Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố môi trường marketing đến hoạt động sản xuất kinh doanh của sản phẩm OMO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.74 KB, 20 trang )

Nhóm 5:
ĐỀ TÀI
Hãy lựa chọn 1 nhãn hiệu sản phẩm đang bán trên thị trường Việt Nam và phân
tích sự ảnh hưởng của các nhân tố môi trường marketing đến hoạt động sản xuất
kinh doanh của sản phẩm đó.

Nhãn hiệu sản phẩm Nhóm 5 lựa chọn là : Nhãn hiệu bột giặt Omo của công ty
Unilever VIỆT NAM


Đề cương của đề tài:
A. Giới thiệu công ty Unilever Việt Nam và nhãn hiệu Omo.
I. Giới thiệu công ty Unilever Việt Nam.
II. giới thiệu nhãn hiệu bột giặt Omo:
- Trên thế giới.
- Tại Việt Nam:
B. Giới thiệu đề tài, phân tích sự anh hưởng của các nhân tố môi trường
Marketing ảnh hưởng đến Sản xuất và phân phối sản phẩm bột giặt Omo.
I. Lý thuyết Hệ thống thông tin marketing và môi trường Marketing.
1. Hệ thống thông tin marketing:
a) Khái niệm:
b) Vai trò :
2. Môi trường marketing:
a) Khái niệm:
b) Sự cần thiết nghiên cứu môi trường marketing:
c) Phân định môi trường marketing:
Môi trường vi mô:
Môi trường vĩ mô:
II. Phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố môi trường
Marketing đến hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm Omo của công ty
Unilever Việt Nam.




a) Môi trường Marketing vi mô:
Bản thân công ty:
Các nhà cung ứng:
Các trung gian Marketing:
Khách hàng:
Đối thủ cạnh tranh:
Công chúng:
b) Môi trường Marketing vĩ mô:
Môi trường nhân khẩu:
Môi trường kinh tế:
Môi trường tự nhiên:
Môi trường công nghệ:
Môi trường chính trị - pháp luật:
Môi trường văn hóa - xã hội:
C. Kết Luận :


A - Giới thiệu công ty Unilever Việt Nam và nhãn hiệu Omo.
1. Công ty Unilever Việt Nam:
Trong những năm gần đây sức cạnh tranh của các công ty Việt Nam với nước ngoài diễn
ra hết sức quyết liệt đặc biệt là các sản phẩm có xuất xứ từ các công ty đa quốc gia, đang
có mặt và thống lĩnh trên thị trường Việt Nam.
Unilever là một trong những tập đoàn đa quốc gia cung ứng hàng tiêu dùng hàng đầu thế
giới với các ngành hàng thực phẩm và sản phẩm chăm sóc vệ sinh cá nhân và gia đình. Có
mặt tại Việt Nam từ năm 1995, tới nay công ty đã đầu tư hơn 120 triệu đô la Mỹ và đã trở
thành một trong các nhà đầu tư thành công nhất ở Việt Nam với 2 doanh nghiệp:
-


Công ty Liên doanh Unilever Việt Nam: chuyên về các sản phẩm chăm sóc cá

nhân và gia đình (bột giặt OMO, Viso, xà bông và sữa tắm Lux, Lifebuoy, Dove, dầu
gội Sunsilk, Clear, Lifebuoy, các loại nước vệ sinh gia đình Vim, nước rửa chén bát
Sunlight, các loại sữa rửa mặt và kem dưỡng da Pond"s, Hazeline...)
-

Công ty TNHH Unilever Việt Nam: chuyên về các sản phẩm thực phẩm, trà và các

đồ uống từ trà, các sản phẩm chăm sóc vệ sinh răng miệng (trà Lipton nhãn vàng,
Lipton Icetea, nước mắm và bột nêm Knorr).
Unilever Việt Nam được xem là một trong những công ty có vốn đầu tư nước
ngoài thành công nhất trong các hoạt động kinh doanh và hỗ trợ cộng đồng. Từ
năm 1995 đến năm 2005, Unilever Việt Nam đã đóng góp vào ngân sách quốc gia
hơn 2.400 tỉ đồng. Công ty hiện có đội ngũ nhân viên gồm 3.000 lao động trực
tiếp và gián tiếp, và gián tiếp tạo việc làm cho khoảng 6.000 người thông qua các
nhà cung cấp và các đại lý. Tháng 4/2000, Unilever Việt Nam đã vinh dự nhận
bằng khen của Thủ tướng Chính phủ về những thành tích xuất sắc trong hoạt động
kinh doanh và đóng góp cho xã hội qua các dự án hỗ trợ & chăm sóc sức khỏe
cộng đồng cũng như giáo dục.
Unilever luôn ý thức và tích cực tham gia các hoạt động hỗ trợ cộng đồng, đóng
góp nâng cao đời sống, sức khỏe của người dân Việt Nam. kết hợp với Bộ Y tế,


Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng các cơ quan ban ngành địa phương thực hiện một số
chương trình dài hạn trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, xoá đói giảm nghèo, và
phòng chống thiên tai
2. Nhãn hiệu bột giặt Omo:
Omo là một trong những nhãn hiệu nổi tiếng của công ty Unilever.Đó là một
trong những mặt hàng thiết yếu cho sinh hoạt hàng ngày của người tiêu dùng Việt

Nam.OMO đến với Việt Nam khi thị trường hàng tiêu dùng ở đây còn mới nên có
nhiều đất để kinh doanh và tốc độ tăng trưởng của Việt Nam còn thấp nên khả
năng tiêu thụ cao.Hiện nay thị phần của bột giặt OMO khá rộng và có uy tín đối
với người tiêu dùng trên cả nước nhưng thời gian gần đây trên thị trường xuất hiện
những thương hiệu bột giặt khác như:Tide,Viso,Surf,Vì dân...đe dọa thị phần bột
giặt OMO
B - Sự ảnh hưởng của các nhân tố môi trường marketing đến hoạt động sản
xuất kinh doanh Nhãn hiệu bột giặt OMO của công ty UNILEVER Việt Nam.
I. Lý thuyết Hệ thống thông tin marketing và môi trường Marketing.
1. Hệ thống thông tin Marketing:
a) Khái niệm:
Hệ thống thông tin Marketing là hệ thống các hoạt động thường xuyên có sự
tương tác giữa con người, thiết bị và các phương pháp dùng để thu thập, phân
loại, phân tích, đánh giá và truyền đi những thông tin cần thiết, chính xác, kịp thời
để người phụ trách Marketing sử dụng chúng với mục đích thiết lập, tổ chức thực
hiện, điều chỉnh và kiểm tra các kế hoạch Marketing.
b) Vai trò:
-tạo ra các báo cáo thường xuyên và đặc biệt khi cần thiết.


-kết hợp các số liệu cũ và mới đế cung cấp các thông tin cập nhật và xác định các
xu hướng thị trường.
-phân tích số liệu.
2. Môi trường Marketing :
a) Khái niệm
Môi trường Marketing của doanh nghiệp là tập hợp những chủ thể tích cực và
những lực lượng hoạt động ở bên ngoài doanh nghiệp có ảnh hưởng đến khả năng
chỉ đạo biện pháp marketing thiết lập và duy trì mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với
các khách hàng mục tiêu
b) Sự cần thiết nghiên cứu môi trường Marketing

- Những biến đổi trong môi trường có thể tạo ra sự xung đột,kìm hãm sự phát
triển của doanh nghiệp nhưng cũng có thể tạo ra động lực thúc đẩy sự phát triển.
- Nghiên cứu môi trường marketing giúp doanh nghiệp sử dụng các công cụ hoặc
các biến số marketing có thể kiểm soát được để tận dụng cơ hội và giảm thiểu rủi
ro.
- Nghiên cứu môi trường marketing là cơ sở để xây dựng chiến lược chính sách
hoặc chương trình marketing của doanh nghiệp cho từng giai đoạn phát triển.
c) Phân định môi trường marketing
• Môi trường vi mô.
là những lực lượng có quan hệ gần gũi, trực tiếp với doanh nghiệp có ảnh hưởng
tới khả năng phục vụ khách hàng của doanh nghiệp,có thể chia thành 2 nhóm:
+nhóm nội tại(nội bộ)doanh nghiệp:các nhân tố thuộc các bộ phận chức năng
trong doanh nghiệp có ảnh hưởng khả năng vận dụng marketing hữu hiệu
+nhóm môi trường ngành(nhiệm vụ):nhà cung cấp,trung gian marketing,khách
hàng,đối thủ cạnh tranh và công chúng.
• Môi trường vĩ mô


là những lực lượng xã hội rộng lớn có ảnh hưởng tới toàn cục môi trường vi
mô,nội bộ doanh nghiệp và tạo ra thời cơ cũng như mối đe dọa đối với doanh
nghiệp như các yếu tố nhân khẩu,kinh tế,tự nhiên,kĩ thuật,chính trị và văn hóa


Do tính chất luôn biến động,khống chế và hoàn toàn bất định,môi trường

marketing động chạm sâu sắc đến đời sống công ty. Những biến đổi diễn ra trong
môi trường này không thể là chậm và có thể dự đoán trước được. Nó có thể gây ra
những điều bất ngờ lớn và những hậu quả nặng nề. Vì thế công ty cần phải chú ý
theo dõi tất cả những diễn biến của môi trường bằng cách sử dụng vào mục đích
này việc nghiên cứu marketing và những khả năng thu thập thông tin marketing.

II. Phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố môi trường Marketing đến hoạt
động sản xuất kinh doanh sản phẩm Omo của công ty Unilever Việt Nam.
1) Môi trường Marketing vi mô:
a . Bản thân công ty:
- Điểm mạnh của công ty:
Được sự hỗ trợ của tập đoàn Unilever toàn cầu nên có tài chính vững mạnh.Chính sách thu
hút tài năng hiệu quả:quan điểm của công ty là”phát triển thông qua con người,thông qua các
ngày hội việc làm cho các sinh viên sắp tốt nghiệp của các trường đại học danh tiếng để từ đó
đào tạo nên các quản trị viên thật sự sáng giá cho nguồn nhân lực của công ty.Ngoài ra công
ty cũng có chế độ lương bổng,phúc lợi thỏa đáng và các khóa học tập trung trong và ngoài
nước cho nhân viên nhằm nâng cao nghiệp vụ của họ…
Tình hình nghiên cứu và phát triển công nghệ của Unilever Việt nam luôn được chú trọng
đầu tư thỏa đáng.Công nghệ hiện đại được chuyển giao nhanh chóng và có hiệu quả rõ rệt
Giá tương đối chấp nhận được,trong khi chất lượng rất cao,không thua hàng ngoại nhập
Môi trường văn hóa doanh nghiệp mạnh,đội ngũ nhân viên trí thức và có tinh thần trách
nhiệm vì mục tiêu chung của công ty,đặc biệt các quan hệ với công chúng rất chú trọng tại
công ty


- Điểm yếu của công ty:
Gần đây công ty đã cắt giảm ngân sách ít nhiều do những khó khăn mà sự kiện 11-9 gây
ra cho nền kinh tế thế giới. Các vị trí chủ chốt trong công ty vẫn người nước ngoài nắm
giữVẫn còn những công nghệ không áp dụng được tại Việt nam do chi phí cao,vì vậy phải
nhập khẩu ngoài nên tốn kém chi phí không tận dụng dược hết nguồn lao động dồi dào và có
năng lực ở Việt nam
Giá cả của Unilever còn khá cao so với thu nhập của người Việt nam,nhất là những vùng
nông thôn
Là một công ty có nguồn gốc châu Âu,chiến lược quảng bá sản phẩm của Unilever còn
chưa phù hợp với văn hóa Á đông
b - Các nhà cung ứng:

Là các tổ chức cá nhân cung ứng các yếu tố sản xuất. Một trong số các nhà cung
ứng của Công ty đó là Tập đoàn Hoá chất Việt Nam (Vinachem) theo lời của ban
quản trị tập đoàn Unilever.( hai bên đã ký ngày 21-9 tại Hà Nội ).Hiện, Unilever
đang mua một số nguyên liệu chính từ Vinachem và các công ty thành viên của
tập đoàn cho các hoạt động sản xuất tại Việt Nam. Tuy nhiên, công ty vẫn phải
nhập một số nguyên liệu khác ( ước tính trên 100 triệu đô la Mỹ/năm), do vậy
Vinachem cùng các đơn vị thành viên sẽ hợp tác với Unilever để sản xuất những
nguyên liệu này.
Việc có một đầu vào nguyên liệu ổn định sẽ kích thích kinh doanh phát triển. với
đó kéo theo sự sản xuất đồng loạt hơn về số lượng sản phẩm và chất lượng sản
phẩm.
Việc kết hợp hợp tác sản xuất ra nguyên liệu tại ngay Việt Nam sẽ tiết kiệm chi
phí cho nguyên liệu đầu vào, gia tăng sản xuất thuận lợi hơn. Từ đó có thể đưa ra
một số chính sách về giá cả.Hầu hết 80% người tiêu dùng Việt Nam sống ở vùng
nông thôn có thu nhập thấp, do đó việc sản xuất được nguyên liệu sản xuất sẽ
thuận lợi trong việc lựa chọn mua hàng ( nhãn hiệu bột giặt Omo ) cho tiêu dùng,
với giá cả hợp lý. Từ đó doanh số bán ra sẽ tăng lên.


c - Các trung gian Marketing:
Giúp cho công ty giới thiệu, bán và phân phối hàng hóa đến với người tiêu dùng.
+ Trung gian phân phối: Công ty có sử dụng một số công ty vận chuyển( công ty cổ phần
và giải pháp thương mại ABA…) dùng để vận chuyển phân phối sản phẩm đến các kênh
phân phối hàng hóa đến người tiêu dùng và đến các trung tâm phân phối trong đó có trung
gian phân phối do công ty xây dựng ( trung tâm Phân phối ở Bình Dương , và 2 trung tâm
khác ở Hà Nội và Đà Nẵng ).
Omo là sản phẩm thiết yếu, cần cho tất cả mọi người, mọi gia đình. Để Omo được phân
phối rộng rãi và rộng khắp thì cần có một hệ thống cung cấp dịch vụ sản phẩm phù hợp:
siêu thị, đại lý, cơ sở…trong đó bán lẻ là thích hợp và số lượng là đông nhất, tuy nhiên cần
linh hoạt đối với từng vị trí, vùng…có phân phối riêng.

Việc sử dụng các trung gian vận chuyển và các trung tâm phân phối sẽ thuận tiện hơn
trong việc phân phối hàng hóa đến từng cửa hàng trung tâm bán lẻ, từ đó dễ dàng tiếp gận
đến tay người tiêu dùng hơn.. một phần cũng đưa đóng góp vào giải quyết một phần chính
đó là vấn đề lưu trữ hàng hóa ở các khu bán lẻ, tránh tình trạng hết hàng vào các đợt lễ tết…
Việc sử dụng các trung gian phân phối sẽ tiết kiệm được thời gian và chi phí tới các khu
bán lẻ, siêu thị, đại lý… cũng là một nhân tố có thể sử dụng chi phí về giá cả về lưu thông
hàng hóa từ đó lợi thế về giá, và thời gian lưu thông tăng doanh số bán hàng của nhãn hiệu
Bột giặt Omo.
+ Bất kỳ công ty nào trong đó cả công ty Unilever Việt Nam đều sử dụng 2 mảng quáng
bá sản phẩm chiến lược cho công ty của mình là :
-

Quảng bá trực tiếp: quảng bá trên truyền hình, sách báo….

-

Quảng bá gián tiếp: thông qua hoạt động bán hàng phụ, bán hàng kết hợp với quảng
cáo…

Việc quảng bá trực tiếp : nhằm đạt một hay một số mục đích nhất định như thông
báo cho người tiêu dùng biết sản phẩm mới, hướng dẫn sử dụng sản phẩm, v.v…
Có thể nói Omo ( hay Unilever Việt Nam) tập trung mạnh vào việc này ( nghiên cứu, quảng
cáo, tư vấn ) trong đó quảng cáo là mạnh nhất vì Omo là mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, là sản


phẩm có mặt hàng thay thế nhiều nhất, quảng cáo ,giúp sản phẩm Omo được tiếp cận nhiều
và làm mọi người tiêu dùng đều thuộc lòng Omo khi lựa chọn bột giặt.
Quảng bá gián tiếp :Cụ thể, đó là các hình thức phổ biến thường thấy như giảm
giá, coupon, tặng kèm dưới nhiều hình thức, đổi vỏ sản phẩm này được tặng sản
phẩm khác, tặng mẫu dùng thử cho khách hàng, chương trình khuyến mãi rút thăm

hoặc cào trúng thưởng những phần quà có giá trị, tài trợ cho các cuộc thi và những
chuyên mục trên truyền hình… Những hoạt động như vậy đã tạo dựng được hình
ảnh cho nhã hiệu bột giặt Omo.
Từ quảng bá: nhãn hiệu bột giặt Omo sẽ trở nên gần gũi thân thiết hơn với người dân,
giành được cái tâm lý của người tiêu dùng, tạo thiện cảm ( tổ chức các cuộc thi, quyên góp,
từ thiện…)  tạo thương hiệu lâu dài bền vững về mặt xã hội cho nhãn hiệu bột giặt Omo.
Từ đó tăng lên số lượng về sản xuất và kinh doanh trong dài hạn. tạo doanh số tăng lên trong
ngắn hạn.
Tổ chức cung cấp dịch vụ và tài chính tín dụng đóng vai trò quan trọng giúp Omo đứng
vững trong thị trường ( như mở rộng thị trường, tung ra sản phẩm Omo tính năng mới cũng
như trong việc cạnh tranh đối thủ (giảm giá, hỗ trợ khách hàng, bù lỗ..)
d - Khách hàng:
Là đối tượng, là nhân tố tạo nên thị trường.
Người tiêu dùng có ảnh hưởng quan trọng đến sự tồn tại sản phẩm Omo; do đó chú
trọng lấy lòng tin từ khách hàng là rất quan trọng.
Unilever Việt Nam luôn chú trọng “lấy lòng” họ thông qua một loạt hoạt động quảng
cáo như “dội bom” vào người tiêu dùng hay các cuộc phỏng vấn người tiêu dùng…hay hoạt
động cộng đồng ( từ thiện, tổ chức các cuộc quyên góp, tài chợ các cuộc thì, học đường…)
làm cho mọi người chú ý đến Omo.
Cơ quan nhà nước và doanh nghiệp phi lợi nhuận; đối với nhóm này thương sử dụng với
mục đích như cung cấp cho nhân viên, hay các chiến dịch cộng đồng : cứu trợ; chiến dịch
“Omo – áo trắng ngời sáng tương lai-2005”của hội liên hiệp phụ nữ giúp thương hiệu Omo
được quảng bá,tín nhiệm đối với khách hàng.


Khách hàng quốc tế: Omo không chỉ cung cấp trong nước mà còn quốc tế, đối tượng này
giúp Omo vươn ra tầm quốc tế, thương hiệu Omo nổi tiếng do đó cần có chính sách và phát
triển hơn nữa.
Khách hàng là một yếu tố vô cùng quan trong đối với bất kỳ một công ty. Hay doanh
nghiệp nào, lấy được niềm tin và sự chú ý của khách hàng chính là đã nắm lấy chìa khóa

cho sự thành công của doanh nghiệp mình.
e - Đối thủ cạnh tranh:
Omo là mặt hàng tiêu dùng thiết yếu nên đối thủ cạnh tranh là tất yếu xảy ra.Hiện nay
trên thị trường có khá nhiều loại bột giặt của các nhà sản xuất khác nhau bởi vậy nên có sự
cạnh tranh quyết liệt để giành được thị phần của doanh nghiệp.

Và sản phẩm cạnh tranh khốc liệt của Omo la Tide của P&G.Hai nhãn hiệu bột giặt này
đã đẩy lùi các loại bột giặt khác loại về vùng nông thôn,chiếm kênh phân phối siêu
thị,chợ,cửa hàng. Tide là 1 đối thủ nặng kí của nhãn hiệu bột giặt Omo.OMO và Tide đều là
2 nhãn hiệu được người tiêu dùng đánh giá là chất lượng tốt ,mẫu mã đẹp ,mùi hương dễ
chịu...và được phân phối rộng khắp nhưng OMO vẫn chiếm được thị phần lớn
f - Công chúng:
Có thể hỗ trợ hoặc chống lại những nỗ lực của Unilever Việt nam trong việc quảng bá
thương hiệu do vậy để đạt được mục đích Unilever phải không ngừng quan tâm cũng như có
hoạt động đẩy mạnh uy tín thương hiệu


2) Môi trường Marketing vĩ mô:
a - Môi trường nhân khẩu:

Lực lượng đầu tiên của môi trường vĩ mô cần theo dõi là dân số,bởi vì con người tạo nên
thị trường.Những người làm marketing quan tâm sâu sắc đến quy mô và tỉ lệ tăng dân số ở
các thành phố,khu vực ,sự phân bố tuổi tác và cơ cấu dân tộc,trình độ học vấn,mẫu hình hộ
gia đình cũng như các đặc điểm và phong trào của khu vực.
*Quy mô và tốc độ tăng dân số:
Đây là yếu tố tác động đến quy mô nhu cầu.Kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009
cho thấy:dân số việt nam là 85,8 triệu người,đứng thứ 3 ở khu vực Đông Nam Á và thứ 14
trong số những nước đông dân nhất thế giới.Với quy mô dân số đông và tốc độ tăng dân số
nhanh như vậy Việt Nam thực sự là thị trường hấp dẫn để sản xuất sản phẩm bột giặt.Omo
chủ yếu tấn công vào các thành phố, thị trấn lớn trong cả nước. Vì đây là thị trường hấp dẫn

và khả năng sinh lời cao. Mật độ dân số ở các vùng này là tương đối lớn, nhu cầu tiêu dùng
các sản phẩm giặt tẩy cao.
*Cơ cấu dân số
Theo kết quả điều tra,VN đang trong thời kì”cơ cấu dân số vàng”thời kì các nhóm trong độ
tuổi lao động cao gấp đôi nhóm dân số trong độ tuổi phụ thuộc.Như vậy có thể nhận thấy
VN có cơ cấu dân số trẻ tạo nhiều cơ hội cho Unilever vì đây chính là khách hàng mục ti


êu của công ty.Tất cả những người có nhu cầu sử dụng, những người trưởng thành, có công
ăn việc làm và mức thu nhập ổn định, hoặc đã có gia đình. Những người từ dưới 18t thường
không quan tâm đến nhãn hiệu, chất lượng bột giặt, vì họ không phải là người trực tiếp làm
cộng việc giặt giũ trong gia đình. Chính vì vậy đối tượng mà Omo nhắm tới là những
người từ 19 tuổi trở lên, những người quyết định nhãn hiệu bột giặt sử dụng cho gia đình.
Khi lựa chọn nhãn hiệu bột giặt, họ quan tâm rất nhiều tới chất lượng, uy tín nhãn hiệu đó.
-nghề nghiệp: Những ngành nghề có thu nhập cao, ổn định như nhân viên văn phòng,bác
sỹ… Ngoài ra Omo còn nhắm tới những đồi tượng làm việc trong môi trường dễ bị dính bẩn
để chứng tỏ khả năng giặt tẩy vượt trội của mình như kỹ sư cơ khí kỹ sư xây dựng…
*Sự thay đổi quy mô hộ gia đình:
Đây là yếu tố ảnh hưởng mạnh đến nhu cầu thị trường hàng hóa.Các gia đình với quy mô
lớn bao gồm nhiều thế hệ trước đây dần dần được thay thế bằng các hộ gia đình nhỏ do lớp
trẻ ngày nay có xu hướng mong muốn có cuộc sống tự lập.Do vậy nênsức tiêu dùng bột giặt
càng lớn.,việc mua thường được cân nhắc rất kĩ lưỡng.
*Sự di chuyển chỗ ở trong dân cư
Tại VN quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ.Do vậy thị trường tiêu thụ bột giặt chủ yếu
của Omo là các đô thị lớn như Hà Nội,thành phố Hồ Chí Minh
*Chính sách dân số:chính sách dân số-kế hoạch hóa của VN sẽ khiến trong vài thập niên
nữa ,lớp trẻ sẽ già đi và cơ cấu dân số già sẽ không còn là lợi thế của doanh nghiệp sản xuất
bọt giăt Omo
b - Môi trường kinh tế:
Đóng vai trò quan trọng trong sự vận động và phát triển của thị trường.Vì vậy nhân tố kinh

tế ảnh hưởng đến cơ cấu tiêu dùng,sức mua và hoạt đông marketing của doanh nghiệp sản
xuất bột giặt Omo.
*Cơ cấu ngành kinh tế:
Nền kinh tế ngày càng phát triển,cơ cấu ngành có sự thay đổi theo xu hướng phát triển các
ngành thương mại,dịch vụ và thu hẹp ngành nông nghiệp.Nhận thức được điều này giúp
công ty có thể đưa ra các sản phẩm bột giặt Omo phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của thị


trường.Nó tác động đến khả năng tiêu dùng của khách hàng và tạo ra những biến thể của
sản phẩm Omo đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng: tiện dụng, chất lượng, thẩm mỹ…
Omo của Unilever đã phần nào đáp ứng được nhu cầu đó:
+Tính tẩy trắng Omo
+Đa dạng mẫu mã, trọng lượng : 100g, 800g, 3kg
*Tốc độ tăng trưởng kinh tế:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của VN liên tục trong nhiều năm gần đây thuộc hàng cao trong
khu vực song chưa thực sự bễn vững,nền kinh tế khá nhạy cảm trước những ảnh hưởng tiêu
cực từ bên ngoài như tình trạng suy thoái kinh tế,toàn cầu kéo dài từ năm 2007 đến nay,tỉ lệ
lạm phát trong vòng 3 năm gần đây xấp xỉ ở mức 2 con số đã khiến không ít doanh nghiệp
lao đao do chi phí đầu vào tăng,người dân thắt chặt chi tiêu,bản thân Unilever-công ty kinh
doanh bột giặt Omo cũng gặp phải những khó khăn nhất định.
*Thu nhập bình quân đầu người:
Trong những năm gần đây ,Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong phát triển
kinh tế ,cải thiện đời sống nhân dân.Tuy nhiên, đại bộ phận người Việt Nam vẫn chỉ ở
ngưỡng thu nhập thấp khi so sánh với một số nước trong khu vực như Singapore,Thái
Lan,Malayxia,Philipin…do đó khi hình thành chiến lược kinh doanh của mình công ty đã
gặp một số khó khăn nhất định chẳng hạn như xác định sẽ cung cấp loại bột giặt Omô nào
cho phù hợp với túi tiền của người dân Việt Nam.Công ty phải giải quyết đồng thời cả hai
vấn đề cùng một lúc.Đó là vừa thích nghi hóa sản phẩm của mình với địa phương,vừa phải
đưa ra được những sản phẩm có giá rẻ trên thị trường.Đồng thời công ty phải có lợi
nhuận.Đây là vấn đề thực sự khó khăn đối với công ty.Mặc dù vậy theo đánh giá của công

ty,người Việt Nam tuy có thu nhập thấp song đông đảo và nhu cầu tiêu thụ bột giặt Omô của
công ty là rất cao nên công ty vẫn có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh lâu dài,có được
lợi nhuận bằng cách làm cho sản phẩm của công ty phù hợp với khả năng chi trả của người
tiêu dùng.Nếu thu nhập thấp thì người tiêu dùng quan tâm đặc biệt đến giá cả.Ngược lại
người có thu nhập cao họ quan tâm nhiều hơn đến chất lượng hơn là giá cả.Thường thì
những người có thu nhập thấp sống ở nông thôn,những gia đình ít người ,thường mua ít,số
lượng nhỏ nhưng thường xuyên(vì bột giặt là sản phẩm thiết yếu).Những người có thu nhập


cao thường tìm đến các siêu thị,các đại lí bán lẻ… Cùng tình hình hiện nay thu nhập dân
chúng tăng lên, thời gian hạn hẹp do đó cần sản phẩm tiện dụng giúp tiết kiệm chi phí, thời
gian, nhưng hiệu quả cao dẫn đến sự ra đời của Omo hương ngàn hoa giúp bà nội trợ tiết
kiệm thời gian cho việc mua sắm, phù hợp chi tiêu của họ.
c - Môi trường tự nhiên:
- vị trí địa lí:
Việt Nam nằm ở vị trí địa lí tương đối thuận lợi trong khu vực,có đường bờ biển
dài,nhiều cảng biển lớn thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng hóa khi công ty Unilever bắt đầu
chú trọng đến xuất khẩu bột giặt Omô trong tương lai gần
- khí hậu:
Việt Nam là nước nhiệt đới gió mùa có đầy đủ mọi loại địa hình,khí hậu nhưng do
các sản phẩm bột giặt Omô của Unilever ít rủi ro bị hư hỏng lại là sản phẩm tiêu dùng
trong sinh hoạt gia đình nên tốc độ tiêu thụ nhanh,dễ bảo quản và dễ vận chuyển,giảm
được chi phí tổn thất cho doanh nghiệp
-Địa hình:
Đường xá giao thông:còn nhiều bất tiện không chỉ là khó khăn riêng của Unilever mà
còn là khó khăn của tất cả các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam trong việc mở
rộng thị trường về các tỉnh thành miền núi ,vùng sâu,vùng xa.Tuy nhiên công ty cũng đang
từng bước khắc phục vì đây là thị trường tiềm năng cần được khai thác mở rộng
-Nguồn tài nguyên:
+-Cung cấp cho việc sản xuất ngày càng cạn kiệt do đó ảnh hương lớn đến sản xuất sản

phẩm Omo như chi phí tăng dẫn đến giá tăng. Để khắc phục tình trang này Omo liền thay
đổi hình ảnh của mình để hấp dẫn khách hàng như màu truyền thống của Omo là đỏ trắng và
xanh dương đậm thì xuất hiện màu xanh lá cây và cam tươi..tuy nhiên một số sản phẩm đã
giảm tiêu thụ do giá tăng.
d - Môi trường công nghệ:


Công nghệ là 1 yếu tố cực kì quan trọng đối với lợi thế cạnh tranh của 1 doanh nghiệp,nó là
động lực chính trong toàn cầu hóa.Khi các công ty thực hiện việc chọn lọc và áp dụng các
kĩ thuật hiện đại trong hoạt động Marketing họ nhận thấy rằng chi phí hoạt động sẽ được
giảm thiểu và hiệu quả sẽ được tăng cao hơn.Và Unilever-công ty kinh doanh bột giặt
Omô cũng vậy.Họ có thể xác định và loại bỏ các khoản đầu tư không cần thiết cho các kế
hoạch nghèo nàn hoặc sự dư thừa nhân công để thực hiện các hoạt động xúc tiến quan
trọng có tính chiến lược.
-công nghệ cho phép các sản phẩm Omô được sản xuất với giá rẻ hơn và tiêu chuẩn chất
lượng cao hơn : Công nghệ: giúp doanh nghiệp tạo ra nhiều dòng sản phẩm và tăng tính
cạnh tranh vì vậy Unilever Việt nam luôn chú trọng áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt
động bán hàng; sản xuất sản phẩm làm cho Omo ngày càng đa dạng, giá thành lại không
cao, thông tin sản phẩm ngày càng nhiều trên báo chí, truyền hình, internet..do vậy Omo
ngày càng gần gũi hơn với người tiêu dùng. Nhờ hiểu rõ tâm lí khách hàng cộng thêm sự hỗ
trợ đắc lực của khoa học công nghệ hiện đại ,các nhà thiết kế bao bì bột giặt Omo của
Unilever dễ dàng thu thập đâyf đủ mọi thông tin về nhu cầu,sở thích, thói quen và tính chất
của từng đối tượng khách hàng, từ đó lọc ra những yếu tố cần thiết để tạo nên một bao bì
hoàn hảo trong mắt người tieu dùng. Đội ngũ thiết kế ở Uninever được trang bị tối tân để
luôn có thể đáp ứng được các yêu cầu trong công việc. Các chương trình được sử dụng thông
dụng nhất trong thiết kế là Adobe,Illustrator,Photoshop và Acrobat phần mềm Phinal cutpro
được sử dụng trong biên tập các video kỹ thuật số và Carrara of Evovia corp được dùng để
xử lí hình ảnh 3 chiều, hoạt họa và trình diễn. Trong công việc thường nhật của mình đội ngũ
nhân viên của Unilever không chỉ chuyên nghiệp trong việc thiết kế mà còn có tác phong
cực kì nhanh nhẹn,nhờ đó họ luôn hoàn thành mọi nhiệm vụ đúng thời hạn, kể Công nghệ

mới thay đổi việc phân phối sản phẩm.
Nhờ khoa học công nghệ hiện đại sản phẩm Omo của Unilever dễ dàng được đưa đến tay
người tiêu dùng với chi phí tháp và thời gian ngắn.Thông qua giao thức Internet công ty cung
cấp dịch giao hàng tận nơi. Dịch vụ này đã nhận được sự hài lòng cao từ phía khách hàng.


Điều này góp phần tạo nên uy tín của công ty và làm lợi nhuận của công ty tăng lên một cách
nhanh chóng.
Công nghẹ mang lại cho các doanh nghiệp cách giao tiếp mới với người tiêu dùng ví dụ như
biểu ngữ quảng cáo trên internet, các chương trình quảng cáo trên các phương tiện thông tin
đại chúng. Nhờ vậy hình ảnh Omo của Unilever ngày càng trở nên gần gũi với người tiêu
dùng.
e - Môi trường chính trị - pháp luật:
Đây là yếu tố có tầm ảnh hưởng tới tất cả các ngành kinh doanh trên toàn lãnh thổ, các yéu tố
thể chế luật pháp có thể uy hiếp tới khả năng tồn tại và phát triển của bất cứ ngành nào. Khi
kinh doanh trên một đơn vị hành chính các doanh nghiệp sẽ phải bắt buộc tuôn theo các yếu
tố thể chế luật pháp tại khu vực đó.
-

Tình hình an ninh chính trị, cơ chế điều hành của chính phủ.

Unilever nhận thấy Việt Nam là một quốc gia có độ ổn định chính trị cao, người dân có
nhận thức, quan điểm tích cực về đầu tư trực tiếp nước ngoài và coi trọng những công ty
này cho nên việc xác định và hình thành một chiến lược kinh doanh thạt lâu dài ở Việt
Nam là hoàn toàn có cơ sở.
-Hệ thống pháp luật đặc biệt là chính sách kinh tế điểu chỉnh hành vi kinh doanh, tiêu
dùng, quan hệ trao đổi thương mại.
Hiện nay nước ta thực hiện chính sách mở cửa thị trường do đó tạo điều
kiện để tiếp cận nhiều loại sản phẩm tốt, mang lại lợi ích cao. Tuy nhiên bên cạnh đó có
một số cản trở như thuế quan làm giá tăng và Omo cũng chịu tác động đó biểu hiện ở sự

tăng giá một số sản phẩm do đó khách hàng có nhiều cân nhắc và bộ luật thương mại còn
nhiều bất lợi cho nhà đầu tư nước ngoài nhất là chính sách thuế quan và thuế suất cao.
Nhưng mặc dù luật pháp của Việt Nam còn nhiều rắc rối, bất cập gây nhiều sự khó hiểu cho
công ty nhưng công ty thấy rằng việc đầu tư của công ty vào Việt Nam sẽ có thể hiểu biết
nhiều hơn về luật đàu tư cũng như môi trường kinh doanh ở Việt Nam nói chung khi công ty
thuê người bản xứ làm việc cho mình.Do đó khi hình thành chiến lược kinh doanh vấn đề
chính trị và luật pháp đối với công ty cũng không có vấn đề, trở ngại quá lớn. Cái duy nhất


mà công ty phải đối phó và cẩn thận trong luật pháp khi xây dựng chiến lược là các vấn đề
về lao động và chế độ đối với người lao động. Bởi vì chính phủ Việt Nam rất quan tâm tới
vấn đề này và công ty đã có nhữn bài học của các công ty nước ngoài khác về các vấn đề này
tại Việt Nam.
f - Môi trường văn hóa - xã hội:
-Quan điểm của người dân đối với các sản phẩm bột giặt mới.
Công ty sản xuất bột giặt Omo nhận thấy rằng người Việt Nam dễ chấp nhận những gì là
mới mẻ và có quan điểm cách tân, có thái độ chào đón những cái mới phù hợp với cách sống
, cách tư duy của họ. Ngoài ra công ty còn nhận thấy sở thích người Việt Nam rất đa dạng,
rất phù hợp vơi các chủng loại sản phẩm phong phú. Người Việt Nam sẽ không thích hẳn
một màu sắc nào riêng biệt như Trung Quốc ưa màu đỏ như là màu của hạnh phúc. Hơn
nữangười Việt Nam nói chung có tâm lý sính hàng ngoại không chỉ bởi chất lượng, mẫu mã
mà còn bởi uy tín thương hiệu của các doanh nghiệp nước ngoài. Điều này đã tạo cơ hội cho
hàng ngoại xâm nhập sâu vào thị trương Việt Nam và từng bước phát triển vững chắc. Và
Unilever cũng không là ngoại lệ.Chính vì thế nên văn hóa ảnh hưởng sâu sắc tới việc lựa
chọn sản phẩm như tính tiện dụng sản phẩm, tính năng sản phẩm họ cần, mẫu mã… để đáp
ứng được điều đó Unilever đã cho ra nhiều dòng sản phẩm Omo đáp ứng tối đa những sở
thích đa dạng
+ Những người thích quần áo trắng sạch : Omo trắng sạch, đánh bật 99% vết bẩn
+ Nhóm người thích trắng sạch và mùi thơm để khẳng định mình, Unilever cho ra đời
sản phẩm Omo hương ngàn hoa, Omo matic…

-

Ngôn ngữ ảnh hưởng tới mức độ phổ biến của Omo trên thị trường.

Người Việt Nam nhìn chung có trình độ ngoại ngữ không cao trong khi hầu hết các sản
phẩm ngoại nhập đều sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh. Ban đầu điều này có cản trở đến việc
tiêu thụ Omo của Unilever chẳng hạn như người dân sẽ không biết hết được công dụng của
bột giặt cũng như cách sử dụng bột giặt có hiệu quả. Nhận thức được điều này Unilever đã
nhanh chóng khắc phục bằng cách thiết kế bao bì cho sản phẩm bột giặt Omo của mình sử
dụng tiếng Việt tạo điều kiện cho người tiêu dùng Việt Nam có thẻ hiểu thêm về sản phẩm


và lựa chọn sản phẩm. Trong chiến dịch quảng cáo công ty thường sử dụng ngon ngữ và
biểu tượng mang đặc thù quốc gia gần gũi, dễ hiểu đối với người tiêu dùng.
-

Tôn giáo: Viết Nam là một nước tự do về tôn giáo nên việc phân phối, quảng cáo

sản phẩm không chịu nhiều ràng buộc kkhắt khe như nhiều nước châu Á khác.
-

Vai trò của khách hàng mục tiêu của Unilever trong việc kinh doanh sản xuất bột

giặt Omo: Omo là sản phẩm hàng tiêu dùng phục vụ sinh hoạt trong gia đình nên khách
hàng mục tiêu chính là những người phụ nữ những người nội trợ trong gia đình. Do đó
trong các chương trình quảng bá Omo công ty đều tập trung nhấn mạnh rằng nó luôn
đồngf hành cùng người phụ nữ Việt Nam trong việc thực hiện vai trò chăm sóc và bảo vệ
sức khỏe gia đình của mình. Những sản phẩm bột giặt phù hợp có chất lượng tốt ,thuận
tiện luôn là tiêu chí hàng đầu của người phụ nữ trong việc lựa chọn mua sắm.
*Tóm lại:Những yếu tố thuộc môi trường vĩ mô :kinh tế.văn hóa-xã hội,dân số…đã tạo

ra những cơ hội và thách thức cho công ty Unilever trong việc kinh doanh sản xuất bột
giặt Omo,tác động tới hoạt động marketing rất phức tạp và nhiều mức độ khác
nhau.Vì thế các nhà quản trị marketing phải rất linh hoạt khi theo dõi,phân tích và phán
đoán những gì đang xảy ra,sẽ xảy ra trong môi trường kinh tế vĩ mô để có những chiến
lược marketing phù hợp.
C. Kết luận :
Với thực trạng sự tác động của môi trường marketing vi mô và vĩ mô, Omo đã có những
giải pháp và chiến lược marketing phù hợp.Và Omo ngày càng định vị thương hiệu của
mình đối với người tiêu dùng và có vị trí dẫn đầu trong thị trường tiêu dùng bột giặt Việt
Nam. Từ đó nó tạo ra cho đối thủ cạnh tranh những khó khăn trong việc chiếm lĩnh thị
trường. Một đối thủ đặc biệt đó là P&G. Tại Việt Nam, họ cũng có những sản phẩm trực tiếp
đối đầu với nhau trong đó có Tide và Omo.Do P&G chưa làm mạnh các khâu quảng cáo nên
sản phẩm của họ có vẻ lép vế hơn so với Unilever. Chứng tỏ một điều Unilever đã làm tốt
các hoạt động marketing, đưa nhãn hiệu sản


phẩm đến với người tiêu dùng .Tóm lại môi trường marketing bao gồm tất cả các lưc lượng
có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến khả năng công ty sản xuất bột giặt OMO thiết lập
và duy trì mối quan hệ với thị trường mục tiêu.Trên một mức độ nhất định doanh nghiệp có
thể tác động tới từng yếu tố thuộc môi trường vi mô bằng các chính sách riêng của mình
,nhưng khả năng doanh nghiệp hướng tới việc thay đổi các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô là
cực kì khó khăn.Nhìn chung quãng đường định vị theo hướng mới của Omo vẫn chưa đủ dài
song những gì họ làm được đáng để coi là thành công. Thành công trong việc mở cho mình
một lối đi riêng trên thị trường Việt Nam, thành công trong việc nâng cao giá trị thương
hiệu của một sản phẩm thuộc hàng tiêu dùng thiết yếu. Sau này rất có thể những đối thủ
cạnh tranh sẽ theo bước chân định vị của họ, song Omo có lợi thế là người tiên phong trên
thị trường, mà cái gì đầu tiên thường để lại ấn tượng lâu phai trong tâm trí khách hàng




×