Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

skkn hướng dẫn học sinh lớp 3 giải toán có nội dung hình học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.2 KB, 10 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm : Hướng dẫn học sinh lớp 3 giải toán có nội dung hình học

HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 3
GIẢI TOÁN CÓ NỘI DUNG HÌNH HỌC

I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
- Nội dung hình học trong lớp 3 tiếp nối, củng cố và phát triển mở
rộng các yếu tố hình học của toán 1, toán 2.
Từ những kiến thức ban đầu về hình học hình dạng, học sinh lớp 3
bứơc đầu làm quen với hình học định lượng (tính chu vi và diện tích hình
chữ nhật, hình vuông... )
- Ở lớp 3 đi sâu khai thác những yếu tố chi tiết, cụ thể về góc và
cạnh làm nổi bật tính đặc trưng của mỗi loại hình đó (góc vuông, góc không
vuông, chiều dài, chiều rộng của hình chữ nhật, tâm, đường kính, bán kính
của hình tròn...)
- Nội dung các yếu tố hình học trong chương trình sách giáo khoa
toán 3 được sắp xếp hợp lí phù hợp với sự phát triển theo từng giai đoạn
học tập của học sinh cũng như các mạch kiến thức (số học, đại lượng và đo
đại lượng, giải toán có lời văn) của toán 3.
Việc tri giác tổng thể, khái quát mang tính trực quan được trình bày
nhiều ở lớp 1, 2 và đến lớp 3 được làm "nhẹ dần" đồng thời "tăng dần" việc
tri giác cụ thể chi tiết, các yếu tố đặc trưng đã góp phần hình thành tư duy
logic, phát huy trí tưởng tượng sáng tạo của học sinh.

Nguyễn Thị Miên

Lớp 3/1 Trường Tiểu học Chi Lăng - Quận Sơn Trà

1



Sáng kiến kinh nghiệm : Hướng dẫn học sinh lớp 3 giải toán có nội dung hình học

- Các bài toán định lượng trong nội dung yếu tố hình học (độ dài
cạnh, chu vi, diện tích) được lựa chọn tương ứng với các mạch kiến thức số
học, đại lượng, giải toán có lời văn)
Chính vì những vấn đề nêu trên nên việc dạy "Giải toán có nội dung
hình học" còn giúp học sinh từng bước phát triển tư duy, rèn luyện phương
pháp suy nghĩ và khả năng suy luận logic, trí tưởng tượng không gian. Giúp
học sinh tập vận dụng những kiến thức toán học vào cuộc sống. Rèn luyện
cho học sinh những thói quen, tính cẩn thận, tự lực vượt khó, từng bước
hình thành và rèn luyện thói quen, khả năng suy nghĩ độc lập.
II/ THỰC TRẠNG :
- Thời lượng dành cho thực hành, luyện tập trong dạy học toán 3
chiếm từ 60% dến 70% tổng thời lượng dạy học toán 3. Điều này được
quán triệt đầy đủ trong nội dung dạy học các yếu tố hình học môn toán lớp
3. Sách toán 3 tăng cường các bài luyện tập thực hành và được thể hiện qua
yêu cầu thực hành đối với mỗi học sinh như : nhận dạng hình, đo độ dài,
tính chu vi, diện tích hình chữ nhật, hình vuông, vẽ hình, gấp hình, xếp
ghép hình. Song việc thực hành giải toán học sinh còn có nhiều hạn chế về
việc lập kế hoạch giải bài toán, hạn chế về lời văn khi trình bày giải toán, do
đó kết quả làm bài của các em chưa cao. Sau khi hình thành bài các em còn
chưa thành thạo trong việc kiểm tra kết quả bài làm. Đối với giải toán có
nội dung hình học các em lại còn có nhiều khó khăn hơn.
- Cụ thể qua năm đầu thay sách lớp 3 (năm 2004 - 2005) . Dạy về
chu vi hình chữ nhật, chu vi hình vuông (HK I) hoặc diện tích hình chữ
nhật, hình vuông (HK II)

Nguyễn Thị Miên

Lớp 3/1 Trường Tiểu học Chi Lăng - Quận Sơn Trà


2


Sáng kiến kinh nghiệm : Hướng dẫn học sinh lớp 3 giải toán có nội dung hình học

+ Kết qủa cụ thể :
Năm học 2004 - 2005 : số học sinh chưa đạt trên trung bình chiếm
tỉ lệ khoảng 50 - 60 %
Năm học 2005 - 2006 : số học sinh chưa đạt trên trung bình chiếm
tỉ lệ khoảng 40 - 50 %
Năm học 2006 - 2007: số học sinh chưa đạt trên trung bình chiếm tỉ
lệ khoảng dưới 15 %.
Với thực tế và kinh nghiệm giảng dạy ở một khối lớp trong những
năm qau bản thân tôi hết sức trăn trở nên đã tìm hiểu qua sách vở các
phương pháp, cách tổ chức dạy học ở một số nội dung về yếu tố hình học và
về giải toán có nội dung hình học.
Từ sự nhiệt tâm đó trong thời gian qua tôi đã rút ra một số các giải
pháp trong việc hướng dẫn cho học sinh lớp 3 giải toán có nội dung hình
học.
III/ PHẠM VI ĐỀ TÀI :
Áp dung cho học sinh lớp 3 để hướng dẫn học sinh giải toán có nội
dung hình học.

IV/ ĐỐI TƯỌNG NGHIÊN CỨU
Đề tài đã được áp dụng ở lớp 3/1 trường Tiểu học Chi Lăng.
V/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1/ Tổ chức hướng dẫn học sinh giải toán có nội dung hình học :

Nguyễn Thị Miên


Lớp 3/1 Trường Tiểu học Chi Lăng - Quận Sơn Trà

3


Sáng kiến kinh nghiệm : Hướng dẫn học sinh lớp 3 giải toán có nội dung hình học

- Việc giải toán có nôị dung hình học cũng theo đường lối chung để
hướng dẫn học sinh giải toán (thông thường) cũng gồm các bước :
a. Buớc 1 : Đọc kỹ đề toán và xác định cái đã cho và cái phải tìm.
Ở bước này giáo viên thường nêu 2 câu hỏi :
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
b/ Bước 2: Thiết lập mối quan hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm
bằng cách tóm tắt nội dung bài toán dưới dạng sơ đồ, hình vẽ hoặc ngôn
ngữ ngắn gọn.
Ví dụ : Tính chiều dài hình chữ nhật, biết nửa chu vi hình chữ nhật
là 60m và chiều rộng là 20m (sách toán 3 trang 89)
Tóm tắt :

?m

20m

Nửa chu vi
Chiều dài

chiều rộng
60m


c/ Bước 3 : Phân tích đề tóan để thiết lập trình tự giải
Ở bước này cần suy nghĩ xem để trả lời câu hỏi của bài toán: cần
biết gì, phải thực hiện phép tính gì? Suy nghĩ xem từ các số đã cho và điều
kiên của bài toán, có thể biết gì, có thể tính gì, phép tính đó có thể giúp trả
lời câu hỏi của bài toán không ? Trên cơ sở đó suy nghĩ để thiết lập trình tự
giải toán.
Ví dụ 1: Với đề toán: “ Tính chiều dài hình chữ nhật, biết nửa chu
vi hình chữ nhật là 60m và chiều rộng là 20 m.

Nguyễn Thị Miên

Lớp 3/1 Trường Tiểu học Chi Lăng - Quận Sơn Trà

4


Sáng kiến kinh nghiệm : Hướng dẫn học sinh lớp 3 giải toán có nội dung hình học

* Có thể dùng cách sau:
1/ Bài toán cho biết những gì ?
(Bài toán cho biết nửa chu vi của hình chữ nhật là 60m và chiều rộng
là 20m)
2/ Nửa chu vi của hình chữ nhật là gì ?
(Nửa chu vi của hình chữ nhật chính là tổng của chiều dài và chiều
rộng của hình chữ nhật đó).
3/ Bài toán hỏi gì ?
(Bài toán hỏi chiều dài của hình chữ nhật)
- Làm thế nào để tính được chiều dài của hình chữ nhật ?
(Lấy nửa chu vi trừ đi chiều rộng đã biết)

d/ Bước 4: Thực hiện phép tính theo trình tự giải đã có để tìm đáp
án và viết bài giải
Sau mỗi bước giải cần kiểm tra xem đã tính đúng chưa ? Viết câu
trả lời đã hợp lý chưa ? Giải xong bài toán phải thử xem đáp số tìm ra có
thể trả lời đúng câu hỏi của bài toán, có phù hợp với các điều kiện của bài
toán không.
Dựa vào ví dụ và phân tích ở bước 3, ta viết bài giải như sau:
Bài giải
Chiều dài hình chữ nhật là :
60 – 20 = 40 (m)

Nguyễn Thị Miên

Lớp 3/1 Trường Tiểu học Chi Lăng - Quận Sơn Trà

5


Sáng kiến kinh nghiệm : Hướng dẫn học sinh lớp 3 giải toán có nội dung hình học

Đáp số: 40 m
Ví dụ 2: Với đề toán: “Mỗi viên gạch hình vuông có cạnh 20cm.
Tính chu vihình chữ nhật ghép bởi 3 viên gạch như thế (Xem hình vẽ
7/trang 88)
* Tương tự như trên
1/ Yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ.
(Quan sát hình: giáo viên đã phóng to và đính trên bảng lớp)

2/ Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta phải biết được điều gì?
(Ta phải biết được chiều dài và chiều rộng hình chữ nhật)

3/ Hình chữ nhật được tạo bởi 3 viên gạch hoa có chiều rộng là bao
nhiêu?
(Chiều rộng hình chữ nhật chính là độ dài cạnh viên gạch hình
vuông)
- Chiều dài hình chữ nhật mới như thế nào so với cạnh của viên
gạch hình vuông ?
(Chiều dài của hình chữ nhật gấp 3 lần cạnh của viên gạch hình
vuông)
Bài giải:

Nguyễn Thị Miên

Lớp 3/1 Trường Tiểu học Chi Lăng - Quận Sơn Trà

6


Sáng kiến kinh nghiệm : Hướng dẫn học sinh lớp 3 giải toán có nội dung hình học

Chiều dài của hình chữ nhật là:
20 x 3 = 60 (cm)
Chu vi của hình chữ nhật là :
(60 + 20 ) x 2 = 160 (cm)
Đáp số : 160cm
Ví dụ 3: Với đề toán: “ Tính cạnh hình vuông biết chu vi hình vuông
là 24cm” (Sách Toán 3 trang 89)
1/ Bài toán cho biết gì ?
(Chu vi của hình vuông là 24cm)
2/ Bài toán hỏi gì ?
(Cạnh của hình vuông)

3/ Muốn tính cạnh của hình vuông ta làm như thế nào ? Vì sao ?
(Ta lấy chu vi chia cho 4. Vì chu vi bằng cạnh nhân với 4 nên cạnh
banừg chu vi chia cho 4)
Bài giải:
Cạnh của hình vuông đó là :
24 : 4 = 6 (cm)
Đáp số : 6cm
Tóm lại:

Nguyễn Thị Miên

Lớp 3/1 Trường Tiểu học Chi Lăng - Quận Sơn Trà

7


Sáng kiến kinh nghiệm : Hướng dẫn học sinh lớp 3 giải toán có nội dung hình học

- Cần phát huy tính độc lập, sáng tạo của học sinh khi củng cố hiểu
biết về hình dạng của các hình đã học thông qua việc quan sát, lựa chọn
trong tập hợp gồm nhiều hình (hình chữ nhật, hình vuông, hình tam giác,
hình tứ giác, hình tròn) hoặc hình có các góc vuông và góc không vuông.
- Với loại bài luyện tập hoặc nội dung thực hành cần cho học sinh
được tự hoạt động. Tránh áp đặt hoặc làm thay học sinh. Một số bài tập
luyện tập thực hành có tính chất làm mẫu, giáo viên cần sáng tạo thêm các
bài tập khác phù hợp với từng đối tượng học sinh cụ thể và tạo được hứng
thú cho học sinh.
+ Tăng cường các bài tập, thực hành và rèn luyện kĩ năng giải toán
như: trình bày, diễn đạt nói và viết (tóm tắt bài toán, lập đề toán, nêu câu lời
giải…) cùng các thao tác tư duy trong giải toán .



Phân tích đề, tìm yêu cầu của bài toán, liên hệ giữa “cái chưa

biết” với “cái đã biết” để tìm cách giải.
VI/ KẾT QUẢ :
- Qua vận dụng và tổ chức học sinh học tập về giải toán và đặc biệt
là giải toán có nội dung hình học theo các bước trên, học sinh đã có kỹ năng
giải toán và tự lập được kế hoạch giải toán một cách độc lập. So sánh chất
lượng học sinh qua 3 năm thực hiện thì thấy có hiệu quả rõ rệt.

Loại

HKI 2007-

Năm học

2004-2005

2005-2006

2006-2007

Lớp thực hiện

3/2

3/1

3/1


3/1

25%

30,8%

50%

75%

Giỏi

Nguyễn Thị Miên

Lớp 3/1 Trường Tiểu học Chi Lăng - Quận Sơn Trà

2008

8


Sáng kiến kinh nghiệm : Hướng dẫn học sinh lớp 3 giải toán có nội dung hình học

Khá

38%

26,9%


30,8%

9,4%

TB

20%

34,6%

15,4%

12,5%

Yếu

17%

7,7%

3,8%

3,1%

VII. RÚT KINH NGHIỆM:
- Trong quá trình giảng dạy và hướng dẫn học sinh cần tạo cho các
em có thói quen nên theo các bước khi giải một bài toán.
- Các bước tiến hành giải toán trên thực tế thường không tách rời
nhau mà bước trước chuẩn bị cho bước sau có khi đan chéo vào nhau.
- Kết hợp chặt chẽ việc giảng dạy các yếu tố hình học với các tuyến

kiến thức khác.
- Cần đặc biệt quan tâm đến việc thường xuyên ôn tập củng cố và hệ
thống hoá các kiến thức và kỹ năng hình học.
Với đề tài này, tôi đã áp dụng và thấy có kết quả tốt trong thực tiễn.
Tuy nhiên, trong lý luận chắc không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong
sự hỗ trợ của đồng nghiệp, cũng mong rằng những nội dung đã nêu trên của
tôi góp được một phần nhỏ vào việc giúp học sinh nâng cao chất lượng môn
toán. Đồng thời cũng là nền tảng cho các em học tốt môn toán ở các lớp
trên.
Sơn Trà, Ngày

tháng

năm

Người viết

Nguyễn Thị Miên

Lớp 3/1 Trường Tiểu học Chi Lăng - Quận Sơn Trà

9


Sáng kiến kinh nghiệm : Hướng dẫn học sinh lớp 3 giải toán có nội dung hình học

Nguyễn Thị Miên

Nguyễn Thị Miên


Lớp 3/1 Trường Tiểu học Chi Lăng - Quận Sơn Trà

10



×