Tải bản đầy đủ (.pdf) (205 trang)

Tiểu luận về đầu tư và phát triển nguồn vốn từ ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh hà nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 205 trang )

iii

MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT ............................................ vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH ............................................ vii
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH VẼ ..........................................................x
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .................................................................................................6
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài.........................6
1.1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến hoạt động đầu tư phát
triển từ nguồn vốn ngân sách nhà nước ..................................................................6
1.1.2. Khoảng trống nghiên cứu của đề tài luận án ..............................................16
1.2. Khung nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu ........................................18
1.2.1. Khung nghiên cứu.......................................................................................18
1.2.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................20
Tổng kết chương 1 ...................................................................................................24
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TỪ NGUỒN
VỐN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG ......................................................................25
2.1. Đầu tư phát triển .........................................................................................25
2.1.1. Khái niệm đầu tư phát triển ........................................................................25
2.1.2. Đặc điểm của đầu tư phát triển ...................................................................27
2.2. Ngân sách địa phương: .................................................................................28
2.2.1. Khái niệm ngân sách địa phương ...............................................................28
2.2.2. Nguồn hình thành ngân sách địa phương ...................................................29
2.3 Đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa phương ..............................30


2.3.1 Khái niệm và mục tiêu của đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa
phương ..................................................................................................................30
2.3.2. Đặc điểm của đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa phương.........34
2.3.3. Công tác quản lý nhà nước về đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa
phương ..................................................................................................................35


iv

2.3.4. Nội dung đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa phương cấp tỉnh ...........38
2.3.5. Tác động của đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa phương .........45
2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách
địa phương cấp tỉnh..............................................................................................50
2.4.1. Các nhân tố khách quan ..............................................................................50
2.4.2. Các nhân tố chủ quan ..................................................................................53
2.5. Kinh nghiệm đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước nói
chung ngân sách địa phương nói riêng ...............................................................56
2.5.1. Kinh nghiệm rút ra từ nghiên cứu một số quốc gia ....................................56
2.5.2. Kinh nghiệm đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách nhà nước nói
chung, ngân sách địa phương nói riêng từ một số địa phương trong nước. .........58
2.5.3. Một số bài học kinh nghiệm đối với tỉnh Hà Nam. ....................................61
Tổng kết chương 2 ...................................................................................................64
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TỪ NGUỒN VỐN
NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG TỈNH HÀ NAM GIAI ĐOẠN 2008-2013 .........65
3.1. Các đặc điểm của Hà Nam ảnh hưởng đến đầu tư phát triển từ nguồn
vốn ngân sách địa phương tỉnh Hà Nam ............................................................65
3.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên khoáng sản của tỉnh Hà Nam ảnh hưởng đến
hoạt động đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa phương ............................65
3.1.2. Tiềm năng kinh tế của tỉnh Hà Nam ...........................................................66
3.2. Tổng quan về hoạt động đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai

đoạn 2008-2013 .....................................................................................................71
3.2.1. Đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Hà Nam theo phân cấp quản lý và khoản
mục đầu tư ............................................................................................................71
3.2.2. Đầu tư phát triển tỉnh Hà Nam theo ngành kinh tế giai đoạn (2008 - 2013)........71
3.3. Thực trạng đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa phương trên
địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2008-2013 .........................................................73
3.3.1. Tình hình đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa phương trên địa
bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2008- 2013 ................................................................73
3.3.2. Thực trạng công tác quản lý đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa
phương trên địa bàn tỉnh Hà Nam. .......................................................................89
3.4. Đánh giá tác động của đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa
phương đến sự phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hà Nam giai đoạn 2008-2013 ......98
3.4.1 Tác động của đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa phương đến sự
phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hà Nam...................................................................98


v

3.4.2. Một số hạn chế và nguyên nhân chủ yếu của đầu tư phát triển từ nguồn vốn
ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh Hà Nam. ...............................................114
Tổng kết chương 3 .................................................................................................125
CHƯƠNG 4 QUAN ĐIỂM VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG
ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG
TỈNH HÀ NAM .....................................................................................................126
4.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước, quan điểm và định hướng đầu tư phát triển
từ nguồn vốn ngân sách địa phương tỉnh Hà Nam đến năm 2020 ....................126
4.1.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế ảnh hưởng tới đầu tư phát triển từ nguồn
vốn ngân sách địa phương đến năm 2020...........................................................126
4.1.2. Quan điểm đối với đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa phương. ......129
4.1.3. Định hướng đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa phương .........130

4.1.4 Dự báo nhu cầu vốn đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa phương
của tỉnh Hà Nam đến năm 2020. ........................................................................131
4.2. Một số giải pháp đối với hoạt động đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân
sách địa phương tại tỉnh Hà Nam. ....................................................................137
4.2.1. Nâng cao chất lượng công tác lập, thực hiện quy hoạch và kế hoạch đầu tư
phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa phương ...................................................138
4.2.2. Hoàn thiện, đổi mới tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý đầu tư phát triển từ
nguồn vốn ngân sách địa phương .......................................................................146
4.2.3. Thay đổi cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân
sách địa phương ..................................................................................................148
4.2.4. Hoàn thiện công tác quản lý đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa
phương ................................................................................................................152
4.2.5. Tăng cường đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa phương để thúc
đẩy đầu tư xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hà Nam. ........................157
4.2.6. Tăng cường công tác thanh tra, giám sát đầu tư phát triển từ nguồn vốn
ngân sách địa phương .........................................................................................159
4.3. Một số kiến nghị về đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách nhà nước ...160
Tổng kết chương 4 .................................................................................................162
KẾT LUẬN ............................................................................................................163
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ..........................................165
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................166
PHỤ LỤC ...............................................................................................................176


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
Cụm từ viết tắt

Từ gốc


BQLDA

Ban quản lý dự án

CNH, HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CQĐP

Chính quyền địa phương

CSHT

Cở sở hạ tầng

DAĐT

Dự án đầu tư

DNNN

Doanh nghiệp Nhà nước

DNTN

Doanh nghiệp tư nhân

HĐND


Hội đồng nhân dân

KCHT

Kết cấu hạ tầng

KCN

Khu công nghiệp

KHCN

Khoa học công nghệ

KHĐT

Kế hoạch đầu tư

KTNN

Kiểm toán Nhà nước

KTTT

Kinh tế thị trường

KTXH

Kinh tế - xã hội


LATS

Luận án tiến sỹ

NSĐP

Ngân sách Địa phương

NSNN

Ngân sách Nhà nước

NSTW

Ngân sách Trung ương

QLDA

Quản lý dự án

QLNN

Quản lý Nhà nước

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TMĐT


Tổng mức đầu tư

TPKT

Thành phần kinh tế

THĐT

Thực hiện đầu tư

TSCĐ

Tài sản cố định

UBND

Ủy ban nhân dân

XDCB

Xây dựng cơ bản


vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
Cụm từ

Từ gốc


Giải nghĩa

EU

European Union.

Liên minh Châu Âu

FDI

Foreign Direct Investment.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP

Gross Domestic Product.

Tổng sản phẩm trên địa bàn

ICOR

Incremental Capital - Output

Hệ số gia tăng vốn - sản

Ratio.

lượng


IMF

International Monetary Fund.

Quỹ tiền tệ quốc tế

JICA

Japan International

Cơ quan hợp tác quốc tế

Cooperation Agency

Nhật Bản

Official Development

Hỗ trợ phát triển chính thức

viết tắt

ODA

Assistance
OECD

Organization for Economic


Các quốc gia thành viên tổ

Cooperation and

chức hợp tác phát triển kinh

Development.

tế.

Provincial Competitiveness

Chỉ số năng lực cạnh tranh

Index

cấp tỉnh

PPP

Public-Private Partnership

Đối tác công tư

VCCI

Viet Nam Chamber of

Phòng Thương mại và Công


Commerce and Industry

nghiệp Việt Nam

WB

World Bank

Ngân hàng thế giới

WTO

World Trade Organization.

Tổ chức Thương mại thế giới

PCI


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Tổng sản phẩm trên địa bàn và tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Hà
Nam giai đoạn 2008-2013 .........................................................................................68
Bảng 3.2: Quy mô và tỷ trọng vốn đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa
phương trong tổng vốn đầu tư phát triển..................................................................74
trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2008 – 2013 .....................................................74
Bảng 3.3: Tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa phương
trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2008 – 2013 .....................................................75
Bảng 3.4. Đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa phương theo nguồn vốn đầu

tư trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2008-2013 ....................................................77
Bảng 3.5: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa phương theo
nội dung đầu tư trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2008-2013 ..............................81
Bảng 3.6: Tốc độ tăng đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa phương theo
nội dung đầu tư trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2008-2013 ..............................82
Bảng 3.7: Số xã có đường ô tô đến trung tâm tại tỉnh Hà Nam giai đoạn 2008 2013. ..........................................................................................................................99
Bảng 3.8: Tổng hợp kết quả đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa phương
trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2008 – 2013 ...................................................100
Bảng 3.9: Tổng hợp số xã có chợ trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2008-2013. ......102
Bảng 3.10: Kết quả đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa phương kết cấu hạ
tầng lĩnh vực giáo dục đào tạo trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2008 - 2013 .......103
Bảng 3.11: Kết quả đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa phương kết cấu hạ
tầng lĩnh vực văn hóa trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2008 - 2013. ...............103
Bảng 3.12: Kết quả đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa phương vào lĩnh
vực văn hóa trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2008 - 2013. ..............................104
Bảng 3.13: Tác động của đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa phương
đối với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hà Nam ...................................107


ix

Bảng 3.14: Tác động của đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa phương đối
với thúc đẩy đầu tư từ các nguồn vốn khác.............................................................110
trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2008 – 2013 ...................................................110
Bảng 3.15: Kết quả đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa phương
vào lĩnh vực y tế trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2009 - 2013. ......................111
Bảng 3.16: Kết quả

đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa phương


vào môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2009 - 2013 ..........................113
Bảng 4.1: Tỷ trọng và tốc độ tăng tỷ trọng vốn đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân
sách địa phương trong tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai
đoạn 2008-2013. ......................................................................................................133
Bảng 4.2: Tỷ trọng vốn đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa phương trong
tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2014 - 2020 .........134
Trên cơ sở thống kê số liệu về GDP và vốn ĐTPT giai đoạn 2005-2013: ............134
Bảng 4.3: GDP và vốn đầu tư phát triển của tỉnh Hà Nam giai đoạn 2005-2013...135
Bảng 4.5. Dự báo nhu cầu vốn đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa
phương bình quân giai đoạn 2014 - 2020 trên địa bàn tỉnh Hà Nam ......................137
Bảng 4.6: Tổng hợp kế hoạch hóa vốn đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa
phương theo kế hoạch trung hạn .............................................................................145


x

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH VẼ
Biểu đồ:
Biểu đồ 3.1: So sánh tốc độ tăng trưởng trung bình của Hà Nam so với các tỉnh
khác vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước giai đoạn 2008-2013 .........................68
Biểu đồ 3.2. Xếp hạng chỉ số PCI khu vực đồng bằng sông Hồng năm 2013 ..........69
Biểu đồ 3.3: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa phương giai
đoạn 2008-2013. ........................................................................................................78
Biểu đồ 4.1: Tăng trưởng GDP và đầu tư của Hà Nam giai đoạn 2005 - 2013 ......132
Hình vẽ:

Hình 1.1: Khung nghiên cứu luận án ........................................................................19
Hình 4.1: Nguồn vốn và cơ cấu vốn đầu tư phát triển từ nguồn vốn ......................148
ngân sách địa phương ..............................................................................................148



1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận án
Đầu tư phát triển (ĐTPT) từ nguồn vốn ngân sách nhà nước (NSNN) là
một bộ phận quan trọng có tính chất quyết định đến phát triển kinh tế xã hội
(KTXH) của một quốc gia, một địa phương ở Việt Nam. Nhưng trong thời gian vừa
qua thì ĐTPT từ nguồn vốn NSNN ở Việt Nam hiệu quả còn thấp. Đã có nhiều
công trình nghiên cứu về hiệu quả đầu tư công khẳng định vấn đề này. Mà trong
đầu tư công thì ĐTPT từ NSNN là một bộ phận chủ yếu. Nhưng các công trình đã
nghiên cứu thì mỗi công trình lại đề cập ở một khía cạnh của ĐTPT từ NSNN.
ĐTPT từ nguồn vốn ngân sách địa phương (NSĐP) trong những năm gần đây đã
góp phần phát triển kinh tế xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn địa
phương theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH), góp phần phát
triển kết cấu hạ tầng (KCHT), phát triển khoa học công nghệ (KHCN), thúc đẩy xây
dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, trong những năm qua ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP
tại các tỉnh, thành phố nói chung Hà Nam nói riêng vẫn còn nhiều bất cập, nguồn
vốn ĐTPT từ NSĐP vẫn còn phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn điều tiết từ trung
ương, ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP chưa thực sự phát huy vai trò của nó trong chiến
lược phát triển KTXH của địa phương. Cho đến nay, chưa có một công trình khoa
học bậc tiến sỹ nghiên cứu về vấn đề ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP trên địa bàn tỉnh
Hà Nam.
Việt Nam có 63 tỉnh, thành phố thì trong đó có khoảng 20 tỉnh, thành phố
là có thể chủ động được nguồn vốn đầu tư, không bị phụ thuộc vào vốn ngân sách
điều tiết từ trung ương. Còn lại hơn 40 tỉnh trong đó có Hà Nam hàng năm phải
nhận sự hỗ trợ đáng kể từ ngân sách trung ương (NSTW) (thu không đủ bù chi). Hà
Nam là một tỉnh nghèo mà ĐTPT từ nguồn vốn ngân sách có vai trò vô cùng quan
trọng, hàng năm phải phụ thuộc vào nguồn vốn NSTW điều tiết với tỷ lệ khoảng
57% vốn ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP. Vốn ĐTPT còn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu

ĐTPT trên địa bàn tỉnh, điều này dẫn đến rất nhiều dự án đầu tư (DAĐT), công
trình chậm tiến độ, tạm dừng thi công. Làm thế nào để ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP


2

tỉnh Hà Nam giảm mức độ phụ thuộc vào nguồn vốn NSTW điều tiết, tiến tới nâng
cao tính chủ động về nguồn vốn đầu tư cho địa phương. Công tác lập, thực hiện kế
hoạch ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP với phương pháp, nội dung chưa phù hợp, chưa
khoa học; Việc phân bổ vốn đầu tư giữa các ngành, lĩnh vực còn chưa hợp lý chẳng
hạn quá tập trung vào ĐTPT KCHT mà chưa chú trọng vào ĐTPT nguồn nhân lực,
KHCN. Làm thế nào để nâng cao chất lượng của công tác lập, thực hiện quy hoạch,
kế hoạch ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP, thay đổi cơ cấu nguồn vốn ĐTPT từ NSĐP,
hoàn thiện công tác quản lý ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP từ đó tăng cường ĐTPT từ
nguồn vốn NSĐP tỉnh Hà Nam?
Trước tình hình thực tiễn nêu trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Đầu tư phát
triển từ nguồn vốn ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh Hà Nam” làm đề tài luận
án tiến sỹ (LATS) của mình với mong muốn góp phần làm sáng tỏ thêm những vấn
đề đã đặt ra ở trên.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP của một tỉnh cụ thể (tỉnh
Hà Nam) luận án có mục tiêu đưa ra hướng hoàn thiện ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP
của tỉnh Hà Nam và của các địa phương có điều kiện tương đồng với tỉnh Hà Nam
phù hợp với các điều kiện mới, trong xu hướng phân cấp ngân sách ngày càng mạnh
cho các địa phương ở Việt Nam.
Mục tiêu cụ thể
Để giải quyết mục tiêu chung nhiệm vụ của luận án là:
- Hình thành khung lý thuyết nghiên cứu ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP bao
gồm: khái niệm; đặc điểm; nội dung ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP; quy trình ĐTPT từ

nguồn vốn NSĐP; các nhân tố ảnh hưởng đến ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP; tác động
của ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP đối với sự phát triển KTXH của địa phương. Đây là
những cơ sở lý luận quan trọng để đánh giá thực trạng ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP
của tỉnh Hà Nam.
- Thông qua phân tích, đánh giá thực trạng ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP của


3

tỉnh Hà Nam giai đoạn (2008 - 2013) đánh giá những tác động của ĐTPT từ nguồn
vốn NSĐP đối với sự phát triển KTXH trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
- Xác định được các hạn chế và nguyên nhân của ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP
của tỉnh Hà Nam.
- Luận án đưa ra các quan điểm, định hướng về ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP tỉnh
Hà Nam đến năm 2020.
- Luận án đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường ĐTPT từ nguồn vốn
NSĐP ở tỉnh Hà Nam và các địa phương có điều kiện tương đồng với tỉnh Hà Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Để đạt được những mục tiêu nghiên cứu nêu trên, luận án hướng tới đối
tượng và xem xét phạm vi nghiên cứu như sau:
- Đối tượng nghiên cứu:
+ Vốn ngân sách địa phương.
+ Đầu tư phát triển từ nguồn vốn NSĐP. Trong quá trình nghiên cứu về
ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP luận án có xem xét mối quan hệ hữu cơ giữa ĐTPT từ
nguồn vốn NSĐP với ĐTPT nói chung trên địa bàn cũng như xem xét quan hệ giữa
ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP với sự phát triển KTXH của một địa phương cấp tỉnh.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Tỉnh Hà Nam.
+ Về khoa học
Luận án tập trung nghiên cứu ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP cấp tỉnh. Nguồn vốn

NSĐP bao gồm: Nguồn vốn từ NSTW điều tiết cho địa phương và nguồn vốn NSĐP
tự tích lũy để đầu tư. Đề tài nghiên cứu ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP tại tỉnh Hà Nam.
Nghiên cứu cả lý luận và thực tiễn ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP trong đó đi
sâu vào nghiên cứu: Nội dung ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP; tác động của ĐTPT từ
nguồn vốn NSĐP đến sự phát triển KTXH của địa phương; các nhân tố ảnh hưởng
đến ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP để từ đó tìm ra các giải pháp nhằm tăng cường
ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP tỉnh Hà Nam.


4

+ Về thời gian
∙) Nghiên cứu thực trạng: ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP tỉnh Hà Nam giai đoạn
2008 - 2013
∙) Nghiên cứu tương lai: ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP đến năm 2020.
4. Đóng góp của đề tài luận án
4.1.Những đóng góp về học thuật và lý luận:
- Luận án đã đưa ra khung nghiên cứu bao gồm 5 bước nghiên cứu, trong
từng bước lại được chia thành các nội dung đề cập trên các góc độ khác nhau
(phương pháp nghiên cứu, công cụ nghiên cứu, nội dung nghiên cứu và các kết quả
đạt được).
- Phân tích đặc điểm của ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP, tác giả luận án đã góp
phần làm sáng tỏ nội dung ĐTPT, tiêu chí đánh giá tác động của ĐTPT đến sự phát
triển kinh tế xã hội của địa phương.
4.2. Những đóng góp mới rút ra từ kết quả nghiên cứu
- Áp dụng khung nghiên cứu luận án đã phân tích thực trạng ĐTPT từ nguồn
NSĐP trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2008 – 2013 luận án đã có những phát
hiện như sau: ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP tỉnh Hà Nam chưa thật sự phát huy tác
dụng mà trong đó nguyên nhân chủ yếu là do công tác lập kế hoạch ĐTPT từ
nguồn vốn NSĐP tỉnh Hà Nam còn đưa ra các mục tiêu mang tính tổng hợp nhiều

ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau kéo theo nội dung lập kế hoạch ĐTPT từ nguồn
vốn NSĐP tỉnh Hà Nam không tập trung, dàn trải, không đúng trọng tâm, trọng
điểm. Điều này dẫn đến cơ cấu ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP trên địa bàn tỉnh chưa
hợp lý quá tập trung vào ĐTPT kết cấu hạ tầng mà chưa chú trọng đầu tư vào những
lĩnh vực khác như: khoa học công nghệ, ĐTPT nguồn nhân lực.
- Bằng việc sử dụng phương pháp dự báo hồi quy xu thế bình phương nhỏ nhất
luận án đã dự báo nhu cầu vốn ĐTPT trên địa bàn tỉnh Hà Nam nói chung và nhu cầu
vốn ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP nói riêng trong năm kế hoạch giúp tỉnh Hà Nam có các
phương án huy động các nguồn vốn ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP trên địa bàn tỉnh đến
năm 2020.


5

- Luận án đã đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường ĐTPT từ nguồn vốn
NSĐP tỉnh Hà Nam trong đó trọng tâm vào thay đổi cơ cấu đầu tư và cơ cấu nguồn
vốn ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP được tác giả khái quát thành sơ đồ nguồn vốn và cơ
cấu nguồn vốn ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP trong đó nêu rõ có thể có 2 phương án
tăng tổng nguồn vốn ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP và có 1 phương án để thay đổi cơ
cấu ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP giúp cho địa phương có thể thay đổi cơ cấu nguồn
vốn đầu tư, cơ cấu đầu tư theo từng nội dung đầu tư nhằm tăng cường ĐTPT từ
nguồn vốn NSĐP trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
5. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục,
nội dung chính của luận án được kết cấu thành 4 chương:
Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Chương 2: Cơ sở khoa học về đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách
địa phương
Chương 3: Thực trạng đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa phương
tỉnh Hà Nam giai đoạn 2008-2013

Chương 4: Quan điểm và các giải pháp nhằm tăng cường đầu tư phát triển
từ nguồn vốn ngân sách địa phương tỉnh Hà Nam


6

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến hoạt động đầu
tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách nhà nước
ĐTPT từ nguồn vốn NSNN nói chung, NSĐP nói riêng là một trong những
khoản đầu tư quan trọng và lớn nhất của các địa phương. Nó chiếm một tỷ lệ không
nhỏ trong tổng chi ngân sách của mỗi địa phương. ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP
không chỉ tác động đến sự tăng trưởng và phát triển KTXH của địa phương mà nó
còn ảnh hưởng đến việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của địa phương nói
riêng, của đất nước nói chung. Chính vì vậy, chính quyền các tỉnh, thành phố luôn
rất quan tâm tới hiệu quả của ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP và đó cũng là một đề tài
mà không ít các tác giả đã từng nghiên cứu. Có thể kể đến một số nghiên cứu điển
hình như:

1.1.1.1. Một số công trình nghiên cứu của nước ngoài
Các nghiên cứu ngoài nước về đầu tư công và nợ công
Đầu tư công có vai trò rất quan trọng không những góp phần ổn định, tăng
trưởng kinh tế mà còn giải quyết các vấn đề xã hội. Các nhà nghiên cứu trong lĩnh
vực đầu tư công cũng chứng minh: Nếu quản lý đầu tư công không hiệu quả sẽ dẫn
đến gánh nặng nợ nần và ảnh hưởng đến phát triển bền vững. Vì vậy, các nhà
nghiên cứu đã phân tích thực trạng đầu tư công ở một số quốc gia và đưa ra một số
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư công. Tác giả đã tìm hiểu một số

công trình nghiên cứu tiêu biểu ở nước ngoài liên quan đến đề tài luận án:
Các tác giả Benedict Clements, Rinan Bhattacharya, và Toan Quoc Nguyen
đã có bài phân tích: “External Debt, Public Investment, and Growth in low - income
country” - Nợ nước ngoài, đầu tư công và tăng trưởng kinh tế ở các nước có thu
nhập thấp (2003) để chứng minh cho vai trò của đầu tư công đối với tăng trưởng


7

phát triển kinh tế và mối quan hệ giữa đầu tư công, nợ nước ngoài và tăng trưởng
kinh tế, từ các kết quả nghiên cứu, các tác giả đã tổng quan các lý thuyết liên quan
đến vấn đề nghiên cứu, đưa ra các mô hình tăng trưởng, mô hình đầu tư công từ đó
định lượng và qua chứng minh thực tế đã phân tích các tác động ở các quốc gia có
thu nhập thấp (Togo, Benin, Eritre, Mauritania, Uganda, Bhutan, Ethiopia,
Mozambique, Vanuatu, Bolivia, Gambia, The Nepal, Vietnam, Burkina Faso,
Ghana, Nicaragua, Yemen, Burundi, Guinea, Niger, Zambia). [126]
Đầu tư công không những thể hiện vai trò kinh tế, mà còn có vai trò xã hội.
Một trong những vai trò xã hội của đầu tư công là giảm nghèo. Bài viết: “The Role
of Public Investment in Poverty Reduction: Theories, Evidences and Methods” Vai trò của đầu tư công trong giảm nghèo (2006) của các tác giả Edward Anderson,
Paolo de Renzio và Stephanie Levy đã đưa ra các lý thuyết và bằng chứng về vai trò
của đầu tư công trong giảm nghèo thông qua chứng minh hiệu quả của đầu tư công
trong tăng trưởng, sản xuất, giảm nghèo và cân bằng xã hội. Bên cạnh đó các tác giả
cũng đề xuất phương pháp thẩm định DAĐT công và phân bổ tối ưu giữa các vùng
nhằm đạt được mục tiêu xã hội cao nhất đối với các quốc gia trong từng thời kỳ. [127]
Để đánh giá hiệu quả của đầu tư công, các tác giả Era Babla - Norris, Jim
Brumby, Annette Kyobe, Za Mills, và Chris Papageorgiou - IMF trong bài viết:
“Investing in Public Investment, an Index of Public Investment Efficiency” - Khảo
sát đầu tư công, một chỉ tiêu hiệu quả của đầu tư công (2/2011)và đã đề xuất một
chỉ số mới khái quát về quy trình quản lý đầu tư công qua bốn giai đoạn khác nhau:
Thẩm định dự án, lựa chọn dự án, THĐT và đánh giá đầu tư. Nghiên cứu trên tiến

hành khảo sát tại 71 quốc gia, trong đó có 40 quốc gia có thu nhập thấp và 31 quốc
gia có thu nhập trung bình. Từ kết quả nghiên cứu đã chỉ ra chỉ số này có thể sử
dụng để đánh giá, so sánh các quốc gia có chính sách đầu tư công có điều kiện
tương đồng với nhau, điều này phát huy hiệu quả nhất là ở những quốc gia mà chú
trọng đến các cải cách trong đầu tư công. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ ứng dụng
khảo sát và đánh giá trên pham vi quốc gia, còn đối với đầu tư công trong phạm vi


8

địa phương thì không đủ điều kiện để ứng dụng toàn bộ (kết quả nghiên cứu cũng
chỉ ứng dụng được một số nội dung). [128]
Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của công tác quản lý đầu tư công của các
quốc gia khác để đưa ra giải pháp quản lý hiệu quả đầu tư công, đặc biệt là đầu tư
cho lĩnh vực CSHT. Đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề này, trong đó nghiên cứu
của Benard Myers và Thomas Laursen về “Public Investment Management in the
EU” - Quản trị đầu tư công ở EU (5/2008) đã tổng kết một cách hệ thống về kinh
nghiệm quản lý đầu tư công của 10 nước thành viên EU giai đoạn 2000 - 2006,
trong đó nghiên cứu tập trung khảo sát kinh nghiệm của 2 nước Anh và Ireland, đây
là các quốc gia có nền kinh tế phát triển ở châu Âu. Tuy nhiên, trong thời gian qua
các nước dẫn đầu về nợ công trên thế giới lại đều thuộc khối EU. Do đó, từ kinh
nghiệm ở các quốc gia này là tài liệu tham khảo có giá trị cao giúp Việt Nam tham
khảo và chọn phương pháp quản lý đầu tư công tối ưu. [125]
Để đưa ra các giải pháp phân bổ đầu tư công hiệu quả, đặc biệt là đầu tư vào
lĩnh vực CSHT, tác giả Angel de la Fuente có bài viết: “Second-best Redistribution
through Public Investment: A Characterization, an Empirical Test and an
Application to the Case of Spain”- Phân bổ lại tốt nhất lần thứ hai qua đầu tư công:
đặc thù, kiểm tra thực tiễn và ứng dụng tại Tây Ban Nha (2003). Từ kết quả nghiên
cứu tác giả đã chỉ ra vai trò phân bổ lại của đầu tư công, đồng thời, đưa ra mô hình
phân bổ hiệu quả trong đầu tư công vào lĩnh vực CSHT. Nghiên cứu cũng chứng

minh điều đó thông qua ứng dụng cụ thể tại Tây Ban Nha và đã rút ra các kết luận
như sau: Để tăng hiệu quả đầu tư CSHT theo khu vực ở Tây Ban Nha có thể thực
hiện bằng cách chi nhiều hơn cho khu vực giầu, ít hơn cho khu vực nghèo. Đồng
thời, tác giả cũng chỉ ra rằng: Phân tích của ông không thể áp dụng cho toàn bộ các
quốc gia của EU bởi vì mỗi quốc gia đều có những đặc điểm riêng biệt (như thể chế
chính trị, điều kiện tự nhiên, KTXH, cơ chế chính sách). [124]
Nghiên cứu về cơ cấu chi đầu tư công trong điều kiện ngân sách hạn chế, bài
viết “Fiscal Austerity and Public Investment” - Thắt chặt tài chính và đầu tư công
(2011) của Wolfgang Streeck and Daniel Mertens đã thông qua việc chứng minh


9

tình hình đầu tư công của 3 quốc gia: Mỹ, Đức và Thụy Điển giai đoạn(1981-2007).
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng đầu tư công của các quốc gia này có xu hướng tăng đầu
tư công cho phần mềm (tăng đầu tư cho giáo dục, cho nghiên cứu và phát triển, hỗ
trợ gia đình và chính sách của thị trường lao động). Từ các kết quả nghiên cứu, các
tác giả cũng đưa ra mối quan hệ mật thiết giữa đầu tư công và đầu tư vào phần
mềm, trong điều kiện ngân sách hạn hẹp thì cần phải tiến hành đầu tư công như thế
nào để đạt hiệu quả cao, hạn chế tình trạng nợ công và thâm hụt NSNN. [129]
Nghiên cứu về đầu tư công các nhà nghiên cứu không chỉ quan tâm đến
phương pháp quản lý đầu tư công mà còn quan tâm đến việc đánh giá quản lý đầu
tư công để từ đó rút ra những hạn chế trong quản lý đầu tư công để có những giải
pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư công. Bài báo: “A Diagnostic
Framework for Assessing Public Investment Management” - Một khung chuẩn cho
đánh giá quản trị đầu tư công (2010) được thực hiện bởi các tác giả Anard Rajaram,
Tuan Minh Le, Nataliya Biletska và Jim Brumby. Nhóm các tác giả đã làm việc tại
WB từ năm 2005 đến năm 2007 trong lĩnh vực nghiên cứu về chính sách tài chính
cho tăng trưởng và phát triển của các quốc gia. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra được 8
nội dung cơ bản của một hệ thống quản lý đầu tư công tốt: (1) hướng dẫn đầu tư,

phát triển dự án và chuẩn bị dự án; (2) thẩm định dự án; (3) tổng quan một cách độc
lập thẩm định dự án; (4) lựa chọn dự án và ngân sách; (5) thực hiện dự án; (6) điều
chỉnh dự án; (7) tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của dự án; (8) đánh giá dư án.
Bên cạnh việc đựa ra phương pháp quản lý đầu tư công tốt nhất, các tác giả đã chỉ
ra những rủi ro chủ yếu trong đầu tư công và cung cấp một chu trình có hệ thống
cho quản trị đầu tư công hiệu quả cao. Thông qua kết quả nghiên cứu đã giúp các
tác giả cũng phát triển một khung chuẩn để đánh giá từng giai đoạn trong chu trình
quản trị đầu tư công. Kết quả nghiên cứu cũng nhằm mục đích thúc đẩy việc tự
đánh giá quản trị đầu tư công của chính phủ, các cơ quan sử dụng nguồn vốn
NSNN, tìm ra những hạn chế và nguyên nhân dẫn đến quản trị đầu tư công chưa
hiệu quả của các chính phủ từ đó tập trung khắc phục những hạn chế trong quản trị


10

và phương pháp có ảnh hưởng lớn đến đầu tư công, tiến tới hoàn thiện quản trị chi
đầu tư từ NSNN. [123]
Sách "Kinh tế học công cộng" do Joseph Stiglitz chủ biên (1995). Cuốn sách
đã đề cập đến vấn đề chi tiêu công, các nguyên lý bảo đảm chi tiêu công có hiệu
quả. Đồng thời đưa ra phương pháp phân tích lợi ích - chi phí là phương pháp
chung để đánh giá các chương trình, DAĐT công. Đây là những gợi ý tốt cho việc
đổi mới cơ chế quản lý sử dụng vốn NSNN nói chung và NSĐP nói riêng. [57]
Sách "Tài chính công" của tác giả David N. Hyman (2010) có cách tiếp cận
mới theo hướng bền vững trong lĩnh vực tài chính công và chính sách công. Trong
ấn bản “Tài chính công” lần thứ 10 đã làm rõ vai trò và các quyết định của chính
phủ trong điều hành nền kinh tế. Thông qua những kết quả nghiên cứu tác giả đã
giải thích được vì sao Chính phủ phải quyết định đối với khu vực công trong đó đặc
biệt là các vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến chiến lược phát triển của đất nước như
quân sự, an ninh quốc gia, vấn đề ô nhiễm, vấn đề an sinh xã hội, vấn đề cải cách
thuế liên bang, và chiến tranh Iraq. [52]

Sách “Chính sách công của Hoa Kỳ giai đoạn 1935-2001” của tác giả Lê
Vinh Danh, Đại học George Washington Mỹ (2001). Cuốn sách nghiên cứu trọng
tâm vào các vấn đề chính sách công nói chung trong đó tập trung vào phân tích
công tác quản lý chính sách công của Hoa Kỳ. Trong đó tác giả tập trung vào chính
sách tài khóa, liên quan tới công tác quản lý vốn từ NSNN. Quy trình quản lý
NSNN khá chặt chẽ ở Hoa Kỳ bao gồm các bước: lập kế hoạch, chuẩn chi, thực
hiện chi và kiểm toán. Đây sẽ là những gợi ý quan trọng trong đổi mới cơ chế quản
lý tài chính công nói chung và quản lý ĐTPT từ NSĐP nói riêng. [59]

1.1.1.2 Một số công trình nghiên cứu trong nước.
Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đầu tư phát triển
ĐTPT có vai trò quan trọng trong sự phát triển KTXH của một địa phương
nói riêng, của cả nước nói chung, góp phần tăng trưởng phát triển kinh tế, xóa đói
giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, góp phần thúc đẩy chiến lược phát triển tiến
trình CNH, HĐH đất nước. Ở Việt Nam trong những năm gần đây nguồn vốn


11

ĐTPT có xu hướng không ngừng tăng lên gắn với quá trình thực hiện chiến lược
phát triển KTXH của đất nước. Tuy nhiên bên cạnh những đóng góp đó thì ĐTPT
vẫn còn một số tồn tại như: hiệu quả ĐTPT còn thấp, thực tế ĐTPT đóng góp vào
tăng trưởng về phát triển ra sao thì vẫn còn chưa rõ hoặc thiếu căn cứ. Có rất nhiều
các công trình nghiên cứu về ĐTPT ở cả cấp độ vĩ mô (nền kinh tế) như: huy động
và sử dụng vốn đầu tư cho tăng trưởng, mối quan hệ giữa sự chuyển dịch của cơ cấu
kinh tế và ĐTPT, hiệu quả của ĐTPT ở các cấp độ ngành, lĩnh vực như: ĐTPT
KHCN, ĐTPT giáo dục, ĐTPT KCHT, ở cấp độ địa phương như: ĐTPT vào các
ngành và vùng lãnh thổ ở các địa phương hay đối với ĐTPT theo TPKT

(ĐTPT


của khu vực tư nhân, đầu tư công, đầu tư trực tiếp nước ngoài)
Một số công trình về ĐTPT đại diện có thể kể đến như sau:
- Tác giả Nguyễn Phương Bắc với đề tài LATS kinh tế “Định hướng và giải
pháp đầu tư kinh tế tỉnh Bắc Ninh” [72] năm 2004, khi nghiên cứu về ĐTPT ở tỉnh
Bắc Ninh, luận án đã tập trung xem xét về ĐTPT kinh tế tỉnh Bắc Ninh thông qua
hoạt động đầu tư XDCB, nhưng cũng chưa xem xét đầy đủ những lợi thế so sánh
của tỉnh này để đưa ra định hướng và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ĐTPT
kinh tế tỉnh Bắc Ninh.
- Tác giả Nguyễn Đẩu (2005) với đề tài LATS kinh tế “Huy động và sử dụng
vốn ĐTPT kinh tế thành phố Đà Nẵng - Thực trạng và giải pháp” nghiên cứu về
những vấn đề lý luận về huy động và sử dụng vốn ĐTPT kinh tế thành phố Đà
Nẵng đánh giá những tồn tại và nguyên nhân của thực trạng huy động và sử dụng
vốn ĐTPT kinh tế thành phố Đà Nẵng và từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng
cường huy động và sử dụng vốn ĐTPT tại thành phố Đà Nẵng. [69]
- Tác giả Hồ Sỹ Nguyên (2010) với LATS kinh tế: “Giải pháp nâng cao
hiệu quả ĐTPT trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời kỳ CNH, HĐH” đã
trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả ĐTPT, thực trạng hiệu quả ĐTPT
trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ (2001 - 2008). Trên cơ sở đánh giá
những tồn tại và nguyên nhân của thực trạng ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP tác giả đã
đề xuất những định hướng và giải pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu quả ĐTPT


12

nhằm thúc đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH ở tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian
tới. [56]
Các công trình nghiên cứu liên quan đến hiệu quả hoạt động ĐTPT từ nguồn
vốn NSNN
Trong những năm gần đây, chính quyền các tỉnh, thành phố trong cả nước rất

quan tâm tới hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn ĐTPT từ nguồn vốn NSNN nói
chung NSĐP nói riêng, vì đây là một trong những khoản đầu tư quan trọng và lớn
của các địa phương. Hoạt động ĐTPT từ nguồn vốn NSNN nói chung NSĐP nói
riêng không chỉ tác động đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương mà nó còn ảnh hưởng đến việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của nền
kinh tế đất nước. Chính vì vậy, có rất nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, cấp
Thành phố, LATS, luận văn thạc sĩ, bài báo đã từng nghiên cứu về vấn đề này. Sau
đây là một số công trình nghiên cứu điển hình liên quan đến đề tài luận án:
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Thành phố, mã số VKT 11.03.2004, viện
Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh “Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà
nước Thành phố Hồ Chí Minh hiện trạng và giải pháp” do TS. Lê Vinh Danh làm
chủ nhiệm đề tài (2004). Đề tài đã phân tích thực trạng sử dụng vốn đầu tư từ
NSNN Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 1993-2002; Đánh giá thực trạng hiệu
quả sử dụng vốn đầu tư từ NSNN Thành phố Hồ Chí Minh trong từng giai đoạn
quản lý qua một chương trình phần mềm giúp các nhà quản lý dự án, sở Kế hoạch
và Đầu tư, các cơ quan chức năng có liên quan của thành phố có thể thẩm định sơ
bộ mức độ hiệu quả quản lý DAĐT bằng tiền Nhà nước. Đề tài đã đề xuất một số
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ NSNN Thành phố Hồ Chí
Minh. [60]
- Bài báo "Bàn về hiệu quả quản lý vốn đầu tư từ NSNN", tạp chí Tài chính, số
5 (547) 2010 của GS.TS Nguyễn Công Nghiệp. Tác giả đã trình bày hiệu quả tổng
quát của quản lý vốn đầu tư từ NSNN nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển KTXH theo
định hướng của nhà nước trong ngắn hạn và trong dài hạn với chi phí tối ưu nhất và


13

hiệu quả cao nhất. Tác giả khẳng định tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý vốn đầu tư
từ nguồn vốn NSNN theo 2 nhóm là hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. [62]
- Luận văn thạc sĩ kinh tế “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn

ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển bằng cơ sở hạ tầng kinh tế trên địa bàn
tỉnh Thanh Hóa” của Hoàng Anh Tuấn (2000). Tác giả đã làm rõ một số vấn đề
thực tiễn về hoạt động ĐTPT CSHT kinh tế trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, từ đó đề
xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn vốn từ NSNN
đối với hoạt động ĐTPT CSHT kinh tế trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. [5]
- Luận án tiến sĩ kinh tế “Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển
công nghiệp từ nguồn vốn ngân sách nhà nước ” năm 2001 của Trịnh Quân Được.
Luận án đã hệ thống hóa, phát triển và hoàn thiện lý luận về hiệu quả của hoạt động
ĐTPT công nghiệp từ nguồn vốn NSNN. Xuất phát từ vai trò của hoạt động ĐTPT
công nghiệp theo định hướng CNH, HĐH, tác giả đã chỉ ra những nguyên nhân và
hạn chế của thực trạng hoạt động ĐTPT công nghiệp từ nguồn vốn NSNN. Qua đó
tác giả đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
ĐTPT công nghiệp từ nguồn vốn NSNN theo định hướng CNH, HĐH. [103]
- Luận án tiến sĩ kinh tế “Giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả vốn đầu tư
xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An” năm 2003 của
Phan Thanh Mão đã hệ thống hóa, phân tích những vấn đề lý luận về chi NSNN,
đầu tư XDCB và một số vấn đề có liên quan đến hiệu quả vốn đầu tư XDCB n trong
nền kinh tế thị trường. Tác giả đã đề xuất hệ thống các giải pháp tài chính nâng cao
hiệu quả vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Đặc
biệt, tác giả đề xuất một số kiến nghị với các cấp về bổ sung sửa đổi chính sách chế
độ, chế tài, quy trình nghiệp vụ cấp phát, cho vay vốn NSNN và tổ chức bộ máy
quản lý tài chính đối với hoạt động XDCB từ nguồn vốn NSNN. [78]
Các công trình nghiên cứu liên quan đến công tác quản lý ĐTPT từ nguồn
vốn NSNN
- Sách chuyên khảo “Quản lý tài chính trong lĩnh vực đầu tư xây dựng” của
PGS.TS Thái Bá Cẩn, NXB Tài chính (2003). Cuốn sách đã đề cập tới vấn đề thời


14


sự đang được cả xã hội quan tâm đó là chống thất thoát, tiêu cực từ nguồn vốn
NSNN. Tác giả tập trung nghiên cứu về công tác quản lý tài chính trong phạm vi
lĩnh vực đầu tư xây dựng, làm rõ được những đặc trưng cơ bản của hoạt động đầu tư
xây dựng, chi phí xây dựng, cơ chế quản lý đầu tư xây dựng, các giải pháp và cơ
chế quản lý tài chính nhằm ngăn ngừa thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng ở
tất cả các khâu, các giai đoạn của chu trình đầu tư xây dựng. [100]
- Sách chuyên khảo “Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình” của tác giả
Bùi Mạnh Hùng, NXB Khoa học Kỹ thuật (2006). Tác giả chủ yếu tập trung làm
rõ các nội dung cơ bản của DADT, nội dung kinh tế của dự án đầu tư xây dựng,
quy trình quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình trong các giai đoạn của dự án;
đề xuất ứng dụng chương trình máy tính trợ giúp công tác quản lý dự án đầu tư.
Tác giả có đề cập đến yêu cầu của QLNN về đầu tư xây dựng nhưng chỉ trên một
số khía cạnh nhất định, chủ yếu dưới dạng cụ thể hóa bằng các văn bản quy phạm
pháp luật. [22]
- Luận án Tiến sĩ kinh tế “Nâng cao hiệu quả quản lý chi tiêu ngân sách nhà
nước nhằm phục vụ nhu cầu phát triển ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Phú Hà
(2007). Tác giả đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản lý chi tiêu NSNN,
hiệu quả quản lý chi tiêu NSNN. Luận án đã đánh giá thực trạng quá trình quản lý
chi tiêu NSNN ở Việt Nam và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý
chi tiêu NSNN phục vụ nhu cầu phát triển ở Việt Nam. Tuy nhiên đối tượng, phạm
vi và nội dung nghiên cứu của luận án được đưa ra ở tầm vĩ mô, chưa đề cập sâu
đến công tác quản lý ĐTPT từ nguồn vốn NSNN. [73]
Tổng quan các công trình nghiên cứu trên địa bàn về kinh tế và đầu tư
tỉnh Hà Nam
- Đề án “Phát triển công nghiệp xi măng tỉnh Hà Nam đến năm 2010” năm
2007 của Sở xây dựng Hà Nam. Đề án đã nhìn nhận trên góc độ khái quát về sự
phát triển của ngành công nghiệp chủ lực tỉnh Hà Nam trong những năm qua. Trên
cơ sở đánh giá về CSHT, tài nguyên, khoáng sản và thực trạng phát triển ngành
công nghiệp xi măng của tỉnh. Trên cơ sở xem xét các nguyên nhân tồn tại, những



15

mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể đến năm 2010 đề án đã đề xuất một số giải pháp chủ yếu
để phát triển công nghiệp xi măng tỉnh Hà Nam trong tương lai. Việc thực hiện
những giải pháp này có vai trò quan trọng đối với việc góp phần thúc đẩy phát triển
KTXH, đảm bảo an ninh quốc phòng, tạo thêm việc làm cho người lao động, tăng
thu nhập và cải thiện đời sống cho một người dân trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó,
trên địa bàn tỉnh Hà Nam, đề án được thực hiện góp phần chuyển dịch cơ cấu
KTXH của tỉnh theo hướng CNH, HĐH phù hợp với xu thế phát triển chung nền
kinh tế cả nước trong tương lai. [96]
- Đề án “Tăng cường thu hút đầu tư vào các KCN, cụm công nghiệp - tiểu thủ
công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2006 - 2010” [93] năm 2007 của
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Nam. Đề án đã nghiên cứu cơ sở khoa học về KCN,
cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và vai trò của việc thu hút đầu tư vào các
KCN, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam. Đề án đã
phân tích một cách sát thực về thực trạng thu hút đầu tư vào các KCN, cụm công
nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trong thời gian qua. Thông qua việc phân tích các hạn
chế và nguyên nhân của thu hút đầu tư vào các KCN, cụm công nghiệp - tiểu thủ
công nghiệp đề án đã đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư vào
các KCN, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam trong
giai đoạn 2006 - 2010.
- “Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam đến năm
2020” của tác giả Lương Thị Thúy với đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế năm 2007.
Luận văn đã trình bày những cơ sở khoa học về KCN và thực trạng phát triển KCN
trên địa bàn tỉnh Hà Nam. Trên cơ sở xem xét những hạn chế, nguyên nhân và định
hướng phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Hà Nam đến năm 2020; Luận văn đã đưa
ra một số giải pháp nhằm phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh theo hướng phát triển
bền vững. Đây là đề tài nghiên cứu thành công về hiệu quả phát triển các KCN trên
địa bàn tỉnh Hà Nam. Tuy nhiên, đề tài tập trung chủ yếu vào tình hình phát triển của

các KCN theo hướng bền vững. Do đó đề tài liên quan đến ĐTPT các KCN trên địa
bàn tỉnh Hà Nam. [61]


16

- Luận văn Thạc sĩ “Đầu tư phát triển công nghiệp tỉnh Hà Nam. Thực trạng
và giải pháp” [117] của tác giả Vũ Thị Thanh Ánh năm 2013 đã khái quát các vấn
đề lý luận về ngành công nghiệp và ĐTPT công nghiệp của địa phương, phân tích
thực trạng đầu tư phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam. Căn cứ vào thực
trạng ĐTPT công nghiệp, luận văn đã chỉ ra được những hạn chế, cũng như những
nguyên nhân hoạt động ĐTPT công nghiệp tỉnh Hà Nam; và trên cơ sở những định
hướng ĐTPT công nghiệp tỉnh Hà Nam tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm thúc
đẩy hoạt động ĐTPT công nghiệp tỉnh Hà Nam theo hướng phát triển bền vững,
trên cơ sở những lợi thế hiện hữu của nguồn tài nguyên, vị trí địa lý, nguồn nhân lực
của tỉnh.
Những công trình nghiên cứu trên chủ yếu tập trung vào nghiên cứu các vấn
đề lý luận về ĐTPT các KCN, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; Thực trạng
đầu tư phát triển các KCN, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh
Hà Nam. Từ đánh giá những kết quả đã được, hạn chế và nguyên nhân của ĐTPT
các KCN, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp các công trình nghiên cứu đã đưa
ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động ĐTPT các KCN, cụm công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam theo hướng hiệu quả bền vững trong
tương lai.

1.1.2. Khoảng trống nghiên cứu của đề tài luận án
Đối với các công trình nghiên cứu nước ngoài
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nước ngoài gần như đã đề cập khá
đầy đủ đối với việc phân tích và đánh giá đầu tư công, các giải pháp quản lý đầu tư
công hiệu quả tại một số quốc gia, vùng lãnh thổ. Cụ thể các nghiên cứu về đầu tư

công tập trung vào các nhóm vấn đề chính: làm rõ khái niệm về đầu tư công, cơ cấu
chi tiêu đầu tư công; vai trò của đầu tư công đối với tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo
và mối quan hệ giữa đầu tư công, nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế; vai trò của
chính phủ trong việc hoạch định chính sách, quản lý, điều hành khu vực công; đề cập
đến vấn đề chi tiêu công, các nguyên lý bảo đảm chi tiêu công có hiệu quả, các chính
sách đầu tư công của các quốc gia; vai trò phân bổ lại của đầu tư công; hiệu quả của


17

đầu tư công; kinh nghiệm quản lý của đầu tư công tại một số quốc gia, quản lý đầu tư
công, quản lý tài chính công, quản lý DAĐT sử dụng NSNN.
Đây là những tài liệu tham khảo có giá trị cao khi làm rõ khung lý thuyết về
đầu tư công nói chung, về ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP nói riêng. Tuy nhiên, việc
ứng dụng để đánh giá thực trạng và đưa ra giải pháp quản lý ĐTPT từ nguồn vốn
NSĐP ở Việt Nam thì cần phải vận dụng linh hoạt và có những điều kiện nhất định.
Đối với các công trình nghiên cứu trong nước
Các công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến ĐTPT từ nguồn vốn
NSNN xem xét đến các khía cạnh chủ yếu như: hiệu quả của ĐTPT từ nguồn vốn
NSNN, công tác quản lý ĐTPT từ nguồn vốn NSNN, trên địa bàn một tỉnh hoặc
thành phố hay trên cả nước.
Xét về mặt số lượng, hoạt động đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN là mảng
nghiên cứu có tương đối nhiều công trình nghiên cứu được đề cập. Trong đó, các
công trình nghiên cứu xem xét đến các khía cạnh liên quan tới tham nhũng, thất
thoát, lãng phí ở các dự án đầu tư XDCB sử dụng vốn NSNN: vấn đề định giá xây
dựng, thất thoát, lãng phí vốn đầu tư, kiểm soát chi, giải ngân chậm, quản lý NSNN,
chi NSNN, hiệu quả sử dụng vốn NSNN.
Đây là các tài liệu có giá trị tham khảo cao và gợi mở những ý tưởng nghiên
cứu cho luận án. Tuy nhiên, do giới hạn trong phạm vi nghiên cứu nên các công
trình nghiên cứu chỉ tiếp cận một hoặc một số nội dung, một số khía cạnh nhất định

của hoạt động ĐTPT từ nguồn vốn NSNN nói chung, ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP
nói riêng không thể tham vọng giải quyết được nhiều nội dung trong một công trình
nghiên cứu.
Trên đây là các công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài có liên quan
đến đề tài luận án. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu ở trên đều tập trung
nghiên cứu về hiệu quả hoạt động đầu tư nói chung và hiệu quả đầu tư từ nguồn vốn
NSNN nói riêng trong phạm vi nghiên cứu của một tỉnh (thành phố) hoặc hiệu quả
đầu tư của một số ngành, tình hình huy động và sử dụng vốn ĐTPT trên địa bàn một
tỉnh, công tác quản lý ĐTPT từ nguồn vốn NSNN tại một tỉnh, thành phố. Nhưng


×