Đỗ Văn Đại, TS. Trần Hoàng
Hải, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, sách chuyên khảo
3. Bộ luật tố tụng dân sự 2005
4. Luật mẫu của ủy ban thương mại quốc tế UNCITRAL.
5. Công ước New York
6. Quy tắc tố tụng trọng tài 2012 của trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam VIAC
7