Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

tiểu luận Nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý hộ tịch trên địa bàn xã cẩm lý lục nam bắc giang trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.54 KB, 18 trang )

A. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với việc phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội bức
xúc, Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng hoàn thiện Nhà nước
cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trọng tâm là cải cách nền hành
chính. Quản lý hộ tịch là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của chính
quyền các cấp nhằm theo dõi thực trạng và sự biến động về hộ tịch, trên cơ
sở đó bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân và gia đình, đồng
thời góp phần xây dựng các chính sách kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng
và dân số, kế hoạch hoá gia đình. Đăng ký và quản lý hộ tịch là lĩnh vực
quan trọng của đời sống xã hội, có ý nghĩa thiết thực đối với đời sống của
người dân. Trong thời gian vừa qua với sự phân cấp thẩm quyền một cách
mạnh mẽ, cùng với cải cách thủ tục hành chính đã làm cho công tác hộ tịch
tại cơ sở hoạt động đạt kết quả cao. Điều đó góp phần làm tốt công tác
quản lý nhà nước về dân số, phản ánh tình hình dân số thành phố tại một
thời điểm hiện tại. Từ đó có những chính sách đúng đắn về dân số . Công
tác hộ tịch có vai trò quan trọng trong quản lý xã hội cấp cơ sở, là phương
thức trực tiếp thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân cấp cơ sở.
Cẩm Lý là một xã thuộc huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang. Trong
những năm qua, Chính quyền nơi đây đã có những nhận thức mới
và thường xuyên chú trọng đến công tác hộ tịch- Tư pháp nên về cơ bản
hoạt động này diễn ra khá tốt và ổn định. Tuy nhiên, trong điều kiện phát
triển mới, công tác quản lý hộ tịch- Tư pháp cấp cơ sở đã bộc lộ nhiều
khiếm khuyết, bất cập đòi hỏi yêu cầu phải tăng cường hiệu quả công tác
đăng ký và quản lý hộ tịch để giải quyết tốt các yêu cầu của nhân dân
cũng như củng cố xây dựng tốt nội bộ hành chính địa phương.


Xuất phát từ thực tế trên, em chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả hoạt
động quản lý hộ tịch trên địa bàn xã Cẩm Lý - Lục Nam - Bắc Giang
trong giai đoạn hiện nay” làm tiểu luận nghiên cứu.


2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận về quản lý xã hội cấp cơ sở
và hoạt động của công tác hộ tịch tìm hiểu thực tế, phân tích thực trạng
hoạt động dăng kí và quản lý hộ tịch ở xã Cẩm Lý, huyện Lục Nam, tỉnh
Bắc Giang qua đó đánh giá thực trạng; những thành tựu đạt được cũng
như những hạn chế đồng thời tìm hiểu nguyên nhân của những tồn tại và
đưa ra một số giải pháp nhằm tăng lên hiệu quả hoạt động đăng kí và quản
lý hộ tịch ở địa phương.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Đề tài đi sâu nghiên cứu hoạt động đăng kí và quản lý
hộ tịch ở xã Cẩm Lý, Lục Nam, Bắc Giang.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập chung tìm hiểu trong phạm vi cấp cơ
sở là xã Cẩm Lý, Lục Nam, Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng, kết
hợp lý luận găn liền với thực tiễn, phân tích tổng hợp, tìm hiểu thực tế,
tổng kết để đúc rút, đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu
quả vấn đề nghiên cứu.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 3 chương, 8 tiết.
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hộ tịch cấp cơ sở
Chương 2: Thực trạng đăng ký và công tác quản lý hộ tịch ở xã Cẩm
Lý trong giai đoạn hiện nay
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản
lý hộ tịch ở xã Cẩm Lý trong giai đoạn hiện nay


B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ
HỘ TỊCH Ở CẤP CƠ SỞ

1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Cấp cơ sở
Cấp cơ sở là đơn vị và hành chính nhỏ nhất trong hệ thống hành
chính bốn cấp ở nước ta. Đây là nơi trực tiếp thực hiện chủ trương, đường
lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nghị quyết Hội nghị
lần thứ V Ban chấp hành TW Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IX đã chỉ rõ:
“Cấp cơ sở ở xã, phường, thị trấn là nơi tuyệt đại bộ phận nhân dân cư trú,
sinh sống. Hệ thống chính trị ở cơ sở có vai trò rất quan trọng trong việc tổ
chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước, tăng cường đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm
chủ của nhân dân, phát huy mọi khả năng phát triển kinh tế - xã hội, tổ
chức cuộc sống cộng đồng dân cư”
Như vậy, có thể khái quát về cấp cơ sở như sau:
Thứ nhất, cấp cơ sở là cấp xã, phường, thị trấn, là đơn vị hành chính
lãnh thổ nhỏ nhất.
Thứ hai, cấp cơ sở là cấp hành chính thấp nhất trong hệ thống hành
chính của nước ta.
1.1.2. Quản lý xã hội cấp cơ sở
Trước hết, quản lý là hoạt động nhằm tác động một cách có tổ chức
và định hướng của chủ thể quản lý vào một đối tượng nhất định để điều
chỉnh các quá trình xã hội và hành vi của con người nhằm duy trì tính ổn
định và phát triển của đối tượng theo những mục tiêu đặt ra.
Quản lý xã hội là một yếu tố không thể thiếu trong đời sống xã hội.
Xã hội phát triển càng cao thì vai trò của quản lý xã hội càng lớn và nội
dung càng đa dạng, phong phú. Bởi theo Mác, quản lý là chức năng đặc


biệt được sinh ra từ tính chất xã hội hóa lao động. Nó có tầm quan trọng
đặc biệt vì mọi sự phát triển của xã hội đều thông qua hoạt động của con
người và thông qua quản lý (con người điều khiển con người).

Như trên đã trình bày, cấp cơ sở là một cấp hành chính trong hệ
thống hành chính của nhà nước ta, cấp cơ sở như một xã hội thu nhỏ, một
đơn vị kinh tế độc lập mang sắc thái riêng không giống bất kỳ một cấp
hành chính nào. Hoạt động quản lý xã hội cấp cơ sở ở nước ta được thực
hiện ở nước ta được thực hiện bởi nhiều chủ thể khác nhau. Bên cạnh chủ
thể cơ bản là nhà nước còn có các chủ thể là các tổ chức do cộng đồng các
dân cư khác nhau thiết lập nên để quản lý nhằm thực hiện những mục tiêu
nhất định của cộng đồng. Các chủ thể quản lý luôn luôn tồn tại song hành,
nhưng mức độ tác động, phương thức tác động tới xã hội là khác nhau.
Trong tiến trình phát triển của lịch sử xã hội loài người vị thế các chủ thể
đối với xã hội cũng có sự thay đổi.
Quản lý xã hội cấp cơ sở là sự tác động bằng quyền lực nhà nước và
bằng các thiết chế xã hội khác để điều chỉnh các quá trình xã hội ở cơ sở và
hành vi của con người nhằm duy trì trật tự và ổn định xã hội ở cấp cơ sở.
1.1.3. Hoạt động quản lý hộ tịch ở cấp cơ sở
Hộ tịch là những sự kiện pháp lý cơ bản xác định tình trạng nhân
thân của một người từ khi sinh ra đến khi chết.
Đăng ký hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền ghi nhận
các sự kiện pháp lý liên quan đến nhân thân của cá nhân.
Quản lý và đăng ký hộ tịch là công việc quan trọng, thường xuyên
của chính quyền cơ sở. Mục đích của quản lý và đăng ký họ tịch nhằm theo
dõi sự biến động về hộ tịch, trên cơ sở đó bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp
của cá nhân, gia đình, là biện pháp để Nhà nước quản lý dân cư, đồng thời
phục vụ cho hoạt động quản lý cho các lĩnh vực quan trọng khác như: an
ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, y tế, dân số- kế hoạch hóa gia


đình…Bên cạnh đó, các số liệu thống kê về hộ tịch còn rất cần thiết cho
hoạt động nghiên cứu khoa học, hoạch định chính sách kinh tế- xã hội…
1.2. Nội dung hoạt động quản lý hộ tịch cấp cơ sở

- Đăng ký các sự kiện hộ tịch theo thẩm quyền: Sinh, tử; kết hôn; nuôi con
nuôi; nhận cha, mẹ, con; thay đổi họ, tên, chữ đệm, cải chính họ, tên, chữ
đệm, ngày, tháng, năm, sinh;
- Tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân thực hiện các quy định pháp
luật về hộ tịch;
- Quản lý, sử dụng các loại sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch theo quy định của
Bộ Tư pháp;
- Lưu trữ sổ hộ tịch, giấy tờ hộ tịch;
- Căn cứ vào quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, ghi vào sổ
đăng ký hộ tịch các việc về ly hôn, xác định về cha, mẹ, con, thay đổi quốc
tịch, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự, hủy hôn trái pháp luật, hạn chế
quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên và những sự kiện hộ tịch
khác do pháp luật quy định;
- Tổng hợp các số liệu thống kê hộ tịch cho UBND cấp huyện theo định kỳ
6 tháng và hằng năm;
- Lưu trữ sổ sách, hồ sơ hộ tịch;
- Sử dụng các loại sổ sách, biểu mẫu hộ tịch theo quy định của Bộ Tư pháp;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm về đăng ký và quản lý
hộ tịch theo thẩm quyền;
Cán bộ hộ tịch tư pháp có trách nhiệm giúp UBND cấp cơ sở thực hiện các
nhiệm vụ, quyền hạn, theo quy định của pháp luật.


CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐĂNG KÍ VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
HỘ TỊCH Ở XÃ CẨM LÝ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
2.1. Khái quát về đặc điểm tình hình xã Cẩm Lý
Cẩm Lý là một xã thuộc huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. Là xã nằm
ở phía Đông Bắc huyện Lục Nam, có diện tích đất tự nhiên khá rộng
212,23 km2 với 18 thôn, xóm; dân số của xã là hơn 1,3 vạn nguời, có 05

dân tộc sinh sống; Nhân dân trong xã chủ yếu sống ở vùng nông thôn
(chiểm 82 %); lao động chủ yếu là lao động nông nghiệp.
Những năm gần đây, với sự nỗ lực phấn đấu của mình và được sự
giúp đỡ của các ngành, các cấp trong huyện, tỉnh và Trung ương, Đảng bộ,
chính quyền và nhân dân các dân tộc trong xã đã đạt được nhiều thành tựu
trong phát triển kinh tế, văn hoá – xã hội, an ninh quốc phòng; nền kinh tế
tiếp tục đạt mức tăng trưởng khá, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội được đầu tư
tăng cường, nhiều công trình phục vụ sản xuất và đời sống dân sinh được
xây dựng từ nguồn vốn tập trung của nhà nước, vốn sự nghiệp và vốn đóng
góp của nhân dân. Giáo dục, y tế, văn hoá, thông tin, thể thao có nhiều
chuyển biến tích cực, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải
thiện rõ rệt, nhiều chính sách xã hội phát triển và nâng cao đời sống nhân
dân được triển khai thực hiện. An ninh chính trị, đời sống vật chất của nhân
dân được ổn định, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, nhân dân tuyệt đối
tin tưởng vào sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền.
Tuy vậy, Cẩm Lý là xã thuộc huyện miền núi, có diện tích đất đai
rộng nhưng địa hình khá phức tạp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa
phát triển, quy mô kinh tế còn nhỏ, có cấu kinh tế còn nhiều lạc hậu đặc
biệt là chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong sản xuất nông – lâm ngiệp còn
chậm và chủ yếu là phụ thuộc vào thiên nhiên; đời sống nhân dân còn gặp
rất nhiều khó khăn. Đây cũng là vấn đề đặt ra cho các cấp uỷ đảng, chính
quyền xã cần đẩy mạnh công tác nghiệp vụ và hoạt động đăng ký và quản


lý hộ tịch- Tư pháp nhằm nắm chắc tình hình về nhân khẩu tại địa
phương, phản ánh toàn diện các mặt đời sống của nhân dân, giúp ổn định
tình hình kinh tế - xã hội.
2.2. Thực trạng công tác quản lý hộ tịch xã Cẩm Lý
2.2.1. Hoạt động đăng kí khai sinh, khai tử, đăng kí kết hôn
UBND xã Cẩm Lý vẫn sử dụng mẫu khai tử cũ; mẫu tờ khai đăng ký

kết hôn chưa đúng quy định của Bộ Tư pháp; tờ khai đăng ký kết hôn chưa
ghi đầy đủ thành phần 2 bên nam, nữ xin đăng ký kết hôn và có đến 26
trường hợp không có chữ ký của 2 bên nam, nữ. Việc đăng ký khai sinh
còn chưa ghi họ, tên, chức vụ của người ký giấy khai sinh.
Các cột mục trong sổ đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn và biểu mẫu
hộ tịch công chức Tư pháp ghi chép không đầy đủ; số lượng đăng ký khai
sinh quá hạn còn cao (Giai đoạn 2010- 2012 xã Cẩm Lý có 90 trường hợp
đăng ký khai sinh thì có tới 42 trường hợp đăng ký quá hạn); tỷ lệ đăng ký
khai tử quá thấp, theo báo cáo tình hình này lâu nay những ai chết có chế
độ tử tuất, xin đất mộ thì họ mới đến xã khai tử, việc này đã ảnh hưởng đến
việc thi hành pháp luật hộ tịch và quản lý của chính quyền địa phương
2.2.2. Công tác nhận con nuôi
Tháng 3 năm 2012, UBND xã Cẩm Lý đăng ký cho 1 trường hợp
nhận nuôi con nuôi không đúng luật định, không đảm bảo trình tự, thủ tục;
việc sử dụng mẫu biểu đăng ký không đúng quy định của Luật Nuôi con
nuôi; thực hiện việc xác nhận tình trạng hôn nhân còn thiếu họ, tên, chức
vụ của người ký giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của UBND xã.
2.2.3. Công tác công chứng, chứng thực
Trong công tác chứng thực cũng có nhiều sai sót, chủ yếu là việc chứng
thực chưa có chữ ký, chưa đóng dấu giáp lai theo quy định; việc chứng
thực hợp đồng khi không có phiếu yêu cầu, không có giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất và không có giấy chứng minh thư nhân dân lưu theo hợp
đồng. Thậm chí, UBND xã Cẩm Lý còn xảy ra tình trạng chứng thực từ


bản sao, không có xác nhận cũng sao y bản chính. Trong 2 tháng liên tiếp
(tháng 11 và tháng 12/ 2011) phần lớn sổ hộ khẩu yêu cầu UBND xã Cẩm
Lý chứng thực đều không đóng dấu giáp lai. Cán bộ, công chức tư pháp hộ tịch hay quên vào sổ thụ lý giải quyết công việc cho công dân, tổ chức...
2.3. Đánh giá những ưu điểm, hạn chế của công tác quản lý
hộ tịch xã Cẩm Lý

2.3.1. Ưu điểm
Kết quả nổi lên trong công tác đăng ký và quản lý hộ tịch là Uỷ ban
nhân dân xã Cẩm Lý đã đặc biệt quan tâm lãnh đạo công tác đăng ký, quản
lý hộ tịch; Công chức Tư pháp- Hộ tịch tăng hơn trong những năm gần đây
( Năm 2010 xã có 2 cán bộ Tư pháp- Hộ tịch, đến năm 2012 đã bố trí lên 3
cán bộ hoạt động trong lĩnh vực này). Công chức Tư pháp-Hộ tịch thường
xuyên được cử đi bồi dưỡng, tập huấn do Tư pháp cấp trên tổ chức.
Tư pháp xã Cẩm Lý đã tham mưu cho UBND cùng cấp tiếp nhận và giải
quyết hầu hết các loại việc đăng ký hộ tịch đúng thẩm quyền, giải quyết kịp
thời các yêu cầu của công dân; các loại sổ, biểu mẫu dùng để đăng ký hộ
tịch sử dụng đúng mẫu Bộ Tư pháp ban hành; chữ viết trong sổ hộ tịch rõ
ràng, dễ đọc; sổ lưu và hồ sơ lưu về đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn,
đăng ký lại việc sinh, thay đổi, cải chính hộ tịch được lưu trữ đầy đủ, sắp
xếp ngăn nắp, khoa học thuận lợi cho công tác tra cứu, sao lục khi cần.
Niêm yết các thủ tục, trình tự, thời gian và lệ phí về hộ tịch đúng quy định
pháp luật, thuận lợi cho dân khi có yêu cầu…
Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật,
giải thích chính sách cho nhân dân. Các kiến nghị, phản ánh của công dân
đều được phân loại, xử lý và giải quyết kịp thời.
Kinh phí, phương tiện làm việc của tư pháp được bố trí đảm bảo hơn cho
hoạt động.


Kết luận: Nhìn chung cấp xã đã tiếp nhận, tổ chức thực hiện đạt kết quả
khá tốt, góp phần không nhỏ phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội ở
địa phương, đáp ứng yêu cầu của công dân về công tác đăng ký và quản lý
hộ tịch
* Nguyên nhân của những ưu điểm và kết quả đạt được:
Trong thời gian vừa qua công tác hộ tịch của các xã phường luôn nhận
được sự quan tâm, chỉ đạo của Ủy ban nhân dân xã và sự hướng dẫn về

chuyên môn nghiệp vụ của Phòng Tư Pháp huyện nên nhìn chung công tác
hộ tịch được thực hiện tốt, hiệu quả đăng ký hộ tịch cao đáp ứng được yêu
cầu của người dân khi đăng ký hộ tịch.
Sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, đoàn thể trong hoạt động tuyên
truyền nội dung Nghị định 158, nâng cao ý thức người dân về công tác hộ
tịch được tổ chức bằng nhiều hình thức, cách thức tuyên truyền tới mọi đối
tượng của địa phương. Đặc biệt là việc Ban Tư pháp phối hợp với ban dân
số của xã theo dõi vận động nhân dân đi đăng ký khai sinh và phối hợp với
Ban văn hoá xã tiến hành đăng ký khai tử ở địa phương.
2.3.2. Hạn chế
Trong thực hiện Pháp lệnh dân chủ cơ sơ, việc tiếp dân, tiếp nhận
đăng ký hộ tịch thuộc thẩm quyền phải giải quyết còn chậm, giải quyết
không kịp thời, dứt điểm; Các việc thay đổi, cải chính hộ tịch, bổ sung hay
yêu cầu điều chỉnh hộ tịch còn làm sai với quy định hoặc chậm giải quyết.
Bên cạnh đó còn có hiện tượng chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ giữa
các cán bộ tham gia công tác tiếp nhận, quản lý hồ sơ. Trong một số trường
hợp cơ quan đăng ký hộ tịch không phân biệt được thẩm quyền nên đã làm
sai; về phía người dân thì khó phân biệt yêu cầu của mình do cấp nào giải
quyết.
Công tác đăng ký hộ tịch còn nặng về tính chất hành chính, thủ tục
cứng nhắc, thiếu tính chuyên nghiệp, trình độ chuyên môn của cán bộ làm
công tác hộ tịch cấp xã ít nhiều hạn chế. Điển hình là việc áp dụng cơ chế


hành chính một cửa hiện nay ở các cấp địa phương cho thấy quan điểm
thuần túy hành chính trong đăng ký hộ tịch.
Công tác tuyên truyền, thuyết phục vận động nhân dân hoàn thiện
việc đăng kí hộ tịch còn hình thức, chưa chú trọng sâu về nội dung. Năng
lực một số cán bộ hộ tịch- Tư pháp xã còn nhiều hạn chế, thiếu trách
nhiệm, thái độ của cán bộ tham gia giải quyết công việc tiếp nhận đăng kí

của nhân dân chưa đúng mức, chưa thuyết phục nên đã gây tâm lý không
thoải mái cho người dân dẫn đến một số cụm dân cư thiếu lòng chế tin ở
cán bộ cơ sở.
* Nguyên nhân của những hạn chế
Trình độ, năng lực của một số công chức còn bất cập, dẫn đến sai sót
trong thực hiện chứng thực, quản lý hộ tịch ở cơ sở. Nguyên nhân cơ bản
dẫn đến những sai sót nêu trên là công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã phải
giải quyết một khối lượng công việc tương đối lớn trong khi một số xã
chưa có công chức Tư pháp- hộ tịch, hoặc có nhưng cán bộ chưa có trình
độ chuyên môn để thực hiện nhiệm vụ.
Mặt khác, một số công chức, cán bộ hộ tịch vì điều kiện kinh tế khó
khăn, nên ít tham gia công tác giao ban, trực báo, định kỳ, đột xuất, nội
dung báo cáo còn chung chung chưa đảm bảo yêu cầu của hoạt động.
Bên cạnh đó nguồn kinh phí phân bổ cho hoạt động đào tạo, tập huấn
cho đội ngũ cán bộ Tư pháp cấp xã còn hạn hẹp, nên trình độ nghiệp vụ
chuyên môn một số lĩnh vực chưa đạt yêu cầu.
Một số văn bản pháp luật về hộ tịch có chứa nội dung mâu thuẫn,
chồng chéo nhau; biểu mẫu hộ tịch thường xuyên thay đổi, thủ tục hành
chính còn rườm rà; công tác lưu trữ còn bất cập; nội dung thông tin trong
các biểu mẫu hộ tịch không đồng nhất với thông tin trong các loại biểu mẫu
giấy tờ cá nhân…


Là một xã trung du, miền núi đa số người dân hoạt động trong lĩnh
vực nông nghiệp nên công tác tuyên truyền giáo dục ý thức pháp luật thực
hiện cải cách hành chính còn gặp nhiều khó khăn. Một bộ phân dân cư có
trình độ dân trí chưa cao nên sự hiểu biết về vai trò quan trọng của việc
đăng ký hộ tịch còn có những điểm hạn chế.



CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN
LÝ HỘ TỊCH Ở XÃ CẨM LÝ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
3.1. Quan điểm của Đảng về công tác quản lý hộ tịch cấp cơ sở
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, theo con đường mà Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã chọn, nhân dân Việt Nam đã thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng
dân chủ nhân dân, giành chính quyền về tay mình và đã xây dựng nên Nhà
nước Việt Nam độc lập, tự do.
Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, công tác hộ tịch đã được nhà
nước ta tổ chức lại theo các Thông tư hướng dẫn của Bộ Nội Vụ và Bộ Tư
pháp. Tiêu biểu nhất là điều lệ đăng ký hộ tịch ban hành kèm theo Nghị
định số 764 của Thủ Tướng Chính Phủ ngày 08/5/1956 và hiện nay là văn
bản điều chỉnh về đăng ký hộ tịch là Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày
27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch của Chính phủ về
đăng ký và quản lý hộ tịch.
Nghị định 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ về công tác đăng ký và quản
lý hộ tịch ra đời là bước cải cách tư pháp hành chính có tính đột phá trên
lĩnh vực đăng ký và quản lý hộ tịch, đặc biệt là mạnh dạn giao thẩm quyền
thực hiện về chính quyền cấp cơ sở, nhằm tạo thuận lợi cho nhân dân trong
công tác đăng ký, quản lý hộ tịch. Trong điều 2 nghị định đã thể hiện rõ
tầm quan trọng của công tác quản lý hộ tịch: “ Quản lý hộ tịch là nhiệm vụ
quan trọng, thường xuyên của chính quyền các cấp, nhằm theo dõi thực
trạng và sự biến động về hộ tịch, trên cơ sở đó bảo hộ các quyền, lợi ích
hợp pháp của cá nhân và gia đình, đồng thời góp phần xây dựng các chính
sách về kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng và dân số, kế hoạch hóa gia
đình”
Như vậy, quan điểm của Đảng ta là cần hình thành một hệ thống tổ
chức nhân dân từ Trung ương xuống cơ sở. Mặt trận Tổ quốc và các tổ
chức thành viên phối hợp tổ chức, chỉ đạo đối với hệ thống này



3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hộ tịch
xã Cẩm Lý trong giai đoạn hiện nay
3.2.1. Kiên trì sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và Chính quyền
nhân dân các cấp
Để hoạt động quản lý hộ tịch cấp cơ sở tốt hơn cần tiếp tục thực
hiện Nghị quyết của Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
hướng về cơ sở nhằm tạo cho cơ sở phát triển trên các mặt đời sống xã
hội. Công tác hộ tịch- Tư pháp xã Cẩm Lý tiếp tục phát huy vai trò trong
hoạt động tiếp nhận đăng kí và quản lý đồng bộ trên các mặt, đồng thời
phối hợp các tổ chức chính trị xã hội cấp xã và vận động nhân dân hợp
tác trong việc hoạt động đăng kí, quản lý hộ tịch. Xây dựng chương trình
quản lý gắn với nhiệm vụ do HĐND, UBND xã đề ra và chủ trương
chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, tập trung nắm bắt thay đổi
về hộ tịch của địa phương.
Muốn tiến hành công tác đăng ký và quản lý hộ tịch thực hiện đúng
quy định pháp luật, UBND cấp xã cần quan tâm lãnh đạo nhiều hơn đến
công tác tư pháp nói chung và công tác đăng ký và quản lý hộ tịch, đặc biệt
có những đầu tư hợp lí về kinh phí, điều kiện làm việc để thực hiện tốt các
Đề án liên quan.
3.2.2. Phối hợp với UBND tiếp tục tuyên truyền chính sách của
Đảng, Pháp luật của Nhà nước, Pháp lệnh dân chủ cơ sở nhằm phát huy
việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của nhân dân trong hoạt động hộ tịchTư pháp
Cán bộ hộ tịch- Tư pháp thường phối hợp với các ban ngành đoàn
thể địa phương tổ chức buổi tuyên truyền phổ biến pháp luật, sinh hoạt câu
lạc bộ pháp luật cho người dân vào ban đêm, đi cơ sở nắm tình hình dân cư.
Hằng quý đánh giá, rút kinh nghiệm việc tiếp nhận hồ sơ cũng như
việc thực hiện quy chế hộ tịch- Tư pháp của cán bộ, công chức trong lĩnh
vực này. Nâng cao chất lượng hoạt động, đi vào nề nếp để làm tốt thông



tin hai chiều, thực hiện sơ kết, tổng kết, giao ban báo cáo định kỳ quý, 6
tháng, năm cho Uỷ ban Mặt trận các cấp đúng thời gian quy định.
Tăng cường hoạt động tiếp nhận đăng kí và quản lý hộ tịch- Tư pháp
là một trong những nhiệm vụ của công cuộc cải cách hành chính nước ta
hiện nay. Chính vì vai trò này của cấp cơ sở, từ thực tế cùng gánh vác công
việc chung của đất nước mà Nhà nước ta cần hỗ trợ tài chính cho công tác
này hoàn thành tốt nhiệm vụ. Các nước trên thế giới đều thực hiện tài trợ,
hỗ trợ đối với các tổ chức phi chính phủ có hoạt động vì sự phát triển xã
hội, cũng như tạo ra một số các điều kiện khác để các cấp xã, phường hoạt
động. Xét cho cùng, các hoạt động vì sự phát triển của xã hội đó chính là
những hoạt động chia sẻ trách nhiệm cùng Nhà nước trước các xu hướng
phát triển xã hội đa dạng, phức tạp, nếu chỉ từ phía Nhà nước sẽ không tiến
hành được
3.2.3. Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, các ban ngành đoàn thể
và nhân dân tích cực thực hiện hoạt động đăng kí và nâng cao hiệu
quả quản lý hộ tịch cấp cơ sở
Thời gian qua, công tác đăng ký, quản lý hộ tịch đã được chính
quyền các cấp phối hợp chặt chẽ với ngành tư pháp đẩy mạnh tuyên truyền,
phổ biến các quy định pháp luật có liên quan, từng bước nâng cao nhận
thức của cán bộ, người dân. Hoạt động thanh, kiểm tra, tháo gỡ khó khăn
bất cập, chấn chỉnh sai phạm từ cơ sở cần được chú trọng thực hiện thường
xuyên…
Tiến hành công tác rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan
lĩnh vực đăng kí và thẩm quyền quản lý hộ tịch do HĐND, UBND cấp xã
ban hành.
Sở Tư pháp sẽ phối hợp cùng Sở Nội vụ tiến hành rà soát nhiệm vụ,
quyền hạn của tư pháp cấp xã; thực trạng đội ngũ công chức tư pháp - hộ
tịch cấp xã, từ đó tiếp tục củng cố, kiện toàn tạo bước chuyển biến mạnh
mẽ về tổ chức đội ngũ này. Đây cũng là một trong nhiều giải pháp làm cho



công tác tư pháp cơ sở hoạt động mạnh hơn, góp phần thực hiện cải cách tư
pháp trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả cao hơn.
. 3.2.4. Nâng cao vai trò trách nhiệm của cán bộ hộ tịch- Tư pháp
xã trong việc tiếp nhận đăng ký và quản lý hồ sơ
Công chức Tư pháp-Hộ tịch phải nâng cao phẩm chất, đạo đức nghề
nghiệp, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để tham mưu cho UBND và thực
hiện công tác đăng ký quản lý hộ tịch đúng quy định pháp luật, phục vụ tốt
yêu cầu của nhân dân. Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, nâng cao
trách nhiệm của đội ngũ cán bộ làm công tác hộ tịch cấp xã, phường, chuẩn
hóa đội ngũ cán bộ đảm trách cấp cơ sở; đồng thời đẩy mạnh tin học hóa
trong đăng ký và quản lý hộ tịch. Như vậy, mọi cá nhân, tổ chức có nhu cầu
tìm hiểu đều được cung cấp thông tin một cách khoa học, chính xác và tiện
lợi.
Đội ngũ làm công tác tư pháp - hộ tịch được tăng cường về biên chế,
UBND xã cần chú trọng cân đối nguồn kinh phí địa phương, linh động kí
hợp đồng ngoài biên chế để có thêm cán bộ hỗ trợ công tác hộ tịch trong
điều kiện cần thiết.
3.2.5. Thực hiện tốt việc cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện
thuận lợi để người dân tích cực thực hiện nghĩa vụ đăng ký hộ tịch
Để phục vụ tốt hơn các nhu cầu của nhân dân, cơ quan hành chính
các cấp cần có những sửa đổi nhằm đơn giản hoá các thủ tục khi đăng ký
hộ tịch; Có nhữn quy định cụ thể các giấy tờ cần thiết đối với từng sự kiện
hộ tịch đồng thời bổ sung quy định mới đối với hồ sơ đăng ký hộ tịch. Bên
cạnh đó cần rút ngắn thời hạn giải quyết một số thủ tục về hộ tịch- Tưu
pháp.


C. KẾT LUẬN

Với tính cách là một hoạt động thể hiện sâu sắc chức năng xã hội của
Nhà nước, quản lý hộ tịch có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng trong tiến
trình phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường củng cố quốc phòng và an ninh
quốc gia, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Một Chính phủ hoạt động hiệu quả không thể không nắm chắc các thông
tin, dữ liệu về dân cư có được từ quản lý hộ tịch, bởi tính chính xác kịp thời
của những thông tin này bảo đảm cho việc hoạch định các chính sách liên
quan đến người dân trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội,
giáo dục, y tế có tính khả thi. Nhìn từ các khí cạnh khác mối quan hệ giữa
Nhà nước và công dân thể hiện qua các qui định pháp luật về đăng ký hộ
tịch phản ánh sinh động, khách quan các giá trị dân chủ trong một Nhà
nước “của dân, do dân, vì dân”. Bởi vậy, việc quản lý hộ tịch cần quán
triệt sâu sắc quan điểm “phát huy yếu tố con người và lấy việc phục vụ con
người làm mục đích cao nhất của mọi hoạt động, coi nguồn lực con người
là quí báu nhất, có vai trò quyết định đối với sự phát triển nhanh và bền
vững”. Từ quan điểm này, hoạt động quản lý hộ tịch cần được đổi mới tích
cực và bám sát các mục tiêu trong chiến lược phát triển con người của Việt
Nam. Trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, công tác quản lý hộ tịch
phải được phát huy hiệu qủa tương xứng vơí vị trí, vai trò quan trọng của
nó trong hoạt động quản lý con người
Xã Cẩm Lý, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang thời gian qua mặc dù
công tác hộ tịch- Tư pháp hoạt động còn nhiều hạn chế, thiếu xót nhưng về
cơ bản đãđược tiến hành hiệu quả. UBND xãã đã quán triệt đầy đủ ý nghĩa
và tầm quan trọng của công tác này trong quá trình thực hiện chức năng,
nhiệm vụ của các cấp, các ngành. Qua đó, UBND xã Cẩm Lý đã đề ra các
biện pháp tích cực nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, công chức
chuyên trách hoàn thành nhiệm vụ, đưa hoạt động tiếp nhận hồ sơ, quản lý
hộ tịch đạt chất lượng, hiệu quả; góp phần thực hiện công cuộc đổi mới do
Đảng khởi xướng và lãnh đạo, xây dựng đất nước phát triển đi lên chủ nghĩa



xã hội đạt mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh./.


MỤC LỤC



×