Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

tiểu luận cao học môn lãnh đạo quản lý báo chí Nâng cao công tác quản lý hoạt động báo chí ở tỉnh bắc giang trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.26 KB, 36 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Báo chí nước ta giữ vai trò là người tuyên truyền, cổ động, người tổ
chức tập thể, một trong những động lực của phong trào cách mạng, đội quân
tiên phong trên mặt trận tư tưởng-văn hóa của Đảng càng không thể tách rời
yếu tố định hướng chính trị - tư tưởng. Trong đó, Báo chí giữ vai trò quan
trọng trong công cuộc xây dựng vào đổi mới đất nước, là phương tiện truyền
thông tiện lợi đưa những chính sách của Đảng và nhà nước đến tay nhân dân,
hơn nữa, báo chí còn là tiếng nói của Đảng cập nhật những thông tin thời sự
có tính định hướng giúp cho nhân dân thực hiện tốt những chính sách mà
Đảng ta đã đề ra.
Trong những năm gần đây, Báo chí góp một phần không nhỏ trong
công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước,tuyên truyền, biểu dương các cá nhân
tiêu biểu trong lao động và sản xuất, thực hiện tốt việc giáo dục truyền thống,
đạo lý,khẳng định và phát huy truyền thống quý báu của dân tộc và đổi mới tư
duy cho người dân trong công cuộc Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước.
Tham gia đấu tranh những biểu hiện tiêu cực, lệch lạc trong xã hội, chống lại
những văn hóa ngoại lai, bảo vệ bản sắc văn hóa Việt Nam. Báo chí đặc biệt
chú trọng đến công tác xây dựng và bảo vệ đất nước tham gia ngăn chặn các
hành vi chống phá Đảng và Nhà nước ta. Tuy nhiên, vẫn còn những mặt chưa
tích cực, Báo chí nước ta vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu thông tin của nhân
dân,các nhà báo thiếu tinh thần trách nhiệm, thiếu khách quan. Một số tờ báo
đưa tin sai lệch, không có căn cứ gây xáo trộn trong nhân dân. Vì vậy, Báo
chí nước ta đang đặt ra những thách thức to lớn, đòi hỏi phải hoàn thiện hơn,
giữ vững những thành tựu đã đạt được, đẩy mạnh thực hiện những quan điểm
của Đảng để thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển đất nước mà nước ta đang đặt
ra trong thời kỳ hiện nay.

1



Trước tình hình thế giới có nhiều biến động đòi hỏi Báo chí Việt Nam
cần phải giữ vững quan điểm lập trường, đưa những thông tin có tính chính
thống tới quần chúng nhân dân. Từ đó, sẽ kịp thời ngăn chặn những mặt hạn
chế, đẩy mạnh những mặt tích cực. Đồng thời, Đảng và Nhà nước ta phải chú
trọng tới đội ngũ Báo Chí, biên tập viên, định hướng theo con đường mà
Đảng ta đã vạch ra. Vì vậy, đề tài :“ Nâng cao công tác quản lý hoạt động
báo chí ở tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay” sẽ làm sang tỏ một phần
nào đó những vấn đề Báo chí Việt Nam nói chung và Báo chí Bắc Giang nói
riêng.
2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Khảo sát thực trạng lãnh đạo Báo chí tỉnh Bắc Giang hiện nay, từ đó,
đề ra một số giải pháp nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt
động Báo chí tỉnh Bắc Giang hiện nay.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận của Báo chí và hoạt động lãnh đạo Báo chí .
- Khảo sát đánh giá các mặt tích cực và tiêu cực trong hoạt động Báo
chí tỉnh Bắc Giang.
- Phân tích nguyên nhân và thực trang tình hình thực tế của Báo chí
tỉnh Bắc Giang.
- Đề ra những giải pháp có tính kịp thời để thực hiện tốt những quan
điểm của Đảng và Nhà nước.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động quản lý đối với báo chí ở Tỉnh Bắc Giang .
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian : trong giai đoạn hiên nay ( từ năm 1986 đến nay).
- Không gian : Tỉnh Bắc Giang.

2



4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận Mác- Lênin.
Ngoài ra còn sử dụng 1 số phương pháp như : khảo sát, thống kê, so sánh,
phân tích, nghiên cứu tài liệu.
5. Ý nghĩa của đề tài
5.1 Ý nghĩa về lý luận
- Hệ thống hóa các lý luận về Báo chí và hoạt đọng Báo chí.
- Bổ sung lý luận về lãnh đạo của Báo chí.
- Là tài liệu tham khảo đối với các đề tài nghiên cứu liên quan.
5.2 Ý nghĩa về thực tiễn
- Đề cập tới các vấn đề cấp thiết của công tác quản lý báo chí tỉnh Bắc
Giang.
- Đưa ra các giải pháp tăng cường công tác quản lý đối với báo chí tỉnh
Bắc Giang hiện nay.
- Hoàn thiện hơn hệ thống báo chí tỉnh Bắc Giang.
6. Kết cấu của đề tài
Kết cấu của đề tài gồm 3 chương:
Chương I : Một số vấn đề chung về Báo chí và sự lãnh đạo của Đảng
đối với Báo Chí.
Chương II : Thực trạng công tác quản lý đối với hoạt động báo chí ở
tỉnh Bắc Giang.
Chương III : Giải pháp nâng cao công tác quản lý báo chí ở tỉnh Bắc
Giang.

3


NỘI DUNG

CHƯƠNG I : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BÁO CHÍ VÀ SỰ LÃNH
ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI BÁO CHÍ
1. Đặc trưng,vai trò, chức năng và nhiệm vụ của Báo chí đối với đời
sống xã hội và Công tác tư tưởng
1.1 Khái niệm Báo chí
Mầm mống của thông tin Báo chí ra đời rất sớm dưới dạng truyền tin
bằng những tiếng kêu khác nhau, truyền tin bằng miệng .Với sự ra đời cảu
chữ viết và những vật liệu để viết chữ, những bố cáo, thông báo về nhận dạng
và tranh mô tả tội phạm cũng ra đời . Đó chính là mầm mống của báo nói, báo
viết và báo hình.
Theo từ điển Bách khoa toàn thư Wikipedia thì : “ Báo, hay gọi đầy đủ
là báo chí (xuất phát từ 2 từ "báo" - thông báo - và "chí" - giấy), nói một
cách khái quát là những xuất bản phẩm định kỳ. Nhưng cũng để chỉ cả các
loại hình truyền thông khác như đài phát thanh, đài truyền hình".
Khái quát hơn chúng ta có khái niệm của báo chí : “ Báo chí là phương
tiện thông tin đại chúng có tính định kỳ, đáp ứng nhu cầu thông tin nhanh
chóng,chính xác của quảng đại quần chúng”
1.2 Đặc trưng, vai trò của báo chí trong đời sống xã hội và
công tác tư tưởng
1.2.1 Đặc trưng của báo chí
Điều 1 chương I Luật Báo chí nước ta nêu rõ : “Báo chí ở nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu
đối với đời sống xã hội, là cơ quan ngôn luận của các tổ chức của Đảng, cơ
quan Nhà nước, tổ chức xã hội, diễn đàn của nhân dân”.
Đặc trưng của Báo chí gồm :
Tính thời sự: là đặc trưng đọc đáo của báo chí. Báo chí phải kịp thời
phản ánh những sự kiện mới sảy ra càng sớm càng tốt, đưa thông tin đến độc
4



giả ( thính giả) càng nhanh càng tốt.Ngày nay, việc phản ánh sự kiện ngay
khisi nó sảy ra qua phương tiện phát thanh và truyền hình đang ngày càng
được chú trọng.
Tính định kỳ : Việc phát hành báo chí luôn có tính định kỳ, ổn định
cao. Đặc trưng này tạo thành điểm hẹn của người đưa thông tin và người nhận
thông tin. Chu kỳ của báo phụ thuộc vào đặc trưng của các phương tiện báo,
vào lĩnh vực thông tin mà báo đảm nhận, sao cho đáp ứng tốt nhu cầu thông
tin của xã hội : báo hằng ngày, báo tuần, báo nửa tháng.
Tính phổ cập : Tính phổ cập vừa là đặc trưng,vừa là sức mạnh hàng đầu
của báo chí trong lĩnh vực thông tin. Khác với báo cáo, hội nghị, hội thảo,
thông tin của báo chí ngày càng đưa thông tin tới nhiều người thì càng tốt.
Đặc trưng này một mặt làm cho báo chí trở thành công cụ tư tưởng lợi hại;
Mặt khác, tạo cho báo chí có một lợi thế để trở thành ngành kinh tế quan
trọng thu hút đầu tư của xã hội.
1.2.2 Vai trò của báo chí trong đời sống xã hội
Từ những năm gần đây, chúng ta có thể thấy báo chí có vai trò đặc biệt
quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước, phát triển kinh
tế,văn hóa, xã hội. Hơn nữa, báo chí còn cung cấp thông tin một cách chính
xác, sinh động, để đảm bảo cho người dân kịp thời nắm vững thông tin một
cách nhanh nhất. Báo chí có những vai trò sau đây :
Thứ nhất, Báo chí là công cụ lợi hại để đưa những chính sách của
Đảng, pháp luật của nhà nước tới tay nhân dân. Để thực hiện công cuộc đổi
mới đất nước, Đảng ta luôn luôn chú trọng đẩy mạnh phát triển báo chí trở
thành công cụ đắc lực của Đảng. Vì vậy, báo chí luôn cho thấy trọng trách của
mình, đó là, bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, chọn lọc
những thông tin chính thống, có tính định hướng tới nhân dân, tích cực đẩy
mạnh vai trò của mình trong thời đại hiện nay. Đồng thời, phát huy tính dân
chủ trong mỗi tờ báo, giúp nhân dân có thể đưa ra những ý kiến phản hồi
trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội và các vấn đề khác.
5



Thứ hai, báo chí phản ánh một cách chung thực những biến động của
xã hội đang diễn ra hàng ngày.Những sự biến đổi trong xã hội hàng ngày
được báo chí tái hiện lại rất sinh động. Những vấn đề nóng hổi trong nước
và thế giới, tình hình phát triển kinh tế - xã hội, những chính sách của Đảng
và Nhà nước…tất cả được báo chí phơi bày rất rõ nét, tham gia vào quá
trình CNH - HĐH đất nước. Trong cuộc sống hiện đại, báo chí càng thể hiện
được vai trò của mình trên các phương diện của cuộc sống, tham gia vào
phát triển các các mặt của của xã hội góp phần củng cố sự nghiệp bảo vệ đất
nước của Đảng.
Thứ ba, Báo chí góp phần củng cố và phát triển khối đại đoàn kết dân
tộc. Báo chí năm qua đã tiếp tục đóng góp, tuyên truyền Nghị quyết của
Đảng, đẩy mạnh việc học và làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ Chí Minh.
Báo chí phản ánh các nhân tố mới, điển hình tiên tiến trong thực tiễn, đồng
thời tích cực đấu tranh, phòng chống hiện tượng tiêu cực, tham gia đấu tranh
với các thông tin sai trái, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Đồng thời báo chí
cả nước đã tham gia phản ánh trung thực, sinh động ý chí nguyện vọng của
nhân dân ở mọi mặt đời sống, góp phần xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc
dân tộc. Ngoài ra, tích cực thông tin đối ngoại, góp phần nâng cao vị thế của
đất nước.
Thứ tư, Báo chí cổ vũ động viên và nêu gương các cá nhân, tổ chức có
thành tích trong lao động – sản xuất. Kịp thời biểu dương, cổ vũ nhân tố mới,
phong trào mới; tìm tòi, phản ánh đầy đủ, sinh động và thuyết phục những
điều tốt đẹp của cuộc sống để tạo sự đồng thuận, củng cố khối đại đoàn kết,
tạo ổn định xã hội, phát triển đất nước. Báo chí góp phần tác động tích cực,
toàn diện đến mọi mặt đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, góp phần
động viên các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu
nước, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế-xã hội, phát huy mọi nguồn


6


lực đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước; động viên các tầng lớp nhân dân tham
gia xây dựng chỉnh đốn Đảng, xây dựng chính quyền, trật tự an toàn xã hội.
1.3 Chức năng và nhiệm vụ của báo chí
1.3.1 Chức năng của báo chí
Báo chí gồm những chức năng sau :
Chức năng thông tin : Báo chí đáp ứng nhu cầu về thông tin cho tất cả
các giai cấp, tầng lớp, nhóm xã hội và cũng là tiêu chuẩn để đánh giá về trình
độ của một tờ báo nói riêng, và một nền báo chí nói chung về tất cả các lĩnh
vực chính trị, văn hóa, thể thao, giải trí trong đời sống xã hội. Tính thời sự,
tính chính xác và trung thực của thông tin là một trong những yêu cầu căn bản
mà báo chí luôn luôn phải phấn đấu. Đây cũng là lợi thế đặc thù của lĩnh vực
báo chí mà các phương tiện khác không có được.
Chức năng ngôn luận : Báo chí là cơ quan ngôn luận của các tổ chức
Đảng, của các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị quần chúng, đưa tới
quảng đại quần chúng những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước,
tuyên truyền, giải thích các chủ trương chính sách đó cho nhân dân hiểu và
làm theo. Như Lê Nin đã nói L Báo chí là người tuyên truyền tập thể, tổ chức
tập thể, Đồng thời báo cáo cũng là diễn đàn của công luận, nơi mà các tổ chức
tập thể. Thực hiện tốt vai trò diễn đàn nhân dân là một trong những cơ sở để
tồn tại của báo chí.
Chức năng giáo dục : Tính phổ cập cao là cho báo chí trở thành một
phương thức giáo dục hiệu quả, thường xuyên và rộng rãi.Những tri thức mới
mà báo chí cung cấp bao quất tất cả những lĩnh vực, không hạn chế, đóng góp
tích cực vào việc nâng cao dân chí một cách toàn diện.Hơn nữa, mặc dù
không có tính hệ thống, công việc giáo dục của báo chí lại có một thế mạnh
khác, đó là tính cập nhật của những tri thức mới.
Chức năng đáp ứng nhu cầu thưởng thức : Cùng với các loại hình nghệ

thuạt khác nhau, báo chí đáp ứng một phần quan trọng nhu cầu giải trí của

7


đông đảo công chúng bằng khu vực trở thành phương tiện thể hiện một số loại
hình nghệ thuật,Mặc dù không phải là chức năng cơ bản, nhưng khả năng đáp
ứng nhu cầu thưởng thức, hưởng thụ nghệ thuật và giải trí của báo trí có khi
trở nên rất chân thực trong điều kiện thiếu vắng các loại hình khác.
Những chức năng nêu trên chứng tỏ báo chí trong thời đại ngày nay rất
quan trọng, giúp cho quần chúng nhân dân thực hiện tốt những gì mà Đảng và
nhà nước đang đặt ra. Ngoài ra, báo chí còn là tri thức giúp con người hiểu
biết nhiều hơn, là lĩnh vực không thể thay thế trong đời sống tinh thần của xã
hội. Vì vậy, trong xã hội hiện đại vai trò của báo chí ngày càng được nâng
cao, coi trọng và phát triển mạnh mẽ.
1.3.2 Nhiệm vụ của Báo chí
Sau hơn 20 năm đổi mới, sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta dưới sự
lãnh đạo của Đảng đã thu được nhiều thắng lợi quan trọng : đất nước đang
vững chắc đi trên con đường đi tới phồn vinh và phát triển. Trên tát cả những
lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội đều có những thành tưu căn bản, cơ sở hạ
tần kỹ thuật được đổi mới chưa từng thấy theo hướng hiện đại hóa.
Tuy nhiên, nguy cơ tụt hậu vẫn còn. Hội nhập càng sâu và rộng thì
những thách thức càng khó khăn và to lớn hơn.Trong bối cảnh đó, báo chí
Việt Nam có vai trò ngày càng quan trọng, với những nhiệm vụ vơ bản sau
đây:
Một là : Tuyên truyền, phổ biến một cách sâu rộng,kịp thời, có hiệu
quả đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước,
góp phần củng cố sự thống nhất mặt tư tưởng trong toàn Đảng, toàn quân.
Toàn dân, tạo nên ý chí chung, quyết tâm của cả nước nhằm thực hiện thành
công sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Hai là : Phản ánh một cách sinh động, nhanh chóng, trung thực đời
sống xã hội đang diễn ra ngày càng sôi động, nhưng cũng ngày càng phức tạp
của công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Đồng thời, phản ánh một cách kịp
thời sát thực nguyện vọng của quần chúng nhân dân trong cả nước, phát huy
8


mạnh mẽ vai trò diễn đàn của nhân dân,cổ vũ vai trò làm chủ, tinh thần lao
động sang tạo, tính tự giác và khả năng cách mạng to lớn của nhân dân.
Ba là : Góp phần củng cố và phát triển khối đại đoàn kết của dân tộc;
cổ vũ đọng viên đồng bào dân tộc anh em trong cộng đồng dân tộc Việt Nam
đoàn kết, thống nhất, giúp đỡ nhau trong xây dựng đất nước, nâng cao đời
sống cho nhân dân, bảo vệ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống,
phát triển kinh tế xã hội ở những vùng sâu vùng xa, vùng núi và vùng đồng
bào dân tộc thiểu số; không phân biệt tôn giáo tín ngưỡng, động viên tinh thần
giáo dân sống tốt đời đẹp đạo, sống phúc âm giữa lòng dân tộc, đấu tranh
chống mọi âm mưu chia rẽ dân tộc, tôn giáo của các thế lực thù địch.
Bốn là : Cổ vũ, động viên và nêu gương các điển hình tiên tiến của
những tập thể và cá nhân trong các cuộc vận động cách mjang; tuyên truyền,
nhân rộng các gương người tốt việc tốt, những sang kiến cải tiến trong sản
xuất kinh doanh, trong tổ chức đời sống xã hội, tấm gương phấn đấu vượt qua
khó khăn, gian khổ trong công tác và học tập, làm giàu chính đáng, phấn đấu
xóa đói giảm nghèo và nghị lực vươn lên trong cuộc sống.
Năm là : Đóng vao trò là lực lượng xung kích trên mặt trận chống tham
nhũng, tiêu cực, dũng cảm vạch trần bộ mặt thật của những kẻ thoái hóa, biến
chất, lợi dụng chức quyền để “ vinh thân phì gia”, ức hiếp quần chúng, vi
phạm quyền làm chủ của nhân dân, coi thường kỉ cương phép nước, buôn lậu
và gian lận thương mại, che chắn cho những phần tử hoạt đọng vi phạm pháp
luật, làm phương hại tới uy tính của Đảng và Nhà nước, làm suy giảm lòng tin
của nhân dân vào sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo.

Sáu là : Đấu tranh chống mọi luận điệu của những thế lực thù địch
nhằm vu cáo, xuyên tạc lịch sử, phá hoại công cuộc phát triển của đất nước,
chia rẽ khối đại đoàn kết của dân tộc, truyền bá những tư tưởng độc hại, phá
hoại truyền thống tốt đẹp và thuần phong mỹ tục Việt Nam, bôi nhọ chế độ xã
hội chủ nghĩa.

9


Bảy là : Bảo vệ phát huy nền văn hóa dân tộc, khẳng định và phát huy
các giá trị nhân bản phong phú và sâu sắc của văn hóa Việt Nam, chống lịa sự
suy nhập của văn hóa suy đồi, lai căng độc hại; góp phần xây dựng con người
Việt Nam tiên tiến, sống nhân nghĩa,hào hiệp, vị tha, phấn đấu cho sự nghiệp
cách mạng của Đảng và nhân dân.
Tám là : Tuyên truyền cho đường lối đói ngoại Việt Nam là bạn, là đối
tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến
trình hợp tác quốc tế và khu vực.
2. Sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động báo chí
2.1 Các cơ quan lãnh đạo, quản lý báo chí ở Trung ương
Ban tuyên giáo Trung ương, bộ phận chuyên trách là Vụ Báo chí - Xuất
bản.
+ Đây là cơ quan của Bộ chính trị và Ban bí thư ủy quyền lãnh đạo, chỉ
đạo giám sát, đôn đốc toàn diện hoạt động báo chí trong cả nước theo nguyên
tắc lãnh đạo toàn diện hoạt động báo chí.Ban tuyên giáo Trung ương có trách
nhiện thông báo các chủ trương của Đảng đối với hoạt động báo chí định
hướng tuyên truyền phục vụ các nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước.
+ Ban tuyên giáo Trung ương có nhiệm vụ tham mưu cho Trung ương
những vấn đề lien quan đến việc quản lý và lãnh đạo báo chí, những chủ
trương chính sách đối với báo chí trong từng thời ký; tham mưa cho Chính
phủ xây dựng các chính sách nhà nước về báo chí

Bộ thông tin truyền thông với bộ phân chuyên trách là Cục Báo chí và
Cục Phát thanh, Truyền hình, thông tin điện tử. Đây là cơ quan quản lý nhà
nước về báo chí. Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan trực tiếp cao nhât
quản lý báo chí theo Luật Báo chí nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
trực tiếp lãnh đạo hoạt động hằng ngày của báo chí trong cả nước; phối hợp
với Ban tuyên giáo Trung ương cho các quyết định xất bản, đình bản, khên
thưởng, kỉ luật cơ quan và cán bộ báo chí.

10


Ở các địa phương, Ban tuyên giáo và Sở thông tin và Truyền thông của
các tỉnh, thành phố trực tiếp lãnh đạo, quản lý hỏa động báo chí ở địa phương
theo sự phân cấp của Trung ương và trực tiếp chịu sự lãnh đạo của Ban tuyên
giáo Trung ương và Bộ thông tin và Truyền thông trong các nhiệm vụ đó.
Vụ báo chí Bộ ngoại giao là cơ quan phát ngôn báo chí của Bộ Ngoại
giao, phụ trách hoạt đọng nhà nước về báo chí đối ngoại. Vụ Báo chú Ngoại
giao có trách nhiệm quản lý các phóng viên và các cơ quan đại diện báo chí
nước ngoài ở Việt Nam và phù hợp với các công ước quốc tế về hoạt động
báo chí.
Hội nhà báo Việt Nam là tổ chức quần chúng có tính chất chính trị xã
hội và nghiệp vụ của người làm báo Việt Nam. Hội không có chức năng lãnh
đạo quản lý về mặt Nhà nước, nhưng lại có vai trò quan trọng trong hoạt đọng
báo chí, tham gia tổ chức, vận động các hội viên thực hiện tốt các nhiệm vụ
chính trị của Đantg và Nhà nước về hoạt đọng báo chí. Hội có cơ sở ở các
tỉnh, thành phố, các chi hội và lien chị hội ở Trung ương.
2.2 Các cơ quan chủ quản báo chí
Các cơ quan chủ quản của các báo, tạp chí Trung ương gồm:
Bộ chính trị : Cơ quan chủ quản của Báo Nhân dân, tạp chí Cộng sản.
Thủ tướng Chính phủ : cơ quan chủ quản của Đài Tiếng nói Việt Nam,

Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam.
Các bộ và cơ quan ngang bộ, Ban chấp hành Trung ương của các đoàn
thể quần chúng ( Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ
Chí Minh, Hội lien hiệp phụ nữ Việt Nam …) là cơ quan chủ quản của các
báo chí và tạp chí thuộc ngành mình.
Các tổng cục ( Tổng cục thuế, Tổng cục Hải quan…), các biện nghiên
cứu ( Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Khoa học xã hội Việt
Nam), là cơ uan chủ uqnar của các báo và tạp chí thuộc lĩnh vực của mình.
Ở các địa phương, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân là cơ quan chủ quản các
báo và tạp chí ở đị phương mình.
11


12


CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ TỈNH BẮC GIANG
1 Khái quát tỉnh Bắc Giang
Bắc Giang là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, nằm
trong vùng trung du và miền núi phía Bắc. Bắc Giang giáp với
nhiều tỉnh thành, phía Bắc giáp Lạng Sơn, phía đông giáp Quảng Ninh, phía
tây giáp Thái Nguyên và Hà Nội, phía nam giáp Bắc Ninh và Hải Dương.
Tỉnh lỵ là thành phố Bắc Giang, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 51 km.
1.1Vị trí địa lý
Là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Bắc Bộ, phía Đông giáp tỉnh Quảng
Ninh, phía bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía tây giáp tỉnh Thái Nguyên và huyện
Sóc Sơn (Hà Nội) và phía Nam giáp tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Hải Dương.
Bắc Giang có diện tích tự nhiên 3.823 km², chiếm 1,2% diện tích tự
nhiên của Việt Nam. Theo tài liệu năm2000, trong tổng diện tích tự nhiên của

Bắc Giang, đất nông nghiệp chiếm 32,4%; đất lâm nghiệp có rừngchiếm
28,9%; còn lại là đồi núi, sông suối chưa sử dụng và các loại đất khác.
Bắc Giang có địa hình trung du và là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi
phía bắc với châu thổ sông Hồng ở phía nam. Tuy phần lớn diện tích tự nhiên
của tỉnh là núi đồi nhưng nhìn chung địa hình không bị chia cắt nhiều. Khu
vực phía bắc tỉnh là vùng rừng núi. Bắc Giang nằm kẹp giữa hai dãy núi hình
cánh cung và cùng mở ra như nan quạt, rộng ở hướng Đông Bắc, chụm ở phía
Tây Nam (tại vùng trung tâm tỉnh), là: cánh cung Đông Triều và cánh cung
Bắc Sơn, phần giữa phía Đông tỉnh có địa hình đồi núi thấp là thung lũng giữa
hai dãy núi này. Phía Đông và Đông Nam tỉnh là cánh cung Đông Triều với
ngọn núi Yên Tử nổi tiếng, cao trung bình 300-900 m so với mặt biển, trong

13


đó đỉnh cao nhất là 1.068 m; phía Tây Bắc là dãy núi cánh cung Bắc Sơn ăn
lan vào tới huyện Yên Thế, cao trung bình 300-500 m, chủ yếu là những đồi
đất tròn trĩnh và thoải dần về phía đông nam. Tại vùng núi phía đông bắc tỉnh,
giáp với Quảng Ninh có khu rừng nguyên sinh Khe Rỗ rộng 7153 ha với
hệ động vật và thực vật phong phú, bao gồm 236 loài cây thân gỗ, 255 loài
cây dược liệu, 37 loài thú, 73 loài chim và 18 loài bò sát.
Trên địa bàn Bắc Giang có 374 km sông suối, trong đó ba sông lớn
là sông Lục Nam, sông Thương và sông Cầu. Sông Lục Nam chảy qua vùng
núi đá vôi nên quanh năm nước trong xanh. Sông Thương bắt nguồn từ hai
vùng có địa hình và địa chấtkhác nhau nên nước chảy đôi dòng: bên đục, bên
trong.
Ngoài sông suối, Bắc Giang còn có nhiều hồ, đầm, trong đó có hồ Cấm
Sơn và Khuôn Thần. Hồ Cấm Sơn năm ở khu vực giáp tỉnh Lạng Sơn, dài 30
km, nơi rộng nhất 7 km và chỗ hẹp nhất 200m. Hồ Cấm Sơn có diện tích mặt
nước 2.600 ha, vào mùa mưa có thể lên tới 3.000 ha. Hồ Khuôn Thần có diện

tích mặt nước 240 ha và lòng hồ có 5 đồi đảo được phủ kín bởi rừng thông 20
tuổi. Người ta có thể dạo chơi trên hồ Khuôn Thần bằng thuyền đạp chân
hoặc thuyền gắn máy, vừa cùng người Sán Chỉ, Cao Lan, Nùng bản địa
hát soong hao, vừa thưởng thức những sản phẩm độc đáo của địa phương
như hạt dẻ, mật ong và rượu tắc kè.
1.2 Dân số và các dân tộc thiểu số
Uớc điều tra dân số 01/04/2009, dân số Bắc Giang có 1.555.720 người,
với mật độ dân số 407 người/km², gấp 1,7 lần mật độ dân số bình quân của cả
nước. Trên địa bàn Bắc Giang có 26 dân tộc cùng sinh sống, trong đó đông
nhất là người Kinh, chiếm 88,1% dân số toàn tỉnh, tiếp đến là người

14


Nùng chiếm

4,5%;người

Dao 0,5%. người

Tày 2,6%; người

Sán

Chay và người Sán Dìu, mỗi dân tộc 1,6%; người Hoa 1,2%.
1.3 Về trình độ văn hóa
Văn hóa Bắc Giang có các điểm đặc trưng sau:
Tính chất đan xen đa văn hóa. Đan xen không phải hòa đồng mà tất cả
cùng tồn tại tạo nên sự phong phú, đa dạng của văn hóa Bắc Giang.
Tính chất tụ hội văn hóa người Việt. Trong lịch sử lâu dài của đất nước

người dân từ nhiều nơi như Thanh Hóa, Hải Dương, Thái Bình, Hải
Phòng, Hưng Yên... đã lên đây sinh sống. Họ mang theo tập tục của mình và
có những biến đổi theo người dân bản xứ trên đất Bắc Giang và ngược lại
người dân Bắc Giang ở trước đó cũng bị những tác động của cư dân mới đến.
Con người Bắc Giang vốn là những cư dân đồng cam cộng khổ, cưu
mang nhau vượt qua thiên tai địch họa, khai phá rừng hoang lập làng, lập bản.
Tính chất hào hùng còn dễ nhận thấy hơn qua các cuộc bảo vệ đất nước của
dòng họ Giáp, họ Thân và đặc biệt hơn là cuộc khởi nghĩa Yên Thế.
Bắc Giang là sự giao thoa giữa hai miền văn hóa Việt cổ (Bắc Ninh) và
văn hóa Tày Nùng (Lạng Sơn). Những người dân tộc Thái, dân tộc Dao… vẫn
có nét riêng trong sinh hoạt nhưng họ học tiếng Kinh, mặc quần áo người
Kinh.
Văn hóa Bắc Giang là tính chất đoàn kết, sáng tạo. Từ vùng rừng thiêng
nước độc cộng đồng dân cư Bắc Giang sinh sống đã tạo nên những vẻ đẹp
riêng có cả về văn hóa vật thể và phi vật thể. Bắc Giang có hơn 500 lễ hội lớn
nhỏ. Đất quan họ Bắc Giang còn là nơi có tục kết chạ từ lâu đời đến nay vẫn
tồn tại trong cuộc sống cộng đồng, có đóng góp tích cực làm đẹp thêm đời
sống xã hội.

15


Bắc Giang có chùa Vĩnh Nghiêm (Yên Dũng) - cái nôi đào tạo phật
pháp thiền phái Trúc Lâm; chùa Bổ Đà (Việt Yên) phản ánh tính chất cổ kính
gần với phật giáo Ấn Độ, đình Lỗ Hạnh (Hiệp Hòa) được dựng vào cuối thế
kỷ XVI từng được mệnh danh là "Đệ nhất Kinh Bắc". Các nhà khảo cổ học đã
phát hiện trên địa bàn Bắc Giang cách đây khoảng hai vạn năm có người thời
đại đồ đá khai phá, sinh sống ở đây. Điều đó được thể hiện qua các di chỉ Bố
Hạ (Yên Thế), Chũ, Cầu Cát (Lục Ngạn), Khe Táu, An Châu (Sơn Động).
Thời gian tiếp theo các nhà khảo cổ cũng tìm thấy con người thời đại đồ đá

mới sinh sống trên vùng đất này qua di chỉ Mai Sưu (Lục Nam), thời đại đồ
đồng qua di chỉ Đông Lâm (Hiệp Hòa).
1.4 Về phát triển kinh tế
Bắc Giang đã quy hoạch và triển khai các khu công nghiệp cùng một
số cụm công nghiệp với tổng diện tích gần 1.500ha, trong đó Nằm trên tuyến
hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng,
liền kề vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, Bắc Giang rất thuận lợi trong phát
triển kinh tế và giao lưu văn hóa với các nước trong khu vựccó 1 khu công
nghiệp đã cơ bản lấp đầy.
Các khu công nghiệp nằm ở phía Nam tỉnh Bắc Giang thuộc các
huyện Việt Yên và Yên Dũng. Được quy hoạch liền kề nhau, nằm dọc theo
đường quốc lộ 1A mới Hà Nội - Lạng Sơn, gần với các đô thị lớn, thuận lợi cả
về đường bộ, đường sông, đường sắt và đường hàng không và các cảng sông,
cảng biển. Cách thủ đô Hà Nội khoảng 40 km, Sân bay quốc tế Nội Bài 45
km; Cảng Hải Phòng khoảng 110 km và cách cửa khẩu Hữu Nghị Quan 120
km, có hệ thống hạ tầng tương đối hoàn chỉnh; thuận lợi cả về hệ thống cung
cấp điện, nước, bưu chính viễn thông.

16


Ngoài các khu, cụm công nghiệp: Khu công nghiệp Đình Trám,Khu
công nghiệp Song Khê, Khu công nghiệp Quang Châu…, hiện nay tỉnh Bắc
Giang dự kiến quy hoạch một số khu, cụm công nghiệp khác, tập trung ở các
huyện Yên Dũng, Việt Yên, Hiệp Hoà và huyện Lạng Giangvới diện tích các
khu khoảng từ 200 ha đến trên 1.000 ha.
Bắc Giang đang nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; ưu tiên
đầu tư kết cấu hạ tầng các khu, cụm công nghiệp; quan tâm đào tạo, nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu sử dụng lao động của các doanh
nghiệp và đặc biệt chú trọng cải cách thủ tục hành chính theo hướng đảm bảo

công khai, minh bạch với cơ chế “một cửa liên thông”, nhà đầu tư chỉ cần đến
một địa chỉ là Ban quản lý các Khu công nghiệp hoặc Sở Kế hoạch và Đầu
tư là được cấp giấy chứng nhận đầu tư, mã số thuế và con dấu.

17


2 Quá trình hình thành và phát triển báo chí ở tỉnh Bắc Giang
Các báo, bản tin tiền thân của Báo Sông Thương :
Trong tình hình xâm lược của thực dân pháp xâm lược Việt Nam đòi
hỏi tỉnh Bắc Giang ( Hà Bắc cũ) phải ra những tin bài nhằm tuyên truyền cho
người dân trong tỉnh đường lối kháng chiến của Đảng. Trước tình hình mới
của cách mạng đầu năm 1947, Ty thông tin Bắc Giang đã kịp thời ra tờ Tin
Bắc Giang nhằm phản ánh tình hình thi đua yêu nước và kết quả hoạt động
cách mạng phụ thuộc bà con nhân dân. Tờ Tin Bắc Giang in ti – pô, ra hàng
tuần, 2 trang, khổ 40 – 60cm.
Nhiệm vụ chủ yếu của tờ Tin Bắc Giang là tuyên truyền cho cuộc
kháng chiến lâu dài,anh dũng của dân tộc ta. Những tin, bài in trên Tin Bắc
Giang đã góp phần cổ vũ nhân dân tham gia kháng chiến, củng cố lòng tin
thắng lợi, vào sự lãnh đạo sáng suốt của chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương
và Chính phủ.
Kể từ khi ra đời ( đầu năm 1947) đến khi chuyển thành Báo Sông
Thương,tờ Tin Bắc Giang đã lưu hành đước 15 năm trong cuộc kháng chiến
chống Pháp và đầu những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tuy chưa phải
là,một tờ báo của Đảng bộ, nhưng tờ Tin Bắc Giang đã phát huy được vai trò,
tác dụng của cơ quan ngôn luận phục vụ đắc lực cho sự lãnh đạo, chỉ đạo của
Tỉnh ủy.
Báo Sông Thương ( 01/01/1962 – 31/3/1963)
Thực hiện nghị quyết của Trung ương về công tác báo chí, ngày
30/11/1961, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang ra quyết định số 139- NQ/TU

chuyển tờ Tin Bắc Giang thành Báo Sông Thương, cơ quan ngôn luận của
Đảng bộ Tỉnh Bắc Giang. Báo Sông Thương phát hành mỗi tuần 1 số vào thứ
18


2, khuôn khổ 54 x 38cm, 2 trang,in tại xưởng in Hoàng Hoa Thám của Ty
Thông tin – Văn hóa Bắc Giang.
Bám sát nhiệm vụ của Tỉnh ủy giao, Báo Sông Thương thường xuyên
đưa tin, bài, ảnh về tình hình sản xuất, đời sống của nhân dân dân tộc trong
tỉnh. Ngoài các tin, bài thể hiện đường lối quan điểm của Đảng, báo còn có
chuyên muc “ Người mới, việc mới” đặc biệt là chuyên mục “ Trong đục đôi
dòng”, viết ngắn gọn nhẹ nhàng, văn phong trong sáng, hấp dẫn với những
mẩu chuyện thiêt thực với cán bộ và nhân dân yêu thích.
Do yêu cầu của Cách mạng,ngày 27/10/1962, Quốc hội khóa II nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa quyết định sáp nhập 2 tỉnh Bắc Giang và tỉnh Bắc
Ninh thành tỉnh Hà Bắc. Tỉnh Hà Bắc chính thức đi vào hoạt động theo đơn vị
hành chính mới 01/4/1963. Báo Sông Thương phát hành báo số 94 ngày
26/03/1963 là số báo cuối cùng trước khi sáp nhập với báo Bắc Ninh thành
Báo Hà Bắc.
Báo Hà Bắc ( 01/4/1963 – 31/12/1996)
Để ổn định tổ chức lãnh đạo của Đảng ở tỉnh mới, ngày 07/01/1963,
Ban í thư Trung ương Đảng ra quyết định số 688- NQNS/TW hợp nhất 2
tỉnh : Tỉnh Bắc Giang và Tỉnh Bắc Ninh, khi đó quyết định hợp nhất Báo 2
tỉnh thành Báo Hà Bắc. Với cơ sở được quan tâm và đầu tư và đội ngũ phóng
viên đông hơn, được Ban Tuyên huấn Trung ương cho phép, Báo Bắc Hà phát
hành mỗi tuần 2 kỳ vào thứ ba và thứ sáu, 4 trang, khổ 30 x 40cm.
Sau gần 34 năm hoạt động, đứng trước sự nghiệp phát triển đổi mới đất
nước và đòi hỏi sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, ngày 06/11/1996, Quốc
hội nước Việt Nam quyết định chia tỉnh Hà Bắc thành 2 tỉnh Bắc Giang và
Bắc Ninh, Báo Hà Bắc đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử và chuyển giao nhiệm


19


vụ mới sang Báo Bắc Giang và Bắc Ninh. Báo Hà Bắc phát hành số báo 3654
ngày 31/12/1996 là số cuối cùng.
Báo Bắc Giang (1997 – 2011)
Sau khi tách tỉnh, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung Đảng ( khóa
VIII ) ra quyết định số 124 – QĐ/TW ngày 12/12/1996 tái lập Đảng bộ tỉnh
Bắc Giang.Thời gian chia tách cơ quan Báo Bắc Hà thành 2 cơ quan Báo Bắc
Giang và Báo Bắc Ninh chỉ diễn ra tháng 12 năm 1996.Tuy gặp nhiều khó
khăn, nhưng được sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân, ban biên tập đã
kịp thời làm công tác tư tưởng và tổ chức nên những nhiệm vụ đã tiến hành
khẩn trương, đúng kế hoạch đảm bảo đúng chất lượng.
Trong 4 năm( 1998-2001) Báo Băc Giang luôn luôn làm tốt nhiệm vụ
tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước tới
nhân dân, tuyên truyền nghị quyết TW IV về phát huy nội lực, thực hiện
thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiên đại hóa đất nước. Báo luôn coi
trọng việc phản ánh tình hình hiện thực cuộc xây dựng và chỉnh đốn Đảng ở
các địa phương.Báo Bắc Giang không ngừng nâng cao kiến thức cho đội ngũ
cán bộ, phóng viên, đổi mới lề lối làm việc, đổi mới công tác quản lý. Cơ
quan và các đoàn thể luôn duy trì thi đua vượt mức kế hoạch công tác hàng
năm, có tổng kết khen thưởng kịp thời nhằm động viên đọi ngũ cán bộ, nhà
báo tích cực tham gia vào quá trình xây dựng tỉnh Bắc Giang.
3 Thực trạng hoạt động Báo chí tỉnh Bắc Giang
3.1 Những kết quả đã đạt được của Báo chí Bắc Giang trong những
năm gần đây
3.1.1 Chỉ ra tôn chỉ, mục đích, nhiệm vụ chính trị của tỉnh Bắc Giang

20



Cơ quan báo Bắc Giang đã bám sát thực tiễn của đời sống xã hội, thực
hiện đúng sự lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng thông tin của Đảng, Nhà nước;
thông tin nhanh nhạy, đầy đủ, toàn diện về mọi diễn biến của đời sống chính
trị, kinh tế-xã hội ở trong nước và quốc tế, đặc biệt là các sự kiện lớn, đáp ứng
tốt quyền được thông tin của nhân dân. Đồng thời, báo chí thực hiện tốt chức
năng là diễn đàn của nhân dân, góp phần quan trọng thực hiện dân chủ hoá
đời sống xã hội, kịp thời phát hiện và biểu dương những gương người tốt,
việc tốt, những điển hình tiên tiến.
Trên cơ sở đó, Báo chí Bắc Giang đã thực hiện nhiều vấn đề then chốt
trông công tác tuyên truyền cho người dân thực hiện các chính sách của tỉnh
Điều đáng ghi nhận là phần lớn cơ quan báo chí trực thuộc tỉnh Bắc Giang đã
thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, bảo đảm tôn chỉ, mục đích, ngày càng thể
hiện rõ tính chuyên nghiệp cũng như đạo đức nghề nghiệp. Nhiều cơ quan báo
chí đã năng động, tích cực trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí
và các hiện tượng tiêu cực xã hội khác, tích cực đấu tranh chống “diễn biến
hoà bình”, phản bác các quan điểm sai trái.
Báo chí Bắc Giang thường xuyên tuyên truyền những chính sách đường
lối của tỉnh, tham gia tích cực vào vai trò là cầu nối giữa các cơ quan lãnh đạo
của Tỉnh với nhân dân. Báo Bắc Giang là diễn đàn trao đổi, học tập, nâng cao
trình độ về lý luận chính trị, nghiệp vụ, pháp luật của cán bộ, chiến sĩ; là cầu
nối giữa các ban, ngành, đoàn thể với nhân dân trong cuộc đấu tranh bảo vệ
an ninh, trật tự, chống các hiện tượng tiêu cực trên địa bàn tỉnh; là phương
tiện cổ vũ, động viên các tầng lớp nhân dân tham gia phong trào toàn dân bảo
vệ, gìn giữ các giá trị tuyền thống văn hóa của tỉnh.
3.1.2 Báo chí Bắc Giang góp phần nâng cao dân trí cho nhân dân địa
bàn trong tỉnh

21



Nhân dân tỉnh Bắc Giang chủ yếu là vùng miền núi, vì vậy, công tác
nâng cao dân trí rất quan trọng trong công cuộc đổi mới của tình. Các báo, tạp
chí đã góp phần nâng cao dân trí cho đồng bào các dân tộc ở vùng sâu, vùng
xa, vùng đặc biệt khó khăn, mang lại nhiều thông tin bổ ích trong các lĩnh vực
khác nhau mà người dân đang mong chờ. Ngoài việc truyền tải các chủ
trương, chính sách của cán bộ lãnh đạo, cơ quan tỉnh đến với nhân dân, báo,
tạp chí còn phản ánh được tâm tư, nguyện vọng của đồng bào đến các cơ quan
của tỉnh Bắc Giang. Các báo, tạp chí luôn chủ động, sáng tạo, tập trung tuyên
truyền, hướng dẫn giúp nhân dân trong tỉnh xóa đói giảm nghèo, ổn định đời
sống; xây dựng và phát triển mô hình kinh tế trang trại, chuyển đổi cây trồng
vật nuôi, trang bị các kiến thức về chăm sóc sức khỏe trong cộng đồng; những
phương pháp, kinh nghiệm hay trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn
hóa các dân tộc.
Những gương điển hình trong các phong trào đòan kết xây dựng đời
sống văn hóa ở nông thôn, xóa bỏ những tập tục lạc hậu, phòng chống các tệ
nạn xã hội, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội vùng sâu, vùng
xa.Nhiều mô hình sản xuất, nhiều điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực của
từng dân tộc, từng vùng miền trong cả nước, được đăng tải trên các báo, tạp
chí một cách kịp thời, đã giúp nhân dân có điều kiện học hỏi những kinh
nghiệm hay, cách làm ăn giỏi, nâng cao kiến thức cho nhân dân. Qua đó, góp
phần giữ vững ổn định chính trị, lành mạnh xã hội và thúc đẩy sự phát triển
kinh tế - xã hội của quê hương đất nước.
Như vậy, Báo chí đã góp một phần không nhỏ trong công tác phát triển
kinh- tế xã hội của tỉnh Bắc Giang, nhờ nâng cao dân trí nhân dân đã hiểu biết
thêm về phát triển kinh tế trong lao động – sản xuất sao cho hiệu quả. Từ đó,
nhân dân thực hiện tốt những chính sách phát triển CNH – HĐH của tỉnh,và
lớn hơn là chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà
nước, tích cực tham gia phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo, ổn định cuộc

22


sống, đảm bảo an ninh, quốc phòng, thực hiện tốt những chính sách của tỉnh
đề ra trong giai đoạn phát triển hiện nay.
3.1.3 Báo Bắc Giang trong quá trình hoạt động đã nâng cao cả số
lượng và chất lượng.
Công tác đào tạo cán bộ Báo chí không ngừng được nâng cao, đi vào nề
nếp với những trung tâm đào tạo ngày càng có uy tín. Trình độ của các cơ
quan quản lý báo chí có tiến bộ rõ rệt, theo dõi sát sao, quản lý chặt chẽ, giúp
cho hoạt động báo chí ngày càng có tác dụng chính trị- xã hội rõ rệt. Người
làm báo được trau dồi kiến thức, phát huy được sự tìm tòi, học hỏi của mình.
Thực hiện theo đúng chủ chương chính sách của tỉnh, tham gia vào quá trình
rèn luyện tư cách cá nhân, đẩy mạnh tham gia vào quá trình lao động của
quần chúng để nắm rõ tâm tư nguyện vọng của nhân dân.
Từ những năm mới thành lập, tổ chức cơ quan Báo Bắc Giang vẫn còn
sơ khai nhưng qua quá trình đâu tranh xây dựng đất nước, cơ quan báo tỉnh đã
hoàn thiệon cơ cấu tổ chức của mình. Hiện nay, tổ chức Ban biên tập báo Bắc
Giang bao gồm :
+) Tổng biên tập : HOÀNG ĐÌNH TIẾN
+) Phó Tổng biên tập : NGÔ TOẢN
+) Phòng tòa soạn – bạn đọc : 7 người
+) Phòng vi tính : 7 người
+) Phòng Hành chính – Trị sự : 6 người
Tổng số cán bộ, phóng viên, công nhân viên là 32 người.

23


Qua quá trình hoạt động, các phòng ban từng bước củng cố nhiệm vụ

củng cố đảm bảo nhiệm vụ được giao. Đội ngũ cán bộ, phóng viên, kỹ thuật
viên và công nhân viên đã có từng bước trưởng thành cả về số lượng và chất
lượng ( từ 32 người năm 1997 lên trên năm 50 người năm 2001).
Nhận rõ vị trí của vao chí trong sự nghiệp đổi mới đất nước, ngay sau khi tái
lập tỉnh, Báo Bắc Giang đã coi trọng việc xây dựng đọi ngũ của cơ quan vững
mạnh về chính trị tư tưởng và cải tiến lề lối làm việc. Đội ngũ cán bộ, phóng viên,
cộng tác viên được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ được giao, xứng đáng là chiến sĩ xung kích trên mặt trận tư tưởng, văn
hóa của Đảng, là người bạn gần gũi tin tưởng của nhân dân.
3.2 Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế cần phải khắc
phục của Báo Bắc Giang
3.2.1 Nội dung chất lượng báo còn kém chưa đáp ứng hết nhu cầu của
nhân dân
Hệ thống Báo Bắc Giang vẫn còn hạn chế về phương tiện, kỹ thuật,
trang thiết bị phục vụ công tác báo chí. Trong công tác viết bài chưa thiết thực
với cuộc sống, vẫn còn thiếu tính chính sác. Trong hoạt động nghiệp vụ,
mảng bài đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, tiêu cực trong tỉnh còn ít
và tính chiến đấu, tính thuyết phục chưa cao.
Ngoài ra, một số bài viết phản ánh quá chi tiết các vụ án hình sự đã tác
động không tốt đến dư luận nhân dân, ảnh hưởng đến thuần phong, mỹ tục
của địa bàn tỉnh. Vì vậy, báo Bắc Giang cần phải đổi mới phương tiện kỹ
thuật,thay đổi bài viết có tính thời sự, phù hợp với nhu cầu thông tin của nhân
dân, tích cực tham gia đấu tranh phòng ngừa các tệ nạn trong xã hội để hoàn
thiện hơn hệ thống báo chí của mình.

24


3.2.2 Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ làm báo chưa cao
Một số người làm báo thiếu tu dưỡng, rèn luyện về phẩm chất đạo đức

nghề nghiệp và thiếu trách nhiệm của mình đối với nghề báo. Thực hiện chưa
tốt quá trình nhân thức về quan điểm của Đảng về người làm báo, còn những
biểu hiện non kém về nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị, chưa nhận thức đúng và
đủ về tinh thần trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của người làm
báo,chạy theo xu hướng thương mại hóa, coi nhẹ chức năng chính trị, tư
tưởng của báo chí cách mạng đã gây tổn hại nghiệm trọng với lòng tin của
nhân dân.
Hệ thống đội ngũ người làm báo còn thiếu về chuyên môn chưa xây
dựng được mục đích của người làm báo, vì vậy, báo Bắc Giang thiếu đi tính
định hướng cho nhân dân. Đội ngũ làm chưa ý thức công tác viết báo phù hợp
với điều kiện phát triển kinh tế của tỉnh, các phóng viên đăng tin thiếu tính
chính sác, tính Đảng trong các bài viết. Thực hiện chưa tốt công tác tuyên
truyền sau rộng cho nhân dân về chuyển đổi cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm
nghèo trong địa bàn tỉnh, thiếu nhiệt tình,tính tự giác trong công việc. Tham
gia chưa hiệu quả về phê bình và tự phê bình trong đội ngũ làm báo, công tác
phát triển nâng cao tay nghề, nhay nhạy thông tin không được quan tâm. Từ
đó, tính cập nhật thông tin còn kém, không kịp thời gây ra thiếu thông tin cho
nhân dân trong địa bàn tỉnh.
3.2.3 Xa rời với tôn chỉ, mục đích và đối tượng của người làm báo
Hiện nay, với tình hình phát triển kinh tế, đổi mới lao động – sản xuất
của tỉnh Băc Giang như hiện nay đòi hỏi người làm báo phải đi đầu trong việc
đưa những điển hình tiên tiến ở địa bàn tỉnh tới nhân dân. Từ đó, người dân sẽ
tích cực tham gia vào phong trào thi đua,lao động –sản xuất mạnh mẽ. Tuy
nhiên, không ít những nhà báo, phóng viên trong tỉnh không nắm bắt được

25


×