Tải bản đầy đủ (.pdf) (421 trang)

ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CÔNG CHÚNG CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.74 MB, 421 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH
[\

BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP BỘ NĂM 2011
MÃ SỐ: B.11-22

ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG
ĐỐI NGOẠI CÔNG CHÚNG CỦA VIỆT NAM
TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Cơ quan chủ trì: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Chủ nhiệm đề tài: PGS, TS. Phạm Minh Sơn

9115
HÀ NỘI – 2011


DANH SÁCH CỘNG TÁC VIÊN

1

PGS, TS. Phạm Minh Sơn

2

PGS, TS. Lưu Văn An

3



PGS,TS. Nguyễn Hoàng Giáp

4

GS,TS. Dương Xuân Ngọc

5

PGS,TS. Nguyễn Thị Quế

Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Chủ nhiệm đề tài
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Học viện Chính trị - Hành chính
Quốc gia Hồ Chí Minh
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Học viện Chính trị - Hành chính
Quốc gia Hồ Chí Minh

2


MỤC LỤC

Mở đầu

5

Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động đối ngoại

công chúng trong thời kỳ hội nhập quốc tế

24

1.1. Quan niệm về đối ngoại công chúng

24

1.2. Vai trò của hoạt động đối ngoại công chúng

28

1.3. Hội nhập quốc tế của Việt Nam và những thời cơ, thách
thức, yêu cầu đối với hoạt động đối ngoại công chúng
1.4. Đối ngoại công chúng trong đường lối, chính sách đối ngoại
đổi mới của Đảng và Nhà nước ta
1.5. Kinh nghiệm hoạt động đối ngoại công chúng của một số
nước trên thế giới
Chương 2. Thực trạng hoạt động đối ngoại công chúng của Việt
Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế

35
54
64
97

2.1. Hoạt động đối ngoại công chúng của Đảng và Nhà nước

97


2.2. Hoạt động đối ngoại công chúng của các tổ chức nhân dân

117

2.3. Một số vấn đề đang đặt ra và bài học kinh nghiệm trong hoạt
động đối ngoại công chúng

149

Chương 3. Một số giải pháp cơ bản và khuyến nghị nhằm đẩy
mạnh hoạt động đối ngoại công chúng của Việt Nam trong thời kỳ

153

hội nhập quốc tế
3.1. Một số giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh hoạt động đối
ngoại công chúng của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế
3.2. Một số khuyến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động đối ngoại
chúng của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế

153
171

Kết luận

179

Tài liệu tham khảo

183


3


DANH MỤC CÁC TỪ VIÊT TẮT

ASEAN
ASEM
CHDCND

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Diễn đàn hợp tác Á - Âu
Cộng hòa dân chủ nhân dân

CNH

Công nghiệp hóa

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

HĐH

Hiện đại hóa

NVNONN

Người Việt Nam ở nước ngoài


TCPCPNN

Tổ chức phi chính phủ nước ngoài

TTĐN

Thông tin đối ngoại

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

4


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Đối ngoại công chúng là việc quan hệ với các thành phần phi chính phủ
(công chúng) nước ngoài để thực hiện chính sách đối ngoại của đất nước. Ở
Việt Nam, đối ngoại công chúng là một bộ phận của công tác đối ngoại, thực
chất là việc vận động công chúng nước ngoài đồng tình, ủng hộ sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đối ngoại công chúng bao gồm cả ba kênh đối ngoại chủ yếu của Việt
Nam hiện nay là ngoại giao Nhà nước, đối ngoại Đảng và đối ngoại nhân
dân. Đối ngoại công chúng mang tính đại chúng, rộng rãi, không bị gò bó vào
các lễ nghi, quy định chặt chẽ. Do vậy, đối ngoại công chúng vừa có tiếng nói
chính thức vừa không chính thức, có thể tiến hành mềm dẻo, linh hoạt và
trong nhiều trường hợp đạt hiệu quả nhanh hơn, tốt hơn so với các hình thức
đối ngoại chính thức.

Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại công chúng nhằm giữ vững môi trường
hòa bình, mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác, tạo điều kiện quốc tế thuận
lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời góp phần tích cực
vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc,
dân chủ và tiến bộ xã hội. Trong quá trình cách mạng Việt Nam, đặc biệt là từ
khi đất nước ta tiến hành công cuộc đổi mới, chủ động và tích cực hội nhập
quốc tế, hoạt động đối ngoại công chúng giữ một vị trí, vai trò quan trọng
không thể thiếu trên mặt trận ngoại giao Việt Nam, góp phần không nhỏ vào
việc thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà
nước ta.
Với chủ trương “mở rộng sự hợp tác và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế”1
được Đại hội lần thứ VI (1986) của Đảng đề ra, Việt Nam đã chủ động và tích
1

Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), “Báo cáo chính trị của Ban chấp hành trung ương
Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng”, Văn
kiện Đảng toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, Tập 47

5


cực hội nhập quốc tế. Nhờ thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại “độc lập,
tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ,
chủ động và tích cực hội nhập quốc tế”2, sau hơn 25 năm đổi mới, Việt Nam
đã đạt được những thành tựu quan trọng trong quan hệ đối ngoại. Từ chỗ bị cô
lập về chính trị, bị bao vây, cấm vận về kinh tế, đến nay Việt Nam đã có quan
hệ ngoại giao với 179 nước, quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư với hơn
220 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Việt Nam hiện là thành viên của hơn
60 tổ chức quốc tế và khu vực. Lần đầu tiên trong lịch sử, nước ta có quan hệ
với tất cả các nước, các trung tâm chính trị - kinh tế lớn trên thế giới. Đảng ta

có quan hệ ở các mức độ khác nhau với trên 220 chính đảng ở các nước trên
khắp các châu lục của thế giới. Các đoàn thể và tổ chức nhân dân ta có quan
hệ với hàng trăm tổ chức nhân dân, tổ chức phi chính phủ quốc gia và quốc tế.
Những thành tựu đó, một mặt, đã góp phần khẳng định tính đúng đắn của tư
duy đối ngoại đổi mới, đường lối đối ngoại nhất quán của Đảng ta, mặt khác,
thể hiện sự hội nhập nhanh chóng, sâu sắc của Việt Nam vào đời sống quốc
tế.
Đến nay, việc mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động và tích cực hội
nhập quốc tế đã trở thành yêu cầu nội sinh, bức thiết của đất nước ta, của quá
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế thị trường theo định
hướng xã hội chủ nghĩa. Việt Nam đã thực sự trở thành bạn, đối tác tin cậy
của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác
quốc tế và khu vực. Quan hệ đối ngoại đã có bước phát triển mới. Hoạt động
đối ngoại của Đảng, Nhà nước và nhân dân phát triển mạnh, góp phần giữ
vững môi trường hoà bình, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao uy tín của Việt
Nam trong khu vực và trên thế giới. Để đạt được những thành công đó, Đảng
và Nhà nước ta đã không ngừng đẩy mạnh hoạt động đối ngoại công chúng.

2

Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.236

6


Đối ngoại công chúng tạo điều kiện cho thế giới hiểu Việt Nam, hiểu về
mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”3 của
Việt Nam, trên cơ sở đó hợp tác nhiều hơn với chúng ta. Đối ngoại công
chúng giúp xây dựng hình ảnh Việt Nam hoà bình, ổn định, hợp tác và phát

triển, đồng thời đang góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân
dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Đối ngoại
công chúng cũng giúp cho nhân dân Việt Nam đón nhận những thành tựu
khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm tổ chức quản lý, sản xuất cùng những tinh hoa
văn hoá của các dân tộc trên thế giới. Do đó để hội nhập quốc tế ngày càng
trở nên sâu rộng, cần phải tích cực đẩy mạnh hoạt động đối ngoại công chúng
hơn nữa.
Tuy nhiên, hoạt động đối ngoại công chúng thời gian qua cũng bộc lộ
nhiều tồn tại, yếu kém, khuyết điểm cần nhanh chóng khắc phục để đáp ứng
kịp thời những yêu cầu và nhiệm vụ ngày càng cao, ngày càng khó khăn của
quá trình hội nhập quốc tế, của sự nghiệp đổi mới đất nước. Để thực hiện điều
này được nhanh chóng và có hiệu quả cao, cần có những công trình nghiên
cứu các khía cạnh khác nhau của hoạt động đối ngoại công chúng, tạo cơ sở
khoa học cho những hoạt động thực tiễn, tránh việc hoạt động một cách cảm
tính, dựa chủ yếu vào kinh nghiệm và thiếu những chiến lược hoạt động dài
hạn.
Cùng với việc đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại công chúng, một
trong những nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước quan tâm và ưu tiên thực hiện
là đào tạo, nâng cao năng lực nguồn nhân lực làm công tác đối ngoại nói
chung và đối ngoại công chúng nói riêng. Nghị quyết Đại hội XI của Đảng
nhấn mạnh cần “chăm lo đào tạo, rèn luyện đội ngũ cán bộ làm công tác đối
ngoại; thường xuyên bồi dưỡng kiến thức đối ngoại cho cán bộ chủ chốt các
cấp”4. Hiện nay, cán bộ chuyên trách đối ngoại công chúng ở các cơ quan, tổ
3

Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.266
4
Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI,
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.237


7


chức, địa phương còn rất ít, ở nhiều nơi còn chưa có. Các cán bộ này đa phần
mới chỉ được tập huấn qua các lớp bồi dưỡng kỹ năng đối ngoại công chúng
ngắn hạn, chưa được đào tạo chính quy, do vậy năng lực còn nhiều hạn chế.
Cùng với việc đào tạo chuyên ngành Thông tin đối ngoại, từ năm học
2010-2011, Khoa Quan hệ quốc tế, Học viện Báo chí và Tuyên truyền bắt đầu
đào tạo chuyên ngành mới – Quan hệ quốc tế. Việc tiến hành các nghiên cứu
khoa học để nhanh chóng tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, rút ra các bài học để
hoàn thiện và đẩy mạnh hoạt động đối ngoại công chúng của Việt Nam trong
thời kỳ hội nhập quốc tế, bên cạnh ý nghĩa thực tiễn, còn có ý nghĩa giáo dục
- đào tạo, bồi dưỡng to lớn. Các kết quả thu được sau mỗi nghiên cứu sẽ làm
tài liệu phục vụ quá trình đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động đối ngoại
công chúng của đất nước.
Hiện nay, Khoa quan hệ quốc tế, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
đang tổ chức biên soạn bài giảng, tài liệu tham khảo và xây dựng giáo trình
cho các học phần chuyên ngành Quan hệ quốc tế. Việc thực hiện những
nghiên cứu về đối ngoại nói chung và đối ngoại công chúng nói riêng đang
được chú ý, quan tâm. Đặc biệt là khi nhiều học phần trong chương trình trực
tiếp liên quan đến chủ đề của nghiên cứu như: “Đối ngoại nhân nhân”, “Các
tổ chức quốc tế”, “Các phong trào chính trị xã hội quốc tế”, “Chính sách đối
ngoại Việt Nam”, “Đại cương thông tin đối ngoại”, “Giao tiếp trong hoạt
động đối ngoại”, “Xử lý tình huống đối ngoại”.
Ngoài ra, dưới góc độ học thuật, cho đến nay ở Việt Nam, khái niệm
“đối ngoại công chúng” còn khá mới mẻ và có nhiều cách hiểu khác nhau.
Cách hiểu gần nhất và phổ biến nhất là đồng nhất khái niệm này với khái
niệm “đối ngoại nhân dân” hay “ngoại giao nhân dân” (People to People
Diplomacy). Do vậy việc làm rõ khái niệm “đối ngoại công chúng”, phân biệt

với các khái niệm gần nó là việc làm rất cần thiết hiện nay.
Bên cạnh đó, hiện nay hoạt động đối ngoại công chúng đang được
nhiều quốc gia, đặc biệt là những quốc gia muốn tăng cường sức mạnh, ảnh
hưởng và hình ảnh của mình ra bên ngoài, quan tâm. Nghiên cứu này cũng sẽ
8


cố gắng tìm hiểu, phân tích kinh nghiệm đẩy mạnh hoạt động đối ngoại công
chúng trong bối cảnh toàn cầu hoá của các nước trên thế giới. Thực hiện được
điều này, một mặt sẽ giúp Việt Nam rút ngắn quá trình tìm tòi, thử nghiệm và
đề ra những chính sách hợp lý, phù hợp với xu hướng phát triển của đất nước
và quốc tế. Mặt khác, giúp chúng ta chủ động, tích cực hơn trong quá trình
hội nhập quốc tế và khu vực.
Những điều nêu trên đã minh chứng cho tính cấp thiết của việc lựa
chọn đề tài nghiên cứu “Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại công chúng của Việt
Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế”.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1. Các nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài
Hoạt động đối ngoại công chúng của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
quốc tế là một hướng nghiên cứu rất mới ở Việt Nam. Liên quan trực tiếp đến
chủ đề rộng lớn này là các nghiên cứu về hội nhập quốc tế và đối ngoại công
chúng.
2.1.1.Các nghiên cứu về hội nhập quốc tế của Việt Nam
Kể từ khi đất nước ta thực hiện chính sách đối ngoại đổi mới, mở rộng
quan hệ đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập, chủ đề về hội nhập quốc tế
của Việt Nam đã thu hút được sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu. Điều này
được biểu hiện một số lượng tương đối lớn sách, công trình nghiên cứu của
các nhà khoa học, các chính khách của Việt Nam. Hội nhập quốc tế của Việt
Nam được nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau và trong nhiều lĩnh vực
khác nhau.

Nhiều công trình nghiên cứu tác động của toàn cầu hoá đến các quốc
gia, dân tộc và phân tích sự cần thiết của hội nhập khu vực, quốc tế trong thời
đại toàn cầu hoá hiện nay. Trong số đó tiêu biểu là cuốn sách của Trần Trọng
Toàn, Đinh Nguyên Khiêm (1999) “Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế của
Việt Nam”5. Trong cuốn sách, các tác giả đã nêu lên những ưu thế, thời cơ và
5

Trần Trọng Toàn, Đinh Nguyên Khiêm (1999), Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế
của Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội

9


thách thức trong quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế, kinh nghiệm hội
nhập kinh tế của các nước đang phát triển. Trên cơ sở đó nêu lên các vấn đề
xuất hiện trong tiến trình hội nhập của Việt Nam, đặt biệt là những vấn đề
kinh tế, về liên kết kinh tế và đề xuất những giải pháp giải quyết. Cuốn sách
cũng đề cập đến vấn đề thông tin kinh tế đối ngoại còn nhiều hạn chế đã ảnh
hưởng không nhỏ đến những thành công trong quá trình hội nhập.
Hai công trình của các nhà nghiên cứu Học viện Chính trị Quốc gia Hồ
Chí Minh: “Toàn cầu hoá - phương pháp luận và phương pháp tiếp cận
nghiên cứu” của Nguyễn Đức Bình, Lê Hữu Nghĩa, Trần Xuân Sầm (2001)6
và “Xu thế toàn cầu hóa trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI” của Lê Hữu
Nghĩa, Trần Khắc Việt và Lê Ngọc Tòng (2007)7, đã cung cấp đầy đủ phương
pháp luận và phương pháp tiếp cận nghiên cứu về toàn cầu hoá và sự tác động
của nó đối với các mặt chính trị, văn hoá, xã hội. Các tác giả đã chỉ ra sự phức
tạp, nhiều mặt của toàn cầu hóa. Đó là kết quả tác động tổng hợp của nhiều
nhân tố. Trong thế giới toàn cầu hoá, nền kinh tế các nước ngày càng hội nhập
và phụ thuộc chặt chẽ với nhau, do vậy, mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế
đã trở thành xu thế khách quan. Ngoài ra, các tác giả cũng phân tích những

thách thức và thời cơ đối với sự phát triển của Việt Nam trong xu thế toàn cầu
hóa hai thập niên đầu thế kỷ XXI và đề ra những phương hướng có tính
nguyên tắc để Việt Nam chủ động hội nhập kinh tế quốc tế thành công. Mặc
dù không trở thành một phần nghiên cứu riêng biệt nhưng trong các công
trình nghiên cứu này, các tác giả cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của các
luồng thông tin trong xã hội hiện đại – luồng thông tin từ trong nước ra bên
ngoài và luồng thông tin quốc tế vào trong nước.
Bên cạnh đó, những nghiên cứu của Vũ Dương Ninh (2003) “Toàn cầu
hoá và tác động đối với sự hội nhập của Việt Nam”8, của Nguyễn Vân Nam
6

Nguyễn Đức Bình, Lê Hữu Nghĩa, Trần Xuân Sầm (2001), Toàn cầu hoá - phương
pháp luận và phương pháp tiếp cận nghiên cứu, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội
7
Lê Hữu Nghĩa, Trần Khắc Việt và Lê Ngọc Tòng (2007), Xu thế toàn cầu hóa trong
hai thập niên đầu thế kỷ XXI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
8
Vũ Dương Ninh (2003), Toàn cầu hoá và tác động đối với sự hội nhập của Việt
Nam, NXB Thế giới, Hà Nội

10


(2006) “Toàn cầu hoá và sự tồn vong của nhà nước”9, cũng phân tích những
tác động cơ bản nhất của toàn cầu hóa đến chính sách ngoại giao, kinh tế, xã
hội, giáo dục, hội nhập quốc tế của các nước và Việt Nam. Đồng thời đề xuất
các giải pháp cụ thể giúp các nước thích nghi nhanh chóng với quá trình toàn
cầu hóa.
Một số công trình nghiên cứu khác tìm hiểu quá trình hội nhập của Việt
Nam vào đời sống quốc tế và khu vực, đưa ra và phân tích những sự kiện,

những mốc thời gian đáng nhớ của quá trình này. Đáng chú ý là nghiên cứu
“Tiến trình hội nhập Việt Nam-ASEAN” của Đinh Xuân Lý (2001)10, “Việt
Nam trong tiến trình thống nhất đất nước, đổi mới và hội nhập” của Phạm
Văn Hằng và nhóm tác giả (2005)11. Dưới cách phân tích tiến trình lịch sử,
các cuốn sách này đã cung cấp những kiến thức tương đối hệ thống các sự
kiện lịch sử trong quan hệ quốc tế, đổi mới và hội nhập quốc tế, khu vực của
Việt Nam.
Ngoài ra, trong số các phân tích về hội nhập quốc tế của Việt Nam, có
một số công trình có giá trị của các chính trị gia, các nhà hoạt động kinh tế
thực tiễn. Đặc biệt trong số này là cuốn sách của nguyên Thủ tướng Việt Nam
Phan Văn Khải (2006) “Đổi mới sâu rộng, phát triển đất nước nhanh và bền
vững, tiến cùng thời đại”12. Cuốn sách đã phân tích, đánh giá tình hình đất
nước, khẳng định những thành tựu và vạch rõ những mặt yếu kém, đề ra
phương phương hướng giải quyết những vấn đề của quá trình hội nhập quốc
tế ở Việt Nam. Tác giả khẳng định, để đi đến thành công, Việt Nam cần tăng
cường đại đoàn kết dân tộc, nâng cao chất lượng hệ thống chính trị, mở rộng
quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

9

Nguyễn Vân Nam (2006), Toàn cầu hoá và sự tồn vong của nhà nước, NXB Trẻ,
Tp.Hồ Chí Minh
10
Đinh Xuân Lý (2001), Tiến trình hội nhập Việt Nam – ASEAN, NXB Đại học
Quốc gia, Hà Nội
11
Phạm Văn Hằng, Lê Mậu Hãn, Vũ Dương Ninh (2005), Việt Nam trong tiến trình
thống nhất đất nước, đổi mới và hội nhập, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội
12
Phan Văn Khải (2006), Đổi mới sâu rộng, phát triển đất nước nhanh và bền vững,

tiến cùng thời đại, T.2, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội

11


Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã phân tích sâu sắc quá
trình hội nhập quốc tế của Việt Nam, chỉ ra những khó khăn và thuận lợi, thời
cơ và thách thức. Đây sẽ là những nguồn tư liệu quý báu khi thực hiện đề tài.
Tuy nhiên, đa số các công trình nghiên cứu đều tập trung phân tích hội nhập
quốc tế trong lĩnh vực kinh tế hoặc được nhìn nhận dưới góc độ phát triển
kinh tế.
Về hội nhập quốc tế trong các lĩnh vực khác như an ninh, quốc phòng
và văn hoá cũng có một số nghiên cứu có giá trị. Tiêu biểu là nghiên cứu
“Hội nhập kinh tế với vấn đề giữ gìn an ninh quốc gia ở Việt Nam” của
Nguyễn Quốc Nhật và Nguyễn Văn Ngừng (2001)13. Trên cơ sở phân tích
mối quan hệ kinh tế quốc tế hiện đại, các tác giả đã chỉ ra những xu thế chính
trị của thế giới, ảnh hưởng của nó trên phạm vi toàn cầu cũng như ở Việt Nam
và đề ra những giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế đối ngoại, gắn liền với
đảm bảo an ninh quốc gia.
Trong hướng nghiên cứu này còn có nhiều công trình tiêu biểu như
“Hội nhập quốc tế và giữ gìn bản sắc” (1995)14, “Văn hóa phương Đông truyền thống và hội nhập” của Mai Ngọc Chừ và nhóm tác giả (2006)15, “Văn
hoá thời hội nhập” của Trần Kiêm Đoàn, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Văn Ngọc
(2006)16. Các tác giả đã phân tích một số vấn đề lí luận và thực tiễn của văn
hoá Việt Nam trong công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế và khu vực, vấn đề
hội nhập văn hoá truyền thống và hiện đại của các nước phương Đông và Việt
Nam, vai trò và động lực của văn hóa nghệ thuật trong phát triển kinh tế, xã
hội của nước ta và làm thế nào để giữ gìn, phát huy được bản sắc văn hóa dân
tộc trong quá trình hội nhập hiện nay.

13


Nguyễn Quốc Nhật, Nguyễn Văn Ngừng (2001), Hội nhập kinh tế với vấn đề giữ
gìn an ninh quốc gia ở Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội
14
Hội nhập quốc tế và giữ gìn bản sắc (1995), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
15
Mai Ngọc Chừ, Nguyễn Quốc Anh, Đỗ Đức Định (2006), Văn hóa phương Đông truyền thống và hội nhập, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội
16
Trần Kiêm Đoàn, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Văn Ngọc (2006), Văn hoá thời hội
nhập, NXB Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh

12


Các nghiên cứu này đã cung cấp thêm một khía cạnh khác của quá trình
hội nhập của Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có công trình nghiên
cứu nào đề cập trực tiếp về các vấn đề liên quan đến hoạt động đối ngoại công
chúng của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế, gắn sự thành công của
hội nhập quốc tế với việc đẩy mạnh hoạt động đối ngoại công chúng.
2.1.2. Các nghiên cứu về đối ngoại công chúng của Việt Nam
Đối ngoại công chúng là một lĩnh vực đối ngoại quan trọng, có vai trò
tích cực trong quá trình hội nhập quốc tế, tuy nhiên còn mới mẻ với nhiều
người và chưa nhận được sự đầu tư thích đáng, đúng mức của giới nghiên cứu
khoa học.
Hoạt động đối ngoại công chúng thường được đề cập, phân tích trong
những nghiên cứu về đường lối, chính sách và công tác đối ngoại chung của
Việt Nam. Trong số đó, trước hết phải nói đến công trình nghiên cứu của tập
thể nhiều tác giả (2002) “Ngoại giao Việt Nam 1945-2000”17. Cuốn sách đã
phân tích hoạt động ngoại giao của Việt Nam trong hơn nửa thể kỷ qua, trong
đó đề cập đến có nhiều hoạt động đối ngoại công chúng của Việt Nam. Cuốn

“Đối ngoại Việt Nam thời kỳ đổi mới”18 (2005) của Ban Tư tưởng – Văn hóa
Trung ương cũng dành phần đáng kể để phân tích về hoạt động đối ngoại
công chúng Việt Nam trong những năm qua. Cuốn “Quá trình triển khai thực
hiện chính sách đối ngoại của đại hội IX Đảng Cộng Sản Việt Nam”19 (2005)
do Trình Mưu, Nguyễn Thế Lực và Nguyễn Hoàng Giáp đồng chủ biên đã có
những phân tích cụ thể, sâu sắc về chính sách, chủ trương, đường lối của
Đảng và Nhà nước ta về đối ngoại nói chung và đối ngoại công chúng nói
riêng. Đặc biện cuốn “Đối ngoại Việt Nam – Truyền thống và hiện đại”20
17

Nhiều tác giả (2002), Ngoại giao Việt Nam 1945-2000, NXB Chính trị Quốc gia,
Hà Nội
18
Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương, Vụ Tuyên truyền và Hợp tác quốc tế (2005),
Đối ngoại Việt Nam thời kỳ đổi mới, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội
19
Trình Mưu, Nguyễn Thế Lực và Nguyễn Hoàng Giáp (đồng chủ biên) (2005), Quá
trình triển khai thực hiện chính sách đối ngoại của đại hội IX Đảng Cộng Sản Việt
Nam, NXB Lý luận - Chính trị, Hà Nội
20
Nguyễn Mạnh Hùng, Phạm Minh Sơn (đồng chủ biên) (2008), Đối ngoại Việt
Nam – Truyền thống và hiện đại, NXB Lý luận - Chính trị, Hà Nội

13


(2008) do Nguyễn Mạnh Hùng và Phạm Minh Sơn đồng chủ biên đã xác định
rõ vai trò, vị trí và những đóng góp tích cực của đối ngoại công chúng trong
cách mạng Việt Nam.
Những công trình nghiên cứu trên đã giúp xác định rõ vị trí, vai trò,

nhiệm vụ của đối ngoại công chúng, đồng thời cũng làm rõ những chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước ta về lĩnh vực hoạt động quan trọng này.
Liên quan trực tiếp đến hoạt động đối ngoại công chúng, đã có một số
công trình nghiên cứu về lĩnh vực này. Tiêu biểu là hai cuốn sách của Liên
hiệp các tổ chức Hữu nghị Việt Nam: “Hoạt động đối ngoại nhân dân Việt
Nam”21 (2003) và “Việt Nam và những tấm lòng bè bạn”22 (2006). Cuốn sách
đã phân tích tương đối chi tiết về quá trình phát triển và những hoạt động tiêu
biểu của đối ngoại nhân dân Việt Nam. Tuy nhiên, hướng tiếp cận của các tác
giả vẫn chỉ dừng lại ở việc phân tích hoạt động của các tổ chức hữu nghị và
một số tổ chức quần chúng nhân dân. Ngoài ra còn có một số cuốn sách liên
quan đến mảng hoạt động với các tổ chức quốc tế và tổ chức phi chính phủ
như “Tổ chức và hoạt động phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam”23 (1995),
“Các tổ chức quốc tế và Việt Nam”24 (2005) của Bộ Ngoại giao Việt Nam.
Một mảng nghiên cứu có chủ đề rất gần với đối ngoại công chúng là
thông tin đối ngoại. Viết về lĩnh vực công tác quan trọng này có cuốn sách:
“Truyền thông đại chúng trong công tác TTĐN của Việt Nam hiện nay”
(2009) do Phạm Minh Sơn và Nguyễn Thị Quế đồng chủ biên và cuốn
“TTĐN Việt Nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn” (2011) do Phạm Minh
Sơn chủ biên. Các cuốn sách này đã cung cấp những kiến thức cơ bản về hoạt
động TTĐN của các cơ quan, tổ chức, đặc biệt là các cơ quan truyền thông

21

Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Việt Nam (2003), Hoạt động đối ngoại nhân dân
Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội
22
Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Việt Nam (2006), Việt Nam và những tấm lòng bè
bạn, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội
23
Bộ ngoại giao (1995), Tổ chức và hoạt động phi chính phủ nước ngoài tại Việt

Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội
24
Bộ ngoại giao (2005), Các tổ chức quốc tế và Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia,
Hà Nội

14


đại chúng, góp phần tích cực vào hoạt động đối ngoại công chúng của Việt
Nam hiện nay.
Trong số các nghiên cứu về đối ngoại nhân dân ở các nước phải kể đến
công trình của Nguyễn Thị Thanh Thủy: “Ngoại giao nhân dân trong quan hệ
đối ngoại của Mỹ”25 (2010). Cuốn sách đã tập trung trình bày, phân tích và
chứng minh cụ thể, khoa học những khía cạnh có liên quan hoạt động ngoại
giao nhân dân của Mỹ như: chức năng, mục tiêu, cơ sở pháp lý, cơ cấu tổ
chức, hệ thống quản lý và các hình thức cụ thể. Trên cơ sở đó gợi mở những
giải pháp, đề xuất cho việc đẩy mạnh hoạt động đối ngoại công chúng của
Việt Nam hiện nay.
Bên cạnh đó, cũng có một số các bài viết, nghiên cứu được đăng trên
các tạp chí phân tích các góc độ khác nhau của đối ngoại công chúng. Tạp chí
Hữu Nghị của Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Việt Nam đã đi đầu trong việc
đăng tải các bài viết này. Tiêu biểu là các bài viết: “Công tác đối ngoại nhân
dân trong sự nghiệp đổi mới” của Hồng Hà (số 34/ 2002); “Vài suy nghĩ về
ngoại giao nhân dân với nhiệm vụ phát triển kinh tế trong thời kỳ mới” của
Phạm Quốc Trụ (số 1/ 2003); “10 năm quan hệ đối tác giữa Việt Nam và các
tổ chức phi chính quốc tế” (số 6/2003); “Đối ngoại nhân dân góp phần phát
huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong tình hình mới” của Vũ
Xuân Hồng (số 14/ 2004)…26
Một tạp chí khác cũng tập hợp nhiều bài viết về công tác đối ngoại
công chúng là Tạp chí Thông tin đối ngoại của Ban chỉ đạo công tác Thông

tin đối ngoại. Các bài viết tiêu biểu là: “Hoạt động đối ngoại nhân dân với
công tác thông tin đối ngoại” của Hồ Anh Dũng (số 7/2004); “Đối ngoại
nhân dân năm 2004 – Một đóng góp quan trọng trong công tác TTĐN” của
Trà Trâm (số 4/2005), “Tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa công tác vận động
người Việt Nam ở nước ngoài” của Nguyễn Phú Bình (số 2/2006); “Chủ
25

Nguyễn Thị Thu Thủy (2010), Ngoại giao nhân dân trong quan hệ đối ngoại của
Mỹ, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội
26
Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Việt Nam, Tạp chí Hữu Nghị, các số từ 2002 đến
nay

15


động, linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả trong hoạt động đối ngoại nhân dân”
của Vũ Quang Vinh và Trần Thọ Quang (số 5/2007); Gắn kết công tác đối
ngoại nhân dân với đối ngoại Đảng và ngoại giao Nhà nước” của Vũ Xuân
Hồng (số 1/2009); “Đẩy mạnh công tác ngoại giao văn hóa nhằm góp phần
thực hiện thắng lợi đường lối đối ngoại của Đảng” của Phạm Gia Khiêm (số
5/2009); “Những đóng góp của hoạt động đối ngoại nhân dân trong công tác
đối ngoại của Đảng và Nhà Nước” của Vũ Xuân Hồng (số 2/2010)27.
Mặc dù mới ra đời nhưng Tạp chí Đối ngoại của Ban đối ngoại Trung
ương đã rất tích cực đăng tải các bài viết về đối ngoại công chúng. Trong số
đó nổi lên các bài viết: “Công tác đối ngoại nhân dân – một năm nhìn lại” do
Phạm Thế Vĩnh tổng hợp (số 1, 5/2009); “Đối ngoại nhân dân – hội nhập và
phát triển” của Đỗ Hoàng Long (số 2, 7/2009); “Đối ngoại nhân dân – Một
nhịp cầu” của Phạm Văn Chương (số 4, 10+11/2009); “Chủ tịch Hồ Chí
Minh – Người mở đường cho ngoại giao nhân dân Việt Nam” của Phạm

Hoàng Điệp (số 5, 5/2011); “Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác
đối ngoại nhân dân trong tình hình mới” của Vũ Xuân Hồng (số 9,
9/2011)...28
Bên cạnh đó còn một số bài viết đăng trên các báo, tạp chí khác như:
“Đối ngoại nhân dân trong nền ngoại giao hiện đại”, của Võ Anh Tuấn (Báo
Sài Gòn Giải phóng, ngày 20/6/1996); “Đối ngoại nhân dân trong tư tưởng
Hồ Chí Minh: Những định hướng cơ bản và thành tựu”, của Hà Văn Thầm
(Thông tin Nghiên cứu quốc tế, số 3/2002); “Đảng lãnh đạo công tác ngoại
giao nhân dân qua các thời kỳ cách mạng” của Lê Thị Tình (Tạp chí Lịch sử
Đảng, 2002); “Phát triển ngoại giao nhân dân Việt Nam qua các thời kỳ cách
mạng” của Vũ Quang Vinh (Tạp chí Lịch sử Đảng, số 12/2006)...
Ngoài ra, còn có một số luận văn, luận án, đề tài khoa học có liên quan
đến chủ đề này như: “Chính sách đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam
(1986-1995)” - của Vũ Đình Công (Luận văn Thạc sỹ khoa học lịch sử, Đại
27

Ban chỉ đạo công tác Thông tin đối ngoại, Tạp chí Thông tin đối ngoại, các số từ
2004 đến nay

16


học quốc gia Hà Nội, 1997); “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo hoạt động
đối ngoại (1986-2000)” của Vũ Quang Vinh (Luận án Tiến sĩ lịch sử, Học
viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2001); “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh
đạo thực hiện đường lối đối ngoại trong những năm đổi mới từ 1991 đến
2001” của Dương Thị Huệ (Luận văn Thạc sỹ khoa học lịch sử, Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2004). Đặc biệt phải kể đến đề tài cấp cơ sở
năm 2007 của tập thể các nhà khoa học của Viện Quan hệ Quốc tế, Học viện
Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh do Mai Hoài Anh làm chủ

nhiệm: “Hoạt động đối ngoại nhân dân của Việt Nam thời kỳ đổi mới”. Đề tài
đã bước đầu phân tích những hoạt động đối ngoại nhân dân nổi bật của Việt
Nam trong những năm qua và đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt
động này.
Bên cạnh đó, một số đề tài nghiên cứu khoa học tại Học viện Báo chí
và Tuyên truyền về công tác đối ngoại cũng được thực hiện và đem lại kết quả
thiết thực. Đáng chú ý là đề tài khoa học cấp bộ “Đẩy mạnh hoạt động TTĐN
trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay”29 do Phạm Minh
Sơn chủ nhiệm (2008). Đây là đề tài khoa học cấp bộ đầu tiên nghiên cứu,
phân tích, xem xét một cách đầy đủ, tổng hợp hoạt động thông tin đối ngoại
trong quá trình hội nhập quốc tế và đề xuất các biện pháp góp phần đẩy mạnh
hoạt động thông tin đối ngoại của Việt Nam hiện nay.
Nhìn chung, các bài viết, nghiên cứu khoa học này đã khắc họa được
những nét cơ bản của hoạt động đối ngoại nhân dân như khái niệm, các tổ
chức chuyên trách, các hoạt động chủ yếu, thành tựu và kinh nghiệm bước
đầu. Đây là những tư liệu quý báu, góp phần làm rõ thực trạng công tác đối
ngoại công chúng của các tổ chức, đơn vị, địa phương và chỉ ra phương
hướng, nhiệm vụ công tác này trong thời gian tới. Tuy nhiên, đó vẫn chỉ dừng
lại là những báo cáo, những suy nghĩ, phân tích về từng mảng, từng lĩnh vực,
28

Ban đối ngoại Trung ương, Tạp chí Đối ngoại, các số từ 2009 đến nay
Phạm Minh Sơn, “Đẩy mạnh hoạt động thông tin đối ngoại trong quá trình hội
nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay”, Tổng quan đề tài khoa học cấp bộ năm 2008,
Hà Nội
29

17



của công tác đối ngoại công chúng. Chưa thể gọi đó là những nghiên cứu toàn
diện về hoạt động đối ngoại công chúng của Việt Nam hiện nay.
Cho đến nay chưa có những công trình nghiên cứu nào của Việt Nam
có tính chất chuyên sâu về lý luận cũng như thực tiễn hoạt động đối ngoại
công chúng, thậm chí ngay cả khái niệm đối ngoại công chúng còn chưa phổ
biến ở Việt Nam và đôi lúc vẫn còn được hiểu chưa thoả đáng. Vì vậy, việc
nghiên cứu về hoạt động đối ngoại công chúng của Việt Nam trong thời kỳ
hội nhập quốc tế là có tính cần thiết và không trùng lặp với những công trình
trước đó.
2.2. Các nghiên cứu nước ngoài liên quan đến đề tài
Trong số các nghiên cứu của nước ngoài có liên quan đến đề tài, trước
hết phải kể đến các công trình về hội nhập quốc tế của Việt Nam. Đây là chủ
đề nhận được sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học nước ngoài. Tiêu
biểu là tuyển tập báo cáo phối hợp nghiên cứu chiến lược phát triển kinh tế xã hội của các chuyên gia quốc tế “Việt Nam hướng tới 2010” (2001)30; và
cuốn “Các nền kinh tế chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch tập trung bao cấp sang
kinh tế thị trường” của Marie Lavigue (2002)31. Các tác giả đã đề cập đến vấn
đề về chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch tập trung sang kinh tế thị trường và sự
hội nhập của nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới, những thách thức
và thời cơ.
Trong số các bài viết đề cập trực tiếp đến hoạt động đối ngoại công
chúng của Việt Nam phải kể đến bài viết “Các tổ chức phi chính phủ nước
ngoài góp phần cải thiện quan hệ giữa Việt Nam và cộng đồng quốc tế” của
John McAulift32. Tác giả đã nêu lên được những đóng góp quan trọng của các

30

Việt Nam hướng tới 2010 - Tuyển tập báo cáo phối hợp nghiên cứu chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội của các chuyên gia quốc tế và Việt Nam /T.1, Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội, 2001
31

Marie Lavigue (2002), Các nền kinh tế chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch tập trung
bao cấp sang kinh tế thị trường, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
32
John McAulift (2003), Các tổ chức phi chính phủ nước ngoài góp phần cải thiện
quan hệ giữa Việt Nam và cộng đồng quốc tế, Tạp chí Hữu Nghị số 6-2003

18


tổ chức phi chính phủ nước ngoài (TCPCPNN) trong việc xây dựng, phát
triển mối quan hệ giữa Việt Nam với công chúng các nước.
Đặc biệt trong những năm gần đây, mảng đối ngoại công chúng thông
qua việc làm rõ lý thuyết quyền lực mềm được đông đảo mọi người quan tâm.
Đóng góp quan trọng trong việc này là Báo điện tử Vietnamnet. Một loạt các
bài phân tích lý thuyết quyền lực mềm, quyền lực mềm của Việt Nam và các
nước, các bài viết, bài phát biểu, phỏng vấn của Joseph Nye - cha đẻ của khái
niệm “quyền lực mềm”, một trong những người sáng lập nên chủ nghĩa tân tự
do về quan hệ quốc tế - đã được Vietnamnet đăng tải trên các trang website
của mình33.
Trong số các tài liệu tiếng Anh viết về đối ngoại công chúng, nổi bật là
cuốn sách của Hans N.Tuch: “Communicating with the world – U.S public
Diplomacy Overseas”34. Với những phân tích chi tiết và nhiều ví dụ sinh
động, cuốn sách này được ví như cẩm nang của những người làm đối ngoại
công chúng của Mỹ. Cuốn sách đã được Khoa Quan hệ quốc tế, Học viện Báo
chí và Tuyên truyền dịch ra tiếng Việt làm tài liệu nghiên cứu và giảng dạy.
Ngoài ra phải kể đến những công trình của Robert S.Fortner (1994),
Public Diplomacy and International Politics35; của Robert Jackall và Janice
M. Hirota (2000), Makers: Advertsing, Public Relations and the Ethos of
Advocacy36; Jan Milissen (2007), The New Public Diplomacy: Soft Power in
International Relations37; Nancy Snow, Philip M. Taylor (2009), Routledge

Handbook of Public Diplomacy38. Đây là những tài liệu quý báu cho đề tài
33

Tiêu biêu như bài: Joshep Nye, Sức mạnh mềm và ngoại giao nhà nước,
/>34
Hans N.Tuch (1990),Communicating with the world – U.S public Diplomacy
Overseas, St. Martin’s Press
35
Robert S. Fortner (1994), Public Diplomacy and International Politics, Praeger
Press
36
Robert Jackall, Janice M. Hirota (2000), Makers: Advertsing, Public Relations and
the Ethos of Advocacy, The University of Chicago Press
37
Jan Milissen (2007), The New Public Diplomacy: Soft Power in International
Relations, Publisher Palgrave Macmillan
38
Nancy Snow, Philip M. Taylor (2009), Routledge Handbook of Public Diplomacy,
Taylor & Francis

19


trong việc làm rõ cơ sở lý thuyết của đối ngoại công chúng và tổng kết kinh
nghiệm hoạt động đối ngoại công chúng ở các nước, đặc biệt là ở Mỹ.
Có thể nói, những công trình nghiên cứu, sách, bài báo, báo cáo, tham
luận khoa học nêu trên sẽ là những cơ sở khoa học quý báu để thực hiện đề
tài. Để phát huy hơn nữa giá trị của những nghiên cứu trước đây, cần thực
hiện một công trình khoa học để tổng hợp chúng lại, phân tích, đánh giá, đưa
ra những giải pháp, kiến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động đối ngoại công

chúng của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế, góp phần thực hiện thành
công đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển;
chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hoá các quan hệ quốc
tế của Việt Nam chúng ta.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực trạng hoạt động đối
ngoại công chúng của Việt Nam, đề tài đưa ra một số giải pháp và khuyến
nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động này trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận hoạt động đối ngoại công chúng của Việt Nam
trong thời kỳ hội nhập quốc tế
- Làm rõ thực trạng hoạt động đối ngoại công chúng của Đảng và Nhà
nước
- Làm rõ thực trạng hoạt động đối ngoại công chúng của các tổ chức
nhân dân
- Tìm hiểu hoạt động đối ngoại công chúng của một số nước trên thế
giới
- Đề xuất những giải pháp cơ bản và đưa ra những khuyến nghị nhằm
đẩy mạnh hoạt động đối ngoại công chúng của Việt Nam
3.3. Giới hạn nghiên cứu
- Về thời gian nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động đối
ngoại công chúng kể từ năm 1986 trong thời kỳ đất nước tiến hành công cuộc
20


đổi mới. Đặc biệt tập trung phân tích, khảo sát những vấn đề trong khoảng
thời gian những năm gần đây, nhất là từ khi Việt Nam trở thành thành viên
WTO (2006), gắn với quá trình chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.
Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài đề cập một cách

khái quát đến một số vấn đề liên quan đến thời kỳ trước đó.
- Về địa bàn nghiên cứu: Các nghiên cứu, khảo sát được tiến hành chủ
yếu tại các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Về nhóm đối tượng nghiên cứu: Hoạt động đối ngoại công chúng
được thực hiện bởi rất nhiều các cơ quan, tổ chức, cá nhân với các loại hình,
hình thức phong phú, đa dạng. Đề tài sẽ nghiên cứu hoạt động đối ngoại công
chúng thông qua ba kênh đối ngoại cơ bản: đối ngoại của Nhà nước, đối
ngoại của Đảng và đối ngoại nhân dân, trong đó tập trung nghiên cứu hoạt
động đối ngoại của Đảng và đối ngoại nhân dân.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài này sẽ sử dụng các phương pháp cơ bản, phổ biến trong nghiên
cứu khoa học xã hội, gồm:
- Phương pháp luận: Đề tài lấy chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh làm cơ sở lý luận và phương pháp luận. Dựa trên chủ nghĩa duy vật biện
chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử để nghiên cứu.
Nghiên cứu lý luận trên cơ sở những quan điểm của Đảng và Nhà nước
về quan hệ quốc tế, công tác đối ngoại, công tác tư tưởng. Kết hợp nghiên cứu
lý luận và tổng kết thực tiễn.
- Phương pháp lịch sử và lôgic: các nghiên cứu đều bắt đầu từ lịch sử
của vấn đề, đặt vấn đề trong bối cảnh chung của đất nước, khu vực, quốc tế.
Sử dụng những tư liệu, sự kiện, dữ kiện lịch sử, chọn lọc những sự kiện điển
hình để hệ thống, thống kê, mô hình hoá sự kiện. Đồng thời, các nghiên cứu
sẽ phải từ những diễn biến, những sự kiện lịch sử rút ra cái cốt lõi, tổng hợp
so sánh để rút ra được những kinh nghiệm, những bài học có tính quy luật,
tính chỉ đạo đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay và trong
tương lai.
21


- Phương pháp phân tích và tổng hợp: sử dụng để thu thập và đánh giá

các nguồn tài liệu liên quan đến đề tài, bao gồm các văn kiện của Đảng, chủ
trương chính sách của Nhà nước, các công trình nghiên cứu trong và ngoài
nước về các chủ đề liên quan đến đề tài.
- Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: sử dụng để thu thập các thông
tin, ý kiến đánh giá của các chuyên gia có kinh nghiệm về hội nhập quốc tế và
hoạt động đối ngoại thông qua các buổi hội thảo, toạ đàm, trao đổi khoa học.
Bên cạnh mục đích thu thập thông tin, phương pháp này còn dùng để kiểm tra
mức độ tin cậy các số liệu thu được từ các nguồn phân tích tài liệu.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
5.1. Ý nghĩa lý luận của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể đóng góp về mặt khoa học, lý
luận:
- Xác định rõ và hệ thống hoá khái niệm đối ngoại công chúng và các
khái niệm có liên quan
- Hệ thống hoá các văn bản, tài liệu của Đảng và Nhà nước liên quan
đến hoạt động đối ngoại công chúng.
- Làm phong phú thêm lý luận về nội dung, đối tượng, lực lượng,
phương pháp hoạt động đối ngoại công chúng.
- Chỉ ra mối liên hệ biện chứng giữa chủ động, tích cực hội nhập quốc
tế với đẩy mạnh hoạt động đối ngoại công chúng của Việt Nam.
- Công bố kết quả nghiên cứu chủ yếu của đề tài qua các bài báo và hội
thảo khoa học.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp các cơ quan, tổ chức, cá nhân
đẩy mạnh hơn nữa hoạt động đối ngoại công chúng của mình.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập và
nghiên cứu các môn học của chuyên ngành quan hệ quốc tế và thông tin đối
ngoại tại Học viện báo chí và Tuyên truyền cũng như ở các cơ sở đào tạo về
quan hệ quốc tế khác như: “Đối ngoại nhân nhân”, “Các tổ chức quốc tế”,
22



“Các phong trào chính trị xã hội quốc tế”, “Chính sách đối ngoại Việt Nam”,
“Đại cương thông tin đối ngoại”, “Giao tiếp trong hoạt động đối ngoại”,
“Xử lý tình huống đối ngoại”… Đồng thời làm tài liệu phục vụ công tác bồi
dưỡng cán bộ cán bộ đối ngoại.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài, nhất là những kiến nghị sẽ góp phần
tích cực vào công tác giảng dạy, học tập, quản lý người nước ngoài, đặc biệt
là sinh viên, học viên nước ngoài ở Việt Nam nói chung và ở Học viện Báo
chí và Tuyên truyền cũng như ở Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
nói riêng.
- Kết quả nghiên cứu cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho những
người quan tâm đến vấn đề hội nhập quốc tế, hoạt động đối ngoại, người nước
ngoài ở Việt Nam.
- Hướng dẫn học viên, sinh viên làm luận văn thạc sỹ và khóa luận tốt
nghiệp theo chủ đề về đối ngoại công chúng.
6. Nội dung nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài
được kết cấu làm 3 chương 10 tiết.

23


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA HOẠT ĐỘNG ĐỐI
NGOẠI CÔNG CHÚNG TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP QUỐC TẾ

1.1. Quan niệm về đối ngoại công chúng
Mặc dù đối ngoại công chúng đã tồn tại khá lâu và đã được khẳng định,
song đến nay quan niệm về đối ngoại công chúng vẫn còn những ý kiến khác

nhau. Loại ý kiến thứ nhất cho rằng, đối ngoại công chúng là công việc của
riêng công chúng, nhân dân của nước này tác động vào chính phủ và nhân dân
nước khác nhằm cảm hoá chính phủ và nhân dân nước đó thay đổi chính sách
theo hướng có lợi cho mình.
Loại ý kiến thứ hai cho rằng, đối ngoại công chúng là nỗ lực của chính
phủ một quốc gia trong việc tạo ảnh hưởng tới công chúng của một nước khác
để từ đó công chúng tác động tới chính phủ làm chính phủ nước đó thay đổi
chính sách đối ngoại có lợi cho mình.
Loại ý kiến thứ ba cho rằng, đối ngoại công chúng là sự nỗ lực của
chính phủ một quốc gia và toàn thể nhân dân của quốc gia đó tạo ảnh hưởng
đến chính phủ và công chúng của một quốc gia khác nhằm làm cho chính phủ
nước đó thay đổi chính sách theo hướng có lợi cho mình.
Thực ra, mỗi ý kiến có cách tiếp cận khác nhau và do đó có những yếu
tố hợp lý nhất định, trong đó các ý kiến khi nói về đối ngoại công chúng đều
đề cập đến ba yếu tố: chủ thể hoạt động đối ngoại, hoặc là chính phủ, hoặc
công chúng, hoặc cả chính phủ cả công chúng; phương thức là gây ảnh hưởng
trực tiếp đến chính phủ, hoặc gây ảnh hưởng tới nhân dân để nhân dân tác
động đến chính phủ; mục đích là nhằm làm cho chính phủ thay đổi chính sách
có lợi cho chính phủ, công chúng tiến hành hoạt động đối ngoại theo phương
châm đôi bên cùng có lợi, đôi bên cùng thắng (Win and Win).
Dưới góc độ học thuật, khái niệm“Đối ngoại công chúng” còn mới mẻ
ở Việt Nam. Trong các nghiên cứu về đối ngoại thường nhìn nhận, tiếp cận
công tác đối ngoại dưới góc độ chủ thể thực hiện (còn gọi là kênh đối ngoại),
24


gồm đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, đối ngoại nhân dân; hoặc lĩnh vực
hoạt động, gồm ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa.
Đối ngoại công chúng là hướng tiếp cận mới, theo đối tượng hướng tới của
hoạt động đối ngoại, đến các thành phần phi chính phủ hay còn gọi là công

chúng các nước.
Đối ngoại công chúng là một khái niệm rộng, có những điểm chung và
khác biệt với một số khái niệm thường được dùng trong nghiên cứu về đối
ngoại và quan hệ quốc tế. Cách hiểu gần nhất và phổ biến nhất là đồng nhất
với khái niệm “Ngoại giao nhân dân” hay “Đối ngoại nhân dân” (People to
People Diplomacy).
Theo từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam, ngoại giao nhân dân là một
hình thức thực hiện quan hệ đối ngoại, do các tổ chức hoặc cá nhân (thuộc
nhiều lĩnh vực) tiến hành, không mang tính chất chính thức của chính phủ các
nước. Có nhiều hình thức phong phú như gặp gỡ, các cuộc đi thăm hữu nghị,
hội đàm, trao đổi ý kiến, hội thảo, hội nghị quốc tế, festival... Trong những
thập niên gần đây, ngoại giao nhân dân phát triển mạnh, đóng vai trò ngày
càng to lớn trong việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau và hợp tác có hiệu quả
giữa các dân tộc, động viên dư luận thế giới đấu tranh vì hoà bình, giảm căng
thẳng và giải trừ quân bị. Nhiều khi ngoại giao nhân dân trở thành bước đi
đầu tiên tạo thuận lợi và mở đường cho việc thiết lập và phát triển quan hệ
chính thức giữa các quốc gia39.
Như vậy, khái niệm ngoại giao nhân dân chỉ những hoạt động đối ngoại
do các đoàn thể, tổ chức quần chúng, tổ chức chính trị – xã hội, nghề nghiệp
hay cá nhân tiến hành không với danh nghĩa đại diện cho nhà nước. Đối tượng
hướng tới của hoạt động này có thể là các tổ chức, cá nhân tương ứng của
nước ngoài, nhưng cũng có thể là chính phủ các nước. Điều đó cũng có nghĩa
là chính phủ không phải là chủ thể chính thức, song có thể là người đề ra
chính sách, trên cơ sở đó hoạt động chính thức của chính phủ và của công

39

Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam:

25



×