Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

VIỆC ĐĂNG KÝ MÔN HỌC THEO TÍN CHỈ QUA MẠNG, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.3 KB, 3 trang )

VIỆC ĐĂNG KÝ MÔN HỌC THEO TÍN CHỈ QUA MẠNG, THỰC TRẠNG VÀ
GIẢI PHÁP
Hà Văn Sang
Bộ môn: Tin học tài chính kế toán
1. Thực trạng
Đào tạo theo tín chỉ là lấy người học làm trung tâm nên sinh viên hoàn toàn có
quyền lựa chọn thời gian học tập hợp lý, giáo viên phù hợp... Tuy nhiên, hầu hết
các trường ĐH hiện nay chưa đáp ứng được điều kiện này vì thiếu GV, cơ sở vật
chất chưa đáp ứng kịp.
Cơ sở vật chất, phòng học ở hầu hết các trường đều còn quá nghèo nàn, thậm chí
tạm bợ, không thể đáp ứng được yêu cầu linh hoạt, mềm dẻo của việc tổ chức lớp
học theo TC, do đó một môn học sẽ không được mở liên tục với nhiều GV để SV
có nhiều lựa chọn phù hợp với hoàn cảnh của mình.
Vấn đề đáng lo ngại nhất đối với việc đào tạo theo hệ thống TC là quản lý theo
kiểu khập khiễng. Theo ông Ngô Thế Chi, Giám đốc Học viện Tài chính, thì hiện
nay, Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường phải chuyển sang đào tạo theo TC nhưng công
tác quản lý vẫn thực hiện theo niên chế. Chẳng hạn đào tạo TC thì phải tuyển sinh
theo từng học kỳ nhưng hiện nay việc này vẫn thực hiện theo từng năm học.
Mặc dù trên danh nghĩa là phải học theo tín chỉ, nhưng sinh viên đều phải đăng ký
các môn theo lịch đã quy định không khác gì học niên chế. Trước mỗi học kỳ, nhà
trường chuẩn bị sẵn một danh sách các môn học dự kiến, và dựa trên danh sách
"cứng" đó, sinh viên đăng ký theo số lượng tín chỉ được quy định.
Nguyên nhân vì chương trình học có những môn bắt buộc theo thứ tự tiên quyết
nên sinh viên buộc phải đăng ký trên chương trình dự kiến. Tuy nhiên, vẫn có
khoảng 20-30% số môn học mà sinh viên có toàn quyền lựa chọn để đăng ký.
Ở các khoa như Kế toán, Tài chính doanh nghiệp… sinh viên được đăng ký môn
học các lớp tín chỉ khác nhau với thời gian phù hợp với mình. Nhưng Đặc thù khoa
Hệ thống thông tin kinh tế là khoa trẻ nên chỉ có bốn lớp tín chỉ nên gần như sinh
viên học theo lớp niên chế cũng được chuyển sang sinh viên lớp tín chỉ.



Việc đăng kí môn học theo tín chỉ nghe có vẻ rất đơn giản, bao gồm các bước sau:
1.
Đăng nhập: Tên đăng nhập (nhập mã số sinh viên) và Mật khẩu (nhập mã số
sinh viên đối với lần đầu đăng nhập)
2.

Đăng ký môn học/học phần: Đăng ký thường/Đăng ký lớp tín chỉ Ngành 1

Chọn: Đăng ký học để đăng ký môn học/học phần tín chỉ trong kỳ
Chọn: Huỷ đăng ký để huỷ môn học/học phần tín chỉ đã đăng ký trong kỳ
3. Đăng ký lớp tín chỉ: Sau khi đăng ký môn học/học phần, sinh viên chọn Đăng
ký lớp tín chỉ để đăng ký tên lớp tín chỉ, lịch học, hội trường, …
Lưu kết quả đăng ký để kết thúc quá trình đăng ký. In kết quả đăng ký
4.
Kết thúc đăng ký: SV xem lại kết quả đăng ký bằng cách chọn Cá nhân/Kết
quả đăng ký.
Tuy nhiên, để đăng ký thành công thì sinh viên gặp phải rất nhiều vấn đề:
Về việc sinh viên phải thức đêm, canh mạng để đăng ký. Vào các thời điểm đăng
ký môn học, sinh viên phải thức đêm để theo dõi thường xuyên là việc rất bình
thường của các trường ĐH có đào tạo tín chỉ trên thế giới. Đến thời điểm đăng ký
môn học các sinh viên thường rất căng thẳng để theo dõi những môn nào còn
những môn nào hết. Việc này phụ thuộc vào đường truyền Internet và các thiết bị,
vì thế các sự cố khi đăng ký các môn học là rất dễ gặp phải.
Để khắc phục tình trạng này, ban quản lý đào tạo đã cho phép sinh viên đăng ký tại
phòng máy của trường. Việc này giải quyết được tình trạng không đăng ký được
qua mạng internet. Tuy nhiên, khi đăng ký tại phòng máy thì một lượng lớn các
truy cập tới máy chủ tại một thời điểm cũng sẽ gây sự cố tắc nghẽn mạng Lan.
Nhiều sinh viên còn thụ động, không đăng ký hoặc về quê, nhờ bạn đăng ký hộ.
Chuyện không đăng ký được có thể hiểu được và không xảy ra. Khi thời gian đăng
ký tín chỉ cho phép trong 1 tuần, sinh viên thường dồn đăng ký vào 1-2 ngày đầu.

Tắc nghẽn là dễ hiểu. Sinh viên không thể hoàn toàn đăng ký lớp học mà mình
muốn khi số thầy cô, số phòng học hạn chế như hiện nay.
2. Giải pháp cải thiện việc đăng kí môn học theo tín chỉ


Về tổng quát, chỉ khi nào mình giống như người ta, khi thầy giáo không phải lo
chuyện cơm áo gạo tiền, toàn tâm toàn ý cho chuyện giảng dạy thì mới đào tạo
theo tín chỉ tốt được.
Tạo điều kiện kinh tế, cơ sở vật chất để việc đào tạo theo tín chỉ ở học viện tài
chính có hiệu quả.
Nâng cao trình độ của các cán bộ quản lý, đặc biệt là các cán bộ chuyên trách về hệ
thống đào tạo và đăng kí môn học theo tín chỉ.
Cho phép sinh viên sử dụng triệt để quyền chủ động của mình trong việc sắp xếp
môn học, giờ học, lớp học, người dạy…
Để khắc phục tình trạng tắc nghẽn mạng, trường nên có kế hoạch cho sinh viên
đăng ký tín chỉ qua mạng sớm, trong đó phân chia khoảng thời gian rộng rãi và
thực hiện theo từng khoa, từng lớp. Như vậy mới có thể khắc phục được phần nào
tình trạng trên, chứ không thể có đường truyền nào đủ mạnh khi vài ngàn người
cùng truy cập một lúc.
Ngoài ra, sau đợt đăng ký chính thức thì phải có một đợt đăng ký phụ để số sinh
viên chưa kịp đăng ký cũng có thể đăng ký được.
Về mặt kỹ thuật:
Tăng cường thêm máy chủ phục vụ cho sinh viên đăng ký học tín chỉ, nâng số
lượng đáp ứng được khoảng trên 500 lượt truy cập trong cùng thời điểm.
Cải thiện chất lượng phòng máy dùng để đăng ký tín chỉ, tăng băng thông đường
truyền lên mức tối đa có thể.
Tối ưu hóa phần mềm quản lý đạo tạo tín chỉ, đặc biệt là hệ thống đăng kí tín chỉ
qua mạng.




×