Tải bản đầy đủ (.doc) (123 trang)

Xây dựng phần mềm kế toán nguyên liệu, vật liệu tại công ty Cổ phần Xây Dựng Trường Sơn – TP Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.45 MB, 123 trang )

Khoa Hệ thống thông tin kinh tế

i

Đồ án tốt nghiệp

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả
trong đồ án tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị nơi tôi
thực tập. Nếu có gì sai, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Tác giả đồ án
(ký và ghi rõ họ tên)

BÙI THỊ HỒNG VÂN

Bùi Thị Hồng Vân

Lớp 47/41.03


Khoa Hệ thống thông tin kinh tế

ii

Đồ án tốt nghiệp

LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian dài học tập và rèn luyện tại Học viện tài chính, em đã được
các thầy, các cô trong học viện trang bị những kiến thức hết sức bổ ích làm hành
trang cho bản thân sau khi tốt nghiệp đại học. Em sẽ luôn ghi nhớ công ơn dạy dỗ


của các thầy, các cô.
Qua đây, em xin chân thành cảm ơn tới các Thầy giáo, Cô giáo trong khoa
Hệ thống thông tin - Kinh tế đã dạy dỗ, dìu dắt em suốt bốn năm học qua. Đặc biệt,
em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Thầy giáo Th.S Vũ Bá Anh, người đã trực
tiếp giảng dạy trong quá trình em học tập tại học viện và hướng dẫn em hoàn thành
đồ án tốt nghiệp trong thời gian thực tập tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo, các cô, chú, anh chị trong công ty
Cổ Phần Xây Dựng Trường Sơn - TP Hà Nội đã tạo điều kiện cho em được thực tập
và hướng dẫn em trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại công ty.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè những người
đã giúp đỡ động viên em trong suốt quá trình thực hiện đồ án.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, Ngày 30 tháng 4 năm 2013
Sinh viên
Bùi Thị Hồng Vân

Bùi Thị Hồng Vân

Lớp 47/41.03


Khoa Hệ thống thông tin kinh tế

iii

Đồ án tốt nghiệp

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................................1
CHƯƠNG 1............................................................................................................................4

NHẬN THỨC CHUNG ĐỀ XÂY DỰNG PHẦN MỀM KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU VẬT
LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP.........................................................................................4
1.1. NHẬN THỨC CHUNG ĐỀ XÂY DỰNG PHẦN MỀM KẾ TOÁN......................4
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, yêu cầu của phần mềm kế toán trong doanh nghiệp .......4
1.1.2. Các công cụ tin học xây dựng phần mềm...........................................................5
1.1.3. Quy trình xây dựng phần mềm kế toán................................................................9
1.2. LÍ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU
TRONG DOANH NGHIỆP.............................................................................................14
1.2.1. Nhiệm vụ kế toán nguyên liệu, vật liệu.............................................................14
1.2.2. Phân loại nguyên liệu, vật liệu..........................................................................15
1.2.3. Các tài khoản kế toán, chứng từ kế toán sử dụng..............................................16
1.2.4. Các báo cáo sử dụng..........................................................................................17
1.2.5. Nguyên tắc đánh giá và cách đánh giá nguyên liệu, vật liệu ............................18
1.2.5. Các phương pháp hạch toán nguyên liệu, vật liệu.............................................21
1.2.6. Kế toán tổng hợp nguyên liệu, vật liệu..............................................................21
1.2.7. Các hình thức kế toán........................................................................................26
CHƯƠNG 2..........................................................................................................................27
THỰC TRẠNG VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN
NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG TRƯỜNG SƠN –
TP HÀ NỘI..........................................................................................................................27
2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG TRƯỜNG
SƠN – TP HÀ NỘI .........................................................................................................27
2.1.1. Thông tin cơ bản về Công ty Cổ phần xây dựng Trường Sơn – TP Hà Nội......27
2.1.2. Lịch sử hình thành và lĩnh vực kinh doanh.......................................................28
2.1.3. Cơ cấu tổ chức....................................................................................................28
2.2. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU VẬT
LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG TRƯỜNG SƠN – TP HN...................30
2.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán....................................................................................30
2.2.2. Hình thức kế toán sử dụng ............................................................................33
2.2.3. Các tài khoản kế toán sử dụng...........................................................................35

2.2.4. Chứng từ kế toán sử dụng.................................................................................35
2.3.5. Kế toán tổng hợp nguyên liệu, vật liệu .............................................................36
2.2.6. Quy trình luân chuyển chứng từ........................................................................37
2.2.7. Các báo cáo sử dụng..........................................................................................41
2.2.8. Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin tại Công ty.......................................41
2.3. ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY
VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN HỆ THỐNG....................................................41
2.3.1. Về tổ chức bộ máy kế toán................................................................................41
2.3.2. Về hình thức kế toán sử dụng ..........................................................................42
2.3.3. Về các tài khoản kế toán...................................................................................43
2.2.4. Chứng từ kế toán sử dụng.................................................................................44
2.3.5. Kế toán tổng hợp nguyên liệu, vật liệu .............................................................44
2.3.6. Về tình hình ứng dụng công nghệ thông tin tại Công ty..................................44
Bùi Thị Hồng Vân

Lớp 47/41.03


Khoa Hệ thống thông tin kinh tế

iv

Đồ án tốt nghiệp

CHƯƠNG 3..........................................................................................................................46
PHÂN TÍCH HỆ THỐNG, THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG PHẦN MỀM KẾ TOÁN
NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN..................................................46
XÂY DỰNG TRƯỜNG SƠN – TP HÀ NỘI......................................................................46
3.1. PHÂN TÍCH HỆ THỐNG........................................................................................46
3.1.1. Mục tiêu hệ thống.............................................................................................46

3.1.2. Xác định yêu cầu và mô tả bài toán...................................................................47
3.1.3.Sơ đồ ngữ cảnh hệ thống.....................................................................................50
3.2. THIẾT KẾ PHẦN MỀM KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN XÂY DỰNG TRƯỜNG SƠN.......................................................................51
3.2.1. Biểu đồ phân cấp chức năng..............................................................................51
3.2.2. Ma trận thực thể chức năng...............................................................................53
3.2.3. Biểu đồ luồng dữ liệu.......................................................................................54
3.2.4. Xây dựng mô hình thực thể liên kết (E/A – Entity Association Model)..........59
2.3.5. Chuyển mô hình E/A sang mô hình dữ liệu quan hệ..........................................63
3.2.6. Thiết kế cơ sở dữ liệu vật lí..............................................................................64
3.3.XÂY DỰNG PHẦN MỀM........................................................................................70
3.3.1. Giao diện chính của chương trình .....................................................................70
3.3.2. Thiết kế mô – đun chương trình .......................................................................72
KẾT LUẬN........................................................................................................................100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................101
PHỤ LỤC...........................................................................................................................102
A. Các mẫu chứng từ thu thập được...........................................................................102

Bùi Thị Hồng Vân

Lớp 47/41.03


Khoa Hệ thống thông tin kinh tế

v

Đồ án tốt nghiệp

DANH SÁCH CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT

Kí hiệu viết tắt

Tên đầy đủ

BTC

Bộ Tài Chính

CNTT

Công nghệ thông tin

CPXD

Cổ phần xây dựng

DN

Doanh nghiệp

GTGT

Giá trị gia tăng

HĐQT

Hội đồng quản trị

HTTT


Hệ thống thông tin

NCC

Nhà cung cấp

NSNN

Ngân sách nhà nước

NVL

Nguyên vật liệu

NSD

Người sử dụng

QLDN

Quản lí doanh nghiệp

XDCB

Xây dựng cơ bản

SXKD

Sản xuất kinh doanh


TP

Thành phố

TK

Tài khoản

Bùi Thị Hồng Vân

Lớp 47/41.03


Khoa Hệ thống thông tin kinh tế

1

Đồ án tốt nghiệp

MỞ ĐẦU
1. Lí do lựa chọn đề tài
Ngày nay, công nghệ thông tin đã trở thành một phần thiết yếu trong cuộc
sống hiện đại. Bất cứ một lĩnh vực nào trong cuộc sống cũng đều cần áp dụng
những thành tựu của tin học để có thể nâng cao chất lượng hoạt động. Đặc biệt, đối
với các doanh nghiệp, việc ứng dụng tin học là bắt buộc nếu muốn tồn tại và đứng
vững trên thị trường. Khối lượng công việc đồ sộ của các doanh nghiệp không thể
thiếu sự trợ giúp của máy tính điện tử.
Thực tế cho thấy, từ khi áp dụng các phần mềm tin học, hoạt động quản lí
của doanh nghiệp ngày càng nhẹ nhàng, chính xác và hiệu quả đem lại thành công
lớn cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, để có được một phần mềm phù hợp với công

tác quản lí, phù hợp với hoạt động của mỗi doanh nghiệp lại không phải là một vấn
đề đơn giản.
Trong thời gian đầu thực tập, qua việc khảo sát hệ thống quản lí nguyên liệu,
vật liệu ở Công ty Cổ phần Xây dựng Trường Sơn – TP Hà Nội, em nhận thấy công
tác kế toán phải xử lí khối lượng công việc tương đối nhiều, đặc biệt là kế toán
nguyên liệu vật liệu, đòi hỏi cần phải có một phần mềm quản lí chính xác và thống
nhất. Tuy nhiên, ứng dụng tin học trong công tác quản lí của công ty còn hạn chế.
Do đó, em đã chọn đề tài: “ Xây dựng phần mềm kế toán nguyên liệu, vật liệu tại
công ty Cổ phần Xây Dựng Trường Sơn – TP Hà Nội” nhằm hỗ trợ cho nhân
viên phòng kế toán của công ty có thể quản lí nguyên liệu, vật liệu một cách chính
xác và hiệu quả hơn.
2. Mục đích của đề tài
Xây dựng một phần mềm kế toán NVL được người sử dụng chấp nhận.
Cung cấp thông tin một cách chính xác, kịp thời, đầy đủ, nhanh chóng, phục
vụ tốt quá trình quản lí nguyên liệu, vật liệu phục vụ tốt cho bộ phận kế hoạch và bộ
phận thi công.
Bùi Thị Hồng Vân

Lớp CQ47/41.03


Khoa Hệ thống thông tin kinh tế

2

Đồ án tốt nghiệp

Tận dụng năng lực tài nguyên (hệ thống máy tính), năng lực con người nhằm
nâng cao hiệu quả công tác quản lí.
Hỗ trợ cho nhân viên kế toán và thủ kho quản lí nguyên liệu, vật liệu của

Công ty một cách chính xác và hiệu quả hơn.
Giúp Công ty nâng cao doanh thu, tiết kiệm chi phí nhờ giảm bớt đội ngũ
nhân công, giảm thiểu sai sót có thể xảy ra trong quá trình quản lí nguyên liệu, vật
liệu.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
* Đối tượng nghiên cứu
- Hệ thống thông tin kế toán nguyên liệu, vật liệu của Công ty cổ phần xây
dựng Trường Sơn – TP Hà Nội.
* Phạm vi nghiên cứu
- Khi xây dựng phần mềm không làm thay đổi các thành phần khác của hệ
thống thông tin kế toán của công ty.
- Đề tài tập trung xây dựng phần mềm kế toán nguyên liệu, vật liệu để hỗ trợ
cho nhân viên kế toán và thủ kho quản lí nguyên liệu, vật liệu của Công ty một cách
chính xác và hiệu quả hơn.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Các phương pháp thu thập thông tin: phỏng vấn, điều tra, trưng cầu ý kiến
chuyên gia, ghi chép...
- Phương pháp phân tích thiết kế hệ thống thông tin kế toán.
- Các phương pháp kế toán.
5. Kết cấu của đồ án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và các danh mục, tài liệu tham khảo,
nội dung đồ án được kết cấu thành 3 chương:

Bùi Thị Hồng Vân

Lớp CQ47/41.03


Khoa Hệ thống thông tin kinh tế


3

Đồ án tốt nghiệp

Chương 1: Nhận thức chung để xây dựng phần mềm kế toán kế toán nguyên
liệu, vật liệu trong doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng và hướng hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán
nguyên liệu, vật liệu tại Công ty cổ phần xây dựng Trường Sơn – TP Hà Nội.
Chương 3: Phân tích hệ thống, thiết kế và xây dựng phần mềm kế toán
nguyên liệu, vật liệu tại Công ty cổ phần xây dựng Trường Sơn – TP Hà Nội.

Bùi Thị Hồng Vân

Lớp CQ47/41.03


Khoa Hệ thống thông tin kinh tế

4

Đồ án tốt nghiệp

CHƯƠNG 1
NHẬN THỨC CHUNG ĐỀ XÂY DỰNG PHẦN MỀM KẾ TOÁN
NGUYÊN LIỆU VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP
1.1.

NHẬN THỨC CHUNG ĐỀ XÂY DỰNG PHẦN MỀM KẾ TOÁN

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, yêu cầu của phần mềm kế toán trong

doanh nghiệp
a. Khái niệm về phần mềm kế toán
* Khái niệm phần mềm:
Trong cuốn sách "Software Engineering, a Practitioner's Approach", Roger
S.Pressman đã trích dẫn một định nghĩa về phần mềm như sau:
Phần mềm là: Các chỉ dẫn (các chương trình máy tính) mà khi được thực
hiện, nó mang lại chức năng và hiệu quả mong muốn. Các cấu trúc dữ liệu mà theo
đó chương trình có thể thao tác được với các thông tin. Các tài liệu hướng dẫn cách
hoạt động của chương trình và cách sử dụng chương trình.
* Khái niệm phần mềm kế toán:
Phần mềm kế toán: Là hệ thống các chương trình máy tính dùng để tự động
xử lí các thông tin kế toán trên máy vi tính, bắt đầu từ khâu lập chứng từ gốc, phân
loại chứng từ, ghi chép sổ sách, xử lí thông tin trên các chứng từ, sổ sách theo quy
định của chế độ kế toán đến khâu in ra sổ kế toán và báo cáo tài chính, báo cáo kế
toán quản trị và các báo cáo thống kê phân tích tài chính khác. Tóm lại:
- Phần mềm kế toán đơn thuần là một công cụ ghi chép, lưu trữ, tính toán,
tổng hợp trên cơ sở các dữ liệu đầu vào là các chứng từ gốc.
- Quá trình xử lí phải tuân thủ các chuẩn mực kế toán và chế độ ban hành.
- Độ chính xác của đầu ra báo cáo phụ thuộc vào yếu tố con người như kế
toán thủ công.

Bùi Thị Hồng Vân

Lớp CQ47/41.03


Khoa Hệ thống thông tin kinh tế

5


Đồ án tốt nghiệp

b. Đặc điểm của phần mềm kế toán
- Phần mềm kế toán sử dụng các phương pháp kế toán: Tài khoản, chứng từ,
cân đối… theo chuẩn mực và quy định của Nhà nước.
- Phần mềm kế toán sử dụng các nguyên tắc đánh giá và hạch toán kế toán.
- Phần mềm kế toán có tính: tính chính xác, tính hiệu quả, tính chuyên
nghiệp, tính cộng tác.
c. Yêu cầu về phần mềm kế toán
- Phần mềm kế toán phải hỗ trợ cho người sử dụng tuân thủ các chuẩn mực,
quy định của Nhà nước về kế toán. Khi sử dụng phần mềm kế toán không làm thay
đổi bản chất, nguyên tắc và phương pháp kế toán được quy định tại các văn bản
pháp luật hiện hành về kế toán.
- Phần mềm kế toán phải đáp ứng được nhu cầu quản lí về tài chính kế toán
trong doanh nghiệp.
- Phần mềm kế toán phải mô phỏng được quy trình hoạt động kế toán (quy
trình xử lí) của công ty.
- Phần mềm kế toán phải có khả năng nâng cấp, có thể sửa đổi, bổ sung phù
hợp với những thay đổi nhất định của chế độ kế toán và chính sách tài chính mà
không ảnh hưởng đến dữ liệu đã có.
- Phần mềm kế toán phải tự động xử lí và đảm bảo sự chính xác về số liệu kế toán.
- Phần mềm kế toán phải đảm bảo tính bảo mật thông tin và an toàn dữ liệu.
1.1.2. Các công cụ tin học xây dựng phần mềm
a. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu
Một cơ sở dữ liệu là tập hợp các dữ liệu có liên quan đến nhau chứa thông tin
về một tổ chức nào đó, được lưu trữ trên các thiết bị nhớ thứ cấp để đáp ứng nhu
cầu khai thác thông tin của nhiều người sử dụng với các mục đích khác nhau.

Bùi Thị Hồng Vân


Lớp CQ47/41.03


Khoa Hệ thống thông tin kinh tế

6

Đồ án tốt nghiệp

* Khái niệm hệ quản trị cơ sở dữ liệu
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là một hệ thống phần mềm cho phép tạo lập cơ sở
dữ liệu và điều khiển mọi truy nhập đối với cơ sở dữ liệu đó.
Các thao tác truy nhập chủ yếu:
- Tìm kiếm dữ liệu theo chỉ tiêu nào đó
- Bổ sung dữ liệu vào cơ sở dữ liệu
- Loại bỏ dữ liệu ra khỏi cơ sở dữ liệu
- Sửa chữa dữ liệu trong cơ sở dữ liệu
* Chức năng của hệ quản trị cơ sở dữ liệu:
- Hệ quản trị CSDL cho phép mô tả dữ liệu (xác định tên, dạng dữ liệu, tính
chất của dữ liệu, …) theo cách không phụ thuộc vào người sử dụng, không phụ
thuộc vào yêu cầu tìm kiếm hay thay đổi thông tin.
- Hệ quản trị CSDL có phương pháp, công cụ để lưu trữ, tìm kiếm, sửa đổi
và chuyển đổi các dữ liệu.
- Hệ quản trị CSDL có giao diện người sử dụng cho phép người dùng liên hệ
với nó. Thông qua các lệnh của ngôn ngữ người/máy mà nó liên hệ với bộ nhớ ngoài.
* Các hệ quản trị cơ sở dữ liệu thường dùng:
- Quy mô lớn:
+ Oracle : Cơ sở dữ liệu oracle là một cơ sở dữ liệu mạnh mẽ nhất thế
giới. Được thiết kế để triển khai cho mọi môi trường doanh nghiệp. Việc cài đặt,
quản lí rất dễ dàng, các công cụ để phát triển các ứng dụng một cách hoàn thiện và

nhanh chóng. Cơ sở dữ liệu oracle phù hợp cho mọi loại dữ liệu, các ứng dụng và
các môi trường khác nhau bao gồm cả windows và linux với chi phí tối thiểu,
Oracle có độ tin cậy cao và chạy trên 100 cấu hình khác nhau Tuy nhiên, nó là hệ
quản trị lớn nên không phù hợp cho các tổ chức, doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Bùi Thị Hồng Vân

Lớp CQ47/41.03


Khoa Hệ thống thông tin kinh tế

7

Đồ án tốt nghiệp

+ DB/2 của IBM: DB2 là một trong các dòng phần mềm quản trị cơ sở dữ
liệu quan hệ của IBM (RDBMS : relational Database Management System). Có
nhiều phiên bản khác nhau của DB2 để chạy trên các loại máy tính từ thiết bị cầm
tay đến các máy tính lớn DB2 sử dụng ngôn ngữ SQL đễ đọc và viết thông tin vào
dữ liệu. DB2 được dùng chủ yếu trên Unix, Linux, IBM, Windows servers. DB2
cũng hỗ trợ đắc lực IBM InfoSphere Warehouse khác. Song song với DB2 là một
hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ khác: Informix, được IBM phát hành năm 2001.
+ SQL Server: SQL Server là hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ
(Relational DataBase Management System- RDBMS) sử dụng các lệnh giáo chuyển
Transaction-SQL để trao đổi dữ liệu giữa Client Computer và Server Computer.
- Quy mô vừa và nhỏ:
+ MS – Access: Microsoft Office Access, thường được gọi tắt là MS
Access hoặc đơn giản là Access, là một phần mềm quản lí cơ sở dữ liệu quan hệ do
hãng Microsoft giữ bản quyền. Access thường được đóng gói cùng các phần mềm

khác trong bộ Microsoft Office và được sử dụng rộng rãi trong các máy tính cài hệ
điều hành Windows.
+ Visual FoxPro: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Visual FoxPro là hệ quản trị tuy
không mạnh nhưng đang được sử dụng nhiều trong các hệ thống quản lí. Hệ quản
trị FoxPro dễ dùng hơn nữa nó tích hợp đầy đủ 3 công cụ: công cụ quản trị, công cụ
lập trình và công cụ tạo báo cáo. Dó đó, các hệ thống lớn vẫn có thể dùng hệ quản
trị FoxPro làm công cụ quản lí hệ thống.
b. Ngôn ngữ lập trình
* Khái niệm
Lập trình là một công việc của con người bao hàm rộng và mang tính thiết
kế toàn diện, từ việc tìm thuật toán, chọn ngôn ngữ lập trình thích hợp và soạn thảo
chương trình.

Bùi Thị Hồng Vân

Lớp CQ47/41.03


Khoa Hệ thống thông tin kinh tế

8

Đồ án tốt nghiệp

Máy tính bao gồm phần cứng là các thiết bị điện tử trong đó thông tin được
biểu diễn dưới dạng số nhị phân và phần mềm bao gồm các chương trình được tạo
ra bằng cách sử dụng các ngôn ngữ lập trình.
Các ngôn ngữ được sử dụng trong viết trình gọi là ngôn ngữ lập trình. Cũng
như các ngôn ngữ thông thường, ngôn ngữ lập trình cũng có từ vựng, cú pháp và
ngữ nghĩa.

Theo tiến trình lịch sử phát triển, ngôn ngữ lập trình có thể được chia ra làm
ba loại chủ yếu như sau:
- Ngôn ngữ máy (machine language)
- Ngôn ngữ kí hiệu
- Ngôn ngữ cấp cao (High level language)
* Chức năng
- Chức năng chính của ngôn ngữ lập trình là dùng để lập trình, viết các
chương trình cho máy tính.
- Ngôn ngữ lập trình dùng để viết các phần mềm: phần mềm ứng dụng, phần
mềm tiện ích....
* Các ngôn ngữ lập trình thường dùng
C đạt được sự thỏa hiệp giữa việc viết code hiệu quả của Assembly và sự
tiện lợi và khả năng chạy trên nhiền nền tảng của ngôn ngữ lập trình cấp cao có cấu
trúc. Ngôn ngữ này hiện vẫn được tin dùng trong lĩnh vực lập trình hệ thống. Có các
công cụ thương mại và miễn phí cho gần như mọi hệ điều hành.
C++ là ngôn ngữ được dùng nhiều nhất hiện nay. C++ bao gồm tất cả ưu
điểm của C và bổ sung thêm các tính năng hướng đối tượng. Có các công cụ thương
mại và miễn phí cho gần như mọi hệ điều hành.
C# Do không đạt được thỏa thuận với Sun về vấn đề bản quyền, Microsoft
đã tạo ra ngôn ngữ với các tính năng tương tự nhưng chỉ chạy trên nền Windows.
Bùi Thị Hồng Vân

Lớp CQ47/41.03


Khoa Hệ thống thông tin kinh tế

9

Đồ án tốt nghiệp


JAVA là phiên bản C++ được thiết kế lại hợp lí hơn, có khả năng chạy trên
nhiều nền tảng; tuy nhiên tốc độ không nhanh bằng C++. Có các công cụ miễn phí
và thương mại hỗ trợ cho hầu hết các hệ điều hành hiện nay.
Foxpro là một nhánh phát triển của dBase dưới sự “bảo hộ” của Microsoft.
Thực ra nó là công cụ phát triển hơn là ngôn ngữ. Hiện Foxpro có tính đối tượng
đầy đủ và có công cụ phát triển mạnh (Visual Foxpro).
c. Công cụ tạo báo cáo
Báo cáo là một tài liệu chứa các thông tin được đưa ra từ chương trình ứng
dụng theo yêu cầu của người dùng. Các báo cáo thường chứa các thông tin kết xuất
từ các bảng cơ sở dữ liệu và được hiển thị ra màn hình hoặc máy in tùy theo yêu cầu
của người dùng.
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Visual FoxPro là hệ quản trị tuy không mạnh
nhưng đang được sử dụng nhiều trong các hệ thống quản lí. Hệ quản trị FoxPro dễ
dùng hơn nữa nó tích hợp đầy đủ 3 công cụ: công cụ quản trị, công cụ lập trình và
công cụ tạo báo cáo. Dó đó, các hệ thống lớn vẫn có thể dùng hệ quản trị FoxPro
làm công cụ quản lí hệ thống.
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Visual FoxPro cho phép người lập trình tạo báo cáo
theo 2 cách:
- Tạo báo cáo bằng Report Winzard: Đây là công cụ hỗ trợ tạo báo cáo khá
thuận lợi và nhanh chóng, cách thực hiện đơn giản.Tuy nhiên, làm theo cách này
báo cáo lập không tùy chỉnh theo ý người dùng.
- Tạo báo cáo bằng Report Designer: Công cụ này giúp người lập trình tự thiết
kế báo cáo từ đầu theo ý tưởng của mình, phù hợp với từng điều kiện, hoàn cảnh.
1.1.3. Quy trình xây dựng phần mềm kế toán
a. Quy trình phân tích thiết kế
Quá trình phân tích thiết kế gồm 4 giai đoạn:

Bùi Thị Hồng Vân


Lớp CQ47/41.03


Khoa Hệ thống thông tin kinh tế

10

Đồ án tốt nghiệp

- Khảo sát hiện trạng của hệ thống.
- Xác định mô hình nghiệp vụ.
- Phân tích hệ thống và đặc tả yêu cầu.
- Thiết kế hệ thống.
* Giai đoạn 1: Khảo sát hiện trạng hệ thống
Trong phần này sẽ trình bày các bước thực hiện quá trình khảo sát các công
cụ được sử dụng để thu thập thông tin.
Về nguyên tắc việc khảo sát hệ thống được chia làm 2 giai đoạn:
Giai đoạn khảo sát sơ bộ: Nhằm hình thành dự án phát triển HTTT.
Giai đoạn khảo sát chi tiết: Nhằm thu thập các thông tin chi tiết của hệ
thống phục vụ phân tích yêu cầu thông tin làm cơ sở cho bước thiết kế sau này.
Quá trình khảo sát hệ thống cần trải qua các bước sau:
- Tiến hành thu thập thông tin bằng các phương pháp khác nhau.
- Củng cố, bổ sung và hoàn thiện kết quả khảo sát.
- Tổng hợp kết quả khảo sát.
- Hợp thức hóa kết quả khảo sát.
* Giai đoạn 2: Xác định mô hình nghiệp vụ của hệ thống
Trong phần này tiến hành mô tả các thông tin dữ liệu của tổ chức dạng trực
quan và có tính hệ thống hơn. Nhờ vậy, khách hàng có thể hiểu được và qua đó có
thể bổ sung và làm chính xác hóa hoạt động nghiệp vụ của tổ chức hiện thời.
Các thành phần của một mô hình nghiệp vụ:

- Biểu đồ ngữ cảnh
- Biểu đồ phân rã chức năng.
- Danh sách các hồ sơ dữ liệu sử dụng.
Bùi Thị Hồng Vân

Lớp CQ47/41.03


Khoa Hệ thống thông tin kinh tế

11

Đồ án tốt nghiệp

- Ma trận thực thể dữ liệu chức năng.
- Mô tả chi tiết chức năng lá trong biểu đồ phân rã chức năng.
* Giai đoạn 3: Phân tích làm rõ yêu cầu và đặc tả yêu cầu (Mô hình hóa
quá trình xử lí)
Phần này làm rõ yêu cầu bằng cách sử dụng các mô hình và công cụ hình
thức hóa hơn, như các biểu đồ luồng dữ liệu để mô tả các tiến trình xử lí. Đến đây ta
được mô hình khái niệm của hệ thống. Với mô hình này, một lần nữa khách hàng có
thể bổ sung làm đầy đủ hơn các yêu cầu về HTTT cần xây dựng.
Mô hình hóa tiến trình nghiệp vụ (modeling businees process) là sự biểu diễn
đồ thị các chức năng của quá trình để thu thập, thao tác, lưu trữ và phân phối dữ liệu
giữa các bộ phận trong hệ thống nghiệp vụ cũng như giữa hệ thống và môi trường
của nó.
* Giai đoạn 4: Thiết kế logic và thiết kế vật lí
Trong bước này cần tìm giải pháp công nghệ cho các yêu cầu đã được xác
định ở bước phân tích. Các công cụ ở đây mang tính hình thức hóa cao cho phép
đặc tả các bản thiết kế để có thể ánh xạ thành cấu trúc chương trình, các chương

trình, các cấu trúc dữ liệu và các giao diện tương tác. Các công cụ ở đây bao gồm:
Mô hình dữ liệu quan hệ E_R, mô hình luồng dữ liệu hệ thống, các phương pháp
đặc tả nội dung xử lí của mỗi tiến trình, các hướng dẫn thiết kế cụ thể.
Thiết kế logic:
Mô hình thực thể mối quan hệ E_R (Entity- Relationship model): Mô hình E_R
là mô hình mô tả dữ liệu của thế giới thực, không quan tâm đến cách thức tổ chức và
khai thác dữ liệu mục tiêu chủ yếu là mô tả thế giới thực đúng như nó tồn tại.
Mô hình E_R gồm 3 thành phần: Thực thể dữ liệu, mối quan hệ giữa các
thực thể, các thuộc tính của thực thể và mối quan hệ.
Các bước phát triển mô hình E_R từ các hồ sơ dữ liệu:

Bùi Thị Hồng Vân

Lớp CQ47/41.03


Khoa Hệ thống thông tin kinh tế

12

Đồ án tốt nghiệp

+ Bước 1: Liệt kê, chính xác chọn lọc mục tin.
+ Bước 2: Xác định thực thể, thuộc tính.
+ Bước 3: Xác định mối quan hệ và thuộc tính của nó.
+ Bước 4: Vẽ biểu đồ mô hình.
Thiết kế mô hình quan hệ:
Đầu vào: Mô hình E_R
Mô hình E_R


Biểu diễn thực
thể ->quan hệ

Biểu diễn mối quan
hệ->quan hệ

Chuẩn hóa
3NF

Vẽ biểu đồ mô
hình quan hệ
Kết quả chuẩn 3NF
Mô hình

Vẽ biểu đồ:
Nối các cặp quan hệ với nhau nếu quan hệ chứa thuộc tính là khóa chính của
quan hệ kia.
TÊN QUAN HỆ

TÊN QUAN HỆ

# khóa chính
Khóa ngoại

# Khóa chính
Khóa ngoại

Thiết kế vật lí:
Bước 1: Xác định luồng hệ thống:
+ Đầu vào: Biểu đồ luồng dữ liệu.

+ Cách làm: Phân định rõ các công việc do người và do máy thực hiện.
Bước 2: Thiết kế các giao diện nhập liệu
+ Đầu vào: Mô hình E_R

Bùi Thị Hồng Vân

Lớp CQ47/41.03


Khoa Hệ thống thông tin kinh tế

13

Đồ án tốt nghiệp

+ Cách làm: Mỗi thực thể hay 1 mối quan hệ khác 1 thành một Giao diện.
Bước 3: Thiết kế các giao diện xử lí
+ Xét các biểu đồ hệ thống: Mỗi tiến trình tương tác với tác nhân ngoài xác
định một giao diện xử lí.
Bước 4: Tích hợp các Giao diện
+ Phân tích các giao diện nhận được, tiến hành bỏ đi những giao diện trùng
lặp hoặc không cần thiết và kết hợp các Giao diện có thể thành hệ thống giao diện
cuối cùng.
Bước 5: Thiết kế kiến trúc
+ Dựa vào các biểu đồ dữ liệu từ mức 0 đến trước mức cơ sở. kiến trúc của
hệ thống có dạng hình cây, với mỗi nút các biểu đồ mức dưới nó cho ta mức biểu đồ
tiếp theo.
b. Quy trình tạo phần mềm
Bước 1: Lựa chọn các công cụ xây dựng thực hiện xây dựng phần mềm
* Lựa chọn công cụ quản trị dữ liệu: Visual FoxPro

Visual Foxpro (VFP) là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu kiểu quan hệ của
Microsoft chạy trên hệ điều hành Window với các ứng dụng sau:
Trong VFP tích hợp cả chức năng quản trị cơ sở dữ liệu, cả chức năng của
một ngôn ngữ lập trình, vì thế VFP có khả năng ứng dụng tiện lợi và dễ sử dụng.
Có thể phát triển ứng dụng bằng VFP trong môi trường mạng và cho nhiều
người dùng. VFP đang được sử dụng khá phổ biến ở Việt Nam và nhiều nước khác
để phát triển cấc ứng dụng trong quản lí.
VFP sử dụng công nghệ lập trình hướng đối tượng kết hợp với lập trình thủ
tục. VFP cho phép người sử dụng thực hiện đa số các thao tác rất trực quan để thiết
kế ứng dụng mà không cần phải ngồi tỉ mỉ để soạn chương trình hay viết các dòng
lệnh như Foxpro. Phiên bản mới nhất hiện nay là VFP 9.0.
Bùi Thị Hồng Vân

Lớp CQ47/41.03


Khoa Hệ thống thông tin kinh tế

14

Đồ án tốt nghiệp

Trong quy trình phát triển phần mềm kế toán, việc lựa chọn ngôn ngữ lập
trình chiếm một vai trò hết sức quan trọng. Ngày nay, công cụ người lập trình ngày
càng nâng càng nâng cao đáp ứng nhu cầu người dung như: Foxpro, Access, SQL
server, Oracle... Trong các bài toán quản lí hiện nay, Foxpro là một trong những
ngôn ngữ được sử dụng phổ biến nhất.
Bước 2: Triển khai xây dựng phần mềm dựa trên các công cụ đã lựa chọn
Trong hệ cơ sở dữ liệu Visual FoxPro
* Tạo CSDL:

- Tạo bảng CSDL: Các bảng thành phần trong CSDL (DataBase Table), các
bảng tự do (Free Table).
- Tạo cấu trúc dữ liệu, mối quan hệ bền vững giữa các bảng
* Xây dựng phần mềm:
- Tạo các From nhập dữ liệu: Form là một đối tượng thuộc lớp cơ bản của
VFP, dùng để chứa các đối tượng khác trong một lớp ứng dụng nào đó.
- Viết code cho các sự kiện của form.
- Tạo lớp: Lớp (Class ) là một đối tượng mà trong đó có chứa các đối tượng
khác. Khi đó, các đối tượng của một lớp sẽ mang toàn bộ các thuộc tính, sự kiện và
phương thức của lớp sinh ra nó.
- Tạo cửa sổ: Thiết kế cửa sổ là một phần việc quan trọng trong lúc tạo giao
diện người dùng để có một giao diện thân thiện.
- Tạo Menu
- Tạo các báo cáo
1.2. LÍ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU, VẬT
LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP
1.2.1. Nhiệm vụ kế toán nguyên liệu, vật liệu
Các loại vật tư trong doanh nghiệp là những tài sản ngắn hạn dữ trữ cho quá
trình sản xuất kinh doanh bao gồm nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, phụ tùng thay
thế, công cụ, dụng cụ…
Bùi Thị Hồng Vân

Lớp CQ47/41.03


Khoa Hệ thống thông tin kinh tế

15

Đồ án tốt nghiệp


Doanh nghiệp cần phải có kế hoạch mua, dự trữ đầy đủ, kịp thời các loại vật
tư cả về số lượng, chất lượng và kết cấu nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh
doanh được tiến hành bình thường.
Kế toán các loại vật tư cần thực hiện tốt các nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Phản ánh đầy đủ, kịp thời số hiện có và tình hình biến động của các loại vật
tư cả về giá trị và hiện vật, tính toán chính xác giá gốc ( hoặc giá thành thực tế) của
từng loại, từng thứ vật tư nhập, xuất, tồn kho, đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời
các thông tin phục vụ cho yêu cầu quản lí vật tư của doanh nghiệp.
- Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện kế hoạch mua, dự trữ và sử dụng
từng loại vật tư đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2.2. Phân loại nguyên liệu, vật liệu
Nguyên liệu, vật liệu trong doanh nghiệp là những đối tượng lao động mua
ngoài hoặc tự chế biến dùng cho mục đích sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Phân loại nguyên liệu, vật liệu là việc sắp xếp các nguyên vật liệu thành từng
nhóm, từng loại, và từng thứ nguyên vật liệu theo những tiêu thức nhất định phục
vụ cho yêu cầu quản lí.
Căn cứ vào yêu cầu quản lí, nguyên liệu, vật liệu bao gồm:
- Nguyên liệu, vật liệu chính;
- Vật liệu phụ;
- Nhiên liệu;
- Phụ tùng thay thế;
- Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản;
- Các loại vật liệu khác.
+ Nguyên vật liệu chính: Là các nguyên vật liệu khi tham gia vào quá trình
sản xuất kinh doanh sẽ cấu thành nên thực thể chính của sản phẩm, toàn bộ giá trị
của nguyên vật liệu được chuyển một lần vào giá trị sản phẩm mới được tạo ra.

Bùi Thị Hồng Vân


Lớp CQ47/41.03


Khoa Hệ thống thông tin kinh tế

16

Đồ án tốt nghiệp

+ Vật liệu phụ: Là các vật liệu được sử dụng trong sản xuất để tăng chất
lượng sản phẩm, hoàn chỉnh sản phẩm hoặc phục vụ cho công việc quản lí sản xuất,
bao gói sản phẩm… Các loại vật liệu này không cấu thành nên thực thể sản phẩm.
+ Nhiên liệu: Là những thứ có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá trình
sản xuất kinh doanh, phục vụ cho công nghệ sản xuất, phương tiện vận tải, công tác
quản lí... Nhiên liệu có thể tồn tại ở thể lỏng, thể rắn hay thể khí.
+ Phụ tùng thay thế: Là các nguyên vật liệu để thay thế, sửa chữa, móc thiết
bị, phương tiện vận tải, công cụ, dụng cụ...
+ Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: Là các loại nguyên vật liệu được sử
dụng cho công việc xây dựng cơ bản.
+ Vật liệu khác: Là loại nguyên vật liệu không được xếp vào các loại trên.
Các loại vật liệu này do quá trình sản xuất tạo ra như các loại phế liệu, vật liệu thu
hồi thanh lí tài sản cố định…
Căn cứ vào nguồn gốc nguyên liệu, vật liệu được chia làm hai nguồn:
- Nguyên liệu, vật liệu mua bên ngoài;
- Nguyên liệu, vật liệu tự chế biến, gia công;
Căn cứ vào mục đích và nơi sử dụng nguyên liệu, vật liệu được chia thành:
- Nguyên liệu, vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất kinh doanh;
- Nguyên liệu, vật liệu dùng cho công tác quản lí;
- Nguyên liệu, vật liệu dùng cho các mục đích khác.
Việc phân loại nguyên vật liệu nhằm tổ chức bảo quản, dự trữ và sử dụng có

hiệu quả là công việc cần thiết đối với các doanh nghiệp. Do vậy, trong công tác
quản lí nguyên vật liệu công ty rất chú ý đến việc phân loại nguyên vật liệu.
1.2.3. Các tài khoản kế toán, chứng từ kế toán sử dụng
* Các tài khoản kế toán sử dụng:

Bùi Thị Hồng Vân

Lớp CQ47/41.03


Khoa Hệ thống thông tin kinh tế

17

Đồ án tốt nghiệp

Hệ thống tài khoản kế toán là bộ phận cấu thành quan trọng nhất trong toàn
bộ hệ thống chế độ kế toán doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực,
mọi thành phần kinh tế đều phải thực hiện áp dụng thống nhất hệ thống tài khoản kế
toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006
của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.
Tài khoản sử dụng chủ yếu là TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu
TK 152 được mở chi tiết:
- TK 1521 – Nguyên liệu, vật liệu chính
- TK 1522 – Nguyên vật liệu phụ
- TK 1523 – Nhiên liệu, vật liệu khác…
- TK 1524 – Phụ tùng
– Một số TK liên quan: 111, 112, 133, 154, 331, 333, 334, 338, 411, 412,
515, 611, 621, 623, 627, 632, 642, 711, 811…
* Các chứng từ kế toán sử dụng:

- Phiếu nhập kho – Mẫu số 01-VT;
- Phiếu xuất kho – Mẫu số 02-VT;
- Phiếu báo nguyên vật liệu còn lại cuối kì - Mẫu số 04-VT;
- Biên bản kiểm kê, Biên bản đánh giá lại – Mẫu số 05-VT;
- Bảng kê mua hàng – Mẫu số 06-VT;
1.2.4. Các báo cáo sử dụng
- Bảng kê nhập xuất tồn;
- Báo cáo tồn kho;
- Báo cáo nhập xuất tồn;
- Sổ chi tiết TK 152;

Bùi Thị Hồng Vân

Lớp CQ47/41.03


Khoa Hệ thống thông tin kinh tế

18

Đồ án tốt nghiệp

- Sổ cái TK 152;
- Thẻ kho;
1.2.5. Nguyên tắc đánh giá và cách đánh giá nguyên liệu, vật liệu
a. Nguyên tắc đánh giá
Việc đánh giá nguyên vật liệu được thực hiện theo nguyên tắc giá gốc (trị giá
vốn thực tế). Trong trường hợp giá trị thuần thấp hơn giá gốc thì tính theo giá trị
thuần có thể thực hiện đó. Đây chính là nội dung của nguyên tắc thận trọng. Thực
hiện ngyên tắc này, doanh nghiệp phải lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu.

Để phản ánh chính xác giá trị của nguyên vật liệu và để có thể so sánh được
giữa các kì hạch toán, việc đánh giá nguyên vật liệu cần tuân theo nguyên tắc nhất
quán. Nội dung của nguyên tắc này: Kế toán đã chọn phương pháp kế toán nào thì
phải áp dụng phương pháp đó nhất quán trong suốt niên độ kế toán. Doanh nghiệp
có thể thay đổi phương pháp kế toán đã chọn, nhưng phải đảm bảo phương pháp kế
toán thay thế cho phép trình bày thông tin kế toán một cách trung thực, hợp lí hơn;
đồng thời phải giải thích được sự thay đổi đó (nguyên tắc thời điểm).
b. Các cách đánh giá nguyên liệu, vật liệu:
* Đánh giá NVL theo trị giá vốn thực tế:
Trị giá vốn thực tế được xác định theo từng nguồn nhập.
- Đối với NVL nhập kho: Nguyên vật liệu được nhập kho từ các nguồn khác
nhau nên có những loại giá thực tế khác nhau.
- Đối với nguyên liệu, vật liệu mua ngoài:
Giá nhập kho = Giá mua thực tế + Các khoản thuế + Chi phí thu mua
Trong đó:
+ Giá mua thực tế: Giá ghi trên hoá đơn.

Bùi Thị Hồng Vân

Lớp CQ47/41.03


Khoa Hệ thống thông tin kinh tế

19

Đồ án tốt nghiệp

+ Các khoản thuế: Thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) và thuế
giá trị gia tăng trong trường hợp doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương

pháp trực tiếp.
+ Chi phí thu mua: Chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, phân loại, bảo
quản, bảo hiểm, công tác phí của cán bộ mua hàng, chi phí thuê kho bãi, tiền bồi
thường, chi phí mua hàng độc lập, các khoản hao hụt tự nhiên trong định mức thuộc
quá trình mua nguyên liệu, vật liệu.
- Đối với nguyên liệu, vật liệu thuê ngoài gia công:
Giá vốn thực tế = Giá thực tế NVL xuất thuê ngoài chế biến + Chi phí vận
chuyển đến nơi chế biến và ngược lại + Chi phí thuê gia công, chế biến
- Đối với nguyên liệu, vật liệu tự chế biến:
Trị giá vốn thực tế = Giá thực tế NVL xuất chế biến + chi phí chế biến
- Đối với NVL nhập kho do nhận vốn góp liên doanh, vốn góp cổ phần, trị
giá vốn thực tế là giá được các bên tham gia liên doanh, góp vốn chấp thuận.
- Đối với NVL nhập kho do được cấp: Trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu
là giá trị ghi trên biên bản giao nhận cộng các chi phí phát sinh sau khi giao nhận.
* Đánh giá NVL theo giá hạch toán:
Đối với doanh nghiệp mua NVL thường xuyên có sự biến động về giá cả,
khối lượng và chủng loại thì có thể sử dụng giá hạch toán để đánh giá NVL.
Giá hạch toán của NVL là giá do doanh nghiệp tự quy định và được sử dụng
thống nhất trong một thời gian dài. Giá này không có tác dụng giao dịch với bên
ngoài. Hàng ngày kế toán chi tiết vật tư sử dụng giá hạch toán để ghi sổ chi tiết vật
liệu nhập, xuất. Cuối kì kế toán tính ra trị giá vốn thực tế để ghi sổ kế toán tổng
hợp. Để tính được giá vốn thực tế, trước hết phải tính hệ số giữa giá thực tế và giá
hạch toán của NVL luân chuyển trong kì (H) theo công thức:

Bùi Thị Hồng Vân

Lớp CQ47/41.03


Khoa Hệ thống thông tin kinh tế


Hệ số giá (H)

=

20

Đồ án tốt nghiệp

Trị giá thực tế của NVL
còn tồn đầu kì

+

Trị giá thực tế của
NVL nhập trong kì

Trị giá hạch toán của
NVL còn đầu kì

+

Trị giá hạch toán của
NVL nhập trong kì

Trị giá thực tế của NVL
Trị giá hạch toán của NVL xuất của
=
xuất trong kì
x Hệ số giá (H)

vật tư luân chuyển trong kì
c. Phương pháp đánh giá nguyên vật liệu xuất kho
Đối với NVL xuất kho, theo Chuẩn mực kế toán số 02 – Hàng tồn kho, tính
trị giá NVL xuất kho được thực hiện theo các phương pháp sau:
1. Phương pháp tính theo giá đích danh: Trị giá NVL xuất kho sẽ là trị giá
vốn thực tế của lô hàng đó.
2. Phương pháp bình quân gia quyền tại thời điểm xuất kho hoặc cuối kì: Kế
toán phải tính đơn giá bình quân gia quyền tại thời điểm xuất kho hoặc ở thời điểm
cuối kì, sau đó lấy số lượng vật tư xuất kho nhân với đơn giá bình quân đã tính. Giá
trị trung bình có thể được tính theo thời kì (bình quân gia quyền cố định) hoặc mỗi
khi nhập một lô hàng về (bình quân gia quyền liên hoàn) phụ thuộc vào tình hình cụ
thể của mỗi một doanh nghiệp.

Đơn giá bình
=
quân gia quyền

Trị giá thực tế của NVL
+
còn tồn đầu kì
Số lượng NVL tồn đầu
+


Trị giá thực tế của NVL
xuất trong kì

=

Số lượng NVL

xuất kho

+

Trị giá thực tế của NVL
nhập trong kì
Số lượng NVL nhập
kho trong kì
Đơn giá
bình quân

3. Phương pháp nhập trước, xuất trước: Phương pháp này áp dụng dựa trên giả
định số vật tư nào nhập trước thì xuất trước và lấy giá thực tế của lần đó là giá của
vật tư xuất kho. Do đó, trị giá vật tư cuối kì tính theo những lần nhập kho sau cùng.

Bùi Thị Hồng Vân

Lớp CQ47/41.03


×