Tải bản đầy đủ (.docx) (179 trang)

CẢI TIẾN PHƯƠNG PHÁP dạy học môn vật lý 11 tại TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG tây NINH TỈNH tây NINH THEO HƯỚNG TÍCH cực HOÁ NGƯỜI học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.5 MB, 179 trang )

TÓM TẮT
Sự phát triển của thời đại đòi hỏi giáo dục phải trang bị cho người học ngoài
kiến thức còn có những kĩ năng để phát triển toàn diện và thích ứng được với thực
tế. Do đó, giáo dục cần phải có sự thay đổi, điều chỉnh từ mục tiêu, nội dung,
phương pháp, … để khơi dậy và phát triển tính tự học, chủ động và sáng tạo của
người học. Với mong muốn đó, người nghiên cứu chọn đề tài “Cải tiến phương
pháp dạy học môn Vật lý lớp 11 tại trường THPT Tây Ninh tỉnh Tây Ninh theo
hướng tích cực hóa người học” để tiến hành nghiên cứu.
Nội dung của đề tài được triển khai trong ba chương:
Chương 1: Trình bày cơ sở lý luận về cải tiến phương pháp dạy học theo
hướng tích cực hóa người học.
Chương 2: Khảo sát thực trạng dạy học môn Vật lý 11 tại trường THPT Tây
Ninh.
Chương 3: Đề xuất giải pháp cải tiến phương pháp dạy học theo hướng tích
cực hóa người học nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Vật lý 11 tại trường
THPT Tây Ninh.
Để kiểm tra hiệu quả của những giải pháp cải tiến PPDH được đề xuất,
người nghiên cứu tiến hành thực nghiệm trên 5 tiết dạy, kết quả cho thấy những giải
pháp trong đề tài đã mang lại hiệu quả trong việc tích cực hóa hoạt động học tập của
học sinh. Cuối cùng là kết luận và kiến nghị cho việc áp dụng những giải pháp cải
tiến được đề xuất vào thực tiễn.


ABSTRACT
The development of our times requires education to equip students not only
with knowledge but also with many skills for comprehensive progress and reality
adaptation. Thus, education needs to change, adjust the goals, contents, methods, ...
to inspire and develop self-learning, initiative and creativity of students. With that
desire, the researchers chose the topic "Improving the method of teaching Physics
Grade 11 with positive directions for motivating learners in Tay Ninh high school,
Tay Ninh province" to conduct research.


The content of the thesis is presented in three chapters:
Chapter 1: Present the rationale for improving teaching methods with
positive directions for motivating learners.
Chapter 2: Survey the status of teaching Physics Grade 11 in Tay Ninh high
school.
Chapter 3: Propose solutions for improving teaching methods with positive
directions for motivating learners in order to advance the quality of teaching
Physics Grade 11 in Tay Ninh high school.
To test the effectiveness of the solutions proposed, the researchers conducted
experiments on five lessons. The results showed that the solutions in the thesis has
brought out positive effects in motivating the learning activities of students. The
final part of the thesis presents the conclusions and recommendations about
applying of the innovative solutions proposed in practice.


MỤC LỤC
LÝ LỊCH KHOA HỌC................................................................................................. i
LỜI CAM ĐOAN.........................................................................................................ii
LỜI CẢM ƠN..............................................................................................................iii
TÓM TẮT....................................................................................................................iv
ABSTRACT..................................................................................................................v
MỤC LỤC................................................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT...........................................................................x
DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................................xi
DANH MỤC SƠ ĐỒ - BIỂU ĐỒ............................................................................ xiii
MỞ ĐẦU...................................................................................................................... 1
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI................................................................................................. 1
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI............................................................................................3
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU.......................................................3
4. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI...........................................................................................3

5. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI.............................................................................................4
6. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU....................................................................................4
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................................4
7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu...........................................................................4
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn........................................................................5
7.3. Phương pháp xử lý dữ liệu.................................................................................... 5
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẢI TIẾN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO
HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA NGƯỜI HỌC..................................................................6
1.1. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ VỀ DẠY HỌC THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA
NGƯỜI HỌC TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM......................................................6
1.1.1. Trên thế giới..................................................................................................................6
1.1.2. Ở Việt Nam......................................................................................................... 8
1.2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI.......................................................10
1.2.1. Cải tiến..............................................................................................................10


1.2.2 . Phương pháp dạy học...................................................................................... 10
1.2.3. Cải tiến phương pháp dạy học..........................................................................11
1.2.4. Tính tích cực..................................................................................................... 11
1.2.5. Tích cực hóa người học....................................................................................16
1.3. CÁC LÝ THUYẾT CƠ BẢN LÀM CƠ SỞ KHOA HỌC CHO DẠY HỌC
THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA NGƯỜI HỌC....................................................17
1.3.1. Thuyết về thứ bậc nhu cầu của con người.................................................................17
1.3.2. Thuyết hoạt động........................................................................................................18
1.3.3. Thuyết nhận thức........................................................................................................19
1.3.4. Thuyết kiến tạo...........................................................................................................20
1.4. HỆ THỐNG CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC......................................................20
1.4.1. Phân loại phương pháp dạy học.......................................................................20
1.4.2. Hệ thống các phương pháp dạy học.................................................................21
1.4.2.1. Nhóm phương pháp dạy học sử dụng ngôn ngữ...........................................21

a) Phương pháp thuyết trình........................................................................................21
b)Phương pháp vấn đáp..............................................................................................22
1.4.2.2. Nhóm phương pháp dạy học trực quan.........................................................23
1.4.2.3. Nhóm phương pháp dạy học thực hành........................................................23
a) Phương pháp luyện tập............................................................................................23
b)Phương pháp thực hành thí nghiệm........................................................................23
1.4.2.4. Nhóm phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh..........23
a) Phương pháp kiểm tra..............................................................................................24
b)Phương pháp đánh giá.............................................................................................24
1.4.3. Một số phương pháp dạy học phát huy tính tích cực cho người học..............24
1.4.3.1. Phương pháp dạy học nhóm..........................................................................24
1.4.3.2. Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề.......................................................26
1.4.3.3. Phương pháp dạy học theo dự án..................................................................28
1.4.4. Lựa chọn và sử dụng phương pháp dạy học....................................................29
1.5. ĐẶC ĐIỂM CỦA MÔN VẬT LÝ TRONG TRƯỜNG THPT..........................30
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1...........................................................................................32


Chương 2. THỰC TRẠNG DẠY HỌC MÔN VẬT LÝ 11 TẠI TRƯỜNG THPT
TÂY NINH TỈNH TÂY NINH..................................................................................33
2.1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TRƯỜNG THPT TÂY NINH TỈNH TÂY
NINH...........................................................................................................................33
2.1.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của trường..................................................33
2.1.2. Cơ sở vật chất của trường...........................................................................................33
2.1.3. Đội ngũ giáo viên giảng dạy môn Vật lý...................................................................34
2.2. CHƯƠNG TRÌNH MÔN VẬT LÝ 11................................................................35
2.2.1. Mục tiêu dạy học môn Vật lý...........................................................................35
2.2.2. Khung phân phối chương trình Vật lý 11.........................................................36
2.3. THỰC TRẠNG DẠY HỌC MÔN VẬT LÝ 11 TẠI TRƯỜNG THPT TÂY
NINH TỈNH TÂY NINH........................................................................................... 37

2.3.1. Mục tiêu khảo sát..............................................................................................37
2.3.2. Đối tượng khảo sát và bộ công cụ khảo sát.....................................................37
2.3.3. Xử lý và đánh giá kết quả khảo sát..................................................................38
2.3.4. Các nguyên nhân chủ quan, khách quan của thực trạng..................................56
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2...........................................................................................57
Chương 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI TIẾN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN
VẬT LÝ 11 TẠI TRƯỜNG THPT TÂY NINH TỈNH TÂY NINH THEO HƯỚNG
TÍCH CỰC HÓA NGƯỜI HỌC................................................................................58
3.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI TIẾN PHƯƠNG
PHÁP DẠY THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA NGƯỜI HỌC...............................58
3.1.1. Cơ sở pháp lý....................................................................................................58
3.1.2. Cơ sở thực tiễn..................................................................................................59
3.2. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI TIẾN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
MÔN VẬT LÝ 11 TẠI TRƯỜNG THPT TÂY NINH TỈNH TÂY NINH THEO
HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA NGƯỜI HỌC................................................................59


3.2.1. Cải tiến phương pháp thuyết trình từ thuyết trình thông báo - tái hiện sang
thuyết trình nêu vấn đề - ơrixtic nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS...
60
3.2.2. Kết hợp vận dụng PPDH giải quyết vấn đề.....................................................60
3.2.3. Tăng cường sử dụng kết hợp PPDH theo nhóm..............................................62
3.2.4. Cải tiến PPDH bằng cách sử dụng phối hợp thí nghiệm với MVT trong dạy
học vật lý 11................................................................................................................63
3.3. THỬ NGHIỆM VẬN DỤNG NHỮNG GIẢI PHÁP CẢI TIẾN ĐÃ ĐỀ XUẤT
ĐỂ GIẢNG DẠY CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÝ 11...................................................64
3.4. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM..............................................................................66
3.4.1. Mục đích, đối tượng thực nghiệm sư phạm.....................................................66
3.4.2. Lập kế hoạch và tổ chức thực nghiệm.............................................................67
3.4.3. Xử lý số liệu và đánh giá kết quả thực nghiệm...............................................79

3.4.3.1. Đánh giá kết quả thực nghiệm qua PP quan sát............................................80
3.4.3.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm qua PP trò chuyện........................................80
3.4.3.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm qua PP nghiên cứu sản phẩm hoạt động của
HS

81

3.4.3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm qua PP khảo sát............................................87
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3...........................................................................................88
PHẦN KẾT LUẬN.....................................................................................................89
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................92
PHỤ LỤC....................................................................................................................95


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT

CHỮ VIẾT TẮT

NỘI DUNG

1

CNTT

Công nghệ thông tin

2

CSVC


Cơ sở vật chất

3

DH

Dạy học

4

ĐC

Đối chứng

5

ĐH

Đại học

6

GD

Giáo dục

7

GQVĐ


Giải quyết vấn đề

8

GV

Giáo viên

9

HK

Học kì

10

HS

Học sinh

11

PMDH

Phần mềm dạy học

12

PP


Phương pháp

13

PPDH

Phương pháp dạy học

14

PTDH

Phương tiện dạy học

15

QTDH

Quá trình dạy học

16

SGK

Sách giáo khoa

17

TTC


Tính tích cực

18

TCH

Tích cực hóa

19

THCS

Trung học cơ sở

20

THPT

trung học phổ thông

21

TN

Thí nghiệm

22

TNSP


Thực nghiệm sư phạm

23

TP HCM

thành phố Hồ Chí Minh


DANH MỤC CÁC BẢNG
TT

NỘI DUNG

TRANG

1

Bảng 2.1 Đội ngũ GV dạy Vật lý của trường THPT Tây Ninh

35

2

Bảng 2.2 Khung phân phối chương trình Vật lý 11

37

3


4

5

6

7

8

Bảng 2.3 Nhận thức của GV về việc dạy học theo hướng phát
huy tính tích cực trong học tập của HS

Bảng 2.4 Sự hiểu biết của GV về tác dụng của việc dạy học theo
hướng phát huy TTC trong học tập của HS

Bảng 2.5 Đánh giá của GV và HS về sự ảnh hưởng của những
yếu tố đến TTC học tập của HS

Bảng 2.6 Mức độ sử dụng các PPDH của GV bộ môn Vật lý
Bảng 2.7 Mức độ sử dụng các PTDH trong dạy học môn Vật lý
của GV
Bảng 2.8 Những khó khăn của GV khi áp dụng PPDH phát huy
tính tích cực nhận thức của HS

40

41


43

45

47

49

9

Bảng 2.9 Tổ chức hoạt động của GV trong tiết học môn Vật lý

50

10

Bảng 2.10 Thái độ của HS đối với môn Vật lý

52

11

Bảng 2.11 Lý do HS chọn không thích học môn Vật lý

53


TT
12


13

14

15

NỘI DUNG
Bảng 2.12 Nguyện vọng của HS về PP dạy của GV giúp các em
tiếp thu bài học dễ dàng hơn
Bảng 2.13 Biểu hiện sự tích cực học tập của HS trong tiết học
môn Vật lý
Bảng 3.1 Tổng hợp các hoạt động của HS sau 3 tiết dạy thực
nghiệm
Bảng 3.2 Hệ số Z của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

TRANG
54

55

79

86


DANH MỤC SƠ ĐỒ - BIỂU ĐỒ
TT

NỘI DUNG


TRANG

1

Sơ đồ 1.1. Sơ đồ hình thành tính tích cực

13

2

Sơ đồ 1.2: Thứ bậc nhu cầu của Maslow (Mô hình 5 bậc)

18

3

Sơ đồ 1.3. Cấu trúc hoạt động ( A.N. Leonchiep1903-1979)

19

4

Sơ đồ 1.4. Mô hình học tập theo thuyết nhận thức

20

5

Sơ đồ 1.5. Sơ đồ cấu trúc quá trình giải quyết vấn đề


28

6

Biểu đồ 3.1 Phân phối tần số điểm kiểm tra lần 1 của lớp thực

82

nghiệm và lớp đối chứng

7

Biểu đồ 3.2 Phân phối tần số điểm kiểm tra lần 2 của lớp thực

83

nghiệm và lớp đối chứng

8

Biểu đồ 3.3 Phân phối tần số điểm kiểm tra lần 3 của lớp thực
nghiệm và lớp đối chứng

84


MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong thời đại của cách mạng khoa học - công nghệ, trí tuệ đang trở thành
động lực chính của sự tăng tốc phát triển. Hầu hết các quốc gia đều khẳng định

nguồn lực con người là quan trọng nhất và giáo dục là con đường cơ bản nhất để
phát huy nguồn lực con người, phục vụ cho sự phát triển nhanh và bền vững.
Thời đại ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học – kĩ thuật,
khối lượng kiến thức mà loài người tạo ra là vô cùng to lớn, đòi hỏi con người phải
không ngừng cập nhật những thông tin, kiến thức mới, phải có trình độ văn hóa,
chuyên môn nghiệp vụ nhất định, đồng thời phải có tính tích cực, độc lập, sáng tạo,
có năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn, có khả năng học và tự học để không ngừng
phát triển và đáp ứng những yêu cầu mới của xã hội và thị trường lao động. Vì vậy,
đào tạo con người phát triển toàn diện là nhiệm vụ của giáo dục và trong từng giai
đoạn lịch sử khác nhau yêu cầu về mẫu người theo mục tiêu đào tạo cũng khác nhau
từ đó dẫn đến những nội dung, phương pháp giáo dục khác nhau.
Thực tiễn giáo dục của nước ta hiện nay đã và đang có những cải cách
chú trọng đổi mới về mục tiêu, chương trình, sách giáo khoa và PPDH đối với
các bậc học trong đó coi đổi mới về PP là vấn đề trọng tâm. Trong Chiến lược phát
triển giáo dục 2001 – 2010 (Ban hành kèm theo Quyết định số 201/2001/QĐ – TTg
ngày 28 tháng 12 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ) ở mục 5.2 ghi rõ: “Đổi mới
và hiện đại hóa phương pháp giáo dục. Chuyển từ việc truyền đạt tri thức thụ động,
thầy giảng, trò ghi sang hướng dẫn người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp
cận tri thức; dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một
cách hệ thống và có tư duy phân tích, tổng hợp; phát triển được năng lực của mỗi
cá nhân; tăng cường tính chủ động, tính tự chủ của học sinh .....” [1]. Dù vậy những
kết quả đạt được chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội, chất lượng giáo dục nói
chung còn thấp, nội dung còn nặng về lý thuyết, đối phó thi cử, chạy theo bằng cấp,
phương pháp giảng dạy vẫn còn theo lối truyền thụ áp đặt một chiều không kích


thích người học; vì vậy người học thiếu những kỹ năng cần thiết đáp ứng nhu cầu
thực tế. Kết quả này do nhiều nguyên nhân, việc tìm hiểu và khắc phục các nguyên
nhân đó sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học nói chung và của cá nhân người
dạy nói riêng.

Chính vì vậy, trong đổi mới PPDH ở bậc học phổ thông, Đảng và nhà nước
ta đặc biệt quan tâm việc rèn luyện cho người học tính tích cực trong học tập. Mục
2 Điều 28 của Luật giáo dục 2005 có nêu: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc
điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm
việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến
tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” [9].
Qua đó cho thấy, việc nhồi nhét kiến thức, học tập thụ động không còn phù
hợp mà thay vào đó giáo dục phải rèn cho người học thói quen tự học, tích cực
trong học tập bởi vì thông qua tích cực học tập, tri thức người học có được sẽ vững
chắc hơn. Và mục tiêu của giáo dục phổ thông là HS không chỉ được cung cấp
những kiến thức cơ bản ở nhà trường mà còn được trang bị phương pháp, cách
thức tự học để HS có thể chủ động trong việc học, khám phá, tìm tòi, cập nhật
những kiến thức mới, nhanh chóng thích ứng với trình độ hiện đại của khoa học kỹ
thuật. Hướng theo đó, chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020 (Ban hành kèm
theo Quyết định số 711/QĐ - TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính
phủ) ở mục V.3.d cũng ghi rõ: “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá
kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tích cực, tự giác, chủ động, sáng
tạo và năng lực tự học của người học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và
truyền thông trong dạy và học, ...” [2].
Thời đại ngày nay, thời đại của thông tin và nền kinh tế tri thức nên sứ mạng
của người giáo viên lại càng nặng nề hơn. Để đạt được mục tiêu của giáo dục phổ
thông, người GV cần phải không ngừng suy nghĩ, tìm tòi, nghiên cứu, áp dụng và
liên tục cải tiến các phương pháp giảng dạy, tăng cường sử dụng phương tiện dạy
học hiện đại vào quá trình giảng dạy nhằm giúp cho HS có thể chiếm lĩnh được


các tri thức một cách tự giác, có khả năng suy nghĩ độc lập và có năng lực làm
việc tập thể để hoà nhập với xã hội của nền tri thức mới.
Qua quá trình tìm hiểu thực tế giảng dạy ở trường THPT Tây Ninh trong hai

năm gần đây cho thấy việc giảng dạy kiến thức vật lý vẫn còn được GV tiến hành
theo lối “thông báo – tái hiện”; những câu hỏi GV đặt ra chỉ ở mức tái hiện kiến
thức; nội dung gắn với những tình huống thực tiễn chưa được GV chú trọng, nhất
là nội dung môn Vật lý 11 có liên hệ nhiều với thực tiễn cuộc sống. GV hầu như sử
dụng phương pháp thuyết trình thông báo – tái hiện trong giảng dạy môn Vật lý
khiến học sinh ít khi phát huy được tính tích cực trong học tập.
Xuất phát từ những lí do trên tôi xin chọn đề tài “Cải tiến phương pháp
dạy học môn Vật Lý 11 tại trường trung học phổ thông Tây Ninh tỉnh Tây
Ninh theo hướng tích cực hóa người học”.
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, từ đó đề xuất cải tiến phương pháp
dạy học môn Vật Lý 11 tại trường THPT Tây Ninh tỉnh Tây Ninh theo hướng tích
cực hóa người học nhằm góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy học môn Vật
lý 11 nói riêng và chất lượng giáo dục của trường nói chung.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Cải tiến phương pháp dạy học theo hướng tích cực
hóa người học.
Khách thể nghiên cứu: Hoạt động dạy của GV giảng dạy môn Vật lý tại
trường THPT Tây Ninh.
4. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
Nhằm thực hiện mục đích nghiên cứu trên, đề tài tập trung nghiên cứu các
nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về cải tiến phương pháp dạy học theo hướng tích
cực hóa người học.
- Khảo sát thực trạng dạy học môn Vật Lý 11 tại trường THPT Tây Ninh.
- Đề xuất một số giải pháp cải tiến phương pháp dạy học môn Vật Lý 11 theo
hướng tích cực hóa người học và tiến hành thực nghiệm sư phạm một số phương pháp.


5. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI

- Do quy mô của đề tài và thời gian nghiên cứu có hạn nên đề tài chỉ tập
trung nghiên cứu việc cải tiến phương pháp dạy mặc dù hai hoạt động dạy và học có
sự thống nhất trong mục đích.
- Có một số PPDH phát huy TTC của HS được sử dụng ở trường phổ thông
như: PP thuyết trình, PP đàm thoại (vấn đáp), PP dạy học GQVĐ, PP dạy học nhóm,
PP dạy học dự án và các PP nghiên cứu đặc trưng của bộ môn, trong đó đề tài quan tâm
nghiên cứu nhiều hơn về PP thuyết trình nêu vấn đề ơrixtic, PPDH GQVĐ (mức độ 1,
2), PPDH nhóm và nghiên cứu việc phối hợp thí nghiệm với MVT trong QTDH.
6. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Giả định rằng:
- Nhận thức của GV về PPDH phát huy tính tích cực chưa rõ ràng, thấu đáo
nên chưa áp dụng một cách đúng đắn vào quá trình dạy học môn Vật lý 11.
- HS tiếp thu tri thức một cách thụ động, chưa thật sự hứng thú, tự lực học
tập môn Vật lý 11 do PPDH chưa thật phù hợp.
- Có thể cải tiến PPDH môn Vật lý 11 theo hướng vận dụng PP thuyết trình
nêu vấn đề ơrixtic, PPDH GQVĐ (mức độ 1, 2), PPDH nhóm, phối hợp TN với
MVT vào quá trình dạy học.
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận dạy học, tâm lý học dạy học, các lý thuyết học tập,
và lý luận dạy học bộ môn Vật Lý theo hướng TCH hoạt động học tập của HS.
- Nghiên cứu tài liệu, tạp chí, báo cáo khoa học, ... về phương pháp
dạy học nói chung và các phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa
ngườ i học.
- Tham khảo các văn kiện, các văn bản pháp quy về đổi mới phương pháp
dạy học phổ thông.
- Nghiên cứu chương trình, nội dung sách giáo khoa, sách giáo viên và các
tài liệu liên quan đến chương trình Vật lý 11 nhằm xác định nội dung, cấu trúc logic
của các kiến thức mà HS cần nắm vững.
- Nghiên cứu tài liệu hướng dẫn sử dụng CNTT trong dạy học, cụ thể là các tài liệu

về bài giảng điện tử, một số phần mềm hỗ trợ cho thiết kế bài giảng, …


7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp quan sát
- Dự giờ, quan sát và ghi nhận hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS
để đưa ra nhận xét về thực trạng dạy học môn Vật lý 11 tại trường THPT Tây Ninh.
- Quan sát thái độ học tập của HS trước khi, trong khi và sau khi tiến
hành thực nghiệm sư phạm.
7.2.2. Phương pháp khảo sát bằng phiếu hỏi
- Khảo sát bằng phiếu hỏi đối với GV và HS để tìm hiểu thực trạng dạy học
môn Vật lý 11 tại trường THPT Tây Ninh.
- Sử dụng phiếu hỏi để trưng cầu ý kiến của GV sau khi thực nghiệm.
7.2.3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
Nghiên cứu sản phẩm hoạt động của GV (giáo án, bảng điểm) và của HS (bài
kiểm tra, vở bài học, vở bài tập).
7.2.4. Phương pháp trò chuyện
Trò chuyện, trao đổi trực tiếp với các GV bộ môn và HS về những vấn đề
liên quan đến đề tài nhằm tìm hiểu thêm về thực trạng dạy học môn Vật lý 11 ở
trường THPT Tây Ninh.
7.2.5. Phương pháp thực nghiệm
Tiến hành thực nghiệm sư phạm với việc áp dụng PP thuyết trình nêu vấn đề
ơrixtic, PPDH GQVĐ (mức độ 1, 2), PPDH nhóm, phối hợp TN với MVT vào
QTDH lớp thực nghiệm. Thu thập các số liệu, kết quả từ lớp thực nghiệm so sánh
với lớp đối chứng để đánh giá kết quả thực nghiệm.
7.2.6. Phương pháp chuyên gia
Trao đổi, lấy ý kiến đánh giá của các chuyên gia trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
về độ tin cậy và tính khả thi của các bài kiểm tra sau mỗi bài dạy thực nghiệm.
7.3. Phương pháp xử lý dữ liệu
Sử dụng phần mềm SPSS 22 để xử lý các số liệu định lượng thu thập được qua

các phiếu thăm dò, trình bày kết quả thực nghiệm sư phạm và kiểm định giả thuyết
thống kê để phân biệt kết quả học tập của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm.


Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẢI TIẾN PHƯƠNG PHÁP DẠY
HỌC THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA NGƯỜI HỌC
1.1. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ VỀ DẠY HỌC THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA
NGƯỜI HỌC TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.1.1. Trên thế giới
Ở phương Đông, Khổng Tử (551 - 479 TCN) nhà triết học, nhà giáo dục
Trung Quốc cổ đại đòi hỏi người học phải luôn tìm tòi, suy nghĩ trong quá trình
học. Ông coi trọng việc tự học, tự luyện, tu nhân, ... phát huy mặt tích cực, sáng tạo,
phát huy năng lực nội sinh; dạy sát đối tượng, cá biệt hóa đối tượng; kết hợp học và
hành, lí thuyết với thực tiễn; phát triển hứng thú, động cơ, ý chí của người học.
Khổng Tử không bao giờ giảng dạy một cách chi tiết vấn đề học trò hỏi mà
ông chỉ nói một cách khái quát mang tính gợi mở để học trò tự suy nghĩ. Ông nói:
“Không tức giận vì muốn biết thì không gợi mở cho, không bực vì không rõ được
thì không bày vẽ cho. Vật có bốn góc chỉ cho biết một góc mà không suy ra ba góc
khác thì không dạy nữa ...” [8].
Ở phương Tây, vào thời kỳ văn hóa Phục Hưng và các giai đoạn về sau, nhiều
nhà giáo dục tiến bộ đã nêu lên tư tưởng phải quan tâm đến việc học và chú ý phát huy
tính tích cực, độc lập của HS. Như nhà giáo dục J.A.Komenxki (1592 – 1670) đã viết
cuốn “Lý luận dạy học vĩ đại” (1632). Trong đó, ông đã phác họa những phương pháp
giáo dục phổ thông của nguyên lý giáo dục toàn trí. Ông đòi hỏi GV tạo cho HS môi
trường hứng thú học tập và tự lực cố gắng giành lấy kiến thức. Ông thường bồi dưỡng
cho HS tư tưởng độc lập trong quan sát, trong đàm thoại và ứng dụng vào thực tiễn
[23].
J.J.Rousseau (1712 - 1778) là triết gia, nhà giáo dục nổi tiếng người Pháp,

ông viết tác phẩm về giáo dục hay Émile, xuất bản năm 1762, trong đó chủ đích
giáo dục tổng quát của ông là trình bày đường lối giáo dục tự nhiên, quan tâm đến
cá nhân HS mà ngày nay trở thành PP giáo dục “lấy HS làm trung tâm” [5, tr 159].


Từ những vấn đề được đề cập trên đây, ta có thể thấy rằng giáo dục tiến bộ là
một phong trào, một tư tưởng giáo dục có ý nghĩa rộng lớn. Kế thừa ý tưởng giáo
dục của các thời đại trước, thế kỷ 19 xuất hiện các trào lưu thúc đẩy đổi mới PP
giáo dục và dạy học. Johann Heinrich Pestalozzi (1746 - 1827) là nhà giáo dục
Thụy Sĩ, đã phát triển PP giảng dạy lấy học sinh làm trung tâm, thể hiện qua tác
phẩm “Gertrude Dạy Con Thế Nào” How Gertrude Teaches Her Children, XB năm
1801 [5, tr 188].
Vào thập niên đầu của thế kỷ thứ 20, xuất hiện phong trào rộng lớn về cải
cách xã hội, chính trị “Phong Trào Tiến Bộ” Progressive Movement. Các nhà
giáo dục tích cực, đặc biệt là J.Dewey (1859 - 1952) nhà cải cách giáo dục người
Mỹ, người chủ xướng phong trào “Giáo Dục Tích Cực”, đã đưa ra nhiều phương
pháp để canh tân nền giáo dục cổ điển. Họ cho rằng: GV phải chú ý đến cá nhân
HS, HS sẽ học hỏi được nhiều khi các em học những gì các em thấy, trực tiếp tiếp
xúc, ... [5, tr 247]. Xu hướng dạy học tích cực của J. Dewey dần lan rộng tại nhiều
quốc gia Tây Phương và trở thành một trào lưu rộng lớn được gọi dưới thuật ngữ
chung là: “Cách tiếp cận hướng vào người học”. Một số nhà giáo dục có công trong
việc kế thừa và phát triển quan điểm giáo dục tích cực có thể kể đến là nhà giáo dục
người Mỹ, Francis Parker (1837 - 1902). Ông chủ trương đường lối giáo dục mới
với việc tìm hiểu cá nhân từng HS, khuyến khích óc sáng tạo, cá tính HS và chú
trọng sự linh hoạt trong lớp học.
Những năm cuối thế kỷ XX, trong các cuộc hội thảo quốc tế bàn về giáo dục,
quan điểm dạy học “lấy người học làm trung tâm” cũng được nhấn mạnh. Raja Roy
Singh cho rằng quan điểm này đặc biệt nhấn mạnh vai trò của người học, hoạt động
học. Người học được đặt ở vị trí trung tâm của hệ giáo dục, vừa là mục đích lại vừa
là chủ thể của quá trình học tập [23]. Ngày nay, quan điểm dạy học “lấy người học

làm trung tâm” đã được nhận thức và vận dụng một cách đúng đắn trong việc đổi
mới hoạt động dạy học theo hướng tích cực hóa học tập của người học.


1.1.2. Ở Việt Nam
Từ những năm 1990 nghiên cứu về PPDH đã được đề cập đến nhiều dưới góc
độ lí luận dạy học và đã được công bố rộng rãi trên các tạp chí khoa học (tạp chí
“Dạy và học ngày nay”). Nhiều công trình nghiên cứu, các luận án tiến sĩ, có thể kể
đến các tác giả tiêu biểu sau: Nguyễn Đức Thâm, Phạm Hữu Tòng, Phạm Viết Vượng,
Nguyễn Ngọc Hưng, Nguyễn Văn Khải, Trần Thị Hương, .... Các tác giả đều đã làm
rõ vai trò cơ bản của PPDH trong việc phát huy TTC nhận thức của HS trong quá
trình dạy học.
Phạm Minh Hạc, Tuyển tập J.Piaget, NXB Giáo dục Hà Nội, 1996. Tác giả
cho rằng TTC là một thuộc tính của nhân cách, bao gồm các thành tố tâm lý như:
nhu cầu, động cơ, hứng thú, niềm tin, lý tưởng.
Đặng Thành Hưng với Vấn đề tích cực hóa và biện pháp tích cực hóa học
tập trong Dạy học hiện đại: Lý luận – Biện pháp – Kỹ thuật, nội dung nói về bản
chất của tính tích cực, những biện pháp tích cực hóa học tập cho người học.
Trần Bá Hoành, Lê Tràng Định, Phó Đức Hòa, Áp dụng dạy và học tích cực
trong môn Tâm lý - Giáo dục học, NXB ĐHSP Hà Nội, 2003. Tại công trình nghiên
cứu này, các tác giả đã giới thiệu cơ sở lý luận, thực nghiệm, quy trình áp dụng dạy
học tích cực ở nhà trường Phổ thông cũng như Đại học.
Nguyễn Văn Cường, Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học, Đại
học sư phạm Hà Nội – Đại học Potsdam CHLB Đức, 2012. Trong đó, tác giả đề
cập và phân tích các kỹ thuật dạy học và PPDH tích cực: dạy học nhóm, phương
pháp nghiên cứu trường hợp, dạy học theo dự án, PPDH GQVĐ, webquest - khám
phá trên mạng.
Trần Thị Thùy Phương - “Nâng cao chất lượng dạy học theo hướng tích cực
hóa người học môn Vật Lí lớp 10 ban cơ bản tại trường Văn Hóa II - Bộ Công An”Luận văn thạc sĩ, TP HCM 2012. Đề tài nghiên cứu về cơ sở lý luận, cơ sở thực
tiễn, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng môn vật lý lớp 10

ban cơ bản. Tiến hành giải pháp sử dụng kỹ thuật bản đồ tư duy kết hợp với hoạt
động nhóm để thực nghiệm nhằm đánh giá phương pháp dạy học đó theo hướng
tích cực hóa người học.


Huỳnh Nguyên Hưng - “Cải tiến phương pháp dạy học môn toán theo hướng
tích cực hóa người học tại trường trung học Thái Bình, quận Tân Bình, TP HCM” Luận văn thạc sĩ, TP HCM 2012. Đề tài phân loại PPDH, đề xuất những cải tiến
PPDH theo hướng TCH người học, đề xuất cải tiến theo ba định hướng đó là: nâng
cao động cơ học tập cho người học, tăng cường sử dụng PPDH tích cực và cải tiến
các kỹ năng sư phạm của GV từ đó giúp HS hứng thú và tích cực hơn trong các hoạt
động học tập.
Trương Hoàng Mỹ Ngọc - “Cải tiến phương pháp giảng dạy Anh văn 10 theo
hướng tích cực hóa học sinh tại trường THPT Lê Văn Đẩu tỉnh Bạc Liêu - Luận văn
thạc sĩ, TP HCM, 2012. Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận về các nội dung đổi mới
PPDH, các đặc điểm cơ bản về tâm sinh lý của HS THPT, các lý thuyết học tập,
phân tích và tổng hợp các PPDH theo hướng TCH người học, nghiên cứu đặc điểm
của hệ thống PPDH ngữ pháp Anh văn. Từ đó, người nghiên cứu tiến hành phương
án cải tiến PPDH bằng cách ứng dụng CNTT kết hợp các PPDH tích cực như PP
thuyết trình có minh họa (giáo cụ trực quan), PP vấn đáp tìm tòi, PPDH GQVĐ và
PP thảo luận nhóm.
Nguyễn Thị Mỹ Linh - “Tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh thông
qua việc tổ chức dạy học nhóm với các nội dung vận dụng thức tế - ứng dụng vào
chương Tĩnh học vật rắn SGK Vật Lý 10 nâng cao” tỉnh Vĩnh Long - Luận văn
thạc sĩ, TP HCM, 2010. Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận về tâm lí người học, tìm
hiểu những biểu hiện của TTC và tích cực hoá hoạt động học tập của HS. Nghiên
cứu các định hướng của Marzano và một số PPDH tích cực làm cơ sở cho việc
soạn giáo án và nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc tổ chức học nhóm,
qua đó tổ chức học nhóm với các nội dung vận dụng thực tế nhằm phát huy tính
tích cực chủ động học tập đồng thời phát huy tối đa sự sáng tạo và năng lực làm
việc tập thể của HS.

Lê Thị Thu Ngân – “Lựa chọn và phối hợp các phương pháp dạy học tích cực
nhằm tăng cường tính tích cực nhận thức của học sinh khi dạy một số kiến thức về
Sóng ánh sáng chương trình lớp 12 nâng cao” tỉnh Thái Nguyên – Luận văn thạc sĩ,


TP Thái Nguyên, 2008. Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn việc vận dụng
các PPDH Vật lý ở trường PT. Phân tích các PPDH có nhiều khả năng phát huy TTC
nhận thức Vật lý của HS như là: Dạy học GQVĐ; PP mô hình; PP thực nghiệm; PP
làm việc độc lập của HS; Xu thế sử dụng CNTT trong quá trình dạy học. Từ đó đề
xuất cơ sở, quy trình lựa chọn và phối hợp các PPDH tích cực đã nêu, đồng thời áp
dụng vào việc thiết kế tiến trình DH và soạn thảo 3 giáo án trong chương " Sóng ánh
sáng " theo hướng phối hợp các PPDH tích cực đã nêu ở trên và tiến hành thực
nghiệm sư phạm.
Tóm lại, các công trình nghiên cứu, cũng như các tài liệu liên quan về đổi
mới PPDH, phát huy TTC của người học kể trên, đều cho thấy mức độ ảnh hưởng
của việc đổi mới PPDH trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đã có
những tác động mạnh mẽ đến QTDH. Với quan điểm HS là trung tâm của
QTDH, việc DH không còn là sự tác động một chiều từ GV đến HS mà là quá
trình hợp tác giữa GV và HS trong đó GV tổ chức, chỉ đạo, khuyến khích HS học
tập. Bản thân người nghiên cứu cũng là một GV, theo xu hướng dạy học lấy HS làm
trung tâm, phát huy TTC nhận thức của người học, người nghiên cứu đã chọn đề tài
cải tiến PPDH môn Vật lý 11 tại trường THPT Tây Ninh tỉnh Tây Ninh theo hướng
TCH người học với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng DH đối với môn Vật
lý tại trường THPT Tây Ninh.
1.2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Cải tiến
Theo viện ngôn ngữ học (2002) thì “cải tiến là sửa đổi cho phần nào đó tiến
bộ hơn”.
1.2.2 . Phương pháp dạy học
Theo I. Ia. Lecne: “Phương pháp dạy học là một hệ thống những hành động

có mục đích của GV nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và thực hành của người
học, đảm bảo cho người học lĩnh hội nội dung học vấn”.


Phương pháp dạy học là những hình thức và cách thức hoạt động của GV và
HS trong những môi trường dạy học được chuẩn bị, nhằm đạt mục đích dạy học,
phát triển các năng lực của cá nhân [11, tr 47].
Theo Thái Duy Tuyên, PP có thể tóm tắt thành 3 dạng cơ bản [21, tr 38]:
+ Theo quan điểm điều khiển học, phương pháp là cách thức tổ chức hoạt
động nhận thức của HS và điều khiển hoạt động này.
+ Theo quan điển logic, phương pháp là những thủ thuật logic được sử dụng
để giúp HS nắm kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo một cách tự giác.
+ Theo bản chất của nội dung, PP là sự vận động của nội dung dạy học.
Theo lí luận dạy học, bất cứ một phương pháp dạy học nào cũng là một hệ
thống các hoạt động có định hướng của GV nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và
hoạt động thực hành cho HS, đảm bảo cho các em nắm vững nội dung tri thức. Nói
cách khác, các phương pháp dạy học là các cách thức hoạt động có tổ chức và tác
động lẫn nhau của người giáo viên và của học sinh nhằm đạt được các mục tiêu dạy
học đã đặt ra.
1.2.3. Cải tiến phương pháp dạy học
Cải tiến PPDH trong đề tài này được hiểu là cải tiến cách thức điều khiển
hoạt động nhận thức của GV nhằm phát huy TTC, chủ động, sáng tạo của HS, từ đó
nâng cao được khả năng tự học, tự nghiên cứu cũng như nâng cao các kỹ năng làm
việc nhóm, kỹ năng tìm kiếm, xử lý thông tin.
1.2.4. Tính tích cực
Theo từ điển Tiếng Việt (1999): tích cực nghĩa là có ý nghĩa, có tác dụng
khẳng định, thúc đẩy sự phát triển; người tích cực là người tỏ ra chủ động, có những
hoạt động nhằm tạo ra sự biến đổi theo hướng phát triển; hăng hái, nhiệt tình đối
với nhiệm vụ, công việc.
Theo quan điểm của L.V. Relrova (1975) thì tính tích cực là một hiện tượng

sư phạm biểu hiện ở sự gắng sức cao về nhiều mặt trong hoạt động học tập.


Theo Trần Bá Hoành (1995): "Tính tích cực nhận thức là trạng thái hoạt
động của học sinh, đặc trưng ở khát vọng học tập, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao
trong quá trình nắm vững kiến thức ".
NHU CẦU
ĐỘNG CƠ
HỨNG THÚ
TỰ GIÁC
SÁNG TẠO
TÍCH CỰC
ĐỘC LẬP

Đối với HS, TTC thường biểu hiện trong các dạng hoạt động như: học
tập, lao động, thể dục, thể thao, vui chơi giải trí, kể cả trong giao tiếp, … trong đó
học tập là hoạt động chủ đạo. TTC chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố thể hiện qua
sơ đồ:
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ hình thành tính tích cực [20]
Từ sơ đồ ta thấy, tính tích cực của HS được hình thành từ nhu cầu (nhu cầu học tập).
 Nhu cầu học tập được đáp ứng sẽ chuyển thành động cơ học tập
Nhu cầu học tập là một trong những nhu cầu cơ bản của con người, có chức
năng kích thích hoạt động, đặc biệt là hoạt động nhận thức. Vì vậy nhu cầu học tập
là nguồn gốc bên trong của TTC nhận thức, của lòng ham hiểu biết cũng như khát
vọng nhận thức của người học. Việc thỏa mãn nhu cầu học tập là điều kiện thiết yếu
đối với sự tồn tại, sự thành đạt, tự khẳng định của mỗi cá nhân, đồng thời làm cho
nhu cầu nhận thức của họ không ngừng nâng cao về mức độ và cấp độ [31, tr 26].
Vì thế, bước đầu tiên trong QTDH, GV phải tìm hiểu để biết HS có nhu cầu



gì, cũng như các em đã biết cái gì, có sẵn sàng biết hay không. Sau đó xây dựng và
nuôi dưỡng động lực học tập ở mỗi học sinh, trong đó quan trọng là động lực bên
trong, xuất phát từ nhu cầu và lợi ích của các em. Nếu trong dạy học, GV luôn tổ
chức cho HS tự phát hiện ra những điều mới lạ, giải quyết các nhiệm vụ học tập, tạo
ra được những ấn tượng tốt đẹp đối với việc học thì dần dần làm nảy sinh nhu cầu
khám phá tri thức khoa học. Từ đó, việc học tập sẽ trở thành nhu cầu không thể
thiếu trong cuộc sống của các em. Khi nhu cầu học tập được đáp ứng sẽ chuyển
thành động cơ, động cơ là cái có tác dụng chi phối thúc đẩy các em hành động, suy
nghĩ.
 Động cơ liên quan trực tiếp đến việc tạo ra và duy trì hứng thú hoạt động
Theo từ điển Tiếng Việt: Động cơ là những gì thôi thúc con người có những
ứng xử nhất định một cách vô thức hay hữu ý và thường gắn liền với những nhu
cầu.
Theo A.N. Leonchiev: Động cơ là đối tượng vật chất hay tinh thần, tư tưởng
kích thích, thúc đẩy định hướng hoạt động. Nguồn gốc lực kích thích của động cơ là
nhu cầu.
Động cơ học tập kích thích, thúc đẩy TTC học tập ở HS nhằm hình thành,
phát triển nhân cách. Có nhiều cách phân loại động cơ học tập của HS nhưng về bản
chất không có sự khác nhau đặc biệt. Quan điểm của các tác giả X.L. Rubinstein,
P.Ia. Ganperin, A.V. Petropxki, A.K. Marcova cho rằng: hoạt động học tập là một
loại hình hoạt động đa động cơ, được thúc đẩy bởi các động cơ bên ngoài và động
cơ bên trong. Những động cơ kích thích hoạt động học tập không liên quan trực tiếp
tới hoạt động đó được gọi là động cơ bên ngoài. Động cơ bên trong là loại động cơ
có liên quan trực tiếp với hoạt động nhận thức, là động cơ đích thực của hoạt động
nhận thức [31, 30].
Động cơ học tập chính là yếu tố tác động đến chất lượng hoạt động học tập
của HS. Vì vậy, nhiệm vụ của GV trong QTDH là phải suy nghĩ, tìm cách để hình
thành động cơ học tập cho HS như là: giao cho HS những nhiệm vụ học tập có mức
độ phù hợp với khả năng giải quyết của HS; giới thiệu cho HS biết đặc điểm của
môn Vật lý và những ứng dụng kiến thức vật lý trong cuộc sống; GV tạo điều kiện

để HS có cơ hội tham gia tích cực vào QTDH, khuyến khích HS trao đổi, thảo luận
trong nhóm.


 Hứng thú là tiền đề của tự giác
Theo từ điển Tiếng Việt, hứng thú có hai nghĩa: “Biểu hiện của một nhu cầu,
làm cho chủ thể tìm cách thỏa mãn, tạo ra khoái cảm, thích thú và huy động sinh lực
để cố gắng thực hiện” và “sự ham thích”.
Nhiều nhà tâm lý cho rằng: hứng thú là một thái độ đặc biệt của cá nhân với
đối tượng thể hiện ở sự chú ý tới đối tượng, khao khát đi sâu nhận thức đối tượng và
có sự thích thú được thỏa mãn với đối tượng.
Thực trạng học tập của học sinh THPT hiện nay, bên cạnh những HS thích
thú, đam mê với việc học tập thì cũng có một bộ phận không nhỏ các em không
thích học, chán học, lười học, có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này trong
đó nguyên nhân do mất hứng thú học tập là quan trọng nhất. Vì vậy, J.A. Kômenski
xem tạo hứng thú là một trong các con đường chủ yếu để “làm cho học tập trong
nhà trường trở thành niềm vui”. Khổng Tử cũng từng khuyên học trò của mình:
“biết mà học không bằng thích mà học, thích mà học không bằng vui mà học”. Còn
người Pháp thì lại dí dỏm: “niềm vui là linh hồn của giáo dục”.
Hứng thú dẫn tới sự tự giác, hứng thú và tự giác là hai yếu tố tâm lý bảo đảm
TTC, độc lập, sáng tạo trong học tập. Điều đó cũng có nghĩa là không có hứng thú
thì không có tự giác, không có hứng thú, không có tự giác thì không có sự chủ
động hoạt động, kiến thức được HS ghi nhớ một cách máy móc, không mục đích rõ
ràng, do đó sẽ nhanh quên; họ cảm thấy căng thẳng mệt mỏi, học tập Vật lý cũng
không nằm ngoài trường hợp đó, HS cảm thấy nặng nề với hàng loạt các công thức,
định lý, định luật vật lý. Vì vậy, việc gây hứng thú học tập cho HS, giúp HS yêu
thích, say mê với môn học là một việc làm rất quan trọng, góp phần nâng cao hiệu
quả của việc dạy học.
 Tự giác và hứng thú là hai yếu tố quan trọng tạo nên và duy trì tính tích cực Trong quá
trình học tập, khi HS bắt đầu thấy hứng thú học, thấy ý nghĩa

của môn học và yêu thích môn học thì các em sẽ tự giác suy nghĩ, tìm tòi tài liệu,
tham khảo ý kiến của GV để tìm hiểu những kiến thức mới nhằm mở mang sự hiểu
biết của bản thân, hay để giải quyết những vấn đề còn vướng mắc trong quá trình


học tập. Sự tích cực học tập một cách chủ động như vậy ngoài việc giúp HS có
kiến thức sâu rộng còn hình thành ở HS sự tự tin, năng động, tính kiên trì và sự
sáng tạo.
 Tính tích cực sản sinh tư duy độc lập
Tư duy là sự hoạt động của hệ thống thần kinh con người, phản ánh hiện thực
khách quan bằng biểu tượng, khái niệm, phán đoán, … Tư duy liên hệ khăng khít
với ngôn ngữ và được phát triển trong quá trình hoạt động thực tiễn của con nguời.
Vì vậy, trong dạy học, nếu không phát huy được TTC, chủ động, tự giác của
HS thì không thể giúp HS phát triển tư duy. Tư duy độc lập có được nhờ tìm ra
phương thức giải quyết các vấn đề vì thế tư duy độc lập là cơ sở của óc phê phán,
đánh giá.
 Tư duy độc lập là điều kiện cần không thể thiếu và là mầm mống của sự sáng tạo Theo
Bách khoa toàn thư Liên Xô: "Sáng tạo là một loại hoạt động mà kết
quả của nó là một sản phẩm tinh thần hay vật chất có tính cách tân, có ý nghĩa xã
hội, có giá trị", hay Từ điển bách khoa Việt Nam: Sáng tạo là "Hoạt động tạo ra cái
mới". Như vậy, có thể hiểu năng lực sáng tạo là khả năng tạo ra những giá trị mới
về vật chất và tinh thần, tìm ra giải pháp mới, vận dụng thành công những hiểu biết
vào thực tiễn.
Năng lực sáng tạo biểu hiện trình độ tư duy ở mức độ cao của con người.
Dạy học có thể và cần phải phát huy óc sáng tạo của HS tùy vào tiềm năng của cá
nhân và sự phát triển tư duy qua hoạt động học tập; bồi dưỡng cho các em cách suy
nghĩ, phong cách học tập và làm việc khoa học; rèn luyện cho HS thao tác tư duy
logic, tư duy khoa học, tư duy Vật lý và năng lực vận dụng kiến thức vào các tình
huống khác nhau.
Phong cách học tập tích cực sáng tạo sẽ phát triển tính tự giác, hứng thú và

bồi dưỡng động cơ học tập cho HS. Như vậy, để kích thích TTC, tự lực trong học
tập của HS, GV cần phải quan tâm đến nhu cầu, động cơ, hứng thú trong học tập
của các em, và để phát động được động cơ học tập trước hết GV nên tác động vào
những lý do muốn học của HS như nhu cầu nhận thức, nhu cầu chiếm

lĩnh đối


×