Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Ảnh hưởng của quản lý tài chính và một số khía cạnh tài chính đến lợi nhuận của doanh nghiệp vừa và nhỏ thương mại và dịch vụ trong tỉnh thái nguyên (TT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.28 KB, 12 trang )

ẢNH HƯỞNG CỦA QUẢN LÝ TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ KHÍA CẠNH TÀI CHÍNH
ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH
VỤ TRONG TỈNH THÁI NGUYÊN

Luận án tốt nghiệp
Đại học Southern Luzon

Lucban, Quezon

Phần yêu cầu bắt buộc đối với
Trình độ tiến sĩ quản trị kinh doanh

Thực hiện bởi

PHẠM ANH NGỌC (RANDY)
2013
1


Chương 1
GIỚI THIỆU
CƠ SỞ NGHIÊN CỨU
Theo Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), Các doanh nghiệp vừa và
nhỏ (DNVVN) đã có những đóng góp đáng kể đối với tăng trưởng GDP và tạo việc làm cho
người ở độ tuổi lao động.
Bắt nguồn từ sự thừa nhận vai trò quan trọng và sự đóng góp của các DNVVN ngày
càng gia tăng cũng như là các chính sách hỗ trợ và xúc tiến phát triển DNVVN gần đây, đề
tài này nghiên cứu ảnh hưởng của quản lý tài chính và một số khía cạnh tài chính đến lợi
nhuận của doanh nghiệp vừa và nhỏ lĩnh vực thương mại và dịch vụ trong tỉnh Thái Nguyên.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đề tài này có các mục tiêu dưới đây:


1) Xác định lý lịch của người trả lời theo các vị trí sau: Chủ sở hữu, người quản lý, kế
toán trưởng.
2) Nhận biết thực tiễn quản lý tài chính của công ty về lĩnh vực: Hệ thống thông tin kế
toán, quản lý tài sản lưu động, quản lý tài sản cố định.
3) Đánh giá công ty qua các khía cạnh tài chính: Thanh khoản, đòn bẩy tài chính, hoạt
động kinh doanh.
4) Nhận biết mối quan hệ giữa thực tiễn quản lý tài chính và một số khía cạnh tài chính
đến lợi nhuận công ty
5) Phát triển mô hình lợi nhuận của DNVVN
6) Đề ra giải pháp thúc đẩy lợi nhuận DNVVN
Đề tài này có 4 câu hỏi nghiên cứu:
1) Tầm quan trọng của thực tiễn quản lý tài chính và các khía cạnh tài chính đối với lợi
nhuận DNVVN như thế nào?
2) Mối quan hệ giữa thực tiễn quản lý tài chính, các khía cạnh tài chính và lợi nhuận
DNVVN là gì?
3)Thực tiễn quản lý tài chính và các khía cạnh tài chính ảnh hưởng tới lợn nhuận
DNVVN như thế nào?
4) Hành động gì có thể thúc đẩy lợi nhuận DNVVN tỉnh Thái Nguyên.
GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU
Đề tài này có bốn giả thiết
H1: Lợi nhuận DNVVN có quan hệ tiêu cực đối với tỷ lệ tiền mặt.
H2: Lợi nhuận DNVVN có quan hệ tiêu cực đối với tỷ lệ nợ

2


H3: Lợi nhuận DNVVN có quan hệ tích cực đối với doanh thu trên tổng tài sản
H4: Lợi nhuận DNVVN có quan hệ tích cực đối với hiệu quả quản lý tài chính
Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này khám phá những ảnh hưởng của thực tiễn quản lý tài chính, các khía

cạnh tài chính và lợi nhuận của DNVVN. Kết quả nghiên cứu sẽ chỉ ra mối liên hệ giữa
những ảnh hưởng của thực tiễn quản lý tài chính, các khía cạnh tài chính và lợi nhuận của
DNVVN đồng thờ sẽ hỗ trợ các nhà quản lý thúc đẩy lợi nhuận của họ.
PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN CỦA NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này được thiết kế như một nghiên cứu quan hệ nhân quả trong đó mẫu là
120 DNVVN thương mại và dịch vụ trong tỉnh Thái Nguyên năm 2011
Bối cảnh của thực tiễn quản lý tài chính trong nghiên cứu này bao gồm các lĩnh vực
sau: Hệ thống thông tin kế toán, quản lý vốn lưu động, quản lý tài sản cố định.
Những khía cạnh tài chính trong nghiên cứu này bao gồm: Thanh khoản đo lưởng bởi
tỷ lệ tiền mặt, đòn bẩy tài chính đo lường bởi tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu, hoạt động kinh
doanh đo lường bởi doanh thu trên tổng tài sản.
Lợi nhuận được đo lường bởi bình quân của lợi nhuận trên doanh thu, lợi nhuận trên
tài sản, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.
ĐỊNH NGHĨA CÁC THUẬT NGỮ
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Quản lý tài chính
- Đối tượng của quản lý tài chính
- Hiệu quản quản lý tài chính
- Quản lý
- Khía cạnh tài chính
- Lợi nhuận của doanh nghiệp vừa và nhỏ

3


Chương 2
XEM XÉT TÀI LIỆU VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
Mục tiêu của chương này là xem xét các nghiên cứu trước đây liên quan đến lĩnh vực
thực tiễn quản lý tài chính, các khía cạnh tại chính và lợi nhuận của DNVVN để xây dựng
một mô hình sự ảnh hưởng của thực tiễn quản lý tài chính và một số khía cạnh tài chính lên

lợi nhuận.
Chương này được cấu trúc thành năm phần chính. Phần 2.1, 2.2 xem xét các định nghĩa
về doanh nghiệp vừa và nhỏ cả về chất lượng và số lượng. Phần 2.3, 2.4 và 2.5 xem xét riêng
các nghiên cứu trước đây về thực tiễn quản lý tài chính, một số khía cạnh tài chính và lợi
nhuận đã dược thực hiện bởi các nhà nghiên cứu trước đây trong các nền kinh tế phát triển.
Phần 2.7 tập trung vào khám phá mối liên hệ giữa thực tiễn quản lý tài chính, một số khía
cạnh tài chính và lợi nhuận. Phần 2.8 cung cấp mô hình sự ảnh hưởng của tiễn quản lý tài
chính, một số khía cạnh tài chính đến lợi nhuận DNVVN. Cuối cùng phần 2.9 phát triển mô
hình sự ảnh hưởng của tiễn quản lý tài chính, một số khía cạnh tài chính đến lợi nhuận
DNVVN và khung khái niệm.

4


Chương 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Đề tài này được thiết kế để nghiên cứu sự ảnh hưởng của thực tiễn quản lý tài chính và
một số khía cạnh tài chính đến lợi nhuân DNVVN trong tỉnh Thái Nguyên. Vì vậy nghiên
cứu nhân quả được thực hiện.
Khảo sát được chọn như là một kỹ thuật nghiên cứu để điều tra thực tiễn quản lý tài
chính của DNVVN.
Phương pháp số liệu thứ cấp được chọn để xem xét các khía cạnh tài chính của
DNVVN.
THIẾT KẾ MẪU VÀ KỸ THUẬT CHỌN MẪU
Kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản được sử dụng để lấy ra một mẫu gồm 120
DNVVN trên địa bàn thành phố Thái Nguyên để thu thập số liệu thông qua phỏng vấn cá
nhân (theo công thức Slovin với sai số chuẩn là 9% và kích thức tổng thể là 1854 DNVVN)
CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU
Các biến phụ thuộc

Lợi nhuận được xem như là biết phụ thuộc được đo lường bởi 3 biến đã được chỉ ra bao
gồm lợi nhuận trên tổng doanh thu (ROS), lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và lợi nhuận
trên vốn chủ sở hữu (ROE)
- ROS được tính bằng cách chia lợi nhuận cho tổng doanh thu hoạt động
- ROA là tỷ số của thu nhập với tổng tài sản bình quân
- ROE được định nghĩa nhu là thu nhập thuần chia cho vốn chủ sở hữu bình quân
Các biến độc lập
Các biến độc lập bao gồm các biết sử dụng để định nghĩa hiệu quả của thực tiễn quản
lý tài chính và một số khía cạnh tài chính của DNVVN.
Có 3 biến độc lập liên quan đến thực tiễn quản lý tài chính
1) Hệ thống thông tin kế toán (AIS)
2) Quản lý vốn lưu động (WCM)
3) Quản lý tài sản cố định (FAM)
Có 3 biến độc lập liên quan đến một số khía cạnh tài chính
1) Tỷ lệ tiền mặt (CAR)
2) Tỷ lệ nọ (DER)
3) Doanh thu trên tổng tài sản (TAT)

5


Mô hình phát triển cho đề tài này như dưới đây:
PRO = f(CAR, DER, TAT, AIS,WCM,FAM)
Trong đó:
PRO: Lợi nhuận = Bình quân của ROS, ROA và ROE
Trong đó:
ROS: Lợi nhuận trên doanh thu
ROA: Lợi nhuận trên tổng tài sản
ROE: Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
CAR: Tỷ lệ tiền mặt (Tiền mặt/ Nợ ngắn hạn)

DER: Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu
TAT: Doanh thu trên tổng tài sản
AIS: Hiệu quả của hệ thống thông tin kế toán
WCM Hiệu quả quản lý vốn lưu động ( Bình quân của quản lý tiền mặt, quản lý
khoản phải thu, quản lý hàng tồn kho)
FAM: Hiệu quản của quản lý tài sản cố định
THỦ TỤC THU THẬP SỐ LIỆU
Số liệu thứ cấp trong báo cáo tài chính được sử dụng để lấy các chỉ tiêu tài chính do
lường thanh khoản, đòn bẩy tài chính, hoạt động kinh doanh và lợi nhuận của DNVVN
Số liệu sơ cấp được thu thập qua bảng câu hỏi và người trả lời là chủ sở hữu, nhà
quản lý hoặc kế toán trưởng của DNVVN.
PHƯƠNG PHÁP SỬ LÝ SỐ LIỆU
Phần mềm SPSS và Excel giúp chuyển đổi các dữ liệu này dễ dàng và nhanh chóng
XỬ LÝ THỐNG KÊ
Ma trận tương quan sẽ được sử dụng để trình bầy đo lường sự liên kết giữa các biến
Bình quân có trọng số được sử dụng để mô tả nhận thức của người trả lời về sự ảnh
hưởng của các biến quản lý tài chính
Phân tích hồi quy bội được sử dụng để điều tra ảnh hưởng đồng thời của tỷ lệ tiền
mặt (CAR), tỷ lệ nợ (DEB), doanh thu trên tổng tài sản (TAT) và hiệu quả thực tiễn quản lý
tài chính (AIS, WCM, FAM) đến lợi nhuận DNVVN (PRO).

6


Chương 4
TRÌNH BÀY, PHÂN TÍCH VÀ GIẢI THÍCH SỐ LIỆU
TIỂU SỬ CỦA NGƯỜI TRẢ LỜI
- Hình thức sở hữu gồm: Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh
nghiệp tư nhân.
- Vị trí của người trả lời trong công ty là chủ sở hữu, nhà quản lý hoặc kế toán trưởng

- Trình độ học vấn cao nhất của người trả lời chủ yếu là trình độ đại học và thấp hơn
- Hầu hết người trả lời có tham gia chương trình đào tạo liên quan đến quản lý tài
chính nhưng không thường xuyên
PHÂN TÍCH KẾT HỢP CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1) Ma trận tương quan như đã thấy trong bảng 4.23 được sử dụng để xác định có hay
không mối liên hệ giữa một vài khía cạnh tài chính, thực tiễn quản lý tài chính và lợi nhuận.
Table 4.23: Ma trận tương quan của lợi nhuận và các biến độc lập
PRO

CAR

DEB

TAT

AIS

WCM

FAM

PRO

1.000

-0.946

0.072

0.822


0.861

0.865

0.856

CAR

-0.946

1.000

-0.008

-0.769

-0.809

-0.845

-0.789

DEB

0.072

-0.008

1.000


0.150

0.051

0.007

0.044

TAT

0.822

-0.769

0.150

1.000

0.682

0.571

0.612

AIS

0.861

-0.809


0.051

0.682

1.000

0.755

0.784

WCM

0.865

-0.845

0.007

0.571

0.755

1.000

0.836

FAM

0.856


-0.789

0.044

0.612

0.784

0.836

1.000

Tương quan ở mức ý nghĩa 0.01 (2 số thập phân)
- Mối quan hệ giữa lợi nhuận và hệ thống thông tin kế toán, thực tiễn quản lý vốn lưu
động và thực tiễn quản lý tài sản cố định là tích cực đáng kể với hệ số tương quan tương ứng
r = 0.861; 0.865; and 0.856.
- Hệ số tương quan giữa lợi nhuận và doanh thu trên tổng tài sản với r=0.822 và giữa
lợi nhuận và tỷ lệ tiền mặt là tiêu cực đáng kể với hệ số tương quan r=-0.946.
2) Phân tích hồi quy bội đã được sử dụng để xác định có hay không các biến độc lập
(CAR, DER, TAT, AIS, WCM, FAM ) ảnh hưởng đồng thời đến biến phụ thuộc (PRO).
Trong bảng tổng kết, kết quả phân tích hồi quy bội trong bảng 4.24 chỉ ra rằng lợi
nhuận của DNVVN bị ảnh hưởng bởi một số khía cạnh tài chính và hoạt động quản lý tài
chính tại mức ý nghĩa 0.0001, và 95,5 phần trăm sự biến đổi trong lợi nhuận DNVVN (R2 =

7


0.959) có thể được giải thích bằng sự biến đổi của các khía cạnh tài chính hoạt động quản lý
tài chính. Cụ thể:

- Tỷ lệ tiền mặt có liên quan tiêu cực đến lợi nhuận DNVVN tại mức ý nghĩa 0.0001
và hệ số tương quan chuẩn hóa là -0.390
- Tỷ lệ nợ không thấy có liên quan đến lợi nhuận DNVVN
- Doanh thu trên tổng tài sản có liên quan tích cực đến lợi nhuận DNVVN tại mức ý
nghĩa 0.0001 và với hệ số tương quan chuẩn hóa 0.236
Table 4.24: Mô hình hồi quy lợi nhuận DNVVN sử dụng
lợi nhuận như một biến phụ thuộc
Unstandardized
Coefficients

Model

Std.

B
1

Error

StandardizedCoefficients
t

Sig.

0.190

.850

Beta


0.054

0.286

CAR

-2.094

0.266

-0.390

-7.873

.000

DEB

0.076

0.083

0.018

0.917

.739

TAT


1.092

0.149

0.236

7.319

.000

AIS

0.011

0.003

0.133

3.647

.000

WCM

0.010

0.003

0.166


3.808

.000

FAM

0.013

0.003

0.160

4.135

.000

(Constant)

Model Summary
Model

R

1

979 a

R

Adjusted R


Square

Square

0.959

0.957

Std. Error of the Estimate
0.08134

ANOVA(b)
Sum of

Model
1

Squares

df

Mean Square

Regression

17.446

6


2.908

Residual

0.748

113

0.007

Total

18.194

119

F

Sig.

439.525 .000(a)

a. Predictors: (Constant), FAM, DER, TAT, AIS, WCM, CAR
b. Dependent Variable: PRO (%)

8


- Tất cả các biến của hoạt động quản lý tài chính (AIS, WCM, and FAM) là liên quan
tích cực đến lợi nhuận DNVVN tại mức ý nghĩa 0.0001 và với hệ số tương quan chuẩn hóa

tương ứng là 0.133, 0.166 và 0.160.
Sau khi bỏ tỷ lệ nợ và chạy lại chương trình, kết quả của phân tích hồi quy bội được
thấy trong bảng 4.27
T able 4.27: Regression model of SME profitability after removing debt ratio

Model

Unstandardized

Standardized

Coefficients

Coefficients
Std.

B
1

(Constant)

t

Sig.

0.189

.850

Beta


Error

0.054

0.286

CAR

-2.057

0.263

-0.383

-7.830

.000

TAT

1.121

0.146

0.240

7.706

.000


AIS

0.011

0.003

0.133

3.692

.000

WCM

0.010

0.003

0.166

3.834

.000

FAM

0.013

0.003


0.161

4.168

.000

Model Summary
Model

R

1

0.979a

R
Square
0.959

Adjusted R Square

Std. Error of the Estimate

0.957

0.08128

ANOVA(b)
Model


Sum of Squares df

Mean

F

Sig.

Square
1

Regression

17.441

5

3.488

Residual

0.753

114

0.007

Total


18.194

119

527.997 .000(a)

a. Predictors: (Constant), FAM, DER, TAT, AIS, WCM, CAR
b. Dependent Variable: PRO (%)
Bảng 4.27 bộc lộ rằng tất cả các tham số thông kê gồm giá trị F, kiểm định thống kê
T và sai số chuẩn ước tính có thêm ý nghĩa sau khi bỏ tỷ lệ nợ khỏi công thức hồi quy bội.

9


Chương 5
TÓM TẮT, KẾT QUẢ, KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÓM TẮT
Mô hình nghiên cứu này chỉ ra rằng sự thay đổi trong lợi nhuận của DNVVN tỉnh
Thái Nguyên có thể được giải nghĩa bởi sự thay đổi trong:
1) Tỷ lệ tiền mặt
2) Doanh thu trên tổng tài sản
3) Hiệu quả của hệ thống thông tin kế toán
4) Hiệu quả của quản lý tài sản lưu động
5) Hiệu quả của quản lý tài sản cố định
NHỮNG KẾT QUẢ
1) Vị trí của người trả lời trong công ty chủ yếu là kế toán trưởng (90.8%)
2) Trình độ đào tạo cao nhất của người trả lời là trình độ đại học và thấp hơn (95%)
3) Hệ thống thông tin kế toán có trung bình trọng số là 3.27
4) Quản lý tiền mặt có trung bình trọng số là 3.29
5) Quản lý khoản phải thu có trung bình trọng số là 3.16

6) Quản lý hàng tồn kho có trung bình trọng số là 3.41
7) Quản lý tài sản cố định có trung bình trọng số là 3.16
8) Tỷ lệ tiền mặt có giá trị trung bình là 0.67
9) Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu có giá trị trung bình là 0.6
10) Tỷ lệ doanh thu trên tổng tài sản có giá trị trung bình là 0.55
11) 79 trong số 120 DNVVN được khảo sát (65.8%) đã có lãi và phần còn lại
(34.2%) là không có lãi.
12) Hệ thống thông tin kế toán, quản lý vốn lưu động, quản lý tài sản cố định được
thấy có liên quan đáng kể đến lợi nhuận DNVVN với hệ số tương quan tương ứng là 0.861;
0.865 và 0.856 tại mức ý nghĩa 0,01.
13) Lợi nhuận doanh nghiệp vừa và nhỏ được thấy có liên quan tiêu cực với tỷ lệ tiền
mặt với hệ số tương quan âm 0.946 tại mức ý nghĩa 0.01
14) Lợi nhuận DNVVN được thấy có liên quan tích cực với doanh thu trên tổng tài
sản với hệ số tương quan 0.822 tại mức ý nghĩa 0.01.
15) Lợi nhuận DNVVN không thấy có liên quan đáng kể tới tỷ lệ nợ
16) Sau khi bỏ tỷ lệ nợ và chạy lại chương trình, mô hình của lợi nhuận DNVVN
được sửa lại như thay đổi dưới đây:
PRO = -2.094CUR+1.092TAT+0.011AIS+0.010WCM+0.013FAM

10


KẾT LUẬN
Dựa trên những kết quả, người nghiên cứu đưa ra những kết luận dưới đây:
1) Hầu hết DNVVN sử dụng nhân viên kế toán trong công việc
2) Kế toán trưởng vẫn đóng vai trò quan trọng kiểm soát vị thế tài chính
3) Hầu hết các DNVVN có ứng dụng thường xuyên máy tính trong công việc
4) Kinh nghiệm xem như quan trọng hơn lý thuyết trong hoạt động quản lý tiền mặt
5) Bán sản phẩm hoặc dịch vụ bằng trả góp là một xu hướng thông thường đối với
các DNVVN tỉnh Thái Nguyên.

6) Xác định mức độ hàng tồn kho dựa trên kinh nghiệm của người quản lý
7) DNVVN luôn ước tính dự án đầu tư vốn trước khi quyết định đầu tư
8) DNVVN tỉnh Thái Nguyên đang gặp khó khăn trong thanh khoản bằng tiền mặt
9) DNVVN tỉnh Thái Nguyên không khó khăn lắm trong việc tìm kiếm nguồn tài
chính từ các ngân hàng thương mại
10) Hiệu quả sử dụng tài sản của DNVVN năm 2011 là thấp
11) Càng quản lý tài chính có hiệu quả thì lợi nhuận càng cao
12) DNVVN mà tỷ lệ tiền mặt cao có xu hướng ít lợi nhuận
13) DNVVN có tỷ lệ doanh thu trên tổng tài sản cao được mong đợi tạo ra nhiều lợi
nhuận hơn.
14) Lợi nhuận của DNVVN không thấy có liên quan với tỷ lệ nợ.
NHỮNG ĐỀ NGHỊ
Dựa vào những kết quả nghiên cứu, dưới đây là các kiến nghị:
1) Hiệu quả quản lý tài chính có thể dẫn tới lợi nhuận cao. Vì vậy nâng cao hiệu quả
của quản lý tài chính được xác định là một công cụ hiệu quả đối với thúc đẩy và gia tăng lợi
nhuận của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cụ thể, mô hình đã chỉ ra những nhân tố quản lý tài
chính dưới đây có liên quan tích cực tới lợi nhuận của DNVVN:
- Hiệu quả của hệ thống thông tin kế toán
- Hiệu quản của hoạt động quản lý vốn cố định bao gồm quản lý tiền mặt, quản lý các
khoản phải thu, quản lý hàng tồn kho. Cụ thể, DNVVN cần ứng dụng lý thuyết về hàng tồn
kho và lý thuyết cân bằng tiền mặt mục tiêu. Những lĩnh vực này đang hiệu quả thấp.
- Hiệu quả hoạt động quản lý tài sản cố định
2) Tỷ lệ tiền mặt cao dẫn đến khả năng thanh khoản cao và ảnh hưởng tiêu cực đến
lợi nhuận do tiền mặt không sinh ra lợi nhuận. Nếu DNVVN thay đổi tiền mặt thành tiền gửi
ngân hàng thì họ vẫn duy trì được thanh khoản và kiếm được tiền lãi từ ngân hàng vì vậy gia

11


tăng lợi nhuận. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là tỷ lệ tiền mặt sẽ tiếp tục giảm xuống để

tăng lợi nhuận bởi vì hành động như vậy sẽ ảnh hưởng bất lợi cho thanh khoản.
3) Doanh thu trên tổng tài sản cao dẫn tới nhận cao cho DNVVN. Doanh thu trên
tổng tài sản được định nghĩa như tỷ lệ giữa doanh thu thuần và tổng tài sản. Vì vậy tăng
doanh thu thuần hoặc giảm tổng tài sản sẽ gây nên doanh thu trên tổng tài sản tăng. Bán tài
sản là không cần thiết với hoạt động kinh doanh. DNVVN cần cố gắng tăng hiệu quả sử
dụng tổng tài sản và tăng doanh thu trên tổng tài sản. Thêm vào đó, nỗ lực về thị trường,
quản lý bán hàng, phát triển sản phẩm mới và ưa chuộng sẽ tăng doanh thu thuần như vậy
tăng doanh thu trên tổng tài sản và lợi nhuận.
4) Thay đổi sự phân biệt giữa DNVVN và công ty lớn, giữa doanh nghiệp quốc
doanh và tư nhân trong khoản vay ưu đãi. Doanh nghiệp quốc doanh và các công ty lớn luôn
được vay vốn với lãi suất ưu đãi thấp hơn doanh nghiệp khác. Điều này dẫn đến cạnh tranh
không lành mạnh và DNVVN nhận thêm rủi ro khi gia nhập thị trường.
5) Cung cấp chương trình đào tạo về kỹ năng quản lý tài chính cho chủ sở hữu và
người quản lý DNVVN trong lĩnh vực quản lý vốn lưu động vì kinh nghiệm được xem như
quan trọng hơn lý thuyết trong giai đoạn hiện nay.
6) Những kết quả về hoạt động quản lý tài chính và một số khía cạnh tài chính của
DNVVN giúp tổ chức giảng dạy và đào tạo nhân sự hiểu được cách ứng xử của DNVVN
trong lĩnh vực quản lý tài chính. Điều này sẽ là cơ sở đối với việc phát triển các chương trình
đào tạo phù hợp hơn cho người sở hữu và nhà quản lý DNVVN.

12



×