Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

tiểu luận nghệ thuật nhiếp ảnh 1.Phân tích vai trò của ánh sáng và hướng chiếu sáng trong tạo hình nhiếp ảnh ( cắt ảnh trên báo, tạp chí để minh hoạ). 2.Anh (chị) có nhận xét gì về thực tiễn việc sử dụng ảnh trên báo chí Việt Nam và làm gì để chất liệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 30 trang )

Học Viện Báo Chí Và Tuyên Truyền
Khoa: Phát Thanh_Truyền Hình

Tiểu luận môn: Nghệ Thuật Nhiếp Ảnh.
Đề tài:
1. Chụp 6 bức ảnh Báo Chí.
2. Phân tích vai trò của ánh sáng và hướng chiếu sáng trong tạo hình
nhiếp ảnh ( cắt ảnh trên báo, tạp chí để minh hoạ).
3. Anh (chị) có nhận xét gì về thực tiễn việc sử dụng ảnh trên báo chí
Việt Nam và làm gì để chất liệu ảnh trên báo chí tốt hơn.

Sinh Viên:
Lớp : Quay phim truyền hình
Giáo viên hướng dẫn: ThS.Đỗ Phan Ái

Hà Nội ngày 01/12/2011
1


Lời Mở Đầu
Ở Việt Nam nhiếp ảnh được coi là một môn nghệ thuật, ngang hàng
với các bộ môn nghệ thuật lâu đời khác như văn học, hội họa, điêu khắc,
âm nhạc, vũ kịch, kiến trúc và môn nghệ thuật trẻ tuổi điện ảnh. Những
người hoạt động nhiếp ảnh chuyên nghiệp ở Việt Nam được coi là một
nghệ sĩ.
Nhiếp ảnh có cùng một nguồn gốc rất gần gũi với bộ môn nghệ thuật
hội họa, từ gốc của nhiếp ảnh có nghĩa là vẽ bằng ánh sáng. Rất nhiều
người khi xem tranh của những họa sĩ nổi tiếng như Van Gogh, Picasso…
cho rằng không đẹp, không đẹp vì những bức tranh ấy không giống như
thiên nhiên ở ngoài, không có màu sắc như thiên nhiên ở ngòai, con người
không giống như con ngừoi ở ngoài. Một bộ môn nghệ thuật lâu đời như


hội họa muốn phát triển đã phải tự phủ nhận chính nó. Ban đầu chỉ là
những nét vẽ nghệch ngoạc, dần dần con người muốn vẽ giống như đời
thực, những bức tranh mà có thể đua với máy ảnh về độ chính xác, rồi từ tả
thực phát triển lên thành các trường phái như ấn tượng, siêu thực… Trong
khi đó nếu nhiếp ảnh chỉ đơn thuần là ghi lại chính xác sự vật hiện tượng
thì làm sao có thể là một môn nghệ thuật.
Nhiếp ảnh là bộ môn nghệ thuật được nhiều người biết tới đang ngày
một phát triển mạnh cả về số người chơi ảnh và chất lượng nghệ thuật. Tuy
nhiên, hiện vẫn có một bộ phận những người chơi ảnh còn lúng túng trong
con đường sáng tác ảnh, chưa phân biệt được thế nào là ảnh nghệ thuật, ảnh
báo chí, ảnh chân dung…?
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống các phương tiện thông
tin đại chúng, nhiếp ảnh và đặc biệt là ảnh báo chí đã đến với mọi hoạt
2


động xã hội, trở thành thứ ngôn ngữ không thể thiếu trong quá trình phát
triển xã hội.

3


Chương 1: Chụp ảnh báo chí.
I.

Khái niệm ảnh báo chí
Ảnh báo chí là ảnh được đăng tải trên báo chí. Không kể các hình

ảnh minh họa, ảnh báo chí ở Việt Nam hầu như chỉ tồn tại ở 2 hình thức:
tin ảnh và phóng sự ảnh. Tin ảnh là một bức ảnh duy nhất chụp một sự kiện

vừa diễn ra với lời chú thích ảnh nêu rõ ai, việc gì, ở đâu, ra sao và tại sao
theo đúng yêu cầu cơ bản của một bản tin vắn -nhưng ở đây hình ảnh lại
chính là thông tin chủ yếu. Trong khi đó, phóng sự ảnh lại là một tập hợp
nhiều hình ảnh tường thuật lại một sự kiện hay một chủ đề mang tính thời
sự. Khái niệm về tin ảnh là một khái niệm tương đồng giữa báo chí Việt
Nam và báo chí quốc tế nhưng chính khái niệm phóng sự ảnh lại có nhiều
điểm dị biệt. Những hình thức mà chúng ta thường gọi chung là "phóng sự
ảnh"
II.Vai trò của hình ảnh trên báo chí và chú thích.
- Ảnh chính là mức độ đọc đầu tiên, nó thu hút sự chú ý của độc giả. Nó có
thể khiến người ta đọc bài báo.
- Hình ảnh làm cho trang báo thông thoáng và sáng sủa, giúp cho
mắt nghỉ ngơi.
- Tiếp cận hình ảnh thì dễ dàng và nhanh chóng hơn với bài báo.
Không cần phải biết đọc cũng như có trình độ học vấn cao vẫn có thể hiểu
được một bức ảnh.
- Hình ảnh chuyển tải thông tin. Một bức ảnh được chọn cần phải có
ý nghĩa, phải mang lại nhiều thông tin, phải thể hiện được điều mà bài báo
không thể miêu tả.
- Một bức ảnh kèm chú thích có tác dụng phản chiếu. Độc giả mua
báo

để

thấy

mình

hoặc


không
4

gian

của

mình

trong

đó.


- Hình ảnh có thể minh chứng cho một điều tra và làm tăng độ tin cậy của
bài báo.
Chú thích
Có thể coi chú thích là bài viết ngắn đi kèm hình ảnh, giải thích hình
ảnh, bình luận nó hoặc hoàn chỉnh nó. Tất cả ảnh đều phải có chú thích.
Chỉ chấp nhận không có chú thích khi tít hoặc tít phụ bao trùm bài báo và
bức ảnh đóng luôn vai trò chú thích.
Nhất thiết phải tránh thừa từ giữa ảnh và bài báo hoặc ngược nghĩa. Phải
làm cho hình ảnh có nghĩa, tránh cho độc giả phải đặt câu hỏi mà không
tìm thấy câu trả lời. Đừng quên rằng chú thích ảnh là một yếu tố đọc nhanh
và có lựa chọn. Nó thuộc mức độ đọc thứ hai và là một cách tiếp cận vấn
đề.
Chú thích có thể là:
- một câu trả lời cho những câu hỏi mà người ta đặt ra cho hình ảnh:
Ai? Ở đâu? Khi nào?
- một chi tiết rõ ràng: một thông tin bổ sung không nhất thiết phải có

trong bài báo.
- một tóm tắt: đặc biệt là tóm tắt thông điệp chính.
- một lời giải thích: chú thích khẳng định một nghĩa cho một bức ảnh
đa nghĩa.
- một lời trích dẫn trong trường hợp ảnh chụp nhân vật.
- một gợi ý: làm cho độc giả phải suy nghĩ, gợi trí tò mò./.

5


Sau đây là một số bức ảnh báo chí:

Cụ ông: Trần Văn Phúc ( 68 tuổi, ngõ 262A-Nguyễn Trãi-Thanh Xuân-Hà
Nội) vất vả đạp xích lô trong một chiều mưa tại đường Nguyễn Trãi ngày
21/11/2011.

6


Nghịch Lý

Dưới câu khẩu hiệu “ Cán bộ, nhân dân khu dân cư số 4 phường Đồng Tâm
quyết tâm xây dựng đời sống văn hoá” là những nhóm người dân tụ tập
ngồi đánh bài ngay tại đường phố ( Ảnh chụp ngày 25/11/2011).
7


8



Đặc sắc nghệ thuật xăm hình.

Anh Đỗ Quốc Bảo ( 42 tuổi, Phố Huế-Hà Nội ) với những hình xăm độc
đáo trên cơ thể. Ảnh chụp ngày 23/11/2011.

9


Trò chơi đua xe tự chế ngộ nghĩnh của những trẻ em bản Dọi, Xã Tân Lập,
Mộc Châu, Sơn La ( Ảnh chụp ngày 28/11/2011. Từ phải sang trái là Em
Nguyễn Hải Nam, 13 tuổi; Em Nguyễn Đình Phước,12 tuổi; Em Lê Văn
Kiên, 13 tuổi và Em Nguyễn Thúc Đông, 12 tuổi. Các em đều ở bản Dọi,
Xã Tân Lập, Mộc Châu, Sơn La).
10


Cụ bà: Nguyễn Thị Mến (84 tuổi, Thị Trấn Mộc Châu-Sơn La) đang trên
đường trở về nhà sau một ngày ăn xin vất vả. Ảnh chụp ngày 28/11/2011.

11


12


Hai nửa đối lập

Bác Nguyễn Văn Thân (74 tuổi, Phố Hàng Bông-Hà Nội) đang cặm cụi sửa
chữa đồ điện tử trong một góc vỉa hè đối lập hoàn toàn với hai người tây trẻ
tuổi đang đi dạo phố. Ảnh chụp ngày 29/11/2011.


13


Chương 2: Vai trò của ánh sáng và hướng chiếu sáng trong tạo hình nhiếp
ảnh
I.

Ánh

sáng



vai

trò

của

anh

sáng.

Trong bộ môn nhiếp ảnh, ánh sáng giúp chúng ta ghi nhận cảnh vật chung
quanh. Nếu chúng ta chịu khó tìm hiểu và học hỏi cách dùng ánh sáng thì
sự diễn đạt tư tưởng của chúng ta qua cảnh vật sẽ thành công hơn. Khi
chụp hình, phim không ghi nhận chủ đề, mà chỉ ghi nhận ánh sáng phản
chiếu từ chủ đề. Ánh sáng cho biết màu sắc, chi tiết, hình thể, vân thể của
chủ đề. Bởi vậy không có ánh sáng thì không có nhiếp ảnh.

1



Nguồn

sáng:

- Thiên nhiên (mặt trời, mặt trăng, các ngôi sao…): chúng ta không thể điều
khiển ánh sáng thiên nhiên nhưng có thể thay đổi bằng cách chọn những
thời gian và không gian khác nhau (sáng, trưa, chiều, tối, dưới đám mây,
trong

sương

mù,

dưới

tàng

cây

…)

- Nhân tạo (đèn cầy, đèn dầu, đèn bóng, đèn flash…): chúng ta có thể điều
khiển




thay

đổi

ánh

sáng

nhân

tạo

một

cách

dễ

dàng.

Nhiếp ảnh gia có thể dùng 2 nguồn sáng cùng lúc. Ví dụ dùng đèn flash để
phụ
2

thêm

ánh




Phân

sáng

thiên

nhiên.

loại

ánh

sáng:

- Ánh sáng thẳng (direct light): đi thẳng từ nguồn sáng đến chủ đề, rất
mạnh,

bóng

đổ

sắc

cạnh.

- Ánh sáng phân tán (diffuse light): ánh sáng đi qua đám mây, màn sương,
lớp vải…và phân tán đi nhiều hướng. Ánh sáng này dịu, bóng đổ không
còn

sắc


nét.

- Ánh sáng phản chiếu (bounce light): ánh sáng chiếu vào mặt phẳng, rồi
phản chiếu đến chủ đề. Tùy sự cấu tạo của mặt phẳng, ánh sáng có thể
mạnh, yếu hoặc ửng lên chủ đề những màu sắc từ mặt phản chiếu. Ví dụ:
14


màu vàng kim loại của tấm phản chiếu (reflector) làm màu da mặt người
mẫu

ấm

3



Hướng

áp
đi

của

hơn.
ánh

sáng:


- Ánh sáng trực diện (front lighting): ánh sáng đi từ sau lưng nhiếp ảnh gia,
chiếu thẳng vào chủ đề. Ánh sáng này so rõ các chi tiết, còn gọi là ánh sáng
phẳng

(flat)



không



bóng

đổ.

- Ánh sáng tạt ngang (side lighting): ánh sáng ngang tạo hình tranh tối
tranh sáng, nhờ đó chúng ta có thể trông thấy độ sâu, hình hể, vân thể và
bóng đổ. Nói tóm lại, ánh sáng tạo ra không gian ba chiều.
- Ánh sáng ngược (back lighting): ánh sáng chiếu từ sau lưng chủ đề đến
ống kính. Lối xử dụng ánh sáng này cần nhiều kinh nghiệm về khẩu độ và
tốc độ, hình chụp đúng cách thường rất đẹp, nếu chủ đề là chân dung thì
ánh sáng trên mặt rất dịu, tóc có viền sáng, mắt không hấp him, mặt mày
không nhăn nhó như lúc được chụp bằng ánh sáng phẳng. Lối chụp hình
này rất được nhiều nhiếp ảnh gia lão thành xử dụng. Ánh sáng ngược còn
được xử dụng để tạo nên những bóng đen mà hậu cảnh là bình minh hoặc
hoàng

hôn


(silhouette).

- Ánh sáng chếch: ánh sáng chiếu trên chủ đề với góc xiên 30-60 độ. Chụp
ảnh chân dung ngoài trời hoặc trong studio, nguồn sáng thường được xếp
đặt

cỡ

45

độ.

- Ánh sáng tổng hợp: ta có thể phối hợp nhiều nguồn sáng khác nhau để
sáng tạo những hình ảnh như ý muốn khi chụp ảnh chân dung ngoài trời
hoặc

trong

studio.

Ngoài những ánh sáng căn bản trên, ta có thể dùng ánh sáng ngược từ dưới
lên hoặc từ trên xuống để diễn đạt những sắc thái đặc biệt của chủ đề.
4



Sự

tương


phản

của

ánh

sáng:

Sự tương phản (contrast) là sự khác biệt giữa 2 phần sáng và tối của chủ đề.
15


- Tương phản cao: khi ánh sáng có cường độ mạnh, sức tương phản nhiều
làm

đường

biên

giữa

sáng



tối



ràng,


sắc

nét.

- Tương phản thấp: khi ánh sáng có cường độ yếu, sức tương phản ít làm sự
khác biệt giữa sáng và tối không xa cách nhiều, đường biên giữa tối và
sáng
5

không




Màu

ràng
sắc

của

sắc

nét.

ánh

sáng:


Màu sắc ánh sáng thay đổi từng giờ trong ngày và thay đổi theo tháng hoặc
theo mùa. Màu sắc của ánh sáng được đo bằng độ Kelvin.
Lúc rạng đông hoặc hoàng hôn, ánh sáng có màu vàng, da cam, sắc độ từ
3000 đến 4000 độ Kelvin. Những hình chân dung chụp vào buổi sáng sớm
hoặc

xế

trưa

thường



màu

vàng

cam

trên

da

mặt.

Vào ban trưa , ánh sáng thay đổi thành màu trắng (white light). Màu sắc
trắng là một tổng hợp toàn hảo của các màu sắc trong cầu vòng (rainbow).
Sắc


độ

từ

5000-6000

độ

Kelvin.

Trong những ngày ánh sáng chói chang, sắc độ có thể lên đến 7000-8000
độ

Kelvin.

Ta có thể thay đổi hoặc loại bỏ màu sắc bằng cách dùng kính lọc , loại
phim
6

đặc


biệt

hoặc

Ý

Nghĩa


kỹ

thuật
của

phòng
ánh

tối.
sáng:

Nếu ta biét cách sử dụng ánh sáng và màu sắc một cách đúng mức ta sẽ
truyền thông được nhiều tư tưởng qua tác phẩm nhiếp ảnh.
- Ánh sáng âm u, đen nhiều hơn trắng diễn tả được nỗi huyền bí của cảnh
vật, sự bi ai trong tâm tư chủ đề, những bí mật sâu xa trong lòng người…
- Trắng nhiều hơn đen diễn tả được sự ngây thơ trong trắng như khuôn mặt
đứa

bé,



áo

học

trò…

- Mây trắng, trời xanh, hoa đỏ vàng cho thấy sự sinh động của đời sống.
Ngoài ra những nguồn sáng tạo ra trong tác phẩm còn là một cách hướng

16


dẫn khéo léo để đưa ánh mắt người xem tiến về một chủ đề quan trọng
trong tác phẩm.
II.

Hướng chiếu sáng và vai trò của hướng chiếu sáng.

Trực diện (frontal lighting), ngược (back lit), xiên (side lighting), trên
xuống (top lighting), dưới lên (lighting from the bottom) là những từ người
ta dùng để nói về hướng sáng. Đọc các từ này thì chắc các bạn cũng có thể
mường tượng được vấn đề. Ở đây tôi chỉ bàn về các ứng dụng của từng
loại.
Trực diện, với vị trí nguồn sáng chiếu trực tiếp vào đối tượng, hay nguồn
sáng nằm trên trục của ống kính, ví dụ rõ ràng nhất đó là đèn flash gắn trực
tiếp trên thân máy, hay ống kính (đèn flash tròn, ring flash), hay bạn treo
đèn ngay phía trên hay dưới ống kính, hay bất cứ vị trí nào miễn là luồng
sáng chiếu trực tiếp lên chủ đề được coi như trực diện. Khi đó mọi bóng đổ
đều nằm khuất phía sau vật chụp. Tại vị trí này, cái gì nằm trong “khoảng
nhìn” của ống kính đều được chiếu sáng gần như nhau. Với cách bố trí đèn
như vậy thì chủ đề xuất hiện trong bức ảnh sẽ rất rõ về hình dạng, bù lại thì
chi tiết, cấu trúc bề mặt vật chụp không bật lên được, bức ảnh bẹt (flat),
không nổi khối, nhất là nguồn sáng là nguồn sáng dịu. Cách bố trí ánh sáng
này chỉ phù hợp với hình nghiên cứu, khoa học, hình chụp lại (copy) các
văn bản giấy tờ, hình ảnh không phản sáng. Nói thế không có nghĩa cách
bố trí đèn này không phù hợp trong chụp chân dung thời trang.
Trong ảnh chân dung và thời trang thì cách bố trí này đa số dùng để làm
đèn phụ (fill light) để xóa bớt các bóng do các nguồn sáng chính tạo nên.
Nếu nguồn sáng là nguồn sáng dịu/tán thì việc nâng cao vị trí đèn về phía

17


trên ống kính sẽ cho bạn một kiểu ánh sáng chân dung, thời trang rất đẹp.
Nếu bạn xem báo thời trang nước ngoài thì đa số hình bìa hay các hình
người mẫu chính được chụp với nguồn sáng chính tại vị trí này. Đơn giản
vì hình sẽ có bố cục ánh sáng đều, ưa nhìn, các khiếm khuyết về da và
gương mặt ít lộ rõ nhất. Trong thực tế sử dụng thì phải bố trí các nguồn
sáng

phụ

khác

để

xóa

bóng

phía

sau

chủ

đề.

Ngược, nguồn sáng đặt phía sau chủ đề và hướng thẳng về phía ống kính.
Với vị trí bố trí này thường thì toàn bộ phần biên của chủ đề sẽ nổi rõ, phía

trước chủ đề tối đen. Cách bố trí này nhằm tạo đường ven cho chủ đề, hay
dùng để tách chủ đề ra khỏi phông. Nếu bố trí cao thì có thể coi như đèn
tóc (hair light), chếch sang hai bên thì để tạo ven hay kicker (thứ lỗi cho tôi
không bíết gọi bằng gì trong tiếng Việt). Bố trí thì dễ nhưng khai thác và
làm chủ loại ánh sáng này thì khó do rất dễ bị lóa sáng (flare) hay bức ảnh
nhìn giả tạo, chát. Tuy nhiên nếu làm chủ được loại ánh sáng này thì ảnh sẽ
rất dễ đẹp. Ở Việt Nam thì hay được dùng trong chụp ảnh nude, nhiều bức
đẹp



cùng!

Trên xuống, nguồn sáng nằm trực diện phía trên đỉnh đầu vật chụp. Cách
bố trí này ít được dùng trong ảnh chân dung nó tạo nên các khoảng tối thui
phía dưới hốc mắt, dưới mũi, và dưới cằm, có thể là vài chỗ nữa (tùy theo
trang phục của người mẫu , nhất là khi nguồn sáng nhỏ và xa chủ đề. Nếu
đặt hơi chếch về phía sau thì có vai trò làm đèn tóc. Trong chụp hình sản
phẩm thì cách bố trí này cũng hay được dùng nhưng thường là hơi chếch về
phía

trước

chủ

đề



nguồn


sáng

thường

to,

tán/dịu,

gần.

Dưới lên, nguồn sáng được chiếu trực tiếp từ dưới lên. Cách bố trí đèn như
18


thế này rất ít dùng trong ảnh chân dung, nó làm cho người xem khó chấp
nhận, do đi ngược lại trong tự nhiên. Trong tự nhiên ít khi nào bạn gặp thứ
ánh sáng này. Trong phim thì nhiều hơn, và đa số là trong các phim ma,
kinh dị. Trong chụp ảnh sản phẩm thì loại ánh sáng này có chỗ đứng nhất
định, nó được dùng để xóa bóng, soi sáng vật chụp, tuy nhiên phải cẩn
thận,

do

như

đã

nói


dễ

cho

ảnh

không

thật,

giả

tạo.

Xiên, đây là loại cho hiệu quả dễ đẹp nhất, an toàn nhất trong tất cả các
loại. Vị trí của đèn nằm ngoài các vị trí đặc biệt nêu trên và ngang hay quá
lắm



hơi

sau

chủ

đề

một




thôi.

Trong thực tế, con mắt và thần kinh của chúng ta quen nhất với loại ánh
sáng này. Nó làm cho việc phân biệt bề mặt chi tiết đối tượng, hình khối
của đối tượng dễ dàng nhất. Nếu không phải nhằm tạo hiệu ứng gì quan
trọng, cầu kỳ hay thậm chí cải lương thì tôi thích sử dụng loại ánh sáng này
nhất. Nhiều khi chúng ta cứ tự làm khó mình khi bắt ép chính chúng ta phải
tạo ra các bức ảnh với hiệu ứng đặc biệt, sử dụng quá nhiều nguồn sáng
khác nhau cùng một lúc. Đặc biệt thì đôi khi đặc biệt thật, nhưng đẹp, ưa
nhìn hay không thì lại là chuyện khác. Loại hướng sáng như thế này đã
được các bậc thầy về hội họa sử dụng hàng thế kỷ trước khi có phát minh
ra máy chụp ảnh và các bức họa của họ thì tới bây giờ hậu thế cũng phải
thán

phục.

Do nằm chếch về một phía so với trục máy ảnh-chủ đề nên các bóng đổ do
nguồn sáng ở các hướng này luôn được tạo ra. Chính sự xuất hiện của các
bóng này mà ta biết được hướng của nguồn sáng, hình khối của vật chụp,
chi tiết, cấu trúc bề mặt vật chụp. Vấn đề còn lại là đặt ở đâu là đẹp nhất
19


theo quan điểm của người chụp là điều đáng để quan tâm. Trong chụp ảnh
chân dung, thường thì nguồn sáng này được đặt chếch một hướng 45 độ so
với trục máy ảnh-người mẫu và hơi cao lên phía trên người mẫu và máy
ảnh.
Trong chụp ảnh chân dung việc đặt nguồn sáng xê xích, qua lại, lên xuống

đôi ba tấc không quan trọng nhưng trong chụp ảnh quảng cáo, thực phẩm,
và các sản phẩm nhỏ, việc xê dịch nguồn sáng vài phân thôi cũng có thể
làm nên bức ảnh đạt nhưng cũng có thể phá hỏng một bức ảnh đúng ra rất
đẹp.
Sau đây là một số bức ảnh có ánh sáng và hướng chiếu sáng đẹp:

20


Cánh

diều

tuổi

thơ

Cháu Đậu Thị Tú Vân ( 13 tuổi, phường Hưng Dũng-Thành Phố
Vinh-Nghệ An) đang chơi thả diều trên bãi biển Cửa Lò chiều ngày
18/11/2011.

21


Hai anh em: ( Nguyễn Tuấn Anh, 14 tuổi và em trai Nguyễn Hoàng Anh,
12 tuổi, xã Vân Diên-Nam Đàn-Nghệ An) đang chơi thả diều trong một
chiều hoang hôn tại đồi Hồng Lĩnh ngày 29/11/2011.

22



Đôi bạn trẻ đang ngồi tâm sự trong một buổi chiều hoàng hôn ngày
27/11/2011 tại đồi Nghĩa Đô.

Chương 3: Nhận xét về thực tiễn việc sử dụng ảnh trên báo chí Việt
Nam và gải pháp để chất liệu ảnh trên báo chí tốt hơn.
23


I. Thực tiễn sử dụng ảnh trên báo chí Việt Nam.
Hãy lật giở những số báo ra hàng ngày, thử xem có bao nhiêu tấm ảnh
được đăng tải? Báo Thanh niên ngày 23/11/2008 chẳng hạn, có 50 ảnh, một
ngày sau đó, ngày 24/11/2008 cũng 50 ảnh, Báo Tiền phong ngày
23/11/2007 sử dụng 50 ảnh, báo Hà Nội Mới thứ bảy 22/11/2008 27 ảnh,
báo Lao động thứ bảy 22/11/2008 23 ảnh. Đấy mới chỉ ở sự lật giở 6 trong
hàng trăm tờ báo. Có thể nói điều này, báo Việt Nam hôm nay, nếu không
dùng ảnh, có ảnh thì hẳn là gương mặt của báo chí Việt Nam sẽ không thể
nhận ra.
Các tạp chí chuyên san cuối tuần, cuối tháng, các phụ trương, các kỳ
2.v.v... đến các ảnh có trên màn ảnh truyền hình và các hình thức truyền
thông khác đều thấy nếu không có ảnh thì hẳn tờ báo, tạp chí sẽ có ít đi bạn
đọc. Còn các báo như Báo Ảnh Việt Nam, Tạp chí Đẹp, Thời trang, Thế
giới Đẹp nếu không có ảnh thì sẽ phải đóng cửa. Còn trên mạng, xu hướng
đọc nhanh, xem nhanh thì ảnh lại là hình thức thông tin thị giác quan trọng
hàng đầu.
Ở Việt Nam hôm nay, mỗi năm có bao nhiêu cuộc thi và tuyển chọn ảnh?
Chỉ từ Hội NSNAVN không thôi, nếu kể cả sự phối hợp với các tỉnh, các
ngành thì chí ít cũng có 50 cuộc thi, để có treo 100 ảnh hoặc 50 ảnh ở triển
lãm, phải có gấp 10 hoặc 20 lần số lượng ảnh gửi để dự tuyển. Triển lãm
thường vào dịp kỷ niệm của đất nước, Đảng, ngày lễ hội, hoặc như, dù có

được phát động do một hội nghệ thuật chuyên ngành đi nữa thì tính tài liệu
và yêu cầu tuyên truyền cổ vũ nhân dân vẫn là chủ đề chính. Các triển lãm
thể nghiệm, thuần túy kỹ thuật, đi vào những đề tài nhỏ hiếm và tìm kiếm
những phương pháp sáng tác.v.v... hầu như chưa có ở Việt Nam.
Có bao nhiêu ảnh đẹp về “đất nước và con người Việt Nam” được gửi ra
nước ngoài? Qua thi báo chí và nghệ thuật, qua hệ thống mạng dễ dàng tìm
24


kiếm, qua các cơ quan ngoại giao, các kênh truyền hình? Không thể kể hết
được.
Rõ ràng là việc tạo ra bức ảnh và việc đăng tải, sử dụng các ảnh như vậy đã
làm cho bao nhiêu người đã nghe về Việt Nam nay đã thấy về Việt Nam,
đã làm cho báo chí bớt buồn tẻ hơn, được chú ý hơn trong nhịp sống yêu
cầu có tốc độ, ít thời giờ để đọc, ngại đọc như bây giờ. Việc dùng ảnh đã
thúc đẩy đầu ra của việc đào tạo nghề ảnh, đã khiến cho các nhà báo, biên
tập viên, phóng viên, cộng tác viên năng động hơn, có chỗ dựa hơn. 1000
chữ có lúc ít thuyết phục hơn là một tấm ảnh. Chính các bạn làm báo viết
trẻ đã cầm máy ảnh số nho nhỏ biết rõ điều này. Họ còn quá yếu để viết
cho đủ, cho chính xác cái mà họ nhìn thấy, đủ cho các nhà báo cao tuổi mắt
kém nhìn thấy sự kiện mà không còn sức gặp gỡ, hiểu để viết chi tiết cái
mà họ phát hiện ra. Máy ảnh đã giúp cho nhiều nhà báo hành nghề, tạo thu
nhập cho ai cầm máy yêu đời, thấy cần phải ca ngợi, phê phán, nhận
xét.v.v... bộc lộ thái độ dễ dàng hơn. Có nhiều loại báo và tạp chí và sự
cạnh tranh, dành sự có mặt trên các sạp báo xuất hiện. Bán báo theo địa chỉ
nhưng còn cần phải có số bán cho khách qua đường dừng lại mua hay trên
tàu xe. Lúc này sự hấp dẫn, cách trình bày và trọng điểm của khuôn mặt
trang nhất, bìa báo ở cả bìa 1 và bìa 4 trở nên hết sức quan trọng. Khó mà
khoe rằng trong số ra hôm nay có bài hay tin hay như bài ấy nằm trong
trang một và im lìm trên các sạp báo. Bìa hay do có ảnh là tấm thẻ, là cái

cửa mở ra cho bạn đọc đi vào bên trong các tờ báo.
Nghề làm báo ở cả thế giới này đã đủ khôn ngoan để chọn ảnh dùng ảnh
như một phương tiện tác động tới bạn đọc. Nghề làm ảnh báo ra đời, số đầu
báo càng nhiều, số trang càng nhiều thì số người làm nghề ảnh báo càng
nhiều, họ cần được đào tạo kỹ hơn, lâu hơn, sắc sảo hơn.
25


×