Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

skkn làm thế nào để nâng cao tính tích cực, tự giác học tập của học sinh đối với bộ môn toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 21 trang )

Sáng Kiến Kinh Nghiệm : “Làm Thế Nào Để Nâng Cao Tính Tích Cực, Tự Giác Học Tập Của Học Sinh
Đối Với Bộ Môn Toán”

MỤC LỤC
TRANG
1
2
3
3
3-4
4
4
4
5
5
5-15
15
15
16
16
16
16

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
PHẦN A:MỞ ĐẦU
I/ THỰC TRẠNG
II/LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
III/MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
IV/ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
V/PHẠM VI NGHIÊN CỨU


PHẦN B:NỘI DUNG
I/KẾT QUẢ ĐIỀU TRA
II/BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
III/KẾT QUẢ THỰC HIỆN
IV/ỨNG DỤNG
PHẦN C:KẾT LUẬN
I/KẾT LUẬN
II/BÀI HỌC KINH NGHIỆM
III/TÀI LIỆU THAM KHẢO

1


Sáng Kiến Kinh Nghiệm : “Làm Thế Nào Để Nâng Cao Tính Tích Cực, Tự Giác Học Tập Của Học Sinh
Đối Với Bộ Môn Toán”

LỜI NÓI ĐẦU
















Giáo dục (GD) là nền tảng của xã hội, là cơ sở tiền đề để quyết định sự phồn vinh
của đất nước. Giáo dục cung cấp những hiểu biết về kho tàng tri thức của nhân loại cho
biết bao thế hệ, giúp cho các em hiểu biết cơ bản cần thiết về khoa học và cuộc sống.
Giáo dục còn góp phần hình thành và bồi dưỡng nhân cách tốt đẹp cho học sinh. Mặt
khác giáo dục trung học cơ sở còn mang tính chất nền móng để các em học tiếp các bậc
học cao hơn.
Một trong những mục tiêu của việc biên soạn sách giáo khoa (SGK) là góp phần
đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) ngay trong nội dung và cấu trúc của SGK đã
thực hiện biên soạn dựa trên những mục tiêu sau:
1. Tăng cường các hoạt động của bản thân học sinh.
2. Phát huy tính tích cực của học sinh trên tiến trình xây dựng kiến thức
3. Giảm nhẹ ly thuyết trừu tượng .Coi trọng vai trò trực giác và coi trọng rèn luyện khả
năng quan sát dự đoán.
4. Coi trọng tính thực tiễn và quan điểm liên môn.
5. Tạo thuận lợi cho việc sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin.
Dựa trên những mục tiêu biên soạn SGK tôi tiến hành thể hiện mục tiêu “Tăng
cường các hoạt động của bản thân học sinh” nhằm giúp các em học sinh hiểu hơn
những mục đích và những yêu cầu của mỗi một hoạt động trong SGK.
Hơn nữa theo định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định
trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII (1 - 1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa
VIII (12 - 1996), được thể chế hóa trong Luật Giáo dục (12 - 1998), được cụ thể hóa
trong các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt là chỉ thị số 15 (4 - 1999).
Luật Giáo dục, điều 24.2, đã ghi: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính
tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp
học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức
vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học
sinh".Có thể nói cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ
động, chống lại thói quen học tập thụ động.


Phần A. MỞ ĐẦU






I. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
1.Tình trạng chung:
2






Sáng Kiến Kinh Nghiệm : “Làm Thế Nào Để Nâng Cao Tính Tích Cực, Tự Giác Học Tập Của Học Sinh
Đối Với Bộ Môn Toán”

Hiện nay trình độ dân trí của nước ta nói chung và dân trí ở các vùng nông thôn,
miền núi nói riêng đang còn rất thấp so với thành thị.
Vậy làm thế nào để giải quyết vấn đề đó? Để nâng cao trình độ nhận thức của
người dân thì những người đứng trong ngành giáo dục phải có trách nhệm khá
nặng nề mà muốn giải quyết được vấn đề thì đòi hỏi phải đổi mới chương trình
SGK, đổi mới phương pháp dạy học cũng như hình thức tổ chức dạy học để
phù hợp với đối tượng, phù hợp với sự phát triển của xã hội.
2.Tình hình địa phương:
Là một xã miền núi tuy có các điều kiện khá thuận tiện so với một số xã, phường
khác trong thịxã .Song trình độ dân trí ở đây chưa cao, điều kiện kinh tế còn gặp

nhiều khó khăn...Nên sự quan tâm đến việc học tập của con em trên địa bàn của
một số gia đình còn nhiều hạn chế.
3.Tình hình trường, lớp:
Trường THCS Phước Tín là một ngôi trường tuy mới được thành lập được 20
năm. Hiện nay trường gồm có hai khu vực và nằm trên trục đường giao thông
nên khá thuận lợi cho việc đến trường của các em học sinh .
Mặt khác, trường đã đón nhận các em học sinh trong và ngoài địa bàn đến học
trong đó có cả học sinh dân tộc thiểu số của huyện Bù Gia Mập.
Nhìn chung tình hình học sinh đầu năm đến trường còn nhiều khiếm khuyết về
mọi mặt: Đồ dùng học tập và sách vở còn nhiều thiếu thốn, thiếu sự quan tâm
của phụ huynh, ý thức học tập chưa cao, một số học sinh dân tộc thiểu số còn
rụt rè, chậm tiếp thu, thiếu tự tin trước đám đông...

II. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Tính tích cực, tự giác, độc lập giúp học sinh tự tin, chủ động trong hoạt động
học tập, trở thành chủ thể của hoạt đông học tập, bản chất của phương pháp dạy học
mới, chính là sự tích cực hoá hoạt động của người học, lấy người học làm trung tâm.
Trong đó thầy, cô giáo đóng vai trò là người tổ chức, hướng dẫn các hoạt động của học
sinh. Thông qua hoạt động học, mỗi học sinh đều được bộc lộ mình và đều có cơ hội
phát triển.
Qua quá trình dạy học tôi thấy học sinh thường ít thuộc bài cũ, bài tập ở nhà
không làm đầy đủ. Kiến thức cũ không được củng cố nên lúc nào học bài mới các em
cũng lơ là, không chủ động trong việc lĩnh hội tri thức, kiến thức. Lớp học trầm, chất
lượng học tập thấp. Nếu tình trạng này kéo dài thì làm sao chất lượng của các lớp được
nâng cao.

Mặt khác với lương tâm nghề giáo, tôi thấy phải tìm cách giúp đỡ các em học
tập tốt. Tôi nghĩ ngay đến việc làm thế nào để xây dựng tính tích cực, tự giác học tập
cho học sinh. Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lí của học sinh trung học cơ sở còn ham
chơi chưa chú trọng đến việc học, chưa chủ động tiếp nhận kiến thức, ngoài ra còn có

một số học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số. Vì vậy, xây dựng kĩ năng tự giác
học tập cho học sinh trung học cơ sở có tác dụng mạnh mẽ và to lớn trong quá trình dạy
học.
3


Sáng Kiến Kinh Nghiệm : “Làm Thế Nào Để Nâng Cao Tính Tích Cực, Tự Giác Học Tập Của Học Sinh
Đối Với Bộ Môn Toán”

Tôi nghỉ rằng tự học là phương pháp tốt nhất để tiếp thu kiến thức một cách chủ
động, vững chắc cho một quá trình tự vận động và có thể nói điều này được rút ra từ
chính bản thân. Dù bài giảng có hay đến đâu, giáo viên có nhiệt tình đến mấy cũng
không thay thế được sự độc lập suy nghĩ, sự chọn lọc để tiếp thu kiến thức mới của học
sinh. Trong dạy học, tạo điều kiện để học sinh chủ động tiếp thu các kiến thức, kĩ năng,
biến những cái đó thành kiến thức, kỹ năng của mình. Học như vậy, khiến sự hiểu biết
của các em vững chắc hơn, hứng thú của các em sẽ được tăng cường hơn. Dạy học phát
huy tính tích cực giúp hoạt động tư duy của học sinh được khơi dậy và phát triển, giúp
hình thành và phát triển các năng lực hoạt động trí tuệ.
 Vì vậy tôi chọn đề tài "Làm thế nào để nâng cao tính tích cực, tự giác học tập
của học sinh đối với bộ môn toán " là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết để nâng
cao chất lượng học tập của học sinh.

III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Tôi nghiên cứu đề tài này nhằm các mục đích sau:
Giáo viên thấy được việc tự học của học sinh có ảnh hưởng như thế nào đối với
việc tiếp thu kiến thức trong tiết học và vào các hoạt động dạy học trên lớp.
Giúp giáo viên thấy rõ tầm quan trọng của việc “giúp học sinh nâng cao tính tự
học, tự rèn” đối với việc nâng cao chất lượng môn.
Giúp học sinh nắm được các kiến thức cơ bản của môn học một cách vững
vàng.

Học sinh thấy được tầm quan trọng của việc tự học, tự rèn đối với chính bản
thân mình.
Học sinh hệ thống được các kiến thức và bài tập từ dễ đến khó nhờ việc tự học,
tự rèn.
Điều quan trọng hơn cả là góp phần làm nâng cao chất lượng môn học, từ đó
góp phần giúp học sinh yêu thích môn toán nhiều hơn. Giúp giảm tình trạng học
sinh bỏ học vì không hiểu bài.

IV. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Tôi quyết định nghiên cứu đề tài: “Làm thế nào để nâng cao tính tích cực, tự giác học
tập của học sinh đối với bộ môn toán” với đối tượng là học sinh ba lớp 7a1 và 7a2 , 7a3.

V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Tôi cũng muốn nghiên cứu rộng hơn nữa, tuy nhiên cũng còn nhiều hạn chế nên tôi chỉ
nghiên cứu trong phạm vi toán 6,7.
.

Phần B. NỘI DUNG










I. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA
Sau khi được phân công giảng dạy toán lớp 7 tôi đã khảo sát các vấn đề trên thông

qua 3 lớp 7a1 (có 34 học sinh); 7a2 (có 37 học sinh) và 7a3 (có 34 học sinh) kết
quả như sau:
4


Sáng Kiến Kinh Nghiệm : “Làm Thế Nào Để Nâng Cao Tính Tích Cực, Tự Giác Học Tập Của Học Sinh
Đối Với Bộ Môn Toán”

 Số lượt học sinh không chuẩn bị bài trong một tuần chiếm tỉ lệ 38,1 %
(480/1260 lượt).
 Số lượt học sinh không phát biểu ý kiến trong giờ học và số học sinh rụt rè trong
giờ học trên một tuần chiếm tỉ lệ khoảng 52,4 % (660/1260 lượt).
 Chất lượng đầu năm trên trung bình chiếm tỉ lệ 62,9 % (65/ 105 học sinh ).

II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Trước tiên ta phải hiểu thế nào là tính tích cực, tự giác học tập?
 Tính tích cực học tập biểu hiện ở những dấu hiệu như: hăng hái trả lời các câu
hỏi của giáo viên, bổ sung các câu trả lời của bạn, thích phát biểu ý kiến của mình trước
vấn đề nêu ra; hay nêu thắc mắc, đòi hỏi giải thích cặn kẽ những vấn đề chưa đủ rõ; chủ
động vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để nhận thức vấn đề mới; tập trung chú ý vào
vấn đề đang học; kiên trì hoàn thành các bài tập, không nản trước những tình huống khó
khăn…
Để kích thích tính tự giác, tích cực, học tập của học sinh trước hết đòi hỏi
người giáo viên phải có tay nghề vững vàng, phải biết yêu nghề, mến học sinh tức là
phải có năng lực sư phạm và tạo hứng thú học tập cho học sinh …. đòi hỏi ở người
giáo viên rất nhiều điều. Vậy thế nào được gọi là năng lực sư phạm? Năng lực sư phạm
là những đặc điểm tâm lí mà nó giúp cho giáo viên hoạt động có hiệu quả, năng lực sư
phạm gồm:
*Năng lực khoa học.
*Năng lực hiểu học sinh.

*Năng lực ngôn ngữ.
*Năng lực tổ chức.
*Năng lực phân phối chú ý.
*Năng lực trình bày bài giảng.
*Óc tưởng tượng sư phạm .
 Ngoài ra giáo viên muốn phát huy tính tích cực, tự giác, độc lập của học sinh
thì cần phải biết lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức thích hợp. Hiện nay, để
tiến kịp với thời đại thì cần thay đổi một số phương pháp để phát huy tính tích cực của
học sinh để phù hợp với từng nội dung môn học, từng đối tượng và trong quá trình dạy
học tôi đã sử dụng linh hoạt các phương pháp sau :
1.Phương pháp thuyết minh.
2.Phương pháp đàm thoại.
3.Phương pháp thảo luận nhóm.
4.Phương pháp hỏi đáp.
5.Phương pháp thực hành đo đạc.
6.Phương pháp trò chơi học tập.
7. Phương pháp khảo sát điều tra.
8. Phương pháp đặt vấn đề và giải quyết vấn đề.
9.Phương pháp thực hành luyện tập
10.Phương pháp trực quan.
Tính Tích Cực học tập thể hiện qua các cấp độ từ thấp lên cao như:
- Bắt chước: gắng sức làm theo mẫu hành động của thầy, của bạn…
5


Sáng Kiến Kinh Nghiệm : “Làm Thế Nào Để Nâng Cao Tính Tích Cực, Tự Giác Học Tập Của Học Sinh
Đối Với Bộ Môn Toán”

- Tìm tòi: độc lập giải quyết vấn đề nêu ra, tìm kiếm cách giải quyết khác nhau về một
số vấn đề…

- Sáng tạo: tìm ra cách giải quyết mới, độc đáo, hữu hiệu.

2. Một số giải pháp giúp học sinh trở nên tích cực, tự giác học tập
a.Về mặt kiến thức trong tiết dạy:
Vấn đề quan trọng nhất là giáo viên phải làm cho học sinh hiểu bài, làm được bài
tập về nhà và kể cả ở trên lớp. Khi học sinh đã hiểu bài rồi thì các em cảm thấy tự
tin hơn, mạnh dạn hơn. Không những thế mà còn thôi thúc lòng hăng say học tập
của các em. Do đó tôi đã đưa ra một số biện pháp sau:
• Đối với học sinh khá - giỏi trong tiết học giáo viên không nên đưa ra bài tập
quá dễ, vì như thế sẽ gây cho các em cảm thấy nhàm chán. Hơn nữa lại
không kích thích được tính sáng tạo, óc tò mò tìm hiểu khám phá vấn đề mới
của các em. Cho nên trong tiết dạy giáo viên nên lồng vào vài bài tập khó,
bài tập mang tính chất thực tế trong cuộc sống để đố hoặc vài câu hỏi khó
gây sự hứng thú tích cực đối với học sinh.
• Đối với học sinh trung bình - yếu thì phải cho bài tập vừa sức để học sinh có
cơ hội thể hiện bản thân. Giáo viên không nên cho bài tập quá khó, vì nếu
cho bài tập quá khó so với học lực của các em thì sẽ gây sự chán nãn. Bài tập
khó, học sinh thấy mình làm bài không được nên dễ dẫn đến mặc cảm, rồi
cho rằng mình học không được. Ngoài ra, giáo viên khi giao bài tập về nhà
cũng phải vừa sức đối với các em. Trong giờ học giáo viên nên quan tâm đến
những em có học lực yếu nhiều hơn.
• Về kiến thức để giúp các em nhớ lâu và thuộc bài thì chỉ có cách là: “Mưa
dầm thấm đất” nghĩa là trong giờ học nào giáo viên cũng cho học sinh nhắc
lại kiến thức cũ quan trọng mỗi ngày một ít, từ đó giúp học sinh nhớ bài lâu
hơn. Giáo viên khuyến khích học sinh học thuộc ngay tại lớp bằng cách cho
điểm nếu đọc được nội dung kiến thức ngay sau bài vừa học.

b.Về phương pháp trong tiết dạy: Nên sử dụng đa dạng các phương pháp truyền
thống lẫn hiện đại và cần để ý đến các điều sau:
Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh.

Trong phương pháp dạy học tích cực, người học - đối tượng của hoạt động
"dạy", đồng thời là chủ thể của hoạt động "học" - được cuốn hút vào các hoạt động học
tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình

6


Sáng Kiến Kinh Nghiệm : “Làm Thế Nào Để Nâng Cao Tính Tích Cực, Tự Giác Học Tập Của Học Sinh
Đối Với Bộ Môn Toán”

chưa rõ chứ không phải thụ động tiếp thu tri thức đã được giáo viên sắp đặt. Được đặt
vào những tình huống của đời sống thực tế, người học trực tiếp quan sát, thảo luận,
thực hành, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình, từ đó nắm được kiến
thức kĩ năng mới, vừa nắm được phương pháp "làm ra" kiến thức, kĩ năng đó, không
rập theo những khuôn mâu sẵn có, được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo.
Dạy theo cách này thì giáo viên không chỉ giản đơn truyền đạt tri thức mà còn
hướng dẫn hành động. Chương trình dạy học phải giúp cho từng học sinh biết hành
động và tích cực tham gia các chương trình hành động của cộng đồng.
 Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học.
Trong các phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học. Nếu rèn luyện
cho người học có được phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho họ
lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người, kết quả học tập sẽ được
nhân lên gấp bội. Vì vậy, ngày nay người ta nhấn mạnh mặt hoạt động học trong qúa
trình dạy học, nỗ lực tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ động sang tự học chủ động,
đặt vấn đề phát triển tự học ngay trong trường phổ thông, không chỉ tự học ở nhà sau
bài lên lớp mà tự học cả trong tiết học có sự hướng dẫn của giáo viên.
Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác.
Mô hình hợp tác trong xã hội đưa vào đời sống học đường sẽ làm cho các thành
viên quen dần với sự phân công hợp tác trong lao động xã hội. Bởi vì trong nền kinh tế
thị trường đã xuất hiện nhu cầu hợp tác xuyên quốc gia, liên quốc gia; năng lực hợp tác

phải trở thành một mục tiêu giáo dục mà nhà trường phải chuẩn bị cho học sinh.
Trong nhà trường, phương pháp học tập hợp tác được tổ chức ở cấp nhóm, tổ
được sử dụng phổ biến. Học tập hợp tác làm tăng hiệu quả học tập, nhất là lúc phải
giải quyết những vấn đề gay cấn, lúc xuất hiện thực sự nhu cầu phối hợp giữa các cá
nhân để hoàn thành nhiệm vụ chung. Trong hoạt động theo nhóm nhỏ sẽ không thể có
hiện tượng ỷ lại; tính cách năng lực của mỗi thành viên được bộc lộ, uốn nắn, phát
triển tình bạn, ý thức tổ chức, tinh thần tương trợ.
Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò.
Trong dạy học, việc đánh giá học sinh không chỉ nhằm mục đích nhận định thực
trạng và điều chỉnh hoạt động học của trò mà còn đồng thời tạo điều kiện nhận định
thực trạng và điều chỉnh hoạt động dạy của thầy.
Trước đây giáo viên giữ độc quyền đánh giá học sinh. Trong phương pháp tích
cực, giáo viên phải hướng dẫn học sinh phát triển kĩ năng tự đánh giá để tự điều chỉnh
cách học. Liên quan với điều này, giáo viên cần tạo điều kiện thuận lợi để học sinh
được tham gia đánh giá lẫn nhau. Tự đánh giá đúng và điều chỉnh hoạt động kịp thời là
năng lực rất cần cho sự thành đạt trong cuộc sống mà nhà trường trang bị cho học sinh.
Với sự trợ giúp của các thiết bị kĩ thuật, kiểm tra đánh giá sẽ không còn là một
công việc nặng nhọc đối với giáo viên, mà lại cho nhiều thông tin kịp thời hơn để linh
hoạt điều chỉnh hoạt động dạy, chỉ đạo hoạt động học.
 Cụ thể:
Đối với học sinh khá – giỏi thì giáo viên có thể dùng phương pháp giải quyết
vấn đề hoặc nhóm nhỏ.

7


Sáng Kiến Kinh Nghiệm : “Làm Thế Nào Để Nâng Cao Tính Tích Cực, Tự Giác Học Tập Của Học Sinh
Đối Với Bộ Môn Toán”

Đối với học sinh trung bình – yếu thì giáo viên không thể dùng phương pháp

giải quyết vấn đề được mà phải dùng phương pháp đàm thoại, thuyết trình, gợi
mở, không những thế mà còn phải giảng thật kĩ thì học sinh mới nắm được vấn đề.
Chúng ta đã biết trong toán học thì sử dụng đa dạng các phương pháp:
Chẳng hạn trong hình học thì phương pháp trực quan quy nạp có thể nói là không
thể thiếu được. Chính vì vậy trong bài dạy giáo viên phải đưa vào các mô hình hay
các hình ảnh trực quan để giúp học sinh hiểu bài một cách dễ dàng nhất có thể kể
như sau:
• Khi dạy về đoạn thẳng giáo viên phải chuẩn bị một đoạn thẳng là que hình
trụ dài có hai đầu là hình hai chấm tròn nhỏ.

• Dạy đường thẳng thì giáo viên phải chuẩn bị một sợi chỉ, rồi đem sợi chỉ đó
căng thẳng ra về hai phía.

• Dạy về mặt phẳng thì cần chuẩn bị trên máy chiếu hình ảnh như sau: Cho
máy chiếu hình chữ nhật có nền màu xanh, sau đó cho màn hình trãi rộng ra
bốn phía đều là màu xanh lúc đó hoc sinh mới cảm nhận sâu hơn về mặt
phẳng.

• Dạy về tia cũng vậy ta phải chuẩn bị một vật có một đầu là hình một chấm
tròn nhỏ (viên phấn được mài tròn) trên đó có gắng một que gỗ nhỏ hình trụ
dài.

.
c. Về tâm lý – tình cảm:
Trong khi dạy học chúng ta cũng cần khuyến khích động viên các em bằng một
lời khen dù đó chỉ là một câu trả lời đơn giản. Để học sinh thấy rằng bản thân
mình cũng có ưu điểm, từ đó thôi thúc lòng hăng say học tập của các em. Tuy
nhiên giáo viên không quên nhắc nhở hoặc phê bình các em đúng lúc, để các em
nhận thấy việc mình làm là chưa đúng cần phải khắc phục.
8



Sáng Kiến Kinh Nghiệm : “Làm Thế Nào Để Nâng Cao Tính Tích Cực, Tự Giác Học Tập Của Học Sinh
Đối Với Bộ Môn Toán”

Ví dụ:

Em A thường ngày là một học sinh học trung bình hoặc yếu nhưng
trong tiết học em đã trả lời đúng một câu hỏi hoặc phát biểu đúng ý
một mệnh đề toán học thì chúng ta nên khen một câu “Chà hôm nay
em có tiến bộ hơn rồi đó hoặc hôm nay em có chuẩn bị tốt, giỏi” cả
lớp tặng cho bạn một tràn pháo tay nào. Như thế sẽ làm cho tinh thần
học tập của em đó lập tức có sự thay đổi ngay trong giờ học và cả hôm
sau nữa.
Em B thường ngày học khá tốt nhưng hôm nay trả lời câu hỏi không
tốt, ta có thể nhắc nhở nhẹ nhàng như: Mọi hôm em trả lời rất tốt
nhưng sao hôm nay lại trả lời như vậy, em cần phải cẩn thận hơn nhé.

d. Hướng dẫn sử dụng dụng cụ:
Chọn dụng cụ sao cho phù hợp nhất chẳng hạn: để đo góc thì nên chọn loại thước
đo góc sao cho có độ chia nhỏ nhất là 1 độ (không nên dùng loại thước đo độ có độ chia
nhỏ nhất là 2 độ ,vì độ chính xác không cao).

Loại thước có độ chia nhỏ
nhất là 2 độ.

9


Sáng Kiến Kinh Nghiệm : “Làm Thế Nào Để Nâng Cao Tính Tích Cực, Tự Giác Học Tập Của Học Sinh

Đối Với Bộ Môn Toán”

Loại thước có độ chia nhỏ
nhất là 1 độ.

e. Kể chuyện về các nhà toán học trong và ngoài nước:
Trong tiết dạy có thể kể một vài câu chuyện vui, kể về tiểu sử các nhà toán học nổi
tiếng hoặc vài thông tin quan trọng trong đời sống mang tính giáo dục thực tế, để
làm giảm sự căng thẳng, giúp các em tiếp thu bài nhanh hơn. Sau đây là một số
câu chuyện về các nhà toán học:
Nhà toán học: Cauchy
Cauchy sinh ngày 21 tháng 8 năm
1789. Nhà Toán học đầy óc sáng tạo
này có rất nhiều công trình toán học,
chỉ thua Euler mà thôi. Ông là anh cả
của 6 em trong một gia đình Thiên
Chúa Giáo. Thời niên thiếu ông trải
qua cuộc cách mạng ở Pháp.
Bố Cauchy phải đem cả gia đình về
quê, phải thường xuyên sống bằng
hoa quả và rau tự trồng. Do đó mà
Cauchy luôn ốm yếu vì suy dinh
dưỡng nhưng bộ não của ông thì
ngược lại. Cauchy qua đời đột ngột
vào ngày 23 tháng 5 năm 1857 lúc
68 tuổi. Một vài giờ trước khi mất,
Cauchy để lại câu nói nổi tiếng:
“Những con người sẽ mất, nhưng
những công trình của họ vẫn ở lại”.


Nhà
toán
Fermat
Pierre
de học:
Fermat
sinh ngày 17
tháng 8 năm 1601 tại Pháp, ông mất lúc
63 tuổi vào năm 1665. Fermat là một học
giả vĩ đại, một nhà toán học nổi tiếng và là
10


Sáng Kiến Kinh Nghiệm : “Làm Thế Nào Để Nâng Cao Tính Tích Cực, Tự Giác Học Tập Của Học Sinh
Đối Với Bộ Môn Toán”

cha đẻ của lý thuyết số hiện đại. Fermat xuất thân từ một gia đình khá giả, ông học
ở Toulouse và lấy bằng cử nhân luật dân sự rồi làm chánh án nhưng lại vô cùng
say mê toán học với thói quen nổi tiếng: “ Ghi các ghi chú bên lề các quyển
sách”. Đặc biệt, ông được nhớ đến qua sự khám phá một phương pháp đầu tiên để
tìm cực đại và cực tiểu của tung độ của đường cong. Ông cũng nghiên cứu về lí
thuyết số và có nhiều đóng góp trong các lĩnh vực hình học giải tích, xác suất và
quang học. Sau đây là định lý cuối cùng của Fermat“Không thể tách rời bất kỳ lũy
thừa bậc lớn hơn hai nào của một số nguyên thành hai lũy thừa cùng bậc của hai
số nguyên khác”.

Nhà toán học: Ơ-clit
Euclid sinh ở Athena, sống khoảng
330-275 trước Công nguyên, được
hoàng đế Ptolemy I mời về làm việc ở

Alexandria, một trung tâm khoa học lớn
thời cổ trên bờ biển Địa Trung Hải.
Bằng cách chọn lọc, dùng các tính
chất trước để suy ra tính chất sau, bộ
sách cơ sở đồ sộ của Euclid đã đặt nền
móng cho môn hình học cũng như toàn
bộ toán học cổ đại. Bộ sách gồm 13
cuốn: Sáu cuốn đầu gồm các kiến thức
về hình học phẳng, ba cuốn tiếp theo có
nội dung số học được trình bày dưới
dạng hình học, cuốn thứ mười gồm các
phép dựng hình có liên quan đến đại số,
3 cuốn cuối cùng nói về hình học không gian.
Trong cuốn thứ nhất, Euclid đưa ra 5 định đề:
1. Qua hai điểm bất kì, luôn luôn vẽ được một đường thẳng
2. Đường thẳng có thể kéo dài vô hạn.
3. Với tâm bất kì và bán kính bất kì, luôn luôn vẽ được một đường tròn.
4. Mọi góc vuông đều bằng nhau.
5. Nếu 2 đường thẳng tạo thành với 1 đường thẳng thứ 3 hai góc trong cùng phía
có tổng nhỏ hơn 180 độ thì chúng sẽ cắt nhau về phía đó.
Và 5 tiên đề:
1. Hai cái cùng bằng cái thứ ba thì bằng nhau.
2. Thêm những cái bằng nhau vào những cái bằng nhau thì được những cái bằng
nhau.
3. Bớt đi những cái bằng nhau từ những cái bằng nhau thì được những cái bằng
nhau.
4. Trùng nhau thì bằng nhau.
5. Toàn thể lớn hơn một phần.
Nhà toán học Ơ-clit


11


Sáng Kiến Kinh Nghiệm : “Làm Thế Nào Để Nâng Cao Tính Tích Cực, Tự Giác Học Tập Của Học Sinh
Đối Với Bộ Môn Toán”

Nhà Toán Học Việt Nam: Lê Văn Thiêm

Lê Văn Thiêm là Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học toán
học đầu tiên của Việt Nam, một trong số các nhà
khoa học tiêu biểu nhất của Việt Nam trong thế kỷ
20. Lê Văn Thiêm là nhà toán học Việt Nam được
chính phủ Việt Nam phong tặng Giải thưởng Hồ
Chí Minh đợt 1 vào năm 1996 về những công trình
toán học đặc biệt xuất sắc. Ông sinh ngày 29 tháng
3 năm 1918 tại xã Trung Lễ, huyện Đức Thọ, tỉnh
Hà Tĩnh, trong một gia đình có truyền thống khoa
bảng.
Ông là người Việt Nam đầu tiên bảo vệ thành
công luận án tiến sĩ toán học ở Đức năm 1944 về
giải tích phức, Luận án Tiến sĩ Quốc gia ở Pháp
năm 1948 và cũng là người Việt Nam đầu tiên
được mời làm giáo sư toán học và cơ học tại Đại
học Tổng hợp Zurich, Thụy Sĩ vào năm 1949.
Ông mất ngày 3 tháng 7 năm 1991 tại Thành phố
Hồ Chí Minh. Giáo sư Lê Văn Thiêm là một tài
năng toán học xuất sắc, tầm cỡ quốc tế, là người có
công đầu đặt nền móng xây dựng và phát triển nền toàn học Việt nam.Ông là một trong
những người đầu tiên giải được bài toán ngược của lý thuyết phân phối giá trị hàm phân
hình, hiện nay trở thành kết quả kinh điển trong lý thuyết này. Năm 1963, nghiên cứu

công trình về ứng dụng hàm biến phức trong lý thuyết nổ, vận dụng phương pháp
Lavrentiev, giáo sư Thiêm cùng các học trò tham gia giải quyết thành công một số vấn
đề thực tiễn ở Việt Nam như:
• Tính toán nổ mìn buồng mỏ đá Núi Voi lấy đá phục vụ xây dựng khu gang thép
Thái Nguyên (1964).
• Phối hợp với Cục Kỹ thuật Bộ Quốc phòng lập bảng tính toán nổ mìn làm
đường (1966).
• Phối hợp với Viện Thiết kế Bộ Giao thong Vận tải tính toán nổ mìn định hướng
để tiến hành nạo vét kênh Nhà Lê từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh (1966-1967).

Nhà Toán Học
Việt Nam: Vũ
Hà Văn.

12


Sáng Kiến Kinh Nghiệm : “Làm Thế Nào Để Nâng Cao Tính Tích Cực, Tự Giác Học Tập Của Học Sinh
Đối Với Bộ Môn Toán”

Vũ Hà Văn sinh ngày 12/06/1970 tại Hà Nội trong những năm tháng ác liệt nhất
của cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Giữa những năm tháng giặc Mỹ điên cuồng
đánh phá miền Bắc, cuộc sống của anh ngay từ khi còn nhỏ đầy vất vả, thiếu thốn.
Bố của anh là nhà thơ nối tiếng Vũ Quần Phương, còn mẹ là bà Đào Thị Hường
là một dược sĩ.
Một câu chuyện cảm động về mẹ anh Văn vẫn còn nhớ mãi khi trước hôm thi đại
học Bách khoa Hà Nội, mẹ đã thức cùng anh để “Truy bài” môn Hóa.Thật tình cờ, rất
nhiều câu trong đề thi lại rơi đúng vào phần đã được hai mẹ con ôn tập từ tối hôm trước.
Vì vậy, không khó để Vũ Hà Văn có thể kiếm được điểm 10 tròn trĩnh môn Hóa. Nhờ
công sức của mẹ, anh đã đỗ Á khoa của đại học Bách Khoa Hà Nội.Trong quãng thời

gian học tập tại Hungary của Vũ Hà Văn tất cả các đồ dùng cần thiết cho cuộc sống như
quần áo, sách vở, radio... Ông đều phải mua lại của những sinh viên tốt nghiệp về nước
với giá chỉ bằng 20% - 30% so với đồ mới. Những năm ông học ở Hungary thiếu thốn
lắm, học bổng chỉ đủ ăn thế mà sau 3 năm học đầu, Văn vẫn tiết kiệm được 100 USD
mang về cho bố mẹ.

Nhà Toán Học Việt Nam: Ngô Bảo
Châu

13


Sáng Kiến Kinh Nghiệm : “Làm Thế Nào Để Nâng Cao Tính Tích Cực, Tự Giác Học Tập Của Học Sinh
Đối Với Bộ Môn Toán”

Sinh năm 1972, GS Ngô Bảo Châu từng là học
sinh Chuyên toán - tin thuộc Trường Đại học Khoa
học Tự nhiên Hà Nội. Trong hai năm 1988 và 1989
(học lớp 11 và 12), Ngô Bảo Châu đã giành 2 Huy
chương Vàng Olympic Toán quốc tế (IMO) ở
Canada và Đức và là học sinh Việt Nam đầu tiên
giành được 2 Huy chương Vàng IMO.

Năm 18 tuổi, Ngô Bảo Châu được Chính phủ Pháp
cấp học bổng để theo học Đại học Paris 6. Hai năm sau, Ngô Bảo Châu quyết định thi
vào hệ đào tạo tiến sĩ của Đại học Sư phạm Paris, trường đại học danh tiếng nhất nước
Pháp, nơi đã từng đào tạo nên những nhà khoa học Việt Nam nổi tiếng như: Hoàng
Xuân Hãn, Lê Văn Thiêm, Trần Đức Thảo... và đã đậu thủ khoa.
Năm 25 tuổi, Ngô Bảo Châu bảo vệ luận án Tiến sĩ về Bổ đề cơ bản của Jacquet. Sau
đó, làm việc trên một số bài toán khác và bảo vệ luận án habilitation (tương đương

Tiến sĩ khoa học) ở độ tuổi 31.
Năm 2005, Hội đồng chức danh GS Nhà nước Việt Nam đã xét đặc cách công nhận
chức danh GS đối với Tiến sĩ toán học Ngô Bảo Châu. Vào thời điểm đó, ông là vị
giáo sư trẻ nhất Việt Nam.
Nhà
toán
Pythagoras

học
Nhà toán học Hy Lạp Pythagoras là người phát
minh ra những định lý hình học cơ bản, nổi tiếng nhất là
định lý Pythagoras và định lý tổng ba góc của một tam
giác. Pythagoras sinh trưởng trong một gia đình quý tộc
ở đảo Xa-môt, một đảo giàu có ven biển Ê-giê thuộc
Địa Trung Hải. Ông ta theo học nhà toán học Ta-let.
Ông để lại nhiều câu châm ngôn hay trong đó có
câu “Hoa quả của đất chỉ nở một hai lần trong năm,
còn hoa quả của tình bạn thì nở suốt bốn mùa”
Truyền thuyết kể rằng đậu là
một phần nguyên nhân
gây ra cái chết của
Pythagoras. Sau khi bị
kẻ thù tấn công phải
chạy ra khỏi nhà, ông đã gặp một cánh đồng trồng đậu,
nơi ông bị cho rằng thà chết chứ không chạy vào cánh
đồng trồng đậu, và kẻ tấn công đã nhanh chóng cắt cổ
của ông (ghi chép lịch sử không nói rõ vì sao ông bị
kẻ thù tấn công).

14



Sáng Kiến Kinh Nghiệm : “Làm Thế Nào Để Nâng Cao Tính Tích Cực, Tự Giác Học Tập Của Học Sinh
Đối Với Bộ Môn Toán”

Nhà
Toán
Học:
Archimedes
Theo lời tường thuật thường được kể lại của Plutarch, Archimedes đang suy
ngẫm về một biểu đồ toán học khi thành phố bị chiếm. Một binh sĩ La Mã ra
lệnh cho ông tới gặp Tướng Marcellus nhưng ông từ chối, nói rằng mình
phải giải quyết xong vấn đề. Người lính nổi giận, và dùng kiếm giết
Archimedes. Plutarch cũng có một lời tường thuật ít được biết hơn về cái
chết của Archimedes cho rằng có thể ông đã bị giết khi đang tìm cách đầu
hàng một binh sĩ La Mã. Theo câu chuyện này, Archimedes mang theo các
dụng cụ toán học, và đã bị giết bởi người lính cho rằng chúng là những đồ có
giá trị. Tướng Marcellus đã nổi giận vì cái chết của Archimedes, bởi ông ta
coi Archimedes là một tài sản khoa học có giá trị và đã ra lệnh không được
làm hại ông.
Một hình cầu có

2
thể tích và diện tích bề mặt của hình trụ bao quanh nó đã
3

được đặt trên mộ của Archimedes theo yêu cầu của ông.

Góc đã vẽ


III/ KẾT QUẢ THỰC HIỆN
Sau khi nghiên cứu ba vấn đề trên 3 lớp 7a1 (có 34 học sinh) và 7a2 ( có 37 học
sinh) và 7a3 (có 34 học sinh) tôi thu được kết quả như sau:
 Số lượt học sinh không chuẩn bị bài trong một tuần chiếm tỉ lệ 14,3% .
 Số lượt học sinh không phát biểu ý kiến trong giờ học và số học sinh rụt rè trong
giờ học trên một tuần chỉ chiếm tỉ lệ khoảng 17,7%
 Chất lượng môn toán học lỳ 1: số học sinh trên trung bình đạt 92 em trong tổng
số 105 em, chiếm tỉ lệ 88% .

IV/ ỨNG DỤNG
Tài liệu này được áp dụng cho môn nhiều môn mà chủ yếu là toán 6, 7.

15


Sáng Kiến Kinh Nghiệm : “Làm Thế Nào Để Nâng Cao Tính Tích Cực, Tự Giác Học Tập Của Học Sinh
Đối Với Bộ Môn Toán”

Phần C. KẾT LUẬN










I/ KẾT LUẬN

Sau khi áp dụng một số phương pháp mà tôi đã nêu ở trên, tôi nhận thấy rằng học
sinh học tập tích cực, hăng hái phát biểu ý kiến và đặc biệt là chất lượng môn nâng
cao rõ rệt.

II/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Thông thường, học sinh chỉ thích học những môn học mà không đòi hỏi sự tư
duy nhiều như: Âm nhạc, mĩ thuật, thể dục …. Đối với môn toán thì rất ít học sinh
yêu thích nó, vì vốn dĩ toán học trừu tượng, khô khan, đòi hỏi các em phải tư duy
nhiều.
Với sự nổ lực không ngừng của bản thân, tôi đã thu được những kết quả đáng
mừng. Điều trước tiên tôi thấy được là học sinh hăng say học tập trong những giờ
mà tôi giảng dạy.
Tôi nhận thấy rằng các phương pháp này đã đạt được hiệu quả tốt, khả thi tôi
sẽ cố gắng tiếp tục phát triển và tìm tòi các phương pháp mới để hiệu quả dạy học
ngày càng cao hơn, có chất lượng tốt hơn.
Sự tiến bộ và hăng say học tập của các em luôn là nguồn sức mạnh tiếp thêm
cho tôi ngọn lửa nhiệt huyết, yêu nghề. Từ đó thôi thúc tôi tìm ra những phương
pháp dạy học ngày một tốt hơn.
Mỗi người giáo viên chúng ta cần phải tìm tòi, nghiên cứu để tìm ra những
phương pháp giảng dạy đa dạng sao cho tạo được hứng thú cho học sinh. Chúng ta
phải quan tâm, yêu thương học trò, tạo được mối quan hệ gần gũi giữa giáo viên và
học sinh. Có như vậy thì hiệu quả giáo dục ngày đạt cao hơn.
Qua những năm giảng dạy, tôi đã cố gắng suy nghĩ, học hỏi và nghiên cứu
nhiều tài liệu để tìm ra được phương pháp nêu trên. Tuy rất ngắn và có thể dể thực
hiện nhưng không kém phần quan trọng bởi nó giúp cho học sinh có một nền tảng
vững chắc, làm đòn bẩy cho các lớp học tiếp theo, và cũng là hành trang giúp ích
rất nhiều cho các em trong đời sống hằng ngày.
Dù đã cố gắng rất nhiều song không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong
được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô để đề tài của tôi ngày càng hoàn thiện
hơn. Mong sao góp phần nhỏ bé của mình trong việc nâng cao chất lượng dạy học.


III/ TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách giáo viên toán 6,7 ; Sách giáo khoa 6,7.
Sách chuẩn kiến thức môn Toán THCS.
Các sáng kiến năm trước và một số tài liệu trên mạng.

16


Sáng Kiến Kinh Nghiệm : “Làm Thế Nào Để Nâng Cao Tính Tích Cực, Tự Giác Học Tập Của Học Sinh
Đối Với Bộ Môn Toán”

Phước tín: Ngày…. Tháng……Năm…….
Người viết

Nguyễn Thị Thùy Dương

NHẬN XÉT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
17


Sáng Kiến Kinh Nghiệm : “Làm Thế Nào Để Nâng Cao Tính Tích Cực, Tự Giác Học Tập Của Học Sinh
Đối Với Bộ Môn Toán”












........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
Tổ trưởng

18


Sáng Kiến Kinh Nghiệm : “Làm Thế Nào Để Nâng Cao Tính Tích Cực, Tự Giác Học Tập Của Học Sinh
Đối Với Bộ Môn Toán”


NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG NHÀ TRƯỜNG











........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................

........................................................................................................................
........................................................................................................................
Ban giám hiệu

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHÒNG GIÁO DỤC
19


Sáng Kiến Kinh Nghiệm : “Làm Thế Nào Để Nâng Cao Tính Tích Cực, Tự Giác Học Tập Của Học Sinh
Đối Với Bộ Môn Toán”











........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................

........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
Trưởng phòng giáo dục

20


Sáng Kiến Kinh Nghiệm : “Làm Thế Nào Để Nâng Cao Tính Tích Cực, Tự Giác Học Tập Của Học Sinh
Đối Với Bộ Môn Toán”

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỊ XÃ PHÖÔÙC LONG
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ PHƯỚC TÍN



SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
;;

“LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG
CAO TÍNH TÍCH CỰC,
TỰ GIÁC HỌC TẬP
CỦA HỌC SINH ĐỐI VỚI BỘ

MÔN TOÁN ”


NGƯỜI THỰC HIỆN:
NGUYỄN THỊ THÙY
DƯƠNG
NĂM HỌC 2013-2014

21



×