Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

BỘ ĐIỀU HÒA LỰC PHANH LÀM VIỆC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65 KB, 4 trang )

Trang chủ » Tư vấn » Hỏi và đáp
Bộ điều hòa lực phanh làm việc như thế nào
Xin giải thích bộ điều hòa lực phanh làm việc như thế nào, ưu nhược điểm
và phạm vi ứng dụng?
Bạn đang hỏi một vấn đề lớn, đòi hỏi nhiều kiến thức cơ sở. Xin nêu các nội
dung tóm tắt như sau:
1. Bộ điều hòa lực phanh (ĐHLP) có tác dụng hạn chế bớt lực phanh ra cầu sau,
nhằm tránh cho các bánh xe sau bị bó cứng và gây trượt lết bánh xe khi phanh
ngặt, nâng cao khả năng ổn định khi phanh của ô tô.
2. ĐHLP có cấu trúc tùy thuộc vào hệ thống phanh được lắp đặt trên xe: phanh
thủy lực, phanh khí nén, phổ biến chúng có mặt trên ô tô con giá rẻ không có
ABS. Cấu trúc nói ở đây là hệ thống phanh dầu (thủy lực), chúng được chia làm
các loại cơ bản:
- Điều hòa áp suất dầu phanh sau xy lanh chính tới các xy lanh bánh xe sau
theo mức độ gia tăng áp suất dầu,
- Điều hòa áp suất dầu phanh sau xy lanh chính tới các xy lanh bánh xe sau
theo mức độ gia tăng áp suất dầu và quán tính chuyển động của ô tô,
- Điều hòa áp suất dầu phanh sau xy lanh chính tới các xy lanh bánh xe sau
theo mức độ gia tăng áp suất dầu, và tải trọng thẳng đứng đặt trên các cầu xe.
Loại này dùng nhiều hơn cả.
- ĐHLP theo mức độ gia tăng áp suất dầu, bố trí trên cầu sau với hệ thống dẫn
động phanh dạng chéo (K).
3. Sơ đồ bố trí phụ thuộc vào kết cấu kể trên, ở đây chỉ đưa ra một sơ đồ sử
dụng phổ biến: điều chỉnh áp suất dầu ra cầu sau theo áp suất và tải trọng (xem
hình vẽ).


4. Nguyên lý làm việc của bộ điều hòa này như trình bày trên hình dưới. Bộ
điều hòa làm việc theo hai tín hiệu điều khiển: tín hiệu áp suất và tín hiệu tải
trọng.


Tín hiệu áp suất:
- Khi áp suất nhỏ, dầu có áp suất nhỏ từ xy lanh chính (p) tác động lên bộ điều
hòa, van con trượt bên trong chưa bị đóng duy trì khả năng thông các đường
dầu chảy tới xy lanh phanh bánh xe trước (p1) và sau (p2) như nhau, p = p1 =
p2.
- Khi áp suất đủ lớn, dầu có áp suất từ xy lanh chính tác động lên bộ điều hòa,


van con trượt bên trong đóng đường dầu ra xy lanh bánh xe sau, đường dầu
chảy tới xy lanh phanh bánh xe trước p = p1, đường dầu chảy tới xy lanh phanh
bánh xe sau bị đóng nên p2 < p (hay p1), do vậy p2 < p1.
Van con trượt có dạng tiết diện hai bên khác nhau, do vậy con trượt làm việc ở
dạng nhấp nháy, đảm bảo cho áp suất dầu ra cầu sau tăng chậm, thực hiện điều
hòa áp suất dầu phanh ra bánh xe phù hợp với tải trọng giảm nhỏ khi phanh ở
cầu sau.
Tín hiệu tải trọng:
Tải trọng thẳng đứng thay đổi, dẫn tới làm thay đổi khoảng cách giữa cầu sau
và thân xe. Tín hiệu thay đổi đó truyền qua thanh đòn nằm dưới gầm xe tác
động lên đầu ngoài của con trượt (của bộ ĐHLP) làm thay đổi vị trí con trượt,
do vậy trạng thái đóng đường dầu ra cầu sau cũng thay đổi.
Khi tải trọng giảm, con trượt đi xuống và cửa van sẽ đóng sớm hơn, thực hiện
điều hòa lực phanh theo tải trọng.
5. Ưu nhược điểm cơ bản của ĐHLP là:
- Tự động điều chỉnh áp suất dầu theo tải trọng và cường độ phanh (áp suất),
- Hạn chế khả năng bó cứng bánh xe sau,
- Đơn giản kết cấu,
- Giá thành thấp.
Nhược điểm chính của ĐHLP là không có khả năng điều chỉnh tốt khi đi trên
đường trơn, trong trường hợp này bánh xe vẫn có thể bị bó cứng. Do vậy ngày
nay chuyển sang dùng ABS (hệ thống chống bó cứng bánh xe).

6. Phạm vi ứng dụng:
- Ngày nay trên ô tô con hầu như không thiết kế mới dùng ĐHLP, một số
lượng nhỏ còn dùng vì lý do giá thành sản phẩm ô tô, hay các linh kiện còn lại
cần lắp bán nốt ra thị trường của các nước chậm phát triển. Một số nước đòi hỏi
xe sản xuất mới phải có ABS (Đức từ năm 1999, ...).


- Trên ô tô tải, ô tô chở khách dùng cho ô tô có phanh dầu,nhằm giảm giá thành
tổng thể. Đặc biệt trên ô tô chở khách sử dụng hệ thống phanh thủy lực điều
khiển bằng khí nén với các kết cấu khác nhau của các dòng dẫn động phanh,
cho phép thay đổi lực phanh ở cầu trước và cầu sau hay chuyển sang dùng
ABS.



×